Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.85 KB, 2 trang )
Vợ tiểu thư
TTC - Nhớ lại ngày xưa, khi người yêu thấy con vật gì cũng ré lên, run lẩy bẩy, ông Lê Hùng, trưởng văn
phòng đại diện của một xí nghiệp gỗ miền Trung ở thành phố, cảm thấy vô cùng rung động, mong muốn
trở thành vệ sĩ của nàng. Bên cạnh “người phụ nữ yếu đuối”, ông mới thấy mình như cây tùng, cây bách
đủ sức che chở cho đời nàng.
Sau đám cưới rỡ ràng, cô dâu của ông không hề đổi thay, nhưng sao ông không còn say, không còn mê?
Một lần, ông về nhà, bà vợ chạy ra sụt sùi: “Có con gián chết queo trong bếp, em sợ quá, không dám nấu
cơm. Em chờ anh về đi ăn tiệm”. Khổ quá, vợ ông hết mảnh mai như ngày nào, tướng tá “như con voi” mà
vẫn không mạnh mẽ lên cho ông nhờ. Mỗi năm đến hè, con cái nghỉ học, ông đưa vợ con cùng đi du lịch
để tăng thêm tình đoàn kết trong gia đình. Con ông còn nhỏ nhưng không hề hấn gì, chúng vui chơi ăn
uống vô cùng thoải mái. Còn vợ ông luôn tạo ra vấn đề nghiêm trọng. Có lúc bà mè nheo: “Em ăn hổng
được, đồ ăn tệ quá!”.
Vậy mà ông nhìn qua, thấy bà ăn hết trơn tô bánh canh. Có lúc, bà than: “Phòng lạ, em ngủ hổng được”.
Vậy mà ông thấy mặt mày bà tỉnh táo, đêm nào cũng ngáy khò khò. Đứng trước biển, ông rầu rĩ nhìn bà vợ
ông bịt mặt, đeo găng tay, che dù... vì sợ nắng, sợ gió, dù đã bôi kem chống nắng hai ba lượt. Nhưng khổ
hơn hết là bà vợ điệu đàng của ông không say mê chăm sóc con cái. Dù đi chơi hay ở nhà, thì người nuôi
dạy con vẫn chủ yếu là ông chồng. Bà vợ chờ chồng về để méc: “Anh ơi, con nó hổng chịu ăn cơm, anh ơi
con hổng chịu đi tắm... em mệt quá anh à, chắc em chết mất...”.
Ông Lê Minh Thái, kỹ sư của một hãng xe hơi thì đem lòng yêu cô con gái duy nhất của một gia đình giàu
có. Dáng vẻ “thiên kim thục nữ” của nàng hớp hồn ông ngay từ lúc đầu gặp gỡ, cho đến khi cưới nàng về
dinh ông mới thấm thía hai chữ “tiểu thư”. Ngay ngày lên xe hoa, cô dâu vẫn ăn no ngủ kỹ, bởi mọi việc đã
có mẹ ruột bao hết. Đến ngày về nhà chồng, ông nhận thấy dường như vợ ông vẫn “dính chùm” với mẹ,
mọi chuyện đều phải: “Để em hỏi mẹ em đã”. Ba năm sau ngày cưới, ông đưa vợ về quê thăm gia đình bố
mẹ chồng ở một thị trấn nhỏ, vợ ông xuất hiện lộng lẫy như một nữ hoàng, nước hoa thơm ngát, gương
mặt trang điểm hết sức chuyên nghiệp.
Thế nhưng, nàng dâu không dám ngồi chung với mẹ chồng, vì ngại chiếc giường có mùi gì gì đó..., nàng
cũng không rửa mặt nhiều vì ngại nước có phèn, không dám ăn no vì cảm giác không hợp vệ sinh, và chỉ
uống nước tinh khiết mang theo. Nhìn bà vợ “lạ lẫm, khác thường” trong gia đình mình, ông chồng cảm
thấy đau khổ. Nghe ông chồng góp ý, bà vợ trẻ giãy nảy: “Cái tính em vậy quen rồi, chứ đâu có coi thường
gia đình anh! Mà em có kỹ như vậy, cũng để bảo vệ bản thân, chứ đâu thể lăn lóc như dân bụi đời
được...”.