Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Phân tích rủi ro trong kinh doanh tại các công ty người mẫu ở TP hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.54 KB, 62 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

QUẢN TRỊ RỦI RO
TÊN ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG KINH DOANH
TẠI CÁC CÔNG TY NGƯỜI MẪU Ở Tp. HỒ CHÍ MINH
GVHD. Nguyễn Minh Thoại
Lớp K12407B
Nhóm 1

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 04 năm 2015



MỤC LỤC
PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG KINH DOANH TẠI CÁC CÔNG TY
NGƯỜI MẪU Ở VIỆT NAM.
GIỚI THIỆU........................................................................................................1
Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO
TRONG KINH DOANH.....................................................................................3
1.1 Rủi ro trong kinh doanh................................................................................3
1.1.1 Khái niệm rủi ro...........................................................................................3
1.1.2 Khái niêm rủi ro trong kinh doanh.............................................................3
1.1.3 Phân loại rủi ro............................................................................................4
1.1.3.1 Phân loại theo phương pháp quản trị rủi ro truyền thống.....................4
1.1.3.2 Phân loại rủi ro theo nguồn gốc rủi ro....................................................5
1.1.3.3 Phân loại rủi ro theo môi trường hoạt động...........................................7
1.1.3.4 Phân loại theo đối tượng rủi ro................................................................7
1.1.3.5 Phân loại theo các ngành, lĩnh vực hoạt động........................................7
1.1.4 Mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận trong kinh doanh..........................8


1.1.5 Nguyên nhân gây ra rủi ro trong kinh doanh và các nhân tố làm gia
tăng mức độ rủi ro................................................................................................8
1.1.5.1 Nguyên nhân gây ra rủi ro trong kinh doanh............................................8
1.1.5.2 Các nhân tố làm gia tăng mức độ rủi ro..................................................10
1.2

Quản trị rủi ro trong kinh doanh.........................................................11

1.2 1 Khái niệm quản trị rủi ro...........................................................................11
1.2.2 Các nội dung quản trị rủi ro.....................................................................12


1.2.2 1 Nhận dạng- Phân tích – Đo lương rủi ro................................................14
1.2.2 2 Kiểm soát rủi ro.......................................................................................19
1.2.2 3 Tài trợ rủi ro............................................................................................20
1.2.3

Vai trò của quản trị rủi ro đối với các doanh nghiệp............................21

Chương 2: THỰC TRẠNG RỦI RO VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI
RO TRONG KINH DOANH CỦA CÁC NHÀ QUẢN LÝ NGƯỜI MẪU
TẠI TP.HCM......................................................................................................23
2.1 Sơ lược về ngành người mẫu Việt Nam hiện nay (trước tiên giới thiệu sơ
lược sau đó phân tích sâu về cơ hội và thách thức).........................................23
2.2 Phân tích các yếu tố tác động đến ngành người mẫu................................24
2.2.1 Yếu tố khách quan:....................................................................................24
2.2.2 Yếu tố chủ quan:........................................................................................24
2.3 Các loại rủi ro thường gặp trong giới người mẫu.....................................24
2.3 1 Rủi ro từ môi trường kinh doanh của các công ty quản lý người mẫu...25
2.3.1.1 Rủi ro về chính sách, pháp lý..................................................................25

2.3.1 2 Rủi ro từ nội bộ doanh nghiệp.................................................................25
2.3.1.3 Rủi ro ngành người mẫu..........................................................................31
2. 4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro......................................................................32
2.4.1 Nguyên nhân từ bên ngoài công ty ( nguyên nhân khách quan)............32
2.4.1.1 Môi trường pháp lý chưa đồng bộ, thống nhất........................................32
2.4.1.2 Nguyên nhân do thiếu hiểu biết về cơ chế, nguyên tắc, môi trường hoạt
động về các công ty quản lý và đào tạo người mẫu............................................33
2.4.2 Nguyên nhân từ nội bộ công ty (nguyên nhân chủ quan).......................34
2.4.2.1 Thiếu hiểu biết về cơ chế hoạt động các công ty quản lý người mẫu......34
2.4.2.2 Hạn chế cạnh tranh với các công ty người mẫu thế giới.........................34


2.4.2.3 Hạn chế về năng lực quản trị của các nhà quản lý người mẫu...............35
2.5 Tác động của rủi ro hiện nay đối với các nhà quản lý người mẫu...........36
2.5.1 Tác động của rủi ro từ môi trường kinh doanh.......................................36
2.5.2 Rủi ro từ nội bộ công ty.............................................................................37
2.5.3 Rủi ro ngành người mẫu...........................................................................38
2.6 Nhận thức về mức độ rủi ro của các nhà quản trị....................................39
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN TRỊ
RỦI RO CỦA CÁC NHÀ QUẢN LÝ NGƯỜI MẪU......................................42
3.1 Nhận xét tổng quát về hoạt động kinh doanh người mẫu Việt Nam.......42
3.2 Các giải pháp nhằm hạn chế và tăng cường công tác rủi ro trong kinh
doanh người mẫu...............................................................................................43
3.2.1 Hoàn thiện cơ sở pháp lý...........................................................................43
3.2.2 Nâng cao nhận thức về rủi ro của các đối tượng tham gia ngành.........44
3.2.3 Chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực........................................44
3.2.4 Công ty có hệ thống quy tắc/ quy định chặc chẽ......................................45
3.2.5 Quản lí thông tin, tài sản công ty..............................................................45
3.2.6 Dự phòng rủi ro, trích quỹ dự phòng rủi ro.............................................46
3.2.7 Quản trị bản thân......................................................................................46

KẾT LUẬN.........................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................50


1

PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG KINH DOANH
TẠI CÁC CÔNG TY NGƯỜI MẪU Ở VIỆT NAM
GIỚI THIỆU
Rủi ro xuất hiện ở mọi nơi trong cuộc sống, luôn đe dọa cuộc sống của con
người. Do vậy, con người luôn quan tâm và tìm cách đối phó rủi ro. Có thể nói,
lịch sử phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình đấu tranh nhằm
ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro. Và dù rằng trong suốt lịch sử phát triển của mình,
con người đã làm rất nhiều để giảm thiểu rủi ro, song khi một rủi ro này được
kiềm chế thì lại xuất hiện các rủi ro mới. Cùng với sự phát triển của xã hội, rủi ro
xuất hiện ngày càng đa dạng và phức tạp.
Trong kinh doanh, rủi ro luôn đồng hành với lợi nhuận. Mọi quyết định trong
kinh doanh đều được đưa ra trong điều kiện có rủi ro. Thành công có được một
phần không nhỏ là nhờ biết ngăn ngừa và hạn chế rủi ro. Biết vậy, song không ít
doanh nghiệp có đầy đủ nhận thức về tầm quan trọng của quản trị rủi ro, để từ đó
tìm ra các biện pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro một cách hữu hiệu. Nhiều
doanh nghiệp phải “chuốc” lấy nhiều tổn thất to lớn; đặc biệt, môi trường hội
nhập kinh tế quốc tế như hiện nay,chúng ta đang phải trải qua những thay đổi
liên tục và khó dự đoán trước. Vì vậy, rủi ro trong kinh doanh cũng xảy ra một
cách thường xuyên, rất khó kiểm soát và nó trở thành mối quan tâm của nhiều
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp muốn có lợi nhuận thì phải biết chấp nhận rủi
ro. Môi trường kinh doanh càng mở rộng thì rủi ro càng đa dạng và phức tạp, đặc
biệt là đối với môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc tham gia vào
quá trình kinh doanh sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi nhuận đồng thời



2

cũng đặt các doanh nghiệp đứng trước nhiều loại rủi ro mới chưa bao giờ gặp
phải trước đó.
Công ty quản lý và đào tạo người mẫu là nơi chuyên cung cấp người mẫu,
một phần quan trọng làm nên sự thành công của chương trình thời trang nhưng
được khoác lên người những bộ đồ hàng hiệu, được xuất hiện trên các trang bìa
tạp chí, có cơ hội nổi tiếng, được giao lưu và đi đây đi đó là những gì mà nghề
người mẫu mang đến cho một cô gái trẻ có sắc vóc. Sự hào nhoáng này đã khiến
nghề mẫu là ước mơ của biết bao nhiêu cô nàng mới lớn, sở hữu ngoại hình cao
ráo, cân đối. Thế nhưng ít ai biết rằng đằng sau vẻ đẹp bóng bẩy đó là một thế
giới nhiều cạm bẫy và cũng đầy tủi nhục.Người mẫu, vốn là nghề chịu sẵn định
kiến của đám đông. Bởi, ai đắp chăn người nấy ấm, còn quyền của kẻ ngoài chăn
là hồ nghi. Cũng bởi họ là sản phẩm của các công ty đào tạo và quản lý người
mẫu. Thế nên trong các công ty đào tạo và quản lý người mẫu có không ít rủi ro
khi hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này. Và để biết rõ hơn về vấn đề này,
nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích rủi ro trong kinh doanh tại
các Công ty người mẫu ở TP. Hồ Chí Minh”. Đến với đề tài này chúng tôi
muốn biết được các loại rủi ro mà các doanh nghiệp này đối mặt, cũng như cách
thức quản trị rủi ro của họ. Qua đó, có một cái nhìn tổng quát về lĩnh vực này,
cũng như những bài học kinh nghiệm sâu sắc để lại cho các thế hệ tiếp theo.


3

Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO
TRONG KINH DOANH
1.1 Rủi ro trong kinh doanh
1.1.1 Khái niệm rủi ro

Bàn về khái niệm rủi ro: Cho đến nay chưa có được định nghĩa thống nhất về
rủi ro. Những trường phái khác nhau, các tác giả khác nhau đưa ra những định
nghĩa rủi ro khác nhau. Những định nghĩa này rất phong phú và đa dạng, nhưng
tập trung lại có thể chia thành hai trường phái lớn: Trường phái truyền thống và
Trường phái hiện đại.
Theo Trường phái truyền thống, rủi ro được xem là sự không may mắn, sự
tổn thất mất mát, nguy hiểm. Nó được xem là điều không lành, điều không tốt,
bất ngờ xảy đến. Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế
so với lợi nhuận dự kiến. Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn
xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến
sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.Tóm lại, theo quan điểm này thì rủi
ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy
hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người.
Theo trường phái hiện đại, rủi ro (risk) là sự bất trắc có thể đo lường được,
vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những
tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những
cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp
phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết
quả tốt đẹp cho tương lai.


4

1.1.2 Khái niêm rủi ro trong kinh doanh
Rủi ro trong kinh doanh là một dạng rủi ro và nó cũng mang đầy đủ những
đặc điểm cơ bản như bất kỳ một loại rủi ro nào. Rủi ro trong kinh doanh thường
dễ nhận thấy và được con người quan tâm nhiều nhất. Bởi vì, trước hết kinh
doanh là một hoạt động mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, cho mỗi cá nhân
và lợi nhuận chính là động lực thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng phát triển
hoạt động của mình. Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rằng, kinh doanh thường có

nhiều nhân tố tác động, ảnh hưởng và làm gia tăng bất trắc. Những bất trắc
thường xuyên xảy ra trong môi trường kinh doanh dẫn đến “những sai lệch bất
lợi so với kết quả dự tính hay mong chờ” của doanh nghiệp.
Khác với một số rủi ro thông thường khác, rủi ro trong kinh doanh thường
rất cụ thể và có thể đo lường được. Sở dĩ như vậy là vì, khái niệm rủi ro trong
kinh doanh thường gắn với lợi nhuận và nhiều khi doanh nghiệp chấp nhận sự
mạo hiểm cùng với khả năng xảy ra rủi ro cao để có lợi nhuận kỳ vọng lớn.
Rủi ro trong kinh doanh đồng thời cũng rất đa dạng và phức tạp bởi nó chịu
nhiều tác động, không những từ nhân tố khách quan bên ngoài mà còn chính từ
nội bộ doanh nghiệp, từ chính nền kinh tế trong nước. Để có những chiến lược
và biện pháp quản trị rủi ro hiệu quả, con người cần phải biết nhận dạng, đánh
giá và phân loại rủi ro.
1.1.3 Phân loại rủi ro
1.1.3.1 Phân loại theo phương pháp quản trị rủi ro truyền thống
Rủi ro thảm họa: Các thảm họa thiên nhiên, thảm họa do con người hoặc có
sự tác động gián tiếp của con người (hỏa hoạn, chiến tranh, khủng bố)…


5

Rủi ro tài chính: các khoản nợ xấu, tỷ giá hối đoái, giá cổ phiếu hay lãi suất
biến động…
Rủi ro tác nghiệp: trang thiết bị, hệ thống máy tính hư hỏng, chuỗi cung
ứng hoặc quy trình hoạt động lỗi, bị gián đoạn, nhân viên bị tai nạn…
Rủi ro chiến lược: Chiến lược và quản trị chiến lược quyết định sự sống
còn, hưng thịnh hay suy vong của một tổ chức, mà quản trị chiến lược tốt cũng
có nghĩa là phải quản trị rủi ro chiến lược (tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, các
chính sách và biện pháp hành động).Có 7 loại rủi ro chiến lược chính:
- Rủi ro dự án (dự án bị thất bại)
- Rủi ro từ khách hàng (khách hàng bỏ đi)

- Rủi ro từ chuyển đổi (sự thay đổi lớn về công nghệ hoặc hướng đi)
- Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh duy nhất (xuất hiện đối thủ không thể
đánh bại)
- Rủi ro thương hiệu (thương hiệu bị mất sức mạnh)
- Rủi ro ngành (ngành kinh doanh trở thành vùng phi lợi nhuận)
- Rủi ro đình trệ (công ty không tăng trưởng, thậm chí bị suy giảm).
1.1.3.2 Phân loại rủi ro theo nguồn gốc rủi ro
Rủi ro do môi trường thiên nhiên: thường gây ra các thiệt hại to lớn về
người và của, làm cho doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bị
tổn thất nặng nề.
Rủi ro do môi trường văn hóa: do sự thiếu hiểu biết về phong tục, tập
quán, tín ngưỡng, lối sống, nghệ thuật, đạo đức… của người khác/dân tộc khác,


6

từ đó dẫn đến cách hành xử không phù hợp, gây thiệt hại, mất mát, mất cơ hội
kinh doanh.
Rủi ro do môi trường xã hội: sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi của
con người, cấu trúc xã hội, các định chế… là một nguồn rủi ro quan trọng. Nếu
không nắm được điều này sẽ có thể phải gánh chịu những thiết hại nặng nề.
Rủi ro do môi trường chính trị: Môi trường chính trị có ảnh hưởng rất lớn
đến bầu không khí kinh doanh. Môi trường chính trị ổn định sẽ giảm thiểu rất
nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải biết nghiên cứu kỹ, nắm
vững và có những chiến lược, sách lược thích hợp với môi trường chính trị
không chỉ nước mình, mà còn ở nước đến kinh doanh mới có thể gặt hái được
thành công rực rỡ.
Rủi ro do môi trường luật pháp: Xã hội tiến bộ phát triển, các chuẩn mực
luật pháp không phù hợp với bước tiến của xã hội sẽ gây ra nhiều rủi ro. Ngược
lại, nếu luật pháp thay đổi quá nhiều, quá thường xuyên, không ổn định, cũng

gây ra những khó khăn rất lớn. Khi luật pháp thay đổi, các tổ chức, cá nhân
không nắm vững những đổi thay, không theo kịp những chuẩn mực mới chắc
chắn sẽ gặp rủi ro.Trong kinh doanh quốc tế môi trường luật pháp phức tạp hơn
rất nhiều, bởi chuẩn mực của các nước khác nhau là khác nhau. Nếu chỉ nắm
vững và tuân thủ các chuẩn mực luật pháp của nước mình, mà không am hiểu
luật pháp của đối tác, thì sẽ gặp rủi ro.
Rủi ro do môi trường kinh tế: môi trường kinh tế thường vận động theo
môi trường chính trị, những ảnh hưởng của môi trường kinh tế chung của thế
giới đến các nước là rất lớn. Mặc dù hoạt động của một chính phủ (đặc biệt là
chính phủ của các nước siêu cường) có thể ảnh hưởng sâu sắc đến thị trường thế


7

giới, nhưng họ cũng không thể kiểm soát nổi toàn bộ thị trường thế giới rộng lớn
dẫn đến rất nhiều rủi ro, bất ổn trong môi trường kinh tế.
Rủi ro do môi trường công nghệ: Môi trường công nghệ gồm những yếu tố
rất năng động, chứa đựng nhìu cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp. Tầm ảnh
hưởng của công nghệ ngày càng rộng lớn, nhiều khi chỉ một sự cố nhỏ trong môi
trường công nghệ có thể gây rủi ro cho cả ngành, một vùng rộng lớn, thậm chí cả
quốc gia. Sự thay đổi công nghệ bao gồm cả sáng tạo và hủy diệt, đem đến cả cơ
hội và nguy cơ, vì vậy cần đặc biệt chú trọng quản trị rủi ro trong môi trường
này.
Rủi ro do môi trường hoạt động của tổ chức: rủi ro có thể phát sinh ở mọi
lĩnh vực: công nghệ, tổ chức bộ máy, văn hóa tổ chức, tuyển dụng,… Rủi ro do
môi trường hoạt động của tổ chức có thể xuất hiện dưới nhiều dạng: thiếu thông
tin, sự cố của máy móc, thiết bị, tai nạn lao động, hoạt động quảng cáo sai sót,…
Trong hoạt động xuất nhập khẩu, rủi ro có thể xuất hiện trong mọi khâu của quá
trình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu.
Rủi ro do nhận thức của con người: Khi nhận diện và phân tích không

đúng, tất yếu sẽ đưa ra kết luận sai. Nếu nhận thức và thực tế hoàn toàn khác
nhau thì rủi ro sẽ vô cùng lớn.
1.1.3.3 Phân loại rủi ro theo môi trường hoạt động
Môi trường bên trong: môi trường hoạt động nội tại của tổ chức.
Khi nghiên cứu rủi ro có thể chọn theo các hướng tiếp cận:
- Lĩnh vực: quản trị, marketing, tài chính/kế toán, sản xuất/tác nghiệp,
nghiên cứu phát triển, hệ thống thông tin,…


8

- Theo các bộ phận (phòng ban, phân xưởng) của doanh nghiệp
- Theo chuỗi giá trị.
Môi trường bên ngoài: là những yếu tố xảy ra ở bên ngoài, doanh nghiệp
không kiểm soát được, nhưng có ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp.
- Môi trường vĩ mô
- Môi trường vi mô/môi trường cạnh tranh.
Cần xem xét phân tích thêm môi trường thế giới.
1.1.3.4 Phân loại theo đối tượng rủi ro
Rủi ro về tài sản
Rủi ro về nhân lực
Rủi ro về trách nhiệm pháp lý.
1.1.3.5 Phân loại theo các ngành, lĩnh vực hoạt động
Rủi ro trong công nghiệp
Rủi ro trong nông nghiệp
Rủi ro trong kinh doanh thương mại
Rủi ro trong hoạt động ngoại thương
Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
Rủi ro trong kinh doanh du lịch

Rủi ro trong đầu tư
Rủi ro trong ngành xây dựng


9

Rủi ro trong ngành giao thông vận tải
Rủi ro trong ngành thông tin – liên lạc
Rủi ro trong giáo dục – đào tạo.
1.1.4 Mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận trong kinh doanh
Về mặt lý thuyết, rủi ro càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng/yêu cầu phải càng
cao. Sở dĩ như vậy là vì nhà đầu tư sẽ chỉ tham gia vào một dự án rủi ro khi mức
độ lợi nhuận dự tính từ dự án đó tương xứng với mức độ rủi ro mà nhà đầu tư
chấp nhận gánh chịu. Tuy nhiên về mặt dài hạn, rủi ro là một trong những nhân
tố làm xói mòn lợi nhuận, phần này sẽ liệt kê những chi phí phát sinh khi xảy ra
rủi ro. Chi phí của rủi ro là toàn bộ những thiệt hại, mất mát về vật chất lẫn tinh
thần trong việc gánh chịu, khắc phục, bồi dưỡng tổn thất, trong việc phòng ngừa,
hạn chế rủi ro.
1.1.5 Nguyên nhân gây ra rủi ro trong kinh doanh và các nhân tố làm gia
tăng mức độ rủi ro.
1.1.5.1 Nguyên nhân gây ra rủi ro trong kinh doanh
a. Nhóm các nguyên nhân đến từ bên ngoài doanh nghiệp
Đây là các nguyên nhân mang tính khách quan, xuất phát từ môi trường tự
nhiên, kinh tế - chính trị và văn hóa mà doanh nghiệp hoạt động. Chúng không
chỉ ảnh hưởng tới riêng một mình doanh nghiệp mà tới tất cả các doanh nghiệp
hoạt động trong cùng môi trường đó. Nhóm nguyên nhân này bao gồm:
- Các nguyên nhân có nguồn gốc từ môi trường tự nhiên đầy bất trắc: gió
bão, sóng thần, động đất, núi lửa, cháy rừng,…



10

- Các nguyên nhân có nguồn gốc từ môi trường chính trị phức tạp và bất
ổn trên thế giới: khủng bố, xung đột vũ trang, chiến tranh lạnh,…
- Nguyên nhân rủi ro từ sự thiếu hiểu biết môi trường văn hóa – xã hội
đa dạng của các dân tộc trên thế giới: thiếu hiểu biết về phong tục, tập
quán, tín ngưỡng, lối sống, nghệ thuật, đạo đức, cấu trúc xã hội, định
chế,… của mỗi quốc gia, dân tộc
- Nguyên nhân rủi ro từ các cuộc khủng hoảng kinh tế: các cuộc khủng
hoảng kinh tế xảy ra vào năm 1825, 1836, 1847,… đỉnh cao là giai
đoạn 1929-1933.
- Các nguyên nhân có nguồn gốc từ chính sách kinh tế và môi trường
pháp lý thiếu ổn định, thiếu rõ ràng, minh bạch của các nước trên thế
giới
- Các nguyên nhân có liên quan tới sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ
- Các nguyên nhân bên ngoài khác.
b. Nhóm các nguyên nhân từ nội bộ doanh nghiệp
Đây là các nguyên nhân mang tính chủ quan, có nguồn gốc bên trong doanh
nghiệp, chúng xuất hiện từ các hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp của cá nhân và
doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Phải nói rằng nhóm nguyên nhân này
rất đa dạng và phức tạp. Có thể khái quát một số nguyên nhân sau đây:
- Sự sai lầm của lãnh đạo doanh nghiệp về việc lựa chọn chiến lược kinh
doanh
- Sự thiếu thông tin kinh doanh dẫn đến những quyết định sai lầm gây ra
rủi ro, tổn thất trong kinh doanh


11

- Sự yếu kém về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

- Sự yếu kém về trình độ quản trị doanh nghiệp
- Những nguyên nhân khác.
1.1.5.2 Các nhân tố làm gia tăng mức độ rủi ro
Doanh nghiệp có thể gặp nhiều loại rủi ro nhưng không phải mọi rủi ro cũng
có nguy cơ xảy ra giống nhau. Cùng một loại rủi ro nhưng trong những tình
huống khác nhau có thể có xác suất xảy ra khác nhau. Việc xác định các nhân tố
làm gia tăng khả năng xảy ra rủi ro chính vì thế cũng là một nhiệm vụ quan trọng
của công tác quản trị. Để giúp cho việc xác định các nhân tố ảnh hưởng được
chính xác, phần này sẽ trình bày một cách hệ thống các nhân tố có thể ảnh hưởng
tới xác suất xảy ra rủi ro đồng thời lại là nhân tốt làm gia tăng rủi ro khác. Chẳng
hạn, điều kiện làm việc kém sẽ là nguyên nhân làm giảm năng suất làm việc
đồng thời là nhân tố làm tăng rủi ro xảy ra sai sót trong công việc.
Khái quát lại, các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro có thể chia thành 4 nhóm sau:
Các nhân tố mang tính vật chất: Đây là các nhân tố phản ánh tình trạng về
mặt vật chất như kết cấu của khu nhà, kho xưởng, vị trí của chúng, số người làm
việc trong đó hay tình trạng hoạt động của máy móc,… Nếu khu nhà xưởng ở
vào vị trí chật hẹp, làm bằng những vật liệu dễ cháy thì nguy cơ cháy nổ sẽ cao,
máy móc đòi hỏi điều kiện khô ráo lại phải vận hành trong điều kiện ẩm ướt thì
rủi ro hỏng hóc sẽ tăng lên.
Các nhân tố có tính đạo đức: Đây là nhóm nhân tố liên quan đến thái độ
không trung thực của con người. Việc giao dịch với các đối tác ở xa, không nắm
rõ thông tin sẽ làm tăng nguy cơ gặp rủi ro lừa đảo; các điều khoản hợp đồng


12

không chặt chẽ cũng làm tăng nguy cơ này; tình trạng trộm cắp ở khu vực cũng
là một nhân tố làm tăng rủi ro mất trộm,… là các ví dụ về nhân tố này.
Các nhân tố thuộc về tinh thần: Đây cũng là các nhân tố liên quan đến thái
độ, hành vi của con người như thái độ vô trách nhiệm, tính cẩu thả, nóng vội, chủ

quan,… Rõ ràng sự coi nhẹ, thiếu quan tâm thường xuyên có thể làm tăng nguy
cơ xảy ra rủi ro. Điểm phân biệt giữa các nhân tố này với các nhân tố có tính đạo
đức là hành vi vô thức hay có ý thức. Các nhân tố có tính đạo đức phản ánh
những hành vi có tính ý thức, có tính làm tăng nguy cơ rủi ro trong khi các nhân
tố thuộc về tinh thần thuộc về những hành vi không có ý thức được hậu quả làm
tăng rủi ro của những hành vi đó.
Các nhân tố có tính chất môi trường hay pháp lý: Nhóm nhân tố này liên
quan đến môi trường hoạt động của doanh nghiệp, hệ thống luật pháp chi phối
các hoạt động đó. Một hệ thống pháp luật thiếu ổn định, không nhất quán; môi
trường cạnh tranh không bình đẳng, nặng về các quan hệ ngầm là những ví dụ về
các nhân tố này.
1.2Quản trị rủi ro trong kinh doanh
1.2 1 Khái niệm quản trị rủi ro
Cho đến nay chưa có khái niệm thống nhất về quản trị rủi ro. Có những tác
giả cho rằng quản trị rủi ro đồng nghĩa với việc mua bảo hiểm. Chỉ quản
trịnhững rủi ro “thuần tuý” những rủi ro có thể phân tán, “những rủi ro có thể
mua bảo hiểm”.
Theo các tiêu chuẩn quốc tế của Hiệp hội Kiểm toán nội bộ quốc tế (IIA)
định nghĩa Rủi ro là khả năng một sự kiện có thể xảy ra và sẽ có ảnh hướng đến


13

việc đạt được các mục tiêu. Rủi ro được đánh giá dựa trên sự tác động và khả
năng xảy ra.
Trong các doanh nghiệp, quản trị rủi ro là vấn đề trọng tâm của hệ thống
quản trị doanh nghiệp và quản trị chiến lược hiệu quả. Nếu hệ thống quản trị rủi
ro được thiết lập, có cơ cấu phù hợp, và được xác lập liên tục trong toàn hệ thống
doanh nghiệp từ việc xác định, đánh giá, ra quyết định đến việc phản hồi, tổng
hợp thông tin về các cơ hội cũng như mối đe dọa ảnh hưởng đến việc đạt được

mục tiêu đề ra của doanh nghiệp. Điều này được gọi là quản trị rủi ro doanh
nghiệp hay ERM.
Đối với hầu hết các doanh nghiệp, quản trị rủi ro xem xét đến những khía
cạnh tích cực và tiêu cực của rủi ro. Nói cách khác, quản trị rủi ro được sử dụng
để đánh giá các cơ hội có thể đem lại các lợi ích cho doanh nghiệp (tác động tích
cực) cũng như quản trị những nguy cơ có thể có tác động bất lợi đến doanh
nghiệp (tác động tiêu cực). Điều này có nghĩa làquản trị rủi ro có thể không chỉ
được áp dụng theo một cách chung chung mà nó có thể được sử dụng từ việc đưa
ra các chiến lược ban đầu, đến các dự án và các quyết định đầu tư cho đến các
quy trình và các hoạt động thực hiện.
Ngược lại, trường phái mới cho rằng cần quản trị tất cả mọi loại rủi ro của tổ
chức một cách toàn diện.
Tán đồng quan điểm “quản trị rủi ro toàn diện” của Kloman Haimes và các
tác giả khác, chúng tôi cho rằng:Quản trị rủi ro là một quá trình xử lý các rủi
ro thuần túy một cách có hệ thống, khoa học, toàn diện thông qua các hoạt
động nhận diện và đánh giá rủi ro, xây dựng và thực thi các kế hoạch phòng
ngừa, ngăn chặn rủi ro xảy ra, thực hiện việc kiểm soát giảm thiểu những tổn


14

thất gây cho doanh nghiệp một khi xảy ra rủi ro cũng như dự phòng về tài
chính để bù đắp cho các tổn thất đó.
1.2.2 Các nội dung quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro bao gồm các nội dung:
- Nhận dạng – phân tích – đo lường rủi ro;
- Kiểm soát – phòng ngừa rủi ro;
- Tài trợ rủi ro khi nó đã xuất hiện.
Để thực hiện quản trị rủi ro, thì tuỳ thuộc vào:
- Quy mô tổ chức: lớn hay nhỏ?

- Tiềm lực của tổ chức: mạnh hay yếu?
- Môi trường của tổ chức hoạt động đơn giản hay phức tạp? Có nhiều
rủi ro hay ít?
- Nhận thức các lãnh đạo tổ chức: có coi trọng công tác quản trị rủi ro
hay không? Thig ở mỗi tổ chức có thể có hay không có bộ phận quản
trị rủi ro chuyên nghiệp ? Bộ phận đó chỉ gồm một hay nhiều người?
Nhưng dù mô hình tổ chức của bộ phận quan trị rủi ro có thể khác nhau, số
lượng người trực tiếp tham gia công tác này có thể khác nhau, thì nhiệm vụ của
các nhà quản trị rủi ro vẫn có điểm chung là:
- Giúp tổ chức của họ nhận dạng, phân tích đo lường, phân loại những
rủi ro đã và sẽ đến với tổ chức;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình kiểm soát rủi ro, với
những biện pháp phù hợp với từng tổ chức cụ thể, ví dụ như:


15

- Thu thập, phổ biến các quy định mới của nhà nước, các cơ quan hữu
trách
- Nghiên cứu, phổ biến các thông tin về các thị trường mà tổ chức đến
kinh doanh như những quy định của chính phủ, luật pháp, phong tục,
tập quán ở những thị trường đó;
- Nghiên cứu và cung cấp những thông tin về khách hàng;
- Tổ chức những lớp huấn luyện, đào tạo để nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ cho nhân viên;
- Hướng dẫn việc mua bảo hiểm trong những trường hợp cần thiết;
- Giáo dục những vấn đề liên quan đến an toàn lao động, vệ sinh thực
phẩm, bảo vệ môi trường môi sinh;
- Thu thập các khiếu nại và giải quyết;
- Thiết lập và phát triển tốt các mối quan hệ với cơ quan hữu quan, quan

hệ công chúng,…
- Xây dựng và thực hiện tốt chương trình tài trợ rủi ro mỗi khi rủi ro
xảy ra, với những biện pháp như:
- Thu xếp để thực hiện nhanh chóng những hợp đồng bảo hiểm có liên
quan
- Sử dụng có hiệu quả quỹ tự bảo hiểm
- Vận động sự ủng hộ của chính phủ, của các cơ quan cấp trên
- Vận động sự ủng hộ của các nhà cung cấp, của người tiêu dung, của
công chúng.


16

- Sử dụng các biện pháp kĩ thuật phù hợp với từng loại rủi ro
1.2.2 1 Nhận dạng- Phân tích – Đo lường rủi ro
a. Nhận dạng rủi ro
Để quản trị rủi ro trước hết phải nhận diện được rủi ro. Nhận dạng rủi ro là
quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro trong hoạt động kinh doanh
của tổ chức. Hoạt động nhận dạng rủi ro nhằm phát triển các thông tin về nguồn
gốc rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm hoạ, đối tượng rủi ro và các loại tổn thất.
Nhận dạng rủi ro bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi
trường hoạt động và toàn bộ mọi hoạt động của tổ chức nhằm thống kê được tất
cả các rủi ro không chỉ những rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo được
những loại rủi ro mới có thể xuất hiện đối với tổ chức, trên cơ sở đó đề xuất các
giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp.
Phương pháp nhận dạng rủi ro: Để nhận dạng rủi ro – lập được bảng liệt kê
tất cả các rủi ro đã, đang và sẽ có thể xuất hiện đối với tổ chức, có thể sử dụng
các phương pháp sau đây:
Lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra. Các câu hỏi
có thể được sắp xếp theo nguồn rủi ro, hoặc môi trường tác động,… (Xem lại

phần Phân loại rủi), các câu hỏi thường xoay quanh những vấn đề như: tổ chức
đã gặp phải những loại rủi ro nào? Tổn thất là bao nhiêu? Số lần xuất hiện của
loại rủi ro đó trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm)? Những
biện pháp phòng ngừa, biện pháp tài trợ rủi ro đã được sử dụng? Kết quả đạt
được? Những rủi ro chưa xảy ra nhưng có thể xuất hiện? Lý do? Những ý kiến
đánh giá, đề xuất về công tác quản trị rủi ro,…


17

Phân tích các báo cáo tài chính:Đây là phương pháp thông dụng, mọi tổ
chức đều thực hiện, nhưng ở những mức độ và sử dụng vào những mục đích
khác nhau. Trong công tác quản trị rủi ro, bằng cách phân tích bảng tổng kết tài
sản, các báo cáo hoạt động kinh doanh, các tài liệu bổ trợ khác, người ta có thể
xác định được mọi nguy cơ rủi ro của tổ chức về tài sản, nguồn nhân lực và trách
nhiệm pháp lý. Ngoài ra, bằng cách kết hợp phân tích các số liệu trong kỳ báo
cáo có so sánh với các số liệu dự báo cho kỳ kế hoạch ta còn có thể phát hiện
được các rủi ro có thể phát sinh trong tương lai. Phương pháp phân tích các báo
cáo tài chính không chỉ giúp thấy được các rủi ro thuần tuý, mà còn giúp nhận
dạng được những rủi ro suy đoán.
Phương pháp lưu đồ: đây là một phương pháp quan trọng để nhận dạng rủi
ro. Để thực hiện phương pháp này trước hết cần xây dựng lưu đồ trình bày tất cả
các hoạt động của tổ chức.
Thanh tra hiện trường:Đối với các nhà quản trị rủi ro thanh tra hiện trường
là công việc phải làm thường xuyên. Nhờ quan sát, theo dõi trực tiếp hoạt động
của các bộ phận trong tổ chức, trên cơ sở đó tiến hành phân tích, đánh giá, các
nhà quản trị có khả năng nhận dạng được những rủi ro mà tổ chức có thể gặp.
Phân tích các hợp đồng:Trong hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động
kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng, hợp đồng đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Chính vì vậy, phân tích hợp đồng chính là một phương pháp hữu hiệu để nhận

dạng các rủi ro. Khi phân tích hợp đồng cần phân tích tất cả các bộ phận của hợp
đồng, từ phần mở đầu, giới thiệu các bên chủ thể, cho đến nội dung các điều
kiện, điều khoản của hợp đồng và phần ký kết hợp đồng. Trong đó cần tập trung
phân tích kỹ tất cả các điều kiện và điều khoản của hợp đồng, cụ thể:


18

Commodity (Tên hàng), Quality (Chất lượng), Quantity (Số lượng), Price (Giá
cả), Shipment (Giao hàng), Payment (Thanh toán), Packing and marking (Bao bì,
kỹ mã hiệu), Warranty (Bảo hành), Penalty (Phạt), Insurance (Bảo hiểm),…
Biện pháp khác:Cùng với các biện pháp trên đầy người ta còn sử dụng các
biện pháp:
- Nhận báo cáo và làm việc trực tiếp với các bộ phận trong tổ chức;
- Làm việc với các cơ quan Nhà nước, cơ quan cấp trên, các cơ quan
luật pháp, các ban, ngành có liên quan, nhà cung cấp, khách hàng,…
Để nhận diện các rủi ro có thể đến với tổ chức.
b. Phân tích rủi ro.
Nhận dạng được các rủi ro và lập bảng liệt kê tất cả các rủi ro có thể đến với
tổ chức tuy là công việc quan trọng, không thể thiếu, nhưng mới chỉ là bước khởi
đầu của công tác quản trị rủi ro. Bước tiếp theo là phải tiến hành phân tích rủi ro,
phải xác định được những nguyên nhân gây ra rủi ro, trên cơ sở đó mới có thể
tìm ra các biện pháp phòng ngừa. Cần lưu ý rằng: đây không phải là nguyên
nhân đơn nhất gây ra, mà thường do nhiều nguyên nhân, trong đó có những
nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân gần và nguyên
nhân xa,…
Theo lý thuyết “DOMINO” của H.W. Henrich để tìm ra biện pháp phòng
ngừa rủi ro một cách hữu hiệu thì cần phân tích rủi ro, tìm ra các nguyên nhân,
rồi tác động đến các nguyên nhân, thay đổi chúng, từ đó sẽ phòng ngừa được rủi
ro. (Xem hình 2.5)

c. Đo lường rủi ro.


19

Nhận dạng được rủi ro là bước khởi đầu của quản trị rủi ro, nhưng rủi ro có
rất nhiều loại, một tổ chức không thể cùng một lúc kiểm soát, phòng ngừa tất cả
mọi loại rủi ro. Từ đó cần phân loại rủi ro, cần biết được đối với tổ chức loại rủi
ro nào xuất hiện nhiều, loại nào xuất hiện ít, loại nào gây ra hậu quả nghiêm
trọng, còn lại nào ít nghiêm trọng hơn. Từ đó có biện pháp quản trị rủi ro thích
hợp, để làm việc này cần thiến hành đo lường mức độ nghiêm trọng của rủi ro
đối với tổ chức. Cụ thể là xây dựng tần suất xuất hiện rủi ro và tiến độ hay mức
độ ngiêm trọng của rủi ro:
Tần số
Cao

Cao

Thâp

Rủi ro nhiều, mức độ ngiêm trọng cao

Rủi ro mức độ cao

(I)

(II)

Tần số xuất hiện cao, mức độ rủi ro ko


Có rủi ro nhưng tần số ko

cao

nhiều

(III)

(IV)

Thấp

(I) Nhà quản trị rủi ro bắt buộc quan tâm đến nhóm này.
(II)Nhà quản trị cần tập trung quản trị rủi ro ở nhóm này nhưng ở mức độ
thấp hơn nhóm I.
(III)Tập trung quản trị rủi ro nhưng ở mức độ tập trung nhiều lần.
(IV)Mức độ quan trọng nhưng không lớn và xác suất xảy ra rủi ro không
nhiều. Quản trị rủi ro ở nhóm này đòi hỏi ở mức độ thấp nhất
Phương pháp định lượng:


20

 Phương pháp trực tiếp: Phương pháp này xác định các tổn thất bằng
cách cân đo đong đếm thông thường.
- Ưu điểm: Sử dụng trực tiếp các công cụ để lượng hoá được
chính xác những tổn thất xảy ra trên thực tế.
- Nhược điểm: Cho phép đo lường lớn do doanh nghiệp sử dụng
trực tiếp các công cụ đo lường và nếu đối tượng rủi ro chi phí
thấp thì phương pháp này không kinh tế.

 Phương pháp gián tiếp: Là phương pháp đánh giá tổn thất thông qua
việc dự đoán những tổn thất. Phương pháp này thường được sử dụng
đối với những thiệt hại vô hình như tính toán những cho phép cơ hội,
giảm sút về sứ khoẻ tinh thần, hoặc mất uy tín hoặc mất thương hiệu
sản phẩm.
- Ưu điểm: Giúp cho việc đánh giá nhửng tổn thất mà phương
pháp trực tiếp không thẻ xác định được.
- Nhược điểm: độ tin cậy không cao vì sự suy đoán về tổn thất
bằng cách xác định mẩu đại diện trên cơ sở đó người ta tính
được tỉ lệ tổn thất trung bình, qua đó xác định được tổng tổn
thất.
Phương pháp định tính:
 Phương pháp cảm quan: Là phương pháp bằng kinh nghiệm của các
chuyên gia người ta xác định tỉ lệ tổn thất từ đó ước lượng tổng tổn
thất.


×