Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Dự báo nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin phục vụ xây dựng chính phủ điện tử tại bộ nội vụ đến năm 2025 (luận văn thạc sỹ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------***---------------------------

ĐÀO LÂM TÙNG

DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
PHỤC VỤ XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
TẠI BỘ NỘI VỤ ĐẾN NĂM 2025

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội, 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------***---------------------------

ĐÀO LÂM TÙNG

DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
PHỤC VỤ XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
TẠI BỘ NỘI VỤ ĐẾN NĂM 2025

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.04.12

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HOÀNG MAI



Hà Nội, 2017


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ................................................. 2
3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 8
4. Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 9
5. Mẫu khảo sát ........................................................................................... 9
6. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 9
7. Giả thuyết nghiên cứu............................................................................. 9
8. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 10
9. Kết cấu của luận văn ............................................................................. 10
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ BÁO NHÂN LỰC CNTT VÀ
XÂY DỰNG CPĐT Ở VIỆT NAM.............................................................................. 11
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan................................................... 11
1.1.1. Dự báo .......................................................................................... 11
1.1.2. Nhu cầu ........................................................................................ 12
1.1.3. Nguồn nhân lực CNTT ................................................................ 14
1.1.4. Chính phủ điện tử ........................................................................ 15
1.2. Xây dựng CPĐT ở Việt Nam và nhu cầu về nguồn nhân lực CNTT
phục vụ xây dựng CPĐT ở Việt Nam .......................................................... 22
1.2.1. Thực trạng quá trình xây dựng CPĐT ở Việt Nam.................... 22
1.2.2. Nguồn nhân lực CNTT phục vụ xây dựng CPĐT ở Việt Nam .. 28

1.3. Vai trò của việc dự báo nguồn nhân lực CNTT trong xây dựng
CPĐT .............................................................................................................. 30


1.4. Một số phƣơng pháp dự báo nguồn nhân lực đƣợc áp dụng ở Việt
Nam ................................................................................................................. 32
1.4.1. Phương pháp chuyên gia ............................................................. 32
1.4.2. Phương pháp ngoại suy xu thế.................................................... 32
1.4.3. Phương pháp mô hình hoá .......................................................... 33
1.4.4. Phương pháp điều tra .................................................................. 34
* Kết luận Chƣơng 1 ................................................................................. 38
CHƢƠNG 2. NGUỒN NHÂN LỰC CNTT VÀ MỤC TIÊU, NGUYÊN
TẮC PHÁT TRIỂN CPĐT CỦA BỘ NỘI VỤ ...................................................... 39
2.1. Khái quát về nguồn nhân lực CNTT của Bộ Nội vụ hiện nay ....... 39
2.2. Định hƣớng phát triển nguồn nhân lực CNTT của Bộ Nội vụ đến
năm 2025 ........................................................................................................ 41
2.3. Định vị sự phát triển CPĐT của Bộ Nội vụ ở thời điểm hiện nay . 44
2.4. Mục tiêu và nguyên tắc phát triển CPĐT của Bộ Nội vụ ............... 46
2.4.1. Mục tiêu và nhiệm vụ................................................................... 46
2.4.2. Về các nguyên tắc xây dựng CPĐT của Bộ Nội vụ .................... 49
* Kết luận Chƣơng 2 ................................................................................. 50
CHƢƠNG 3. NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN PHỤC VỤ XÂY
DỰNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ TẠI BỘ NỘI VỤ ĐẾN NĂM 2025 ......... 52
3.1. Nhân lực CNTT phục vụ xây dựng CPĐT tại Bộ Nội vụ đến năm
2025 qua khảo sát, điều tra........................................................................... 52
3.1.1. Thực trạng nguồn nhân lực CNTT của Bộ Nội vụ hiện tại ...... 52
3.1.2. Về khối lượng công việc theo năm .............................................. 56
3.1.3. Về vấn đề bổ sung nhân sự chuyên trách CNTT cho hoạt động
ứng dụng CNTT và xây dựng CPĐT đến năm 2025 .................................... 58
3.1.4. Về chính sách đối với nhân lực CNTT của Bộ........................... 63

3.2. Một số khuyến nghị đảm bảo nguồn nhân lực CNTT phục vụ xây
dựng CPĐT tại Bộ Nội vụ đến năm 2025 .................................................... 65
3.2.1. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho đội
ngũ nhân lực CNTT hiện tại của Bộ............................................................. 65


3.2.2. Chú trọng nâng cao kiến thức hành chính, tổ chức, cải cách
hành chính nhà nước cho đội ngũ nhân lực CNTT của Bộ........................ 66
3.2.3. Xây dựng chính sách phát triển nhân lực CNTT ....................... 68
3.2.4. Lập kế hoạch bổ sung nhân lực CNTT theo tiến độ xây dựng
CPĐT của Bộ .................................................................................................. 69
* Kết luận Chƣơng 3 ................................................................................. 69
KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 73
PHỤ LỤC 1 .............................................................................................................................. 79


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Hoàng Mai, PGS.TS. Mai Hà, TS. Hà
Quang Trƣờng, các thầy cô đã tận tình hƣớng dẫn, định hƣớng và giúp đỡ
trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Khoa Khoa học Quản lý, trong
các Hội đồng, từ Hội đồng bảo vệ đề cƣơng đến Hội đồng bảo vệ cấp bộ môn
đã có nhiều kiến đóng góp quý báu giúp tôi nghiên cứu bổ sung trong quá
trình thực hiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Trung tâm Thông tin – Bộ Nội vụ đã
tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Trung tâm Thông tin – Ban Tôn giáo
Chính phủ, Trung tâm tin học – Cục Văn thƣ và Lƣu trữ nhà nƣớc, Trung tâm
thông tin – Ban Thi đua – Khen thƣởng Trung ƣơng và các đồng nghiệp đã

luôn ủng hộ, giúp đỡ và đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp ở các cơ quan nghiên
cứu có liên quan, các anh chị học viên cùng khóa đã giúp tôi trong quá trình
nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.

Tác giả luận văn

Đào Lâm Tùng


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CĐ:

Cao đẳng

CNTT:

Công nghệ thông tin

CNTT&TT:

Công nghệ thông tin và truyền thông

CPĐT:


Chính phủ điện tử

ĐH:

Đại học

THCN:

Trung học chuyên nghiệp

VN:

Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1. Tổng hợp sơ bộ về nguồn nhân lực CNTT phục vụ xây dựng CPĐT
của Bộ Nội vụ hiện nay…………………………………………………………. 34


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Cơ cấu trình độ chuyên môn CNTT………………………………....52
Hình 3.2: Cơ cấu độ tuổi nhân lực CNTT………………………………...........53
Hình 3.3: Tƣơng quan giữa số lƣợng nhân lực CNTT với khối lƣợng công
việc hiện tại ………………………………...………………………………...…..54
Hình 3.4: Tƣơng quan giữa chất lƣợng nhân lực CNTT với khối lƣợng công
việc hiện tại………………………………...………………………………..........54

Hình 3.5: Mức độ phù hợp giữa năng lực chuyên môn với công việc đƣợc
giao………………………………...………………………………...…………….55
Hình 3.6: Vị trí công việc chuyên môn………………………………..............56
Hình 3.7: Khối lƣợng công việc gia hàng năm đối với cá nhân……………. 57
Hình 3.8: Khối lƣợng công việc gia hàng năm đối với cơ quan, đơn vị…….57
Hình 3.9: Ý kiến về vấn đề bổ sung nhân sự cho việc ứng dụng CNTT và xây
dựng CPĐT của Bộ Nội vụ đến năm 2025……………………………….........58
Hình 3.10: Đánh giá lại về số lƣợng, chất lƣợng nhân lực CNTT của Bộ Nội
vụ hiện nay………………………………...………………………………...……59
Hình 3.11: Hạn chế của nhân lực CNTT ngoài nhà nƣớc…………………….60
Hình 3.12: Tăng nhân sự theo tỷ lệ tăng của khối lƣợng công việc………....61
Hình 3.13: Vị trí công việc chuyên môn thiếu vắng nhân lực khi triển khai
công việc đến năm 2025………………………………...……………………….62
Hình 3.14: Nhân lực CNTT ƣu tiên tuyển dụng……………………………….63
Hình 3.15: Thời gian tìm đƣợc ngƣời thay thế khi nhân sự hiện nay rời bỏ vị
trị công tác………………………………...………………………………............64
Hình 3.16: Giải pháp giữ chân nhân lực CNTT đang có……………………...64


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dự báo là một nhu cầu, là mong muốn có thực của con ngƣời nhằm
hoạch định và chủ động đón nhận những thực tế có thể xảy ra trong tƣơng
lai. Nhờ có sự phát triển các khoa học trong đó có sự phát triển CNTT, công
tác dự báo ngày càng chính xác hơn và điều này đã bác bỏ quan điểm của
một số nhà nghiên cứu cho rằng việc dự báo là không cần thiết bởi vì không
thể dự báo, kết quả nếu có cũng không chính xác và việc dự báo thƣờng dựa
trên những giả thiết không hiệu lực.
Đối với dự báo nhu cầu nguồn nhân lực, trong thời đại ngày nay, việc
này đã trở thành một công cụ quan trọng giúp xây dựng các chính sách về

nhân lực, ra quyết định tuyển dụng, sử dụng, đạo tạo con ngƣời trong cơ
quan, tổ chức.
Việt Nam đang thực hiện đƣờng lối đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế,
xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa với sức ép rất
lớn từ yêu cầu đảm bảo thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội, phát huy hơn
nữa quyền làm chủ của nhân dân và yêu cầu phát triển kinh tế, ổn định chính
trị. Do vậy nhu cầu dự báo nguồn nhân lực ngày càng trở nên cần thiết trong
mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội nói chung và trong lĩnh vực CNTT
nói riêng. Đặt trong bối cảnh CNTT – truyền thông đã phát triển vƣợt bậc,
internet và thƣơng mại điện tử ra đời tác động tới mọi mặt của đời sống kinh
tế - xã hội trong đó có hoạt động của bộ máy nhà nƣớc thì các vấn đề về cải
cách đƣợc đặt ra một cách cấp thiết, đặc biệt là công tác cải cách hành chính
trong đó có yêu cầu ứng dụng CNTT và xây dựng CPĐT nhằm góp phần tạo
ra xu hƣớng thu hẹp phạm vi hoạt động của bộ máy quản lý hành chính nhà
nƣớc, tăng cƣờng chuyển đổi chức năng quản lý từ trực tiếp sang gián tiếp và
không làm thay việc của ngƣời dân, doanh nghiệp. Để làm đƣợc việc này cần
huy động một bộ phận lớn nhân lực CNTT tham gia vào quá trình xây dựng,
triển khai CPĐT tại các cơ quan bộ, ngành và địa phƣơng.
1


Đối với Bộ Nội vụ - cơ quan quản lý nhà nƣớc đa ngành, đa lĩnh vực
đồng thời là cơ quan thƣờng trực của Ban chỉ đạo cải cách hành chính của
Chính phủ, các nhiệm vụ cải cách trong đó có việc xây dựng CPĐT luôn đƣợc
xác định là nhiệm vụ phải tập trung thực hiện, gƣơng mẫu đi đầu. Hiện Bộ
Nội vụ theo hƣớng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng xong
Đề cƣơng chi tiết Khung kiến trúc CPĐT của Bộ Nội vụ phiên bản 1.0. Tuy
nhiên đi theo việc xây dựng và triển khai CPĐT trên cơ sở Khung kiến trúc
này chƣa có một bản kế hoạch cụ thể về nguồn vốn con ngƣời trong giai đoạn
trƣớc mắt đến năm 2020 và xa hơn là đến năm 2025. Đây cũng chính là lý do

đầy đủ cho việc triển khai thực hiện nghiên cứu “Dự báo nhu cầu nhân lực
công nghệ thông tin phục vụ xây dựng CPĐT tại Bộ Nội vụ đến năm 2025”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Đi vào vấn đề dự báo nhu cầu nhân lực CNTT, chúng ta thấy những
dự báo mang tính tổng quát trong nhiều nghiên cứu, khảo sát về nguồn nhân
lực, về phát triển kinh tế - xã hội, về thị trƣờng lao động v.v. Có thể nêu lên
một số công trình tiêu biểu.
Từ năm 1984, nghiên cứu của Đỗ Văn Chấn (1984) “Dự đoán nhu cầu
triển vọng cán bộ chuyên môn của nƣớc ta”, Viện Nghiên cứu Đại học và
THCN đã đƣa ra một cái nhìn toàn diện đối với nhu cầu nhân lực ở các ngành,
lĩnh vực trong đó có lĩnh vực kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển của đất nƣớc.
Qua đó cũng đặt ra vấn đề đào tạo cán bộ chuyên môn theo quy mô, cơ cấu,
trình độ phát triển nền kinh tế nói chung và các ngành nói riêng. Nhu cầu
nhân lực tăng theo quy mô và trình độ phát triển của nền kinh tế. Và để dự
báo cơ cấu đội ngũ cán bộ chuyên môn theo các ngành kinh tế quốc dân, phải
dựa vào cơ cấu sản xuất, do cơ cấu sản xuất quyết định cơ cấu quản lý.
Nghiên cứu “Đảm bảo chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực CNTT đáp
ứng nhu cầu xã hội” của tác giả Ngô Thị Kim Dung và Hà Xuân Quang
(2008), Báo cáo Hội thảo quốc gia đào tạo nhân lực CNTT&TT theo nhu cầu
xã hội tập trung nhiều cho các giải pháp đảm bảo chất lƣợng giáo dục, đào tạo
trong lĩnh vực CNTT ở các cơ sở đào tạo CĐ, ĐH trên cơ sở đã có những dự
2


báo về sự tăng trƣởng của cung và cầu nhân lực CNTT theo sự phát triển.
Tiếp đó nghiên cứu của nhóm tác giả Trần Minh Tiến, Phạm Mạnh
Lâm, Trần Minh Tuấn, Ngô Quốc Thái, Cao Trần Việt Nga, Bùi Thu Hà, và
Lê Thị Thanh Hà (2008), Xây dựng quy hoạch nguồn nhân lực CNTT quốc
gia giai đoạn 2006-2010 và định hướng 2015, Báo cáo đề tài cấp bộ, Viện
Chiến lƣợc BCVT & CNTT. Đây là một công trình nghiên cứu có những

đánh giá cụ thể về hiện trạng, nhu cầu nhân lục CNTT quốc gia, xác định rõ
quy mô, cơ cấu, trình độ, chất lƣợng nhân lực CNTT theo lộ trình phát triển
nhằm đảm bảo chất lƣợng, đồng bộ, tăng nhanh tỷ lệ nguồn nhân lực có trình
độ cao.
Nghiên cứu của Nguyễn Thế Hà (2011) “Công tác dự báo thị trường
lao động Việt Nam, mô hình và kết quả dự báo đến năm 2020”, Kỷ yếu hội
thảo khoa học: “Thành tựu nghiên cứu thống kê, dự báo giáo dục và nhân
lực”, Trung tâm Phân tích và Dự báo nhu cầu đào tạo nhân lực, Viện KHGD
Việt Nam đã đánh giá về chất lƣợng công tác dự báo thị trƣờng lao động Việt
Nam, cùng một số dự báo về nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất
lƣợng cao, nhân lực CNTT với việc sẽ thiếu hụt lớn về nguồn cung.
Bên cạnh đó là một số nghiên cứu đi vào đánh giá, dự báo nguồn nhân
lực trong các phân khúc của ngành CNTT nhƣ công nghiệp phần mềm, nhân
lực lãnh đạo CNTT hay nguồn nhân lực trong pham vi các đơn vị hành chính
cấp tỉnh. Có thể liệt kê một số nghiên cứu của Nguyễn Đình Thắng (2009),
Về hiện trạng và nhu cầu nguồn lực cho công nghiệp phần mềm và dịch vụ
CNTT VN, Báo cáo Hội thảo hợp tác phát triển CNTT - TT VN lần XIII. Chu
Tiến Dũng (2009), Một vài khía cạnh về bức tranh CNTT và CNPM VN
2009, Tham luận tại Hội thảo Toàn cảnh CNTT VN 2009, Hội Tin học
Tp.HCM. Nguyễn Hoàng Nhiên (2008), Đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực CNTT của Tp.HCM đến năm 2020, Luận văn thạc sĩ, ĐH Kinh tế
Tp.HCM. Cao Hào Thi (2011), Đề tài: Dự báo nguồn nhân lực CNTT của
Tp.HCM trong giai đoạn 2011 đến 2020, Sở Khoa học và Công nghệ Tp.
HCM.
3


Nghiên cứu về lý thuyết dự báo nói chung, có tài liệu “Elements of
Forecasting” của tác giả Francis X. Diebold (University of Pennsylvania).
Đây là một tài liệu đƣợc coi là "kinh điển” về dự báo. Trong cuốn sách này,

tác giả trình bày đầy đủ những kiến thức cơ bản về dự báo, những bƣớc cơ
bản để thực hiện thành công một dự báo, các mô hình dự báo cơ bản. Tuy
nhiên các ví dụ đƣợc trình bày trong cuốn sách này tập trung nhiều về dự báo
kinh tế, không có các ví dụ về dự báo nhân lực. Áp dụng các mô hình dự báo
từ lý thuyết, thời gian gần đây có nhiều gần đây có nhiều nghiên cứu, khảo sát
dự báo về nhân lực CNTT. Cụ thể là khảo sát của Trung tâm giới thiệu việc
làm số 2 (Sở LĐ-TB-XH Hà Nội) trong quý 1/2016 tại các doanh nghiệp và
cơ sở sản xuất kinh doanh cho thấy, nhóm ngành CNTT dẫn đầu về nhu cầu
sử dụng lao động ở cả 3 trình độ ĐH, CĐ và trung cấp. Qua khảo sát và cập
nhật cung - cầu từ các kênh tuyển dụng, các doanh nghiệp, ngƣời lao động,
nhóm ngành nghề CNTT gồm: IT/phần cứng, IT/phần mềm, lập trình viên
(C+, Java, PHP), lập trình di động ứng dụng… nổi bật về cung - cầu có khả
năng kết nối tốt trong thị trƣờng. Tỷ lệ ngƣời đi tìm việc ở nhóm ngành này
có bằng cấp từ CĐ trở lên chiếm 93% tổng số ngƣời đi tìm việc”[23]. Tại hội
thảo “Bong bóng nhân sự ngành công nghệ thông tin – Đâu là lối ra để phát
triển?” ngày 28/6/2017 do Liên minh các doanh nghiệp gia công CNTT Việt
Nam (Liên minh Vnito) tổ chức. Theo nghiên cứu của Vietnamworks, nhu
cầu tuyển dụng ngành CNTT đang ở mức cao và sẽ tiếp tục tăng cao hơn
trong những năm tới. Trong 3 năm gần đây, số lƣợng việc làm đƣợc đăng tải
đã gia tăng gấp đôi. Dự báo, Việt Nam sẽ cần đến 400.000 nhân lực vào cuối
năm 2018, nhƣng hiện mới có khoảng 250.000 kỹ sƣ đang làm việc trong
ngành CNTT. Số lƣợng việc làm CNTT tăng 47%/năm nhƣng nhân lực ngành
chỉ tăng mức 8% v.v. [Xem thêm 44].
Liên quan đến vấn đề xây dựng CPĐT, nghiên cứu tập hợp đƣợc ở 3
nhóm vấn đề.
Nhóm thứ nhất là các nghiên cứu có tính chất tổng quan về CPĐT. Các
nghiên cứu theo hƣớng này cung cấp những kiến thức cơ bản về CPĐT…Có
4



thể dẫn ra đây các công trình nghiên cứu tiêu biểu của khuynh hƣớng này:
Chính phủ điện tử (2006) của Nhà xuất bản Bƣu điện là nghiên cứu đầu tiên ở
Việt Nam đề cập đến CPĐT ở nhiều khía cạnh; từ định nghĩa, các lợi ích, các
mục tiêu, những thách thức và cơ hội triển khai CPĐT; xây dựng khung chiến
lƣợc quốc gia; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, kế hoạch triển khai
CPĐT. Một nghiên cứu sau đó cùng tên Chính phủ điện tử xuất bản năm 2010
của các tác giả Nguyễn Đăng Hậu, Nguyễn Hoài Anh, Ao Thu Hoài tiếp tục
củng cố khẳng định CPĐT là một giải pháp tốt nhằm cải thiện chất lƣợng dịch
vụ công cho ngƣời dân, tăng cƣờng vai trò của Chính phủ và năng lực cạnh
tranh của quốc gia trong quá trình toàn cầu hóa.
Trƣớc đó, công trình “Thế giới của Chính phủ điện tử” của Greygory
G. Curtin xuất bản năm 2003 (The world of E – government, Gregory G.
Curtin, Political Science 2003), “Chính phủ điện tử toàn cầu: Lý thuyết, ứng
dụng và tiêu chuẩn” của Latif Al Hakim xuất bản năm 2006; (Global E government: Theory, application and benchmarking, Latif Al Hakim, IGI
Global, 2006) là những nghiên cứu hết sức quen thuộc với nhiều học giả ở
Việt Nam.
Có thể thấy nghiên cứu có tính chất tổng quan là hƣớng nghiên cứu cơ bản,
dựa trên cái nhìn bao quát về CPĐT để có những đề xuất triển khai ứng dụng
bƣớc đầu về CPĐT nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, các nghiên
cứu hƣớng nhiều đến nội dung về lợi ích của CPĐT mang lại mà chƣa tập
trung cho vấn đề về các nguồn lực xây dựng CPĐT trong đó có nguồn lực con
ngƣời.
Nhóm thứ hai là các nghiên cứu, đánh giá về quá trình triển khai và
kinh nghiệm xây dựng CPĐT của các nƣớc. Theo hƣớng nghiên cứu này có
thể nêu ra đây một số công trình tiêu biểu của tác giả ngoài nƣớc nhƣ “Chính
phủ điện tử ở Châu Á” (E – Government in Asia) của James SL Yong do
Times Editions - Marshall Cavendish xuất bản năm 2005. Tác giả đã có các
khảo sát, thực hiện phỏng vấn, trao đổi với lãnh đạo chính phủ, chính quyền
và bên có liên quan của 10 quốc gia, vùng lãnh thổ ở châu Á là Brunei, Trung
5



Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Đài
Loan và Thái Lan, qua đó chỉ ra các mục tiêu của CPĐT của mỗi quốc gia/
vùng lãnh thổ, cùng những hành trình xây dựng triển khai v.v..
“Chính phủ điện tử ở châu Âu” (E – Government in Europe) của Paul
Nixon, Vassiliki N. Koutrakou, Routledge, 2007. Nghiên cứu đã mô tả sự
phát triển của CPĐT và ứng dụng của CPĐT tại châu Âu, sự thâm nhập của
CNTT dƣới sự tác động của các chính sách. “Chính phủ điện tử ở Mĩ, những
bƣớc tiến tới thành công” (E – Government in the United State: Steps to
advande its Success) 2010 của Kim Mathew, Đại học tổng hợp Indiana.
Nghiên cứu đã khái quát về lịch sử của CPĐT ở Mĩ khi Chính phủ Mỹ thành
lập cơ quan chuyên trách về CPĐT năm 2001, về các dịch vụ của CPĐT Mĩ;
chi phí, nền tảng, thách thức đối với CPĐT của Mỹ cùng những phân tích về
chi phí, lợi ích và có những khuyến cáo về chính sách và an toàn thông tin.
Ở Việt Nam phải nhắc đến cuốn sách “Chính phủ điện tử Việt Nam – Tổng
quan quá trình xây dựng và mô hình phát triển tại các nƣớc” do tổ chức IDG
ấn hành năm 2012. Nghiên cứu đã có những đánh giá tổng kết về mối quan hệ
giữa cải cách hành chính và xây dựng CPĐT tại Việt Nam thời gian qua.
Thực trạng quá trình xây dựng CPĐT ở Việt Nam và các bài học kinh nghiệm
xây dựng CPĐT các quốc gia khác trên thế giới cũng nhƣ các đề xuất triển
khai CPĐT trong thời gian tới.
Trƣớc đó, năm 2011, tại Hội thảo quốc gia về CPĐT, nhiều mô hình
thành công về xây dựng CPĐT tại các địa phƣơng, ở một số ngành ở Việt
Nam đƣợc các nhà quản lý giới thiệu, qua đó cung cấp một số các giải pháp từ
kinh nghiệm của các địa phƣơng. Đáng chú ý là: “Giải pháp và ứng dụng
công cụ phục vụ chính quyền điện tử” ở Tỉnh Thừa thiên Huế của Phan Ngọc
Thọ; “Xây dựng chính quyền điện tử gắn với cải cách hành chính tại Thành
phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn Anh Tuấn; “Vấn đề đảm bảo nhân lực cho
triển khai Chính phủ điện tử - góc nhìn của địa phƣơng” của Phạm Kim Sơn;

“Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin cải cách hành chính lĩnh vực cấp
giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế” của Nguyễn Minh Tuấn v.v.
6


Nhiều nghiên cứu về kinh nghiệm xây dựng CPĐT ở nhiều quốc gia
dƣới dạng các bài viết, các đề tài, các luận văn tốt nghiệp khảo cứu nghiêm
túc về phát triển CPĐT ở một số nƣớc phát triển và bài học kinh nghiệm đối
với Việt Nam đƣợc đăng tải nhƣ: Nghiên cứu “Quá trình xây dựng Chính phủ
điện tử ở Hàn Quốc” (2008) của Lê Đức Niệm; “Rút kinh nghiệm xây dựng
Chính phủ điện tử” của Vân Oanh (2008); “Kinh nghiệm triển khai Chính phủ
điện tử tại Liên bang Nga” (caicachhanhchinh.gov.vn); “Xu hƣớng phát triển
Chính phủ điện tử trên thế giới” () v.v.
Có thể nói, những nghiên cứu về CPĐT ở các nƣớc là tài liệu quý về
kinh nghiệm xây dựng và phát triển CPĐT của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, các
nghiên cứu này phần lớn không đƣa ra các dự báo mà chỉ đặt vấn đề về chuẩn
bị các nguồn lực trong đó có nguồn lực con ngƣời.
Nhóm thứ ba là các nghiên cứu từ góc độ ứng dụng kỹ thuật, công
nghệ. Các nghiên cứu thuộc nhóm này rất nhiều, luận văn không có điều kiện
liệt kê. Các nghiên cứu này đề cập nhiều đến các vấn đề kỹ thuật, các giải
pháp kỹ thuật áp dụng vào từng khu vực của hệ thống hành chính, phục vụ hệ
thống hành chính, xây dựng CPĐT. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những nền
tảng thiết yếu cho CPĐT nhƣ việc giao dịch điện tử cần đến các cơ sở dữ liệu
quốc gia và việc cấp phát chứng minh thƣ điện tử v.v.. Tuy nhiên ở khía cạnh
khác, những nghiên cứu này đã gián tiếp chỉ ra những hạn chế về số lƣợng,
chất lƣợng nguồn nhân lực CNTT phục vụ cho xây dựng CPĐT ở Việt Nam.
Đối với Bộ Nội vụ, hàng năm và theo các giai đoạn 2011 – 2015, 2016
– 2020 đều có các kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của Bộ. Các bản
kế hoạch đã nêu rõ nội dung công việc, lộ trình, các giải pháp và phân công
nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ đồng thời nhấn mạnh

việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ứng dụng CNTT trong Bộ. Tuy
nhiên cũng chƣa có một nội dung cụ thể nào cho việc phát triển nguồn nhân
lực CNTT của Bộ.
Bộ Nội vụ đã ban hành Đề cƣơng chi tiết khung kiến trúc CPĐT của Bộ
(kèm theo công văn số 6258/BNV-TTTT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ
7


Nội vụ) nhấn mạnh việc xây dựng CPĐT đã đƣợc Chính phủ yêu cầu trong
Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về CPĐT và
Quyết định 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ phê
duyệt Chƣơng trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động của cơ quan nhà nƣớc giai đoạn 2016 – 2020. Xây dựng và tuân thủ
Kiến trúc CPĐT sẽ giúp cho Bộ Nội vụ tăng cƣờng khả năng kết nối liên
thông, tích hợp, chia sẻ; sử dụng lại thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin từ các
hệ thống thông tin đã triển khai tại Bộ Nội vụ, đảm bảo việc đồng bộ, hạn chế
trùng lặp, tiết kiệm chi phí, thời gian; phù hợp với điều kiện thực tế tại Bộ Nội
vụ. Bản đề cƣơng cũng có nêu hiện trạng nguồn nhân lực CNTT ở góc độ
định tính và thiếu những con số cụ thể. Do vậy bản Đề cƣơng cũng không nêu
ra nhu cầu và dự báo nhu cầu về nhân lực CNTT phục vụ xây dựng CPĐT của
Bộ Nội vụ.
Nhƣ vậy, có thể nói, việc thực hiện dự báo nhu cầu nguồn nhân lực nói
chung không phải là vấn đề mới. Dự báo nhu cầu nhân lực CNTT cho nền
kinh tế ở Việt Nam cũng đƣợc nhiều nghiên cứu đề cập. Trong những dự báo
này các lý thuyết khoa học về dự báo đƣợc vận dụng. Tuy nhiên việc dự báo
nhu cầu nhân lực CNTT cho việc xây dựng CPĐT ở Việt Nam chƣa có
nghiên cứu nào đề cập một cách chi tiết. Việc triển khai công tác dự báo nhu
cầu nhân lực CNTT phục vụ xây dựng CPĐT nhiều bộ, ngành chƣa đƣợc đặt
ra trong đó có Bộ Nội vụ. Điều này càng tăng cƣờng thêm ý nghĩa cho việc
triển khai nghiên cứu của luận văn.

3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu là dự báo nguồn nhân lực CNTT phục vụ xây
dựng CPĐT tại Bộ Nội vụ đến năm 2025. Cụ thể:
- Đánh giá hiện trạng nguồn nhân lực CNTT của Bộ Nội vụ (năm
2017);
- Xác định mục tiêu và nhiệm vụ xây dựng CPĐT của Bộ Nội vụ đến
năm 2025;
- Xác định cầu nhân lực CNTT phục vụ xây dựng CPĐT của Bộ Nội vụ
8


đến năm 2025 qua một số mô hình dự báo.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi của nghiên cứu đƣợc giới hạn trong việc đánh giá và dự báo số
lƣợng nhân lực CNTT bao gồm ngƣời làm công tác chuyên môn CNTT và
ngƣời lãnh đạo về CNTT (CiO) với tƣ cách là công chức, viên chức của Bộ
Nội vụ phục vụ xây dựng CPĐT của Bộ đến năm 2025.
Thời gian thực hiện đề tài đồng thời là thời gian đƣa ra các dự báo là từ
tháng 8/2017 đến tháng 12/2017.
5. Mẫu khảo sát
Việc đánh giá hiện trạng nguồn nhân lực CNTT của của Bộ Nội vụ chủ
yếu dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp và việc tổng hợp các bản báo cáo, kế
hoạch ứng dụng CNTT của Bộ Nội vụ và của các cơ quan thuộc và trực thuộc
Bộ.
Để dự báo nguồn nhân lực CNTT phục vụ xây dựng CPĐT của Bộ Nội
vụ, đề tài thu thập dữ liệu liên quan đến các mô hình dự báo nguồn nhân lực
CNTT; xây dựng các mô hình dự báo và dự báo nguồn nhân lực CNTT căn cứ
vào mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng CPĐT của Bộ Nội vụ, thực hiện việc điều
tra xã hội học đối với cán bộ chuyên môn CNTT và cán bộ lãnh đạo về CNTT
(CIO).

6. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng CPĐT của Bộ Nội vụ
đến 2025 liệu có thể dự báo nhu cầu nhân lực CNTT với thành phần và cấu
trúc nhân lực tƣơng đối rõ hay không?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Căn cứ theo các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng CPĐT của Bộ Nội vụ từ
nay đến 2025, số lƣợng cán bộ chuyên môn CNTT và cán bộ lãnh đạo về
CNTT chắc chắn phải tăng. Việc tăng số lƣợng cán bộ chuyên môn CNTT và
cán bộ lãnh đạo về CNTT với tỉ lệ bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào chất lƣợng
nguồn nhân lực CNTT có đƣợc và phƣơng thức tổ chức thực nhiệm các nhiệm
vụ ứng dụng CNTT trong xây dựng CPĐT của Bộ Nội vụ.
9


8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng các phƣơng pháp phân tích, khái quát hoá, so sánh,
đối chiếu, logic - lịch sử, tổng hợp các nghiên cứu để làm rõ các khái niệm và
xác lập cơ sở lý luận của việc dự báo nhu cầu nhân lực CNTT phục vụ xây
dựng CPĐT của Bộ Nội vụ.
Thu thập, phân tích các số liệu thống kê đặc trƣng về nguồn nhân lực
CNTT của Bộ Nội vụ. Trên cơ sở đó xây dựng một số mô hình dự báo nhu
cầu nhân lực CNTT. Vận dụng một số mô hình để dự báo nhu cầu nhân lực
CNTT phục vụ xây dựng CPĐT của Bộ Nội vụ.
Thực hiện việc điều tra xã hội học về nhu cầu nguồn nhân lực CNTT
phục vụ xây dựng CPĐT của Bộ Nội vụ trong công chức, viên chức Trung
tâm Thông tin – Tổ chức chuyên trách về CNTT của Bộ Nội vụ.
9. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn
đƣợc kết cấu làm 3 chƣơng:
- CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ BÁO NHÂN LỰC CNTT

VÀ XÂY DỰNG CPĐT Ở VIỆT NAM
- CHƢƠNG 2. NGUỒN NHÂN LỰC CNTT VÀ MỤC TIÊU,
NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN CPĐT CỦA BỘ NỘI VỤ
- CHƢƠNG 3. NHÂN LỰC CNTT PHỤC VỤ XÂY DỰNG CPĐT Ở
BỘ NỘI VỤ ĐẾN NĂM 2025

10


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ BÁO NHÂN LỰC CNTT VÀ
XÂY DỰNG CPĐT Ở VIỆT NAM
Dự báo luôn là một đề khó. Dự báo nguồn nhân lực trong mỗi ngành
nghề lại càng khó hơn bởi sự biến động của các yếu tố kinh tế - xã hội, các
xu hƣớng xã hội, sự phát triển của khoa học - công nghệ và chính sách của
mỗi quốc gia v.v.. Việc dự báo nhu cầu nguồn nhân lực CNTT phục vụ cho
cơ quan nhà nƣớc nói chung và phục vụ xây dựng CPĐT nói riêng còn gặp
những khó khăn khác do đây là nguồn nhân lực chất lƣợng cao, có sự
chuyển dịch nhanh chóng giữa khu vực công và tƣ. Do đó cần làm rõ một số
nội dung làm cơ sở lý luận đối với việc dự báo nhu cầu nhân lực CNTT.
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan
1.1.1. Dự báo
Dự báo theo cách hiểu thông thƣờng là báo cho biết trƣớc những việc
có khả năng xảy ra. Dự báo theo thuật ngữ có gốc Hy Lạp “rcpóyvraơi^”
(Prognosis) có nghĩa là nói trƣớc, là sự báo trƣớc về tƣơng lai bằng các
phƣơng pháp nào đó hoặc bằng chính các kết quả dự đoán.
Thực tế trong quá trình phát triển của tƣ duy con ngƣời, dự báo có thể
coi là một năng lực mang tính tự thân khi con ngƣời tiếp xúc với môi trƣờng
tự nhiên và bộ não con ngƣời bắt đầu thực hiện các thao tác tổng hợp, quy
nạp, diễn dịch, phân tích lặp đi lặp lại và có sự kiểm thử. Về nguyên tắc khi
có thêm đƣợc càng nhiều thông tin, dữ liệu về bản chất của sự vật, hiện tƣợng,

hoạt động dự báo của con ngƣời ngày càng chính xác hơn. Hoạt động dự báo
dần có những nguyên tắc và phƣơng pháp mang tính khoa học.
Xuất phát bởi mục tiêu trong tƣơng lai, hoạt động dự báo đƣợc lập ra
nhằm xác định triển vọng phát triển của đối tƣợng dự báo hoặc một quá trình
cụ thể nào đó có tác động ảnh hƣớng tới mục tiêu đã định.
Dự báo là hoạt động có căn cứ, những có tính xác suất. Khoa học càng
phát triển, kiến thức, thông tin con ngƣời tích lũy ngày càng nhiều hơn và
đƣợc phân tích, tính toán, mô phỏng nhanh hơn nhờ hệ thống máy tính và các
phƣơng pháp dự đoán khoa học hiện đại giúp xác suất ngày càng nhỏ hơn.
11


Tuy nhiên chúng ta cũng không thể phủ nhận đƣợc những năng lực dự báo
xuất phát từ tƣ duy của một cá nhân về một tƣơng lai rất xa, tách biệt với
không gian, điều kiện địa lý – nhân văn mà ngƣời đó sinh sống nhƣng kết quả
dự báo vô cùng chính xác (trƣờng hợp nhƣ của nhà tiên tri Vanga, Noutra
Damus, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm v.v.) thông qua một loại các
phƣơng pháp dự báo có gì đó mang tính huyền bí nhƣ qua quẻ bói, soi cầu, rút
lá bài v.v.
Về cơ bản, có những dự báo không chỉ mang tính chất định tính mà
còn mang tính định lƣợng qua con số cụ thể. Các hiện tƣợng cần dự báo luôn
phụ thuộc vào sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của những nhân tố cả bên
trong và bên ngoài hệ thống. Do đó, dự báo trƣớc hết cần dựa trên cơ sở tổng
hợp, phân tích nhiều nhất có thể các nhân tố tác động, trong đó lƣu ý nhiều
hơn đến các nhân tố cơ bản nhất có tác động đến đối tƣợng cần dự báo để
phân tích.
Trong luận văn này, dự báo được xác định là hoạt động khoa học nhằm
thu thập, phân tích, xử lý các dữ liệu liên quan đến sự phát triển của sự vật,
hiện tượng qua đó cho phép xác định đƣợc các biến thể của sự vật hiện tƣợng
trong tƣơng lai với xác suất nhỏ nhất có thể. Đây chính là sự vận dụng lý luận

phản ánh, lý luận nhận thức Mác - Lênin và việc ứng dụng các khoa học khác
vào quá trình dự báo.
1.1.2. Nhu cầu
Từ lâu nhu cầu đã là đối tƣợng nghiên cứu của các ngành khoa học
nghiên cứu sinh học - xã hội, kinh tế.
Ở góc độ sinh học – xã hội nhu cầu đƣợc coi là một hiện tƣợng tâm lý
của con ngƣời; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con ngƣời về vật
chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi
trƣờng sống, đặc điểm tâm sinh lý, mỗi ngƣời có những nhu cầu khác nhau.
Nhu cầu thúc đẩy con ngƣời hoạt động. Nhu cầu càng cấp bách thì khả năng
chi phối con ngƣời càng cao.
Ở góc độ kinh tế, nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con
12


ngƣời cảm nhận đƣợc, đong đo quy kết ra đƣợc. Trong kinh tế học, nhu cầu
thƣờng đƣợc hiểu là mong muốn tiêu dùng hay còn đƣợc gọi là sở thích tiêu
dùng [Xem thêm 26].
Trong các lý thuyết về nhu cầu nổi lên thuyết Tháp nhu cầu của
Maslow (tiếng Anh: Maslow's hierarchy of needs) đƣợc nhà tâm lý học
Abraham Maslow đƣa ra vào năm 1943. Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu
của con ngƣời đƣợc chia làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và
nhu cầu bậc cao (meta needs). Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải
đƣợc thoả mãn trƣớc khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao
sẽ nảy sinh và mong muốn đƣợc thoả mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các
nhu cầu cơ bản ở dƣới (phía đáy tháp) đã đƣợc đáp ứng đầy đủ. 5 tầng trong
Tháp nhu cầu của Maslow: Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc
"thể lý" (physiological) - thức ăn, nƣớc uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết,
thở, nghỉ ngơi. Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) - cần có cảm giác yên
tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản đƣợc đảm bảo.

Tầng thứ ba: Nhu cầu đƣợc giao lƣu tình cảm và đƣợc trực thuộc
(love/belonging) - muốn đƣợc trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có
gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy. Tầng thứ tƣ: Nhu cầu đƣợc quý
trọng, kính mến (esteem) - cần có cảm giác đƣợc tôn trọng, kính mến, đƣợc
tin tƣởng. Tầng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self-actualization)
- muốn sáng tạo, đƣợc thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình,
có đƣợc và đƣợc công nhận là thành đạt. Đây là một trong những lý thuyết
quan trọng nhất của quản trị kinh doanh, đặc biệt là các ứng dụng cụ thể trong
quản trị nhân sự và quản trị marketing [Xem thêm 28].
Thuyết nhu cầu của Maslow tiếp đƣợc một số học giả mở rộng, đặt biệt
trong điều kiện phát triển của CNTT, một số học giả một nhu cầu rất đặc thù
và có thể xếp thêm một tầng nữa trong tháp là nhu cầu internet.
Nhƣ vậy hiện chƣa có một định nghĩa chung nhất cho khái niệm nhu
cầu. Trong phạm vi nhận thức hiện tại có thể định nghĩa nhu cầu là tính chất
của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt của chính cá thể đó và do đó
13


phân biệt nó với môi trƣờng sống [51]. Tuy nhiên, khi đặt trong môi trƣờng
xã hội, xác định trạng thái thiếu hụt của cá thể ở đây là một cộng đồng, tổ
chức xã hội thì nhu cầu chính là sự cần dùng mà cộng đồng, tổ chức xã hội đó
phải tìm kiếm.
1.1.3. Nguồn nhân lực CNTT
Theo quá trình phát triển có nhiều định nghĩa khác nhau về CNTT, từ
đó cũng hình thành các khái niệm về nhân lực CNTT theo các giai đoạn.
Trƣớc những năm 2000, CNTT đƣợc định nghĩa là tập hợp các phƣơng
pháp khoa học, các phƣơng tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ
thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả
các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực
hoạt động của con ngƣời và xã hội [34]. CNTT là việc nghiên cứu, thiết kế,

phát triển, triển khai, hỗ trợ và quản lý hệ thống thông tin dựa trên máy tính,
đặc biệt là các ứng dụng phần mềm và phần cứng máy tính [47]. Và theo đó
nhân lực CNTT đƣợc coi là lực lƣợng lao động thực hiện công việc nhƣ
nghiên cứu, thiết kế, phát triển, ứng dụng, hỗ trợ và quản lý hệ thống thông tin
dựa trên máy tính đặc biệt là những ứng dụng phần mềm và phần cứng máy
tính [47]. Hiểu ở cấp độ rộng nhất, một công việc thuộc về ngành CNTT liên
quan đến việc sáng tạo, cất giữ, trao đổi và/hoặc sử dụng thông tin thông qua
các phƣơng tiện công nghệ. Cụ thể hơn, nó bao gồm các nghề nghiệp đòi hỏi
việc thiết kế và phát triển các hệ thống phần cứng và phần mềm; cung cấp các
hỗ trợ kỹ thuật cho các máy tính và hệ thống ngoại vi; nó tạo ra và quản trị
các hệ thống mạng và các cơ sở dữ liệu” [48].
Đến nay, với sự phát triển của mình, CNTT đƣợc định nghĩa là việc sử
dụng các công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây,
quang học, điện từ và các công nghệ tích hợp vào việc tạo ra, xử lý, truyền
dẫn thông tin, lƣu trữ, khai thác thông tin từ đó. CNTT phân chia cơ bản
thành 5 chuyên ngành phổ biến là khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, hệ
thống thông tin, mạng máy tính truyền thông, kỹ thuật phần mềm.
Do đó, nguồn nhân lực CNTT đƣợc đề cập một cách rộng hơn (bao
14


gồm nhân lực làm việc trong các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp công
nghiệp CNTT; nhân lực cho ứng dụng CNTT; nhân lực cho đào tạo CNTT,
điện tử, viễn thông và ngƣời dân sử dụng các ứng dụng CNTT) [Theo 9].
Trong nghiên cứu này, nguồn nhân lực CNTT đƣợc hiểu là lực lƣợng
lao động làm công tác chuyên môn về CNTT theo 05 chuyên ngành phổ biến
(như đã nêu ở trên) và đội ngũ lãnh đạo CNTT, giám đốc CNTT.
Về đặc thù riêng của ngành CNTT, theo Nguyễn Hoàng Nhiên [25],
nguồn nhân lực này có các đặc điểm chính là:
- Trình độ Anh ngữ tốt.

- Tƣ duy toán học tốt.
- Trình độ cao (để bắt kịp sự phát triển của ngành).
- Năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cao.
- Năng động, sáng tạo và lòng say mê nghiên cứu.
- Trẻ và nam giới chiếm đa số.
Theo Ngô Thị Kim Dung & Hà Xuân Quang (2008), hầu hết các
chuyên gia CNTT và các chuyên gia giáo dục đều nhất trí rằng những ngƣời
muốn theo đuổi ngành CNTT cần có những năng lực cơ bản sau:
- Trình độ Anh ngữ tốt (tiêu chuẩn hàng đầu của nhân lực CNTT).
- Tƣ duy toán học tốt.
- Liên tục say mê, sáng tạo, cập nhật.
- Năng lực trí tuệ tổng hợp giữa toán học, kỹ thuật và kinh doanh.
Nguồn nhân lực CNTT cũng có thể phân ra làm hai bộ phận, một bộ
phận trải qua đầy đủ trƣờng lớp, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn bằng cấp chuyên
môn về CNTT và một bộ phận tự học, tự mày mò, có bằng cấp ở những
chuyên môn khác, thậm chí là không có bằng cấp chuyên môn nhƣng rất giỏi
về CNTT hoặc làm lãnh đạo CNTT.
Nguồn nhân lực CNTT trong khu vực nhà nƣớc còn chịu sự quy định
của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Họ là công chức hoặc là viên
chức nhà nƣớc.
1.1.4. Chính phủ điện tử
15


Trong quá trình phát triển, CPĐT có nhiều quan niệm khác nhau:
Quan niệm ban đầu thì đây là việc trang bị máy tính và nối mạng cho
toàn bộ công chức của các cơ quan nhà nƣớc từ trung ƣơng đến địa phƣơng
để triển khai công việc.
Tuy nhiên, trong hơn hai thập kỷ qua, khi internet và CNTT phát triển
mạnh mẽ đã mang lại cho chính phủ của nhiều quốc gia khả năng tƣơng tác

mới, khái niệm về CPĐT đƣợc bắt đầu phổ biến từ những năm 1990.
Michiel Backus cho rằng, CPĐT là một dạng thƣơng mại điện tử trong quản
lý của Chính phủ, bao gồm các quá trình và cấu trúc cần thiết để chuyển
giao dịch vụ điện tử đến công dân, doanh nghiệp và các tổ chức. Quan niệm
này nhìn nhận CPĐT giống nhƣ việc áp dụng các phƣơng pháp thƣơng mại
điện tử vào các dịch vụ do chính phủ cung cấp.
Liên Hợp quốc định nghĩa CPĐT là khái niệm về các cơ quan Chính
phủ sử dụng CNTT nhƣ mạng diện rộng, internet, các phƣơng tiện di động
để quan hệ với ngƣời dân, với doanh nghiệp và bản thân các cơ quan Chính
phủ.
Theo định nghĩa của Worlbank thì CPĐT là việc các cơ quan của
Chính phủ sử dụng một cách có hệ thống CNTT&TT để thực hiện quan hệ
với ngƣời dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội, nhờ đó giao dịch của các
cơ quan Chính phủ với ngƣời dân và các tổ chức sẽ đƣợc cải thiện, nâng cao
chất lƣợng. Lợi ích thu đƣợc là giảm thiểu tham nhũng, tăng cƣờng tính
công khai, sự tiện lợi, góp phần vào sự tăng trƣởng và giảm chi phí.
Một cách hiểu khác đƣợc nêu nhiều trong chiến lƣợc phát triển CPĐT
của các nƣớc là Chính phủ ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu
quả hoạt động của cơ quan nhà nƣớc, tiết kiệm chi phí, tăng cƣờng công
khai, minh bạch thông tin; cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho ngƣời dân và
doanh nghiệp, góp phần làm giảm tiêu cực, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế - xã
hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng. CPĐT sẽ tạo ra phong cách lãnh đạo mới,
nâng cao đƣợc năng lực quản lý, điều hành đất nƣớc và cung cấp dịch vụ
công cho ngƣời dân. CPĐT cho phép ngƣời dân tƣơng tác, nhận đƣợc các
16


×