Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ chất lượng lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của đảng bộ huyện đông hưng, tỉnh thái bình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.46 KB, 125 trang )

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ
Ban chấp hành
Bí thư đảng ủy
Cán bộ, đảng viên
Chủ nghĩa đế quốc
Chủ nghĩa xã hội
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
“Diễn biến hòa bình”
Đảng bộ huyện Đông Hưng
Trong sạch vững mạnh
Xã hội chủ nghĩa

Chữ viết tắt
BCH
BTĐU
CB, ĐV
CNĐQ
CNXH
CNH,HĐH
“DBHB”
ĐBHĐH
TSVM
XHCN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Trang


3

CHẤT LƯỢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐÔNG
HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH
1.1. Xây dựng nông thôn mới và chất lượng lãnh đạo xây

12

dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện Đông Hương,
tỉnh Thái Bình
1.2. Thực trạng và một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng

12

lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện
Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
Chương 2: YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG

34

CAO CHẤT LƯỢNG LÃNH ĐẠO XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA ĐẢNG BỘ
HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH
HIỆN NAY
2.1. Tình hình nhiệm vụ và yêu cầu nâng cao chất lượng

56

lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện

Đông Hưng, tỉnh Thái Bình hiện nay
2.2. Những giải pháp nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng

56

nông thôn mới của Đảng bộ huyện Đông Hưng, tỉnh Thái
Bình hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

66
90
92
97

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xây dựng nông thôn mới là mục tiêu quốc gia, là vấn đề lớn nhằm tạo ra
sự chuyển biến về mọi mặt trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và
nâng cao chất lượng sống của người dân, đồng thời cũng là để rút ngắn khoảng
cách giữa nông thôn và thành thị. Đây là quá trình lâu dài, phải giải quyết đồng
bộ, toàn diện nhiều nội dung liên quan đến vấn đề nông nghiệp, nông dân và
nông thôn, đòi hỏi phải có quyết tâm, thời gian và phát huy có hiệu quả sức
mạnh tổng hợp các nguồn lực, nhất là nguồn lực con người. Đại hội XI của Đảng
đã xác định: “Xây dựng, phát huy vai trò của giai cấp nông dân, chủ thể của quá
trình phát triển nông nghiệp, nông thôn” [22, tr.241]. Sự khẳng định này là đúng

đắn, cần thiết, nhằm khơi dậy và phát huy nguồn lực con người vào công cuộc
xây dựng nông thôn cả về kinh tế, văn hóa và xã hội đồng thời bảo đảm những
quyền lợi chính đáng của họ.
Đảng bộ huyện Đông Hưng là tổ chức tế bào của Đảng, là đơn vị hoạt
động chủ yếu, là hạt nhân đoàn kết tập hợp sức mạnh của Đảng, hạt nhân
chính trị lãnh đạo mọi mặt huyện Đông Hưng, sự lãnh đạo đó được thể hiện
trên tất cả các lĩnh vực công tác, các hoạt động, các nhiệm vụ của huyện trong
đó có nhiệm vụ lãnh đọa xây dựng nông thôn mới của huyện Đông Hưng. Để
thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình trong lãnh đạo xây dựng nông thôn
mới, những năm qua Đảng bộ huyện Đông Hưng đã tập trung chỉ đạo và triển
khai tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn và bước đầu đã thu được những thành tự quan trọng, nhận
thức của các tổ chức đảng, chính quyền và người dân về nhiệm vụ xây dựng
nông thôn mới có những chuyển biến rõ nét, kinh tế có sự phát triển, các lĩnh
vực văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh được củng cố tăng cường, tình
hình an ninh chính trị trên địa bàn ổn định, đời sống nhân dân được nâng lên...
Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện vẫn còn bộc lộ những hạn chế vướng

3


mắc cần tiếp tục phải nghiên cứu để giải quyết như: công tác tuyên truyền,
vận động nhân dân ở một số xã còn chưa được quan tâm; công tac lãnh đạo,
chỉ đạo thực hiện nghị quyết, triển khai kế hoạch xây dựng nông thôn mới của
một số cấp ủy, chính quyền cơ sở còn chậm, thiếu quyết liệt, phương pháp và
cách làm thiếu linh hoạt nên chất lượng hiệu quả có lúc còn chưa đáp ứng
được với yêu cầu. Sản xuất ở nhiều nơi còn manh mún, nhiều nơi còn chưa
quy hoạch được vùng sản xuất nên quy mô diện tích cong nhỏ lẻ, năng xuất
lao động chưa cao. Hạ tầng nông thôn lâu đời, nhiều công trình đã xuống cấp
cần được đầu tư sửa chữa với nhu cầu về kinh phí rất lớn song việc huy động

để thực hiện còn gặp không ít khó khăn... việc lãnh đạo, phát huy vai trò của
các tổ chức, các lực lượng, khơi dậy tiềm lực trong nhân dân để xây dựng
nông thôn mới còn chưa đạt được kết quả tương xứng với tiềm năng của
huyện dẫn đến mức độ đạt được so với các tiêu chí nông thôn mới cong thấp.
Để tiếp tục quán triệt chủ trương của Đảng về xây dựng nông thôn mới,
từ thực tiễn chất lượng lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của ĐBHĐH tác giả
chọn vấn đề: “Chất lượng lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ
huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình hiện nay” làm đề tài luận văn Thạc sĩ
khoa học chính trị chuyên ngành xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Xây dựng nông thôn mới là vấn đề lớn, mang tầm chiến lược của đất nước,
luôn được Đảng ta quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo tổ chức thực hiện. Đồng thời,
đây là vấn đề được nhiều tổ chức, cơ quan, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các
nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và đã có nhiều công trình, đề tài khoa học,
sách, luận án, luận văn, bài báo khoa học được công bố. Tiêu biểu như:
* Nhóm công trình bàn về nông nghiệp, dông dân và nông thôn
Nguyễn Văn Bính (2001): Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai
mươi năm đổi mới - Quá khứ và hiện tại, Nxb CTQG, H.2001.
Lưu Văn Sùng (2004): Một số kinh nghiệm điển hình về phát triển nông
nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb CTQG, H.2004.
Đặng Kim Sơn (2008): Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam -

4


Hôm nay và mai sau, Nxb CTQG, Hà Nội,2008.
Lê Du Phong (chủ biên 2010): Chính sách phát triển nông nghiệp,
nông thôn, nông dân của Hunggari trong quá trình chuyển đổi kinh tế và
vận dụng cho Việt Nam, Nxb CTQG, H.2010.
Nguyễn Thị Tố Quyên (chủ biên, 2012): Nông nghiệp, nông dân, nông

thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011-2020, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Vinh Thanh (2013): Nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập
WTO - thời cơ và thách thức, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
Các tác giả đã phân tích vai trò của nông nghiệp, nông đân, thiết chế
nông thôn ở một số nước trên thế giới và bước đầu nghiên cứu làng truyền
thống ở Việt Nam. Nhận định, đánh giá, phân tích về vai trò của nông nghiệp,
nông dân, nông thôn Việt Nam trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai
đoạn 2011-2020; phân tích làm rõ vai trò nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH và trong thời kỳ quá độ lên
CNXH ở Việt Nam; phân tích những thời thời cơ và thách thức của nông
nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập WTO, Tổng kết một số kinh nghiệm điển
hình về phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá và đánh giá Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới và
tình hình nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện nay.
Nguyễn Minh Châu (2000). Con đường phát triển nông thôn theo
định hướng XHCNở đồng bằng sông Cửu Long nước ta hiện nay, Luận án
tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội,.2000.
Tăng Nghiệp Tùng (2007): Mấy vấn đề về xây dựng nông thôn mới xã
hội chủ nghĩa, Nxb CTQG, Hà Nội,2007.
Hồ Văn Thông(2008): Bàn về một số vấn đề ở nông thôn nước ta hiện
nay, Nxb CTQG, H.2008.
Nguyễn Thị Tâm (2009): Thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam
hiện nay, Nxb Chính trị- Hành chính, H.2009.
Hồ Xuân Hùng(2011): Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách

5


mạng dài lâu của Đảng và nhân dân ta, Tạp chí Cộng sản, số 818 (1/2011).

Các tác giả đã có những nhận định những vấn đề về chính sách nông
nghiệp ở các nước đang phát triển trong quá trình chuyển sang sản xuất hàng hóa
gắn liền với thương mại nông sản trên thế giới đồng thời cũng nêu lên những
thành công, thất bại trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và giả quyết
vấn đề nông thôn. Nhận định về những vấn đề kinh tế, văn hóa - xã hội cần tập
trung giả quyết ở nông thôn nước ta hiện nay; phân tích làm rõ vai trò của lao
động việc làm, những vấn đề lý luận phát triển nông thôn bền vững và khảo cứu
kinh nghiệm phát triển nông thôn của một số nước trên thế giới; khái quát, phân
tích làm rõ tính tất yếu và con đường phát triển nông thôn một số vấn đề cơ bản
về xây dựng nông thôn mới theo định hướng XHCN; luận giải làm rõ những vấn
đề cơ bản về lý luận, thực tiễn thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện
nay; phân tích vai trò của nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong sự nghiệp các
mạng XHCN và xác định xây dựng nông thôn mới là vấn đề chiến lược trong
thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam; làm rõ vai trò và ảnh hưởng của đô thị
hóa nông thôn; phân tích những truyền thống tốt đẹp của nông dân và những thói
quen, tập tục lạc hậu của tâm lý làng, xã tác động đến xây dựng đời sống kinh tế
- xã hội ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ nước ta hiện nay. Đánh giá thực trạng và
đề xuất một số giải pháp phát huy vai trò của đô thị hóa, tác động của tâm lý
làng xã trong xây dựng nông thôn mới. Đề xuất một số giải pháp giải quyết việc
làm cho lao động nông thôn trong quá trình đô thị hoá ở nước ta hiện nay; một
số giải pháp nhằm góp phần phát triển bền vững nông thôn Việt Nam hiện nay.
* Các công trình nghiên cứu về hoạt động lãnh đạo các nhiệm vụ của
cấp ủy, tổ chức đảng
Chất lượng lãnh đạo và nâng cao chất lượng lãnh đạo của Đảng là một
vấn đề lớn, có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của sự nghiệp cách mạng và
công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, nghiên cứu
nâng cao chất lượng lãnh đạo của Đảng luôn được sự quan tâm của Đảng, của
các nhà khoa học, và các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng. Thực tế đã có

6



khá nhiều các văn kiện nghị quyết của Đảng, các công trình khoa học, các bài
viết đăng tải trên các tạp chí khoa học bàn về chất lượng lãnh đạo và nâng cao
chất lãnh đạo của Đảng, của các tổ chức cơ sở đảng. Trong những năm gần đây
nổi lên một số công trình nghiên cứu tiêu biểu mang tính chuyên sâu như:
Các đề tài khoa học:
Phạm Văn Thắng, “Nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng tổ chức
và hoạt động của Đảng bộ Quân đội hiện nay”, luận án Phó tiến sĩ Khoa học
lịch sử, Hà Nội, 1994; Trần Ngọc Sơn (chủ nhiệm đề tài) “Nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của của cỏc tổ chức cơ sở đảng trong quân đội đảm
bảo xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm
vụ trong mọi tình huống”; đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng, 1998; Tổng cục
Chính trị, (Đỗ Đức Tuệ, chủ nhiệm đề tài) “Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong
sạch vững mạnh gắn với xây dựng đơn vị cơ sở vững mạnh toàn diện trong giai
đoạn mới” Nxb QĐND, Hà Nội, 2000; Cấn Văn Phong, “Nâng cao sức chiến
đấu của tổ chức cơ sở đảng đơn vị học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy ở Trường
Sĩ quan Lục quõn 1 hiện nay”, luận văn thạc sĩ xây dựng Đảng, Hà Nội, 2000;
Vũ Quang Sơn “Nâng cao chất lượng lãnh đạo của chi bộ khoa giáo viên ở
Học viện Quốc phũng hiện nay”. luận văn thạc sĩ xây dựng Đảng Cộng sản
Việt Nam, Hà Nội, 2002; Đặng Thế Vinh, “Nâng cao chất lượng thực hiện
nguyên tắc tập trung dân chủ của đảng ủy cơ sở các đơn vị chiến đấu binh
đoàn chủ lực Quân đội nhân dậnViệt Nam trong giai đoạn hiện nay”, luận án
tiến sĩ lịch sử, Hà Nội, 2003; Ngô Văn Khánh "Hoạt động lãnh đạo xây dựng
nông thôn mới của Đảng bộ huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng hiện nay",
luận văn thạc sĩ xây dựng Đảng, Hà Nội, 2015; Nguyễn Văn Ghi "Đảng bộ
tỉnh Hải Dương lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2015"
luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội, 2017
Các công trình nêu trên đã đi sâu nghiên cứu có hệ thống về những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan

điểm của Đảng ta về công tác xây dựng Đảng, xây dựng tổ chức cơ sở đảng.

7


Về chất lượng hoạt động, chất lượng lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng.
Các tác giả đã đi sâu phân tích làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn của vấn đề nghiên
cứu, trong đó đó khái quát, luận giải làm rõ một số vấn đề về quan niệm, vị trí, vai
trò, đặc điểm, yêu cầu của công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất
lượng lãnh đạo, chất lượng hoạt động lãnh đạo của cấp uỷn tổ chức đảng ở một số
loại hình đơn vị, địa phương cụ thể; trên cơ sở đó xác định phương hướng, yêu
cầu, những vấn đề có tính nguyên tắc và đề xuất những giải pháp chủ yếu để nâng
cao chất lượng lãnh đạo, chất lượng hoạt động và xây dựng tổ chức cơ sở đảng
TSVM trong quân đội và ở từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
Sách tham khảo, giáo trình và báo khoa học:
Giáo trình tham khảo, “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của Đảng trong thời kỳ mới” Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; PGS Lê
Văn Dương (chủ biên); “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các
tổ chức đảng trong quân đội bảo đảm xây dựng quân đội vững mạnh về chính
trị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong mọi tình huống” Nxb Quân đội nhân
dân, Hà Nội, 2000. Các tài liệu tham khảo chủ yếu đề cập tới những đặc điểm,
kinh nghiệm, những yếu tố tác động đến hoạt động lãnh đạo của Đảng trong giai
đoạn hiện nay, đề xuất một số giải pháp có tính định hướng, nhằm từng bước
nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của của Đảng, của các tổ chức cơ sở
đảng trong Đảng bộ Quân đội nhằm xây dựng quân đội TSVM về chính trị, tư
tưởng, tổ chức đủ sức lãnh đạo quân đội hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ
được giao.
Dưới góc độ các bài báo khoa học: Lê Văn Dũng, Nâng cao năng lực lãnh
đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong quân đội, Nxb CTQG, Hà Nội,
Thông tin chuyên đề 2007; Nguyễn Văn Giang, Nâng cao năng lực lãnh đạo,

sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng - thực trạng và giải pháp, Nxb CTQG, Hà
Nội, Thông tin chuyên đề 2007; Phạm Đình Nhịn; Một số biện pháp nâng cao
chất lượng sinh hoạt chi bộ trong Đảng bộ Quân đội, Tạp chí Giáo dục lý luận
chính trị quân sự, HVCT, số 6-2007; Nguyễn Phi Long, Góp phần nâng cao

8


chất lượng thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ ở các chi bộ, đảng bộ cơ sở,
Tạp chí Xây dựng Đảng, số 3 - 2009.
Từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, các bài báo khoa học đã nghiên cứu
làm rõ vị trí, vai trò, yêu cầu của từng nguyên tắc và một số giải pháp xây
dựng cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng. Đó là những cứ liệu quan trọng mà tác giả
có thể kế thừa phát triển trong quá trình thực hiện đề tài.
Các công trình nghiên cứu trên đây đã đề cập nghiên cứu khá hệ thống
đến chất lượng lãnh đạo và nâng cao chất lượng lãnh đạo nhưng với đối
tượng, phạm vi khá rộng, chưa có công trình, bài viết nào trực tiếp đi sâu
nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn cũng như nội dung, giải pháp
nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện
Đông Hưng, tỉnh Thái Bình hiện nay. Vì vậy, tác giả luận văn hy vọng
những nghiên cứu của mình sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học và đề
xuất giải pháp khả thi nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng nông thôn
mới của Đảng bộ huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Luận giải, làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn, đề xuất
giải pháp nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của ĐBHĐH,
tỉnh Thái Bình hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về chất lượng lãnh đạo xây dựng

nông thôn mới của ĐBHĐH, tỉnh Thái Bình .
- Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm
nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của ĐBHĐH tỉnh Thái Bình.
- Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp n©ng cao chÊt lîng
l·nh ®¹o xây dựng nông thôn mới của ĐBHĐH tỉnh Thái Bình hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của ĐBHĐH, tỉnh Thái Bình
* Phạm vi nghiên cứu
Chất lượng lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của ĐBHĐH, tỉnh Thái

9


Bình. Các số liệu, tư liệu điều tra, khảo sát phục vụ cho thực hiện nghiên cứu
đề tài giới hạn chủ yếu từ 2012 đến nay trên địa bàn của 43 xã của huyện
Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội, về nông nghiệp, nông
thôn, nông dân và xây dựng nông thôn mới, về xây dựng và hoạt động của Đảng.
* Cơ sở thực tiễn
Hiện thực lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của ĐBHĐH, tỉnh Thái
Bình; tham khảo các báo cáo sơ kết , tổng kết nhiệm vụ xây dựng nông thôn
mới ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Bình, đặc biệt là của các Ban,
ngành trong ĐBHĐH, các xã của huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình và thông
qua các công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; về xây
dựng nông thôn mới; thông qua điều tra, khảo sát trong quá trình tác giả thâm
nhập thực tế tại huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài sử
dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học liên ngành và
chuyên ngành; trong đó chú trọng các phương: phân tích, tổng hợp; logic lịch sử; tổng kết thực tiễn; điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp luận cứ khoa học để
ĐBHĐH, tỉnh Thái Bình xác định các chủ trương, biện pháp lãnh đạo xây
dựng nông thôn mới. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên
cứu, giảng dạy và học tập ở các trường Chính trị tỉnh, thành phố, trung tâm
bồi dưỡng chính trị các quận, huyện.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm: Phần mở đầu; 2 chương (4 tiết); phần kết luận; danh mục
tài liệu tham khảo và phụ lục.

10


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHẤT LƯỢNG LÃNH
ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA ĐẢNG BỘ
HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH
1.1. Xây dựng nông thôn mới và chất lượng lãnh đạo xây dựng nông thôn
mới của Đảng bộ huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
1.1.1. Huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình và xây dựng nông thôn mới
ở huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
* Khái quát về huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
Đông Hưng là huyện nông nghiệp nằm ở vị trí trung tâm tỉnh Thái
Bình thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, diện tích tự nhiên 19.577 ha,
trong đó đất nông nghiệp 14.333 ha chiếm 73,2%, đất trồng cây hàng năm
có 12.863 ha chiếm 89,7% đất nông nghiệp, bình quân đất canh tác trên đầu

người là 600 m 2. Diện tích tự nhiên bình quân 408,7 ha/xã, xã Đông Cường
có diện tích cao nhất (790,9 ha), xã Đông Dương có diện tích thấp nhất (231,3
ha). Đất nông nghiệp bình quân 333,3 ha/xã, cao nhất khoảng hơn 600,3 ha,
thấp nhất 140,8 ha. Dân số toàn huyện 233.973 người, (Thị trấn 3000
người) Lao động trong các ngành kinh tế có 104.655 người, trong đó lao
động nông lâm nghiệp thủy sản người chiếm 56,6%. Nhân khẩu bình quân

11


mỗi xã từ 5.360 người, xã Đông la có dân số đông nhất huyện, xã Đông
Phong có dân số thấp nhất.
Ngay khi đất nước dành độc lập, hệ thống chính trị của huyện Đông
Hưng đã được thiết lập ở bốn cấp (từ huyện đến các thôn, tổ dân phố); cùng
với tổ chức chính quyền, hệ thống tổ chức đảng cũng được thiết lập ở tất cả
các cấp trên phạm vi toàn huyện. Hiện nay, huyện có 44 đơn vị hành chính
gồm 43 xã và 01 thị trấn; với 227 thôn và 10 tổ dân phố. , quy mô diện tích
đất nông nghiệp bình quân gần 63,1 ha/thôn, bình quân 832 khẩu/ thôn với
317 hộ. Những năm trước đây, huyện Đông Hưng đã thực hiện việc dồn các
trại lẻ vào các làng nên phần lớn các thôn, làng đều tập trung, liền kề nhau,
những cánh đồng được giải phóng rộng mở, thuỷ lợi được quy hoạch khá
hoàn chỉnh góp phần quan trọng vào phát triển nông nghiệp.
Những năm qua, cùng với những chính sách lớn của Đảng, nhà nước
về phát triển nông nghiệp, nông thôn, huyện Đông Hưng đã cụ thể hóa
chính sách, đồng thời ban hành nhiều chủ trương, chính sách hướng về
nông nghiệp, nông dân và nông thôn nhằm tập trung mọi nguồn lực đầu tư,
khuyến khích nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển. Xác định nông
nghiệp là lĩnh vực quan trọng nên các cấp, các ngành đã đầu tư trí tuệ, khoa
học, kỹ thuật và tài chính để khuyến khích nông nghiệp và kinh tế nông thôn
phát triển: chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; dồn điền đổi thửa đất nông

nghiệp; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuât cho nông thôn, xây dựng điểm
mô hình nông thôn mới; hỗ trợ cơ giới hoá đưa máy vào sản xuất nông nghiệp;
xây dựng mô hình chăn nuôi tập trung, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; quan tâm phát triển nền
văn hóa tiên tiến, kết hợp với phát huy văn hóa cổ truyền mang đặc sắc của
Đông Hưng như chèo làng Khuốc, múa rối nước Nguyên xá, Đông Các, múa
giáo cờ giáo quạt Đông Tân, Pháo đất Phú Lương; quan tâm giữ gìn nghề cổ
truyền đậm nét văn hóa: bánh kẹo làng Nguyễn, bún Đông xuân, phát động
toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư.
Khu vực kinh tế nông thôn tăng trưởng bình quân trên 12 %/năm, trong đó
giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trưởng 4,5%. Tỷ trọng giá trị sản xuất nông
nghiệp chiếm 35,7% trong cơ cấu kinh tế của huyện. Cơ cấu kinh tế nội bộ khu

12


vực nông thôn đang có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh giá trị
sản xuất công nghiệp, ngành nghề nông thôn, xây dựng và dịch vụ thương mại,
giảm dần cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. Bước đầu đã hình thành một số
vùng sản xuất chuyên canh về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản quy mô lớn. Giá
trị sản xuất nông nghiệp trên một ha canh tác không ngừng được tăng cao, chất
lượng sản phẩm làng nghề, nông sản hàng hóa cơ bản đáp ứng yêu cầu của
người tiêu dùng. Hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn và các công trình
đê điều, thuỷ lợi sau nhiều năm được đầu tư đã cơ bản đáp ứng yêu cầu phục
vụ phát triển sản xuất, dân sinh và phòng chống lụt bão. Các cụm công trình xử
lý môi trường, thu gom rác thải được quan tâm và có nhiều tiến bộ, từng bước
hình thành nên các vùng nông thôn mới khang trang, sạch đẹp.
* Quan niệm nông thôn mới và những vấn đề cơ bản về xây
dựng nông thôn mới ở huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
Quan niệm nông thôn mới

Từ điển Tiếng Việt xác định: nông thôn là những vùng đất trên lãnh thổ
Việt Nam, không thuộc nội thành, nội thị, ở đó người dân sinh sống chủ yếu
bằng nông nghiệp, được quản lý bằng cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân
xã. Nông thôn đã và đang đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển đất
nước, là nơi lưu giữ những giá trị văn hoá, nuôi dưỡng nguyên khí của dân tộc
trước các nguy cơ đồng hoá, nô dịch. Những giá trị nói trên của nông thôn
luôn luôn cần thiết cho phát triển đất nước, cần và sẽ được tiếp tục trong mô
hình nông thôn mới.
Sau ngày độc lập, Hồ Chí Minh đã đề xuất phong trào thi đua xây
dựng nông thôn mới ở vùng giải phóng, chú trọng xây dựng đời sống mới,
coi đó là biện pháp có hiệu quả nhằm xóa bỏ tàn dư lạc hậu do chế độ cũ để
lại... Trong xu thế phát triển hiện nay, không thể có một nước công nghiệp
nếu nông nghiệp, nông thôn còn lạc hậu và đời sống nông dân còn thấp. Vì
vậy, xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu của sự nghiệp CNH,HĐH đất nước.
Đến nay, quan niệm về nông thôn mới ở nước ta về cơ bản đã có sự

13


thống nhất. Nông thôn mới trước tiên phải là nông thôn, không phải là thị tứ,
thị trấn, thị xã, thành phố và khác với nông thôn truyền thống. Nông thôn mới
là làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; Sản xuất phát triển bền vững
theo hướng kinh tế hàng hóa; Đời sống về vật chất và tinh thần của người dân
nông thôn ngày càng được nâng cao; Bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và
phát triển; Xã hội nông thôn an ninh tốt, dân chủ được thực hiện. Từ quan
niệm trên có thể khai quát thành những tiêu chuẩn cần phải được thực hiện
của nông thôn mới cụ thể như sau:
Một là, đẩy mạnh quá trình CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn, xây
dựng nền kinh tế nông thôn phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền

vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng
cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt
và lâu dài. Tăng trưởng kinh tế phải gắn với việc thực hiện công bằng xã hội
và an sinh xã hội ở nông thôn.
Hai là, nông thôn được bảo đảm bằng hệ thống chính trị cơ sở vững
mạnh, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ổn định, quốc phòng vững
mạnh. Kết cấu giai cấp - xã hội nông thôn đa dạng, phong phú, các giai cấp,
tầng lớp lao động xã hội đoàn kết, tự lực, tự cường, cần kiệm xây dựng cuộc
sống mới. Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông
dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc
cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Ba là, đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn được nâng
cao, hài hòa giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn
nhiều khó khăn; thực hiện có hiệu quả, bền vững công cuộc xóa đói, giảm
nghèo; nâng cao trình độ giác ngộ và vị thế chính trị của giai cấp nông dân,
tạo điều kiện để nông dân tham gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn trong
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; chú trọng đào tạo nguồn
nhân lực nông thôn, dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân, đồng thời
bảo đảm được mức và cơ cấu đầu tư để xây dựng hạ tầng nông thôn mới,

14


nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến
trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.
Bốn là, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển; xã hội nông
thôn được quản lý tốt và dân chủ. Đời sống văn hóa lành mạnh, dân cư nông
thôn được sống trong bầu không khí dân chủ, công bằng cởi mở, đậm đà tình
nghĩa xóm làng, truyền thống tốt đẹp của cộng đồng làng xã được phát huy,

môi trường trong sạch, lành mạnh.
Quan niệm xây dựng nông thôn mới ở huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
Trên cơ sở kế thừa những tư tưởng quý báu của Hồ Chí Minh về xây
dựng nông thôn mới, Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị BCH
Trung ương Đảng lần thứ 7 khóa X đã xác định: “Xây dựng nông thôn mới có
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức
sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô
thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân
trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông
thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường” [20, tr.126].
Xây dựng nông thôn mới là hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy,
tổ chức đảng, quản lý của chính quyền các cấp với sự tham gia của nhân dân
nhằm quán triệt và triển khai các quan điểm chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước để thực hiện Bộ Tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới theo
nghị định của Chính phủ. Quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết trên của
Đảng, Quyết đị nh số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 Phê duyệt Chương trình mục
tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 và Quyết Định
số: 1980/QĐ - TTg ngày 17/10/2016 về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã
nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 với các mục tiêu cụ thể đến năm 2015 có
20% số xã và đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (theo Bộ
Tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới). Theo đó Chính phủ đã triển khai thực hiện
xây dựng 11 xã điểm ở các vùng miền khác nhau, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm,
nhân rộng mô hình trong cả nước, đồng thời phát động phong trào thi đua “Cả
nước chung sức xây dựng nông thôn mới” theo 19 tiêu chí. Có thể khái quát các

15


tiêu chí theo các nhóm sau:
Nhóm tiêu chí bàn về quy hoạch (1 tiêu chí) quy hoạch sử dụng đất và hạ

tầng cho phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
dịch vụ; quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội, môi trường; quy hoạch phát
triển và chỉnh trang khu dân cư.
Nhóm tiêu chí bàn về hạ tằng kinh tế - xã hội (8 tiêu chí): tiêu chí về giao
thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất, văn hóa, chợ nông thôn, nhà ở
khu dân cư, bưu điên.
Nhóm tiêu chí bàn về hoạt động kinh tế và tổ chức sản xuất (4 tiêu chí):
tiêu chí về thu nhập, hộ ngheo, cơ cấu lao động và hình thức tổ chức sản xuất
Nhóm tiêu chí bàn về văn hóa, xã hội, môi trường (4 tiêu chí): các tiêu chí
về giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường.
Nhóm tiêu chí bàn về hệ thống chính trị (2 tiêu chí): các tiêu chtrij2 hệ
thống tổ chức chính trị - xã hội và an ninh, trật tự xã hội [phụ lục 15].
Từ những vấn đề trên, có thể quan niệm: Xây dựng nông thôn mới ở huyện
Đông Hưng, tỉnh Thái Bình là tổng thể các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ
đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức
chính trị - xã hội và toàn thể nhân dân địa phương trong việc huy động mọi nguồn
lực trong thực hiện thắng lợi tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
Quan niệm trên đã chỉ rõ:
Mục đích xây dựng nông thôn mới ở huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
là nhằm xây dựng làng xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới văn minh, sạch đẹp, hạ
tầng hiện đại, sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa, giá trị
văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát triển, an ninh chính trị được giữ
vững, đời sống của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao.
Chủ thể xây dựng nông thôn mới ở huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
Là cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trước hết là các cấp ủy đảng,
chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương và cộng đồng đân cư
sinh sống trên địa bàn huyện. Cụ thể lả:
Cấp ủy đảng từ huyện đến các thôn là chủ thể lãnh đạo xây dựng nông

16



thôn mới ở huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình phải nghiên cứu, quán triệt các
quan điểm của trên để đưa ra các chủ trương đúng đắn về lãnh đạo xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện huyện, xã và thôn mình.
Chính quyền từ huyện đến đội ngũ trưởng thôn là chủ thể quản lý điều
hành xây dựng nông thôn mới cần cụ thể hóa các chủ trương của Đảng thành
đề án, kế hoạch, chương trình, phù hợp với điều kiện cụ thể của Huyện, xã và
thôn mình để điều hành xây dựng nông thôn mới có chất lượng, hiệu quả.
Các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương với chức năng, nhiệm vụ của
mình phải tích cực huy động mọi nguồn lực đáp ứng cho quá trình xây dựng
nông thôn mới của huyện.
Cộng đồng dân cư sinh sống trên địa bàn huyện được biết, được bàn,
được quyết định, tự làm, tự giám sát, và được thụ hưởng, do đó cần quá triệt
sâu sắc các chủ trương, chính sách về xây dựng nông thôn mới, tích cực đóng
góp sức lược để thực hiện cho được các tiêu chí quốc gia về xây dựng nông
thôn trên địa bàn các thôn xã của huyện.
Nội dung biện pháp xây dựng:
Tập trung nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn,
hài hòa giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó
khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sàn xuất ngang bằn với các nước tiên
tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.
Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền
vững; sản xuất hàng hóa lớn, có năng xuất, chất lượng, hiệu quả và khả năng
cạnh tranh cao, bảo đảm vững chắc về an ninh lương thực quốc gia cả trước
mắt và lâu dài.
Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ
cấu kinh tế và hình thức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh
công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu
bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo

vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.
Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh giai cấp công nhân -

17


nông dân - tri thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững
chắc cho sự nghiệp CNH,HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để
cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng gia đình, thôn, xã trên địa
bàn huyện khang trang sạch đẹp, xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn
diện theo hướng hiện đại và bền vững với năng xuất, chất lượng và hiệu quả
cao; tận dụng có hiêu quả các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
vào trong sản xuất để nâng cao đời sống vật, chất tinh thần của cư dân nông
thôn được. Để làm được điều đó cần phải tập trung thực hiện có hiệu quả
những nội dung, biện pháp cụ thể sau:
Một là, tuyên truyền, giáo dục một cách sâu rộng cho các cấp, các
ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội tạo sự đồng thuận trong nhận thức của
CB, ĐV và nhân dân về tất yếu phải thực hiện thắng lợi chủ trương xây dựng
nông thôn mới của Đảng, các tiêu chí xây dựng nông thôn mới mà các gia đình,
các thôn, xã và toàn huyện phải phấn đấu thực hiện, qua đó tạo ra quyết tâm
chính trị trong toàn huyện để xây dựng huyện Đông Hưng nhanh chóng đáp
ứng đầy đủ các tiêu chí của một nông thôn mới.
Hai là, Ủy ban nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội của huyện, xã và
đội ngũ Trưởng thôn cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Nghị quyết lãnh đạo xây
dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện, xã và chi bộ các thôn thành đề án, kế
hoạch, chương trình cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng để tổ chức thực hiện
xây dựng nông thôn mới có chất lượng, hiệu quả.
Ba là, làm tốt công tác huy động sức người, sức của, kết hợp có hiệu quả
giữa sử dụng ngân sách trên cấp với huy động các nguồn lực khác của huyện

và huy động sức dân để xây dựng nông thôn mới.
Bố là, phát huy tốt vai trò các tổ chức, các lực lượng, phát huy tinh thần
dân chủ để đóng góp ý kiến giúp đảng bộ huyện, xã và chi bộ các thôn cùng với
chính quyền có những quyết sách đúng đắn, hợp với nguyện vọng của nhân dân
trong quá trình lãnh đạo, điều hành xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Năm là, Ủy ban nhân dân huyện, xã và đội ngũ trưởng thôn, các tổ chức

18


chính trị - xã hội trên địa bàn huyện thực hiện nghiêm chỉnh đề án, kế hoạch,
chương trình xây dựng nông thôn mới theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi
quyền hạn của mình; kiểm tra việc tổ chức thực hiện để kịp thời biểu dương,
khen thưởng, những tập thể, cá nhân có thành tích tốt, đồng thời chấn chỉnh
những tổ chức, cá nhân có những hành động, việc làm gây ảnh hưởng xâu đến
quá trình xây dựng nông thôn mới.
1.1.2. Những vấn đề cơ bản về chất lượng lãnh đạo xây dựng nông
thôn mới của Đảng bộ huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
* Đảng bộ huyện Đông Hưng và lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của
Đảng bộ huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
Đảng bộ huyện Đông Hưng
Đảng bộ huyện Đông Hưng là đảng bộ cấp trên trực tiếp tổ chức cơ sở đảng
được thành lập theo đúng quy định của Điều lệ Đảng và quy định của Bộ Chính trị,
Ban Bí thư; là hạt nhân chính trị lãnh đạo mọi mặt đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi
mặt, mọi lĩnh vực đời sống xã hội trên địa bàn của huyện; giữa hai kỳ Đại hội sự
lãnh đạo đó được thể hiện tập trung, thống nhất ở BCH Đảng bộ huyện (Huyện ủy).
Cơ cấu của ĐBHĐH hiện có 70 tổ chức cơ sở đảng (trong đó có 46
đảng bộ cơ sở và 24 chi bộ cơ sở). Hiện nay ĐBHĐH vẫn duy trì hai đảng bộ
cơ sở khối cơ quan (Gồm đảng bộ khối Dân Đảng và Đảng bộ khối Chính
quyền). Số chi bộ thuộc Đảng ủy cơ sở 380 chi bộ, trong đó có 311 chi bộ

trực thuộc 44 xã, thị trấn; 69 chi bộ trực thuộc các đảng ủy cơ sở khối cơ
quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, lực lượng vũ trang.
Đảng bộ huyện có 8516 đảng viên, trong đó nữ 2536 đồng chí chiếm
29,77%; tham gia sinh hoạt Đoàn 1342 đồng chí, chiếm 15,75 %, được miễn
công tác, miễn sinh hoạt Đảng, chiếm %; tuổi đời của đảng viên bình quân là
46,8. Trung bình những năm gân đây đảng bộ huyện kết nạp được 180 đảng
viên, năm tháng đầu năm 2018 đã kết nạp được 96 đảng viên đạt 53% kế
hoạch. Năm 2017, kết quả đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng có 63 tổ
chức cơ sở đảng TSVM, chiếm 90%; 05 tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt
nhiệm vụ chiếm 7,14%; 02 tổ chức cơ sở đảng hoàn thành nhiệm vụ chiếm
2,86%. Về chất lượng đảng viên, có 687 đảng viên đủ tư cách hoàn thành xuất

19


sắc nhiệm vụ, chiếm 8,06%; có 7117 đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt
nhiệm vụ, chiếm 83,58%; có 712 đảng viên đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ,
chiếm 8,36%, giảm 5 trường hợp so với năm 2016.
Chức năng, nhiệm vụ của Đảng bộ huyện Đông
Đảng bộ huyện Đông Hưng có chức năng lãnh đạo mọi mặt huyện
Đông Hưng, sự lãnh đạo đó được thể hiện trên tất cả các mặt công tác, các
lĩnh vực hoạt động và trong tất cả các nhiệm vụ của huyện; nghiên cứu, đề
xuất với Đảng bộ tỉnh Thái Bình những vấn đề có liên quan đến việc thực
hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng trên địa bàn huyện.
Để thực hiện chức năng trên, Đảng bộ có các nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu, đề xuất với Tỉnh ủy Thái Bình nội dung, biện pháp để
thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, nghị quyết, chỉ thị của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về nhiệm vụ phát triển
kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và những chủ trương biện pháp về công
tác xây dựng Đảng, về thực hiện các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà

nước đối với các lực lượng do huyện quản lý.
Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ;
quán triệt và thực hiện chủ trương chính sách của Đảng về xây dựng nông
thôn mới xây dựng tiềm lực QP và AN trong khu vực phòng thủ ở địa
phương, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ QP và AN trong mọi tình huống; phát
triển kinh tế - xã hội, ổn định tình hình chính trị và nâng cao đời sống nhân
dân theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, của tỉnh Thái Bình; góp phần cùng các địa phương trên địa bàn tỉnh
xây dựng tỉnh Thái Bình ngày càng phát triển, giàu mạnh.
Lãnh đạo các tổ chức đảng thuộc quyền, Ủy ban nhân dân huyện, xã và
đội ngũ trưởng thôn, các tổ chức, lực lượng, CB, ĐV và nhân dân chấp hành
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị
quyết của Tỉnh ủy, nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho, nghị quyết
đại hội đảng bộ và nghị quyết của cấp ủy cấp mình, thực hiện thắng lợi mọi
nhiệm vụ được giao.

20


Giáo dục, xây dựng đội ngũ CB, ĐV và quần chúng trong địa bàn
huyện có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc
gắn liền với CNXH, nhất trí và tin tưởng vào đường lối, quan điểm của Đảng,
phát huy bản chất cách mạng, truyền thống vẻ vang của dân tộc, của Đảng,
của địa phương. Đấu tranh chống các quan điểm sai trái, tư tưởng cơ hội thực
dụng, chủ nghĩa cá nhân, phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm
chất đạo đức, lối sống; nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tích cực đóng góp
công sức xây dựng địa phương giàu mạnh.
Xây dựng các tổ chức cơ sở đảng và chi bộ TSVM, có năng lực lãnh
đạo toàn diện và sức chiến đấu cao; chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung
dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tự phê bình, phê bình và các chế

độ sinh hoạt, giữ vững sự đoàn kết thống nhất trong đảng bộ.
Lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công xây dựng đảng và hiệu
lực lãnh đạo chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân trên địa
bàn của huyện. Thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc lãnh đạo của Đảng.
Lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát. Kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng
và đảng viên thuộc diện quản lý theo quy định của Điều lệ Đảng và hướng dẫn
của cấp trên. Thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.
Lãnh đạo nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng,
an ninh ở địa phương. Xây dựng cơ quan, đơn vị VMTD, có hệ thống tổ chức
chính quyền, Mặt trân Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh, hoạt
động đúng chức năng, nhiệm vụ. Xây dựng đoàn kết nội bộ, thực hiện tốt Quy
chế dân chủ ở cơ sở. Lãnh đạo công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại, công tác tư
pháp, thanh tra, pháp chế trong cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện.
Lãnh đạo phát triển sản xuất, lưu thông, phân phối sản phẩm. Chấp
hành nghiêm quy định của tỉnh Thái Bình, của Nhà nước về quản lý, sử dụng
ngân sách, bảo đảm an toàn, hiệu quả, phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
*Lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện Đông, tỉnh Thái Bình
Theo từ điển tiếng Việt, lãnh đạo có các nghĩa: “Lãnh đạo đt. Dẫn dắt tổ
chức phong trào theo đường lối cụ thể: lãnh đạo cuộc đấu tranh. 2. dt cơ quan
lãnh đạo, bao gồm những người có khả năng tổ chức dẫn dắt phong trào”;

21


“Lãnh đạo: đề ra chủ trương, đường lối và tổ chức vận động thực hiện đường lối
đó”. Hoạt động lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng diễn ra theo một quy trình
thống nhất, chặt chẽ, liên hoàn gồm các khâu, các bước của quy trình lãnh đạo
theo phạm vi quyền hạn nhằm đạt được kết quả cao trong thực tiễn. ĐBHĐH là
hạt nhân chính trị, có trách nhiệm lãnh đạo mọi mặt, mọi nhiệm vụ của huyện,
trong đó có nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Hoạt động lãnh đạo nhiệm vụ

xây dựng nông thôn mới phải tuân thủ các nguyên tác tổ chức và sinh hoạt đảng,
các khâu, các bước, nội dung, phương thức lãnh đạo xác định nhằm bảo đảm cho
hoạt động xây dựng nông thôn mới của huyện luôn đi đúng đường lối quan điểm
của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước và đạt yêu cầu đề ra.
Từ cách tiếp cận trên, có thể quan niệm: Lãnh đạo xây dựng nông thôn
mới của ĐBHĐH, tỉnh Thái Bình là tổng thể các hoạt động của cấp ủy, chi bộ
trong hoạch định và tổ chức thực hiện các chủ trương, biện pháp lãnh đạo
bảo đảm phát triển toàn diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh trên địa bàn các xã của huyện Đông Hưng theo đúng quan điểm,
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đáp
ứng đầy đủ các tiêu chí của nông thôn mới.
Quan niÖm trªn ®©y chØ râ mét sè vÊn ®Ò sau:
Môc ®Ých l·nh ®¹o xây dựng nông thôn mới của ĐBHĐH, tỉnh Thái
Bình nhằm giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tập trung thống nhất của
ĐBHĐH đối với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; làm cho các quan điểm,
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng nông thôn mới được
quán triệt, cụ thể hóa vào điều kiện thực tiễn của địa phương để triển khai
thực hiện một cách có hiệu quả; làm cho mọi mặt của đời sống nông thôn
trên địa bàn huyện Đông Hưng được nâng lên, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí
của một nông thôn mới trên địa bàn của huyện.
Đối tượng lãnh đạo của ĐBHĐH, tỉnh Thái Bình đối với nhiệm vụ xây
dựng nông thôn mới: là hệ thống tổ chức đảng cấp dưới, Ủy ban nhân dân huyện,
các tổ chức, các lực lượng và nhân dân trên địa bàn huyện.
Nội dung lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của ĐBHĐH, tỉnh Thái Bình

22


Một là, lãnh đạo công tác tuyên truyền giáo dục làm cho các cấp ủy, tổ chức
đảng, tổ chức chính quyền, các tổ chức chính trị , xã hội và Mặt trận Tổ quốc từ
huyện , xã đến các thôn, cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên và nhân dân

quán triệt sâu sắc quan điểm chủ trương của Đảng về xây dựng nông thôn mới,về
vị trí, vai trò, mục tiêu, nguyên tắc xây dựng nông thôn mới, nhất là các chủ
trương, chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Hai là, lãnh đạo việc quán triệt và cụ thể hóa chủ trương, chính sách xây
dựng nông thôn mới mà Nghị quyết số 02 của Huyện ủy huyện Đông Hưng quyết
định, Nghị quyết lãnh đạo hàng năm của Đảng ủy huyện, kế hoạch, chương trình
của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình trong việc xác định phương hướng, mục
tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế, sã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật
đáp ứng với yêu cầu xây dựng nông thôn mới của huyện.
Ba là, lãnh đạo thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội,
từng bước xây dựng tiềm lực kinh tế gắn với thực hiện kế hoạch xây dựng các
tiềm lực quốc phong, an ninh, thực hiện thắng lợi các tiêu chí về xây dựng
nông thôn mới đã xác định.
Bốn là, lãnh đạo phát triển kinh tế, xã hội để nâng cao đời sống nhân
dân, tạo chuyển biến nhận thức của các tổ chức, các lực lượng, mọi cán bộ,
công chức, viên chức và nhân dân về chủ trương xây dựng nông thôn mới,
bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao chất lượng lực lượng vũ trang của huyện và
xây dựng các cơ quan, đơn vị có liên quan, xây dựng hệ thống các tổ chức
vững mạnh và phát huy vai trò các tổ chức trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực
hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới theo phạm vi thẩm quyền.
Năm là, lãnh đạo công tác sơ tổng kết, rút kinh nghiệm lãnh đạo xây
dựng nông thôn mới; quán triệt, cụ thể hóa và thực hiện tốt các chính sách của
Đảng, Nhà nước có liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội và củng cố quốc
phòng, nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các quy định cụ thể bảo đảm
lợi ích của người dân, của cơ quan, đơn vị trong quá trình phối hợp thực hiện
xây dựng nông thôn mới...tạo động lực để các tổ chức, các lực lượng vừa hăng

23



thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, tích cự lao động sản xuất, kinh doanh, vừa
tích cực tham gia các hoạt động xây dựng nông thôn mới.
Phương thức lãnh đạo nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của ĐBHĐH,
tỉnh Thái Bình.
Thứ nhất, ĐBHĐH, tỉnh Thái Bình lãnh đạo bằng việc quán triệt, cụ thể
hóa chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước;
Nghị quyết, Chỉ thị của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh,… thành nghị quyết, chủ
trương, kế hoạch, quy định để lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các xã, các
thôn tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trong từng hoạt động
của các cơ quan, đơn vị, các xã, thôn một cách kịp thời, đúng đắn và phù hợp với
điều kiện thực tế của từng xã, từng thôn trên địa bàn huyện.
Thứ hai, ĐBHĐH, tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng nông thôn mới
thông qua việc phát huy vai trò hệ thống cấp ủy, tổ chức đảng và vai trò tiền
phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên trong
việc tuyên truyền giáo dục, phổ biến các chủ trương, kế hoạch xây dựng nông
thôn mới nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong tổ chức thực hiện các
tiêu chí về xây dựng nông thô mới trên địa bàn huyện.
Thứ ba, ĐBHĐH, tỉnh Thái Bình lãnh đạo bằng việc xây dựng và phát huy
vai trò của ủy ban nhận dân, các tổ chức chính trị, xã hội, của Mặt trận tổ quốc và
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong quản lý, điều hành, tổ chức thực
hiện các phong trào hành động cách mạng, các cuộc vận động nhằm biến các
kế hoạch, chương trình, mục tiêu xây dựng nông thôn mới thành hiện thực.
Thứ tư, ĐBHĐH, tỉnh Thái Bình lãnh đạo bằng việc xây dựng và phát
huy vai trò của các lực lượng chuyên trách trong tham mưu cho Đảng bộ, tính
tích cực, chủ động của các ban, ngành, đoàn thể đối với nhiệm vụ xây dựng
nông thôn mới trong mọi hoạt động trên địa bàn huyện. Các cơ quan chức
năng là cánh tay nối dài của Đảng bộ, Đảng ủy huyện. Hoạt động lãnh đạo
của Đảng bộ hiệu quả đến mức độ nào phụ thuộc không nhỏ vào năng lực
tham mưu, hướng dẫn tổ chức thực hiện của các cơ quan này. Đảng bộ, Đảng

ủy huyện cần phát huy vai trò tham mưu của các cơ quan chức năng và coi đó

24


như một phương thức thực hiện sự lãnh đạo đối với các nhiệm vụ, trong đó có
nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Cần phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của các ban, ngành, đoàn thể trong tập hợp, giáo dục và phát huy vai
trò hội viên, đoàn viên trong thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội,
kế hoạch thực hiện và bảo đả xây dựng nông thôn mới của huyện.
Thứ năm, ĐBHĐH, tỉnh Thái Bình lãnh đạo bằng công tác kiểm tra,
giám sát việc thực hiện chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, các kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội, kế hoạch thực hiện và bảo đảm công tác quốc phòng và
xây dựng nông thôn mới. Thông qua kiểm tra, giám sát việc quán triệt nghị
quyết, chủ trương lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và
xây dựng nông thôn mới để khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo của đường lối,
chủ trương lãnh đạo của Đảng, của Đảng bộ về xây dựng nông thôn mới, đánh
giá đúng những thành tựu, hạn chế, khuyết điểm để có biện pháp khắc phục
kịp thời. Đồng thời, là cơ sở để Đảng bộ, Đảng ủy huyện hoàn thiện các chủ
trương biện pháp lãnh đạo nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo.
* Chất lượng và tiêu chí đánh giá chất lượng lãnh đạo xây dựng nông
thôn mới của ĐBHĐH, tỉnh Thái Bình.
Quan niệm, yếu tố quy định và biểu hiện chất lượng lãnh đạo xây dựng
nông thôn mới của ĐBHĐH, tỉnh Thái Bình
Quan niệm về xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện Đông
Hưng, tỉnh Thái Bình
Theo từ điển tiếng Việt, “Chất lượng là thuộc tính vốn có, là cái tạo nên
giá trị của sự vật, hiện tượng, con người”. Hoạt động lãnh đạo của ĐBHĐH,
tỉnh Thái Bình là một hoạt động chính trị - xã hội. Hoạt động lãnh đạo đó bao
gồm nhiều khâu, nhiều bước, tiến hành theo một quy trình chặt chẽ. Chất

lượng hoạt động lãnh đạo của ĐBHĐH, tỉnh Thái Bình phụ thuộc vào nhiều
yếu tố cả khách quan và chủ quan, vào nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy,
tổ chức đảng, đội ngũ CB, ĐV, trước hết là Đảng ủy huyện Đông Hưng; chất
lượng nội dung, phương thức lãnh đạo; trình độ, năng lực tổ chức của đội ngũ
cán bộ và tinh thần tự giác tích cực tham gia của đội ngũ đảng viên và các lực

25


×