Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

kế HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ năm HỌC 2018 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.94 KB, 33 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN HOÀNG MAI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MẦM NON NGÔI NHÀ THẦN TIÊN

Số: … / KH - MNNNTT

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà nội, ngày 20 tháng 08 năm 2018

KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2018 - 2019
Căn cứ Hướng dẫn số 3853/Quận -UBND /HD - BGDĐT - GDMN ngày
31 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực
hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non (GDMN) năm học 2018 - 2019;
Căn cứ chỉ thị số 2919/PGD&ĐT- GDMN ngày 10/08/2018 của Phòng Giáo
dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học
2018 - 2019 quận Hoàng Mai.
Căn cứ Thông báo số 3611/TB-SGD&ĐT ngày 28tháng 8 năm 2018 về việc
ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2018 - 2019 của ngành Giáo dục &
Đào tạo Hà Nội.
Căn cứ vào tình hình thực tế và những kết quả đạt được trong năm học 2017
-2018 của Nhà trường, Trường mầm non Ngôi nhà thần tiên xây dựng kế hoạch thực
hiện nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 như sau:
A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
I. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của UBND quận Hoàng Mai, phòng GD – ĐT Quận, UBND
phường Mai Động, các ban ngành đoàn thể từ Quận đến Phường, các tổ dân phố nên
nhận thức của nhân dân và các bậc phụ huynh về Nhà trường ngày càng được nâng
lên.


- Phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai đã thực hiện đạt hiệu quả Đề án “Nâng cao
chất lượng giáo dục mầm non quận Hoàng Mai giai đoạn 2011 - 2019”. Đội ngũ
CBQL và GVNV được phòng GD&ĐT tổ chức nhiều đợt tập huấn, bồi dưỡng, kiến
tập về chuyên môn, công nghệ thông tin và kiến thức quản lý đạt hiệu quả.
- Trường có đội ngũ giáo viên có tinh thần đoàn kết, nhiệt tình, yêu nghề, mến
trẻ, có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm, đời sống giáo viên cao, 100% các lớp
duy trì soạn bài trên máy tính và thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới.


- Chủ trường tâm huyết, chịu khó đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng
chăm sóc giáo dục trẻ hiện đại, công nghệ thông tin được mở rộng nên phụ huynh
yên tâm tin tưởng. Nhận thức của phụ huynh về vị trí vai trò của GDMN đã được
nâng cao, nên nhu cầu gửi con đến trường ngày càng tăng. Công tác xã hội hoá giáo
dục được đẩy mạnh, chính vì vậy trường luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của
các lực lượng ngoài xã hội.
II. Khó khăn
- Đa số phụ huynh là những gia đình khá giả, có điều kiện nên việc quan tâm,
chăm lo cho các con đôi khi hơi thái quá, khiến giáo viên có cảm giác mình chưa
thật sự được tôn trọng, hoặc có những gia đình tự cho mình cái quyền được đòi hỏi,
hạch sách các cô và Nhà trường nên để duy trì, tồn tại và phát triển Nhà trường và
các cô đã phải vất vả, nhẫn nhịn để phục vụ tốt. Điều đó khiến giáo viên không thấy
thoải mái trong công việc, không muốn gắn bó và làm việc lâu dài ở trường tư thục.
- Một số giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm chăm sóc trẻ, một số các đồng chí
giáo viên lớn tuổi còn hạn chế về sử dụng máy tính và chưa đáp ứng được yêu cầu
đổi mới của chương trình GDMN mới. Trường có nhiều giáo viên đang trong độ tuổi
sinh đẻ.
- Tuy đời sống giáo viên cao nhưng tư tưởng của chị em vẫn hướng về trường
công, do đó trường cũng gặp phải những khó khăn chung của các trường, lớp tư thục
về việc ổn định giáo viên lâu dài.
B. NHIỆM VỤ CHUNG CỦA NĂM HỌC:

Năm học 2018 - 2019 trường mầm non Ngôi nhà thần tiên tập trung triển khai
thực hiện một số nhiệm vụ như sau:
- Xây dựng phát triển hệ thống, mạng lưới trường, lớp mầm non theo hướng tạo
môi trường thiên nhiên xanh, đạt chuẩn hóa, hiện đại hóa;
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về GDMN;
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi
mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo;
- Thực hiện công bằng trong GDMN, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ;
- Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, nhằm phát triển toàn diện và
hình thành kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ, chuẩn bị tốt cho trẻ
học phổ thông.
C. NHIỆM VỤ CỤ THỂ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
2


I. Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào thi đua
- Thực hiện tốt Chỉ thị số 05/CT-TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đưa các nội dung của cuộc
vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và
phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" thành các
hoạt động thường xuyên, mang lại hiệu quả thiết thực, gắn với việc nâng cao chất
lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Xây dựng các phong trào thi đua thiết thực,
cụ thể hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập Ngành Giáo dục & Đào tạo Thủ đô
(10/1954 - 10/2018).
- Thực hiện nghiêm túc chủ đề “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”; “Mỗi thầy,
cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; ”Xây dựng môi trường giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm”. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tổ chức học tập, thường
xuyên quán triệt trong đội ngũ CBQL, GV, NV mầm non về phẩm chất đạo đức, lối
sống lành mạnh, lương tâm nghề nghiệp, phấn đấu thực hiện tốt chức năng, nhiệm
vụ trong các hoạt động chăm sóc giao dục trẻ, đảm bảo an toàn phòng tránh tai nạn

thương tích cho trẻ.
- Nghiêm túc thực hiện chủ đề “Kỷ cương trong quản lý cơ sở GDMN là nhóm
trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục”; Phong trào “Cặp lá yêu thương”, kết nghĩa, hỗ trợ
GDMN các huyện khó khăn trên địa bàn Thủ đô và các tỉnh miền núi phía Bắc Tổ
quốc. Nhà trường xây dựng kế hoạch chi tiết các hoạt động từ thiện trong năm, nêu
cao tinh thần ủng hộ của CBGVNV toàn trường và kêu gọi sự ủng hộ từ PHHS.
* Một số giải pháp:
- Tổ chức quán triệt tư tưởng và đề ra nhiệm vụ rèn luyện cụ thể cho từng cán bộ
giáo viên, phát huy tính chủ động sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí, trung thực trong công tác, đoàn kết nội bộ, tận tụy
với công việc, hết lòng chăm sóc và thương yêu trẻ.
- Lồng ghép nội dung của cuộc vận động vào trong các buổi họp hội đồng giáo
viên, sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt Công đoàn.
- Gắn nhiệm vụ được giao cho từng cán bộ giáo viên đối với việc tu dưỡng, rèn
luyện đạo đức, lối sống của bản thân trong công việc.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.
II. Phát triển quy mô, mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, tăng tỷ lệ huy động
trẻ. Củng cố nâng cao chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi
(PCGDMNTENT)
- Nghiêm túc thực hiện “Kế hoạch phát triển giáo dục mầm non đến năm 2020”
của Thành phố và của quận Hoàng Mai. BGH Nhà trường xây dựng cụ thể “Kế
hoạch phát triển nhà trường đến năm 2020”, xây dựng thương hiệu, chất lượng
trường mầm non tư thục theo chuẩn của Bộ GD&ĐT.
- Tăng tỷ lệ huy động trẻ đến các cơ sở GDMN ở tất cả các độ tuổi: Duy trì 100%
trẻ đến trường, lớp được ăn bán trú và được học 2 buổi/ ngày, 75% trẻ khuyết tật ở
thể nhẹ trong độ tuổi mầm non được học hòa nhập.
3


- Nhà trẻ phấn đấu huy động: Đạt tỷ lệ 35% số trẻ trong độ tuổi Nhà trẻ ra lớp

(tính từ 24 tháng tuổi - 36 tháng tuổi) và đạt 29% độ tuổi Nhà trẻ ( tính từ 06 tháng
tuổi – 20 tháng tuổi - tăng 1,5% so với năm học trước).
- Mẫu giáo phấn đấu huy động: Đạt tỷ lệ 97% số trẻ trong độ tuổi Mẫu giáo ra
lớp (Tăng 0,5% so với năm học trước).
- Duy trì trẻ MG 5 tuổi ra lớp được học đủ 2 buổi/ ngày, đạt tỷ lệ 100% số trẻ
trong độ tuổi.
- Phấn đấu đạt tỷ lệ chuyên cần từ 90% trở lên đối với trẻ 5 tuổi, 87% đối với trẻ
3- 4 tuổi và 85% đối với trẻ Nhà trẻ.
- Giảm sĩ số cháu/lớp, đảm bảo tỉ lệ cô/trẻ theo Điều lệ trường MN và Thông tư
71/2007/TTLT-BGD&ĐT-BNV ngày 28/11/2007 về Hướng dẫn định mức biên chế
sự nghiệp trong các cơ sở GDMN Công lập và đảm bảo GV có trình độ đào tạo đúng
chuyên ngành GDMN ở các trường lớp MN tư thục.
- Tổng số trẻ của trường hiện có là 290 cháu.
+ Nhà trẻ < 36 tháng: 70 cháu
+ Mẫu giáo > 36 tháng: 220 cháu. Trong đó trẻ 5 tuổi: 60 cháu.
* Một số giải pháp:
- Duy trì và củng cố các lớp hiện có.
- Tiếp tục thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi theo Quyết
định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 của Thủ tướng chính phủ và Kế hoạch
107/KH-UBND ngày 22/07/2010 của UBND Thành phố Hà Nội. Huy động tối đa
trẻ 5 tuổi ra lớp, học 2 buổi/ ngày.
- Thực hiện có hiệu quả chương trình GDMN mới, tuyệt đối không dạy trẻ tập tô,
tập đọc, tập viết chữ, học trước chương trình lớp 1. Tham gia tốt việc giao ban hàng
tháng tại PGD về tình hình phát triển số lượng, việc huy động trẻ 5 tuổi ra lớp, tỷ lệ
chuyên cần, các hoạt động của trường để từng bước có biện pháp xử lý kịp thời, phù
hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Tích cực tham gia điều tra bổ sung phổ cập
và huy động trẻ 5 tuổi đến trường.
- Phối hợp với các đoàn thể, ban ngành ở địa phương để tuyên truyền phổ biến
kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc phụ huynh bằng các tờ rơi trong trường mầm non,
phổ biến ra ngoài cộng đồng trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên loa đài

truỳen thanh của phường…Tổ chức tốt các buổi họp phụ huynh, hội thảo, toạ đàm...
về các chuyên đề giáo dục dinh dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ học hoà nhập. Duy trì
và phát huy hiệu quả góc “Cha mẹ cần biết” và thường xuyên thay đổi nội dung, cập
nhật những thông tin mới về chương trình giáo dục, thực đơn hàng tuần, tình hình
sức khoẻ, phòng chống TNTT, dịch bệnh, chất lượng giáo dục trẻ của trường...

4


- Cải tạo, xây dựng mới và đầu tư CSVC, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, đồ dùng
phục vụ chăm sóc nuôi dưỡng theo Thông tư 02 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Duy trì
vườn hoa, cây cảnh... để tạo khung cảnh sư phạm xanh - sạch - đẹp, thân thiện và an
toàn.
- Tham gia tập huấn về nghiệp vụ phổ cập GDMN theo hướng dẫn mới.
III. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ
1. Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất tinh thần cho trẻ
- Tích cực, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của CBGVNV, cha mẹ
trẻ trong công tác đảm bảo an toàn cho trẻ. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn,
thân thiện, môi trường “Học bằng chơi, chơi mà học” cho trẻ tại trường, lớp mầm
non, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ.
- Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng
tránh tai nạn thương tích trong cơ sở GDMN.
- Tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh thủy đậu, quai bị trong trường học
- Phòng ngừa ngộ độc do độc tố tự nhiên ở một số loài cây, hoa trong khuôn viên
trường học.
- Tích cực tham mưu để tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị,
đồ dùng, đồ chơi, đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia các hoạt động tại lớp học.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường sự phối hợp với cha mẹ, cộng
đồng để rèn kỹ năng sống cho trẻ.

- Phấn đấu trong năm không để tai nạn thương tích, dịch bệnh, và ngộ độc thực
phẩm xảy ra trong trường học.
- Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất
và tinh thần cho trẻ trong nhà trường.

2. Nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe
- Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra hướng dẫn hoạt động chăm sóc sức khỏe và hoạt
động nuôi dưỡng trẻ mầm non. Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần
cho trẻ trong trường.
- Thực hiện nghiêm túc các qui định về quản lý nuôi dưỡng trong các cơ sở
GDMN Công lập và ngoài Công lập, quản lý chặt chẽ khẩu phần ăn của trẻ, đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng bữa ăn. 100% cơ sở GDMN có
bếp ăn bán trú được kiểm tra giám sát định kỳ. Tiếp tục đầu tư CSVC, trang thiết bị
phục vụ nuôi dưỡng, xây dựng bếp 1 chiều; nếu có điều kiện nên đầu tư trang thiết bị
hiện đại. Phấn đấu bếp ăn bán trú được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP,
xếp loại Tốt.
5


- Đảm bảo 100% trẻ đến trường được khám sức khỏe định kỳ và theo dõi sự phát
triển bằng biểu đồ tăng trưởng, phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi.
Phối hợp với Phòng và Trung tâm Y tế làm tốt công tác tiêm chủng, có biện pháp
phòng chống các dịch bệnh cho trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non.
- Thực hiện Thông tư Liên tịch số 22/2013/TTLT-BGDĐT-BYT ngày 18/06/2013
qui định đánh giá công tác Y tế tại các cơ sở GDMN.
- Tham gia đánh giá, rút kinh nghiệm 5 năm thực hiện Thông tư số 13/2010/TTBGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ GD& ĐT ban hành các quy định về xây dựng trường
học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở GDMN. Triển khai tốt quá
trình quản lý, chỉ đạo thực hiện Thông tư nhằm tăng cường các biện pháp đảm bảo an
toàn tuyệt đối cho trẻ em trong các cơ sở GDMN.
a/ Chỉ tiêu:

- 100% trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần trong nhà
trường.
100% giáo viên nghiêm túc thực hiện tốt quy chế chăm sóc trẻ, được tập
huấn kỹ năng, biện pháp, cách sơ cứu ban đầu để đảm bảo an toàn, phòng chống tai
nạn thương tích cho trẻ như: Hóc, sặc, bỏng, điện giật, đuối nước, ngã ...trong nhà
trường.
- Thường xuyên khảo sát các nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ và có biện
pháp phòng tránh không để xảy ra tai nạn thương tích trong nhà trường. Tự đánh giá
trường học an toàn theo bảng điểm quy định tại Thông tư 13. Phấn đấu đạt “Trường
học an toàn - Phòng chống TNTT” loại tốt.
- Tăng cường chỉ đạo công tác chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh ATTP,
không để xảy ra dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm trong các cơ sở giáo dục mầm non.
Duy trì bếp ăn tập thể đạt yêu cầu về VSATTP và xếp loại tốt. Nghiêm túc thực hiện
lịch vệ sinh trường lớp, giữ gìn môi trường sáng - thoáng - xanh - sạch - đẹp để
phòng tránh dịch bệnh cho trẻ. Cụ thể:
+ 100% các lớp nghiêm túc thực hiện lịch vệ sinh trong tuần, khơi thông cống rãnh,
phát quang bụi rậm, tạo góc cây xanh ở các lớp, duy trì vườn hoa, cây cảnh.
+ 100% các cháu có nền nếp, thói quen rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch,
giữ gìn khu vệ sinh của trẻ an toàn, sạch sẽ, hợp vệ sinh, thuận tiện cho trẻ sử dụng;
+ 95% trẻ mẫu giáo biết xúc miệng nước muối, chải răng đúng quy cách.
- Đảm bảo 100% trẻ được cân 4 lần/năm, đo chiều cao 2 lần/năm, được theo dõi
bằng Biểu đồ tăng trưởng và được khám sức khoẻ 2 lần/năm. Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh
dưỡng từ 1 - 2% so với năm học trước, theo dõi và có biện pháp giảm tỷ lệ trẻ suy
dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 3,5% và thể thấp còi xuống dưới 4%, theo dõi và
có biện pháp để giảm tỷ lệ trẻ béo phì. Đảm bảo định lượng Calo theo quy định (Nhà
trẻ: 680 - 800 Calo/ngày; Mẫu giáo: 780 - 820 Calo/ngày); Tỷ lệ các chất P - L - G
(14 - 16; 22 - 24; 60 - 62)
6



- Phối hợp với Trạm y tế Phường trong các đợt tiêm chủng mở rộng để đảm bảo
100% trẻ được tiêm chủng đầy đủ, đặc biệt làm tốt công tác tuyên truyền và giáo dục
kỹ năng vệ sinh cá nhân để phòng chống dịch bệnh.
- Duy trì đảm bảo chất lượng bữa ăn cho trẻ, đạt tỷ lệ 100% cháu được ăn bán trú
ở trường với mức thu không quá 35.000đ ngày/trẻ.
- Nâng cao nhận thức và kỹ năng thực hành cho CBGVNV về công tác phòng
ngừa, ứng phó, giảm nhẹ thiên tai trong trường nhằm giảm thiểu hậu quả của thảm
hoạ thiên tai.
- Phấn đấu đạt tỷ lệ sức khoẻ của trẻ toàn trường:
+ Đầu năm: Cân nặng:

Chiều cao:

K.bình thường: 80%:

Kênh BT: 96,3%

Suy dinh dưỡng: 4,5%

Thấp còi: 3,7%

Cao hơn lứa tuổi: 15,5%
+ Cuối năm: Cân nặng:

Chiều cao:

K.bình thường: 93.3%

Kênh BT: 98.3%


Suy dinh dưỡng: 2,8%

Thấp còi: 1.7%

Cao hơn lứa tuổi: 3.9%
- Thường xuyên tổ chức hoạt động tập thể và “Bé tập làm nội trợ” cho trẻ mẫu
giáo, đặc biệt là trẻ 5 tuổi để giúp trẻ được trải nghiệm kiến thức, mạnh dạn, hồn
nhiên, tự tin khi giao tiếp.

b/ Biện pháp:
- Thường xuyên giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy chế nuôi dạy trẻ của giáo
viên mọi lúc, mọi nơi. Duy trì hoạt động của Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe ban
đầu, Ban Y tế học đường trong trường.
- Nghiêm túc thực hiện sự chỉ đạo của các cấp về thực hiện đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm tại các cơ sở của trường. Thường xuyên kiểm tra định kỳ và đột xuất
vệ sinh môi trường, vệ sinh ATTP, phòng chống ngộ độc thức ăn và nước uống, vệ
sinh đồ dùng ăn uống của trẻ. Thực hiện việc ký hợp đồng mua thực phẩm sạch với
đơn vị có uy tín, được phép của cơ quan có thẩm quyền, đảm bảo chất lượng, giá cả
hợp lý. Chỉ đạo tổ nuôi duy trì việc giữ gìn vệ sinh đồ dùng chế biến, kiểm tra
nghiêm túc chất lượng thực phẩm khi giao nhận, nghiêm túc lưu nghiệm thức ăn 24
giờ/24 giờ.
- Tiếp tục bổ sung, thay thế các trang thiết bị nhà bếp hiện đại để tạo điều kiện
phục vụ tốt công tác nuôi dưỡng. Đảm bảo quản lý thu - chi đúng nguyên tắc, công
khai, minh bạch. Duy trì tốt chế độ giao nhận thực phẩm theo quy định của PGD, có
7


đủ các thành viên tham gia, vào sổ chính xác, định kỳ tịnh kho vào buổi chiều ngày
cuối tháng.
- Nâng cao chất lượng bữa ăn, xây dựng thực đơn phù hợp với khẩu vị của trẻ,

đảm bảo dinh dưỡng; Chỉ đạo kế toán triệt để sử dụng phần mềm quản lý nuôi
dưỡng để xây dựng thực đơn ăn của trẻ hợp lý. Thực hiện nghiêm túc việc tính khẩu
phần ăn cho trẻ, đảm bảo cơ cấu bữa ăn trong ngày, tỷ lệ cân đối giữa các chất và
lượng calo theo chuẩn quy định. Duy trì việc tính lượng Can xi và B1 trong khẩu
phần ăn của trẻ. Phấn đấu đảm bảo cơ cấu bữa ăn khoa học, cân đối tỷ lệ giữa các
chất và lượng calo/ngày/trẻ theo chuẩn quy định.
Khuyến khích sử dụng sữa, hoa quả tươi, hạn chế tối đa việc mua thực phẩm chế
biến sẵn, tăng cường tự chế biến các món ăn cho trẻ, đảm bảo công tác vệ sinh an
toàn thực phẩm. Thực hiện bổ sung dinh dưỡng cho trẻ SDD, quan tâm chế độ luyện
tập và dinh dưỡng cho trẻ béo phì.
- Thực hiện có nền nếp và xử lý số liệu chính xác việc cân 4 lần/năm cho trẻ
(Tháng 9; 12; 2; 4), và đo chiều cao 2 lần/năm cho trẻ bình thường ( Tháng 9; 4 ) và
cân hàng tháng đối với trẻ SDD, thừa cân. Phối hợp với Trung tâm Y tế khám sức
khoẻ định kỳ cho trẻ đủ các chuyên khoa 02 lần/năm vào tháng 09 và tháng 4. Thông
báo cho gia đình trẻ và có biện pháp phối hợp điều trị kịp thời đối với những trẻ mắc
bệnh, đặc biệt các bệnh như: Tự kỷ, chậm ngôn ngữ, chậm phát triển trí tuệ... Có kế
hoạch tổ chức khám bổ sung trong các tuần tiếp theo để đảm bảo 100% trẻ được theo
dõi sức khoẻ. Phối hợp tốt với trạm Y tế phường trong các đợt tiêm chủng mở rộng
để đảm bảo 100% trẻ được tiêm chủng và uống VTM A đầy đủ.
- Phối hợp với Trung tâm Y tế tập huấn về vệ sinh ATTP, sơ cấp cứu ban đầu,
phòng chống TNTT và chăm sóc sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Quán
triệt sâu rộng tới CBGVNV yêu cầu của việc đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ, không để xảy ra dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm trong trường.
Phối hợp với Trạm y tế phường tổ chức truyền thông về dịch tay – chân – miệng,
đau mắt đỏ, sốt xuất huyết… Đảm bảo an toàn, khảo sát các nguy cơ gây tai nạn
thương tích cho trẻ, duy trì thường xuyên kiểm tra ĐDĐC để sửa chữa kịp thời và có
biện pháp phòng tránh hợp lý, không để xảy ra tai nạn thương tích trong trường, xây
dựng “Trường học an toàn – phòng chống tai nạn thương tích” trong trường đạt loại
tốt và được cấp giấy chứng nhận theo Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày
15/4/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về xây dựng trường học an toàn, phòng chống

tai nạn thương tích trong các cơ sở GDMN. (Tổ chức thi phòng tránh TNTT cho trẻ
01 lần/năm vào tháng 11/2018; Thi quy chế chăm sóc giáo dục trẻ 02 lần/năm vào
tháng 10/2018 và tháng 3/2019; Tham gia tập huấn về công tác phòng cháy chữa
cháy, sử dụng bếp ga an toàn trong trường)
- Tuyên truyền bậc phụ huynh kết hợp cùng nhà trường rèn thói quen ăn uống,
giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng, kỹ năng rửa tay bằng xà phòng, giáo
dục trẻ lao động tự phục vụ. Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn kỹ năng sống cho trẻ hợp
lý với từng độ tuổi, tạo nề nếp thói quen tốt, hành vi văn minh có lợi cho sức khoẻ
8


và sự phát triển lâu dài ở trẻ. Thường xuyên, cập nhập những thông tin mới về tình
hình chăm sóc sức khoẻ, dịch bệnh, chất lượng giáo dục trẻ, chương trình học trong
chủ điểm của trường lớp ở góc tuyên truyền “Trao đổi với phụ huynh” và góc “Cha
mẹ cần biết” trên trang web của Nhà trường.
- Tuyển đủ nhân viên y tế và có đủ phòng (góc) y tế để thực hiện tốt công tác y tế
học đường.
- Tạo điều kiện cho nhân viên y tế tập huấn về một số kỹ năng phòng chống
TNTC, VS học đường, vệ sinh ATTP, chăm sóc sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh
cho trẻ tại TTYT quận, để về tập huấn cho 100% CBGVNV tại trường. Thường
xuyên kiểm tra tủ thuốc của Nhà trường để thay thế thuốc đã quá hạn sử dụng và bổ
sung đầy đủ dụng cụ, đồ dùng y tế, cơ số thuốc theo quy định. Các lớp nghiêm túc
duy trì việc sử dụng sổ giao nhận trẻ hàng ngày. Nhân viên y tế cần nghiêm túc sử
dụng sổ giao nhận thuốc điều trị của trẻ khi phụ huynh có yêu cầu gửi thuốc.
- Duy trì tổ chức cho trẻ được tham quan dã ngoại thường xuyên để trẻ có không
gian chơi các trò chơi động, trò chơi dân gian như: Đá bóng, kéo co, nhảy dây, mèo
đuổi chuột…tại sân cỏ trong không khí ngoài trời trong lành, để tăng cường sử dụng
các biện pháp vận động phù hợp đối với trẻ béo phì, nhằm làm giảm tỷ lệ trẻ béo phì
của Nhà trường.
3. Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. Đổi mới hoạt động

chăm sóc, giáo dục trẻ
- Tăng cường các điều kiện, triển khai có chất lượng Chương trình giáo dục mầm
non, đảm bảo 100% số trường, số lớp thực hiện theo nguyên tắc “Trẻ là trung tâmToàn diện - Tích hợp- Trải nghiệm”, khuyến khích phát triển chương trình phù hợp
với trẻ ở trường Chất lượng cao; chú trọng giáo dục hình thành và phát triển kỹ năng
sống phù hợp với độ tuổi của trẻ, với yêu cầu của xã hội hiện đại và truyền thống văn
hóa của dân tộc.
- Tiếp tục thực hiện đại trà Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, sử dụng hiệu quả Bộ
chuẩn để hỗ trợ thực hiện chương trình GDMN đảm bảo chất lượng, phối hợp giữa nhà
trường và gia đình theo dõi sự phát triển của trẻ, có biện pháp tác động kịp thời giúp trẻ
phát triển toàn diện, tạo nền tảng vững chắc cho trẻ bước vào lớp 1.
- Tiếp tục thực hiện Luật người khuyết tật, các chính sách ưu tiên trong giáo dục
cho trẻ khuyết tật học hòa nhập. Quan tâm tạo điều kiện để trẻ khuyết tật được học
hòa nhập, chủ động linh hoạt tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục cho trẻ khuyết
tật
- Tiếp tục nâng cao chất lượng việc tích hợp các nội dung giáo dục an toàn giao
thông (GDATGT), giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT), giáo dục sử dụng năng
lượng tiết kiệm hiệu quả (GDSDNLTKHQ), giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường
biển, hải đảo và giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thảm hoạ
thiên tai vào chương trình giáo dục mầm non
9


a/ Chỉ tiêu:
- Đảm bảo 100% các nhóm lớp trong trường thực hiện chương trình giáo dục mầm
non mới và nghiêm túc thực hiện QCCM, chế độ sinh hoạt trong ngày của trẻ. Chú
trọng việc xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ theo chủ đề. Đảm bảo đầy đủ các
điều kiện, tài liệu phục vụ thực hiện chương trình, phù hợp với độ tuổi của trẻ theo qui
định.
- 100% trẻ các độ tuổi được thực hiện đánh giá sự phát triển theo đúng quy định
( Trẻ Nhà trẻ, mẫu giáo Bé và Nhỡ đánh giá vào tháng 4 hàng năm ). 100% trẻ 5 tuổi

được thực hiện đánh giá theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi ( Đánh giá trẻ theo
các chỉ số của từng chủ đề giáo dục ). Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi tới các bậc
phụ huynh và cộng đồng hiểu và biết cách sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi
trong việc theo dõi sự phát triển của trẻ để có biện pháp phối hợp, tác động phù hợp
giữa gia đình và Nhà trường nhằm giúp trẻ phát triển tốt, đạt được những kết quả
mong đợi, tạo nền tảng, chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào học lớp 1 tại trường Tiểu
học. Quán triệt trong CBGVNV và phụ huynh học sinh về lợi ích của việc chuẩn bị
toàn diện cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vào lớp 1, tuyệt đối không dạy trẻ tập viết,
không dạy trẻ học thêm ngoài chương trình các độ tuổi theo quy định.
- Phát huy sáng tạo trong đổi mới phương pháp GDMN, tăng cường trao đổi, học
tập, rút kinh nghiệm trong việc thực hiện chương trình GDMN mới qua các buổi tập
huấn chuyên đề, kiến tập chuyên môn theo các độ tuổi và chủ đề, đặc biệt quan tâm
xây dựng môi trường và nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục phát
triển vận động cho trẻ phù hợp điều kiện thực tế của trường.
- Tăng cường bổ sung các trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, dụng cụ thể dục nhằm
thưc hiện tốt chuyên đề Phát triển vận động cho trẻ.
- Duy trì việc ứng dụng CNTT trong thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp
chăm sóc giáo dục trẻ và một số phần mềm trong công tác quản lý tại trường. Phấn
đấu bình quân mỗi GV sử dụng 50% số tiết ứng dụng giáo án điện tử để dạy trẻ.
+ Tiếp tục quán triệt GV các lớp xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ theo chủ đề,
tạo nhiều góc mở cho trẻ được hoạt động và trải nghiệm kiến thức. Tổ chức các hoạt
động vui chơi cho trẻ theo hướng tích cực phù hợp với tâm sinh lý của trẻ.
+ Chỉ đạo GV rèn cho trẻ kỹ năng HĐ theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn
minh, có thói quen hành vi lễ giáo trong ngày. Rèn trẻ chủ động tích cực, mạnh dạn
hồn nhiên khi tham gia vào các HĐ văn nghệ, TDTT …phù hợp lứa tuổi.
+ Thực hiện giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật: Tích cực bồi dưỡng, sưu tầm tài liệu,
phương pháp GDHN trẻ khuyết tật cho GV các lớp có trẻ khuyết tật, thu hút 60% trẻ
khuyết tật thể nhẹ ra lớp, có sổ "Theo dõi sự tiến bộ của trẻ học hoà nhập” cho trẻ
khuyết tật.
b/ Biện pháp:

10


- Xây dựng và thực hiện theo lịch trình hoạt động chuyên môn và kế hoạch
chuyên đề của năm học phù hợp với đặc thù của Nhà trường. Thường xuyên tổ chức
kiến tập tại trường để nâng cao phương pháp cho đội ngũ.
- Cử cán bộ giáo viên tham gia bồi dưỡng các chuyên đề trọng tâm, tập huấn,
kiến tập về chương trình GDMN mới: Phương pháp phát triển vận động và giáo dục
nghệ thuật cho trẻ: Võ, vẽ, tạo hình, múa, đàn, hát… Nâng cao kỹ năng sử dụng đàn
oocgal và tổ chức ngày hội ngày lễ cho trẻ trong trường mầm non của giáo viên
trong trường.
- Chỉ đạo giáo viên tiếp tục thực hiện giáo dục tích hợp, lồng ghép các nội dung
GD dân số; GD dinh dưỡng với chương trình “Bé tập làm nội trợ”, GD Luật lệ
ATGT; GD bảo vệ môi trường và thực hành tiết kiệm năng lượng vào các tiết học,
hoạt động một cách hợp lý.
- Thực hiện tốt GDHN trẻ khuyết tật, chống phân biệt đối xử đối với trẻ khuyết
tật và kỳ thị đối với trẻ nhiễm HIV nhằm đảm bảo công bằng trong GD. Thực hiện
mỗi 1 trẻ khuyết tật có 1 sổ “Theo dõi hoà nhập” để đánh giá sự tiến bộ của trẻ. Cử
giáo viên tham gia lớp bồi dưỡng phương pháp giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật lứa
tuổi MN (Nếu có) và mua một số tài liệu liên quan đến trẻ khuyết tật để GV nghiên
cứu và có biện pháp giáo dục hợp lý.
- Thực hiên nghiêm túc Chỉ thị số 2325/CT-BGD ĐT ngày 28/6/2013 của Bộ
GD&ĐT về việc chấn chỉnh tình trạng dạy học trước chương trình lớp 1. Không bố
trí lớp mẫu giáo 5 tuổi học ghép với các độ tuổi khác, tuyệt đối không dạy trẻ tập tô,
tập đọc, viết chữ, học trước chương trình lớp 1.
- Phát huy hiệu quả chương trình bồi dưỡng tiếng Anh chuyên ngành và chuyên
môn cho các giáo viên nòng cốt để hỗ trợ cho trẻ được làm quen tiếng Anh và tham
gia trò chơi trên máy tính bằng các phần mềm của Bộ GD&ĐT ban hành.
IV. Kiểm định chất lượng GDMN:
- Bước đầu triển khai tự đánh giá trường mầm non theo bộ tiêu chuẩn và quy

trình mới ban hành, Thông tư số 25/2018/TT-BGDĐT ngày 07/8/2018 của Bộ GD &
ĐT ban hành Qui định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, qui trình, chu kỳ
kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non.
- Đảm bảo hoàn thành tự đánh giá lần I vào tháng 10/2018 và lần II vào tháng
3/2019.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm định chất
lượng giáo dục đặc biệt là công tác quản lý nuôi dưỡng.
V. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:

11


- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây
dựng trường, lớp, đảm bảo có đủ phòng học an toàn cho GDMN; Cải tạo, xây dựng
công trình vệ sinh, nguồn nước sạch, bếp ăn 1 chiều sao cho phù hợp; Đảm bảo trang
thiết bị theo quy định đáp ứng yêu cầu thực hiện phổ cập giáo dục cho trẻ em năm
tuổi, Chương trình GDMN phù hợp với thực tế của trường.
- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học, đồ chơi. Thực hiện
nghiêm túc việc sử dụng tài liệu tham khảo trong các cơ sở GDMN theo qui định tại
công văn số 3441/BGDĐT- GDMN ngày 23/5/2013 của Bộ GD&ĐT về việc quản
lý, sử dụng tài liệu tham khảo trong các cơ sở GDMN.
a/ Chỉ tiêu:
- Cân đối các nguồn thu - chi trong năm học để tiếp tục sửa chữa, nâng cấp cơ sở
vật chất ( sân chơi, bồn hoa cây cảnh, đồ chơi ngoài trời...), đầu tư trang thiết bị cho
trường lớp nhằm thực hiện kiên cố hoá, hiện đại hoá trường học: Máy chiếu, màn
hình Projecter, điều hoà 2 chiều,Tivi, phòng Kidsmart, phòng GD Thể chất và âm
nhạc… để đảm bảo có đủ phòng học an toàn, đủ điều kiện và tiến tới hiện đại khu vệ
sinh, nguồn nước sạch, bếp ăn…
- Đầu tư bổ sung, thay thế đồ dùng dạy học, đồ chơi cho các lớp theo Danh mục
và tiêu chuẩn kỹ thuật đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu trong Thông tư 02

do Bộ GD&ĐT ban hành để phục vụ tốt cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ; đặc biệt
ưu tiên đối với các lớp mẫu giáo 5 tuổi.
- Khuyến khích, phát động phong trào GV tự làm đồ dùng dạy học sáng tạo bằng
nguyên vật liệu thiên nhiên, làm đồ dùng giảng dạy và học tập cho cô & trẻ thông
qua các hoạt động làm mới, cải tiến, sửa chữa đồ dùng dạy học. Đảm bảo 100%
nhóm lớp có đủ định lượng ĐDĐC, đồ dùng giảng dạy và học tập cho cô & trẻ.
100% GV tăng cường khai thác, sử dụng, bảo quản đồ dùng đồ chơi đã được đầu tư
trong nhà trường.
- 100% các lớp giữ gìn khu vệ sinh của trẻ sạch sẽ, đảm bảo sử dụng nguồn nước
sạch, đạt yêu cầu, có đủ ánh sáng trong lớp phục vụ học tập của trẻ.
- Tiếp tục duy trì xây dựng khung cảnh sư phạm nhà trường và các lớp sáng thoáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn và thân thiện.
b/ Biện pháp:
- Tích cực tăng cường phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể, tổ dân phố,
các bậc phụ huynh để xã hội hoá giáo dục và tuyên truyền về giáo dục mầm non,
cùng chăm lo cho sự phát triển bền vững của Nhà trường. ( Đặc biệt là giáo dục phổ
cập trẻ 5 tuổi )
- Thực hiện rà soát, tiếp tục đầu tư nâng cấp sửa chữa CSVC.
- Mua sắm, bổ sung, thay thế đồ dùng dạy học và đồ chơi cho trẻ theo danh mục
thiết bị quy định tối thiểu, đảm bảo kỹ thuật, an toàn và thẩm mỹ ( Thông tư số
12


02/2010/TT-BGD&ĐTngày 11/02/2010 và quyết định số 3141/QĐ-BGD&ĐT ngày
30/7/210 ). Tiếp tục sửa chữa sàn gỗ trong các lớp học, chống thấm cho trần và
tường trong lớp học. Duy trì vườn hoa, cây cảnh trong sân trường, giúp cho trẻ có
điều kiện được phát triển toàn diện.
- Tiếp tục triển khai, áp dụng phần mềm quản lý nuôi dưỡng, quản lý học sinh và
ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện đổi mới nội dung phương pháp
GDMN, quản lý qua sổ liên lạc trực tuyến. Đầu tư trang bị, sửa chữa, nâng cấp máy
vi tính cho các lớp, cho trẻ 5 tuổi được hoạt động với chương trình Kidsmarts.

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án “Phát triển thiết bị tự làm GDMN và phổ
thông giai đoạn 2010-2019”, tiếp tục đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học
thông qua các hoạt động làm mới, cải tiến, sửa chữa đồ dùng dạy học. Khuyến
khích, phát động phong trào giáo viên tự làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Tổ chức thi
triển lãm đồ dùng đồ chơi tự tạo kết hợp trang trí lớp, tạo môi trường học tập cho trẻ
02 lần/năm (Tháng 9 và tháng 12). Tận dụng các nguồn thu, sử dụng đúng mục đích,
khai thác sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và các ĐDĐC trang thiết bị đã được đầu
tư, tránh gây lãng phí.
- Thực hiện nghiêm túc việc quản lý sử dụng tài liệu tham khảo trong các cơ sở
GDMN theo quy định tại công văn số 3441/BGDĐT - GDMN ngày 23/5/2013 của
Bộ GDĐT về việc quản lý, sử dụng tài liệu tham khảo trong các cơ sở GDMN.
VI. Phát triển đội ngũ CBQL và GV mầm non
* Tổng số CBGVNV:

36 người

Trong đó:
+ BGH:

4 người;

+ Giáo viên:

24 người;

+ Nhân viên:

8 người

* Trình độ chuyên môn:

+ Đại học; Cao đẳng:

9 người

+ Trung cấp

23 người

+ Chứng chỉ, nghề 3/7: 3 người
+ PTTH:

1 người

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GVMN đảm bảo chất lượng,
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non và triển khai thực hiện phổ cập GDMN
cho trẻ em 5 tuổi. Không có giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo.
- Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách về đào tạo bồi dưỡng, tuyển dụng đủ giáo
viên, nhân viên phù hợp với số trẻ các độ tuổi theo Thông tư 71/TTLB-BGD&ĐTBNV và Điều lệ trường mầm non.
13


- Hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đến năm 2019: Vận động CBGVNV tự bồi dưỡng,
trau dồi kiến thức để nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên và năng lực quản lý
nhằm thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới và đáp ứng yêu cầu của Đề
án “Nâng cao chất lượng GDMN quận Hoàng Mai giai đoạn 2011 - 2019”. Thực
hiện Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ
quy định một số chính sách phát triển GDMN giai đoạn 2011-2019.
- Phấn đấu đảm bảo 100% CBQL trong trường đạt chuẩn về trình độ lý luận
chính trị, quản lý giáo dục và quản lý nhà nước; Trau dồi, nâng cao năng lực nghiệp
vụ quản lý, sâu sát về chuyên môn, năng động, sáng tạo trong điều hành. Tăng

cường giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm phương pháp giáo dục mầm non tiên
tiến của các trường chất lượng cao trong Quận; nâng cao năng lực tổ chức hoạt động
giáo dục theo quan điểm giáo dục toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm và tăng
cường trải nghiệm của trẻ.
- Cử CBGVNV theo học các lớp bồi dưỡng do phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai
tổ chức về đổi mới phương pháp, kỹ năng nghề nghiệp trong thực hiện chương trình
mầm non mới, tập huấn các lớp về giá trị sống, GDHN trẻ khuyết tật, đặc biệt tăng
cường tổ chức kiến tập tại trường và Cụm chuyên môn nhằm giúp GV chủ động lựa
chọn phương pháp, nội dung, hình thức cho phù hợp với từng độ tuổi của trẻ. Tiếp
tục tổ chức tập huấn, kiến tập, bồi dưỡng kiến thức cho GV học tập sâu sắc về quy
chế nuôi dạy trẻ, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ MN dưới nhiều hình thức
như: Thi vấn đáp, thực hành... tại trường 02 lần/năm.
- Xây dựng quy chế tự kiểm tra nội bộ trường học (Trong năm học thanh tra toàn
diện 35% GV ) để duy trì nếp làm việc của CBGVNV trong trường luôn nghiêm túc,
khoa học và nề nếp, tạo môi trường để CBGVNV tự rèn luyện và có ý thức phấn đấu
vươn lên trong công việc.
- Triển khai đánh giá chuẩn Hiệu trưởng (Ban hành kèm theo Thông tư số
17/2011/TT- BGD&ĐT ngày 14/4/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) và tiếp tục thực
hiện Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm
non theo Thông tư 45/2011/TT-BGD&ĐT ngày 11/10/2011 của Bộ GD&ĐT. Hiệu
trưởng nhà trường chịu trách nhiệm trong việc xếp loại giáo viên đạt chuẩn nghề
nghiệp tương đương với chất lượng và danh hiệu mà nhà trường đạt được;
- Triển khai đánh giá phó Hiệu trưởng trường mầm non (Theo công văn số
630/BGD ĐT-NGCBQLGD ngày 16/02/2012 của Bộ GD&ĐT).
- Cử CBQL tham gia theo học các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ
chính trị và quản lý nhà nước do UBND và Phòng GD&ĐT quận tổ chức như: Kỹ
năng quản lý trường học, kỹ năng xử lý và triển khai có hiệu quả các văn bản quy
định hiện hành, công tác quản lý phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi, thực hiện chương
trình giáo dục mầm non mới, lồng ghép kiến thức phù hợp vào chương trình các độ
tuổi về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh, tập huấn các mô đun

ưu tiên của Dự án “Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ”, đảm bảo trong
14


năm học 2018 – 2019 có ít nhất 90% CBQL và 80% GV của trường được tập huấn,
nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ GDMN.
- Tiếp tục thực hiện đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp (Quyết định số
02//2008/QĐ-BGDĐT ngày 22/01/2008 của Bộ GDĐT) ngay từ đầu năm học, thực
hiện đúng quy trình đánh giá và lưu giữ hồ sơ đánh giá; Quán triệt 100% CBGVNV
trong trường không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tạo điều kiện
khuyến khích giáo viên tự học tập tu dưỡng, rèn luyện đạo đức lối sống. Xây dựng
mối quan hệ thân thiện, nếp sống văn hóa trong đội ngũ CBGVNV, đảm bảo không
có CBGVNV không vi phạm đạo đức nhà giáo. Tăng cường giao lưu, học hỏi, chia
sẻ kinh nghiệm trong thực hiện chương trình giáo dục giữa các trường mầm non
Công lập và Tư thục trong quận.
- Phối hợp với Công đoàn tổ chức 100% GVNV ký cam kết không xâm phạm đến
tinh thần và sức khỏe của trẻ; Không vi phạm khẩu phần ăn của trẻ dưới mọi hình
thức. Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh, học sinh tích cực. Tổ
chức toạ đàm đi sâu vào các nội dung nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo,
phấn đấu CBGVNV là tấm gương về đạo đức và ý thức tự học. Quán triệt giáo viên
mặc trang phục lịch sự, phù hợp, trang phục lao động đúng quy định, giao tiếp với
đồng nghiệp, phụ huynh đúng mực, thân thiện, mang tính sư phạm.
- Tìm hiểu để xây dựng, hình thành và phát triển đội ngũ Đảng viên trong trường.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), tăng số lượng GV, CBQL biết
ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý phấn đấu đạt 85%. Tiếp tục phát huy hiệu
quả trang thiết bị được cấp, khai thác triệt để các phần mềm nhằm tăng cường ứng
dụng CNTT vào công tác quản lý và giảng dạy của giáo viên. Tăng cường tự bồi
dưỡng, học hỏi, trau dồi kiến thức về chuyên môn, quản lý để nâng cao kỹ năng hiểu
biết về các văn bản quy định hiện hành, đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quản lý
giáo dục.

- Nghiêm túc triển khai thực hiện Thông tư 49/2011/TT-BGD&ĐT ngày
26/10/2011 về việc ban hành Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi cấp học mầm non tại
trường. Tổ chức và tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi chuyên đề với nội dung:
Giáo dục phát triển thể chất và nghệ thuật, tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục
trẻ. Tăng cường giải giáo viên dạy giỏi cấp trường để làm cơ sở công nhận chiến sỹ
thi đua cấp cơ sở và làm nền tảng cho việc thi giáo viên dạy giỏi các cấp những năm
tiếp theo.
* Các chỉ tiêu thi đua: Hướng phấn đấu của các tổ chức đoàn thể, cá nhân

- Tập thể:
+ Phấn đấu đạt danh hiệu “Trường học an toàn”, “Trường học thân thiện, học sinh
tích cực”;
+ Công đoàn: Vững mạnh xuất sắc
- Cá nhân:
15


+ Giáo viên dạy giỏi cấp trường:

15

+ Cô nuôi giỏi cấp trường:

02

- Khuyến khích CBGVNV học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý GD,
QLNN, nâng cao trình độ chuyên môn, phấn đấu đạt 65% GV đạt trình độ trên
chuẩn, 50% cô nuôi có trình độ trên chuẩn. Tiếp tục đánh giá GV theo Chuẩn nghề
nghiệp, phấn đấu 62% GV đạt xuất sắc; 38% GV đạt khá, không có GV kém.
- Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và chăm sóc giáo dục trẻ. Phấn đấu

85% giáo viên khai thác tốt CNTT phục vụ công tác giảng dạy và 85% số tiết học
của trẻ được ứng dụng CNTT.
- Phấn đấu số lượng trẻ trong độ tuổi của năm học 2018 - 2019 là 300 cháu. Duy
trì khối mẫu giáo lớn là 02 lớp, đảm bảo dưới 25 cháu/lớp, đáp ứng tốt cho việc tiếp
tục thực hiện chương trình phổ cập trẻ 5 tuổi.
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tiếp tục chú trọng đổi mới nội dung,
hình thức tổ chức GDMN, tập trung thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng
chăm sóc giáo dục trẻ, thực hiện tốt quy chế chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, bảo đảm an
toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ trong trường mầm non.
- Tập trung làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho
GV; Tham gia các đợt tập huấn về chuyên môn và các chuyên đề do phòng GD&ĐT
quận Hoàng Mai tổ chức
VII. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục
1. Thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về GDMN
- Thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, các văn bản chỉ đạo của Chính
phủ và ngành: Nghị quyết số 29/NQTW ngày 4 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ
Tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ”; Quyết định số 239/QĐTTg ngày 09/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình hành động số 27CTr/TU ngày 17/02/2018 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện Nghị quyết số 29NQ/TW; Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 02/01/2018 của UBND thành phố về thực
hiện “Năm trật tự và văn minh đô thị 2018”.
- Cử CBCNV tham gia tập huấn, bồi dưỡng về thực hiện các loại văn bản quy
phạm pháp luật về GDMN, cập nhật các văn bản mới ban hành và phổ biến các văn
bản giáo dục pháp luật như: Luật bảo vệ môi trường; Luật phòng chống cháy nổ;
Luật bảo vệ trẻ em; Luật an toàn giao thông; Luật phòng chống bạo lực gia đình;
Luật hôn nhân gia đình… Thực hiện nghiêm túc các văn bản quản lý chỉ đạo của
ngành.

16



- Thực hiện tốt việc quản lý chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ
trong trường học theo đúng pháp luật, Luật giáo dục, Điều lệ...
- Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 2325/CT-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2013
của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc chấn chỉnh tình trạng dạy học trước chương trình
lớp 1. Tuyệt đối không tổ chức dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ; không yêu cầu
trẻ tập tô, tập viết chữ. Thực hiện nghiêm túc Hướng dẫn số 4940/SGD&ĐT-GDMN
của Sở GD & ĐT Hà Nội ngày 31/3/2018 về việc Tổ chức thí điểm cho trẻ làm quen
ngoại ngữ trong các cơ sở GDMN.
- Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ trong nhà trường, các qui định về thu chi
tài chính trong các cơ sở giáo dục mầm non; đảm bảo dân chủ công khai ( Thông tư
số 09/2009-TT-BGD&ĐT ngày 07/5/2011 về việc ban hành Quy chế thực hiện công
khai đối với cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân ). Cam kết thực hiện
tốt 3 công khai với 3 nội dung, đó là: Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ; điều kiện cơ
sở vật chất và đội ngũ; Thu chi tài chính.
- Thực hiện công tác tự đánh giá kiểm tra trường lớp, đánh giá giáo viên theo
chuẩn nghề nghiệp và triển khai đánh giá trẻ mầm non 5 tuổi theo Bộ chuẩn phát
triển trẻ 5 tuổi đúng quy định.
- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Thông tư số 41/2011/TT-BGDĐT ngày 22 tháng
9 năm 2011 của Bộ GDĐT về việc ban hành Quy định chế độ thống kê, thông tin,
báo cáo về tổ chức, hoạt động giáo dục nhằm đảm bảo báo cáo, thống kê, thông tin
chính xác kịp thời. Đảm bảo đúng thể thức văn bản theo quy định.
2. Công tác kiểm tra, thanh tra
- Thực hiện nghiệm túc công tác tự đánh giá theo Thông tư số 07/2011/TTBGD&ĐT ngày 17/02/2011 ban hành Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
GDMN và Thông tư số 45/2011/TT-BGD&ĐT ngày 11/10/2011 về quy trình và chu
kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non;
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn,
quy chế nuôi dạy trẻ trong trường, kiểm tra bếp ăn, dây chuyền, đồ dùng chế biến, vệ
sinh môi trường để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, ngăn chặn hiện tượng vi phạm
quy chế, không đảm bảo quy định. Đặc biệt tăng cường kiểm tra đột xuất, đảm bảo
thanh tra toàn diện 50% giáo viên (05 giáo viên vào học kỳ I; 05 giáo viên vào học

kỳ II).
- 100% giáo viên nhân viên được kiểm tra thường xuyên các mặt hoạt động
CSGD trẻ, để làm căn cứ đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp GVMN 01lần/năm
học.
- Tăng cường công tác tự kiểm tra nội bộ trường học theo kế hoạch, XD biểu
đánh giá nghiệp vụ sư phạm GV, đưa vào tiêu chí thi đua hàng tháng, xử lý nghiêm
17


các trường hợp vi phạm quy chế (Nếu CBGVNV vi phạm sẽ tuỳ theo mức độ để có
hình thức kỷ luật thích đáng)
- Nghiêm túc thực hiện Đề án phát triển GDMN, kế hoạch phổ cập GDMN cho
trẻ 5 tuổi, việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật.
- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc quản lý chương trình chăm sóc giáo dục trẻ
ở các độ tuổi, đảm bảo khẩu phần ăn, chất lượng bữa ăn, an toàn về sức khoẻ… cho
trẻ trong trường mầm non.
- Thực hiện 3 công khai và 4 kiểm tra để phụ huynh học sinh và cộng đồng cùng
giám sát.
+ Thực hiện cam kết công khai 3 nội dung, đó là: Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ;
Điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ; Thu - chi tài chính.
+ Kiểm tra về 4 nội dung như: Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất,
trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi; Các khoản đóng góp của phụ huynh; Thu và sử dụng
học phí; Kiểm tra về chất lượng CSGD trẻ.

3. Thực hiện cải cách hành chính.
- Đảm bảo chế độ thông tin báo cáo thống kê đầy đủ, đúng hạn và chính xác
theo đúng quy định của các cấp quản lý giáo dục.
- Tuyên truyền sâu rộng tới 100% CBGVNV về đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước, LLATGT..., nghiêm túc thực hiện kế hoạch hóa gia đình và các
quy định về chăm sóc trẻ em.

+ Phối hợp với công đoàn xây dựng và thực hiện tốt 04 quy chế, 02 quy ước phù hợp
với thực tiễn trong trường; Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách hợp pháp, chính
đáng đối với các đoàn viên công đoàn.
+ Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục mầm non. Phối hợp với công đoàn thực
hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng trong nhà trường.
+ Tăng cường hiệu lực quản lý, nền nếp, kỷ cương, khắc phục bệnh thành tích trong
công tác thi đua khen thưởng. Thực hiện phương châm “Kỷ cương trong quản lý;
Thực chất trong đánh giá; Hiệu quả trong công tác”.
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý, khai thác thông tin mạng giáo dục,
hệ thống email, mở rộng kết nối Internet để trao đổi văn bản hành chính điện tử, ứng
dụng CNTT vào quản lý văn bản, quản lý hành chính, quản lý học sinh.
- Phân công trách nhiệm trong BGH đảm bảo rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm.
Thực hiện nghiêm túc công tác dự giờ, thăm lớp theo quy định. Duy trì việc họp giao
ban BGH vào chiều thứ sáu hàng tuần.
18


VIII. Công tác xã hội hóa và hội nhập quốc tế
Tích cực vận động, tìm kiếm mạnh thường quân, các tổ chức, cá nhân đầu tư
nguồn lực để phát triển CSVC, và các lĩnh vực khác cho giáo dục Mầm non ở
trường; tuyên truyền, vận động để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các cấp, các
ngành, của phụ huynh để cùng chăm lo cho công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo
dục trẻ.
IX. Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục mầm non
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về GDMN, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ
cho các bậc cha mẹ, cộng đồng; huy động các nguồn lực đầu tư cho GDMN, đáp
ứng nhu cầu phổ cập GDMNTENT và phát triển GDMN của địa phương.
- Tích cực phối hợp với UBND phường và các ban, ngành để thực hiện công
tác truyền thông bằng nhiều hình thức về giải pháp và kết quả, thành tích của nhà
trường; Phổ biến các chủ trương chính sách, quy định mới của ngành, sưu tầm, phát

hành các ấn phẩm về GDMN được cơ quan có thẩm quyền cho phép (Tạp chí Cầu
Vồng, Cha mẹ và con, báo Hoạ my, Tạp chí Giáo dục Mầm non). Tăng cường phổ
biến kiến thức nuôi dạy con cho các bậc cha mẹ dưới nhiều hình thức: Đọc bài viết ở
các báo có nội dung về MN vào các giờ đón trả trẻ trên hệ thống loa truyền thanh
của phường, thông qua góc “Cha mẹ cần biết” ở các nhóm lớp có nội dung phong
phú, hấp dẫn về hình thức, phù hợp với nhận thức của cha mẹ học sinh.
Phối hợp với UBND phường, các ban ngành đoàn thể, tổ dân phố tuyên truyền
về nội dung của Luật giáo dục, Điều lệ trường mầm non; Chuẩn giáo viên mầm non;
Các nội dung cơ bản của Đề án “Nâng cao chất lượng GDMN quận Hoàng Mai
giai đoạn từ 2011-2019”; Kế hoạch 107/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội
về thực hiện Phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi;
Thông tư số 23/2010-TT-BGD&ĐT ngày 22/7/2010 của Bộ GD& ĐT về ban
hành Quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi; Các văn bản pháp quy về
GDMN, những thành tích nhà trường đã đạt được và các hoạt động chuyên môn của
trường ( Các nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ, cách nuôi con khoa học, lợi ích của
việc đưa trẻ đến trường mầm non và phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi...) dưới nhiều
hình thức: Cập nhật thông tin trên báo chí về GDMN ở Góc tuyên truyền hoặc trên
trang web của Nhà trường.
Tuyên truyền trao đổi, thống nhất về các biện pháp chăm sóc, phổ biến kiến
thức nuôi dạy trẻ. Tuyên truyền cho các bậc phụ huynh về việc chuẩn bị toàn
diện cho trẻ mẫu giáo vào học lớp 1 một cách khoa học, tuyệt đối không dạy trẻ
mẫu giáo 5 tuổi tập viết... tại các cuộc họp phụ huynh và góc cha mẹ cần biết tại
sân trường với nội dung phù hợp, phong phú, hình thức hấp dẫn.
- Tăng cường đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác tuyên truyền như: Biểu
bảng, tranh ảnh, mô hình…
19


Sử dụng trang thông tin điện tử riêng của trường để phụ huynh có thể trao đổi,
học tập về cách nuôi dạy con tại gia đình, để tuyên truyền về GDMN nói chung và

phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi nói riêng cho cha mẹ trẻ và cộng đồng dân cư.
Thường xuyên cập nhật thông tin trên website của Nhà trường để tuyên truyền về
chương trình dạy trẻ các độ tuổi; Đề án giáo dục mầm non; Phổ cập GDMN cho trẻ
5 tuổi và các biện pháp nuôi dạy con khoa học, cách phòng tránh dịch bệnh… phát
huy ảnh hưởng của GDMN đối với xã hội.
- Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 23/2006/QĐ-BGD&ĐT về GDHN trẻ
khuyết tật. Nếu có trẻ khuyết tật học hoà nhập phải có sổ Theo dõi sự tiến bộ cho
từng trẻ khuyết tật. Tổ chức lập kế hoạch phối hợp để thực hiện chuyển giao trẻ lên
Tiểu học nhằm đảm bảo quá trình giáo dục trẻ được liên thông giữa hai cấp học. Tạo
điều kiện cho CBGV tham gia bồi dưỡng phương pháp GDHN trẻ khuyết tật và quản
lý chăm sóc hoà nhập. Tăng cường tuyên truyền cho cha mẹ trẻ khuyết tật. Làm tốt
công tác tuyên truyền về GDHN trẻ khuyết tật, chống phân biệt đối xử, kỳ thị; phối
hợp với các bậc cha mẹ và cộng đồng trong chăm sóc giáo dục trẻ.
D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phân công Ban giám hiệu:
* Đ/c Lê Thị Nhung (Hiệu trưởng)
- XD kế hoạch năm, tháng, các HĐ của nhà trường. Quản lý tổ chức nhân sự.
- Chỉ đạo công tác thu - chi tài chính, công tác thi đua trong nhà trường.
- Theo dõi thực hiện quy chế dân chủ, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý
tài sản công, quy chế thi đua khen thưởng.
- Chỉ đạo việc kiểm tra nội bộ trường học trong nhà trường.
- Phụ trách chung tất cả các hoạt động trong nhà trường.
- Đánh giá GVNV cuối năm học; KT sổ giao nhận TP tổ nuôi 01 lần/tuần; Dự
giờ giáo viên 02 hoạt động/tuần.
* Đ/c Nguyễn Ngọc Cầm (Hiệu phó)
- Chịu trách nhiệm về chất lượng chuyên môn trong Nhà trường. Phụ trách sinh
hoạt chuyên môn các tổ nhóm, hướng dẫn g/v soạn bài, chỉ đạo các khối trưởng XD
mục tiêu, kế hoạch của lứa tuổi trẻ phù hợp với từng lứa tuổi... Theo dõi, đánh giá
GV cuối tháng, đánh giá trẻ theo giai đoạn.
- Xây dựng kế hoạch kiến tập trong nhà trường. Bồi dưỡng và xây dựng giáo

viên giỏi; Kiểm tra việc GV thực hiện quy chế chăm sóc giáo dục trẻ. Bồi dưỡng tổ
nuôi thi nhân viên giỏi. Phụ trách việc GVNV thực hiện về VSMT, khung cảnh sư
phạm. Dự giờ giáo viên 02 tiết + 02 hoạt động/tuần.
20


- XD kế hoạch học phẩm, ĐD phục vụ học tập của cô và trẻ để đề xuất lên NT.
- Chịu trách nhiệm quản lý bếp ăn, XD dây truyền làm việc của tổ nuôi hợp lý.
Quản lý sổ sách nuôi dưỡng, việc nhập xuất thực phẩm, phối hợp với kế toán thay
đổi thực đơn theo mùa phù hợp với đặc điểm của nhà trường; Kiểm tra giao nhận
thực phẩm 04 lần/tuần;
- Chỉ đạo các CT tổ chức ngày hội, lễ; Quản lý và theo dõi việc sử dụng cơ sở
vật chất của NT; Xây dựng cơ sở vật chất nuôi dưỡng đề xuất lên NT. Đôn đốc
CBGVNV thực hiện QCDC trong NT.
- Làm sổ theo dõi danh bộ h/s; Sổ tính khẩu phần ăn; Sổ giao ban BGH; Sổ tài
sản nhà trường; Sổ theo dõi chất lượng của Nhà trường; Số theo dõi nhân sự; Sổ kế
hoạch tháng.

2. Phân công các tổ:
* Đ/c Vũ Thị Mận (Tổ trưởng chuyên môn toàn trường)
- Kết hợp với đ/c Nguyễn Ngọc Cầm hướng dẫn các khối trưởng, giáo viên các
khối sinh hoạt chuyên môn, soạn bài và các hoạt động khác trong trường; XD kế
hoạch kiến tập, bồi dưỡng và XD giáo viên giỏi; Chỉ đạo các khối trưởng XD mục
tiêu, kế hoạch của lứa tuổi trẻ phù hợp với từng lứa tuổi.
- Chịu trách nhiệm kiểm tra sổ soạn bài, sổ theo dõi số lượng, theo dõi chất
lượng, kiểm tra việc trang trí môi trường lớp học, công tác vệ sinh, làm đồ dùng đồ
chơi của các khối lớp theo đúng quy định.
- Kết hợp với Ban giám hiệu thăm lớp, dự giờ, dự hoạt động, QCCM, QCCS trẻ
của GVNV toàn trường. (Dự 01 tiết + 01 hoạt động/tuần)
- Phối hợp với BGH tổ chức các chương trình các ngày hội, lễ trong nhà trường.

Kết hợp đôn đốc CBGVNV trong trường thực hiện QCDC. Kiểm tra giao nhận thực
phẩm tổ nuôi 01 lần/tuần.
- Chịu trách nhiệm về chương trình giáo dục phổ cập cho trẻ 5 tuổi của trường.
* Đ/c Trần Thị Tuyết Nhung (Tổ trưởng tổ văn phòng)
+ Chịu trách nhiệm kết hợp với BGH tuyên truyền, vận động các thành viên
trong tổ thực hiện QCDC trong trường và nhiệt tình tham gia các phong trào thi đua
của nhà trường.
+ Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch để phân công, đôn đốc các thành viên trong
tổ thực hiện tốt các công việc của tổ văn phòng kịp thời, đúng tiến độ, đạt hiệu quả
cao trong hoạt động của nhà trường.

21


+ Xây dựng và bảo quản trang thiết bị dạy học, các phòng chức năng có hiệu quả
và sử dụng triệt để các đồ dùng dạy học.
+ Bảo vệ an toàn cơ sở vật chất, tài sản của trường và CBGVNV trong trường.
Đảm bảo an toàn cho trẻ và CBGVNV trong nhà trường.
Nơi nhận:

HIỆU TRƯỞNG

- Phòng GD&ĐT quận - Để báo cáo
- UBND phường - Để báo cáo
- HP và các lớp trong trường - Để thực hiện
- Lưu văn phòng

PHÒNG GD & ĐT QUẬN HOÀNG MAI
TRƯỜNG MẦM NON NGÔI NHÀ THẦN TIÊN
-------------------------------------------


CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2018 - 2019
TT
I

II

Nội dung

Kết quả
năm học
2017 - 2018

Công tác phát triển số lượng:
+ Tổng số trẻ ra lớp:
+ Tổng số nhóm lớp:
+ Tổng số trẻ 5 tuổi ra lớp:
+ Tổng số lớp 5 tuổi:
Chất lượng chăm sóc giáo dục:
+ Tổng số trẻ SDD
Tỷ lệ: %
+ Tổng số trẻ thừa cân béo phì: Tỷ lệ: %
+ Tổng số trẻ thấp còi
Tỷ lệ: %
+ Tổng số trẻ đạt yêu cầu phát triển độ
tuổi
Tỷ lệ đạt: %
+ Số lớp thực hiện chương trình giáo dục
mầm non mới
+ Tổng số chuyên đề tổ chức cấp trường

+ Số trẻ tham gia học các lớp ngoại khóa

22

Chỉ tiêu
năm học
2018 - 2019

Tăng
( giảm )

198
10
54
2

220
12
60
2

Tăng 22
Tăng 2
Tăng 4

0
15 = 9,5%
5 = 3,1%

0

12 = 6,5%
3 = 1,6%

Giảm 3
Giảm 2

147 = 93%

170 = 94,4%

Tăng 23

09
2
0

10
3
40

Tăng 1
Tăng 1
Tăng 40


III

Đội ngũ CBQL, GV, NV
+ Tổng số:
+ CBQL: 4

Trình độ CM: 1 ĐH +3CĐ
+ Tổng số giáo viên
- Trình độ CĐSPMN trở lên
- Trình độ TCMN:
+ Tổng số bảo mẫu (Chứng chỉ
BDNVMN)
+ Tổng số nhân viên
- Kế toán:
Trình độ: 1ĐH
- Văn thư: Trình độ: TC
- Y tế:
Trình độ: 1 TC
- Cô nuôi :
Trình độ : 3TC + 1CC
- Bảo vệ :
- Tạp vụ
- NV kho - quỹ
- NV IT
- NV lái xe
+ Tổng số GVG, NVG cấp trường
+ Tổng số GVG, NVG cấp Quận
+ Ứng dụng công nghệ thông tin
- Số lượng bài giảng điện tử
- Tổng số máy tính
- Số máy chiếu
- Tổng số CBQL có khả năng ứng
dụng CNTT
- Tổng số GV có trình độ tin học A
trở lên
- Tổng số GV có ứng dụng CNTT

trong giảng dạy
Các hoạt động phong trào: ( Xếp loại )
+ Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực
+ Tổng số đồ dùng đồ chơi tự tạo
+ Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm
+ Công tác y tế học đường
+ Công tác xây dựng trường học an toàn,
phòng chống tai nan thương tích
Danh hiệu thi đua
23

36
4

42
6

Tăng 6
Tăng 2

23
7 = 30,43%
16 = 69,63%

27
10 = 37,03%
17 = 62,97%

Tăng 1

Tăng 7%
Giảm 7%

0
11
1

0
14
2

Tăng 3

1
1

1
1

4
1
1
1
1
0
18
0

5
1

1
1
1
1
22
1

65%
16
1

85%
18
1

Tăng 1cc

Tăng 1
Tăng 4
Tăng 25%
Tăng 2
Tăng 4

4

8
Tăng 4

24


28
Tăng 5

20

25

Xuất sắc

Xuất sắc

15 loại
Tốt
Tốt

25 loại
Tốt
Tốt

Tốt

Tốt

Tăng 10


 Tập thể

- Tập thể
LĐXS cấp

Trường
- VMXS
- VMXS
- Xuất sắc
Bằng khen
của Trường

- Công đoàn
- Chi đoàn
- CSTĐ cấp cơ sở
 Cá nhân

- Tập thể
LĐXS cấp
Quận
- VMXS
- VMXS
- Xuất sắc
Bằng khen
của Phòng
GD&ĐT

Hoàng Mai, ngày … tháng … năm 2018
HIỆU TRƯỞNG

UBND QUẬN HOÀNG MAI
TRƯỜNG MN NGÔI NHÀ THẦN TIÊN

Biểu mẫu 01


THÔNG BÁO
Cam kết chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục mầm non
năm học 2018 - 2019
STT
I

Nội dung
Mức độ về sức khỏe mà trẻ em

II

sẽ đạt được
Mức độ về năng lực và hành vi

III

mà trẻ em sẽ đạt được
- Phát triển thể chất
- Phát triển ngôn ngữ
- Phát triển tình cảm – Quan hệ XH
- Phát triển nhận thức
- Phát triển thẩm mỹ
Chương trình chăm sóc giáo dục
mà cơ sở giáo dục tuân thủ

Nhà trẻ
95%

Mẫu giáo
97%


93.7%
91,1%
97,5%
93%
90,5%

95,5%
93,2%
98,7%
96%
94,6%

Chương trình

Chương trình giáo

giáo dục mầm

dục mầm non mới

non

Mẫu giáo lớn thực
hiện đánh giá bộ
chuẩn phát triển trẻ

24



5 tuổi

IV

Các điều kiện nuôi dưỡng, chăm

100%

100%

sóc và giáo dục
Hoàng Mai, ngày ... tháng ... năm 2018
HIỆU TRƯỞNG

UBND QUẬN HOÀNG MAI
TRƯỜNG MN NGÔI NHÀ THẦN TIÊN

Biểu mẫu 02

THÔNG BÁO
Công khai chất lượng giáo dục mầm non thực tế, năm học 2018 – 2019
Đơn vị tính: trẻ em
3-4
tuổi

220

25-36
tháng
tuổi

28

Mẫu giáo
4-5
tuổi

60

72

60

220

28

60

72

60

Số trẻ em được tổ chức ăn

220

28

60


72

60

tại cơ sở
Số trẻ em được kiểm tra

198

28

57

59

54

định kỳ sức khỏe
Số trẻ em được theo dõi sức khỏe

220

28

60

72

60


183

28

48

60

47

(83,3 % )
12

3

4

2

3

8

8

9

STT

Nội dung


I

Tổng số trẻ em

1

Số trẻ em nhóm ghép

2

Số trẻ em 1 buổi/ngày

3

Số trẻ em 2 buổi/ngày

4

Số trẻ em khuyết tật học hòa nhập

II
III
IV
V

Tổng số
trẻ em

3-12

tháng
tuổi

Nhà trẻ
13-24
tháng
tuổi

5-6
tuổi

bằng biểu đồ tăng trưởng
Kết quả phát triển sức khỏe của
trẻ em

1

Kênh bình thường

2

Kênh dưới -2

3

Kênh dưới -3

4

Kênh trên +2


5

Kênh trên +3

(5,4% )

25
( 11.3% )

25


×