Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ ĐẢNG bộ TỈNH bắc GIANG LÃNH đạo xây DỰNG NÔNG THÔN mới từ năm 2008 đến năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 115 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

Chương 1:

3
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG
BỘ TỈNH BẮC GIANG VỀ XÂY DỰNG NÔNG
10

1.1.

THÔN MỚI TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2013
Yêu cầu khách quan và chủ trương của Đảng bộ tỉnh

1.2.
Chương 2:
2.1.

Bắc Giang về xây dựng nông thôn mới (2008 - 2013)
Đảng bộ tỉnh Bắc Giang chỉ đạo xây dựng nông thôn mới
NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
Nhận xét quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo

10
30
48

xây dựng nông thôn mới (2008 - 2013)
Những kinh nghiệm chủ yếu



48
65
81
83
99

2.2.

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp và kinh tế nông nghiệp là một bộ phận quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân. Xây dựng nông thôn là quá trình từ hàng ngàn năm lịch sử của
người Việt Nam. Nhưng xây dựng nông thôn mới như mục tiêu Nghị quyết 26NQ/TW, theo Bộ tiêu chí quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì đây là
lần đầu tiên đặt ra ở nước ta. Đó là chủ trương lớn và đúng đắn của Đảng nhằm
phát triển toàn diện nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, góp phần làm
thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn và nông dân, từng bước nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần cho nông dân phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và là
nhiệm vụ chiến lược để đảm bảo ổn định chính trị, xã hội.
Quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ
7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI về vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn; Tỉnh ủy Bắc
Giang xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của
cả hệ thống chính trị, với mục tiêu: Xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang

có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các
hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, phát triển nông nghiệp với phát triển nhanh
công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với phát triển đô thị theo quy
hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi
trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất
và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh từ năm 2008 đến nay nông nghiệp,
nông thôn tỉnh Bắc Giang đã có sự chuyển biến căn bản, tạo tiền đề vững chắc
đưa Bắc Giang hòa nhập vào sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, do nhiều lý
do khác nhau bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quá trình lãnh đạo xây dựng
nông thôn mới của tỉnh Bắc Giang vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập cần phải tập
trung khắc phục.

2


Nghiên cứu làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây
dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2013, trên cơ sở đó đánh giá ưu,
khuyết điểm, làm rõ nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm để vận dụng
trong thời gian tới là việc làm cần thiết.
Vì lý do trên tác giả chọn đề tài "Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo
xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2013" làm đề tài luận văn
thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đề tài
Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng, nhằm phát
triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống nông dân. Xuất phát từ tầm quan
trọng và tính thời sự của vấn đề, trong những năm qua đã có nhiều công trình
khoa học nghiên cứu đề cập ở các cấp độ và mức độ khác nhau. Có thể chia
thành các nhóm sau:
Nhóm các công trình nghiên cứu chung về nông nghiệp, nông dân,

nông thôn trên phạm vi cả nước, tiêu biểu như:
Phan Đại Doãn và Nguyễn Quang Ngọc (Chủ biên, 1994), Kinh nghiệm tổ
chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
Hà Nội. Phạm Xuân Nam (Chủ biên, 1997), Phát triển nông thôn, Nhà xuất bản
Khoa học xã hội, Hà Nội. Đây là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về phát
triển nông thôn thời kỳ đổi mới. Trong công trình này, tác giả đã phân tích khá
sâu sắc một số nội dung về phát kinh tế - xã hội nông thôn nước ta như dân số,
lao động, việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; vấn đề sử dụng và quản lý nguồn
lực tài nguyên thiên nhiên; vấn đề phân tầng xã hội và xoá đói giảm nghèo.
Lê Đình Thắng (Chủ biên, 1998), Chính sách nông nghiệp, nông thôn
sau Nghị quyết số 10-NQ/TW năm 1988 của Bộ Chính trị, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội. Hồng Vinh (1998), Công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; Vũ Oanh (1998), Nông nghiệp và nông thôn
trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hợp tác hóa, dân chủ hóa,

3


Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Hội thảo Khoa học kinh tế Việt
Nam (2002), Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Sinh Cúc
(2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nhà xuất bản
Thống kê, Hà Nội. Phạm Quốc Doanh (2003) "Chính sách đất đai và vấn đề
nông dân không đất để thực hiện công nghiệp hóa nông thôn", Tạp chí
Nghiên cứu kinh tế, số tháng 6; Nguyễn Sinh Cúc (2004), "Tổng quan nông
nghiệp năm 2003", Tạp chí Nông thôn mới, số 108+109 (kỳ 1+2 tháng 1);
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam, thực trạng và một số vấn đề đặt
ra, Nhà xuất bản Hà Nội. Tăng cường năng lực hội nhập kinh tế quốc tế

cho ngành nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng tổ
chức Ausaid nghiên cứu đã đi sâu phân tích những quy định của WTO về
thương mại nông sản. Nguyễn Từ, Phùng Hữu Phú (Chủ biên, 2009), Vấn
đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn, kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm
Trung Quốc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Là dự án nghiên cứu
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của nó đến phát triển nông
nghiệp Việt Nam. Đặng Kim Sơn (2011), Công nghiệp hóa từ nông nghiệp
lý luận, thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông
nghiệp. Đỗ Kim Chung và Kim Thị Dung (2012), Chương trình nông thôn
mới ở Việt Nam - Một số vấn đề đặt ra và kiến nghị, Tham luận khoa học,
Hà Nội. Vũ Văn Phúc (Chủ biên, 2012), Xây dựng nông thôn mới những
vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Gồm
33 bài viết nêu lên những vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm quốc tế về
xây dựng nông thôn mới và thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở các địa
phương trong cả nước.
Những công trình trên đã cung cấp những luận cứ, luận chứng, những dữ
liệu rất quan trọng cho việc hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp, nông
thôn trong thời kỳ mới ở nước ta. Song các công trình chưa đi sâu nghiên cứu

4


quá trình triển khai, áp dụng các chính sách về nông nghiệp, nông thôn nói
chung và mô hình nông thôn mới nói riêng ở các địa phương đặc biệt là những
địa phương có tiềm năng nông nghiệp như tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên, những
kết quả nghiên cứu trên chính là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng mà tác
giả có thể tiếp thu, kế thừa trong quá trình hoàn thành luận văn.
Nhóm các công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn ở các địa phương, cơ sở có: Nguyễn Vũ Bình (1999), "Gia Lâm trên
con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn", Tạp chí

Cộng sản, tháng 12; Tô Văn Song (2002), "Hải Dương chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa",
Tạp chí Lịch sử Đảng, tháng 12; Đỗ Xuân (2003), "Đảng bộ huyện Tiên Lãng
- Hải Phòng lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa", Tạp chí Lịch sử Đảng, tháng 8; Nguyễn Văn
Giầu (2006), "Ninh Thuận tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh tiến trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn", Tạp chí Cộng sản,
tháng 6; Mai Thị Thanh Xuân (2003), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông
thôn các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Hà Nội; Lê Minh
Tùng (2003), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh An
Giang, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Địa lý học, Hà Nội; Vũ Thị Mười
(2012), Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo xây dựng nông thôn mới 20012010, Luận văn thạc sĩ Chính trị học, Hà Nội. Đặng Thị Hoa (2012), Tìm hiểu
tình hình triển khai hoạt động xây dựng nông thôn mới tại xã Hợp Đồng,
Chương Mỹ, Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp khoa Kinh tế nông thôn, Đại học
Nông nghiệp Hà Nội. Đỗ Thị Hà (2012), Đánh giá tình hình thực hiện chủ
trương xây dựng nông thôn mới của nước nhà tại xã Phú Lâm, Tiên Du, Bắc
Ninh, Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Duy Cần, Trần Duy Phát (2012), Đánh giá mức độ đáp ứng theo "Bộ
tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới" của xã Vĩnh Viễn, Long Mỹ, Hậu
Giang, Tham luận khoa học, Đại học Cần Thơ. Nguyễn Quốc Trị (2012),

5


Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ
Quản trị kinh doanh, Hà Nội. Nguyễn Quang Ngọc (2013), "Quảng Nam đẩy
mạnh xây dựng nông thôn mới", Tạp chí Cộng sản, tháng 5. Hà Trang (2013),
"Xây dựng nông thôn mới ở đồng bằng sông Cửu Long, tầm nhìn 2020", Tạp
chí Cộng sản, tháng 7. Huy Vũ (2013), "Cần Thơ sau 5 năm thực hiện Nghị
quyết Hội Nghị Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn",

Tạp chí Cộng sản, tháng 9. Quang Minh (2013), "Xây dựng nông thôn mới ở
các tỉnh miền núi phía Bắc: Kết quả bước đầu và một số vấn đề đặt ra", Tạp chí
Cộng sản, tháng 11; Minh Phước (2013), "Xây dựng nông thôn mới ở Cà
Mau: Cần những giải pháp mang tính đột phá", Tạp chí Cộng sản, tháng 11.
Bùi Thanh Tuấn (2014), "Bức tranh nông thôn tỉnh Tuyên Quang sau năm năm
thực hiện nghị quyết Trung ương 7 khóa X", Tạp chí Cộng sản, tháng 3. Gia Bảo
(2014), "Nam Định: Xây dựng nông thôn mới là một trong năm đột phá", Tạp
chí Cộng sản, tháng 4; Nguyễn Đăng Quang (2014), "Xây dựng nông thôn mới
ở xã Chư Ă-Play Cu", Tạp chí Cộng sản, tháng 6.
Nhóm các công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở
các địa phương, cơ sở đã luận giải có luận cứ, luận chứng khoa học về thực
trạng xây dựng nông thôn mới ở các địa phương, cơ sở trên phạm vi cả nước,
tập trung vào những vấn đề nổi cộm nảy sinh, từ đó rút ra những kinh nghiệm
có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn sâu sắc. Qua đó cung cấp những sử liệu
quan trọng để tác giả đánh giá, so sánh ưu thế của từng địa phương và nhận xét
quá trình hoạch định chủ trương, chỉ đạo thực tiễn quá trình xây dựng nông
thôn mới của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang.
Nhóm các công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn Bắc
Giang có: Vũ Đức Trung (1996), Những định hướng cho việc chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông thôn tỉnh Hà Bắc, Luận án khoa học Kinh tế, Hà Nội;
Nguyễn Văn Năng (2010), "Bắc Giang chung sức xây dựng nông thôn
mới", Cổng thông tin điện tử, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang; Lại
Thanh Sơn (2012), Triển khai kết quả bước đầu và những kiến nghị, đề

6


xuất đối với công tác xây dựng nông thôn mới của tỉnh Bắc Giang, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; Văn phòng huyện ủy Lạng Giang
(2012), "Một số kinh nghiệm bước đầu trong xây dựng nông thôn mới ở

Lạng Giang", Cổng thông tin điện tử huyện Lạng Giang - Bắc Giang, ngày
25 tháng 4; Lương Hương (2014), "Yên Dũng đẩy nhanh tiến độ dồn điền,
đổi thửa", Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang, ngày 23 tháng 3; Việt
Hương (2014), "Bắc Giang phấn đấu 34 xã đạt chuẩn nông thôn mới vào
năm 2014", Cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn, ngày 2 tháng 3.
Những công trình và bài viết trên đây mới chỉ trình bày những định
hướng, một số kết quả trong việc chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn dưới góc độ kinh tế chính trị hay xã
hội học mà chưa có một công trình nào nghiên cứu độc lập, có hệ thống về
Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến
năm 2013 dưới góc độ Lịch sử Đảng. Do vậy, đề tài mà tác giả lựa chọn và
thực hiện là vấn đề mới, không trùng lặp với các công trình đã công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
*Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây dựng
nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2013. Rút ra những kinh nghiệm nhằm
góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang trong những năm tới.
*Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ yêu cầu khách quan Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây
dựng nông thôn mới (2008 – 2013).
- Trình bày có hệ thống chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh
Bắc Giang về xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2013.
- Nhận xét và rút ra những kinh nghiệm bước đầu quá trình Đảng bộ
tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2013.

7



4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
*Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ
tỉnh Bắc Giang từ năm 2008 đến năm 2013.
*Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo xây dựng nông
thôn mới của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang.
- Về thời gian: Từ năm 2008 đến năm 2013.
- Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Dựa trên phương pháp duy vật biện chứng; duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác – Lênin và phương pháp luận sử học mácxít.
*Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic, kết hợp
phương pháp lịch sử với phương pháp lôgic là chủ yếu, đồng thời kết hợp sử
dụng một số phương pháp khác như: phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê.
6. Ý nghĩa của đề tài
- Đề tài góp phần làm sáng tỏ vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc
Giang về xây dựng nông thôn mới.
- Góp phần tổng kết quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc
Giang về xây dựng nông thôn mới.
- Đề tài làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, nghiên cứu Lịch sử
Đảng ở các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội.
7. Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài gồm: Mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục
tài liệu tham khảo và phục lục.

8



Chương 1
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC GIANG
VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2013

1.1. Yêu cầu khách quan và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang
về xây dựng nông thôn mới (2008 - 2013)
1.1.1. Yêu cầu khách quan lãnh đạo xây dựng nông thôn mới ở tỉnh
Bắc Giang
* Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Giang trước năm 2008
Địa lý hành chính: Bắc Giang là vùng đất cổ, có bề dầy lịch sử gắn bó
hữu cơ với cả nước trong quá trình dựng nước và giữ nước. Trải qua các thời
kỳ lịch sử, tỉnh Bắc Giang ngày nay có nhiều tên gọi và quy mô địa giới hành
chính khác nhau.
Thời kỳ Pháp thuộc ngày 10 tháng 10 năm 1895, Toàn quyền Đông
Dương ký quyết định thành lập tỉnh Bắc Giang gồm 2 phủ Đa Phúc, Lạng
Giang và 6 huyện Kim Anh, Yên Dũng, Phượng Nhỡn, Việt Yên, Hiệp Hòa,
Yên Thế. Tỉnh lỵ đặt tại Phủ Lạng Thương. Ngày 8 tháng 1 năm 1896, trả lại
hai huyện Đa Phúc và Kim Anh về tỉnh Bắc Ninh. Đến trước Cách mạng
Tháng Tám năm 1945, tỉnh Bắc Giang có 3 phủ (Lạng Giang, Yên Thế, Lục
Ngạn), 4 huyện (Việt Yên, Hiệp Hòa, Yên Dũng, Sơn Động), 1 châu (Hữu
Lũng) với 63 tổng, 453 xã.
Trong kháng chiến chống Pháp, để tiện cho việc chỉ đạo, tháng 7
năm 1947, Ủy ban hành chính khu XII cắt 10 xã tả ngạn sông Lục Nam cho
huyện Lục Ngạn và huyện Sơn Động cùng với huyện Hải Chi (Hải Ninh)
lập ra huyện Lục Sơn Hải trực thuộc liên tỉnh Quảng Hồng. Năm 1955,
huyện Sơn Động được cắt trả lại tỉnh Bắc Giang. Ngày 19 tháng 7 năm
1956, huyện Hữu Lũng được cắt về tỉnh Lạng Sơn. Ngày 27 tháng 1 năm
1957, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 24-TTg, chia Lục Ngạn, Sơn


9


Động thành ba huyện Sơn Động, Lục Ngạn và Lục Nam. Ngày 6 tháng 11
năm 1957, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 352-TTg chia huyện Yên
Thế thành hai huyện Yên Thế và Tân Yên.
Ngày 24 tháng 2 năm 1942, tỉnh lỵ Bắc Giang đổi thành thị xã Phủ Lạng
Thương. Ngày 01 tháng 10 năm 1959, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số
552-TTg đổi tên thị xã Phủ Lạng Thương thành thị xã Bắc Giang. Quốc hội
khóa II nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 27 tháng 10 năm 1962 ra nghị
quyết sáp nhập hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh thành tỉnh Hà Bắc, tỉnh lỵ đặt tại
thị xã Bắc Giang. Tỉnh Hà Bắc chính thức hoạt động từ ngày 1 tháng 4 năm
1963.
Đến ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội khóa IX nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ra nghị quyết chia tỉnh Hà Bắc thành hai tỉnh Bắc
Giang và Bắc Ninh. Tỉnh Bắc Giang chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1
tháng 1 năm 1997.
Điều kiện tự nhiên: Bắc Giang là tỉnh miền núi, nằm ở phía Đông Bắc
Bắc Bộ, với diện tích 3.822 km2 Bắc Giang gồm có 09 huyện (Sơn Động, Lục
Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Tân Yên, Hiệp Hòa, Việt Yên, Yên
Dũng) và thành phố Bắc Giang; 230 xã, phường, thị trấn (203 xã, 10 phường,
16 thị trấn). Tỉnh Bắc Giang nằm ở tọa độ 22 0 - 21027' vĩ Bắc, 1050 53'
-106011' kinh Đông, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và
Tây Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Hải Dương,
Bắc Ninh và Thành phố Hà Nội, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh. Vị trí của
Tỉnh nằm trên hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng
Ninh, cạnh tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng Quảng Ninh) rất thuận lợi cho việc phát triển và liên kết vùng. Thành phố Bắc
Giang (thủ phủ của tỉnh) cách Thủ đô Hà Nội 50 km; cách cửa khẩu Hữu
Nghị Lạng Sơn 110 km; cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km; cách cảng biển
Hải Phòng và cảng biển nước sâu Cái Lân - Quảng Ninh 130 km. Từ đây có

thể dễ dàng lưu thương với các nước trong khu vực và trên thế giới.

10


Bắc Giang có tiềm năng lớn về đất đai nhất là đồi rừng, có nhiều thuận
lợi cho việc trồng cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp
ngắn ngày và dài ngày hay chăn nuôi gia súc, gia cầm. Địa lý tự nhiên Bắc
Giang chia thành hai vùng: vùng rừng núi và vùng trung du. Các huyện vùng
núi gồm: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Tân Yên, Lạng Giang và
Yên Dũng. Các huyện trung du gồm: Hiệp Hòa, Việt Yên và thành phố Bắc
Giang. Đó là điều kiện tốt cho một nền nông nghiệp phát triển phong phú,
đa dạng. Hiện nay ở Tỉnh đã hình thành những vùng trồng lúa, lạc, chè,
thuốc lá, đậu tương...có năng suất chất lượng cao như huyện: Việt Yên,
Hiệp Hòa, Tân Yên, Yên Thế. Trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật
nuôi, Bắc Giang đã trở thành vùng quê nổi tiếng về vải thiều (Lục Ngạn),
gà đồi (Yên Thế)...góp phần xóa đói giảm nghèo đi đến ấm no, tạo nên sự
trù phú của nhiều làng quê.
Bắc Giang có nhiều sông ngòi, phân bố đều giữa các vùng. Sông Lục Nam
(Minh Đức), bắt nguồn từ Đình Lập (Lạng Sơn) chảy qua các huyện Sơn Động,
Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Dũng rồi nhập vào Sông Thương. Sông Cầu (Như
Nguyệt) bắt nguồn từ tỉnh Bắc Cạn, chảy qua Thái Nguyên rồi vào Bắc Giang.
Ngoài ba con sông lớn trên, Bắc Giang còn có hàng trăm con suối, ngòi
lớn nhỏ chạy đan xen giữa các vùng. Bắc Giang có hơn 20 loại hình khoáng
sản, khoảng 40 loại mỏ trung bình và nhỏ gồm đồng, vàng, sắt, chì, kẽm, thủy
ngân... phong phú hơn cả vẫn là nhóm nguyên, nhiên liệu gồm than đá, than
bùn, các loại nguyên vật liệu cung cấp cho ngành công nghiệp hóa chất, gốm
sứ, vật liệu xây dựng...
Khí hậu Bắc Giang mang những đặc trưng của vùng khí hậu chuyển
tiếp, vừa có tính nhiệt đới nóng ẩm, vừa có tính chất Á nhiệt đới. Nhiệt độ

trung bình hàng năm là 240C, lượng mưa trung bình 1.485 mm. Hiện nay,
rừng của Bắc Giang có 110.600 ha (trong đó rừng tự nhiện có 63.832,41 ha,
rừng mới trồng mới có 46.837,65 ha) tập trung chủ yếu ở các huyện Sơn
Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế.

11


Nhìn chung, điều tự nhiên của Bắc Giang thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp. Các ngành kinh tế khác như giao thông vận tải, thương mại, công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...cũng có những điều kiện thuận lợi đảm bảo cho
phát triển cũng như trong quá trình xây dựng nông thôn mới của Tỉnh.
Dân cư: Dân số toàn tỉnh đến năm 2011 là "gần 1,6 triệu người, trong
đó 90,4% dân cư sống ở khu vực nông thôn. Lao động trong lĩnh vực nông - lâm thủy sản chiếm trên 68%" [72, tr.1]. Mật độ dân số bình quân là 408,1
người/km2, cao hơn so với bình quân của khu vực và cả nước. Dân số sống ở
khu vực thành thị khoảng 151.000 người, chiếm khoảng 9,6% dân số, dân số
ở khu vực nông thôn là 1.416.614 người, chiếm 90,4%. Số người trong độ
tuổi lao động chiếm khoảng 64,15% dân số, trong đó lao động được đào tạo
nghề chiếm 31%.
Đặc điểm phân bố dân cư không đều, phần lớn ở khu vực trung du (thành
phố Bắc Giang bình quân 2.186 người/km2); huyện Hiệp Hòa bình quân 1.045
người/km2; huyện Việt Yên bình quân 936,9 người/km2; huyện Tân Yên bình
quân 774,7 người/km2; huyện Lạng Giang bình quân 802,7 người/km2; huyện
Yên Dũng bình quân 739,9 người/km2. Các huyện miền núi dân cư sống thưa
thớt ( huyện Sơn Động bình quân 82,2 người/km 2 ; huyện Lục Ngạn bình quân
203,8 người/km2; huyện Yên Thế bình quân 313,8 người/km2). Gồm 26 dân tộc,
trong đó người kinh đông nhất (88%). Các dân tộc Nùng, Tày, Sán Chỉ, Sán Dìu,
Hoa, Dao có dân số trên 1.000 người và 19 dân tộc khác có dân số dưới 1.000
người. Mật độ dân số trên 400 người/km 2 . Bắc Giang đứng thứ 32 về diện tích,
thứ 16 về dân số và thứ 22 về mật độ dân số trong cả nước.
Cư dân Bắc Giang sinh sống bằng nghề nông là chủ yếu, một số địa

phương có làng nghề truyền thống còn duy trì đến ngày nay. Cơ cấu lao động
giữa các khu vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp đang có sự
thay đổi theo quá trình thay đổi của Tỉnh.

12


Truyền thống: Nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang có truyền thống
yêu nước chống giặc ngoại xâm kiên cường bất khất. Trong suốt hàng ngàn
năm dựng nước và giữ nước, vùng đất Bắc Giang đã trở thành chiến trường
của quân và dân nước ta chống lại các cuộc xâm lược của các triều đại phong
kiến phương Bắc. Trong thời kỳ giành chính quyền Bắc Giang là một trong
những tỉnh tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công sớm
nhất trong toàn quốc. Bước vào cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp,
đáp lại lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Thà hy sinh tất cả
chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", quân và
dân Bắc Giang đã cùng với quân và dân cả nước vượt lên muôn vàn khó khăn,
gian khổ, hy sinh và đã giành thắng lợi vẻ vang, góp phần ghi tiếp những chiến
công chói lọi vào trang sử vàng chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hàng triệu lượt người
trong Tỉnh đã được huy động phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho cuộc kháng
chiến. Ở tiền tuyến, nhiều người con của tỉnh Bắc Giang đã lập công xuất sắc.
Ở hậu phương, Nhân dân đã thi đua thực hiện thắng lợi khẩu hiệu: "Thóc
không thiếu một cân, quân không thiếu một người". Trong cuộc chiến đấu ấy,
hàng vạn người con Bắc Giang đã hy sinh anh dũng, biết bao tấm gương tiêu
biểu của chủ nghĩa anh hùng cách mạng đã trở thành biểu tượng của lẽ sống,
niềm tin của Nhân dân ta. Nhiều tên đất, tên người đã tạc vào lịch sử.
Nhân dân Bắc Giang có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái. Do
những đặc điểm về vị trí, địa hình và do những biến cố lịch sử, đất Bắc Giang
trở thành một trong những nơi hội tụ của nhiều luồng cư dân đến sinh sống,

lập nghiệp. Nhưng dù đến Bắc Giang trong hoàn cảnh nào, họ đều sớm hòa
nhập vào một cộng đồng, cùng nhau chung lưng đấu cật xây dựng làng xóm,
tương trợ giúp đỡ nhau sản xuất và trong cuộc sống. Cộng đồng dân cư ở Bắc
Giang gồm 26 dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam sống đoàn
kết bên nhau. Giữa các dân tộc có bản sắc riêng nhưng có nhiều phong tục tập
quán chung. Trong thời kỳ đấu tranh cách mạng, Nhân dân các dân tộc đùm

13


bọc, nuôi giấu và giúp đỡ cán bộ cách mạng. Nhiều phong trào đấu tranh,
phong trào tương thân tương ái do Đảng lãnh đạo được Nhân dân ra sức ủng
hộ ngày nay truyền thống đoàn kết quý báu đó tiếp tục được phát huy phát
triển ngày càng phong phú, rực rỡ hơn.
Nhân dân Bắc Giang có truyền thống lao động cần cù và sáng tạo. Lịch
sử chứng minh vùng đất Bắc Giang cách đây hàng vạn năm đã có con người
khai phá và sinh sống. Quá trình đó để lại nhiều dấu ấn trong các câu chuyện
mở làng, lập ấp và đã tạo nên những xóm làng trù phú, cổ kính ven các triền
đê sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. Trải qua bao thế kỷ khai phá và
cải tạo, các thế hệ người Bắc Giang đã tạo ra những cánh đồng mầu mỡ suốt từ
xuôi lên miền núi để cấy lúa, trồng hoa mầu và các loại cây ăn quả. Từ qúa trình
lao động đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu trong phát triển, thâm canh
nông nghiệp đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung lớn, có giá
trị kinh tế cao như: vải thiều Lục Ngạn, gà đồi Yên Thế, lúa thơm Yên Dũng...
Ngoài nghề nông, từ xa xưa, Bắc Giang đã hình thành những làng nghề
thủ công truyền thống: gốm Thổ Hà, rượu Làng Vân, bánh đa Kế, đan lát
Phúc Long, Phúc Tằng, rèn sắt Đức Thắng, Ninh Khánh, bún Đa Mai...Những
mặt hàng thủ công của Bắc Giang khá nổi tiếng, không chỉ cung cấp cho nhân
dân trong vùng mà còn có mặt ở nhiều nơi trong cả nước.
Người Bắc Giang không chỉ giỏi làm ruộng mà còn thạo buôn bán. Từ

thời phong kiến, trên đất Bắc Giang đã xuất hiện những trung tâm trao đổi
hàng hóa (chợ), nhiều nhất vào thời Lê, Nguyễn như chợ Thổ Hà (Việt Yên)
vào loại lớn nhất Kinh Bắc thời Lê; chợ Đức Thắng (Hiệp Hòa); chợ Kế; chợ
Phú Xuyên (Lạng Giang), chợ Vô Tranh (Lục Nam); chợ Hữu Mục (Tân
Yên)... Điều này chứng tỏ việc sản xuất, buôn bán trong vùng rất tấp nập.
Ngoài ra, Bắc Giang là mảnh đất có bề dày truyền thống văn hóa và hiếu
học. Đây là thành quả của hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên
cường xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước, là kết quả giao lưu và hội tụ
với văn hóa của nhiều dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Truyền

14


thống văn hóa của Nhân dân Bắc Giang không ngừng phát huy, phát triển kết
tinh sâu đậm trong tâm hồn, khí phách của mỗi người dân Bắc Giang. Tự hào
về truyền thống quê hương, đất nước, Nhân dân Bắc Giang đã và đang ra sức
quyết tâm xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, tự do, hạnh phúc.
Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nêu trên cho
thấy, Bắc Giang vừa có nhiều thuận lợi, vừa có nhiều khó khăn trong quá
trình triển khai thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng nông thôn mới.
Về thuận lợi là Tỉnh có bề dày truyền thống yêu nước, cách mạng và truyền
thống văn hóa; Nhân dân cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất. Các thế
hệ người Bắc Giang đã tạo ra những cánh đồng mầu mỡ suốt từ xuôi lên
miền núi để cấy lúa, trồng hoa mầu và các loại cây ăn quả. Từ quá trình lao
động đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý trong phát triển, thâm canh
nông nghiệp, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung lớn, có
giá trị kinh tế cao như: vải thiều Lục Ngạn, gà đồi Yên Thế, lúa thơm Yên
Dũng... Đó là những điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng nông thôn
mới. Bên cạnh đó Bắc Giang là tỉnh miền núi, địa hình chia cắt, dân cư
phân bố không tập trung, đời sống Nhân dân khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo lớn

(khoảng 26,6%, 36 xã đặc biệt khó khăn (trừ các xã ATK) tỷ lệ hộ nghèo là
40,8%) nên khó khăn trong việc huy động vốn đối ứng thực hiện Chương
trình. Ở nông thôn còn nhiều vấn đề bức xúc: Vệ sinh môi trường, đặc
trưng nông thôn đang bị mai một, an ninh trật tự còn tiềm ẩn nhiều yếu tố
phức tạp, ảnh hưởng đến việc hoàn thành các tiêu chí này. Nhận diện đúng
thuận lợi, khó khăn là một trong những cơ sở để Đảng bộ tỉnh Bắc Giang
quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đề ra nhiệm vụ, mục
tiêu, giải pháp xây dựng nông thôn mới sát hợp với đặc điểm của địa phương.
*Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới
Quan niệm về nông thôn: Theo Điều 1 Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT
ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn: "Nông

15


thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị của thành phố, thị xã, thị trấn
được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã" [7, tr.123].
Quan niệm về nông thôn mới: Là nông thôn có kinh tế phát triển,
mà trong đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân nông thôn
không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và
thành thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến,
có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.
Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng
được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp
lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn
định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ. Sức
mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữa vững an ninh
chính trị và trật tự xã hội.
Quan niệm của Đảng về xây dựng nông thôn mới: Quy hoạch phát triển
nông thôn và phát triển đô thị và bố trí các điểm dân cư. Phát triển mạnh công

nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường. Triển khai Chương
trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước
đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn; giữ gìn và phát huy truyền thống
văn hóa tốt đẹp của nông thôn Việt Nam. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng
nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi tiềm năng đầu tư vào
nông nghiệp và nông thôn, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa,
thu hút nhiều lao động.
Như vậy, nông thôn mới được phân biệt với thị tứ, đó là nông thôn mới,
khác với nông thôn truyền thống. Nông thôn mới bao hàm cơ cấu và chức
năng mới, đó là chức năng sản xuất nông nghiệp hiện đại; chức năng giữ gìn
văn hóa truyền thống và chức năng sinh thái. Nông thôn mới là nông thôn
Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, được xây dựng
hướng tới Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

16


Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định mục tiêu
xây dựng nông thôn mới là: "Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp,
dân chủ, công bằng, văn minh, có kết cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù
hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại" [39, tr.90].
Cụ thể hóa chủ trương của Đại hội X, Hội nghị Trung ương lần thứ bảy
(Khóa X) ra Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 đã nêu một
cách toàn diện về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông thôn: "Nông nghiệp,
nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng
để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo
an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi
trường sinh thái của đất nước" [12, tr.48].
Nghị quyết 26/NQ-TW nhấn mạnh: các vấn đề nông nghiệp, nông dân,

nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông
nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển,
xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và
phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa
nông nghiệp là then chốt.
Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng
và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai,
rừng và biển; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc
tế cho phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn; phát huy
cao nội lực; đồng thời tăng mạnh đầu tư của Nhà nước và xã hội, ứng dụng

17


nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông
thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân.
Quan điểm đó của Đảng là sự kế thừa và phát huy những bài học kinh
nghiệm lịch sử phát huy sức mạnh toàn dân, huy động mọi nguồn lực để tạo
ra sức mạnh tổng hợp xây dựng nông thôn mới. Về xây dựng nông thôn mới
được Đảng ta khẳng định: "Xây dựng nông thôn mới là xây dựng kết cấu hạ
tầng kinh tế xã hội hiện đại ở nông thôn; xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình
thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn với nông nghiệp phát triển nhanh công
nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch" [37, tr.2]. Xây dựng giai cấp nông
dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh; không
ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của cư dân nông thôn, hài hòa

giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn khó khăn; nông
dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong
khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định xây dựng nông thôn mới là
nhiệm vụ quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã nêu rõ: "Tiếp tục triển khai Chương
trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước
đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn, giữ gìn và phát huy nét văn hóa bản
sắc của nông thôn Việt Nam" [40, tr.123].
Từ chủ trương của Đảng, Chính phủ đã cụ thể hóa bằng Nghị quyết số
24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 ban hành Chương trình hành động
của Chính phủ về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Quyết định số
491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành
Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Theo đó, đối với xã nông thôn
mới gồm 19 tiêu chí theo 05 nhóm: "Quy hoạch; Hạ tầng kinh tế - xã hội; Kinh tế
và tổ chức sản xuất; Hệ thống chính trị. Huyện nông thôn mới có 75% số xã trong
huyện đạt nông thôn mới; tỉnh nông thôn mới có 80% số huyện trong tỉnh đạt

18


nông thôn mới" [7, tr.10]. Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4 tháng 6 năm 2010
của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 với mục tiêu: "Đến năm 2015 có 20%
số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đến năm 2020 có 50% số xã đạt chuẩn nông thôn
mới (theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới)" [65, tr.1].
Những chủ trương, chính sách trên đây của Đảng và Nhà nước là cơ sở
nền tảng để Đảng bộ tỉnh Bắc Giang quán triệt, cụ thể hóa thành chủ trương
lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm, khả năng

thực tế của địa phương.
* Thực trạng nông thôn tỉnh Bắc Giang trước năm 2008
Trước những tác động chi phối của các yếu tố, nhất là những khó khăn,
thách thức đặt ra nhưng quá trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Bắc Giang
vẫn đạt được nhiều thành tựu to lớn, tạo nền tảng vững chắc cho việc xây dựng
nông thôn mới của tỉnh trong thời gian tới.
Thành tựu trong xây dựng nông thôn tỉnh Bắc Giang trước năm 2008 được
thể hiện rõ trong phần đánh giá khái quát của Chương trình hành động số 47CTr/TU ngày 3 tháng 10 năm 2008 của Tỉnh ủy Bắc Giang về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn.
Về thành tựu, Chương trình hành động chỉ rõ: "Thực hiện đường lối
đổi mới của Đảng, những năm qua, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân tỉnh đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư cho phát triển
nông nghiệp, nông thôn. Do đó tình hình nông nghiệp, nông dân và nông thôn
của Tỉnh có những bước phát triển" [70, tr.1].
Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2001-2007 đạt
7,75%/năm; tỷ trọng trồng trọt đã giảm 6,2% còn 59,9%, chăn nuôi tăng 6,6%
so với năm 2001 lên 37%; đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa như:
vải thiều, lạc, lúa thâm canh cao và lúa thơm hàng hóa, rau quả chế biến,
nguyên liệu gỗ; đàn gia cầm của tỉnh gần 12 triệu con; đàn lợn đạt 1 triệu con,
an ninh lương thực được đảm bảo.

19


Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề, dịch vụ nông thôn
được khôi phục và phát triển, tạo việc làm trên 2,1 vạn hộ gia đình. Các thành
phần kinh tế được tạo điều kiện phát triển; đã có thêm 2.549 trang trại so với
năm 2001, đã xuất hiện một số mô hình chăn nuôi bán công nghiệp và công
nghiệp; các hợp tác xã nông nghiệp được chuyển đổi và hoạt động có hiệu
quả hơn; đến nay cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp

nhà nước trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp; công nghiệp chế biến nông lâm,
thuỷ sản đang có chiều hướng phát triển mạnh.
Kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội ở nông thôn được tăng cường: cơ sở hạ tầng
về thuỷ lợi trên địa bàn 202 xã hiện có 607 trạm bơm; trong đó đạt yêu cầu 233
trạm. Có 710 hồ chứa, đập dâng đáp ứng được 85% nhu cầu nước cho sản xuất;
có 348 hố chứa, đập dâng đạt yêu cầu. Tổng chiều dài kênh mương do xã quản lý
là 5.553 km, đã kiên cố hóa 1.730 km đạt tỷ lệ 31%. Công tác thủy lợi đảm bảo
tưới tiêu cho 80% diện tích canh tác. Giao thông các xã hiện có 15.194 km đường
giao thông nông thôn, đã cứng hóa 7.293 km đạt 48%. Trong đó: đường trục xã là
1.540 km; đã cứng hóa 1.176 km chiếm tỷ lệ 76%. Đường trục thôn có 4.435 km;
đã cứng hóa 2.540 km, chiếm tỷ lệ 57%. Đường trục chính nội đồng có 2.812 km;
đã cứng hóa 499km, chiếm tỷ lệ 18%. Đến năm 2013 đã có 100% xã có đường
giao thông đến trung tâm xã. Các trạm y tế xã được xây dựng tương đối kiên cố,
tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế là 194/202 đạt 96%. Tỷ lệ người tham gia bảo
hiểm y tế là 48%. Giáo dục phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học
cơ sở là 100%. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học trung học
phổ thông, trung học bổ túc, học nghề là 84%. Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào
tạo đạt 31%. Tỷ lệ xã có điểm bưu điện văn hóa là 100%; tỷ lệ xã có điểm truy
cập Internet là 100%; tỷ lệ thôn có điểm truy cập Internet là 87%; tỷ lệ diện tích
toàn tỉnh được phủ sóng phát thanh, sóng truyền hình là 100% và các công trình
văn hóa xã hội khác được đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới..., bộ mặt
nông thôn có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của nông dân ở hầu hết
các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện. Công tác xoá đói giảm nghèo đạt
kết quả khá, tỷ lệ hộ nghèo đến hết năm 2007 còn 21,28%, tỷ lệ sử dụng thời gian

20


sử dụng lao động ở khu vực nông thôn tăng từ 82% lên 87%. Hệ thống chính trị ở
nông thôn được củng cố và tăng cường, an ninh chính trị được giữ vững.

Theo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Bộ
tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Qua phân tích thực trạng nông thôn
của tỉnh theo 19 tiêu chí thấy rằng:
Các xã thuộc các huyện, thành phố vùng thấp như: thành phố Bắc Giang,
huyện Việt Yên, huyện Yên Dũng có tỷ lệ đạt các tiêu chí cao, trong khi các xã
thuộc các huyện vùng cao như: huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Yên Thế có tỷ lệ đạt
các tiêu chí tương đối thấp. Do vậy, căn cứ vào mức độ đạt được các tiêu chí của
các xã có thể chia mức độ đạt được các tiêu chí của các huyện theo 3 nhóm là:
Nhóm các huyện đạt tỷ lệ các tiêu chí tương đối cao gồm: Thành phố Bắc
Giang, huyện Việt Yên, Yên Dũng.
Nhóm các huyện đạt tỷ lệ tiêu chí trung bình gồm: huyện Lạng Giang,
huyện Tân Yên, huyện hiệp Hòa.
Nhóm các huyện đạt tỷ lệ các tiêu chí thấp gồm: huyện Sơn Động, Lục
Ngạn, Lục Nam, Yên Thế.
Các tiêu chí có tỷ lệ xã đạt cao gồm: Tiêu chí số 4 (điện); Tiêu chí số 5
(trường học); Tiêu chí số 8 (bưu điện); Tiêu chí số 14 (giáo dục); Tiêu chí số 15
(Y tế); Tiêu chí số 18 (hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh); Tiêu chí số
19 (an ninh, trật tự xã hội).
Các tiêu chí có tỷ lệ xã đạt thấp gồm: Tiêu chí số 1 (quy hoạch); Tiêu
chí số 2 (giao thông); Tiêu chí số 3 (thủy lợi); Tiêu chí số 6 (cơ sở vật chất
văn hóa); Tiêu chí số 10 (thu nhập); Tiêu chí số 12 (cơ cấu lao động); Tiêu chí
số 17 (môi trường).
Chương trình hành động cũng chỉ rõ những điểm còn tồn tại:
Một là, cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch chậm, chưa hợp lý.
Trong nông nghiệp chủ yếu vẫn là trồng trọt; tỷ lệ giá trị của ngành chăn nuôi
trong nông nghiệp chưa cao; giá trị dịch vụ nông nghiệp, nông thôn nhỏ bé.

21



Diện tích đất lâm nghiệp lớn nhưng đóng góp của ngành lâm nghiệp vào tăng
trưởng kinh tế của địa phương còn rất nhỏ.
Hai là, ruộng đất ở nông thôn bị chia nhỏ, không phù hợp với yêu cầu
của việc sản xuất hàng hoá lớn, tập trung. Quá trình cơ giới hoá nông nghiệp
và việc áp dụng các quy trình kỹ thuật sản xuất tiên tiến còn diễn ra chậm.
Hầu hết các khâu sản xuất đều làm thủ công, dẫn đến năng suất lao động ở
nông thôn rất thấp. Nguy cơ phát sinh các dịch bệnh còn cao.
Ba là, tình trạng sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và
các chất kích thích sinh trưởng không đúng quy trình kỹ thuật đã dẫn đến ô
nhiễm môi trường, không đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm;
khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá thấp.
Bốn là, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa thực sự
mạnh mẽ, chưa tạo bước đột phá trong phát triển; chưa gắn kết giữa đơn vị
chế biến với việc hình thành các vùng nguyên liệu.
Năm là, kết cấu hạ tầng nông thôn tuy được tăng cường song chất lượng
còn thấp, thiếu đồng bộ. Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch; chất lượng lưới
điện, đường giao thông nông thôn, hệ thống trạm bơm và kênh mương xuống
cấp nghiêm trọng nhưng chưa được đầu tư sửa chữa kịp thời. Đời sống vật chất
tinh thần của người dân nông thôn còn thấp, nhất là ở vùng núi, vùng ngoài đê;
tỷ lệ hộ nghèo cao; tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo còn thấp.
Những hạn chế, yếu kém trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan
nhưng chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan. Chương trình hành động chỉ rõ:
Một số cấp uỷ, chính quyền, cơ quan, ban, ngành chưa tích cực, chủ động
trong việc tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển nông
nghiệp, nông thôn. Một bộ phận nông dân vẫn còn tư tưởng bao cấp, trông
chờ, ỷ lại vào Nhà nước; chưa thích ứng nhanh với cơ chế thị trường. Cơ
chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân chưa đồng bộ,
thiếu tính đột phá; tỷ lệ đầu tư ngân sách cho nông nghiệp, nông thôn còn
thấp. [70, tr.2]


22


Với thực trạng và nguyên nhân nêu trên vấn đề cấp thiết đặt ra đối với
Đảng bộ tỉnh Bắc Giang là cần phải có một tư duy khoa học về nông nghiệp,
nông thôn, nông dân, tạo bước đột phá trong cách nghĩ, cách làm của cấp ủy,
chính quyền, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, làm chuyển biến mạnh mẽ
bộ mặt nông thôn tỉnh Bắc Giang, xây dựng nông thôn có diện mạo mới, đáp
ứng yêu cầu sự phát triển.
1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về xây dựng nông
thôn mới từ năm 2008 đến năm 2013
Trên cơ sở quán triệt và vận dụng quan điểm, chủ trương của Đảng, từ
sự đánh giá đặc điểm, tình hình của địa phương, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang xác
định chủ trương lãnh đạo xây dựng nông thôn mới, thể hiện qua: Chương
trình hành động số 47/-Ctr/TU ngày 03 tháng 10 năm 2008 của Tỉnh ủy Bắc
Giang về "Thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp
hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn"; Báo cáo
chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI trình Đại hội đại biểu
Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015; Nghị quyết số
145-NQ/TU ngày 14 tháng 7 năm 2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về
"Xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang đến năm 2020"; Đề án xây dựng
nông thôn mới tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2020. Nội dung cụ thể như sau:
* Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể
Mục tiêu chung: Xây dựng nông thôn tỉnh Bắc Giang có kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ
chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển nhanh
công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với phát triển đô thị theo
quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân
tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời
sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; hệ

thống chính trị cơ sở vững mạnh. [72, tr.3]

23


Xây dựng nông thôn mới với phương châm: Kinh tế phát triển - Đời
sống ấm no - Thôn bản văn minh - An ninh ổn định - Quản lý dân chủ.
Mục tiêu cụ thể:
Một là, đến năm 2015: 20% tổng số xã (40 xã) đạt xã nông thôn mới;
Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản còn 56%; Thu nhập của
người dân nông thôn gấp 1,8 lần trở lên so với hiện nay.
Hai là, đến năm 2020: 50% tổng số xã đạt xã nông thôn mới; Tỷ lệ lao
động trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản còn 45%; Thu nhập của người dân
nông thôn gấp 2,5 lần trở lên so với 2010.
*Nhiệm vụ, giải pháp
Để đạt được mục tiêu nêu trên, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang xác định phải
kiên quyết thực hiện tốt những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản sau:
Một là, công tác tuyên truyền, vận động
Xác định thông tin tuyên truyền là công tác quan trọng trong quá trình
xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cán
bộ, đảng viên, hội viên và Nhân dân, nhất là nông dân nhận thức đúng các
chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới là
Chương trình phát triển toàn diện, bền vững, tổng hợp cả về kinh tế, văn
hoá, chính trị và xã hội, với mục đích nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần cho người dân ở nông thôn. Đồng thời, cụ thể hóa những chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước để triển khai thực hiện thắng lợi các chỉ
tiêu, nhiệm vụ của các kế hoạch, nghị quyết về phát triển nông thôn mới tỉnh
Bắc Giang đến năm 2020.
Phát động các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới sâu rộng trong
toàn xã hội, cụ thể ở từng ngành, từng cấp. Xác định đó là nhiệm vụ của cả hệ

thống chính trị và toàn xã hội; trong đó, người dân ở nông thôn là chủ thể trực
tiếp, xây dựng nông thôn mới là căn bản, phát triển toàn diện nông nghiệp là

24


then chốt, dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ, quản lý, điều hành của chính quyền và sự
tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội.
Hai là, xây dựng quy hoạch và quản lý quy hoạch
Tập trung cao cho công tác xây dựng quy hoạch nông thôn mới, để làm
cơ sở xây dựng các kế hoạch: sản xuất, phát triển hạ tầng, văn hoá, môi
trường... Uỷ ban nhân dân Tỉnh chỉ đạo làm điểm quy hoạch; công bố rõ
nguồn kinh phí làm quy hoạch. Đến hết năm 2011 phấn đấu hoàn thành quy
hoạch trên 60% tổng số xã, các xã còn lại hoàn thành trong năm 2012.
Xây dựng quy hoạch phải được thực hiện đúng quy trình, có sự tham
gia trực tiếp của Nhân dân địa phương. Công khai quy hoạch và có quy chế
quản lý thực hiện theo quy hoạch, để bảo đảm nông thôn phát triển có trật tự,
khang trang, sạch đẹp và tiết kiệm đất đai, công sức, tiền của; đồng thời tăng
cường quản lý nhà nước và sự giám sát của Nhân dân trong quá trình thực
hiện quy hoạch. Việc sửa đổi, bổ sung quy hoạch phải thực hiện theo đúng
quy định của pháp luật. Định kỳ kiểm tra việc thực hiện quy hoạch ở cơ sở.
Trong tổ chức thực hiện, Ban Chỉ đạo và cơ quan thường trực của Ban Chỉ
đạo cấp tỉnh, huyện, Ban quản lý xã phát huy trách nhiệm trong chỉ đạo, điều hành
xây dựng nông thôn mới, tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện.
Ba là, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xây dựng nông
thôn mới, đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn
Khai thác tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ các Chương
trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu, vốn khai
thác từ nguồn tài nguyên đất đai. Đồng thời, huy động các nguồn vốn khác
như vốn tín dụng, các nguồn tài trợ, vốn của các doanh nghiệp, vốn đóng góp

và ngày công lao động của Nhân dân để xây dựng nông thôn mới.
Ủy ban nhân dân các cấp tiến hành rà soát, đánh giá hiệu quả của những
cơ chế chính sách đã đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Trên cơ sở đó đề
xuất các giải pháp cụ thể để tiếp tục thực hiện trong thời gian tiếp theo. Ủy
ban nhân dân tỉnh tổng hợp, phân tích, dự báo và xây dựng các cơ chế, chính
sách phù hợp với từng giai đoạn trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết

25


×