Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Xây dựng hệ thống tiêu chí xét duyệt các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo nghị định thư (luận văn thạc sỹ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (806.89 KB, 93 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỖ XUÂN ANH

XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIÊU CHÍ XÉT DUYỆT CÁC
NHIỆM VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ THEO NGHỊ ĐỊNH THƢ

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỖ XUÂN ANH

XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIÊU CHÍ XÉT DUYỆT CÁC
NHIỆM VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ THEO NGHỊ ĐỊNH THƢ

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: 60.34.04.12

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. MAI HÀ



HÀ NỘI - 2017


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 5
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 5
2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 6
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 9
4. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................ 9
5. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 9
6. Phương pháp chứng minh giả thuyết .......................................................... 10
7. Luận cứ lý thuyết:........................................................................................ 10
8. Luận cứ thực tiễn:........................................................................................ 11
9. Cấu trúc của Luận văn ................................................................................. 11
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ
VỀ KH&CN ................................................................................................... 12
1.1 Một số khái niệm chung. ......................................................................... 12
1.1.1 Khái nhiệm “Hội nhập và hợp tác”. ...................................................... 12
1.1.2 Khái niệm “Hội nhập quốc tế về KH&CN”. ......................................... 16
1.1.3 Các hình thức Hội nhập quốc tế về KH&CN ......................................... 17
1.1.4 Khái niệm Hệ thống................................................................................ 17
1.1.5 Khái niệm tiêu chí .................................................................................. 20
1.1.6 Nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo Nghị định thư ....... 21
1.2 Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ của Việt Nam................. 22
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG TIÊU CHÍ XÉT DUYỆT
CÁC NHIỆM VỤ HTQT VỀ KH&CN THEO NGHỊ ĐỊNH THƢ ......... 28
2.1. Thực trạng về xét duyệt nhiệm vụ HTQT về KH&CN theo Nghị định
thƣ. .................................................................................................................. 28
2.1.1. Giai đoạn 2000-2005. ........................................................................... 28

2.1.2. Giai đoạn 2005-2010 ............................................................................ 29

1


2.1.3. Giai đoạn 2010 đến nay ........................................................................ 32
2.2. Quy trình xét duyệt các nhiệm vụ HTQT về KH&CN theo Nghị định
thƣ ................................................................................................................... 34
2.2.1. Giai đoạn 2000-2014 ............................................................................ 34
2.2.2. Giai đoạn 2014 - nay............................................................................. 37
2.3. Những hạn chế, bất cập của quá trình xét duyệt nhiệm vụ HTQT về
KH&CN theo Nghị định thƣ ........................................................................ 40
2.3.1. Giai đoạn từ 2005-2014 (Quản lý theo Quyết định số 14/2005/QĐBKHCN) .......................................................................................................... 40
2.3.2. Giai đoạn từ 2014 đến nay (Quản lý theo Thông tư số 12/2014/TTBKHCN) .......................................................................................................... 42
CHƢƠNG 3. XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIÊU CHÍ XÉT DUYỆT CÁC
NHIỆM VỤ HTQT VỀ KH&CN THEO NGHỊ ĐỊNH THƢ................... 50
3.1.Kinh nghiệm quốc tế trong hợp tác quốc tế về khoa học và công
nghệ ................................................................................................................ 50
3.2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống tiêu chí xét duyệt các nhiệm vụ HTQT
về KH&CN theo Nghị định thƣ ................................................................... 60
3.2.1. Nguyên tắc vì lợi ích tổng thể của quốc gia thông qua mục tiêu chiến
lược phát triển khoa học và công nghệ ........................................................... 60
3.2.2. Nguyên tắc tôn trọng năng lực của các nhà khoa học thực hiện nhiệm
vụ HTQT về KH&CN theo Nghị định thư ....................................................... 63
3.3. Xây dựng hệ thống tiêu chí xét duyệt các nhiệm vụ HTQT về KH&CN
theo Nghị định thư........................................................................................... 64
3.3.1. Quan điểm chính và những nguyên tắc cơ bản.................................. 64
3.3.2. Những điểm cần thay đổi ..................................................................... 64
3.3.2.1.Đặc thù ................................................................................................ 64
3.3.2.2.Quy trình xét duyệt................................................................................ 65

3.3.2.3.Đối với đề xuất Nghị định thư ............................................................... 67

2


3.3.2.4.Đối với Xét duyệt .................................................................................. 68
KẾT LUẬN .................................................................................................... 72
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 74
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 76

3


KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Khoa học và công nghệ

KH&CN

Khoa học kỹ thuật

KHKT

Kinh tế - Xã hội

KT-XH

Hợp tác quốc tế

HTQT


Hội nhập kinh tế quốc tế

HN KTQT

Tổ chức Khoa học và Công nghệ

TC KH&CN

Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ

DN KH&CN

Nghiên cứu và phát triển

NC&PT

Nghiên cứu khoa học

NCKH

Chuyển giao công nghệ

CGCN

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DNNVN

4



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Xuất phát từ vai trò và vị trí quan trọng của các nhiệm vụ hợp tác
quốc tế về khoa học và công nghệ theo Nghị định thư (nhiệm vụ);
- Các nhiệm vụ đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các khó
khăn/ thách thức trong lĩnh vực khoa học và công nghệ ở trong nước một cách
nhanh chóng, hỗ trợ đột phá đi thẳng vào một số công nghệ mới, sản phẩm
mới và tạo ra thị trường mới. Bên cạnh đó các nhiệm vụ còn hỗ trợ các nhà
khoa học cũng như các nhà quản lý nâng cao kinh nghiệm quản lý khoa học
và công nghệ cũng như thực hiện công tác đối ngoại mà Đảng và Nhà nước
giao phó. Tuy nhiên chưa có hệ thống tiêu chí riêng để xét duyệt cũng như
quản lý các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo Nghị
định thư;
- Trên cơ sở thực tế xét duyệt các nhiệm vụ trong thời gian qua theo các
quy định hiện hành chỉ phù hợp với các nhiệm vụ được đặt hàng từ các Bộ,
ngành, địa phương. Trong khi đó còn một nhóm các nhiệm vụ được hình
thành trên cơ sở những thỏa thuận đã có của đối tác Việt Nam và nước ngoài
về một số lĩnh vực có thể hợp tác cùng thực hiện.;
- Câu hỏi xuất phát của tôi là: phải tạo ra hệ thống các tiêu chí như thế
nào để có thể đồng nhất cơ chế xét duyệt cũng như quản lý các nhiệm vụ giữa
Việt Nam và các đối tác nước ngoài? Làm sao để việc xét duyệt và đánh giá
các nhiệm vụ có thể chọn ra các nhiệm vụ tốt nhất trong thời gian nhanh nhất
nhằm nâng cao năng lực khoa học công nghệ của Việt Nam cũng như tận
dụng tối đa các nguồn lực cũng như kinh nghiệm của đối tác nước ngoài;
- Vấn đề ở đây là cần tạo một hệ thống tiêu chí để có thể đồng nhất cơ
chế xét duyệt các nhiệm vụ giữa Việt Nam và đối tác nước ngoài.

5



2. Lịch sử nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ
giai đoạn 2011-2020 là Phát triển đồng bộ khoa học xã hội nhân văn, khoa
học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ; đưa khoa học và công nghệ
thực sự trở thành động lực then chốt, đáp ứng các yêu cầu cơ bản của một
nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đến năm 2020, khoa học và công
nghệ Việt Nam có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến, hiện đại của khu vực
ASEAN và thế giới.
Theo đó, hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ là mục tiêu đồng
thời là giải pháp quan trọng để góp phần đưa khoa học và công nghệ Việt
Nam sớm đạt trình độ quốc tế. Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ
phải được thực hiện tích cực, chủ động, sáng tạo, bảo đảm độc lập, chủ quyền,
an ninh quốc gia, bình đẳng và cùng có lợi.
Dựa trên các báo cáo đánh giá việc hội nhập khoa học và công nghệ
thông qua các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về KH&CN theo Nghị định thư của
Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy rằng đây là loại
hình hoạt động KH&CN mang tính chủ đạo để phát triển các hoạt động hội
nhập quốc tế về khoa học và công nghệ. Báo cáo cũng đánh giá trong thời
gian qua việc xét duyệt các nhiệm vụ theo các quy định hiện hành gặp nhiều
khó khăn, lúng túng. Để thống nhất quản lý loại hình hoạt động này, Bộ Khoa
học và Công nghệ đã ban hành "Thông tư Quy định quản lý các nhiệm vụ
khoa học và công nghệ theo Nghị định thư" (Thông tư số 12/2014/TTBKHCN ngày 30/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) thay thế
Quyết định quy định về việc xây dựng và quản lý các nhiệm vụ hợp tác quốc
tế về khoa học và công nghệ theo Nghị định thư (Quyết định số 14/2005/QĐBKHCN ngày 08/9/2005 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
Bên cạnh đó, hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ đã được
nghiên cứu nhiều cả về lý thuyết và thực tiễn, cụ thể như sau:

6



- Nghiên cứu “Những chỉ tiêu đánh giá hội nhập quốc tế về khoa học và
công nghệ” của hai tác giả Đặng Ngọc Dinh và Trần Chí Đức (2006) đã xác
định tính khách quan của tiến trình hội nhập quốc tế về KH&CN, yếu tố lực
đẩy từ quá trình toàn cầu hóa, cũng như sức mạnh tự thân của hoạt động
KH&CN trong việc làm phong phú, sâu sắc hơn kho kiến thức của nhân loại.
Hai tác giả cũng đã phân tích làm rõ những chỉ tiêu làm thước đo mức độ hội
nhập, qua đó đánh giá và xác định được những ưu thế cũng như hạn chế để
ban hành những chính sách, giải pháp phù hợp, kịp thời thúc đẩy quá trình hội
nhập. Bên cạnh đó tác phẩm cũng làm nổi bật quan điểm chính sách đối
ngoại, hoặc mối quan hệ quốc tế về kinh tế, chính trị, cũng như về KH&CN
của một quốc gia đối với các nước khác và cộng đồng quốc tế có thể được
thực hiện theo một trong các quan điểm sau: xung đột; độc lập (tách biệt);
hoặc hội nhập. Trong đó, hội nhập, còn gọi là hội nhập quốc tế (HNQT International Integration) bao gồm cả các hoạt động hợp tác (co-operation) và
điều phối (co-ordination). Có thể nhận xét là: trong bối cảnh toàn cầu hoá
hiện nay, hội nhập quốc tế là hợp tác quốc tế với mức độ sâu và rộng hơn, với
các quy định mang tính chất cam kết nhiều hơn, cùng tạo ra những kết quả mà
từng quốc gia riêng biệt không thể đạt được.
- Trong Luận văn thạc sỹ “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các
nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ ký kết với nước ngoài“
của tác giả Hà Thị Lâm Hồng đã trình bày cơ sở lý luận về hội nhập, hợp tác,
hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ ký kết với nước ngoài của Việt
Nam; nêu kinh nghiệm của Trung Quốc và Hàn Quốc trong hội nhập quốc tế
về khoa học và công nghệ đối với Việt Nam. Trình bày thực trạng về hoạt
động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ ký kết với nước ngoài giai
đoạn từ trước năm 2000 và giai đoạn từ năm 2000-2005 qua tìm hiểu các
nhiệm vụ và hiệu quả của các nhiệm vụ hợp tác quốc tế thực hiện theo Nghị
định thư; đánh giá những hạn chế trong công tác quản lý các nhiệm vụ hợp tác


7


quốc tế về khoa học và công nghệ ký kết với nước ngoài. Từ đó đưa ra những
quan điểm, mục tiêu, định hướng ưu tiên và đặc biệt là các giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ ký
kết với nước ngoài: cải cách hành chính trong công tác quản lý, đề xuất mô
hình quản lý các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ – Mô
hình “Động học hệ văng”;
- Đề tài “Nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực hội nhập
quốc tế về khoa học và công nghệ của các tổ chức khoa học và công nghệ tại
Việt Nam” (2012) của Trung tâm NC&PT hội nhập KH&CN quốc tế - Bộ
Khoa học và Công nghệ đưa ra một cơ sở lý luận với mục tiêu chính là tạo lập
được một hệ thống tiêu chí đánh giá khách quan về năng lực hội nhập quốc tế
đối với các tổ chức KH&CN của Việt Nam, trước mắt là các tổ chức nghiên
cứu khoa học kỹ thuật, khoa học nông nghiệp và y học, và sau đó là các tổ
chức KH&CN trên các lĩnh vực khác nhau;
- Đề tài “Nghiên cứu xây dựng chương trình tăng cường nguồn lực
thông tin phục vụ hội nhập quốc tế về khoa học công nghệ” (2012) của Cục
Thông tin KH&CN Quốc gia - Bộ Khoa học và Công nghệ đã kịp thời xác
định và đề xuất được các nguồn thông tin cốt lõi phục vụ hội nhập quốc tế về
KH&CN, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tạp chí KH&CN Việt Nam
để được lựa chọn vào chỉ mục ISI hoặc SCOPUS cũng như phát triển hệ
thống tạp chí khoa học trực tuyến của Việt Nam.
Các nghiên cứu trên đã phân tích và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về
cơ chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các nhiệm vụ khoa học và
công nghệ theo Nghị định thư. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại các văn
bản quy phạm pháp luật mới đã được ban hành để quản lý các nhiệm vụ khoa
học và công nghệ theo Nghị định thư thì chưa có công trình nào dành riêng để
xây dựng hệ thống tiêu chí xét duyệt các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa

học và công nghệ theo Nghị định thư.

8


Đề tài sẽ kế thừa những luận điểm đã được trình bày trong các nghiên
cứu trên và vận dụng để nghiên cứu những bất cập trong việc xét duyệt các
nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị định thư trong thời điểm hiện tại
khi các thông tư và quy định mới đã được ban hành. Đồng thời xây dựng hệ
thống tiêu chí xét duyệt nhằm tăng cường hiệu quả xét duyệt các nhiệm vụ
hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo Nghị định thư.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn đề ra mục tiêu nghiên cứu: xây dựng hệ thống tiêu chí xét
duyệt các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo Nghị định
thư.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, Luận văn có các nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây:
- Phân tích cơ sở lý luận về tiêu chí và quy trình xét duyệt các nhiệm vụ
hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo Nghị định thư;
- Khảo sát và phân tích thực trạng hệ thống tiêu chí và quy trình xét
duyệt các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo Nghị định
thư;
- Đề xuất giải pháp xây dựng hệ thống tiêu chí nhằm nâng cao hiệu quả
xét duyệt các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo Nghị
định thư.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Xét duyệt các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo
Nghị định thư là một hoạt động đặc thù, vậy tiêu chí để xét duyệt hiệu quả ở

đây cần được hình thành theo nguyên tắc nào?
5. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu là: phải chăng cần dựa trên lợi ích tổng thể của

9


quốc gia thông qua mục tiêu chiến lược phát triển khoa học và công nghệ và
năng lực thực sự của các nhà khoa học Việt Nam mà đề xuất hệ thống tiêu chí
xét duyệt các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo Nghị
định thư.
6. Phƣơng pháp chứng minh giả thuyết
- Thu thập thông tin từ các nguồn tư liệu, các lĩnh vực;
- Điều tra, khảo sát về tình hình xét duyệt các nhiệm vụ hợp tác quốc tế
về KH&CN theo Nghị định thư của các đơn vị thuộc Bộ Khoa học và Công
nghệ.
- Điều tra phỏng vân các chuyên gia có kinh nghiệm về công tác hợp
tác quốc tế và các cán bộ làm công tác quản lý hợp tác quốc tế về KH&CN ký
kết với nước ngoài.
- Tổng hợp đánh giá, phân tích thực trạng về công tác quản lý các
nhiệm vụ hợp tác quốc tế về KH&CN theo Nghị định thư.
- Phương pháp phân tích tài liệu: phân tích tài liệu về hoạt động
KH&CN, quản lý nghiên cứu và triển khai, các chính sách trong lĩnh vực
KH&CN, qua sách báo, internet...
- Phân tích tài liệu, biểu mẫu, biểu bảng trong các quy định đã được Bộ
KH&CN ban hành.
- Phân tích tài liệu qua hồ sơ, số liệu thu thập được để đánh giá thực
trạng cũng như bất cập trong công tác xét duyệt các nhiệm vụ HTQT về
KH&CN theo Nghị định thư qua các giai đoạn (từ năm 2009 đến nay).
- Phương pháp phân tích thống kê: sử dụng để thống kê các số liệu về

công tác xét duyệt của Bộ KH&CN phục vụ cho luận văn.
7. Luận cứ lý thuyết:
- Sử dụng các lý thuyết về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, xây
dựng chính sách về quản lý khoa học và công nghệ nói chung và quản lý các
nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị định thư nói riêng, chính sách

10


khoa học và công nghệ, hội nhập quốc tế/quốc tế hóa, logic học;
- Kế thừa cơ sở lý luận liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế và hội
nhập quốc tế về KH&CN, hệ thống động cơ thúc đẩy;
- Các khái niệm về hội nhập quốc tế, hội nhập quốc tế về KH&CN, quá
trình hội nhập....
8. Luận cứ thực tiễn:
- Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế
quốc tế nói chung và hội nhập quốc tế về KH&CN nói riêng;
- Thực trạng công tác quản lý các hoạt động hợp tác quốc tế về
KH&CN và công tác xét duyệt các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về KH&CN theo
Nghị định thư;
- Sự chưa đồng bộ với các đối tác nước ngoài trong hệ thống tiêu chí
xét duyệt các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về KH&CN theo Nghị định thư;
- Kết quả khảo sát trực tiếp;
- Các số liệu điều tra về các nhiệm vụ hợp tác với nước ngoài theo Nghị
định thư,....
9. Cấu trúc của Luận văn
Luận văn sẽ có kết cấu 3 chương.
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về hoạt động hợp tác quốc tế về KH&CN
Chƣơng 2. Thực trạng hệ thống tiêu chí và quy trình xét duyệt các
nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo Nghị định thư.

Chƣơng 3. Xây dựng hệ thống tiêu chí nhằm nâng cao hiệu quả xét
duyệt các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo Nghị định
thư.

11


CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ KH&CN
1.1 Một số khái niệm chung.
1.1.1 Khái nhiệm “Hội nhập và hợp tác”.
Thuật ngữ “hội nhập quốc tế" trong tiếng Việt có nguồn gốc dịch từ tiếng
nước ngoài (tiếng Anh là “international integration”, tiếng Pháp là “intégration
Internationale”). Đây là một khái niệm được sử dụng chủ yếu trong các lĩnh vực
chính trị học quốc tế và kinh tế quốc tế, ra đời từ khoảng giữa thế kỷ trước ở
châu Âu, trong bối cảnh những người theo trường phái thể chế chủ trương thúc
đẩy sự hợp tác và liên kết giữa các cựu thù (Đức-Pháp) nhằm tránh nguy cơ tái
diễn chiến tranh thế giới thông qua việc xây dựng Cộng đồng châu Âu.
Trên thực tế cho đến nay, có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về
khái niệm “hội nhập quốc tế”. Tựu chung, có ba cách tiếp cận chủ yếu sau:
Cách tiếp cận thứ nhất, thuộc về trường phái theo chủ nghĩa liên bang, cho
rằng hội nhập (integration) là một sản phẩm cuối cùng hơn là một quá trình1.
Sản phẩm đó là sự hình thành một Nhà nước liên bang kiểu như Hoa Kỳ hay
Thụy Sỹ. Để đánh giá sự liên kết, những người theo trường phái này quan tâm
chủ yếu tới các khía cạnh luật định và thể chế. Cách tiếp này có nhiều hạn chế vì
nó không đặt hiện tượng hội nhập trong quá trình phát triển mà chỉ nhìn nhận
hiện tượng này (chủ yếu về khía cạnh luật định và thể chế) trong trạng thái tĩnh
cuối cùng gắn với mô hình Nhà nước liên bang. Cách tiếp cận này khó áp dụng
để phân tích và giải thích thực tiễn của quá trình hội nhập diễn ra với nhiều hình
thức và mức độ khác nhau như hiện nay trên thế giới. Không phải bất cứ sự hội

nhập nào cũng dẫn đến một Nhà nước liên bang.
Cách tiếp cận thứ hai, với Karl W. Deutsch2 là trụ cột, xem hội nhập
1 Theodore A. Couloumbis & James H. Wolfe, Introduction to International Relations: Power & Justice,
Englewood Cliffs, New Jersey, Prentice-Hall, 1986; Carl J. Friedrich, Trends of Federalism in Theory and
Practice, New York, Praeger, 1968.
2 Karl W. Deutsch and all, Political Community and the North Atlantic Area, Princeton, N.J., Princeton

12


trước hết là sự liên kết các quốc gia thông qua phát triển các luồng giao lưu như
thương mại, đầu tư, thư tín, thông tin, du lịch, di trú, văn hóa… từ đó hình thành
dần các cộng đồng an ninh (security community). Theo Deutsch, có hai loại
cộng đồng an ninh: loại cộng đồng an ninh hợp nhất như kiểu Hoa Kỳ, và loại
cộng đồng an ninh đa nguyên như kiểu Tây Âu. Như vậy, cách tiếp cận thứ hai
này xem xét hội nhập vừa là một quá trình vừa là một sản phẩm cuối cùng. Cách
tiếp cận này có điểm mạnh là nhìn nhận hiện tượng hội nhập vừa trong quá trình
tiến triển vừa trong trạng thái tĩnh cuối cùng, đồng thời đưa ra được những nội
dung khá cụ thể và sát thực tiễn của quá trình hội nhập, góp phần phân tích và
giải thích nhiều vấn đề của hiện tượng này.
Cách tiếp cận thứ ba xem xét hội nhập dưới góc độ là hiện tượng/hành vi
các nước mở rộng và làm sâu sắc hóa quan hệ hợp tác với nhau trên cơ sở phân
công lao động quốc tế có chủ đích, dựa vào lợi thế của mỗi nước và mục tiêu
theo đuổi. Cách tiếp cận này tập trung vào hành vi của hiện tượng, không quan
tâm xem xét góc độ thể chế cũng như kết quả cuối cùng của hội nhập, do vậy,
thiếu tính toàn diện và hạn chế trong khả năng giải thích bản chất của quá trình
hội nhập.
Như vậy, thuật ngữ “hội nhập” thường được dùng trong ngữ cảnh xã hội.
Từ lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng ta cần xác định một cách tiếp cận phù
hợp đối với khái niệm “hội nhập quốc tế” để làm nền tảng xây dựng chiến lược

hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn mới. Tôi cho rằng cách tiếp cận
phù hợp nhất là xem xét hội nhập như là một quá trình xã hội có nội hàm toàn
diện và thường xuyên vận động hướng tới mục tiêu nhất định. Theo đó, hội nhập
quốc tế là quá trình phát triển và tích hợp để trở thành bộ phận cấu thành tích
cực của hệ thống quốc tế với thể chế được thống nhất, đảm bảo lợi ích lâu dài
cho các bên tham gia.
Bên cạnh thuật ngữ "Hội nhập quốc tế" còn có một thuật ngữ nữa cũng
University Press, 1957; Xem Karl W. Deutsch and all, France, Germany, and the Western Alliance: A Study of
Elite Attitudes on European Integration and World Politics, New York, Scribner‟s, 1967.

13


hay được sử dụng là thuật ngữ "Hợp tác quốc tế". Trong đó “Hợp tác" được hiểu
là hình thức đã tồn tại ngay từ đầu lịch sử loài người, cùng với sự hình thành các
cộng đồng sơ khai như bầy đàn, công xã, thị tộc, bộ lạc, liên minh bộ lạc. Khi
xuất hiện các chủ thể quan hệ quốc tế tức là khi quốc gia và dân tộc hình thành,
hợp tác đã trở thành hợp tác quốc tế.Trong quá trình hình thành và phát triển của
mỗi quốc gia, hợp tác quốc tế là một hiện tượng xuyên lịch sử. Nó tồn tại trong
giai đoạn lịch sử bất chấp thế giới đầy những xung đột và chiến tranh. Cho đến
nay, hợp tác quốc tế đã trở thành xu thế lớn trong quan hệ quốc tế và lôi cuốn
mọi quốc gia và con người khắp nơi trên thế giới cùng tham gia.
Như vậy dựa vào các đặc trưng trên có thể đưa ra khái niệm chung cho
hợp tác quốc tế như sau: Là tập hợp những loại quan hệ quốc tế có lợi ích cho
các bên tham gia

Hình 1: Nấc thang tiến hoá trong quan hệ xã hội3
3 PGS.TS. Mai Hà: Bài giảng về hội nhập quốc tế, Lớp cao học Quản lý KH&CN K17, 2016.

14



Từ hai định nghĩa trên ta có thể thấy rằng Hợp tác bao hàm cả Hội nhập.
Hội nhập trong hội tác mang tính xác định hơn, ở trình độ cao hơn, với sự giàng
buộc, phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn và ổn định.
Trong chừng mực nhất định, để tiện hình dung, có thể quan niệm hôi nhập
là nấc thang cao hơn trong quá trình tiến hóa phát triển của các quan hệ xã hội.
Các nấc thang tiến hóa cho đến nay bao gồm: Quan hệ quốc tế, Hợp tác
quốc tế và Hội nhập quốc tế. Hình 1 thể hiện khái quát các nấc thanh này,
trong quan hệ là nấc thang thấp nhất mà ở đó chủ yếu là sự gắn kết, nối kết
(Linking) giữa hai chủ thể độc lập, ít sự cam kết và ràng buộc về nghĩa vụ,
trách nhiệm. Hình 2 thể hiện một sự hình dung khác về tương quan giữa Quan
hệ, Hợp tác và Hội nhập xét theo “độ đậm đặc”, tính chất chặt chẽ, ràng buộc,
phụ thuộc lẫn nhau.

Hình 2: Tương quan giữa Quan hệ, Hợp tác và Hội nhậ4p
Trong các nấc thang tiến hoá nêu trên, xét theo tính ràng buộc và phụ
thuộc, có thể được cụ thể hoá hơn đối với mỗi quốc gia là:
- Quan hệ quốc tế: Tập hợp của các hành động có liên quan từ 2 quốc gia
trở lên (trong đó bao gồm: Quan hệ, Hợp tác, Hội nhập).
- Hợp tác quốc tế: Là tập hợp những loại quan hệ quốc tế có lợi ích cho
4 PGS.TS. Mai Hà: Bài giảng về hội nhập quốc tế, Lớp cao học Quản lý KH&CN K17, 2016.

15


các bên tham gia.
- Hội nhập quốc tế: Là tập hợp của các Hợp tác quốc tế tự nguyện được
Chuẩn hóa, được Luật hóa nhằm đạt Lợi ích bền vững: Cùng chuẩn, cùng Luật
chơi, có thêm nhiều sân chơi mới, cạnh tranh lành mạnh, khốc liệt.

1.1.2 Khái niệm “Hội nhập quốc tế về KH&CN”.
Từ định nghĩa Hội nhập ta có thể hiểu Hội nhập quốc tế về KH&CN là
quá trình phát triển khoa học và công nghệ quốc gia và tích hợp để trở thành bộ
phận cấu thành tích cực của hệ thống khoa học và công nghệ quốc tế với thể chế
được thống nhất, đảm bảo lợi ích lâu dài cho các quốc gia và các cộng đồng
khoa học.
Hội nhập quốc tế về KH&CN có một số đặc điểm sau:
- Thứ nhất là tính tự nguyện. Hội nhập quốc tế về KH&CN thường đi kèm
với quá trình hội nhập quốc tế kinh tế - xã hội, song cũng có những trường hợp
hội nhập quốc tế về KH&CN đi trước, độc lập tương đối so với hệ thống kinh tế
- xã hội. Bản thân quá trình nghiên cứu khoa học phải tuân thủ ở mức độ tối đa
các luật lệ chung, các chuẩn chung, đó là các phương pháp nghiên cứu, các quá
trình thí nghiệm, qui trình công nghệ, các chuẩn đo lường, các mẫu điều tra, các
chuẩn công bố, chuẩn sản phẩm KH&CN... Chính vì vậy, KH&CN hội nhập
quốc tế là tất yếu khách quan. Tuy vậy, sự hội nhập này có khác nhau giữa các
quốc gia về chính sách đầu tư tài chính phát triển KH&CN; phương thức tổ chức
mạng lưới các cơ quan nghiên cứu và triển khai, chính sách sử dụng nhân lực và
kết quả KH&CN. Cạnh tranh bình đẳng, trong nghiên cứu khoa học và triển khai
công nghệ chủ yếu được dựa trên cơ sở của các hiệp định quốc tế về sở hữu trí
tuệ và nền tảng chung là hệ thống đổi mới quốc gia, bao gồm cạnh tranh bình
đẳng giữa các trường phái khoa học, các tổ chức khoa học và cá nhân các nhà
khoa học.
- Thứ hai là lợi ích bền vững. Đảm bảo lợi ích bền vững là yếu tố sống còn
của hội nhập quốc tế. Hội nhập quốc tế nói chung, về KH&CN nói riêng luôn
16


chứa đựng những cơ hội phát triển to lớn cũng như nhiều thách thức đối với các
quốc gia đang phát triển.
Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ là nấc thang cao hơn trong

tiến trình phát triển các hoạt động khoa học và công nghệ, không chỉ là hợp tác.
Hợp tác trong Hội nhập mang tính xác định hơn, ở trình độ cao hơn, với sự ràng
buộc, phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn và ổn định.
1.1.3 Các hình thức Hội nhập quốc tế về KH&CN
Hội nhập quốc tế về KH&CN có thể được thực hiện theo 3 hình thức chủ
yếu sau:
- Phối hợp triển khai các hoạt động nghiên cứu chung để giải quyết một
hoặc một nhóm các vấn đề trong thời gian nhất định nào đó. Hình thức này
thường được triển khai theo nguyên tắc phát huy thế mạnh của từng nước và hợp
lý hóa mục tiêu chung để đạt hiệu quả cao nhất. Ví dụ: dự án nghiên cứu chung
về giải mã một số gen lúa bản địa của Việt Nam (dự án hợp tác giữa Việt Nam
và Vương quốc Anh), Dự án nghiên cứu chung về kháng kháng sinh...
- Tham gia các diễn đàn quốc tế với tư cách thành viên chính thức, sử
dụng những phương thức tổ chức nghiên cứu KH&CN theo nguyên tắc mở và
bình đẳng, trong đó các nước tham gia phải tuân thủ các quy chế, thể thức, tiêu
chuẩn chung. Ví dụ: diễn đàn COPUS, Globelics, Asialics, diễn đàn các hiệp hội
Hàng không và Vũ trụ quốc tế.
- Hội nhập về KH&CN trên cơ sở hội nhập quốc tế chung của quốc gia:
các Ủy ban liên chính phủ/ Tiểu ban Khoa học và công nghệ giữa các nước;
cùng đóng góp nguồn lực và chia sẻ lợi ích theo các cam kết cùng thoả thuận.
1.1.4 Khái niệm Hệ thống
Có thể lựa chọn nhiều cách khác nhau với phạm trù hệ thống. Chẳng hạn
như “Hệ thống là các tập hợp có trật tự bên trong (hay bên ngoài) của các yếu tố
có liên hệ (hay tác động lẫn nhau)” hoặc như “hệ thống, tức là một tổng thể gồm
nhiều yếu tố (bộ phận) quan hệ và tương tác với nhau và với môi trường xung
17


quanh một các phức tạp”... Song đúng như V. P. Cuzơmin trong cuốn Nguyên lý
hệ thống trong lý luận và phương pháp luận của C. Mác đã nhận xét: “dù cho

khái niệm hệ thống được xác định theo nhiều cách khác nhau, thì người ta vẫn
thường hiểu rằng, hệ thống là một tập hợp những yếu tố liên hệ với nhau, tạo
thành sự thống nhất ổn định và tính chỉnh thể, có những thuộc tính và những quy
luật tích hợp”.
Nguyên lý tính chỉnh thể là nguyên lý xuất phát đồng thời cũng là nguyên
lý trung tâm của lý thuyết hệ thống tổng quát. Nó ghi nhận đặc trưng cơ bản nhất
của hệ thống, đó là sự thống nhất chỉnh thể. Hệ thống không phải là tập hợp giản
đơn các yếu tố. Hệ thống là cái gì đó lớn hơn số cộng đơn giản các yếu tố. Sự
liên kết và tương tác theo chiều sâu giữa các yếu tố tạo nên tính trồi (emergence)
và tính nhất thể hoá (integration), nghĩa là tạo ra cái mới. Mặt khác, hệ thống lại
là cái gì đó nhỏ hơn số cộng giản đơn các yếu tố. Bởi vì sự liên kết và tương tác
theo chiều sâu giữa các yếu tố tạo ra sự kiềm chế (constraint) nghĩa là làm giảm
bậc tự do của các yếu tố so với lúc chúng ở trạng thái chưa liên kết với nhau.
Hệ thống chính là một thể thống nhất. Đó là bản chất riêng của nó, là cái
cốt lõi mà người ta hay gọi là nguyên lý tính hệ thống. Song, tính hệ thống
không quy giản về tính thông nhất, chỉnh thể, chỉnh hợp. Tính hệ thống còn là
tính thống nhất đa dạng. Lý thuyết hệ thống tổng quát gọi đây là nguyên lý tính
phức thể. Hệ thống còn là một thể phức tạp. Trước hết là phức tạp về các loại
quan hệ Do hệ thống là sự liên kết và tương tác giữa nhiều yếu tố hợp thành, cho
nên nó có nhiều quan hệ khác nhau: quan hệ bên trong (nội tại) khác với quan hệ
bên ngoài, quan hệ vĩ mô khác với quan hệ vi mô, quan hệ đồng đại khác với
quan hệ lịch đại.... Các quan hệ ổn định tạo nên cái mà người ta gọi là cấu trúc
hay là cơ cấu (Structure). Hệ thống có bản tính đa cấu trúc. Và tuỳ thuộc cấu
trúc ưu trội mà người ta có thể phân loại hệ thống thuần nhất với hệ thống không
thuần nhất, hệ thống đóng kín khác với hệ thống cởi mở, hệ thống điều khiển
khác với hệ thống bị điều khiển...
18


Mặt khác, hệ thống có bản tính đa chức năng. Chức năng (Function) là

phạm trù thể hiện hành vi, hành động, hoạt động nhằm duy trì hệ thống. Nếu rối
loạn chức năng thì đó là dấu hiệu hệ thống bị trục trặc và là nguy cơ tan rã hệ
thống.
Chỉnh thể và phức thể thực ra chỉ là 2 mặt của bản chất hệ thống. Chúng thống
nhất trong mâu thuẫn. Và tạo ra cái mà lý thuyết hệ thống tổng quát gọi là
nguyên lý siêu hệ thống. Tính hệ thống là một nghịch lý. Mỗi hệ thống vừa có
thể coi là một siêu hệ thống theo nghĩa bao gồm nhiều hệ thống khác. Người ta
gọi nó là hệ thống lớn (hệ thống mẹ), còn các hệ thống hợp thành thì gọi là hệ
thống nhỏ (hệ thống con), song vừa có thể coi là một yếu tố hợp thành của hệ
thống khác to hơn nó.
Sự thống nhất mâu thuẫn giữa hệ thống và yếu tố, chỉnh thể và phức thể,
cơ cấu và hành vi, duy trì và biến đổi đã tạo ra lịch sử hệ thống. Hệ thống không
nhất thành bất biến. Nguyên lý thống nhất đồng đại với lịch đại chỉ là một
nguyên lý thể hiện bản chất biến đổi của một hệ thốn. Sinh thành - trưởng thành
- biến chất và giải thể là lôgic tất yếu của lịch sử hệ thống. Nhưng hệ thống một
khi đã định hình, bao giờ nó cũng hướng đích. Đó là hướng tới sự cân bằng nội
tại (homeostatis). Hướng đích (duy trì bản chất) và phát triển (thay đổi bản chất)
là 2 mặt mâu thuẫn song thống nhất của mọi sự vật nói chung, của hệ thống nói
riêng. Vì hệ thống có thể coi là một sự vật đặc biệt, sự vật mang tính hệ thống.
Ngoài những nguyên lý thể hiện bản chất riêng của hệ thống như đã trình
bày tóm tắt ở trên, lý thuyết hệ thống tổng quát còn bổ sung thêm 2 nhóm
nguyên lý nữa: nhóm nguyên lý thể hiện quan hệ giữa hệ thống và môi trường
(phạm vi ngoài hệ thống) và nhóm nguyên lý thể hiện quan hệ giữa hệ thống như
khách thể với chủ thể tức là con người có năng lực nhận thức và cải biến hệ
thống. Quan hệ (tương quan và tương tác) giưã hệ thống và môi trường có 2 mặt
mâu thuẫn thống nhất. Một mặt là thích nghi (adaptation) với các mức độ phản
hồi khác nhau như đồng điều (consonnance) hoặc hoà nhập (integration). Mặt
19



khác là phản hồi (feedback) với các loại khác nhau như phản hồi dương, phản
hồi âm, phản hồi cứng, phàn hồi mềm...
Quan hệ (tương quan và tương tác) giữa hệ thống (như khách thể) với chủ
thể cũng có 2 mặt mâu thuẫn thống nhất. Một mặt đó là sự phản ánh, nhận thức,
nghiên cứu hệ thống. Lý thuyết hệ thống tổng quát đã xây dựng hoàn thiện 2
năng lực của chủ thế đó là mô hình hoá và hình thức hoá (toán học hoá nói
riêng). Mặt khác, lý thuyết hệ thống tổng quát cũng đã xây dựng và hoàn thiện
năng lực không chế, quản lý và biến đổi hệ thông. Trên cơ sở nắm vững bản chất
và đặc điểm hệ thống, người ta có thể điều chỉnh, điều khiển, cải tạo, đổi mới và
đổi thay hệ thống. Kế hoạch hoá và tối ưu hoá là 2 nguyên lý quan trọng của
quản lý hệ thống theo phương pháp chương trình mục tiêu.
Bản chất của tiếp cận hệ thống thì không chỉ là tổng hợp mà còn là phân
tích, hơn nữa là phân tích sâu. Phân tích thuần tuý thì bị khuyết tật thấy cây mà
không thấy rừng, tổng hợp thuần tuýt thì bị khuyết tật là thấy rừng mà quên cây.
Chỉ có tiếp cận hệ thống mới vừa khắc phục được khuyết tật của phân tích thuần
tuý và của tổng hợp thuần tuý vừa thống nhất được hạt nhận của các cách tiếp
cận khác nhau.
1.1.5 Khái niệm tiêu chí
Khái niệm “Tiêu chí” trong tiếng anh là criterion là các tiêu chuẩn dùng
để kiểm định hay để đánh giá một đối tượng, mà bao gồm các yêu cầu về chất
lượng, mức độ, hiệu quả, khả năng, tuân thủ các qui tắc và qui định, kết quả cuối
cùng và tính bền vững của các kết quả đó.
Khái niệm tiêu chí đã và đang được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã
hội ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, việc sử dụng khái niệm này, bên cạnh những
trường hợp sử dụng đúng cũng còn không ít các trường hợp người nói, người
viết đã sử dụng chưa thật đúng, chưa thật sát, chưa phù hợp, thậm chí còn nói
sai, viết sai; biến khái niệm này trở thành đa nghĩa, đa ngành trên mọi lĩnh vực
kinh tế, văn hóa-xã hội, chính trị. Theo tác giả, việc sử dụng khái niệm tiêu chí
20



trong các bài nói, bài viết, nhất là trên các phương tiện thông tin đại chúng có
thể phân loại theo các hướng sau:
- Có khoảng 10% sử dụng khái niệm tiêu chí không rõ hàm nghĩa hoặc vô
nghĩa. Khoảng 30% sử dụng khái niệm tiêu chí với nghĩa mục tiêu, mục đích;
20% dùng khái niệm tiêu chí với nghĩa yêu cầu, điều kiện; 35% dùng khái niệm
tiêu chí với nghĩa tiêu chuẩn; chỉ có 5% dùng khái niệm tiêu chí đúng với hàm
nghĩa của nó.
Trong các từ điển tiếng Việt, khái niệm tiêu chí được hiểu là tính chất dấu
hiệu làm căn cứ để nhận biết, xếp loại một sự vật, hiện tượng nào đó. Thí dụ:
Trong "Từ điển từ và ngữ Việt Nam" của Nguyễn Lân, khái niệm tiêu chí được
hiểu với hai hàm nghĩa:
- Dấu hiệu dựa vào mà đánh giá (tiêu chí của tinh thần yêu nước);
Cơ sở của một điểm phê phán: Phong cách là một tiêu chí để đánh giá một
tác phẩm văn học Tóm lại, khái niệm “tiêu chí” được hiểu với hàm nghĩa là tính
chất, dấu hiệu đặc trưng để nhận biết, xem xét, hoặc phân loại một sự vật, hiện
tượng nào đó.
Khái niệm “tiêu chí” về nội hàm có sự gần gũi với khái niệm tiêu chuẩn
song không đồng nhất. Khái niệm “tiêu chuẩn” theo chữ Hán Nôm gồm hai từ
ghép lại, “tiêu” tức là nêu lên, “chuẩn” tức là phép tắc đúng đắn. “Tiêu chuẩn”
là điều kiện được quy định, là mẫu mực để đánh giá hay phân loại.
1.1.6 Nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo Nghị
định thư
Những đề tài, dự án, nhiệm vụ khoa học và công nghệ hợp tác xây dựng,
tổ chức thực hiện và đóng góp kinh phí giữa các tổ chức KH&CN Việt Nam với
các đối tác nước ngoài theo thỏa thuận bằng văn bản giữa các cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài được gọi là các
nhiệm vụ hợp tác theo Nghị định thư.
Các nhiệm vụ này tập trung giải quyết những vấn đề về khoa học và công
21



nghệ cấp thiết của Việt Nam một cách hiệu quả về kinh tế, hạ tầng nghiên cứu,
đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ theo tiêu chuẩn tiên tiến của khu vực và
thế giới, tìm kiếm và hướng tới làm chủ hoặc tạo ra công nghệ mới, tiên tiến có
tính đột phá, góp phần tạo ra sản phẩm mới, ngành sản xuất mới, tăng cường
năng lực và hiệu quả quản lý khoa học và công nghệ.
Nội dung chủ yếu của các nhiệm vụ này bao gồm các hoạt động như: đào
tạo; trao đổi chuyên gia, tài liệu, tri thức (dưới dạng hội nghị, hội thảo); trao đổi
phân tích mẫu nghiên cứu, mẫu thử nghiệm; hỗ trợ trang thiết bị; nghiên cứu
chung; chuyển giao công nghệ (phần mềm, quy trình kỹ thuật); và thành lập các
phòng thí nghiệm hỗn hợp.
Việc đề xuất, đàm phán và đi đến ký kết các nhiệm vụ hợp tác theo Nghị
định thư được xuất phát chủ yếu từ nhu cầu thực tiễn nghiên cứu trong nước
(như: các yêu cầu của các Chương trình Kinh tế-Kỹ thuật của Nhà nước; các
Chương trình KH&CN Nhà nước; các đề xuất để hình thành các đề tài cấp Nhà
nước; các đề xuất nghiên cứu của các nhà khoa học trong các cơ quan nghiên
cứu) và từ các đề nghị của các đối tác nước ngoài. Đến nay, hình thức này đang
được áp dụng rộng rãi và chủ yếu với tất cả các nước, và đang mở rộng trong
một số thể chế đa phương.
Ở góc độ tài chính, những nhiệm vụ Nghị định thư có đóng góp tài chính
của phía đối tác nước ngoài đạt tối thiểu 40% tổng kinh phí thực hiện nhiệm vụ,
trừ trường hợp đối với các đối tác có quan hệ truyền thống đặc biệt, phía Việt
Nam có thể đài thọ toàn bộ kinh phí.
1.2 Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ của Việt Nam.
Hội nhập quốc tế về KH&CN đã có những tiến bộ mới trên cơ sở phát
triển các quan hệ hợp tác quốc tế về KH&CN đã được thiết lập. Đến nay, Việt
Nam đã có quan hệ về hợp tác KH&CN với hơn 70 nước, tổ chức quốc tế và
vùng lãnh thổ; đã ký kết và đang thực hiện hơn 80 hiệp định hợp tác KH&CN
cấp Chính phủ và cấp Bộ. Việt Nam đang là thành viên chính thức và không

22


chính thức của gần 100 tổ chức quốc tế và khu vực về KH&CN. Theo thống kê
của các Bộ, ngành, từ năm 2000 đến nay đã có hơn 500 thoả thuận, hợp đồng
hợp tác quốc tế về KH&CN được thực hiện tại các cơ sở nghiên cứu - triển khai
ở các cấp.
Nội dung hội nhập quốc tế về KH&CN đã bắt đầu gắn kết với yêu cầu
thực tiễn của các ngành, địa phương, bước đầu phục vụ có hiệu quả cho các
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hình thức hội nhập quốc tế về
KH&CN ngày càng đa dạng và phong phú hơn (bao gồm hợp tác nghiên cứu
chung, chuyển giao công nghệ, trao đổi chuyên gia, tổ chức hội thảo, hội nghị,
trình diễn công nghệ, hội chợ triển lãm công nghệ…). Các lĩnh vực hội nhập
cũng được mở rộng, từ nghiên cứu cơ bản đến, nghiên cứu ứng dụng, chuyển
giao công nghệ, khoa học xã hội nhân văn, khoa học tự nhiên, nghiên cứu liên
ngành. Hội nhập quốc tế về KH&CN trong thời gian qua đã góp phần tăng
cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ, nâng cao trình độ cán bộ, thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ trong
nước. Một số bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp đã chủ động tiếp cận, mua
bán, áp dụng công nghệ mới, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao
khả năng cạnh tranh của các sản phẩm. Hệ thống sở hữu trí tuệ và tiêu chuẩn đo
lường chất lượng sản phẩm đã từng bước được hoàn thiện đáp ứng các yêu cầu
của hội nhập kinh tế quốc tế. Cơ chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ
đã từng bước tiếp cận với thông lệ quốc tế, xã hội hoá hoạt động khoa học và
công nghệ thông qua các hình thức tuyển chọn tự do, công khai các tổ chức, cá
nhân tham gia vào đề tài, dự án sử dụng ngân sách nhà nước, xây dựng các tiêu
chí, quy trình đánh giá, nghiệm thu đề tài, dự án.Cùng với các lĩnh vực khác của
nền kinh tế quốc dân, hoạt động KH&CN nước ta cũng đang đẩy mạnh quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế. Nếu như trước đây, trong cơ chế kế hoạch hóa tập
trung và bao cấp, các hoạt động hợp tác về KH&CN ở Việt Nam chủ yếu và tập

trung vào các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa trong khuôn khổ Hội đồng
23


×