Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ quan điểm của v i lênin về tôn giáo và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.72 KB, 93 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

Chương 1:
1.1
1.2
1.3
Chương 2:
2.1.
2.2.

Trang
3
QUAN ĐIỂM CỦA V.I.LÊNIN VỀ TÔN GIÁO
11
Cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành, phát triển quan
11
điểm của V.I.Lênin về tôn giáo
Nội dung quan điểm cơ bản của V.I.Lênin về tôn giáo
22
Ý nghĩa quan điểm của V.I.Lênin về tôn giáo
38
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VẬN DỤNG QUAN
42
ĐIỂM V.I.LÊNIN VỀ TÔN GIÁO HIỆN NAY
Quá trình vận dụng quan điểm của V.I.Lênin về tôn giáo
42
của Đảng Cộng sản Việt Nam từ Đại hội VI đến nay
Một số yếu tố tác động và định hướng cơ bản nâng cao
hiệu quả vận dụng quan điểm V.I.Lênin về tôn giáo ở 62
Việt Nam hiện nay



KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

85
87
91

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Từ vai trò và vị trí quan điểm V.I.Lênin về tôn giáo: Quan điểm về tôn
giáo là một bộ phận quan trọng trong hệ thống lý luận của V.I.Lênin đến nay
2


vẫn còn nguyên giá trị. Kế thừa và phát triển sáng tạo những tư tưởng về tôn
giáo trong lịch sử, mà trực tiếp là quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen,
V.I.Lênin đã xây dựng quan điểm về tôn giáo hết sức cách mạng và khoa học.
Đặt biệt, quan điểm về thái độ và con đường đấu tranh chống tôn giáo đã
được V.I.Lênin và Đảng Bốnsêvích vận dụng giải quyết đúng đắn vấn đề tôn
giáo ở Nga, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cách mạng Tháng Mười
năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sau này. Đến
nay, những quan điểm của V.I.Lênin về tôn giáo vẫn có ý nghĩa lý luận, thực
tiễn sâu sắc, vẫn là những định hướng quan trọng để các Đảng Cộng sản
nghiên cứu, vận dụng vào giải quyết vấn đề tôn giáo ở các nước trong trong
điều kiện lịch sử mới.
Từ thực trạng quá trình vận dụng quan điểm V.I.Lênin về tôn giáo của
Đảng ta hiện nay. Sau hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước,

nhận thức của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội nói chung trong đó có lý luận
V.I.Lênin về tôn giáo ngày càng sáng rõ hơn. Hệ thống quan điểm, chính sách,
pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn giáo ngày càng hoàn thiện, từng bước
giải quyết đúng đắn vấn đề tôn giáo. Chính đường lối, chính sách tôn giáo
đúng đắn đã góp phần đưa sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước giành được
những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Tuy nhiên, cạnh những kết quả đã đạt được là không thể phủ nhận, quá
trình nhận thức và vận dụng quan điểm của V.I.Lênin về tôn giáo còn bộc lộ
nhiều hạn chế, bất cập, nhiều vấn đề thực tiễn tôn giáo ở nước ta đã và đang
đặt ra cần phải nghiên cứu giải quyết trước sự phát triển của tình hình thực
tiễn và yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.
Trước sự phát triển của thực tiễn và yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng
hiện nay, đòi hỏi Đảng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu lý luận, tổng kết thực
tiễn để hoàn thiện quan điểm, chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Hiện nay, tình hình thế giới đã và đang có những chuyển biến phức tạp, khó
3


lường; sự nghiệp đổi mới ở nước ta đang đứng trước những thời cơ đan xen
với nhiều nguy cơ và thách thức mới. Trong khi đó, thực tiễn tín ngưỡng, tôn
giáo đang nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp đòi hỏi lý luận và chính sách tôn
giáo phải giải quyết.
Thêm vào đó, các thế lực thù địch đã và đang tăng cường thực hiện
chiến lược “Diễn biến hoà bình”, với nhiều âm mưu, thủ đoạn tinh vi, trong
đó lợi dụng hoạt động tôn giáo làm ngòi nổ, tạo nguyên cớ nhằm chống phá
sự nghiệp cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta, gây cản
trở lớn đối với công cuộc đổi mới đất nước.
Cho nên, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta cần tăng cường nghiên cứu lý
luận chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung, quan điểm V.I.Lênin về tôn giáo nói
riêng, luận giải một cách sâu sắc cơ sở khoa học để vận dụng vào giải quyết

đúng đắn vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với đời sống xã hội; vô
hiệu quả việc kẻ thù lợi dụng vấn đề tôn giáo chống phá cách mạng ở Việt
Nam; tạo sự đồng thuận xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc;
làm cơ sở để quán triệt và thực hiện tốt quan điểm, chính sách tín ngưỡng, tôn
giáo của Đảng, Nhà nước trong tình hình mới. Vì vậy, Đại hội XII của Đảng
xác định cần phải tiếp tục nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để “Tiếp tục
hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo…” [11, tr.165].
Với những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: “Quan điểm của V.I.Lênin
về tôn giáo và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay” làm
luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học là vấn đề có ý
nghĩa sâu sắc về lý luận và thực tiễn.
1.Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Về vấn đề tôn giáo luôn được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và
đến nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về tôn giáo được công

4


bố. Trong đó, có thể kể ra một số công trình và bài viết về quan điểm của
V.I.Lênin về tôn giáo và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam như sau:
* Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến quan điểm
V.I.Lênin về tôn giáo
Ở nước ta, đã có nhiều công trình, ấn phẩm, bài viết nghiên cứu tư
tưởng của V.I.Lênin về các vấn đề chính trị - xã hội, về tôn giáo và sự vận
dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam dưới các góc độ khác nhau, tiêu biểu như:
Tiến sĩ Phan Thanh Khôi chủ nhiệm đề tài (2000), Nghiên cứu một số
tác phẩm kinh điển của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin trên cơ sở nhận thức
mới về chủ nghĩa xã hội khoa học, Ban đề tài đã đề cập đến tư tưởng của
V.I.Lênin về nhiều vấn đề lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học, trong đó có

bàn về vấn đề tôn giáo.
Tiến sĩ Lê Đại Nghĩa (2002), trong bài báo Lênin bảo vệ và phát triên
tư tưởng của Mác, Ăngghen về tôn giáo, đã làm rõ sự phát triển tư tưởng
V.I.Lênin về tôn giáo, giải quyết vấn đề tôn giáo; vận dụng trong giải quyết
vấn đề tôn giáo dưới chủ nghĩa xã hội và ở Việt Nam.
Kỷ yếu hội thảo khoa học kỷ niệm 145 năm ngày sinh V.I.Lênin (2015),
Phát triển và vận dụng sáng tạo di sản tư tưởng V.I.Lênin vào thực tiễn cách
mạng Việt Nam, trong ấn phẩm này, các bài tham luận hội thảo của các nhà
khoa học có nghiên cứu tư tưởng V.I.Lênin về tôn giáo. Có một số bài viết đã
phân tích làm rõ giá trị tư tưởng V.I.Lênin về tôn giáo cũng như các nguyên
tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Tiến sĩ Lê Văn Lợi (2016), trong bài báo Tư tưởng V.I.Lênin về tôn giáo
trong thực tiễn Việt Nam hiện nay, tác giả đã đưa ra tư tưởng, quan điểm
V.I.Lênin về tôn giáo và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam để giải
quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam.
* Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến quan điểm, chính sách
tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam
5


GS.TS Đỗ Quang Hưng (2005) Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt
Nam - Lý luận và thực tiễn, tác giả đã làm rõ các nội dung, như: Bối cảnh thế
giới và trong nước của vấn đề tôn giáo ở Việt Nam thế kỷ XX; chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và bước khởi đầu nhận thức về
vấn đề tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự phát triển quan điểm về tôn
giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1945 đến nay.
Trần Thanh Giang (2008), Quá trình đổi mới nhận thức về vấn đề tôn giáo
và việc hoàn thiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi
mới, Tạp chí Triết học, Số 9 (208). Bài viết đã khẳng định quá trình đổi mới tư duy
của Đảng ta về vấn đề tôn giáo trong thời kỳ đổi mới dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác

– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh…
Bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
trong điều kiện mới, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân 2008. Cuốn sách cũng
đã khẳng định giá trị và sự cần thiết bổ sung, phát triển lý luận chủ nghĩa Mác
– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong đó có vấn đề tôn giáo.
Báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991-2011), Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, 2010 của Cương lĩnh năm 1991 qua các nhiệm kỳ đại hội. Tổng kết,
đánh giá những thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm của 20 năm thực
hiện Cương lĩnh năm 1991. Những vấn đề lớn trong bổ sung, phát triển cương
lĩnh năm 1991 (trong đó có đánh giá về quá trình vận dụng quan điểm chủ
nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam).
Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ năm 1986 đến nay, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, 2011, cuốn sách đã đánh giá quá trình đổi mới tư
duy lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1986 đến nay trên tất cả các
lĩnh vực trong đó có vấn đề tôn giáo, từ đó khẳng định những thành tựu trong
quá trình nhận thức và vận dụng quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về tôn giáo ở nước ta.
6


Một số vấn đề về lý luận - thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà nội - Sự
thật, 2015. Cuốn sách đã đề cập đến cơ sở lý luận và thực tiễn của quá trình
nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta,
trong đó có lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thời kỳ quá độ.
*Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến vai trò Quân đội
Nhân dân Việt Nam trong thực hiện quan điểm, chính sách tôn giáo của
Đảng, Nhà nước ta

Tiến sĩ Lê Đại Nghĩa (2001), Ảnh hưởng của tín ngưỡng tôn giáo đến
đời sống tinh thần quân nhân ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam
hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội. Đề tài
tác giả đã làm rõ: Thực chất ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo đến đời sống
tinh thần quân nhân; những yếu tố tác động, thực trạng tín ngưỡng tôn giáo
trong quân đội... Sau khi phân tích thực trạng, chỉ rõ xu hướng, yêu cầu khách
quan phải khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng, tôn giáo đến đời
sống tinh thần quân nhân, tác giả đề xuất định hướng và giải pháp cơ bản
khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng, tôn giáo đến đời sống tinh thần
quân nhân ở đơn vị cơ sở hiện nay.
Tiến sĩ Nguyễn Như Trúc (2006), Vai trò của Quân đội nhân dân Việt
Nam trong công tác vận động đồng bào có tôn giáo ở Tây Nguyên hiện nay,
Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội. Luận án đã trình
bày: quan niệm về vai trò của quân đội trong công tác vận động đồng bào có
tôn giáo ở Tây Nguyên. Từ đó, tác giả phân tích và chỉ ra định hướng phát
huy vai trò quân đội trong công tác vận động đồng bào có tôn giáo ở Tây Nguyên
hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả chỉ ra các giải pháp cơ bản để phát huy vai trò
của quân đội trong vận động đồng bào tôn giáo ở Tây Nguyên.
Như vậy, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu quan điểm
V.I.Lênin về tôn giáo và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam dưới
7


nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau:
Có các công trình nghiên cứu về những đóng góp của V.I.Lênin trong
việc chỉ ra nguồn gốc, bản chất của tôn giáo, những nguyên tắc giải quyết vấn
đề tôn giáo…;
Có công trình nghiên cứu về đường lối, quan điểm, chính sách tôn giáo
của Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng như sự vận dụng quan điểm của chủ
nghĩa Mác – Lênin để giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam;

Có công trình nghiên cứu vai trò của quân đội trong thực hiện quan
điểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta.
Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách
hệ thống, toàn diện quan điểm của V.I.Lênin về tôn giáo và sự vận dụng của
Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, nhất là dưới góc độ luận án, luận văn,
chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Luận giải một số vấn đề cơ bản quan điểm của V.I.Lênin về tôn giáo và
sự vận dụng sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đề xuất một số định
hướng nhằm nâng cao hiệu quả việc vận dụng quan điểm của V.I.Lênin về tôn
giáo ở nước ta giai đoạn hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành, phát triển quan điểm của
V.I.Lênin về tôn giáo;
- Làm rõ nội dung, ý nghĩa quan điểm của V.I.Lênin về tôn giáo và sự
vận dụng, phát triển sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam từ Đại hội Đảng
VI đến nay;
- Đề xuất định hướng cơ bản nâng cao hiệu quả vận dụng quan điểm
của V.I.Lênin về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
8


Quan điểm của V.I.Lênin về tôn giáo và sự vận dụng của Đảng Cộng
sản Việt Nam hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những quan điểm cơ bản của V.I.Lênin về tôn giáo
thông qua một số tác phẩm tiêu biểu của Người và sự vận dụng quan điểm của

V.I.Lênin về tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam từ Đại hội VI đến nay.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Dựa trên hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh về tôn giáo.
* Cơ sở thực tiễn
Dựa vào thực tiễn quá trình vận dụng quan điểm của V.I.Lênin về tôn
giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam để giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam
chủ yếu từ Đại hội VI đến nay.
* Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở hệ thống phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; sử dụng tổng hợp các phương
pháp nghiên cứu tác phẩm kinh điển và lịch sử tư tưởng; phương pháp nghiên
cứu của khoa học chuyên ngành và liên ngành, trong đó chú trọng kết hợp các
phương pháp: lịch sử và lôgíc; phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng
hợp và phương pháp chuyên gia… để thực hiện các nhiệm vụ của đề tài đặt ra.
6. Ý nghĩa của luận văn
- Góp phần khẳng định tính cách mạng, khoa học, những đóng góp của
V.I.Lênin về tôn giáo và sự vận dụng đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam
hiện nay;
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp luận cứ khoa học để
Đảng, Nhà nước tiếp tục vận dụng sáng tạo quan điểm V.I.Lênin về tôn giáo ở
Việt Nam đúng đắn và hiệu quả;
9


- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo trong
nghiên cứu, giảng dạy và học tập ở các nhà trường trong và ngoài quân đội về
các nội dung liên quan.
7. Kết cấu của luận văn

Gồm phần mở đầu, 2 chương (5 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục và các công trình khoa học liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Chương 1
QUAN ĐIỂM CỦA V.I.LÊNIN VỀ TÔN GIÁO

10


1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành, phát triển quan điểm
của V.I.Lênin về tôn giáo
Cũng như mọi học thuyết khoa học khác, quan điểm của V.I.Lênin về
tôn giáo chính là sự kế thừa những quan điểm, tư tưởng về tôn giáo trong lịch
sử, mà trực tiếp là những quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về tôn giáo.
Những quan điểm về tôn giáo của C.Mác và Ph.Ăngghen đã được V.I.Lênin
nghiên cứu, vận dụng, bổ sung và phát triển trong điều kiện thực tiễn của thế
giới và nước Nga vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, để xây
dựng thành một hệ thống lý luận cách mạng và khoa học.
1.1.1. Cơ sở lý luận hình thành, phát triển quan
điểm của V.I.Lênin về tôn giáo
C.Mác và Ph.Ăngghen trên cơ sở kế thừa những hạt nhân hợp lý của
các nhà tư tưởng đi trước đã nghiên cứu để tìm ra quan điểm đúng đắn về tôn
giáo như chỉ ra nguồn gốc, bản chất, chức năng xã hội của tôn giáo cũng như
nguyên tắc, phương pháp giải quyết vấn đề tôn giáo.
Một là, về nguồn gốc của tôn giáo
Đứng vững trên lập trường duy vật lịch sử C.Mác và Ph.Ăngghen
khẳng định, tôn giáo ra đời không phải từ hư vô, tôn giáo xuất hiện từ chính
đời sống hiện thực của xã hội loài người, từ chính nhận thức và tâm lý tình
cảm của con người.
Về nguồn gốc kinh tế - xã hội của tôn giáo: C.Mác và Ph.Ăngghen đã

luận giải rằng nguồn gốc quan trọng nhất của tôn giáo chính là điều kiện
kinh tế – xã hội. Để tồn tại và phát triển, con người không ngừng chinh phục
tự nhiên để tạo ra của cải vật chất để nuôi sống mình. Nhưng do trình độ và
khả năng cải tạo tự nhiên còn thấp kém, con người luôn cảm thấy yếu đuối,
bất lực trước các hiện tượng tự nhiên và đã gắn cho tự nhiên những sức
mạnh huyền bí. Đặc biệt, khi xã hội có sự phân chia và áp bức giai cấp thì
các mối quan hệ xã hội càng phức tạp, một bộ phận người dân rơi vào tình
11


thế cùng quẫn, bất lực trước các thế lực thống trị. Đó cũng là nguyên nhân
quan trọng khiến người ta tìm đến và dựa vào sự che chở của tôn giáo.
Ph.Ăngghen viết:
Trong những thời kỳ đầu của lịch sử chính những lực lượng thiên nhiên
là những cái trước tiên được phản ánh như thế, và trong quá trình phát
triển hơn nữa thì ở những dân tộc khác nhau, những lực lượng thiên
nhiên ấy đã được nhân cách hóa một cách hết sức nhiều vẻ và hết sức
hỗn tạp... Nhưng chẳng bao lâu, bên cạnh những lực lượng thiên nhiên
lại còn có cả những lực lượng xã hội tác động - những lực lượng này
đối lập với con người, một cách cũng xa lạ lúc đầu cũng không thể hiểu
được đối với họ, và cũng thống trị họ với cái vẻ tất yếu bề ngoài giống
như bản thân những lực lượng tự nhiên vậy [34, tr.437].
Về nguồn gốc nhận thức: Tôn giáo nảy sinh còn từ nhận thức chưa
đúng đắn về hiện thực khách quan của con người, họ đã tưởng tượng và nhân
cách hoá các hiện tượng của tự nhiên và xã hội thành một lực lượng thần bí.
Ph.Ăngghen viết: “Tôn giáo sinh ra trong một thời đại hết sức nguyên thủy, từ
những khái niệm hết sức sai lầm, nguyên thủy của con người về bản chất của
chính họ và về giới tự nhiên bên ngoài, xung quanh họ” [36, tr.445].
Về nguồn gốc tâm lý tình cảm: Từ tác động của các yếu tố kinh tế - xã
hội, cùng với quá trình nhận thức chưa đầy đủ, đúng đắn hiện thực khách

quan đã gây ra sự sợ hãi trước sức mạnh của tự nhiên và xã hội, con người
cần có một lực lượng siêu nhiên để an ủi, che chở… đó cũng chính là cơ sở để
tôn giáo ra đời, tồn tại và phát triển.
Hai là, về bản chất và ảnh hưởng của tôn giáo đối với đời sống xã hội
Về bản chất của tôn giáo: Trên cơ sở phân tích nguồn gốc của tôn giáo,
C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định bản chất tôn giáo, đó là một hình thái ý
thức xã hội phản ánh “lộn ngược”, “hoang đường” thế giới khách quan; thể
hiện sự bất lực của con người trước hiện thực. C.Mác và Ph.Ăngghen cho
rằng: “Nhưng tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào
12


đầu óc của con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống
hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế
mang hình thức những lực lượng siêu trần thế” [34, tr.437].
Trong Phê phán triết học pháp quyền của Hêghen, C.Mác đã viết: “Sự
nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự
phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của
chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng như nó là
tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của
nhân dân” [34, tr.570]. Chính vì bản chất của tôn giáo là sự phản ánh hoang
đường hiện thực khách quan, thể hiện sự bế tắc, bất lực của con người trước
sức mạnh của tự nhiên và xã hội. Cho nên, tôn giáo ảnh hưởng rất lớn đến sự
tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Về ảnh hưởng của tôn giáo đối với đời sống xã hội. Tôn giáo làm cho con
người không nhận thức đúng đắn về hiện thực và chính bản thân mình, làm cho
con người sống an phận, cam chịu, phó mặc số phận của mình cho lực lượng
siêu nhiên. Đặc biệt, trong xã hội có đối kháng giai cấp, tôn giáo bị giai cấp
thống trị lợi dụng trở thành công cụ để đàn áp, nô dịch quần chúng. Tuy nhiên,
câu nói “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”, C.Mác không chỉ muốn khẳng

định tính chất “ru ngủ” hay độc hại của tôn giáo, mà còn nhấn mạnh đến sự tồn
tại tất yếu của tôn giáo với tư cách một thứ thuốc giảm đau được dùng để xoa dịu
những nỗi đau trần thế. Đó chính là lý do để lý giải tại sao người ta hướng tới, hy
vọng và coi tôn giáo như chiếc “phao cứu sinh” cho cuộc sống của mình, cho dù
đó chỉ là những hạnh phúc ảo tưởng, chỉ là “sự đền bù hư ảo”.
Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, tôn giáo mặc dù là sự
phản ánh hoang đường, hư ảo hiện thực, là một hiện tượng tiêu cực trong xã
hội nhưng nó cũng có những yếu tố tích cực nhất định đối với đời sống con
người, mặc dù sự đền bù đó là hư ảo.
Ba là, tính chất của tôn giáo
Tính lịch sử của tôn giáo. Tôn giáo ra đời, tồn tại và biến đổi gắn với
13


những điều kiện lịch sử nhất định. C.Mác viết: “Nói chung, sự phản ánh có
tính chất tôn giáo của thế giới thực tại chỉ có thể mất đi khi nào mà những
quan hệ trong đời sống thực tiễn hàng ngày của con người được biểu hiện
bằng những mối liên hệ rõ ràng và hợp lý giữa người ta với nhau và với thiên
nhiên” [36, tr.126]. Như vậy, tôn giáo sẽ không phải là một hiện tượng vĩnh
viễn, nó tồn tại và biến đổi theo sự vận động biến đổi của thực tiễn đời sống
xã hội và sẽ mất đi khi các điều kiện sinh ra tôn giáo mất đi.
Tính quần chúng của tôn giáo. Tính quần chúng của tôn giáo biểu hiện
ở chỗ tôn giáo đã trở thành nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân loại, phản
ánh khát vọng của quần chúng bị áp bức về một xã hội tự do, bình đẳng, bác
ái (dù đó là hư ảo), làm cho nhiều người trong các tầng lớp khác nhau của xã
hội tin theo. Ph.Ăngghen viết: “Tôn giáo do con người sáng tạo ra, bản thân
những người này cảm thấy được nhu cầu cần phải có tôn giáo và họ hiểu được
những nhu cầu cần có tôn giáo của quần chúng” [37, tr.438].
Tính chính trị của tôn giáo. Tính chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi
xã hội đã phân chia giai cấp, các giai cấp thống trị đã lợi dụng tôn giáo, biến

tôn giáo thành công cụ thống trị áp bức, bóc lột quần chúng.
Bốn là, về nguyên tắc, phương pháp giải quyết vấn đề tôn giáo
Về nguyên tắc chung nhất mà C.Mác và Ph.Ăngghen đưa ra để giải
quyết vấn đề tôn giáo đó chính là: Muốn giải quyết đúng đắn vấn đề tôn giáo
phải cải tạo hiện thực sinh ra tôn giáo. Trên cơ sở phân tích nguồn gốc và bản
chất của tôn giáo, C.Mác và Ph.Ăngghen đã kịch liệt phản đối những hành vi
cực đoan để can thiệp vào tôn giáo. Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội,
nên về nguyên tắc, nó chỉ thay đổi khi bản thân tồn tại xã hội được thay đổi,
nó chỉ được giải quyết khi bản thân hiện thực nảy sinh tôn giáo được cải tạo.
C.Mác khẳng định:
Xoá bỏ tôn giáo, coi là hạnh phúc ảo tưởng của nhân dân, là yêu cầu
thực hiện hạnh phúc thực sự của nhân dân. Đòi hỏi nhân dân từ bỏ
14


những ảo tưởng về tình cảnh của mình nghĩa là đòi hỏi nhân dân từ bỏ
một tình cảnh đang cần có ảo tưởng. Do đó, việc phê phán tôn giáo là
hình thức manh nha của sự phê phán cái biển khổ ấy, cái biển khổ mà
tôn giáo là vòng hào quang thần thánh [33, tr.570].
Do đó, theo ông, “nhiệm vụ của lịch sử, sau khi thế giới bên kia của chân
lý đã mất đi, là xác lập chân lý của thế giới bên này… Như vậy, phê phán thượng
giới biến thành phê phán cõi trần, phê phán tôn giáo biến thành phê phán pháp
quyền, phê phán thần học biến thành phê phán chính trị” [33, tr.571].
Như vậy, trên cơ sở lập trường của chủ nghĩa duy vật lịch sử C.Mác và
Ph.Ăngghen đã đưa ra những quan niệm đúng đắn, khoa học về nguồn gốc,
bản chất, tính chất, vai trò của tôn giáo đối với xã hội cũng như đề ra nguyên
tắc chung trong giải quyết vấn đề tôn giáo. Đây chính là cơ sở lý luận trực
tiếp, quan trọng để V.I.Lênin kế thừa, bổ sung, vận dụng và phát triển lý luận
về tôn giáo trong điều kiện thực tiễn mới.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn hình thành, phát triển quan điểm của V.I.Lênin

về tôn giáo
Hiện thực thế giới và nước Nga những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ
XX là cơ sở thực tiễn hình thành, phát triển chủ nghĩa V.I.Lênin nói chung,
quan điểm của V.I.Lênin về tôn giáo nói riêng; đồng thời tạo điều kiện cho
V.I.Lênin vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác và hiện thực hoá những tư
tưởng cơ bản của C.Mác, Ph.Ăngghen về tôn giáo trong thực tiễn cách mạng.
Một là, sự phát triển của khoa học kỹ thuật vào những năm cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX đạt được những thành tựu quan trọng củng cố thêm tính
đúng đắn của thế giới quan duy vật biện chứng
Vào khoảng những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỷ XX, lực lượng sản
xuất ở các nước tư bản đạt đến trình độ phát triển cao. Nhờ những phát minh
khoa học trong các lĩnh vực Vật lý, Hoá học, Sinh học..., con người đã đi sâu

15


khám phá được nguồn năng lượng vô tận của thiên nhiên, phục vụ cho nhu
cầu cuộc sống ngày càng cao của mình.
Trong lĩnh vực Vật lý, những phát hiện về hiện tượng phóng xạ của các
nhà bác học người Pháp Hăng-ri Béc-cơ-ren (1852 - 1908), Pi-e Quy-ri và Mari Quy-ri đã đặt nền tảng cho việc tìm kiếm nguồn năng lượng hạt nhân; công
trình nghiên cứu của nhà Vật lý học người Anh Ec-nét Rơ-dơ-pho (1871 1937) là một bước tiến vĩ đại trong việc tìm hiểu cấu trúc vật chất và trở thành
chiếc chìa khoá thần kì để tìm hiểu thế giới bên trong của nguyên tử. Phát minh
của nhà bác học người Đức Vin-hem Rơn-ghen (1845 - 1923) về tia X vào năm
1895 đã giúp y học chẩn đoán chính xác bệnh tật, biết hướng điều trị nhằm
phục hồi sức khoẻ cho con người. Những sáng kiến về kĩ thuật trong thời kỳ
này đã mở ra khả năng rộng lớn trong việc thúc đẩy sản xuất. Nhờ ứng dụng
những thành tựu mới, sản lượng công nghiệp tăng lên nhanh chóng.
Những thành tựu khoa học kỹ thuật đó đã chứng minh tính đúng đắn
của chủ nghĩa duy vật mà C.Mác và Ph.Ănghen đã xây dựng lên, phủ định
lại thế giới quan tôn giáo, là cơ sở để V.I.Lênin đưa ra quan điểm đúng đắn

về tôn giáo.
Hai là, chủ nghĩa đế quốc lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá
phong trào cách mạng vô sản thế giới
Do sự vận động của các yếu tố kinh tế, chính trị - xã hội, vào những
năm cuối của thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển thành
chủ nghĩa đế quốc, làm cho những mâu thuẫn vốn có trong lòng chủ nghĩa tư
bản trở nên gay gắt, đặc biệt là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư
sản. Giai cấp tư sản tăng cường bóc lột giai cấp công nhân, tăng cường phát
xít hoá bộ máy nhà nước và hạn chế mọi quyền tự do, dân chủ của nhân dân
lao động, chúng còn đẩy mạnh chiến tranh xâm lược các nước chậm phát
triển, tranh giành thị trường thế giới, vơ vét tài nguyên và sức người ở các
nước thuộc địa. Hơn nữa ở khắp nơi, giai cấp tư sản còn tìm cách cấu kết với
16


giai cấp địa chủ, phong kiến phản động sử dụng mọi thủ đoạn, trong đó có
vấn đề tôn giáo để lừa bịp, kìm kẹp, nô dịch tinh thần nhân dân, bóc lột nhân
dân lao động, làm cho đời sống của họ càng khổ cực hơn.
Giai đoạn này, giai cấp công nhân đã phát triển rất nhanh cả về số lượng
và chất lượng, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản
diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động đã bị giai cấp tư sản dìm trong biển máu. Thất bại trước sức
mạnh tàn bạo của giai cấp tư sản, quần chúng nhân dân lao động rơi vào trạng
thái bất lực với bản thân, họ đã đi tìm một sức mạnh siêu nhiên có thể giúp mình
thoát khỏi hiện thực đầy khổ đau, đó chính sức mạnh của chúa, trời...
Hơn nữa, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đang bị chủ nghĩa
cơ hội, xét lại chống phá một cách ráo riết, mang tính quốc tế. Chúng tìm cách
công khai hoặc ngấm ngầm đòi xét lại hoặc xuyên tạc những nguyên lý của
chủ nghĩa Mác nói chung, trong đó có vấn đề tôn giáo. Chúng xuyên tạc câu
nói của C.Mác “tôn giáo là việc của tư nhân” – như vậy có nghĩa là nhà nước

và đảng của giai cấp vô sản xem tôn giáo là việc của tư nhân.
Trong thời gian trước Cách mạng Tháng Mười năm 1917, V.I.Lênin đã
hoạt động cách mạng ở nhiều nước, khi đi sang các nước Đức, Anh, Thụy Điển,
Phần Lan, Người có điều kiện tiếp cận với lý luận của C.Mác, Ph.Ăngghen,
trong đó có lý luận về tôn giáo. Vì vậy, để bảo vệ và phát triển lý luận mácxít về
tôn giáo, qua đó tuyên truyền nâng cao nhận thức cho giai cấp công nhân và
nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, V.I.Lênin đã viết
nhiều tác phẩm thể hiện quan điểm của mình về tôn giáo.
Ba là, tình hình cách mạng nước Nga đòi hỏi phải giải quyết vấn đề tôn
giáo để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng vô sản
Tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Nga và sự lợi dụng vấn đề tôn giáo để
chống phá cách mạng của kẻ thù. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX trung tâm
cách mạng thế giới đã chuyển từ Đức sang Nga. Nước Nga bước vào con
17


đường phát triển tư bản chủ nghĩa chậm hơn các nước khác ở châu Âu, trình
độ chỉ ở mức trung bình. Tư bản ở Nga cũng chuyển sang giai đoạn đế quốc
chủ nghĩa vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, làm cho tất cả các mâu thuẫn
giai cấp, mâu thuẫn dân tộc ở Nga càng thêm sâu sắc vì giai cấp tư sản cấu kết
với chế độ nông nô, cùng nhau thống trị nước Nga. Nước Nga là nơi tập trung
các mâu thuẫn cơ bản của thế giới. Đời sống mọi mặt của nước Nga, nhất là
vấn đề tôn giáo lúc này hết sức rối ren, tôn giáo đang bị kẻ thù lợi dụng để
chống phá cách mạng vô sản.
Trào lưu “tìm thần”, “tạo thần” ở Nga diễn ra mạnh mẽ đã ảnh hưởng
tiêu cực đến phong trào cách mạng của Nga. Trước sự áp bức, bóc lột của
giai cấp tư sản, quần chúng nhân dân đã đứng lên đấu tranh, tiêu biểu là cuộc
cách mạng 1905, nhưng bị thất bại, làm cho họ hoang mang, dao động. Từ đó
xuất hiện trào lưu “tìm thần”, “tạo thần”, muốn kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội
khoa học với niềm tin tôn giáo, coi chủ nghĩa xã hội là một loại tôn giáo. Các

trào lưu “tìm thần”, “tạo thần” gây tác hại lớn cho phong trào cách mạng, làm
cho quần chúng mất phương hướng. V.I.Lênin chỉ rõ các trào lưu này là một
dạng biện hộ cho thế lực phản động, là “độc tố ngọt ngào nhất và được che
đậy khéo léo nhất trong những viên kẹo bọc bằng đủ loại giấy màu sặc sỡ”,
khiến quần chúng nhân dân bị mê muội và cam chịu ách áp bức, bóc lột. Ngay
trong Đảng Dân chủ - Xã hội Nga cũng đã xuất hiện các quan niệm “hữu
khuynh”, “tả khuynh” và cơ hội, muốn thỏa hiệp với tôn giáo.
Sự lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá phong trào cách mạng của
giai cấp tư sản Nga và Nga Hoàng. Run sợ trước phong trào cách mạng đang
ngày một dâng cao, các thế lực phản động tìm cách lôi kéo, kích động các hoạt
động tôn giáo nhằm đánh lạc hướng quần chúng, khiến họ xao nhãng với cuộc
đấu tranh giành quyền tự do, dân chủ. V.I.Lênin đã chỉ rõ âm mưu của các thế
lực phản động: “Khắp nơi bọn tư bản phản động đã chú trọng, và ở nước ta hiện
nay chúng cũng bắt đầu chú trọng khêu lên những sự hằn thù tôn giáo, để làm
18


cho quần chúng chú ý về phía đó, khiến cho họ không để ý đến vấn đề chính trị
và kinh tế thật sự quan trọng và chủ yếu” [18, tr.171]. Các thế lực cơ hội phản
động duy tâm tôn giáo đã ngự trị trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Nhận định về xã hội Nga thời kì này, V.I.Lênin viết: “Có tình trạng thoái trí, mất
tinh thần, phân liệt, chạy dài, từ bỏ lập trường, nói chuyện dâm bôn chứ không
phải chính trị nữa. Xu hướng ngày càng ngả về triết học duy tâm; chủ nghĩa thần
bí dùng để che đậy tinh thần phản cách mạng” [26, tr.11]. Sự phục hồi tư tưởng
thần bí tôn giáo đều đã in dấu trong mọi lĩnh vực của đời sống nước Nga, kể cả
trong khoa học, văn học, nghệ thuật. Chiếm địa vị thống trị trong triết học là
những hình thức chủ nghĩa duy tâm phản động. Trong giới tư sản, đặc biệt là
trong thế giới trí thức lan chuyền rộng rãi “thuyết tìm thần”. Đó là một trào lưu
triết học tôn giáo phản động. Những đại biểu của trào lưu ấy cho rằng: nhân dân
Nga “đã mất chúa” và nhiệm vụ là phải “tìm lại” chúa.

Như vậy, lúc này tôn giáo trở thành một vấn đề lớn ở nước Nga, ảnh
hưởng trực tiếp đến phong trào công nhân và việc tập hợp lực lượng chuẩn bị
cho cách mạng xã hội chủ nghĩa. V.I.Lênin nhận xét: “Một điều không thể
nghi ngờ được là hiện nay, sự quan tâm đối với mọi cái có liên quan đến tôn
giáo đã lan tới những giới rộng rãi trong “xã hội” và đã ăn sâu vào các giới trí
thức gần gũi với phong trào công nhân, cũng như vào một vài bộ phận trong
công nhân” [22, tr.510].
Mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng và thực tiễn đòi hỏi đoàn kết, tập hợp
lực lượng, tạo sức mạnh để giành thắng lợi. Thực tiễn tình hình tôn giáo
nước Nga lúc này hết sức phức tạp, không chỉ đại bộ phận quần chúng nhân
dân mù chữ tìm đến với tôn giáo mà một bộ phận trí thức Nga cũng đang tìm
đến tôn giáo như một thứ để an ủi số phận của mình; chủ nghĩa tư bản cấu
kết với bọn phong kiến Nga hoàng sử dụng tôn giáo để lừa bịp, chia rẽ tinh
thần đoàn kết dân tộc, kìm kẹp quần chúng nhân dân lao động dưới màu sắc
của tôn giáo. Vì vậy, mục tiêu, nhiệm vụ và thực tiễn cách mạng vô sản nước
19


Nga lúc này đòi hỏi phải giải phóng giai cấp công nhân và quần chúng nhân
dân lao động khỏi sự áp bức về mặt tinh thần của tôn giáo, nâng cao nhận
thức cho họ đứng lên hành động cách mạng để giải phóng mình thay cho sự
phó mạc số phận cho chúa trời.
Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng vô sản lúc này đã đến gần,
đòi hỏi Đảng Bốnsêvích Nga phải giáo dục, tập hợp quần chúng các tôn giáo,
những người theo tôn giáo với không theo tôn giáo với nhau, thành một lực
lượng cách mạng hùng hậu, tạo sức mạnh đoàn kết để giành thắng lợi cho
cách mạng vô sản Nga năm 1917.
Từ yêu cầu xây dựng chế độ xã hội mới đòi hỏi phải giải quyết đúng đắn
vấn đề tôn giáo. Sau khi giành chính quyền, nước Nga bước vào xây dựng chế
độ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện chính quyền Xô Viết còn non trẻ, tình hình

cách mạng gặp nhiều khó khăn thử thách: đất nước nghèo nàn, lạc hậu; người
dân phần lớn là mù chữ, tư tưởng thần học vẫn còn ngự trị trong đời sống nhân
dân. Cùng với đó, kẻ thù tiếp tục sử dụng mọi thủ đoạn nhằm xoá bỏ chế độ xã
hội chủ nghĩa ở Nga bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có vấn đề tôn
giáo. Vì vậy, giải phóng nhân dân ra khỏi sự ngự trị của tư tưởng thần học,
nâng cao nhận thức và đoàn kết lực lượng cách mạng, chống lại âm mưu và thủ
đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng. V.I.Lênin
đã phải tiếp tục nghiên cứu, phát triển lý luận về tôn giáo để giải quyết đúng
đắn vấn đề này trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ cách mạng thế giới và nước Nga
lúc đó đòi hỏi phải được giải quyết những vấn đề lý luận hết sức cấp bách liên
quan đến tôn giáo, như: về nguồn gốc, bản chất xã hội của tôn giáo; thái độ của
Đảng Cộng sản với tôn giáo, con đường khắc phục những ảnh hưởng của tôn giáo
ra khỏi đời sống xã hội. Qua đó, V.I.Lênin bảo vệ lý luận mácxít về tôn giáo, nâng
cao nhận thức, tập hợp, đoàn kết giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao
động lại để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng vô sản.
Bốn là, những hoạt động thực tiễn của V.I.Lênin hiện thực
20


hoá quan điểm giải quyết vấn đề tôn giáo trong quá trình cách
mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga
Cùng với hoạt động lý luận, V.I.Lênin còn là nhà tổ chức và hoạt động
thực tiễn thiên tài. Trong vấn đề tự do tín ngưỡng, V.I.Lênin không những
kiên định với quan điểm của C.Mác, Ph.Ănghen mà còn phát triển lý luận về
tôn giáo và hiện thực hóa quan điểm đó trong thực tế.
Tích cực đấu tranh để bảo vệ, phát triển và tuyên truyền quan điểm
mácxít về tôn giáo trong phong trào công nhân, góp phần quan trọng vào
thắng lợi của cách mạng vô sản. Trong giai đoạn này trên cơ sở nghiên cứu,
tiếp thu chủ nghĩa Mác, V.I.Lênin đã thực sự bắt tay vào viết nhiều tác phẩm

lý luận về tôn giáo có giá trị, tiêu biểu như: Chủ nghĩa xã hội và tôn giáo; Về
thái độ của đảng công nhân đối với tôn giáo; Thái độ của giai cấp và của các
đảng phái đối với tôn giáo, v.v.. trong đó Người đã luận giải, làm sâu sắc thêm
nhiều khía cạnh liên quan đến vấn đề tôn giáo và giải quyết vấn đề tôn giáo,
qua đó bảo vệ và phát triển lý luận mácxit về tôn giáo.
Tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân Nga,
chuẩn bị thành lập Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân nhằm tập hợp, đoàn
kết lực lượng cách mạng để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ cách
mạng vô sản. Năm 1900, V.I.Lênin đã tổ chức tờ báo “Tia lửa” để tuyên
truyền cương lĩnh của Đảng và giáo dục công nhân đấu tranh chống chủ nghĩa
cơ hội và chủ nghĩa duy tâm tôn giáo để tạo sự thống nhất tư tưởng trong
những người xã hội - dân chủ. Tháng 7 năm 1903, tiến hành thành lập đảng
kiểu mới của giai cấp công nhân. Từ đó, V.I.Lênin cùng những người cộng
sản vừa đấu tranh không khoan nhượng chống chủ nghĩa cơ hội - xét lại và
chủ nghĩa duy tâm tôn giáo, vừa tổ chức tuyên truyền chủ nghĩa Mác vào
phong trào công nhân, đồng thời phát triển lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học
nói chung trong đó có lý luận về tôn giáo nói riêng cho phù hợp với điều kiện
lịch sử mới. Thông qua tuyên truyền lý luận của mình về tôn giáo, V.I.Lênin
21


và Đảng Bốnsêvích Nga đã nâng cao nhận thức cho quần chúng nhân dân, tập
hợp đoàn kết những người theo tôn giáo và không theo tôn giáo với nhau, tạo
nên sức mạnh để giành thắng lợi trong cuộc Cách mạng Tháng Mười năm
1917, mở ra thời đại mới cho nước Nga và xã hội loài người.
Hiện thực hoá quan điểm giải quyết vấn đề tôn giáo trong quá trình xây
dựng chế độ mới (từ 1917 – 1924). Nhằm đáp ứng những đòi hỏi đặt ra từ
thực tiễn xây dựng Đảng cầm quyền, V.I.Lênin đã nêu những luận điểm có
tính đột phá trong vấn đề kết nạp đảng viên là chức sắc, nhà tu hành tôn giáo.
Người cho rằng, không nên cứng nhắc khi tuyên bố một linh mục có thể hay

không thể vào Đảng. Người chỉ rõ: “Nếu có linh mục nào đó cùng đi với
chúng ta để cùng hoạt động chính trị, tận tâm làm tròn nhiệm vụ của mình
trong đảng và không chống lại cương lĩnh của đảng, thì chúng ta có thể kết
nạp người ấy vào hàng ngũ của Đảng Dân chủ - Xã hội” [22, tr.519].
Sau Cách mạng Tháng Mười, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và không
tín ngưỡng tôn giáo đã được V.I.Lênin và Đảng Bốnsêvích Nga triển khai
thực hiện trong quá trình xây dựng chế độ xã hội mới, điều này được ghi rõ
trong Hiến pháp của nước Nga Xô viết. Phát biểu trong Hội nghị Các đại biểu
ngoài đảng ngày 26-12-2921, V.I.Lênin nhấn mạnh “theo Hiến pháp của
chúng ta, theo đạo luật cơ bản của nước Cộng hòa chúng ta thì quyền tự do tín
ngưỡng về tôn giáo đã được tuyệt đối bảo đảm cho mọi người” [29, tr.410].
Như vậy, cùng với quá trình nghiên cứu về tôn giáo, V.I.Lênin đã vận
dụng lý luận đó vào giải quyết thực tiễn vấn đề tôn giáo ở nước Nga đặt ra,
qua đó bảo vệ, bổ sung và phát triển lý luận mácxit về tôn giáo.
1.2. Nội dung quan điểm cơ bản của V.I.Lênin về tôn giáo
Kế thừa những quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về tôn giáo trong
điều kiện lịch sử mới, V.I.Lênin đã làm rõ nhiều vấn đề về tôn giáo, đặc biệt là
ông đã phân tích sâu sắc hơn nguồn gốc kinh tế - xã hội, chỉ rõ tính chất chính trị
và ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với xã hội, làm rõ thái độ của những
22


người cộng sản đối với tôn giáo, cũng như chỉ ra những vấn đề có tính nguyên
tắc, phương pháp luận để giải quyết vấn đề tôn giáo trong cách mạng xã hội chủ
nghĩa, qua đó phát triển lý luận mácxít về tôn giáo lên một tầm cao mới.
1.2.1. V.I.Lênin khẳng định chế độ tư hữu và sự áp bức bóc lột trong chế
độ tư bản là nguồn gốc sâu xa, quyết định sự tồn tại, phát triển của tôn giáo
Từ nghiên cứu quan điểm C.Mác và Ph.Ăngghen về nguồn gốc của tôn
giáo, V.I.Lênin đã phân tích làm rõ hơn nguồn gốc kinh tế - xã hội của tôn giáo
dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, qua đó chống lại các quan điểm sai trái của chủ

nghĩa cơ hội xét lại và chủ nghĩa duy tâm tôn giáo khi nói về vấn đề này.
V.I.Lênin khẳng định nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự ra đời của tôn
giáo đó là từ chế độ tư hữu và chế độ áp bức, bóc lột trong xã hội tư bản
Về nguồn gốc kinh tế, V.I.Lênin khẳng định rằng chính kinh tế là nguồn
gốc sâu xa dẫn tới sự ra đời của tôn giáo. Ông viết: “Sự áp bức công nhân về
mặt kinh tế nhất định gây nên và đẻ ra mọi hình thức áp bức chính trị đối với
quần chúng, làm cho địa vị xã hội của quần chúng thấp kém đi, làm cho đời
sống tinh thần và đạo đức của quần chúng mê muội và tối tăm”[20, tr.169].
Như vậy, nguồn gốc kinh tế, đặc biệt là chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ
nghĩa chính là nguồn sâu xa của tôn giáo, nguồn gốc kinh tế được biểu hiện
trực tiếp thông qua nguồn gốc xã hội.
Về nguồn gốc xã hội, trong tác phẩm Chủ nghĩa xã hội và tôn giáo,
V.I.Lênin viết: “Trong các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay, những nguồn gốc
ấy của tôn giáo chủ yếu là những nguồn gốc xã hội” [22, tr.515]. Ông khẳng
định chính sự áp bức bóc lột hết sức tàn bạo, dã man, vô liêm sỉ của giai cấp
tư sản đã đẩy giai cấp công nhân và nhân dân lao động đến chỗ bần cùng,
túng quẫn, đau thương và bế tắc. Chính điều đó đã dẫn quần chúng đến với
tôn giáo. Về vấn đề này V.I.Lênin đã khẳng định:
Sự áp bức đối với quần chúng lao động về mặt xã hội, tình trạng có vẻ hoàn
toàn bất lực của họ trước các thế lực mù quáng tư bản đang hàng ngày hàng
23


giờ gây ra cho những người lao động bình thường, những nỗi thống khổ
cực kỳ ghê gớm, những sự đau thương thật là khủng khiếp, nhiều gấp nghìn
lần so với những biến cố phi thường như chiến tranh, động đất... - đó là
những nguồn gốc sâu xa nhất hiện nay của tôn giáo [22, tr.515].
Ông còn chỉ rõ: “Sự sợ hãi đã tạo ra thần linh” sợ hãi trước thế lực mù
quáng của tư bản... – là thế lực bất cứ lúc nào trong đời sống của người vô sản
và người tiểu chủ, cũng đe doạ đem lại cho họ và đang đem lại cho họ sự phá

sản “đột ngột”, “bất ngờ”, “ngẫu nhiên”, làm cho họ phải diệt vong, biến họ
thành một người ăn xin, một kẻ bần cùng, một gái điếm, và dồn họ vào cảnh
chết đói, đó chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại” [22, tr.516].
V.I.Lênin cho rằng chính sự bất lực, bế tắc, cùng quẫn của giai cấp bị áp bức
bóc lột tất đẻ ra lòng tin vào cuộc đời tốt đẹp ở thế giới bên kia. Vì thế tôn
giáo được ví như thuốc phiện, là thứ “rượu tinh thần” xoa dịu nỗi đau khổ và
bù đắp niềm tin nơi trần thế cho quần chúng bị áp bức bóc lột. Tôn giáo là
hạnh phúc ảo tưởng, là những bông hoa giả trang điểm cho những xiềng xích
trên cổ người lao động.
Như vậy, theo V.I.Lênin trong xã hội có đối kháng giai cấp, đặc biệt là
dưới chế độ tư bản chủ nghĩa với sự áp bức, bóc lột giai cấp công nhân và
nhân dân lao động một cách vô liêm sỉ của giai cấp tư sản đã làm cho con
người rơi vào bước đường cùng, sự bất lực trước các thế lực xã hội đã buộc
họ phải đi tìm cho mình chỗ dựa về mặt tinh thần ở nơi chúa trời, thượng đế.
Vì vậy, sự áp bức, bóc lột trong xã hội tư bản chủ nghĩa chính là nguồn gốc
sâu xa dẫn tới sự ra đời, tồn tại và phát triển của tôn giáo.
V.I.Lênin phê phán các quan điểm sai trái về nguồn gốc tôn giáo. Từ
việc chỉ rõ kinh tế - xã hội là nguồn gốc chủ yếu làm nảy sinh tôn giáo,
V.I.Lênin kịch liệt phê phán quan điểm của những người cấp tiến trong giai
cấp tư sản, chúng cho rằng nguồn gốc của tôn giáo là do tình trạng ngu dốt
của nhân dân. V.I.Lênin cho rằng quan điểm đó không đúng, không triệt để.
24


Ông khẳng định: “Đó là quan điểm văn hoá chủ nghĩa nông cạn, chật hẹp kiểu
tư sản. Một quan điểm như thế không giải thích được khá sâu sắc nguồn gốc
của tôn giáo, không giải thích theo quan điểm duy vật mà là theo quan điểm
duy tâm” [22, tr.516]. Với luận điểm đó, V.I.Lênin không phủ nhận nguồn gốc
nhận thức của tôn giáo, tức là sự ngu dốt của nhân dân, nhưng theo ông, nếu
tuyệt đối hoá nguồn gốc nhận thức và cho đó là nguyên nhân duy nhất cho sự

nảy sinh và tồn tại của tôn giáo thì đó là quan điểm nông cạn, duy tâm và
không thể vạch ra được nguồn gốc chủ yếu, đích thực của tôn giáo. Và theo
V.I.Lênin, cách giải thích đó là cách giải thích của giai cấp tư sản, cách giải
thích đó chỉ vì lợi ích của giai cấp tư sản.
Phản bác lại quan niệm của những người theo thuyết “tạo thần” rằng
“thần” là phức hợp ý niệm làm thức tỉnh và tổ chức những tình cảm xã hội,
Người chỉ rõ, “Thần (về mặt lịch sử và sinh hoạt) thì trước hết là một phức
hợp những ý niệm được sản sinh ra bởi tình trạng con người chịu đè nén một
cách ngoan ngoãn, bởi giới tự nhiên bên ngoài và ách áp bức giai cấp, tức là
một phức hợp những ý niệm ghi nhận sự đè nén đó và xoa dịu cuộc đấu
tranh giai cấp” [48, tr.300-301]. Từ đó V.I.Lênin đã phản bác lại quan điểm
tư sản phản động và duy tâm tôn giáo về nguồn gốc ra đời, tồn tại và phát
triển của tôn giáo.
Như vậy, từ sự kế thừa và vận dụng sáng tạo tư tưởng của C.Mác và
Ph.Ăngghen, trên cơ sở phân tích sự bần cùng hoá của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động, dưới sự bóc lột của tư bản, V.I.Lênin đã khẳng định nguồn
gốc kinh tế - xã hội là cơ bản nhất nảy sinh ra tôn giáo, tuy đó không phải là
nguồn gốc duy nhất, nhưng đó cũng là cội nguồn, là chủ yếu, sâu xa của tôn
giáo trong xã hội tư bản hiện đại. Chính từ sự khẳng định đó có ý nghĩa to lớn
trong việc bảo vệ, phát triển quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về nguồn
gốc tôn giáo, là cơ sở thế giới quan khoa học đấu tranh quan điểm sai trái
xung quanh vấn đề tôn giáo. Đồng thời, đây là cơ sở khoa học quan trọng để
25


V.I.Lênin đề ra các nguyên tắc, phương pháp luận giải quyết vấn đề tôn giáo
trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
1.2.2. V.I.Lênin khẳng định kẻ thù luôn lợi dụng tôn giáo để phục vụ
cho mục đích chính trị của chúng và tôn giáo ảnh hưởng tiêu cực đến đời
sống con người và xã hội

Từ luận giải sâu sắc nguồn gốc kinh tế - xã hội hình thành tôn giáo,
V.I.Lênin đã làm rõ tính chất chính trị và ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối
với đời sống xã hội.
Kẻ thù luôn lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng. Kế thừa và phát
triển quan điểm C.Mác và Ph.Ăngghen về tính chất của tôn giáo trong điều
kiện lịch sử mới, V.I.Lênin đã làm rõ tính chất chính trị của tôn giáo. Tính
chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi bị giai cấp thống trị sử dụng tôn giáo
như một công cụ, phương tiện để áp bức, nô dịch, xâm lược và thủ tiêu ý chí
đấu tranh của quần chúng lao động, cầm tù tư tưởng quần chúng trong các học
thuyết tôn giáo để phục vụ cho những mưu đồ chính trị đen tối của chúng.
V.I.Lênin viết:
Theo ý nghĩa mà giai cấp tư sản đã tuyên truyền, nó cho rằng đạo đức
là do giới luật của Thượng đế mà có. Về điểm này, tất nhiên chúng ta
nói rằng chúng ta không tin ở Thượng đế và chúng ta biết rất rõ là giới
tu hành, bọn địa chủ và giai cấp tư sản chỉ viện danh nghĩa Thượng đế
để bảo vệ quyền lợi bóc lột của chúng. Hoặc giả, không nói rằng đạo
đức là do quy tắc của luân lý, do giới luật của Thượng đế mà ra, thì
chúng lại giải thích đạo đức bằng những câu duy tâm hay nửa duy tâm
mà những câu này rút cục bao giờ cũng là những cái rất giống với
những giới luật của Thượng đế [32, tr.366 - 367].
Ông khẳng định tiếp “Ngày nay ở châu Âu lẫn ở Nga mọi việc bảo vệ
hoặc biện hộ cho ý niệm về thần, dù được thực hiện một cách khôn khéo nhất,
với một ý định tốt đẹp nhất, thì cũng đều là một sự biện hộ cho thế lực phản
26


×