Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP và GHI NHỚ LÂU THEO CÁC LOẠI SƠ ĐỒ TƯ DUY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (826.4 KB, 10 trang )

PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP
Nguyên tắc và định dạng ghi chép
Thiết lập định dạng, quy tắc, màu sắc khi ghi chép
Tuân theo quy tắc đề ra -> giúp ghi chép, ôn bài và suy nghĩ tư duy tốt hơn
Sử dụng vở trang đôi (Vở B5)
Sử dụng nửa bên trái trong bài học của lớp, chép lại trên bảng, lời giảng giáo viên và cảm giác của
riêng bạn. Và giữ nội dung bên phải để ôn lại bài. Nếu không đủ, di chuyển sang trang kép tiếp theo.
Sử dụng vở trang đôi (khổ B5)
Sử dụng trang bên trái ghi bài giảng trên lớp (ghi từ bảng đen, lời giảng giáo viên, cảm nhận của bản
thân khi nghe giảng. Trang bên phải ghi tổng kết để ôn bài. Nếu không đủ chuyển đến trang kép tiếp
theo
Viết ngày và số trang sách giáo khoa, viết chủ đề của bài học với các chữ cái lớn
Sử dụng màu da cam cho những điều quan trọng cần ghi nhớ
Đặt ý nghĩa riêng cho các ký hiệu để rút ngắn thời gian ghi chép
Đặt ý nghĩa riêng của bạn (nguyên tắc) cho màu đánh dấu & tuân theo
Phân Loại vở theo mục đích sử dụng
Vở ghi trên lớp / Vở đề cương / Vở bài tập / Vở sửa lỗi sai
Vở trên lớp
Một cuốn vở ghi chép tốt sẽ giúp ôn bài dễ dàng hơn (giúp tái hiện bài giảng khi ôn bài).
Giữ khoảng trống khi ghi chép giúp ôn bài dễ dàng hơn(sử dụng tờ đôi vở và tạo khoảng trống giữa
các dòng giúp hữu ích khi ôn bài)
Sao chép từ bảng đen là chưa đủ, lời giảng của giáo viên cũng rất quan trọng. Bạn cũng nên viết
những điểm chính trong lời giảng của giáo viên.
Chép lại kiến thức trên bảng chỉ là 1 hoạt động. Nó không giúp động não. Bạn nên chép từ bảng đen
và lắng nghe lời giảng của giáo viên trong khi suy nghĩ và cố hiểu bài. Bạn nên ghi ra 1 số cảm nhận
(như “vậy sao?”, “tôi thấy là”, “nó kết nối đến đây !!”) và một số câu hỏi (như “điều này nghĩa là gì?
sẽ nghiên cứu sau”)
VỞ ĐỀ CƯƠNG
Vở tóm tắt kiên thức tổng hợp đơn giản là vở ghi các điểm chính trong bài học trên lớp.
Xem lại bài trong cùng ngày là tốt nhất, thời điểm còn ghi nhớ rất nhiều bài học mới nghe trên lớp
Tóm tắt các điểm chính thông qua suy nghĩ và sự hiểu biết của bản thân, ở trang bên phải của vở trên


lớp hoặc ghi riêng ra một vở khác.
Làm rõ “thông tin nào là quan trọng”, “chúng liên quan đến nhau như thế nào”, thông qua việc hình
dung bằng cách sử dụng Thinking Tools (các công cụ tư duy)
Toàn bộ quy trình trên giúp hiểu được phần nào cần làm rõ, có thể tìm thấy câu hỏi mới, khám phá
mới, ý tưởng mới.
Sử dụng ký hiệu đầu dòng
Sử dụng bút màu cam cho phần quan trọng (cần ghi nhớ)
Tự tổng hợp, tóm lược kiến thức sẽ giúp hiểu bài và ghi nhớ dễ dàng
Sử dụng hình ảnh minh họa hoặc dán các bản in minh họa vào vở để giúp tìm hiểu kiến thức sâu hơn
VỞ BÀI TẬP
Vở làm bài tập
Khả năng làm bài sẽ tốt hơn nếu bạn biết rõ phần kiến thức nào còn yếu (những câu đã làm sai) và
tìm ra cách khắc phục chúng.
Quy định thời gian cho từng câu trả lời trong bài tập trong khi khắc phục những phần còn yếu kém
Viết lý do tại sao bạn chọn câu trả lời này và triển khai bài giải, sau đó kiểm tra lại.


Không dùng bút xóa cho câu trả lời sai. Để không nhầm lẫn tương tự, bạn giữ lại câu trả lời và sửa
lại bằng bút màu cam.
Phân tích các câu trả lời sai sẽ giúp bạn nhớ và hiểu tại sao lại sai và sai như thế nào
Không đủ kiến thức
Không thể phát triển/áp dụng công thức
Làm bài Ẩu
Không đủ thời gian
Viết các câu hỏi vào vở hoặc dán câu hỏi vào vở. Bạn có thể tổng hợp mọi kiến thức trong một cuốn
vở mà không cần bất kỳ cuốn sách tham khảo khác.
Viết số trang và đề mục chương sách giáo khoa vào cùng. G
VỞ SỬA LỖI SAI
Các điểm cơ bản cho vở khắc phục lỗi sai
Cách khắc phục lỗi sai tốt nhất là nhận ra phần kiến thức yếu kém, củng cố kiến

thức và ôn lại thường xuyên
Điểm số sẽ được cải thiện nhanh hơn khi nhận ra phần kiến thức yếu kém (hổng) và hoàn thành việc
khắcphục
Bạn nên ghi những điểm yếu của mình (một số kiến thức mà bạn hầu như không nhớ được và
thường xuyên mắc lỗi) ra một cuốn vở và khắc phục nó một cách tích cực
Liệt kê ra một cuốn vở những điểm sau:
Kiến thức khó nhớ
Kiến thức thường xuyên nhầm lẫn
Kiến thức còn lơ mơ, chưa hiểu rõ
Kiến thức chưa biết áp dụng khi làm bài tập
Bạn nên tìm ra những điểm yếu của mình (không hoàn toàn hiểu, không đủ kiến thức, câu hỏi dễ bị
làm sai và xu hướng hay làm sai của bạn) trong khi làm bài tập giờ học chính khóa và giờ làm bài
tập về nhà và ngay cả khi thi.
Khắc phục điểm yếu bằng cách xem lại cùng một chủ đề và thực hiện các câu hỏi tương tự một cách
nghiêm túc.
Đặc biệt là trước khi thi, kiểm tra/ôn lại kiến thức trong cuốn vở này để tránh những sai lầm tương
tự.
Vở gáy còng rất hữu ích cho việc thu thập và sửa các lỗi sai. Trong quá trình sử dụng bạn hoàn toàn
có thể thêm những trang vở chứa lỗi sai mới và cất đi những trang vở đã hoàn thành việc sửa chữa và
ghi nhớ .
PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY
Biểu đồ mũi tên/hình hộp/hình tròn thể hiện đa chiều các mối quan hệ, lý do, nguyên nhân hệ quả
Biểu đồ hình chữ Y dùng để phân tích, mô tả 3 khía cạnh của 1 vấn đề/chủ đề/đối tượng
Biểu đồ khái niệm nêu rõ mối quan hệ giữa các đối tượng
Biểu đồ hình sứa liệt kê các lập luận và nguyên nhân của những yêu cầu và sự kiện
Biểu đồ từng bước được sử dụng để hiển thị các bước của 1 quy trình. Ngoài ra chúng còn để mô tả
những bước thực hiện một cái gì đó, hoặc để minh họa các chi tiết của một quá trình phức tạp.
Biểu đồ kim tự tháp giúp trình bày và hệ thống có thứ tự các thông tin, luận điểm, luận cứ
Biểu đồ ma trận cho thấy mối quan hệ giữa hai, ba hoặc bốn nhóm thông tin. Nó cũng có thể cung
cấp thông tin về mối các quan hệ, chẳng hạn như vai trò của các cá nhân hoặc các phép tính…

Sơ đồ hình xương cá xác định nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến một hệ quả hoặc vấn đề. Nó có thể
được sử dụng để cấu trúc lại quá trình lên ý tưởng.
Biểu đồ bướm là một biểu đồ trực quan để so sánh hai chuỗi thông tin/ đối tượng bên cạnh.


Venn Diagram cho thấy mối quan hệ logic giữa các nhóm của đối tượng, giúp học sinh so sánh và
đối chiếu hai đối tượng hoặc các khái niệm
Biểu đồ hình ảnh sử dụng những đường kẻ, biểu tượng, màu sắc và hình ảnh kết nối với nhau và với
đối tượng trung tâm. Bản đồ hình ảnh sễ giúp chuyển đổi một danh sách dài các thông tin đơn điệu
vào một biểu đồ đầy màu sắc, dễ ghi nhớ và có tổ chức hơn.
BIỂU ĐỒ MŨI TÊN / HÌNH HỘP / HÌNH TRÒN
Thể hiện
Mối quan hệ, mối liên quan
Lý do, nền tảng, căn cứ
Thể hiện quan hệ nguyên nhân kết quả…vv.
Có ý nghĩa
Đồng cấp
Đại diện cho 1 đơn vị
Các ý nghĩa khác nhau của mũi tên
Mũi tên có nhiều vai trò quan trọng và khác nhau. Nó thể hiện mối quan hệ liên quan từ gốc tới đầu
của mũi tên. Ví dụ sau thể hiện mối quan hệ thông qua mũi tên “Anh trai => bạn => em gái bạn…
vv”
Mối quan hệ về thời gian: sắp xếp các sự việc xảy ra theo mốc thời gian. VD: thể hiện thứ bậc trong
gia đình dựa trên thời gian sinh ra “Anh trai => bạn => em gái bạn…vv”
Mối quan hệ về trình tự: trình tự, cách thức khi thực hiện nhiều công việc/nhiệm vụ. VD: thứ tự sản
xuất đồ chơi “Sản xuất từng bộ phận => trình tự lắp ráp các bộ phận” có thể có nhiều khâu được
thực hiện cùng một lúc, nhưng biểu đồ sẽ giúp bạn tập chung vào thứ tự các bước triển khai và hạn
chế việc ghi chép.
Mối quan hệ thứ tự thực hiện: thể hiện thứ tự và nội dung của chủ đề khi viết hoặc nói.
Mối quan hệ về sự liên quan: thể hiện mối quan hệ của nhiều sự việc. VD: màu lá thay đổi, màu quả

thay đổi tức và mùa cũng thay đổi.
Mũi tên thể hiện sự thay đổi, hướng mũi tên cũng rất quan trọng.
Biểu đồ sử dụng mũi tên còn giúp nhìn rõ lý do và các căn cứ.
Vai trò của hình hộp/hình tròn
Các thông tin dễ dàng tiếp nhận hơn khi sử dụng mũi tên cùng với hình tròn hoặc hình hộp
Đặt các sự vật/hiện tương trên cùng 1 mức độ/cùng 1 ý nghĩa/đồng cấp

BIỂU ĐỒ CHỮ Y
Xem xét theo nhiều góc nhìn
Xem xét sự vật hiện tượng theo nhiều góc khác nhau
Áp dụng để phát triển ý tưởng theo nhiều hướng khác nhau
Tập trung ý tưởng/suy nghĩ về một sự việc
Khi phân tích 1 sự vật, bạn nên liệt kê ra những gì bạn cảm thấy từ các giác quan khác nhau ví dụ thị
giác, thính giác, khứu giác và xúc giác, đồng thời đưa ra các ý tưởng dựa trên các góc cảm nhận đó.


Tuy nhiên sẽ có một số cái nhìn thiên vị, vì vậy bạn nên đặt ra 1 hướng nhận định và phân tích nhiều
mặt từ nhận định đó. Mặt khác với biểu đồ này, bạn sẽ tập trung vào xem xét 1 nhận định dưới nhiều
góc cạnh, tránh được lan man nhận định đã được thiết lập đó cũng hướng sự tập trung đồng thời hạn
chế các nhận định khác.
Bạn có thể đặt 3 góc nhìn cho biểu đồ Y, 4 cho X và 5 cho W. Ví dụ: khi ghi lại những gì bạn thấy
khi đi quan sát thiên nhiên với 3 giác quan “bạn nhìn thấy gì” “bạn nghe thấy gì” “bạn sờ thấy gì”.
Nó sẽ là biểu đồ W nếu bạn chon 5 giác quan. Bạn có thể đặt góc nhìn một cách tự do. Về các sự
kiện lịch sử bạn có thể tổng hợp các quan điểm từ ba góc nhìn của các nhân vật lịch sử.
Tác phẩm nghệ thuật, “màu sắc” “bố cục”
Các góc nhìn về “kích thước” và “bố cục” được đặt ra để người xem đánh giá tác phẩm nghệ thuật.
Ví dụ minh họa là ấn tượng về bức tranh của họa sỹ Taro Okamoto “huyền thoại của ngày mai” được
dựng tại nhà ga Shibuya. Bức tranh được vẽ về thảm họa bom nguyên tử ở Bikini Atoll như một
bước ngoặt của đất nước, và cả về tình hình thời đó, “bạn cảm nhận thế nào về màu sắc và bố cục
của bức tranh” Có 3 góc nhìn gợi ý khi xem tranh. Bạn có thể đưa ra rất nhiều góc nhìn và nhiều

quan điểm hơn.
Sau khi đưa ra các quan điểm cho mỗi góc nhìn, chúng ta sẽ kết nối các quan điểm và viết thành các
câu miêu tả, diễn thuyết…vv. Không cần đưa tất cả các quan điểm mà bạn có vào biểu đồ, chỉ cần
đưa ra các ý kiến sau khi đã quan sát vật thể/sự việc một cách sâu sắc, kết hợp các ý kiến và so sánh
chúng với nhau.
Sự đa chiều về góc nhìn tức là cái nhìn từ nhiều góc cho một sự vật, hiện tượng. Ví dụ khi nhìn vào
một sự kiện lịch sử ta nên nhìn từ nhiều mặt cả tốt và không tốt. Hoặc khi ta nhìn vào chế độ dân chủ
ta nên nhìn vào nhiều góc như hoàn cảnh ra đời, lợi ích của các bên liên quan, quan niệm của một
quốc gia..vv. Tuy nhiên trong một số trường hợp rất khó để có nhiều góc nhìn nên ta sẽ có góc nhìn
đa chiều cho trường hợp đó
Các bước thực hiện khi sử dụng biểu đồ Y W X:
Chúng ta sẽ đặt 1 góc nhìn để định hình suy nghĩ dựa trên mục tiêu của công việc.
Chuẩn bị một tờ giấy khổ to đủ để ta vẽ biểu đồ và viết các góc nhìn ra.
Quan sát sự vật/hiện tượng từ mỗi góc nhìn, cảm xúc và các thông tin thu thập được.
Dựa trên những ý nghĩ đã được viết ra, bạn viết lại thành các bản báo cáo, lời thoại cho bài thuyết
trình, các ấn tượng và tương tự.

BIỂU ĐỒ KHÁI NIỆM
Tạo sự kết nối/liên kết
Tạo sự Liên tưởng
Tạo cấu trúc
Bạn viết ra các ý tưởng và mối quan hệ của các ý tưởng đó, từ đó tạo ra cấu trúc tổng thể.


Ví dụ: bạn có thể viết ra các nhân vật trong tác phẩm văn học và mối quan hệ giữa các nhân vật. Bạn
cũng có thể viết về mối quan hệ trong mỗi đoạn văn hoặc viết trước những gì bạn nghi ra vào các ô,
sau đó kết nối chúng sau
Bạn hãy thử suy nghĩ những khái niệm có liên quan đến nước ví dụ như mây, mưa, núi …. Sau đó
kết nối chúng bằng các mối quan hệ, đồng thời giải thích và bày tỏ suy nghĩ của bạn. Ví dụ Mưa tạo
ra nước, mây tạo ra mưa, mặt trời khiến nước bốc hơi thành mây ….

Cách sử dụng biểu đồ: khi viết về mối liên hệ và cách giải quyết
Nghĩ về chủ đề/sự việc cần tìm hiểu và đưa vào hình tròn trung tâm
Lựa chọn các chủ đề/sự việc có mối liên hệ với sự việc đang xem xét viết vào các hình tròn vệ tinh
(bạn có thể thêm hoặc bớt trong khi viết)
Kết nối quan hệ về sự việc/chủ đề bằng các đường thẳng
Chia sẻ với bạn bè trong nhóm hoặc trong lớp học để lấy thêm ý kiến .
Nhìn lại tổng thể biểu đồ và đưa ra kết luận cho toàn bộ mối liên hệ của chủ đề/sự việc cần tìm hiểu.

BIỂU ĐỒ HÌNH SỨA
Tìm ra lý do
Kết nối các thông tin
Tóm tắt thông tin/sự kiện
Trong lớp học ngữ văn, bài tập thường yêu cầu phân tích cảm xúc của các nhân vật trong tác phẩm
và kết luận của các phân tích, lúc đó bạn có thể dùng biểu đồ sứa để hỗ trợ.
Cách sử dụng biểu đồ: khi phân tích và tìm dẫn chứng
Viết miêu tả và kết luận của tác giả vào phần đầu biểu đồ sứa.
Viết ra các dẫn chứng và lý do trong các chân tua sứa. Biểu đồ cho thấy mối liên hệ giữa chân sứa và
đầu sứa (giữa kết luận và các lý do). Bạn có thể ghi thêm lời giải thích về các mối liên hệ này.
Khi hoàn thành biểu đồ, kiểm tra lại và chia sẻ với người khác (bạn học).
Cuối cùng viết lại phần tóm tắt tổng thể sau khi đã xem xét kỹ các phần trong biểu đồ sứa
Cách sử dụng biểu đồ : khi tìm nguyên nhân của một sự kiện hoặc một vấn đề
Viết sự kiện/vấn đề ở phần đầu sứa
Viết các nguyên nhân ở phần tua sứa. Trong một số trường hợp nguyên nhân không trực tiếp liên
quan tới vấn đề/sự kiện, lúc này bạn có thể viết mô tả tại sao bạn nghĩ nó là nguyên nhân, nếu bạn có
dữ liệu/thông số hỗ trợ thì cũng viết ra
Nhìn lại tổng thể, đưa ra lời giải thích logic về sự kiện/vấn đề cho thấy rõ lý do và khả năng xảy ra
các lý do đó
BIỂU ĐỒ TỪNG BƯỚC
Thứ tự
Kế hoạch



Cấu trúc
Tóm tắt
Sử dụng mũi tên và ô hình chữ nhật để thể hiện trình tự phát triển của tác phẩm văn học/nội dung
văn bản hoặc suy nghĩ của bạn, sắp xếp theo thứ tự các bước/tiến trình. Có thể sử dụng số lượng các
hộp chữ nhật và hướng các mũi tên theo như mong muốn.
Ví dụ: khi viết một câu, bạn sẽ nghĩ viết theo cấu trúc gì mặc dù theo thông thường thì một câu sẽ
được viết theo cấu trúc “dẫn dắt vấn đề, quan điểm cá nhân (sự tán thành), sự phát triển/biến đổi vấn
đề, sự nhận biết (ý thức) về vấn đề đó” Tuy nhiên bạn nên viết theo các bước, viết ra trình tự giúp
bạn có thể viết câu có cấu trúc chặt chẽ và rõ ràng hơn.
Bạn cũng có thể sử dụng biểu đồ để tóm tắt khi đọc các tác phẩm văn học. Viết tóm tắt (ý chính) vào
từng ô hoặc đưa các đoạn văn nhỏ vào. Sau khi tất cả các nội dung chính được viết ra, bạn sẽ có một
đoạn tóm tắt về toàn bộ tác phẩm.
Biểu đồ cũng được dùng để nhận rõ các bước khi giải quyết vấn đề. Trong trường hợp này, bạn sẽ
ghi ra được các bước tiến hành giải quyết vấn đề vào mỗi ô. Bạn sẽ ghi thêm các câu hỏi trong khi
giải quyết vấn đề. Viết những thứ cần nhấn mạnh và cả ý kiến đóng góp từ người khác.
Các câu hỏi
① Đặt ra vấn đề Problem setting
② Bạn biết gì về vấn đề này What do you know about the problem
③ Bạn muốn biết gì về vấn đề này What do you want to know about the problem
④ Nghiên cứu như thế nào How to study
⑤ Viết báo cáo Preparation of “report”
⑥ Chia sẻ thông tin Sharing
⑦ Lặp lại quá trình Refresh
Có thể tạo biểu đồ phát triển/quy trình làm công việc

BIỂU ĐỒ KIM TỰ THÁP
Khai thác lý do cấu thành ý kiến/quan điểm dựa vào các căn cứ cụ thể
Hướng sự tập trung

Tạo cấu trúc
Suy diễn/kết luận
Cách sử dụng biểu đồ: theo chiều từ dưới lên trên
Ở tầng dưới cùng của biểu đồ, viết toàn bộ ví dụ, thông tin và các ý tưởng thu thập được, không cần
viết cả câu dài mà chỉ cần viết vắn tắt/ngắn gọn/từ khóa
Trong khi viết các thông tin, bạn sẽ quyết định hướng tập chung vào kết luận cuối cùng của bạn.
Tầng 2 của biểu đồ bạn viết ra các luận cứ bao gồm các thông tin và ý kiến có thể liên quan tới kết
luận


Sau khi xem xét thông tin ở tầng số 2, bạn đưa ra luận điểm/kết luận cuối cùng vào phần đỉnh của
biểu đồ.
Cách sử dụng biểu đồ: theo chiều từ trên xuống dưới
Viết luận điểm/kết luận của bạn vào phần đỉnh của biểu đồ
Viết các luận cứ/quan điểm ủng hộ kết luận của bạn vào tầng số 2.
Ở tầng số 3 (đáy) viết các dữ liệu thực tế để ủng hộ quan điểm ở tầng số 2
Sử dụng dữ liệu thực tế được viết ở tầng số 3 (đáy) cùng với các quan điểm ủng hộ ở tầng số 2 để
củng cố/khẳng định kết luận cuối cùng của bạn

BIỂU ĐỒ MA TRẬN
Phân loại
Tổ chức/sắp xếp
So sánh
Xem xét đa chiều
Bảng matrix được dùng trong các tình huống khác nhau dựa vào mục đích và cách ứng dụng. Bảng
cũng được dùng để phân loại các sự kiện có tính chất phức tạp: sắp xếp các sự kiện và tìm ra mối
liên kết giữa chúng
Các sản phẩm nông nghiệp
Hải sản
Thành phố Aomori

Táo, anh đào, tỏi, nhãn
Tôm, cua lông, sò điệp
Thành phố Yamaguchi
Cam mùa hè…
Cá hồi, tôm càng xanh
Cách sử dụng bảng matrix thể hiện số lượng
Đưa các hạng mục/sự việc vào hàng ngang trên cùng, tăng hay giảm số dòng phụ thuộc vào sốlượng.
Đưa các quan điểm/góc nhìn vào các cột đề mục chính , tăng hay giảm số cột phụ thuộc vào
sốlượng.
Đưa giá trị vào các ô.
So sánh giá trị của các ô và lưu ý sự thay đổi liên tục, các giá trị đặc biệt và mối quan hệ của chúng
Cách sử dụng bảng matrix thể hiện các chủ đề/sự việc
Đưa các quan điểm (hạng mục phân loại) vào hàng ngang trên cùng, tăng hay giảm số dòng phụ
thuộc vào số lượng.
Đưa các quan điểm/góc nhìn vào các cột đề mục chính , tăng hay giảm số cột phụ thuộc vào
sốlượng.
Đưa các sự việc (tên sự việc) vào các ô
So sánh giá trị các ô, tập chung vào các phần bị bỏ lỡ hoặc trùng lặp, chú ý vào các con số và các
loại/dạng. Việc này giúp bạn tóm tắt các ý kiến dựa trên các lý do đã đưa ra.
Cách sử dụng bảng matrix cho các ý kiến và tình trạng/trạng thái


Đưa sự vật vào vào hàng ngang trên cùng, tăng hay giảm số dòng phụ thuộc vào số lượng.
Đưa các quan điểm/góc nhìn vào các cột đề mục chính , tăng hay giảm số cột phụ thuộc vào
sốlượng.
Đưa thông tin/trạng thái của sự vật cần thể hiện vào mỗi ô
So sánh các ô, tập chung vào “nội dung giống nhau” và “nội dung khác nhau”, tóm tắt các quan
điểm/ý kiến dựa trên các lý do và
BIỂU ĐỒ XƯƠNG CÁ
Phân tích

Tạo sự tập trung
Xây dựng cấu trúc
Biểu đồ có thể dùng để tìm ra nguyên nhân và cải thiện các đặc tính liên quan.
Sự việc được đưa vào phần đầu cá. Các yếu tố và nguyên nhân có liên quan tới sự việc đưa vào phần
xương ở thân cá (xương đường thẳng và xương chấm), viết thêm cả phần phân tích các nguyên nhân
vào biểu đồ. Biểu đồ giúp bạn nhận ra vấn đề và nguyên nhân, bạn sẽ tìm ra biện pháp ngăn chặn và
cải thiện vấn đề.
Bạn có thể tăng hoặc giảm số lượng xương cá của biểu đồ.

BIỂU ĐỒ HÌNH BƯỚM
Thành lập quan điểm, lý lẽ
Quan sát sự vật/hiện tượng từ góc nhìn đa chiều và từ nhiều góc nhìn khác nhau
Viết chủ đề vào phần trung tâm biểu đồ, đưa các quan điểm ủng hộ và không ủng hộ vào hai bên
cánh. Biểu đồ giúp bạn nhìn nhận vấn đề từ cả 2 quan điểm trái chiều, bạn sẽ hiểu sâu sắc hơn về sự
việc.
BIỂU ĐỒ VENN
So sánh
Phân loại
Biểu đồ giúp liệt kê và tổng kết các điểm giống nhau (hoặc cùng địa điểm) và điểm khác nhau (hoặc
khác địa điểm) về các ý tưởng, thực tế, quan điểm…vv. Khi so sánh một sự vật/hiện tượng nào đó,
thông thường ta chỉ nhìn thấy sự khác nhau khi so sánh, nhưng với biểu đồ venn, cả sự khác nhau và
sự giống nhau đều được nhận biết


Biểu đồ cũng giúp so sánh từ các góc nhìn khác nhau (khác với biểu đồ mũi tên chỉ nhìn sự vật/hiện
tượng từ 1 góc nhìn/1 mặt.
Bạn có thể liệt kê nhiều hơn một đặc tính và thuộc tính của sự vật/hiện tượng.
Các bước thực hiện khi sử dụng biểu đồ Venn:
So sánh đặc tính và thuộc tính
Viết ra các sự vật/hiện tượng cần so sánh (viết dưới dạng A và B) ở ngoài vòng tròn.

Trong phần giao nhau của 2 vòng tròn là đặc điểm của cả A và B. Phần không giao nhau, đặc điểm
nào thuộc về A vẽ vào vòng tròn của A và B vào vòng tròn của B
Đầu tiên bạn có thể viết mọi thứ một cách tự do tuy nhiên nên viết theo từng góc nhìn. Như ví dụ về
ngôi nhà của Nhật và của Mỹ, khi bạn so sánh từ góc nhìn của các phòng ta sẽ nhìn vào cửa ra vào
và phòng khách..vv
Xem lại những gì bạn đã viết trong biểu đồ venn và đặt câu so sánh A và B.
Dựa vào đó bạn kết nối các ý tưởng đã viết ra với nhau

BIỂU ĐỒ HÌNH ẢNH
Đưa ra ý tưởng/suy nghĩ
Mở rộng ý tưởng/suy nghĩ
Kết nối ý tưởng/suy nghĩ
Liên tưởng các ý tưởng/suy nghĩ
Đánh giá các ý tưởng/suy nghĩ
Bản đồ hình ảnh được sử dụng để phát triển suy nghĩ về một chủ đề nào đó, tránh bị bó hẹp và hạn
chế.
Biểu đồ giúp tạo ra rất nhiều ý tưởng/suy nghĩ từ chủ đề được đặt ở trung tâm. Bạn có thể tạo ra lớp
ý tưởng/suy nghĩ thứ 2 từ chủ đề trung tâm, sau đó các ý tưởng/suy nghĩ sẽ được mở rộng và liên
tưởng. Bạn có thể mở rộng các lớp ý tưởng/suy nghĩ ra phía ngoài. Những ý tưởng/suy nghĩ được
viết ra có thể là kiến thức hoặc cách giải quyết 1 vấn đề nào đó. Đôi khi bạn có thể dùng biểu đồ để
viết ra ấn tượng và cảm xúc của mình, bạn có thể trộn lẫn các ý tưởng/suy nghĩ với nhau cũng được.
Khi viết ra suy nghĩ bạn sẽ tạo ra được một nội dung phong phú. Bạn cũng có thể sử dụng biểu đồ
sau khi đọc sách, viết ra những biến cố, cách hành xử của nhữngnhân vật liên quan đến biến cố, cảm
xúc của bạn và nhiều hơn thế nữa. Bạn có thể thu được không chỉ những nội dung viết trong sách mà
cả những nội dung bạn đọc ở những cuốn sách khác và trải nghiệm riêng của bạn. Sau đó bạn tổng
hợp lại các suy nghĩ theo trình tự, bạn có thể viết các câu đọc được trong sách theo cách riêng của
bạn. Điều quan trọng nhất là không hạn chế sự sáng tạo. Vì vậy, điều quan trọng là phải mở rộng ý
tưởng một cách tự do. Trong khi suy nghĩ bạn nên viết ra tất cả những gì mà bạn nghĩ tới, cho dù nó
có ý nghĩa hay không, tất cả sẽ được xem xét lại khi kết thúc việc phát triển ý tưởng.
Các bước thực hiện khi sử dụng biểu đồ hình ảnh



Ở giữa trang giấy bạn viết ra chủ để mà bạn muốn phát triển ý tưởng/suy nghĩ, có thể chỉ là 1 từ ví
như từ “Luật pháp”
Nghĩ tới những điều liên quan tới chủ đề, viết ra những gì bạn nghĩ tới vào xung quanh và vẽ 1
đường nối vào giữa chủ đề, có thể là 1 mũi tên hoặc đơn giản chỉ là 1 đường thẳng. Đưa ra càng
nhiều ý tưởng/suy nghĩ càng tốt
Bạn có thể mở rộng các lớp ý tưởng/suy nghĩ từ đó (có thể 2 hoặc 3 lớp)
Nếu bạn nghĩ có mối liên hệ giữa chúng thì vẽ 1 đường thẳng nối chúng lại với nhau.
Tập trung lại các ý tưởng/suy nghĩ tương tự với nhau, suy nghĩ xem có thể phân cấp chúng không.
Sau đó bạn có thể viết lại biểu đồ ý tưởng, thu hẹp lại và lựa chọn ý tưởng chính, nên tạo thứ tự giữa
chúng



×