Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Ý nghĩa và giá trị truyện ngắn ông già và biển cả của hê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.93 KB, 4 trang )

Ý nghĩa và giá trị truyện ngắn Ông già và biển cả của Hê-minh-uê
Mở bài:
Hê-minh-uê (1988 – 1961) – là nhà văn lớn của nước Mĩ thế kỉ XX. Bằng những
trang viết xuất sắc, Hê-minh-uê đã để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại
phương Tây, góp phần đổi mới lối viết truyện và tiểu thuyết. Với quan niệm “viết
một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”, đề xướng và thực thi
nguyên lý sang tác: “Tảng băng trôi”, Hê-minh-uê đã cho ra đời những tác phẩm
bất hủ. Truyện ngắn Ông già và biển cả là tác phẩm kiệt xuất, thể hiện rõ nhất
nguyên lý sáng tác của Hê-minh-uê

Thân bài:
Hê-minh-uê coi tác phẩm nghệ thuật như một “tảng bang trôi”. Phần nổi của ngôn
từ không nhiều được viết một cách giản dị, hàm súc; phần chìm của nó rất lớn bởi
đã gợi lên nhiều tầng ý nghĩa mà người đọc sẽ rút ra được tùy theo sự thể nghiệm
và cảm hứng trước hình tượng. Thực thi nguyên lý ấy trong Ông già và biển cả,
Hê-minh-uê đã sáng tạo ra một tác phẩm đa chiều, có nội dung triết lí sâu sắc.

Nhân vật trung tâm của tác phẩm là ông lão Xan-ti-a-gô làm nghề đánh cá. Đã 84
ngày qua ông không kiếm được con cá nào. Ngày thứ 85 có một con cá lớn mắc
mồi. Con cá kéo ông và chiếc thuyền ra xa mãi, đến 3 ngày 2 đêm trêm biển cả.

Ngày thứ ba, con cá bắt đầu lượn vòng. Dù rất mệt mỏi và choàng váng ông lão
vẫn cố kéo nó vào gần hơn sau nhiều vòng lượn. Gần như đã kiệt sức, song ông
cũng kìm được nó gần thuyền và phóng lao vào tim giết chết con cá.

Con cá kiếm quá to, dài hơn cả chiếc thuyền nên không thể đưa nó lên thuyền. Ông
vô cùng vất vả buộc nó vào mạn thuyền và giương buồm về đất liền với suy nghĩ
con cá sẽ là vận may cho mình. Không còn lương thực, vừa đói vừa khát, ông phải


ăn tôm sống, uống nước một cách dè sẻn, và luôn tự động viên mình. Máu con cá


kiếm loang ra đại dương, khoảng một tiếng sau, con cá mập đầu tiên lao tới.

Ông phải đơn độc chiến đấu với đàn cá mập để bảo vệ thành quả lao động của
mình. Nhưng đàn cá mập kéo đến càng lúc càng đông, chúng ăn hết thịt con cá
kiếm. Cuối cùng, khi ông già mệt mỏi rã rời vào đến bờ, con cá kiếm chỉ còn trơ bộ
xương.

Ý nghĩa nhan đề Ông già và biển cả:
Ông già và biển cả gợi sự đối kháng quyết liệt. “Ông già” là biểu tượng của sự già
yếu và cô độc của con người nhỏ bé, còn “biển cả” là biểu tượng của sự hung dữ,
rộng lớn vô bờ của đại dương. Bằng sức lực của lòng tin, sự khôn ngoan, sáng tạo
cộng với lòng đam mê và kiên trì phi thường, cuối cùng chiến thắng thuộc về “Ông
già”.

Đặt tên cho tác phẩm là Ông già và biển cả, Hê-minh-uê muốn đề cao sức mạnh,
khát vọng chiến thắng của con người.

Ý nghĩa hình tượng con cá kiếm:
Con cá kiếm có sức mạnh phi thường và rất khôn ngoan. So với ông lão, nó tỏ ra
vượt trội, khó mà khuất phục. Con cá kiếm được miêu tả là rất lớn và rất đẹp. nó
kiêu hùng, bất khuất giữa đại dương, là ước mơ khuất phục của người đi biển.

Hình ảnh con cá kiếm mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Nó là biểu tượng của thiên
nhiên vừa hiền hòa vừa hung dữ, đáng sợ. Nó cũng là biểu tượng ước mơ, khát
vọng chiến đấu và chinh phục của con người. Con cá kiếm vừa to vừa đẹp ấy là
biểu tượng cho những chông gai, thử thách trong cuộc đời. Cũng như đại dương,


cuocj sống khong bao giờ là bằng phẳng. Muốn là người chiến thắng, muốn tồn tại
thì phải chiến đấu. Thử thách càng lớn, chiến thắng càng thêm ý nghĩa.


Những biiểu tượng của đỉnh cao nghệ thuật trong tác phẩm:
Hình tượng ông lão đánh cá:
Ông là một người đánh cá rất lành nghề. ở ông lão luôn có khát vọng cao đẹp. Ông
luôn muốn một lần trong đời săn đuổi con cá lớn nhất, đẹp nhất.

Ông lão là người có niềm tin mãnh liệt vào bản thân. Chưa bao giờ ông chịu khuất
phục trước đại dương. Ở ông luôn tồn tại một ý chí và nghị lực phi thường.

Ông lão Xan-ti-a-gô chính là biểu tượng đẹp đẽ về CON NGƯỜI: khát vọng, tin
tưởng và không ngừng chiến đấu để chiến thắng.

Qua hình tượng ông lão đánh cá, tác giả đề cao sức mạnh của con người: trong
cuộc đấu (ông lão và con cá kiếm đều dũng cảm, mưu trí, cao thượng nhưng chiến
thắng cuối cùng vẫn thuộc về con người). Nó thể hiện niềm tin vào nghị lực, niềm
tự hào về con người: “Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”.

Chính điểm đó là sự biểu hiện sâu sắc nguyên lí “Tảng băng trôi ” trong tác phẩm
Ông già và biển cả. Phần nổi của tảng băng, tác giả kể lại truyện ba ngày hai đêm
ra khơi đánh cá của ông lão Xan-ti-a-gô. Trong khung cảnh mênh mông trời biển,
chỉ có một mình ông lão, khi chuyện trò với mây nước…khi đuổi theo con cá lớn,
khi đương đầu với đàn cá mập đang xông vào xâu xé con cá kiếm của lão, để rốt
cuộc kéo vào bờ con cá chỉ còn trơ xương. Phần chìm của tảng băng, tác giả biểu
hiện khát vọng tìm kiếm con cá lớn nhất, đẹp nhất đời của ông lão.


Ông lão Xan-ti-a-gô hay cũng chính là hành trình nhọc nhằn và dũng cảm của
người lao động trong một xã hội vô tình. Đấy là thể nghiệm về thành công và thất
bại của người nghệ sĩ đơn độc khi theo đuổi ước mơ sáng tạo, rồi trình bày nó
trước mắt người đời. Cuộc chiến đấu kinh hoàng và đầy hiểm nguy của ông lão thể

hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên. Thiên nhiên dữ dội nhưng
phải chiến thắng nó mưới có thể lấy được những thành quả lớn lao. Nhìn vào hình
ảnh con cá kiếm khổng lồ khi đến bờ chỉ còn trơ bộ xương nhưng ông lão đã chiến
thắng.

Với lối kể chuyện độc đáo, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời kể với văn miêu tả
cảnh vật, đối thoại và độc thoại nội tâm, Hê-minh-uê thực sự đã mang đến cho
ngườ đọc những trang viết xuất sắc. Cộng với ý nghĩa hàm ẩn của hình tượng và
tính đa nghĩa của ngôn từ càng làm cho tác phẩm lôi cuốn người đọc từ đầu đến
cuối truyện. Ông già và biển cả chính là biểu hiện nguyên lí sáng tác: tác phẩm
nghệ thuật như một “tảng băng trôi”, một nguyên lý đúng đắn và mạnh mẽ mà Hêminh-uê đã cống hiến cho cuộc đời này.

Kết bài:
Khép lại câu chuyện dài cũng là khép lại một hành trình. Ông lão nằm vật trên bãi
biển, tay chân giang ra như tượng chúa là biểu hiện của sự thỏa mãn, của chiến
thắng vẻ vang. Thế nhưng, người đọc nhớ mãi hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc,
dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời. Đó chính là một biểu tượng về vẻ đẹp của
ước mơ và hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực. Sự
chuyển hóa từ bức tranh với những nét trần trụi, chân thực, giản dị sang một lớp
nghĩa hàm ẩn, rộng lớn, khiến cho người đọc không ngừng ngạc nhiên và thích thú
là phong cách nổi bậc trong tác phẩm của Hê-minh-uê.



×