Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Căng thẳng tâm lý ở học sinh lớp 12 trước kì thi trung học phổ thông quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 137 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

THÁI PHƢƠNG LINH

CĂNG THẲNG TÂM LÝ Ở HỌC SINH LỚP 12
TRƢỚC KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------

THÁI PHƢƠNG LINH

CĂNG THẲNG TÂM LÝ Ở HỌC SINH LỚP 12
TRƢỚC KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA

Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60 31 04 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN THU HƢƠNG

HÀ NỘI - 2017




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dƣới sự
hƣớng dẫn của PGS. TS. Trần Thu Hƣơng.
Các số liệu, tài liệu sử dụng trong luận văn có xuất xứ rõ ràng.

Hà Nội, ngày 23 tháng 8 năm 2017
Tác giả

Thái Phƣơng Linh


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá học thạc sĩ trong 2 năm qua, tôi đã nhận đƣợc rất
nhiều sự giúp đỡ, hƣớng dẫn, động viên của rất nhiều ngƣời
Đầu tiên tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Trần Thu
Hƣơng. Trong thời gian nghiên cứu, cô đã dành nhiều thời gian, công sức,
trí tuệ của mình để hƣớng dẫn, giúp đỡ hết sức nhiệt tình cho tôi. Khi làm
việc với cô, tôi đã học đƣợc rất nhiều kiến thức, kỹ năng nghiên cứu, đạo
đức của một nhà nghiên cứu. Đƣợc cô hƣớng dẫn là một niềm vinh dự lớn
lao cho tôi, cô là tấm gƣơng, động lực để tôi tiếp tục phấn đấu hoàn thiện
chính mình trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu và trong cuộc sống.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tập thể các thầy cô khoa Tâm lý
trƣờng đại học Khoa học xã hội và nhân văn đã giảng dạy và giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu tại đây.
Để có đƣợc công trình này tôi không thể quên sự giúp đỡ tận tình của
các ban giám hiệu, các giáo viên cùng các em học sinh thuộc 3 trƣờng
THPT Kim Liên, THPT Đống Đa, THPT Cao Bá Quát, trên địa bàn Hà Nội

đã dành cho chúng tôi trong các lần lấy số liệu.
Sau cùng, nhƣng không bao giờ là ít quan trọng nhất, tôi đặc biệt cảm
ơn gia đình đã luôn luôn dành thời gian cần thiết để tôi có thể thực hiện đến
cùng công trình này. Trong những tháng cuối thực hiện phần việc còn lại,
nếu không có sự giúp đỡ của họ tôi không thể chuyên tâm cho công việc
của mình.
Hà Nội, tháng 8 năm 2017

Thái Phƣơng Linh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

KK

Khó khăn

M

Mean

MD

Median

SD

Std. Deviation

SL


Số lƣợng

THPT

Trung học phổ thông

TL

Tỷ lệ

TN

Tự nhiên

XH

Xã hội


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CĂNG THẲNG Ở HỌC SINH LỚP 12
TRƢỚC KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA ....................... 7
1.1. Tổng quan nghiên cứu về vấn đề căng thẳng ở học sinh Trung học phổ
thông. ............................................................................................................. 7
1.1.1. Một số nghiên cứu ngoài nƣớc về căng thẳng và sự căng thẳng ở học
sinh trung học phổ thông............................................................................... 7
1.1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc về căng thẳng và sự căng thẳng ở học
sinh trung học phổ thông............................................................................. 11

1.2. Một số vấn đề lý luận về căng thẳng ở học sinh lớp 12 trƣớc kì thi
Trung học phổ thông Quốc gia.................................................................... 14
1.2.1. Lý luận về căng thẳng ....................................................................... 14
1.2.2. Kì thi Trung học phổ thông Quốc gia ............................................... 17
1.2.3. Lý luận về căng thẳng ở học sinh lớp 12 trƣớc kì thi trung học phổ
thông quốc gia ............................................................................................. 19
1.2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến căng thẳng ở học sinh lớp 12 trƣớc kì thi
Trung học phổ thông Quốc gia.................................................................... 27
Chƣơng 2 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 31
2.1.

Tổ chức nghiên cứu .......................................................................... 31

2.1.1. Một vài nét về địa bàn nghiên cứu.................................................... 31
2.1.2. Đặc điểm mẫu khách thể nghiên cứu ................................................ 32
2.1.3. Quy trình thực hiện nghiên cứu: các đợt nghiên cứu, cách thức tiến
hành ........................................................................................................... 33
2.1.4. Tiến trình nghiên cứu: ...................................................................... 33
2.2.

Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................. 33

2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận ...................................................... 33
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn................................................... 35


Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ CĂNG THẲNG Ở
HỌC SINH LỚP 12 TRƢỚC KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC
GIA .............................................................................................................. 44
3.1. Thực trạng căng thẳng ở học sinh lớp 12 trƣớc kì thi Trung học phổ

thông Quốc gia ............................................................................................ 44
3.1.1. Mức độ lo lắng của học sinh lớp 12 trƣớc kì thi trung học phổ thông
Quốc gia ...................................................................................................... 44
3.1.2. Mức độ chán nản của học sinh lớp 12 trƣớc kì thi Trung học phổ
thông Quốc gia ............................................................................................ 50
3.2.

Ứng phó của học sinh lớp 12 trƣớc kì thi Trung học phổ thông Quốc

gia

........................................................................................................... 59

3.3.

Các yếu tố ảnh hƣởng đến căng thẳng của học sinh lớp 12 trƣớc kì

thi Trung học phổ thông Quốc gia. ............................................................. 70
3.3.1. Yếu tố khách quan ............................................................................. 70
3.3.2. Đánh giá chủ quan ............................................................................ 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 83
Phụ lục ......................................................................................................... 87


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc điểm mẫu khách thể nghiên cứu.......................................... 32
Bảng 2.3. Cách tính điểm trắc nghiệm PHQ-9 ........................................... 41
Bảng 3.1: Mức độ lo lắng của học sinh lớp 12 trƣớc kì thi THPT Quốc gia
..................................................................................................................... 44

Bảng 3.2. Mức độ lo lắng của các em học sinh lớp 12 trƣớc kì thi THPT
Quốc gia theo nam – nữ .............................................................................. 45
Bảng 3.3. Mức độ lo lắng của các em học sinh lớp 12 trƣớc kì thi ............ 46
THPT Quốc gia theo phân ban ................................................................... 46
Bảng 3.4. Mức độ lo lắng của các em học sinh lớp 12 trƣớc kì thi THPT
Quốc gia theo khu vực................................................................................. 47
Bảng 3.5: Biểu hiện lo lắng của học sinh lớp 12 trƣớc kì thi THPT Quốc
gia – kết quả khảo sát đợt 1 ........................................................................ 48
Bảng 3.6: Biểu hiện lo lắng của học sinh lớp 12 trƣớc kì thi ..................... 49
THPT Quốc gia đợt 2 .................................................................................. 49
Bảng 3.7: Mức độ chán nản của học sinh lớp 12 trƣớc kì thi .................... 51
THPT Quốc gia ........................................................................................... 51
Bảng 3.8. Mức độ chán nản của các em học sinh lớp 12 trƣớc kì thi THPT
Quốc gia theo nam – nữ .............................................................................. 52
Bảng 3.9. Mức độ chán nản của các em học sinh lớp 12 trƣớc kì thi THPT
Quốc gia theo phân ban .............................................................................. 52
Bảng 3.10. Mức độ chán nản của các em học sinh lớp 12 trƣớc kì thi THPT
Quốc gia theo khu vực................................................................................. 53
Bảng 3.11: Biểu hiện chán nản của học sinh lớp 12 trƣớc kì thi ............... 54
THPT Quốc gia đợt 1 .................................................................................. 54
Bảng 3.12: Biểu hiện chán nản của học sinh lớp 12 trƣớc kì thi ............... 57
THPT Quốc gia đợt 2 .................................................................................. 57
Bảng 3.13: Tỉ lệ học sinh lớp 12 ứng phó với căng thẳng .......................... 60
Bảng 3.14: Tỉ lệ học sinh lớp 12 ứng phó tích cực với căng thẳng đợt 1... 61


Bảng 3.15: Tỉ lệ học sinh lớp 12 ứng phó tích cực với căng thẳng đợt 2... 63
Bảng 3.16: Tỉ lệ học sinh lớp 12 ứng phó tiêu cực với căng thẳng đợt 1... 64
Bảng 3.17: Tỉ lệ học sinh lớp 12 ứng phó tiêu cực với căng thẳng đợt 2... 66
Bảng 3.18: Tỉ lệ học sinh lớp 12 ứng phó lảng tránh với căng thẳng đợt 1

..................................................................................................................... 67
Bảng 3.19: Tỉ lệ học sinh lớp 12 ứng phó lảng tránh với căng thẳng đợt 2
..................................................................................................................... 68
Bảng 3.20: Tỉ lệ học sinh lớp 12 có khó khăn về cảm xúc .......................... 73
Bảng 3.21: Tỉ lệ học sinh lớp 12 có khó khăn về hành vi ........................... 74
Bảng 3.22: Tỉ lệ học sinh lớp 12 có khó khăn về tăng động ....................... 76
Bảng 3.23: Tỉ lệ học sinh lớp 12 có khó khăn về hoà nhập xã hội ............. 76
Bảng 3.24: Tổng điểm khó khăn của học sinh lớp 12 ................................. 77


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 sẽ thể hiện mối tƣơng quan này: ................................................ 69
Hình 3.2: Hỗ trợ của cha mẹ cho học sinh lớp 12 trƣớc kì thi ................. 71
THPT Quốc gia ......................................... Error! Bookmark not defined.
Hình 3.3: Hỗ trợ của thầy cô cho học sinh lớp 12 trƣớc kì thi THPT Quốc
gia .............................................................................................................. 72
Hình 3.4. Các khó khăn ảnh hƣởng tới mức độ lo lắng của học sinh lớp 12
trƣớc kì thi THPT Quốc gia ...................................................................... 78
Hình 3.5. Các khó khăn ảnh hƣởng tới mức độ chán nản của học sinh lớp
12 trƣớc kì thi THPT Quốc gia ................................................................. 79


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với sự phát triển vƣợt bậc của khoa học kĩ thuật và
công nghệ, xã hội hiện đại đem đến cho con ngƣời nhiều cơ hội nhƣng
đồng thời cũng mang tới cho họ nhiều thách thức và áp lực hơn trong cuộc
sống. Những áp lực đó là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng
căng thẳng diễn ra khá phổ biến ở mọi xã hội, mọi nền văn hóa, mọi đối
tƣợng, không loại trừ độ tuổi nào.

phải đối diện với rất nhiều khó khăn, áp lực trong học tập, đặc biệt là
những kì thi lớn và quan trọng đòi hỏi các bạn học sinh cần có các kĩ năng
ứng phó thích hợp để vƣợt qua khó khăn và tránh khỏi hậu quả do những
cách ứng phó tiêu cực gây ra. do ở độ tuổi còn trẻ, còn thiếu hiểu biết, kinh
nghiệm sống còn ít, kĩ năng sống cũng chƣa đƣợc chú trọng trong nhà
trƣờng phổ thông, nên không ít bạn trẻ đã không kiểm soát đƣợc những
hành động tiêu cực của mình, và gặp phải hoặc gây ra những hậu quả đáng
tiếc nhƣ bạo lực học đƣờng, tự làm hại bản thân, tự tử ... cuộc điều tra về vị
thành niên và thanh niên (tuổi từ 18 đến 25) lần 2 do Tổng cục dân số và
Tổng cục Thống kê tiến hành năm 2008 – 2010 với 10.044 mẫu khảo sát
trên 63 tỉnh thành Việt Nam cho thấy: 73,1% thanh thiếu niên đã từng có
cảm giác buồn chán; 21,3% đã từng có cảm giác thất vọng về tƣơng lai và
có 4,1% đã từng nghĩ đến chuyện tự tử. Điều đáng nói là so với cuộc điều
tra lần thứ nhất (năm 2003 – 2005), các tỉ lệ này đều đã tăng đáng kể, đặc
biệt tỉ lệ thanh thiếu niên đã từng có cảm giác buồn chán đã tăng từ 32,6%
lên 73,1%. Một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến căng thẳng của học sinh
là do áp lực học tập với phần lớn thời gian dành cho hoạt động học tập trên
lớp và ở nhà (Lê Thị Thanh Thủy, 2009; Phạm Thanh Bình, 2007). Trong
nghiên cứu trên 65 học sinh lớp 12 có dấu hiệu bị căng thẳng ở trƣờng
THPT chuyên ngữ - ĐHQGHN và THPT Lê Quý Đôn, tác giả Lê Thị
Thanh Thủy (2009) đã tìm thấy 89,2% học sinh cảm thấy căng thẳng vì
1


thời gian dành cho việc học quá nhiều và có 49,2% học sinh ở mức độ rất
căng thẳng. Trong số những học sinh ở mức độ rất căng thẳng với việc học
tập, có tới 32,3% học sinh thấy thực sự căng thẳng với việc chuẩn bị kì thi
tốt nghiệp và chọn trƣờng thi cao đẳng, đại học. Thực trạng này đặt ra vấn
đề là cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn về căng thẳng của học sinh nói
chung, ở học sinh lớp 12 nói riêng để hiểu rõ và xây dựng các biện pháp, chƣơng

trình nhằm giúp các em hình thành cách ứng phó tích cực với kì.
Từ năm 2015, bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quy chế thi mới
khi gộp hai kì thi là Kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông và Kì thi tuyển
sinh đại học và cao đẳng thành kì thi Trung học phổ thông Quốc gia. Kì thi
này xét cho thí sinh hai nguyện vọng: tốt nghiệp trung học phổ thông và
tuyển sinh đại học, cao đẳng. Việc thay đổi này đã tạo ra những khó khăn
cũng nhƣ tạo ra những áp lực riêng cho các em học sinh.
Căng thẳng nói chung, căng thẳng trong học tập ở học sinh THPT nói
riêng là vấn đề đã đƣợc nhiều tác giả trong nƣớc và ngoài nƣớc nghiên cứu
với các cách tiếp cận khác nhau trên những đối tƣợng khác nhau. Tuy
nhiên, nghiên cứu về căng thẳng trên học sinh lớp 12 khi đối mặt với một
kì thi lớn nhƣ kì thi Trung học phổ thông Quốc gia hoàn toàn chƣa có. Với
những hệ quả do căng thẳng đem lại cho các em học sinh THPT đƣợc các
tác giả đi trƣớc phát hiện thấy, với những tác động của sự phát triển văn
hóa, xã hội, khoa học công nghệ ngày nay, chúng tôi cho rằng việc nghiên
cứu căng thẳng ở học sinh lớp 12 trƣớc kì thi Trung học phổ thông Quốc
gia là vô cùng cần thiết.
Từ những lý do nên trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài
“Nghiên cứu về căng thẳng tâm lý ở học sinh lớp 12 trước kì thi Trung
học phổ thông Quốc gia”. Cũng qua nghiên cứu này, chúng tôi mong
muốn đề xuất đƣợc một số kiến nghị giúp các em học sinh lớp 12 hình
thành những cách ứng phó tích cực với căng thẳng trƣớc kì thi Trung học phổ
thông Quốc gia.
2


2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về căng thẳng và các yếu tố ảnh
hƣởng đến căng thẳng ở học sinh lớp 12 trƣớc kì thi Trung học phổ thông
Quốc gia. Trên cơ sở đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm trợ giúp học sinh

ứng phó tích cực và giảm thiểu căng thẳng khi đối mặt với kì thi.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1 . Đối tượng nghiên cứu
Một số biểu hiện căng thẳng và các yếu tố ảnh hƣởng đến căng thẳng
ở học sinh lớp 12 trƣớc kì thi Trung học Phổ thông Quốc gia.
3.2 Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên 252 học sinh lớp 12 thuộc 3 trƣờng
THPT trên địa bàn Hà Nội: THPT Kim Liên, THPT Đống Đa, THPT Cao
Bá Quát (Hà Đông).
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. căng thẳngcăng thẳngkì THPT Quốc gia ở
4.2. Nghiên cứu thực trạng biểu hiện căng thẳng và các phƣơng thức ứng
phó với căng thẳng của học sinh lớp 12 trƣớc kì thi Trung học Phổ
thông Quốc gia ở các thời điểm khác nhau. Phân tích các yếu tố ảnh
hƣởng tới căng thẳng.
4.3. Đề xuất một số kiến nghị giúp học sinh giảm thiểu căng thẳng và ứng
phó tích cực với căng thẳng.
5. Giới hạn nghiên cứu
5.1. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Đề tài tập trung khảo sát các em học sinh lớp 12 thuộc 3 trƣờng THPT
trên địa bàn Hà Nội; trong đó có 2 trƣờng thuộc nội thành Hà Nội (THPT
Kim Liên và THPT Đống Đa) và 1 trƣờng thuộc ngoại thành Hà Nội
(THPT Cao Bá Quát – Hà Đông).
5.2. Giới hạn về nội dung nghiên cứu

3


Đề tài giới hạn nghiên cứu một số chiều cạnh căng thẳng học sinh lớp
12 trƣớc kì thi Trung học phổ thông Quốc gia, bao gồm: mức độ biểu hiện

một số cảm xúc tiêu cực của căng thẳng (lo lắng, chán nản), cách ứng phó
với căng thẳng và các yếu tố ảnh hƣởng đến căng thẳng dựa trên sự đánh
giá chủ quan của các em. Các chiều cạnh này đƣợc xem xét ở các thời điểm
khác nhau: cách 7 tháng trƣớc kì thi (tháng 11/2016) và cách 3 tháng trƣớc
kì thi (tháng 3/2017).
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Trƣớc kì thi Trung học phổ thông Quốc gia, một bộ phận học sinh
lớp 12 trong nghiên cứu này có các biểu hiện căng thẳng khác nhau biểu
hiện lo lắng, chán nản.Có sự khác nhau về mức độ biểu hiện căng thẳng
của học sinh lớp 12 ở những giai đoạn khác nhau: càng gần kì thi, căng
thẳng của các em càng .căng thẳngkì, và lảng tránh đa phần các em sử dụng
cách ứng phó tích cực và lảng tránh, tuy nhiên vẫn có một số lƣợng nhỏ các
em sử dụng những các ứng phó tiêu cực.
- Các yếu tố khách quan (cha mẹ, thầy cô) có ảnh hƣởng nhiều nhất
đến mức độ biểu hiện căng thẳng và cách ứng phó với căng thẳng của học
sinh lớp 12 trƣớc kì thi Trung học phổ thông Quốc gia.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu
- Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
- Phƣơng pháp thống kê toán học
8. Đóng góp của luận văn
- Kết quả nghiên cứu lý luận đã khái quát hoá đƣợc các hƣớng nghiên
cứu về căng thẳng ở học sinh nói chung và học sinh lớp 12 trƣớc kì thi
THPT Quốc gia nói làm sáng tỏ đƣợc các vấn đề: khái niệm căng thẳng,
căng thẳng ở học sinh lớp 12, các biểu hiện căng thẳng của học sinh lớp 12,

4



ứng phó của học sinh lớp 12 với căng thẳng, các yếu tố ảnh hƣởng tới căng
thẳng của học sinh lớp 12 trƣớc kì thi THPT Quốc gia
- Kết quả nghiên cứu thức tiễn cho thấy: Khoảng 40% học sinh lớp 12
trƣớc kì thi THPT Quốc gia có các biểu hiện của căng thẳng là lo lắng,
chán nản. Mức độ của các cảm xúc tiêu cực này tăng lên khi kì thi gần.
Đa phần học sinh đã có những ứng phó tích cực với căng thẳng, bên
cạnh đó còn có cách ứng phó lảng tránh cũng đƣợc học sinh lựa chọn. Các
cách ứng phó này không có sự khác biệt giữa các lần khảo sát. Nói cách
khác các em học sinh duy trì cách thức ứng phó với kì thi cho dù có sự thay
đổi về thời gian. Số liệu điều tra cũng cho thấy học sinh nam thƣờng sử
dụng những cách ứng phó tiêu cực hơn học sinh nữ. Với những học sinh
càng có mức độ lo lắng, chán nản, khó khăn cao thì càng có nhiều ứng phó
tiêu cực, lảng tránh. Kết quả này cũng cho thấy sự thiếu hụt của các kỹ
năng ứng phó với các cảm xúc tiêu cực.
- Có sự tƣơng quan giữa mức độ biểu hiện của căng thẳng (lo lắng,
chán nản) với các hỗ trợ xã hội nhƣ cha mẹ, thầy cô, bạn bè và kĩ năng ứng
phó. Khi càng nhiều hỗ trợ xã hội cha mẹ, thầy cô, bạn bè học sinh càng có
xu hƣớng sử dụng các cách ứng phó tích cực. Tuy nhiên, sự quan tâm, chia
sẻ từ cha mẹ, thầy cô lại làm mức độ của các cảm xúc tiêu cực nhƣ lo lắng,
chán nản lại có xu hƣớng tăng lên.

5


9. Cấu trúc của luận văn
Mở đầu
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về căng thẳng ở học sinh lớp 12 trƣớc kì thi
trung học phổ thông quốc gia
Chƣơng 2. Tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu thực tiễn về căng thẳng ở học sinh

lớp 12 trƣớc kì thi trung học phổ thông quốc gia
Kết luận và kiến nghị
Phụ lục

6


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CĂNG THẲNG Ở HỌC SINH LỚP 12
TRƢỚC KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA
1.1. Tổng quan nghiên cứu về vấn đề căng thẳng ở học sinh Trung học
phổ thông.
Cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống tam lý của con ngƣời cũng
ngày càng phong phú và đa dạng để thích nghi với mo i trƣờng sống luon
thay đổi. Hàng ngày, con ngƣời phải đối mạt với nhiều sự kiẹn, nhiều biến
cố xảy ra xung quanh họ, phải đƣong đầu với nhiều tình huống khó khan
phức tạp khác nhau. Do đó, bất cứ ai cũng có thể bị căng thẳng - trạng thái
cang thẳng về tam lý với các mức đọ khác nhau. Chính những điều này đã
thúc đẩy ngày càng có nhiều nghiên cứu về căng thẳng.
Có thể nói, nghiên cứu căng thẳng nói chung đã xuất hiện trên thế giới
từ thế kỷ 17. Trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, nghiên cứu căng thẳng có
những thành tựu nhất định từ việc đƣa ra định nghĩa, tiêu chí để xác định
căng thẳng, các thang đo, trắc nghiệm đánh giá và các phƣơng pháp nghiên
cứu căng thẳng và tập trung vào nhiều nhóm đối tƣợng khác nhau. Ở
nghiên cứu này chúng tôi tập trung vào những nghiên cứu về căng thẳng
của học sinh lứa tuổi THPT.
1.1.1. Một sốghiên cứu về căng thẳng và căng thẳng ở học sinh trung
học phổ thông
Trên thế giới, các nghiên cứu về căng thẳng học đƣờng rất đa dạng,
tập trung vào nhiều khía cạnh và lĩnh vực nhƣ: các hiểu hiện của căng

thẳng, tìm hiểu nguyên nhân, tìm hiểu cách thức ứng phó, sự liên quan của
căng thẳng học đƣờng với các sự kiện cuộc sống hay sức khỏe tâm thần.
Trong vài năm gần đây, các nghiên cứu tập trung nhiều vào mô tả các mối
quan hệ giữa căng thẳng học đƣờng và giới, sắc tộc, dân tộc, thành tích học
tập và rèn luyện của học sinh. Nhiều nghiên cứu tìm hiểu độ tin cậy và hiệu

7


lực của các trắc nghiệm căng thẳng cho học sinh, thích nghi hoặc chứng
minh tính hiệu quả của các trắc nghiệm mới. Đa số các nghiên cứu tiến
hành theo lát cắt ngang, một số nghiên cứu thực hiện theo lát cắt dọc để tìm
hiểu sự thay đổi về căng thẳng ở học sinh theo thời gian. Trong nghiên cứu này,
chúng tôi tổng quan các nghiên cứu trên học sinh theo 2 hƣớng:
- Hƣớng nghiên cứu thứ nhất tập trung làm rõ các tác nhân gây căng
thẳng của học sinh
Theo Compas (1997) và Sim (2000) căng thẳng của học sinh đến từ
những sự kiện trong cuộc sống hàng ngày nhƣ cha mẹ ly dị, ngƣời thân
mất,... hay những rắc rối hàng ngày nhƣ mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái,
các yêu cầu trong học tập, cãi nhau với bạn bè... Khi những yếu tố này kết
hợp với nau chúng trở thành chỉ báo quan trọng dự báo đời sốn tâm lý của
học sinh [22; 28]
Isakson & Jarvis (1999) cho rằng học sinh hàng ngày phải đối mặt với
những tác nhân gây căng thẳng bình thƣờng và những tác nhân gây căng
thẳng không bình thƣờng. Theo hai tác giả này, những tác nhân gây căng
thẳng bình thƣờng bao gồm những thay đổi do phát triển của trẻ vị thành
niên nhƣ dậy thì, do chuyển trƣờng, gia tăng áp lực học tập. Các tác nhân
gây căng thẳng không bình thƣờng có thể đến từ những tình huống bất ngờ
nhƣ động đất, sóng thần …
Nghiên cứu của Byrne, Davenport và Masanov (2007) đã đƣa ra 10

khía cạnh của các nguồn gây căng thẳng bao gồm 58 items. Bốn trong số
10 khía chiều cạnh liên quan đến học tập; các khía cạnh khác phản ánh
những căng thẳng liên quan đến mối quan hệ giữa các cá nhân, đời sống gia
đình, áp lực tài chính, không chắc chắn về tƣơng lai và xuất hiện trách
nhiệm của ngƣời lớn.
Một số các tác giả khác nhƣ Crystal và cộng sự (1994), De Anda và
cộng sự (2000); Lohman & Jarvis (2000), khi nghiên cứu căng thẳng ở học
sinh, quan tâm nhiều đến tác nhân liên quan đến học tập. Những vấn đề mà
8


học sinh phải đối mặt với các yếu tố liên quan đến học tập nhƣ làm bài
kiểm tra, điểm học tập, làm bài tập ở nhà, những k vọng đạt thành tích
cao… đƣợc xem nhƣ là các nguồn gây căng thẳng lớn nhất cho học sinh.
Các loại yếu tố gây căng thẳng liên quan đến trƣờng học bao gồm thành
tích học tập, sự tham gia các hoạt động, sự tƣơng tác với các giáo viên và
việc cân bằng thời gian giải trí ở nhà trƣờng (Byrne và cộng sự, 2007).
Các tác giả khác nhƣ Nelson và Lott (1990),

llen và cộng sự (1994)

lại quan tâm nhiều đến nguyên nhân gây ra căng thẳng cho trẻ vị thành niên
trong mối quan hệ với gia đình nhƣ: những k vọng không hợp lý của cha
mẹ không thể trở thành sự thực, sự cằn nhằn, sự trì hoãn của cha mẹ, tính
rập khuôn và không tôn trọng quan điểm của con cái. 19]
- Hƣớng nghiên cứu thứ hai tập trung vào cách ứng phó của học sinh
đối với căng thẳng
Nhiều nghiên cứu trên thế giới khẳng định những hạn chế của cách
ứng phó với các hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống ở vị thành niên ảnh
hƣởng tiêu cực đến thể chất và tinh thần của họ.

Nezu và Ronan (1988), khi nghiên cứu về kĩ năng ứng phó của trẻ vị
thành niên, chỉ cho rằng nếu vị thành niên không có kĩ năng phòng ngừa
những tác động của hoàn cảnh dẫn đến căng thẳng, trầm cảm và lo âu. Để
giải quyết đƣợc các vấn đề, vị thành niên cần có niềm tin dựa vào năng lực,
xác lập đƣợc những kĩ năng ứng phó với những hoàn cảnh khó khăn của
bản thân.[21]
Kovacs (1989) cho rằng, có nhiều vấn đề về tâm thần của trẻ em liên
quan đến sự hiểu biết của các em về các kĩ năng xã hội. Đây là một trong
những nguyên nhân làm tăng ý tƣởng và hành vi tự sát.[21]
Các tác giả Carver, Scheiner và Weintraub (1989) lại cho rằng Hành
vi ứng phó có tính chất ổn định và đƣợc coi là xu hƣớng ứng xử. Con ngƣời
có cách ứng phó nất định trong nhiều tình huồng khác nhau. Cách ứng phó
của cá nhân ảnh hƣởng đến chính cá nhân đó. 13]
9


Compas và các cộng sự (2001) đã tóm tắt 63 nghiên cứu về ứng phó
trẻ em và vị thành niên từ năm 1988 đến năm 2001, trong đó có hơn 50
nghiên cứu đã tìm hiểu mối quan hệ giữa ứng phó và những vấn đề sức
khỏe tâm thần. Những thang đo khảo sát về sức khỏe tâm thần đƣợc sử
dụng nhiều trong các nghiên cứu theo xu hƣớng này nhƣ bảng kiểm về các
hành vi của trẻ (CBCL), bảng tự thuật của thanh thiếu niên (YSR) của
Thomas M. chenbach (1995); thang đo lo âu (RCM S) của Cecil và Bert
(1985); bảng kiểm trạng thái lo âu (SSAI) của Speiberger (1983), thang đo
trầm cảm (BDI) của Beck (1996) … Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy,
ứng phó có mối liên quan đến các vấn đề cảm xúc nhƣ lo âu, căng thẳng,
giận dữ, trầm cảm và các vấn đề về hành vi nhƣ xâm kích, tăng động,
không tập trung chú ý, hành vi phạm pháp, lệch lạc, suy nghĩ lệch lạc, sử
dụng rƣợu và các chất kích thích. [23]
Kumarmahi (2007) tới tác phẩm “Kĩ năng ứng phó với căng thẳng” đã

nêu các vấn đề liên quan đến kĩ năng ứng phó. Theo đó, có 3 bƣớc của quá
trình ứng phó là nhận diện tác nhân, quy trách nhiệm và hành động. Từ đó,
tác giả nhấn mạnh, kĩ năng ứng phó với căng thẳng cần thiết phải có: kĩ
năng tƣ duy tích cực, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, kĩ năng
giao tiếp, kĩ năng tƣơng tác xã hội và kĩ năng tự điều chỉnh [24,tr8-9]
Các nghiên cứu đã chứng tỏ cách ứng phó có mối quan hệ với khí chất
(Ebata và Moos, 1994; Kurdek và Sinclair, 1988), tính cách (Flachsbart,
2007; Bolger và Zuckerman 1995, Grant và Langan-Fox 2007, Gunthert và
các cộng sự, 1999, Penley và Tomaka 2002, Suls và Martin, 2005) [dẫn
theo Carver và J. Connor-Smith, 2010], tính lạc quan - bi quan (Solberg
Nes và Segerstrom, 2006; dẫn theo Carver và J. Connor-Smith, 2010), tự
đánh giá về giá trị bản thân (Chapman và Mullis, 1999; Ni và các cộng sự,
2012), đánh giá về sự kiện gây ra căng thẳng (Compas và các cộng sự,
1988). Cách ứng phó của trẻ không chỉ chịu chi phối bởi các yếu tố cá nhân
mà còn chịu sự chi phối mạnh mẽ của các yếu tố xã hội. Có khá nhiều
10


nghiên cứu về mối quan hệ giữa chỗ dựa xã hội và cách ứng phó ở vị thành
niên (Bal Crombez, Van Oost và Debourdeaudhui, 2003; Frydenberg, 2008).
1.1.2. ghiên cứu về căng thẳng và căng thẳng ở học sinh trung học phổ
thông
1.1.2.1. Những nghiên cứu về căng thẳng
Trong những năm 80 của thế kỷ XX, một chuyên khảo viết về “Căng
thẳng trong thời đại văn minh” do hai bác sĩ Phạm Ngọc Rao và Nguyễn
Hữu Nghiêm biên soạn và xuất bản, đã khái quát lịch sử nghiên cứu căng
thẳng và cảnh báo về những nguy cơ và hậu quả của căng thẳng có thể gây
ra cho con ngƣời trong xã hội hiện đại. Sự phát triển công nghiệp cũng nhƣ
xã hội cùng môi trƣờng ô nhiễm và những yếu tố nội tại trong cơ thể con
ngƣời đã trở thành tác nhân gây căng thẳng.[16]

Hai tác giả có đóng góp rất lớn trong việc nghiên cứu về căng thẳng ở
nƣớc ta là Đặng Phƣơng Kiệt và Nguyễn Khắc Viện. Hai tác giả này đã có
nhiều nghiên cứu mang tính lý luận và thực tiễn về căng thẳng qua việc
thăm khám lâm sàng và chữa trị cho trẻ em. Một số các tác phẩm nhƣ
“Căng thẳng và đời sống” (1998), “Chung sống với căng thẳng” (2004),
“Căng thẳng và sức khỏe” (2004) của Đặng Phƣơng Kiệt là sự kết hợp
những tri thức khoa học cơ bản liên quan đến căng thẳng và những vấn đề
cập nhật của đời sống con ngƣời Việt Nam. Những công trình nghiên cứu
của Nguyễn Khắc Viện cho thấy các biện pháp giải tỏa hoặc chế ngự căng
thẳng; đồng thời, ông đƣa ra hàng loạt các căn bệnh thậm chí gây tổn
thƣơng nặng, có thể dẫn tới cái chết xuất phát từ căn nguyên tâm lý – do
căng thẳng gây ra mà cách chữa trị chủ yếu là tác động tới tinh thần của
ngƣời bệnh.
1.1.2.2. Những nghiên cứu về căng thẳng ở học sinh
Ở Việt Nam, vấn đề căng thẳng học đƣờng đang đƣợc nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm bởi những hệ quả do căng thẳng gây ra đối với học
sinh nhƣ bị trầm cảm, có hành vi gây hấn, xâm kích, thậm chí là tự tử.
11


Phần lớn nghiên cứu ở Việt Nam tập trung khảo sát các khó khăn tâm
lý của trẻ vị thành niên và các mức độ biểu hiện, nguyên nhân dẫn đến căng
thẳng, lo âu (Phạm Thanh Bình, 2005; Nguyễn Bá Đạt, 2001; Đỗ Thị Lệ
Hằng, 2009; Phí Thị Hiếu, 2006; Phạm Thị Thanh Hƣơng, 2003; Nguyễn
Thị Hằng Phƣơng, 2009; Đinh Thị Hồng Vân và Nguyễn Phƣớc Cát
Tƣờng, 2010…). 2; 3; 6; 11; 15]
Tác giả Đặng Phƣơng Kiệt và Nguyễn Khắc Viện (1994) khi bàn luận
về vấn đề căng thẳng liên quan đến trẻ em, thanh thiếu niên, học sinh trong
tác phẩm “Tâm lý học và đời sống”, đã chỉ ra nguồn gốc gây ra căng thẳng
là sự hụt hẫng, mâu thuẫn, tính hai mặt, sự chấn thƣơng với những mức độ

căng thẳng thể hiện ở trƣờng độ và cƣờng độ tồn tại gây tổn thƣơng nghiêm
trọng cho cá nhân trẻ; đồng thời, chỉ ra những phản ứng với căng thẳng ở
trẻ đƣợc thể hiện thông qua ứng xử hung tính, ứng xử thụ động và ứng xử
ngƣợc đời, cùng với những hậu quả do căng thẳng gây ra cho trẻ.
Phạm Thanh Bình (2007), trong nghiên cứu về “Căng thẳng trong học
tập của học sinh THPT” trên nhóm khách thể là 150 học sinh tại địa bàn
Yên Mô – Ninh Bình, đã đƣa ra kết quả nhƣ sau: có 57,33% học sinh đƣợc
điều tra đang ở mức độ căng thẳng cao. Tuy nhiên, những hiểu biết của học
sinh về tác hại hay lợi ích của căng thẳng đối với đời sống lại chƣa đầy đủ.
Mức độ biểu hiện căng thẳng ở học sinh nam diễn ra thƣờng xuyên hơn so
với học sinh nữ. Mức độ biểu hiện căng thẳng của học sinh lớp 12 là
thƣờng xuyên do chịu sức ép từ các kì thi tốt nghiệp THPT và thi vào cao
đẳng, đại học; đồng thời, phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên, sự quan
tâm của giáo viên đối với học sinh, sự phân bố thời gian học tập, nghỉ ngơi,
giải trí của cá nhân học sinh chƣa hợp lý … cũng là những yếu tố làm gia
tăng mức độ biểu hiện căng thẳng của học sinh lớp 12. [2]
Một nghiên cứu ở các trƣờng THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh cho thấy có 21% học sinh bị trầm cảm, 3% có hành vi cố ý tự gây
thƣơng tích, 8% đã từng bỏ nhà đi (Trung tâm truyền thông Giáo dục sức
12


khỏe, Sở Y tế TP HCM, 2007).
Nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Phụ nữ (ĐHQGHN) năm 2008
khảo sát trên 200 học sinh lớp 12 đã chỉ ra rằng 47% học sinh bị căng thẳng
từ mức độ nhẹ, vừa và nặng. Những nguy cơ mà căng thẳng có thể đem đến
cho các em không nhỏ, ảnh hƣởng đến sự phát triển tâm lý khi trƣởng thành.
Tác giả Lê Thị Thanh Thủy, trong bài viết “Căng thẳng trong học tập
và cách ứng phó của học sinh cuối cấp THPT” (2009), đã chỉ ra rằng áp lực
trong học tập của học sinh khối lớp 12 lớn hơn khối 10 và 11 bởi hai kì thi

tốt nghiệp THPT và thi vào đại học. Có gần 80% học sinh đƣợc khảo sát (n
= 65) cho rằng khi bị căng thẳng hay chịu những áp lực về học tập, thi cử…
thì cảm thấy cần phải nỗ lực hợn trong học tập; 56,9% học sinh lớp 12
không bị giảm sút thành tích học tập và 78,5% học sinh bị căng thẳng biết
sắp xếp thời gian biểu hợp lý hơn. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu cũng
cho thấy 20% học sinh cảm thấy mệt mỏi, chán nản với việc học, thậm chí
có những học sinh mất niềm tin vào năng lực và sức học của bản thân. Mức
độ căng thẳng càng nặng thì độ hứng thú và nỗ lực trong học tập của học
sinh càng giảm. Học sinh bị căng thẳng càng nặng càng ít có khả năng ứng
phó với căng thẳng. Nghiên cứu này cũng chỉ ra 4 hình thức ứng phó chủ
yếu với căng thẳng của học sinh: giải trí bằng xem phim, nghe nhạc …;
chia sẻ với ngƣời khác (mang lại hiệu quả cao); khẳng định lại bản thân và
sử dụng các chất kích thích (rƣợu, bia, thuốc lá; chiếm 23%).
Năm 2011, Nguyễn Thị Minh Hải nghiên cứu đề tài “Kĩ năng ứng phó
với căng thẳng của học sinh trƣờng Trung học cơ sở Tứ Minh thành phố
Hải Dƣơng” đã đi sâu vào phân tích các biện pháp ứng phó với căng thẳng
(từ lý luận đến thực tiễn): nhóm biện pháp điều chỉnh nhận thức của bản
thân, nhóm biện pháp điều chỉnh lối sống, nhóm biện pháp tìm đến các hoạt
động phong phú đa dạng, nhóm biện pháp tìm về gia đình, nhóm biện pháp
hoạt động xã hội. [5]
Tác giả Đinh Thị Hồng Vân (2014) cũng đã tìm hiểu “cách ứng phó
13


với những cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội của trẻ vị thành niên thành
phố Huế” đã chỉ ra những tác nhân quan hệ xã hội gây ra các cảm xúc âm
tính ở trẻ vị thành niên có liên quan đến quan hệ, ứng xử với thầy cô
giáo.[14]
Tác giả Đỗ Thị Lệ Hằng (2013) đã nghiên cứu “căng thẳng của học
sinh trung học phổ thông” và đã phát hiện ra rằng tác nhân gây căng thẳng

cho học sinh rất đa dạng, học sinh phải đối mặt với nhiều tác nhân gây căng
thẳng khác nhau liên quan đến học tập (áp lực thi cử, phải thi đỗ đại học,
học nhiều…), mối quan hệ với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, liên
quan bạn bè (bạn cùng trang lứa, bạn khác giới), những thay đổi về về mặt tâm
lý của lứa tuổi (vi phạm nội quy trƣờng học, vi phạm luật lệ giao thông…), và
những tác nhân xảy ra bất ngờ (bị bắt nạt, bị trấn lột, bị mất đồ…). 7]
Sau khi tổng quan tài liệu về căng thẳng ở học sinh THPT ở nƣớc
ngoài và ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy phần lớn các nghiên cứu tập
trung vào tìm hiểu mức độ biểu hiện căng thẳng ở học sinh, nguyên nhân
gây ra căng thẳng và các cách ứng phó của học sinh đối với căng thẳng.
Tuy nhiên, chƣa có nghiên cứu nào nghiên cứu về căng thẳng của học sinh
lớp 12 trƣớc kì thi Trung học phổ thông Quốc gia.
1.2. Một số vấn đề lý luận về căng thẳng ở học sinh lớp 12 trƣớc kì thi
Trung học phổ thông Quốc gia
1.2.1. Lý luận về căng thẳng
1.2.1.1. Khái niệm căng thẳng
Thuật ngữ “stress” lần đầu tiên đƣợc sử dụng ở thế kỉ XIV để chỉ
những khó khăn, nghịch cảnh hoặc phiền não [27]. Stress bắt nguồn từ
tiếng la tinh “strengere”, có nghĩa là căng thẳng, nghịch cảnh, bất hạnh, đè
nén. Trong luận văn này chúng tôi sử dụng thuật ngữ “căng thẳng” đƣợc
dịch từ tiếng anh sang tiếng việt tƣơng đƣơng với thuật ngữ “stress”. Ban
đầu, căng thẳng đƣợc dùng để chỉ phản ứng bình thƣờng của cơ thể và miêu
tả các trạng thái của cá nhân đối với các điều kiện bên ngoài ở các mức độ
14


sinh lý, tâm lý và hành vi. Hiện nay, thuật ngữ căng thẳng đƣợc hiểu theo
nhiều nghĩa khác nhau.
Theo từ điển tâm lý học Nga của V.Tr. Dintrenko và B.G.
Mesiriakova (1996), “Căng thẳng – trạng thái căng thẳng về tâm lý xuất

hiện ở ngƣời trong quá trình hoạt động ở những điều kiện phức tạp, khó
khan của đời sống thƣờng ngày, cũng nhƣ trong những điều đặc biệt” [9].
ndrew M.Colman (2003) đã đƣa ra khái niệm tổng quát hơn về căng
thẳng: “Căng thẳng là trạng thái không thoải mái về thể lý và tâm lý, phát
sinh do những tình huống, sự kiện, trải nghiệm, khó có thể chịu đựng đƣợc
hoặc vƣợt qua, nhƣ những biến cố nghề nghiệp, kinh tế, xã hội, cảm xúc
hoặc thể lý” [15]
Theo từ điển Y học Anh-Việt (2007): “Bất kì nhân tố nào đe dọa đến
sức khoẻ cơ thể hay có tác động phƣơng hại đến các chức năng cơ thể, nhƣ
tổn thƣơng, bệnh tật hay tâm trạng lo lắng thì đều gọi là căng thẳng”. [1]
Cohen và Herbert (1996) và Lazarus (1993) cho rằng “Căng thẳng là
một trạng thái cảm xúc tiêu cực xuất hiện nhằm phản ứng lại các sự kiện
đƣợc xem là đòi hỏi sự cố gắng hoặc vƣợt quá các nguồn lực hay khả năng
ứng phó của một ngƣời”. [25]
Các tác giả này đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của nhận thức và khả
năng đánh giá của một ngƣời về các sự kiện gây ra căng thẳng. Một sự kiện
có thể làm cho một số ngƣời bị căng thẳng nhƣng ngƣời khác thì không.
Các sự kiện hay tình huống căng thẳng đƣợc gọi là các tác nhân gây căng
thẳng (ors). Căng thẳng xảy ra từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tâm lý
học đã xác định một số nguyên nhân quan trọng gây căng thẳng chẳng hạn
nhƣ các sự kiện cuộc sống hàng ngày, xung đột, và các yếu tố xã hội và văn
hóa. Ngoài ra căng thẳng còn có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân
khác.Trong luận văn này, chúng tôi theo quan điểm tiếp cận lý thuyết Căng
thẳng nhƣ một phản ứng tâm lý của Richard J. Gerrig và Philip
G.Zimbardo: “Căng thẳng là phản ứng tâm lý của con ngƣời nhƣ là sự khó
15


×