Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Quản lý giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ em mẫu giáo trong các trường Mầm non Quận Thanh Xuân - Hà Nội thông qua hoạt động dã ngoại_2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.16 MB, 146 trang )

Header Page 1 of 128.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN MAI LAN

QUẢN LÝ GIÁO DỤC THẨM MỸ HỘI HỌA CHO TRẺ EM
MẪU GIÁO TRONG CÁC TRƢỜNG MẦM NON QUẬN
THANH XUÂN - HÀ NỘI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DÃ NGOẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2018

Footer Page 1 of 128.


Header Page 2 of 128.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN MAI LAN

QUẢN LÝ GIÁO DỤC THẨM MỸ HỘI HỌA CHO TRẺ EM
MẪU GIÁO TRONG CÁC TRƢỜNG MẦM NON QUẬN
THANH XUÂN - HÀ NỘI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DÃ NGOẠI
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8 14 01 14


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THỨC

HÀ NỘI, 2018

Footer Page 2 of 128.


Header Page 3 of 128.

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ sự trân trọng, biết ơn đối với quý thầy,
cô giáo Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tận tình giảng dạy, tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS,TS. Nguyễn Xuân Thức đã
tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành
Luận văn.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu cùng tập thể cán bộ
quản lý, giáo viên và phụ huynh học sinh Trƣờng Mầm Non Thăng Long
– Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội; Trƣờng Mầm Non Hoa Sen –
Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi học tập, nghiên cứu và giúp đỡ tôi thực hiện Luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, tôi đã rất cố gắng song
không tránh khỏi những sơ xuất, thiếu sót. Tôi kính mong nhận đƣợc ý
kiến đóng góp và chỉ dẫn quý báu của quý thầy, cô và bạn bè đồng nghiệp
để Luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2018

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Mai Lan

Footer Page 3 of 128.


Header Page 4 of 128.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ
nguồn gốc.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Mai Lan

Footer Page 4 of 128.


Header Page 5 of 128.

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG SỐ
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THẨM MỸ
HỘI HỌA CHO TRẺ EM TRONG CÁC TRƢỜNG MẦM NON THÔNG
QUA HOẠT ĐỘNG DÃ NGOẠI .................................................................. 7
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ............................................................... 7
1.1.1. Nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ ................................................... 7
1.1.2. Nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng mầm
non ........................................................................................................... 9
1.2. Quản lý ............................................................................................... 11
1.2.1. Khái niệm quản lý ........................................................................ 11
1.2.2. Chức năng quản lý ........................................................................ 13
1.3. Hoạt động dã ngoại và mối quan hệ với giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm
non ............................................................................................................ 14
1.3.1. Hoạt động dã ngoại ở các trƣờng mầm non .................................. 14
1.3.2. Mối quan hệ, vai trò của hoạt động dã ngoại trong giáo dục thẩm
mỹ cho trẻ em......................................................................................... 16
1.4. Giáo dục thẩm mỹ hội họa thông qua hoạt động dã ngoại cho trẻ mầm
non ............................................................................................................ 17

Footer Page 5 of 128.


Header Page 6 of 128.

1.4.1. Khái niệm giáo dục thẩm mỹ và giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ
mầm non ................................................................................................ 17
1.4.2. Các thành tố của giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ mầm non thông
qua hoạt động dã ngoại........................................................................... 17

1.4.3. Đặc điểm lứa tuổi mầm non 3-5 tuổi ............................................ 25
1.5. Quản lý giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ mầm non trong các trƣờng
mẫu giáo thông qua hoạt động dã ngoại .................................................... 27
1.5.1. Lập kế hoạch giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ mầm non ........... 27
1.5.2. Tổ chức giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ mầm non thông qua hoạt
động dã ngoại ......................................................................................... 28
1.5.3. Chỉ đạo giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ mầm non thông qua hoạt
động dã ngoại ......................................................................................... 29
1.5.4. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ
mầm non thông qua hoạt động dã ngoại ................................................. 30
1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ em
trong trƣờng mẫu giáo thông qua hoạt động dã ngoại ................................ 30
1.6.1. Các yếu tố thuộc về nhà trƣờng mầm non ..................................... 30
1.6.2. Các yếu tố thuộc về gia đình mầm non ảnh hƣởng đến quản lý giáo
dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ em............................................................. 31
1.6.3. Các yếu tố thuộc về xã hội ảnh hƣởng đến quản lý giáo dục thẩm
mỹ hội họa cho trẻ em trong các trƣờng mầm non thông qua hoạt động dã
ngoại ...................................................................................................... 32
Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................ 34
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC THẨM MỸ HỘI
HỌA CHO TRẺ EM TRONG CÁC TRƢỜNG MN QUẬN THANH XUÂN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DÃ NGOẠI ............ 35

Footer Page 6 of 128.


Header Page 7 of 128.

2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ
em trong các trƣờng mầm non ................................................................... 35

2.1.1. Mục đích khảo sát ........................................................................ 35
2.1.2. Nội dung khảo sát ......................................................................... 35
2.1.3. Phƣơng pháp khảo sát, cách cho điểm và thang đánh giá .............. 35
2.1.4. Địa bàn khảo sát ........................................................................... 36
2.1.5. Mẫu khảo sát ................................................................................ 37
2.2. Thực trạng hoạt động dã ngoại ở các trƣờng mầm non quận Thanh
Xuân, Hà Nội ............................................................................................ 38
2.2.1. Nhận thức vai trò của hoạt động dã ngoại đối với giáo dục thẩm mỹ
hội họa. .................................................................................................. 38
2.2.2. Thực trạng mức độ thực hiện các hoạt động dã ngoại ................... 41
2.3. Thực trạng giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ mầm non trong các
trƣờng mầm non quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội ............................. 42
2.3.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ
trong các trƣờng mầm non...................................................................... 42
2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ
trong các trƣờng mầm non...................................................................... 44
2.3.3. Thực trạng mức độ thực hiện phƣơng pháp giáo dục thẩm mỹ hội
họa cho trẻ trong các trƣờng mầm non ................................................... 46
2.3.4. Thực trạng hình thức giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ trong các
trƣờng mầm non ..................................................................................... 47
2.3.5. Thực trạng cơ sở vật chất giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ trong
các trƣờng mầm non ............................................................................... 48
2.3.6. Thuận lợi, khó khăn trong việc giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ
em trong các trƣờng mầm non ................................................................ 50

Footer Page 7 of 128.


Header Page 8 of 128.


2.4. Thực trạng quản lý giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ mầm non từ 3-5
tuổi trong các trƣờng mầm non quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội ....... 52
2.4.1. Lập kế hoạch giáo dục thẩm mỹ hội họa ....................................... 53
2.4.2. Tổ chức giáo dục thẩm mỹ hội họa ............................................... 55
2.4.3. Chỉ đạo giáo dục thẩm mỹ hội họa ............................................... 56
2.4.4. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giáo dục thẩm mỹ hội họa ........ 58
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý giáo dục thẩm mỹ hội họa
cho trẻ mầm non trong trƣờng mầm non quận Thanh Xuân, Hà Nội ......... 61
2.5.1. Các yếu tố thuộc về nhà trƣờng mầm non ..................................... 61
2.5.2. Các yếu tố thuộc về gia đình mầm non ......................................... 63
2.5.3. Các yếu tố thuộc về xã hội ............................................................ 64
2.6. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ hội họa cho
trẻ em mầm non trong các trƣờng mầm non quận Thanh Xuân, Thành phố
Hà Nội....................................................................................................... 67
2.6.1. Thành công và nguyên nhân ......................................................... 67
2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................... 69
Kết luận chƣơng 2 ........................................................................................ 72
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC THẨM MỸ HỘI HỌA
CHO TRẺ EM TRONG CÁC TRƢỜNG MẦM NON QUẬN THANH
XUÂN, HÀ NỘI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DÃ NGOẠI ...................... 73
3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp quản lý giáo dục thẩm mỹ hội họa cho
trẻ em mầm non trong các trƣờng mầm non quận Thanh Xuân - Thành phố
Hà Nội....................................................................................................... 73
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa.................................................. 73
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp ................................................ 73
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính bền vững............................................... 74

Footer Page 8 of 128.



Header Page 9 of 128.

3.2. Biện pháp quản lý giáo dục thẩm mỹ hội họa thông qua hoạt động dã
ngoại cho trẻ em trong các trƣờng mầm non quận Thanh Xuân - Thành phố
Hà Nội....................................................................................................... 74
3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và phụ
huynh học sinh về tầm quan trọng của giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ
em. ......................................................................................................... 74
3.2.2. Tổ chức bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng giáo viên mầm non về giáo
dục thẩm mỹ hội họa thông qua hoạt động dã ngoại cho trẻ em.............. 77
3.2.3. Tổ chức giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ thông qua các hình thức
dã ngoại.................................................................................................. 79
3.2.4. Đánh giá kết quả giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ thông qua sản
phẩm trẻ đã thực hiện ............................................................................. 83
3.2.5. Xây dựng môi trƣờng giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ em trong
các trƣờng mầm non ............................................................................... 86
3.2.6. Tổ chức xã hội hóa giáo dục thẩm mỹ hội họa thông qua hoạt động
dã ngoại cho trẻ em ................................................................................ 92
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý giáo dục thẩm mỹ hội họa cho
trẻ em mầm non thông qua hoạt động dã ngoại trong các trƣờng mầm non
quận Thanh Xuân, Hà Nội ......................................................................... 94
3.4. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo
dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ em mầm non trong các trƣờng mầm non quận
Thanh Xuân, Hà Nội thông qua hoạt động dã ngoại .................................. 97
3.4.1. Mục đích khảo sát ........................................................................ 97
3.4.2. Đối tƣợng khảo sát ....................................................................... 97
3.4.3. Cách cho điểm và thang đánh giá ................................................. 97
3.4.4. Kết quả khảo sát ........................................................................... 97
Kết luận chƣơng 3 ...................................................................................... 104


Footer Page 9 of 128.


Header Page 10 of 128.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 105
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC................................................ 109
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ................................................................ 109
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................... 110
PHỤ LỤC

Footer Page 10 of 128.


Header Page 11 of 128.

BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT

Chữ viết tắt

Nội dung

1

CBQL

Cán bộ quản lý


2

GDMN

Giáo dục mầm non

3

GVMN

Giáo viên mầm non

4

QLGD

Quản lý giáo dục

5

QLMN

Quản lý mầm non

6

TMHH

Thẩm mỹ hội họa


Footer Page 11 of 128.


Header Page 12 of 128.

DANH MỤC BẢNG SỐ
Bảng 2.1 Cách cho điểm và thang đánh giá thực trạng giáo dục thẩm mỹ hội
họa và quản lý giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ em thông qua hoạt động dã
ngoại ............................................................................................................ 36
Bảng 2.2. Cách cho điểm và thang đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến quản
lý giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ em thông qua hoạt động dã ngoại ........ 36
Bảng 2.3. Mẫu khách thể khảo sát thực trạng ............................................... 37
Bảng 2.4. Thực trạng mức độ nhận thức vai trò của hoạt động dã ngoại đối
với giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ mầm non ........................................... 38
Bảng 2.5.Thực trạng mức độ thực hiện hoạt động dã ngoại cho trẻ mầm non
..................................................................................................................... 41
Bảng 2.6. Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ
trong các trƣờng mầm non ............................................................................ 43
Bảng 2.7. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ
trong các trƣờng mầm non ............................................................................ 44
Bảng 2.8. Thực trạng mức độ thực hiện phƣơng pháp giáo dục thẩm mỹ hội
họa cho trẻ trong các trƣờng mầm non ......................................................... 46
Bảng 2.9. Thực trạng hình thức giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ trong các
trƣờng mầm non ........................................................................................... 47
Bảng 2.10. Thực trạng cơ sở vật chất giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ trong
các trƣờng mầm non ..................................................................................... 48
Bảng 2.11. Thuận lợi, khó khăn trong việc giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ
em trong các trƣờng mầm non ...................................................................... 50
Bảng 2.12. Đánh giá thực trạng lập kế hoạch giáo dục thẩm mỹ hội họa cho
trẻ em trong các trƣờng mầm non ................................................................. 53

Bảng 2.13. Đánh giá thực trạng tổ chức quản lý giáo dục thẩm mỹ hội họa cho
trẻ em trong các trƣờng mầm non ................................................................. 55

Footer Page 12 of 128.


Header Page 13 of 128.

Bảng 2.14. Đánh giá thực trang chỉ đạo giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ em
trong các trƣờng mầm non............................................................................ 56
Bảng 2.15. Đánh giá thực trạng kiểm tra việc thực hiện giáo dục thẩm mỹ hội
họa cho trẻ em trong các trƣờng mầm non .................................................... 58
Bảng 2.16. Thực trạng mức độ thực hiện các nội dung quản lý giáo dục thẩm
mỹ hội họa cho trẻ thông qua hoạt động dã ngoại ........................................ 59
Bảng 2.17. Đánh giá thực trạng các yếu tố thuộc về nhà trƣờng ảnh hƣởng đến
quản lý giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ em trong các trƣờng mầm non .... 61
Bảng 2.18. Đánh giá thực trạng các yếu tố thuộc về gia đình ảnh hƣởng đến
quản lý giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ em trong các trƣờng mầm non .... 63
Bảng 2.19. Đánh giá thực trạng các yếu tố thuộc về xã hội ảnh hƣởng đến
quản lý giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ em trong các trƣờng mầm non .... 64
Bảng 2.20. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý giáo dục thẩm mỹ
hội họa cho trẻ mầm non trong trƣờng mầm non quận Thanh Xuân, Hà Nội
thông qua hoạt động dã ngoại ....................................................................... 66
Bảng 3.1. Đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp quản lý giáo dục thẩm mỹ
hội họa cho trẻ em trong các trƣờng mầm non .............................................. 98
Bảng 3.2. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục thẩm mỹ
hội họa cho trẻ em trong các trƣờng mầm non ............................................ 100
Bảng 3.3. Mối quan hệ giữa tính cấp thiết và khả thi của biện pháp quản lý
giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ em trong các trƣờng mầm non ............... 102


Footer Page 13 of 128.


Header Page 14 of 128.

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng mức độ thực hiện giáo dục
thẩm mỹ hội họa cho trẻ em trong trƣờng mầm non ..................................... 50
Biểu đồ 2.2. Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng quản lý giáo dục thẩm mỹ
hội họa cho trẻ em trong trƣờng mầm non .................................................... 60
Biểu đồ 2.3. Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng, mức độ ảnh hƣởng của các
yếu tố đến quản lý giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ em trong các trƣờng
mầm non thông qua hoạt động dã ngoại ....................................................... 67
Biểu đồ 3.1. Mối quan hệ giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
quản lý giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ em thông qua hoạt động dã ngoại
................................................................................................................... 103

Footer Page 14 of 128.


Header Page 15 of 128.

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong những năm đầu đời, sự hình thành năng lực cơ bản của trẻ là
vô cùng quan trọng, không chỉ dừng ở việc học mà còn cần phát triển khả
năng nhận thức, tập trung, kiên trì, đạo đức, tình cảm với mọi ngƣời và vạn
vật xung quanh. Thời thơ ấu với năm năm đầu tiên là thời kỳ vàng cho sự phát
triển não bộ, nền tảng cấu trúc bộ não mà chúng ta sử dụng cho cuộc sống.

Bƣớc sang tuổi thứ 6, một quá trình khác bắt đầu thực hiện trên bộ não của
trẻ, khi đó, các kết nối thần kinh chƣa đƣợc thiết lập và mở ra sẽ bắt đầu bị
loại bỏ dần, quá trình này đƣợc gọi là quá trình lƣợc bỏ đi, não của chúng ta
sẽ sử dụng đƣợc linh hoạt, có khả năng thích ứng và thay đổi trong suốt cả
cuộc đời. Do đó, chúng ta nên tận dụng những năm vàng này để cho trẻ phát
triển kiến trúc não bộ tôt nhất.Trong giai đoạn từ 3-5 tuổi, những nền tảng cơ
bản về trí tuệ nhƣ: cảm xúc, ngôn ngữ, khả năng hình thành tƣ duy logic đƣợc
phát triển mạnh mẽ, chúng ta rèn luyện cho trẻ tƣ duy sáng tạo sớm sẽ giúp
ích rất nhiều cho con trẻ sau này.
Giáo dục thẩm mỹ đối với trẻ em mầm non vừa có giá trị giáo dục sâu
sắc đồng thời hỗ trợ cho các quá trình phát triển khác của trẻ thông qua các
hoạt động mỹ thuật có liên quan mật thiết với cuộc sống hàng ngày của trẻ.
Giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi là một chƣơng trình
đào tạo đã và đang đƣợc thực hiện tại các trƣờng mầm non nhƣng để đi sâu và
khai thác giáo dục thẩm mỹ hội họa thông qua hiệu quả của hoạt động dã
ngoại lại chƣa đƣợc khai thác sâu lợi ích mà hoạt động này đem lại. Là một
phƣơng pháp đơn giản, cụ thể và có mục đích rõ ràng. Hoạt động này có sự
nổi bật về mặt tự nhiên, do đó trẻ dễ dàng thực hiện đƣợc trong khả năng của
mình ở giai đoạn đầu đời. Trẻ sẽ đƣợc tự do cảm nhận và thể hiện mọi hoạt

Footer Page 15 of 128.


Header Page 16 of 128.

2
động theo mục đích và sự hiểu biết của trẻ dƣới sự gợi mở, hƣớng dẫn của
giáo viên. Từ đó, sẽ thiết lập cho trẻ những kỹ năng cần thiết, trẻ dễ ghi nhớ
thông tin hơn rất nhiều so với việc học theo phƣơng pháp truyền thống.
Hầu hết trẻ em đều rất thích vẽ, dù là bức vẽ theo mẫu hay theo cảm

hứng, trẻ luôn muốn thể hiện tài năng của mình và mong muốn đƣợc mọi
ngƣời khen và công nhận. Những bài vẽ đơn giản có logic sẽ đem lại hiệu quả
rất cao.
Giáo dục thẩm mỹ và giáo dục thẩm mỹ hội họa nói riêng thông qua
việc sử dụng vẻ đẹp thiên nhiên sẽ có sức ảnh hƣởng mạnh mẽ đến sự phát
triển tâm hồn của trẻ. Với hoạt động khuyến kích trẻ quan sát, nhận xét các sự
vật hiện tƣợng từ thiên nhiên trẻ sẽ cảm nhận đƣợc vẻ đẹp tinh tế từ thiên
nhiên với ánh mặt trời rực rỡ, với những khóm cây khoác trên mình mảng lá
xanh non đang đung đƣa mềm mại trong gió, với giọt sƣơng long lanh trên lá,
những bông hoa muôn màu muôn sắc, với cánh đồng lúa chín vàng thơm
mát… Việc quan sát, cảm nhận thiên nhiên, cảm nhận cuộc sống giúp ích cho
việc cảm thụ tranh ở trẻ. Từ cảm nhận đƣợc tranh mà trẻ thấy hứng thú với
việc vẽ tranh, khơi gợi sự sáng tạo ở trẻ.Sự sáng tạo của trẻ trong tranh sẽ trở
thành phƣơng tiện để trẻ nhận thức cái đẹp và thể hiện phong phú tâm hồn trẻ.
Cách học vẽ dựa trên những nguyên liệu tự có trong thiên nhiên ở mỗi
buổi học dã ngoại là sự lựa chọn đơn giản mà hiệu quả trong giáo dục thẩm
mỹ hội họa cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi, sẽ là một hình thức vừa chơi vừa học với
trẻ vô cùng thú vị. Thông qua hoạt động dã ngoại để giáo dục thẩm mỹ cho
trẻ, trẻ cảm thấy yêu thiên nhiên và muốn trở nên tốt đẹp hơn, tăng thêm ý
thức bảo vệ và chăm sóc thiên nhiên, tạo nên môi trƣờng sống ngày càng đẹp
hơn.
Chất lƣợng giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ em mầm non thông qua
hoạt động dã ngoại nói trên phụ thuộc trực tiếp vào hoạt động quản lý của các

Footer Page 16 of 128.


Header Page 17 of 128.

3

nhà quản lý nhà trƣờng mầm non mà trƣớc hết là ngƣời hiệu trƣởng trƣờng
mầm non. Nâng cao chất lƣợng quản lý đồng nghĩa là nâng cao chất lƣợng
giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ em trong nhà trƣờng mầm non. Vì vậy
nghiên cứu để đƣa ra các biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất
lƣợng giáo dục thẩm mỹ hội họa thông qua hoạt động dã ngoại là đúng hƣớng
và cần thiết về mặt lý luận.
1.2. Thực tế trong các nhà trƣờng mầm non quận Thanh Xuân, thành
phố Hà Nội, quản lý giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ em mẫu giáo còn
những hạn chế trong việc tổ chức, phối hợp các hình thức hoạt động để giáo
dục thẩm mỹ … dẫn đến chƣa khai thác hiệu quả khả năng tƣ duy sáng tạo
của trẻ, chƣa đem lại hiệu quả ứng dụng cao trong thực tế cuộc sống và học
tập ở trong trƣờng mầm non.
1.3. Trong lĩnh vực quản lý giáo dục mầm non đã có nhiều công trình
nghiên cứu đi theo các hƣớng: quản lý chăm sóc giáo dục trẻ, quản lý giáo
dục lễ giáo truyền thống cho trẻ em, quản lý hoạt động nuôi dƣỡng trẻ em,
v.v... nhƣng nghiên cứu về quản lý giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ còn ít
đƣợc nghiên cứu, mặc dù thực tiễn trong nhà trƣờng mầm non rất cần thiết có
những công trình nghiên cứu về vấn đề này.
Xuất phát từ các lý do trên, tôi chọn đề tài “Quản lý giáo dục thẩm
mỹ hội họa cho trẻ em mẫu giáo trong các trƣờng Mầm non Quận Thanh
Xuân - Hà Nội thông qua hoạt động dã ngoại” làm luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Quản lý giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng giáo dục thẩm
mỹ và quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ em trƣờng mầm
non lứa tuổi từ 3-5 tuổi, đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục nhằm nâng

Footer Page 17 of 128.



Header Page 18 of 128.

4
cao chất lƣợng giáo dục trong các trƣờng mầm non, nâng cao chất lƣợng giáo
dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ em.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giáo dục thẩm mỹ hội họa cho
trẻ em trƣờng mầm non thông qua hoạt động dã ngoại.
3.2. Khảo sát thực trạng giáo dục thẩm mỹ hội họa và quản lý giáo dục
thẩm mỹhội họa cho trẻ em ở các trƣờng mầm non quận Thanh Xuân, thành
phố Hà Nội.
3.3. Đề xuất biện pháp quản lý giáo dục thẩm mỹ hội họa thông qua
hoạt động dã ngoại cho trẻ em ở các trƣờng mầm non quận Thanh Xuân,
thành phố Hà Nội.
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của biện pháp quản lý giáo
dục thẩm mỹ hội họa đề xuất trong đề tài.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ em mẫu giáo trong các
trƣờng mầm non quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội thông qua hoạt động dã
ngoại
4.2. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ em mẫu giáo trong các
trƣờng mầm non thông qua hoạt động dã ngoại.
4.3. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
- Quản lý giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ em trƣờng mầm non của
hiệu trƣởng trƣờng mầm non theo tiếp cận chức năng quản lý.
- Chỉ giới hạn giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi.
- Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo bao gồm: âm nhạc và hội họa,
nhƣng đề tài chỉ nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ hội họa.


Footer Page 18 of 128.


Header Page 19 of 128.

5
- Có nhiều hoạt động trải nghiệm để giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ
mẫu giáo nhƣng đề tài chỉ giới hạn thông qua hoạt động dã ngoại.
4.4. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Trƣờng mầm non Thăng Long - Quận Thanh Xuân - Hà Nội.
Trƣờng mầm non Hoa Sen - Quận Thanh Xuân - Hà Nội.
4.5. Giới hạn về khách thể khảo sát gồm 03 nhóm khách thể
- Nhóm 1: Cán bộ quản lý.
- Nhóm 2: Giáo viên mầm non.
- Nhóm 3: Cha mẹ học sinh.
4.6. Thời gian lấy số liệu
Thời gian lấy số liệu: Từ năm 2016 đến 2018
5. Giả thuyết khoa học
Thực tiễn quản lý giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ em lứa tuổi 3-5
tuổi ở các trƣờng mầm non quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội đã đạt đƣợc
kết quả giúp trẻ mầm non có kỹ năng thẩm mỹ cơ bản, nhƣng trƣớc bối cảnh
đổi mới giáo dục mầm non hiện nay thì còn bộc lộ những bất cập trong công
tác lập kế hoạch, tổ chức giáo dục thẩm mỹ, đánh giá kết quả hoạt động giáo
dục thẩm mỹ. Nếu đề xuất và áp dụng các biện pháp quản lý giáo dục thẩm
mỹ cho trẻ em trƣờng mầm non sẽ nâng cao đƣợc chất lƣợng hoạt động giáo
dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ em trong các trƣờng mầm non.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, phân loại tài liệu nhằm tìm hiểu và

xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ và quản
lý giáo dục thẩm mỹ
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: thông qua các
phương pháp nghiên cứu, phỏng vấn, điều tra bằng phiếu, tổng kết kinh

Footer Page 19 of 128.


Header Page 20 of 128.

6
nghiệm... thu thập các số liệu xác lập cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện
pháp quản lý giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ em trong các trƣờng mầm non
thông qua hoạt động dã ngoại.
6.3. Nhóm phương pháp xử lý số hiệu: sử dụng các công thức toán
thống kê nhƣ số trung bình cộng, tần xuất, hệ số tƣơng quan… để định lƣợng
kết quả nghiên cứu.
* Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ
em trong các trƣờng mầm non thông qua hoạt động dã ngoại
Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ em
trong các trƣờng mầm non Quận Thanh Xuân, Hà Nội thông qua hoạt động dã
ngoại.
Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ em
trong các trƣờng mầm non Quận Thanh Xuân, Hà Nội thông qua hoạt động dã
ngoại.

Footer Page 20 of 128.



Header Page 21 of 128.

7
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THẨM MỸ HỘI HỌA
CHO TRẺ EM TRONG CÁC TRƢỜNG MẦM NON
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DÃ NGOẠI
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ
Giáo dục mầm non đang ngày càng khẳng định tầm quan trọng và vị
thế trong hệ thống giáo dục quốc dân và thu hút đƣợc sự quan tâm của Đảng,
nhà nƣớc. Điều này đƣợc thể hiện trong Nghị quyết TW4 khoa VII, Nghị
quyết TW2 khóa VIII, Nghị quyết TW6 khóa IX về GD-ĐT của Đảng.
Một trong những quan điểm cơ bản của giáo dục mầm non nƣớc ta là
coi trọng việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ trong và ngoài nhà
trƣờng, là vấn đề rất quan trọng trong việc phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm
mỹ, trí tuệ, lao động… Giáo dục mầm non là tổ chức mọi hoạt động của trẻ
nhằm hoàn thiện hoạt động vui chơi làm nảy sinh các yếu tố của hoạt động
học tập và những tiền đề của hoạt động lao động. Sự nghiệp giáo dục mầm
non cần có nhiều hình thức và biện pháp phù hợp với yêu cầu của sự phát
triển kinh tế - xã hội hiện nay, để ngày càng có nhiều trẻ em đƣợc nuôi dƣỡng,
chăm sóc và giáo dục tốt hơn.
Trong những năm qua, vấn đề quản lý giáo dục mầm non đã đƣợc
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, nhiều công trình nghiên cứu ở các cấp độ
khác nhau đã đƣợc thực hiện: đề tài cấp Bộ, một số luận văn tiến sĩ, thạc sĩ,
v.v... Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu sau:
- Trên thế giới: N.A.Vetlughina [22], “Phương pháp dạy trẻ em mẫu
giáo vẽ, lắp ghép và cắt dán”. Bên cạnh việc giới thiệu phƣơng pháp dạy trẻ

vẽ, lắp ghép, cắt dán, tác giả chú trọng đến hƣớng dẫn giáo viên mầm non

Footer Page 21 of 128.


Header Page 22 of 128.

8
cách khai thác những bức vẽ trang trí của nghệ thuật dân gian Nga để giáo
dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ em.
- N.P.Xaculinna [14], “Phương pháp dạy trẻ hoạt động tạo hình và
chắp ghép” rất chú trọng việc hƣớng dẫn giáo viên mầm non các cách thức
giúp trẻ em làm quen với các sản phẩm nghệ thuật tạo hình (tranh ảnh, hiện
vật…) thông qua đó hình thành cho trẻ thẩm mỹ hội họa.
- E.A. Kôtxakopxkaia [9], “Dạy nặn trong trường mẫu giáo” đã thông
qua dạng hoạt động tạo hình mà trẻ mẫu giáo yêu thích để phát triển khiếu
thẩm mỹ, phát triển trí tƣởng tƣợng và giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em…
- D.A Bogacheva [6], “cắt dán trang trí theo kiểu dân tộc ở mẫu giáo”
đã đƣa trang trí dân gian dân tộc vào hoạt động của trẻ mẫu giáo để từ đó hình
thành khiếu thẩm mỹ cho trẻ và giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em trong nhà
trƣờng mầm non.
- Ở Việt Nam dã có nhiều bài viết của các tác giả: Hoàng Thị Phƣơng
[22], “Giáo dục trẻ mầm non sáng tạo nghệ thuật – bắt đầu từ hoạt động
khám phá môi trường xung quanh”: Đặt vấn đề giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em
trong quá trình tổ chức các hoạt động khám phá môi trƣờng xung quanh, tác
giả cũng khuyến cáo để giáo dục thẩm mỹ cho trẻ thì khi tổ chức các hoạt
động cần sử dụng kiến thức của trẻ và cho trẻ làm nhiều để tạo ra sản phẩm
nghệ thuật…; Nguyễn Thị Yến Phƣơng [24] (2005), “Giáo dục thẩm mỹ cho
trẻ mẫu giáo lớn thông qua tạo hình”; Lê Quang Vinh [30], “giáo dục thẩm
mỹ ở nước ta hiện nay”; Ngô Tú Hiền [11], “giáo dục thẩm mỹ - công cụ quan

trọng để xây dựng nhân cách có văn hóa trong văn hóa giáo dục – giáo dục
và văn hóa”; Đàm Thị Hoài Dung [6], “Cho trẻ mẫu giáo làm quen với các
bố cục hoa văn dân tộc thông qua hoạt động xếp dán tranh trang trí”; Kiều
Thị Hồng Thủy [29], “Một số biện pháp giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
làm quen với nghệ thuật tạo hình truyền thống”; Phan Thị Việt Hoa [14]

Footer Page 22 of 128.


Header Page 23 of 128.

9
(1996), “Một số biện pháp bồi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo
thông qua hội họa”...
Các nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ trên các tạp chí khoa học trên cơ
sở lý luận và thực tiễn đƣa ra các biện pháp giáo dục giúp trẻ làm quen với
các dạng hoạt động tạo hình khác nhau, qua đó giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em
trong trƣờng mầm non.
1.1.2. Nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường
mầm non
Để nâng cao chất lƣợng giáo dục cho trẻ em, đã có nhiều công trình
nghiên cứu đứng ở góc độ quản lý giáo dục nghiên cứu về quản lý các hoạt
động giáo dục khác nhau, các mặt giáo dục khác nhau trong nhà trƣờng mầm
non. Có thể nêu ra một số công trình nghiên cứu, các luận văn thạc sĩ chuyên
ngành quản lý giáo dục:
Nguyễn Bích Ngọc [21] (2017), “Quản lý giáo dục thể chất trong
trường mầm non quận Long Biên, Thành phố Hà Nội”; Trƣơng Thị Ngọc
Loan [18] (2016), “Quản lý hoạt động hoạt động phòng chống tai nạn thương
tích cho trẻ em trong các trường mầm non quận Cầy Giấy, Thành phố Hà
Nội.”; Công Thị Hoàng Điệp [7] (2017), “Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho

trẻ em trong các trường mầm non quận Tây Hồ, Thanh phố Hà Nội.”; Phạm
Thị Thanh Hƣơng [15] (2014), “Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho
trẻ 5 tuổi dân tộc thiểu số tại các trường mầm non Thành phố Hòa Bình.”;
Nguyền Thị Minh [19] (2010), “Quản lý giáo dục hành vi lễ giáo cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non Thành phố Hà Nội.”; Nguyễn Thị Thực
[28] (2015), “Quản lý giáo dục thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động tạo
hình ở các trường mầm non Thành phố Hòa Bình”.
Các luận văn cấp độ thạc sĩ đều trên cơ sở xác định khung lý luận về
vấn đề quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ (khái niệm, nội dung quản lý và các

Footer Page 23 of 128.


Header Page 24 of 128.

10
yếu tố ảnh hƣởng) từ đó sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu lý luận và thực
tiễn dựng nên một bức tranh toàn cảnh về hoạt động giáo dục, quản lý hoạt
động giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất… trên cơ sở đó đề xuất các biện
pháp nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động giáo dục ở các mặt đƣợc nghiên
cứu nhƣ giáo dục thể chất, giáo dục chống tai nạn thƣơng tích…cho trẻ em
trong các trƣờng mầm non. Nhƣ Hoàng Hải Quỳnh [26], “ Quản lý hoạt
động chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi đi học lớp 1 trong các trường mầm non thực
hành” đã công bố kết quả nghiên cứu về chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi đi học lớp 1
và quản lý của hiệu trƣởng trƣờng mầm non đối với hoạt động cho trẻ 5 tuổi
chuẩn bị đi học lớp 1. Tác giả đề xuất 6 biện pháp nhằm làm tốt hơn công tác
quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi đi học lớp 1 trong các trƣờng mầm
non thực hành - Thành phố Hà Nội: 1) Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản
lý, giáo viên mầm non và phụ huynh học sinh về tầm quan trọng, nội dung và
mức độ chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi đi học lớp 1; 2) Lập kế hoạch hoạt động chuẩn

bị cho trẻ theo đúng mục đích, nội dung chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi đi học lớp 1;
3) Tổ chức hoạt động chuẩn bị cho trẻ theo đúng mục đích, nội dung chuẩn bị
cho trẻ 5 tuổi đi học lớp 1; 4) Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chuẩn bị cho trẻ
theo đúng mục đích, nội dung chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi đi học lớp 1theo đúng qui
định; 5) Tổ chức nâng cao năng lực chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi đi học lớp 1 cho
giáo viên mầm non; 6) Tăng cƣờng cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ
cho hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi đi học lớp 1.
Nhận xét:
- Các nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ nhiều, còn nghiên cứu về quản
lý giáo dục thẩm mỹ cho trẻ trong trƣờng mầm non còn ít đƣợc nghiên cứu.
- Trong lĩnh vực quản lý giáo dục mầm non, các công trình nghiên cứu
tập trung vào quản lý giáo dục ở các khía cạnh khác nhau nhƣ: quản lý giáo
dục kỹ năng sống, quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dạy trẻ, quản lý hoạt

Footer Page 24 of 128.


Header Page 25 of 128.

11
động phòng chống tai nạn thƣơng tích cho trẻ em, v.v...còn nghiên cứu về
quản lý giáo dục thẩm mỹ chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều.
- Nghiên cứu quản lý giáo dục thẩm mỹ hội họa thông qua hoạt động dã
ngoại đặc biệt trên địa bàn Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội chƣa có
công trình nghiên cứu nào.
Vì vậy sự lựa chọn đề tài đã xác định đƣợc điểm mới trong lĩnh vực
quản lý giáo dục mầm non và đã xác định các vấn đề hiện vẫn cần đƣợc giải
quyết trong luận văn: a) Xác định cơ sở lý luận về quản lý giáo dục thẩm mỹ
hội họa cho trẻ em trong trƣờng mầm non thông qua hoạt động dã ngoại; b)
Phát hiện thực trạng hoạt động giáo dục thẩm mỹ hội họa thông qua hoạt

động dã ngoại; Quản lý giáo dục thẩm mỹ hội họa và các yếu tố ảnh hƣởng
đến quản lý giáo dục thẩm mỹ hội họa cho trẻ em trong các trƣờng mầm non
thông qua hoạt động dã ngoại; c) Đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục
thẩm mỹ hội họa cho trẻ em trong các trƣờng mầm non thông qua hoạt động
dã ngoại.
1.2. Quản lý
1.2.1. Khái niệm quản lý
Quản lý là vấn đề nghiên cứu trung tâm của nhiều khoa học nhƣ khoa
học quản lý đại cƣơng, tâm lý học, điều khiển học, v.v... và đã tập trung nhiều
nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề này. Có thể kể ra một số cách hiểu về
quản lý của các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc.
- C. Mac [10]: “Tất cả mọi lao động trực tiếp hay lao động chung nào
tiến hành trên qui mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo
để điều hòa những hoạt động cá nhân… Một người độc tấu vĩ cầm riêng lẻ tự
mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng.”
- F. Taylor [1]: “Quản lý là biết rõ ràng, chính xác điều bạn muốn
người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành tốt công việc

Footer Page 25 of 128.


×