Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Luận văn " PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (754.46 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KT – QTKD
  









TRẦN QUANG HUY


PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG XUẤT
KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY XUẤT
NHẬP KHẨU AN GIANG






Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp



Khóa Luận Tốt Nghiệp




Long Xuyên, tháng 6/2007
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KT – QTKD
  

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP








Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp
Sinh viên thực hiện: TRẦN QUANG HUY
LỚP DH4TC – MSSV: DTC030292



GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN TRI KHIÊM


Long xuyên, tháng 6 năm 2007
Phân tích rủi ro xuất khẩu gạo tại công ty Angimex
SVTH: Trần Quang Huy
3
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐẠI HỌC AN GIANG


Người hướng dẫn : TS Nguyễn Tri Khiêm
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)





Người chấm, nhận xét 1 : …………
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)




Người chấm, nhận xét 2 : …………
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)






Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày … tháng … năm ……


Phân tích rủi ro xuất khẩu gạo tại công ty Angimex
SVTH: Trần Quang Huy

4
MỤC LỤC
Trang
Mục lục
Danh mục các bảng, biểu đồ
Danh mục các chữ viết tắt
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 6
1.1 Lý do chọn chuyên đề: 6
1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 6
1.3 Phạm vi nghiên cứu: 7
1.4 Phương pháp nghiên cứu: 7
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG
(ANGIMEX) 8
2.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty: 8
2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty: 9
2.3 Nhiệm vụ, chức năng, ngành nghề kinh doanh của công ty: 11
2.3.1 Nhiệm vụ của công ty: 11
2.3.2 Chức năng của công ty: 11
2.4 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận: 11
2.4.1 Ban giám đốc : 11
2.4.2 Phòng tổ chức - hành chánh : 11
2.4.3 Phòng kế hoạch - kinh doanh : 12
2.4.4 Phòng đầu tư - phát triển : 12
2.4.5 Phòng kế toán - tài vụ : 12
2.4.6 Phòng đầu tư phát triển thị trường: 12
2.4.7 Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh: 12
2.4.8 Chi nhánh Cần Thơ : 12
2.4.9 Nhà máy Châu Ðốc và các xí nghiệp : 12
2.4.10 Cửa hàng thương mại số 1 , 2 và 4 : 12
2.4.11 Cửa hàng Honda Long xuyên - Châu Ðốc : 12

2.4.12 Tổ đại lý : 12
2.5 Tình hình kinh doanh của công ty: 13
2.6 Phương hướng hoạt động năm 2007: 13
2.6.1 Các chỉ tiêu kinh doanh: 13
2.6.2 Các giải pháp: 14
2.6.3 Chiến lược, định hướng kinh doanh: 15
Phân tích rủi ro xuất khẩu gạo tại công ty Angimex
SVTH: Trần Quang Huy
5
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG
TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG, 16
3.1 Rủi ro nguồn nguyên liệu: 16
3.2 Rủi ro thanh toán: 24
3.3 Rủi ro nghiệp vụ xuất nhập khẩu: 32
3.3.1 Nghiệp vụ thuê tàu: 32
3.3.2 Nghiệp vụ mua bảo hiểm: 33
3.3.3 Điều kiện mua bán: 33
3.4 Rủi ro tài chính: 34
3.4.1 Các khoản phải thu: 34
3.4.2 Khả năng thanh toán: 36
3.4.3 Hàng tồn kho: 39
3.4.4 Hiệu quả sử dụng vốn: 40
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44
4.1 Kết luận: 44
4.2 Kiến nghị: 44
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
Phân tích rủi ro xuất khẩu gạo tại công ty Angimex
SVTH: Trần Quang Huy
6

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn chuyên đề:
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đứng trước một cơ hội và thách thức
lớn cho sự phát triển kinh tế. Mức độ cạnh tranh hàng hoá, dịch vụ của
các doanh nghiệp với nhau vô cùng gay gắt làm cho sự cạnh tranh vốn
đã khốc liệt lại gia tăng mạnh mẽ hơn nhiều lần. Do vậy mỗi doanh
nghiệp không những phải hoàn thiện chính bản thân mình mà còn phải
biết phát huy tối đa những lợi thế có được đồng thời hạn chế ở mức tối
thiểu những yếu tố kìm hãm sự phát triển.
Các công ty, doanh nhiệp xuất nhập khẩu là những người đi đầu, là cầu
nối giữa thị trường hàng hoá trong nước và nước ngoài, công việc này
đòi hỏi họ phải nhạy bén trong tiếp nhận, xử lý thông tin số liệu, nắm
bắt các tín hiệu từ thị trường.Và công ty xuất nhập khẩu, dịch vụ và đầu
tư tỉnh An Giang – công ty Angimex cũng không ngoại lệ, Với tiềm
năng sẵn có là công ty thuộc sỡ hữu nhà nước lại nằm trong vùng
ĐBSCL – vựa lúa gạo lớn nhất cả nước nên thế mạnh của công ty là
xuất khẩu gạo. Bên cạnh công việc xúc tiến thương mại Angimex còn
chú trọng đến các biện pháp tối đa hoá lợi nhuận của mình, điều này đặc
biệt quan trọng trong giai đọan Angimex tiến hành cổ phần hóa và sau
cổ phần hoá. Một khi đã cổ phần hóa Angimex sẽ không còn những ưu
đãi hay hỗ trợ từ phía chính quyền nhà nước nhiều như trước nữa mà
phải dựa vào sức mình là chính.
Với doanh thu xuất khẩu gạo luôn ở mức cao, cụ thể năm 2004 là
55.190 triệu USD, năm 2005 là 70.409 triệu USD, năm 2006 là 72.532
triệu USD, Angimex đang ngày càng khẳng định tên tuổi của mình trên
thương trường quốc tế cũng như trong nước. Để đảm bảo lợi nhuận của
mình thì việc đẩy mạnh công tác kiểm soát rủi ro về xuất khẩu gạo
mang một ý nghĩa thiết thực trong thị trường đầy biến động như hiện
nay. Tuy nhiên để kiểm soát được rủi ro đòi hỏi công ty không chỉ hiểu

rõ tình hình sản xuất kinh doanh của mình, còn phải nắm bắt tình hình
biến động của thị trường mà có giải pháp hợp lý.
Nhận thức được vai trò quan trọng của việc quản trị rủi ro trong hoạt
động SXKD. Vì vậy em đã chọn chủ đề “RỦI RO TRONG XUẤT
KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG”
làm chuyên đề thực tập của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
 Tìm hiểu tình hình thực tế tại công ty phân tích những điểm mạnh,
yếu nguyên nhân thành công trong xuất khẩu gạo.
 Phân tích rủi ro và những biện pháp hạn chế rủi ro trong xuất khẩu
gạo của công ty.
Phân tích rủi ro xuất khẩu gạo tại công ty Angimex
SVTH: Trần Quang Huy
7
1.3 Phạm vi nghiên cứu:
 Giới hạn không gian: công ty xuất nhập khẩu An Giang.
 Giới hạn thời gian: từ năm 2004 – 2006
 Giới hạn quỹ thời gian: 60 ngày
 Giới hạn nhiệm vụ nghiên cứu: nghiên cứu rủi ro nguồn nguyên liệu,
khách hàng, thị trường, thanh toán và tài chính.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu tại công ty thông qua
các báo cáo tài chính và các số liệu chứng từ khác tại công ty. Ngoài ra, còn
cập nhật thông tin từ bên ngoài như: sách chuyên ngành, sách báo, tạp chí,
internet…
Phương pháp xử lý số liệu: dùng phương pháp tổng hợp, so sánh,
phân tích theo xu hướng biến động qua nhiều năm để đánh giá tình hình
phát triển của công ty.
Do thời gian thực tập, tiếp xúc thực tiễn và kiến thức có hạn nên
chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý

kiến đóng góp của quý thầy cô, các bạn, các anh chị, cô chú trong công ty
để chuyên đề có ý nghĩa thực tiễn hơn nữa.
Phân tích rủi ro xuất khẩu gạo tại công ty Angimex
SVTH: Trần Quang Huy
8
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN
GIANG (ANGIMEX)

2.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty:
Công ty xuất nhập khẩu An Giang tên giao dịch là An Giang
Import Export Company- viết tắt ANGIMEX, Có trụ sở chính đặt tại số
1 Ngô Gia Tự -Thành phố Long Xuyên- An Giang, văn phòng giao dịch
tại số 137 đường Bình Trọng, Quận 5, TPHCM. Hiện tại công ty đang
sở hữu một hệ thống 8 cửa hàng ở các thành phố, thị xã, huyện và 6 nhà
máy xay xát được bố trí ở vùng trọng điểm sản xuất lúa và các nông sản
khác.
Công ty xuất nhập khẩu An Giang được thành lập theo quyết định
số 73/QĐ-76 của chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang và chính thức
đi vào hoạt động tháng 9 năm 1976. Ngay ngày đầu tiên thành lập công
ty có tên gọi là “Công ty ngoại thương tỉnh An Giang”.Trải qua năm
tháng cùng với sự biến động nền kinh tế đất nước và tính chất hoạt động
của mình, công ty cũng có những tên gọi khác nhau như:
“Liên hiệp công ty xuất nhập khẩu An Giang” theo quyết định số
422/QĐ/UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang vào ngày 31/12/1979.
Đến năm 1989, do yêu cầu tổ chức lại ngành ngoại thương nên
“Liên hiệp công ty xuất nhập khẩu An Giang” đổi thành “Công ty xuất
nhập khẩu An Giang” cho đến ngày nay.
Phân tích rủi ro xuất khẩu gạo tại công ty Angimex
SVTH: Trần Quang Huy
9

Với số vốn ban đầu chỉ là 5.000đ (tương đương với 10 lượng vàng
vào thời điểm đó), số nhân viên là 40 người, qui mô và phạm vi hoạt động
còn rất nhỏ. Đến nay sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, mặc dù gặp
nhiều khó khăn nhưng công ty cố gắng vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ
và luôn đạt chỉ tiêu kế hoạch mà Đảng và Nhà nước giao. Hàng năm, công
ty nộp ngân sách khá cao đồng thời góp phần tích cực vào sự phát triển
kinh tế xã hội ở địa phương. Đến nay, công ty đã có một đội ngũ cán bộ,
công nhân viên có trình độ nghiệp vụ vững vàng, tạo dựng nên cơ sở vật
chất kỹ thuật có giá trị hàng chục tỷ đồng và đã hoàn thiện hệ thống các
nhà máy, cửa hàng, chi nhánh nhằm đáp ứng nhu cầu thu mua nguyên liệu,
hàng hoá, sản xuất và phân phối sản phẩm. Uy tín của công ty trên thương
trường trong nước và ngoài nước ngày càng được nâng cao.
2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty:
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức chặt chẽ từ trên xuống
dưới, có chức năng tham mưu giúp giám đốc công ty luôn đi trước đón đầu
trong tình hình kinh tế đầy biến động như hiện nay.
Cơ cấu quản lý của công ty theo mô hình trực tuyến chức năng. Công
ty bao gồm các phòng ban, chi nhánh, cửa hàng, xí nghiệp và nhà máy. Các
bộ phận được quyền chủ động trong phạm vi chức năng mà bộ phận đó
đảm nhiệm, đảm bảo công việc tiến hành thuận lợi. Các phòng ban công ty
và xí nghiệp thông qua cuộc họp giao ban vào sáng thứ bảy hàng tuần để
nắm chủ trương và kế hoạch của công ty, nhằm phối hợp nhịp nhàng và
đồng bộ.


Phân tích rủi ro xuất khẩu gạo tại công ty Angimex
SVTH: Trần Quang Huy 10

TT NIIT
An Giang


XN
SXK
D
Bao


VT

XN
Chế
biến
lươn
g
thực
1

XN
Chế
biến
lương
thực
2

XN
Chế
biến
lươn
g
thực

3

Chi
nhá
nh
tại
Tho
ại
Sơn

XN
Chế
biến
LT
Châu
Đốc

Chi nhánh
tại TP
HCM

Phó G
Đ

c ph

trách kinh doanh
thương mại

Phó G

Đ
ốc phụ
trách SX kinh
doanh lương thực



GIÁM ĐỐC
P. Nhân

sự-
Hành

Phòng
KD

Tr
ợ lý

Giám đốc

Cửa
hàn
g
TM-
DV
sửa
chữ
a xe
AG

M
CH
bán
xe
Hon
da-
DV
LX
CH
bán
xe
Hon
da-
DV

Kho L.
Xuyên
Kho
C.Mới

Kho
Đ. Lợi
Kho
C.
Phú

Kho
C.Vàm
Kho
BKhán

h
Kho
PX
Thoại

PX
Bình
Thành
PX
S.Hòa

Kho
C.Đốc
Kho
H.Lạc

- 207 Trần
Hưng Đạo
- Mỹ Quí -
TPLX
- TX Châu Đốc

Đại

ĐT

S-
Fon
Cán b
ộ chuy

ên trách
hoạt động đoàn thể

Đ
ại

Hond
a DV

P. TC-
KT

Tổ
Công
ngh


Tổ
Marketing

Phân tích rủi ro xuất khẩu gạo tại công ty Angimex
SVTH: Trần Quang Huy 11

2.3 Nhiệm vụ, chức năng, ngành nghề kinh doanh của
công ty:
2.3.1 Nhiệm vụ của công ty:
Công ty Xuất nhập khẩu An Giang được thành lập nhằm đẩy mạnh hoạt động
ngoại thương của tỉnh An Giang. Với nhiệm vụ chính là tìm đầu ra cho sản phẩm nông
nghiệp nhất là cây lúa. Tổ chức việc thu mua lúa trong nông dân, chế biến và tìm kiếm
thị trường để xuất khẩu gạo. Nghiên cứu và kết hợp với nông dân để sản xuất gạo chất

lượng cao để xuất khẩu.
Nghiên cứu thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng hàng hoá, gia tăng khối
lượng hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường.
Các cửa hàng thương mại cung cấp cho nhân dân trong vùng các sản phẩm thiết
yếu, mặt hàng gia dụng. Đặc biệt, Cửa hàng thương mại Tịnh Biên và Cửa hàng số 1
còn có nhiệm vụ là xúc tiến xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng, sản phẩm nông nghiệp
đã qua chế biến công nghiệp sang thị trường Campuchia.
Công ty tạo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình, khai thác và sử
dụng có hiệu quả các nguồn vốn, đảm bảo đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết
bị và làm nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà Nước theo luật định.
2.3.2 Chức năng của công ty:
 Góp phần thúc đẩy hoạt động ngoại thương của Tỉnh phát triển,
phân phối các mặt hàng tiêu dùng nhằm thoả mãn nhu cầu sinh hoạt của
nhân dân Tỉnh nhà và các Tỉnh lân cận.
 Thu mua và sản xuất chế biến lương thực, tiêu thụ sản phẩm trong
nước và kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc thông qua hợp đồng
cấp chính phủ.
 Xây dựng các chương trình liên kết với nông dân, hợp tác xã làm
tiền đề cho các hợp đồng bao tiêu sản phẩm, tạo nguồn nguyên liệu ổn
định nâng cao chất lượng hạt gạoViệt Nam.
 Liên doanh liên kết với các đối tác chiến lược nhằm nâng doanh số
và kim ngạch XK.
2.4 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:
2.4.1 Ban giám đốc :
 Giám đốc : là người lãnh đạo điều hành công việc và chịu trách
nhiệm cao nhất về mọi hoạt động kinh doanh và thực hiện kế hoạch của
công ty .
 Phó giám đốc : là người trợ giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm
trước Giám đốc về các mặt công tác được Giám đốc uỷ nhiệm.
2.4.2 Phòng tổ chức - hành chánh :

Soạn thảo triển khai qui chế làm việc, lập dự thảo điều lệ hoạt động
cuả công ty, quản lý nhân sự cho toàn công ty và là nơi phụ trách quản lý
con dấu của đơn vị, tổ chức chặt chẽ công tác văn thư, lưu trữ hồ sơ, tài
liệu đúng chế độ qui định.
Phân tích rủi ro xuất khẩu gạo tại công ty Angimex
SVTH: Trần Quang Huy 12

2.4.3 Phòng kế hoạch - kinh doanh :
Quản lý tiêu thụ, giúp lãnh đạo nắm bắt được thông tin biến động
về giá lúa gạo, kịp thời đề xuất các biện pháp, chiến lược kinh doanh, giải
quyết khi có biến động
2.4.4 Phòng đầu tư - phát triển :
Ðề ra các biện pháp cụ thể theo dõi các hoạt động trong lĩnh vực
máy móc thiết bị, đưa ra các kiến nghị về kỹ thuật công nghệ như: các
phương án khắc phục, sửa chữa, thường xuyên theo dõi và điều chỉnh
công nghệ sản xuất phù hợp với đặc điểm của từng nguồn nguyên liệu
2.4.5 Phòng kế toán - tài vụ :
Tổ chức chặt chẽ công tác hạch toán kế toán, giám sát toàn bộ hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty: lập báo cáo quyết toán do bộ tài
chính đề ra, theo dõi thu hồi công nợ kịp thời, đầy đủ, chính xác, không để
thất thoát tài sản của công ty…
2.4.6 Phòng đầu tư phát triển thị trường:
Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ về công tác xây dựng cơ bản của toàn công ty
như: xây dựng mới, sửa chữa máy móc thiết bị nhằm nâng cao kỹ thuật, hàng năm lập
bản dự trù xây dựng cơ bản, quản lý việc ký kết hợp đồng, luận chứng kinh tế kỹ thuật
đúng theo quy định của Nhà Nước, hoạch định ra nhiệm vụ để tiêu thụ hàng hoá, thay
đổi máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng hàng hoá.
2.4.7 Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh:
Có nhiệm vụ giao dịch, đàm phán các hợp đồng xuất nhập khẩu,
giao nhận và làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa.

2.4.8 Chi nhánh Cần Thơ :
Là trung tâm thông tin về thị trường ngoài tỉnh giúp công ty chủ
động tìm khách hàng , Ngoài ra còn có chức năng sản xuất chế biến, bảo
quản và cung ứng gạo cho xuất khẩu theo kế hoạch của công ty.
2.4.9 Nhà máy Châu Ðốc và các xí nghiệp :
Có chức năng thu mua lúa gạo nguyên liệu, sản xuất chế biến,
bảo quản, tiêu thụ và cung ứng gạo cho xuất khẩu.
2.4.10 Cửa hàng thương mại số 1 , 2 và 4 :
Chuyên bán các mặt hàng tiêu dùng . Các cửa hàng này là các đơn vị hạch
toán độc lập với công ty.
2.4.11 Cửa hàng Honda Long xuyên - Châu Ðốc :
Là các cửa hàng chuyên mua bán các loại xe gắn máy .
2.4.12 Tổ đại lý :
Do phòng Kế hoạch - Kinh doanh trực tiếp quản lý, chuyên
nhận, ký kết hợp đồng làm đại lý hoặc mua lại các mặt hàng, sản phẩm
của các công ty liên doanh, thông qua các cửa hàng như : cửa hàng tịnh
biên, cửa hàng Châu phú, cửa hàng Châu Ðốc .
Phân tích rủi ro xuất khẩu gạo tại công ty Angimex
SVTH: Trần Quang Huy 13

2.5 Tình hình kinh doanh của công ty:
Bảng 2.1: Kết quả kinhdoanh của công ty Angimex
ĐVT: triệu đồng
2005 - 2004 2006 - 2005
Các khoản mục 2004 2005 2006
Giá trị % Giá trị %
Doanh thu 1.134,69

1.459,00


1.170,13

324,31

28,58

-288,87 -19,80
LN trước thuế
16,43

25,79

22,99

9,36

56,97

-2,80 -10,86
Thuế
4,78

7,22

6,97

2,44

51,05


-0,25 -3,46
LN sau thuế 11,65

18,57

16,02

6,92

59,40

-2,55 -13,73
(Nguồn: số liệu từ phòng kế toán công ty Angimex)
Năm 2004, tình hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh An Giang có
chuyển biến tốt, sản lượng lúa đạt 3 triệu tấn chính là nguồn cung dồi dào
cho các DN XK gạo trong tỉnh. Đặc biệt là kim ngạch XK đạt 260 triệu
USD với 2 mặt hàng chính là cá và lương thực, riêng mặt hàng lương
thực XK đã đạt trên 100 triệu USD, trong đó có công ty Angimex chiếm
50% kim ngạch.
Năm 2005, mặc dù thời tiết không thuận lợi, hạn hán kéo dài, diện
tích lúa giảm, nhưng thu hoạch vẫn được mùa với sản lượng lúa đạt trên 3
triệu tấn, đây cũng là năm xuất khẩu gạo của tỉnh được mùa, kim ngạch
xúât khẩu gạo của tỉnh 167 triệuUSD, Angimex chiếm 77.409 triệu.
Năm 2006, tình hình thực tế có nhiều khó khăn tác động không nhỏ
đến hoạt động kinh doanh của công ty cụ thể: dịch bệnh trên lúa có chiều
hướng phát triển đặc biệt là rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá xuất hiện nhiều
nơi trong tỉnh đã làm năng suất lúa giảm đáng kể góp phần đẩy giá lúa
nguyên liệu lên cao. Trong năm với lệnh dừng xuất khẩu gạo của chính
phủ ở những tháng cuối năm đã làm ảnh hưởng kế hoạch kinh doanh của
công ty không ít: giá bán cao, nhu cầu thị trường tiêu thụ mạnh, công ty

lại có tồn kho đáp ứng được cho xuất khẩu nhưng lại không xuất khẩu
được. Mặc dù vậy kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt 72.532 triệu USD
chiếm 51,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Nhìn chung qua 3 năm, công ty đã cho thấy sự thành công vượt bậc
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thể hiện qua mức doanh
thu luôn cao hơn 1000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế không dưới 11 tỷ đồng.
Kết quả này về cơ bản đã hoàn thành chỉ tiêu tỉnh đề ra, đặc biệt năm
2005 là năm công ty có doanh thu cao nhất từ trước đến nay.
2.6 Phương hướng hoạt động năm 2007:
2.6.1 Các chỉ tiêu kinh doanh:
 Gạo – ngành hàng kinh doanh chủ lực : kinh doanh xuất khẩu và
cung ứng xuất khẩu với sản lượng 250.000 tấn.
Phân tích rủi ro xuất khẩu gạo tại công ty Angimex
SVTH: Trần Quang Huy 14

 Ngành hàng khác (xe Honda, phân bón : 20.000 tấn, dịch vụ sửa
chữa xe, dịch vụ điện thoại di động): doanh thu tăng 15% so năm 2006.
 Ngành hàng khác (xe Honda, phân bón : 20.000 tấn, dịch vụ sửa
chữa xe, dịch vụ điện thoại di động) : doanh thu tăng 15% so năm 2006.
 Kinh doanh ngành hàng mới : xuất khẩu cá tra fillet 1.320 tấn, nhập
khẩu bã đậu nành 20.000 tấn để cung cấp lại cho các nhà máy chế biến
thức ăn thủy sản và tiêu thụ thức ăn gia súc 20.000 tấn.
2.6.2 Các giải pháp:
 Đa dạng hóa sản phẩm chế biến gạo : Cty sẽ thu mua chế biến
nhiều loại gạo nếp chất lượng cao và đóng gói nhỏ, bao gồm gạo Jasmine
2% tấm, gạo trắng hạt dài 2% tấm, nếp có độ lẫn 5% tấm, gạo đặc sản của
An Giang để cung cấp đa dạng các loại gạo nếp chất lượng cao cho thị
trường, vừa giảm sức cạnh tranh vừa mang lại hiệu quả cao, vừa xây dựng
thương hiệu gạo cho Angimex.
 Chất lượng sản phẩm : Vấn đề chất lượng gạo xuất khẩu vẫn đang

nổi cộm trên thị trường thế giới, Cty đang áp dụng có cải tiến hệ thống
quản lý chất lượng ISO 9001-2000 được tổ chức SGS cấp tháng 9/2005,
Thời gian qua, các lô hàng gạo của Cty được các khách hàng và các cơ
quan giám định công nhận là chất lượng tốt hơn so với mặt bằng chung,
Trong năm 2007, Cty sẽ chọn lọc thu mua, tách biệt và bảo quản riêng gạo
có chất lượng cao cấp để bán vào các thị trường cao cấp.
 Phải có sự chủ động: hiểu được văn hoá trong kinh doanh của các
khách hàng, thí dụ : đối với các tập đoàn là rất dân chủ, không qua cầu rút
ván, cùng nhau sống, cùng nhau kinh doanh, Hiểu thêm các nhu cầu biến
đổi của khách hàng trong từng thời điểm, rà soát đánh giá khách hàng.
 Phải nhận diện rõ tình hình xung quanh thông qua mối quan hệ với
Hiệp Hội, với khách hàng, và phối hợp lại giữa các bộ phận trong Cty.
 Chuẩn bị sẵn hàng : dự đoán trong năm nay không có đủ hàng để
bán nên cần phải có sự chuẩn bị sẵn sàng hàng hoá để bán cho các thị
trường cần giao ngay như Indo, Philippines.
 Chuấn hóa dịch vụ bán hàng và giao nhận bằng những qui trình cụ
thể và phải được tuân thủ từ cấp lãnh đạo đến nhân viên, Thí dụ qui định
rõ ràng việc phải đáp ứng được khiếu nại của khách hàng trong khoảng
thời gian bao lâu, trả lời báo giá cho khách hàng trong bao lâu.
 Gia tăng giá trị dịch vụ cho khách hàng bằng các hiểu biết nhu cầu
của khách hàng, Thí dụ đối với ngành hàng xe Honda áp dụng chương
trình Sticker, đối với ngành hàng lương thực nên có sự chủ động có những
chương trình gia tăng giá trị cho khách hàng một cách bất ngờ,thí dụ chịu
phí mở L/C một hợp đồng nào đó cho một khách hàng nào đó đã mua số
lượng lớn hàng của Cty.
Phân tích rủi ro xuất khẩu gạo tại công ty Angimex
SVTH: Trần Quang Huy 15

 Cập nhật và thống kê các nguồn thông tin thị trường là rất cần thiết,
không chỉ trực diện mà còn trên diện rộng để nắm bắt được những diễn

biến làm ảnh hưởng đến kinh doanh, Thí dụ tình hình chính trị của quốc
gia ảnh hưởng đến việc kinh doanh của ngành hàng gạo như thế nào.
 Gia tăng bán sỉ : thị phần xe Honda của Cty ta sụt giảm do Honda
VN chủ trương cho mở quá nhiều cửa hàng chính, họ cạnh tranh bán hàng
không còn theo nguyên tắc chung của Honda qui định, Vì thế, định hướng
của Cửa hàng là tập trung vào khách hàng sĩ ở các huyện với tỷ lệ 70%,
đặc biệt chú trọng việc gia tăng giá trị dịch vụ cho khách hàng như đã nói
ở trên.
2.6.3 Chiến lược, định hướng kinh doanh:
 Trên nền tảng sẵn có hiện nay, mở rộng dịch vụ Honda và sửa chữa
xe Honda trên phạm vi toàn ĐBSCL.
 Trung tâm NIIT: xem xét hướng mở rộng đào tạo các ngành phổ
thông như dạy lắp ráp phần cứng, dạy tin học văn phòng theo hướng sủ
dụng giáo trình bám sát thực tế không theo giáo trình dạy để lấy bằng
A,B,C .
 Ngành gạo trong tương lai xu hướng vẫn còn sự điều hành của
Chính phủ, nên Cty cần phải giảm thiểu và dần tách rời khỏi sự lệ thuộc
này, chuyển dịch cơ cấu: giảm tỷ lệ xuất khẩu, sử dụng nguồn nguyên liệu
tại chỗ tạo ra các sản phẩm tiêu dùng nhằm gia tăng tỷ suất lợi nhuận, hạn
chế rủi ro và chiếm lĩnh thị trường nội địa, đồng thời kinh doanh nguồn
phụ phẩm rẻ tiền (trấu sản xuất từ chế biến lúa gạo mang lại) để tăng lợi
nhuận cho Cty.
 Ngành thương mại dịch vụ hiện nay chưa có mô hình của riêng Cty
mà toàn bộ là liên kết với các thương hiệu mạnh (Honda, S-Fone, kinh
doanh siêu thị), các ngành hàng liên kết này độc lập không có sự liên kết
với nhau như ngành lương thực, như vậy khi kinh doanh mà doanh thu
tăng thì điều đó là phát triển, nhưng phát triển ở đây là cho thương hiệu
của đơn vị mà công ty liên kết, không phải cho sự phát triển của chính
thương hiệu công ty, Điều này cần sự nghiên cứu phát triển và có chiến
lược lâu dài để dần tách khỏi các thương hiệu lớn.


Phân tích rủi ro xuất khẩu gạo tại công ty Angimex
SVTH: Trần Quang Huy 16

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG XUẤT KHẨU GẠO
CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG,
3.1 Rủi ro nguồn nguyên liệu:
Yếu tố đầu vào là yếu tố quan trọng đối với bất kỳ đơn vị hoạt động
sản xuất kinh doanh nào. Sự biến động của yếu tố đầu vào về số lượng,
giá cả, nguồn cung cấp… cũng tác động không nhỏ đến hoạt động sản
xuất kinh doanh bình thường của đơn vị. Cách riêng các đơn vị hoạt động
trong lĩnh vực xuất khẩu gạo, lẽ dĩ nhiên lúa là nguyên liệu không thể
thiếu và nguyên liệu này cũng biến động không ít, điểm đáng lưu ý là sản
lượng, giá mua nguyên liệu có sự tương tác với tình hình sản xuất nông
nghiệp, giá cả sản phẩm đầu ra, cung cầu thị trường. Phân tích mối quan
hệ trên nhằm thấy được ảnh hưởng của nó đến công ty như thế nào?
Tình hình thu mua của công ty những năm vừa qua như sau:
Bảng 3.1: Số lượng thu mua lúa nguyên liệu từng xí nghiệp (tấn)
Năm
XN1 XN2 XN3 XN4 NMCĐ tổng
2004

83.527,73

20.927,57

43.503,39

43.915,12


15.261,56

207.135,37

2005

90.907,16

32.419,01

35.948,90

58.256,02

30.720,89

248.251,98

2006

96.110,86

32.267,64

31.612,10

60.515,31

28.394,20


248.900,11

(Nguồn: phòng kế toán công ty Angimex)
Bảng 3.2 : Giá mua lúa nguyên liệu của từng xí nghiệp (đ/kg).
(Nguồn: phòng kế toán công ty Angimex)

Hàng năm, dựa trên những hợp đồng đã ký, phòng kinh doanh phân
bổ kế hoạch thu mua nguyên liệu cho các xí nghiệp với giá cả tham khảo
từ hiệp hội lương thực Việt Nam, trên cơ sở đó các xí nghiệp sẽ thỏa
thuận với thương lái hay nông dân theo kiểu thuận mua vừa bán mà không
hề có bất kỳ hợp đồng bao tiêu nào. Khảo sát qua tình hình thu mua ở các
xí nghiệp: XN 1 và XN 4 có doanh số thu mua lớn hơn các XN còn lại, do
số lượng thu mua cao nên giá mua bình quân của 2 XN này cũng cao hơn
giá mua trung bình của công ty mặc dù vậy mức chênh lệch là không quá
lớn và có thể chấp nhận được bởi lẽ với khối lượng như thế kết hợp biến
động thị trường sẽ có những lúc giá mua cao sẽ có những lúc giá mua
thấp, điều này vẫn còn phụ thuộc vào cung cầu thị trường.
Mặt khác nếu so sánh với giá mua bình quân của 4 đơn vị xuất khẩu
gạo của tỉnh (công ty Angimex, …) thì vẫn thấp hơn (cả 3 năm đều thấp
hơn khoảng 100 đồng/kg) một xu hướng rất tốt mà công ty cần phát huy.
Năm
XN1 XN2 XN3 XN4 NMCĐ trung bình
2004
2.688

2.679

2.668

2.659


2.705

2.680

2005
3.055

3.037

3.046

3.044

3.004

3.037

2006
3.167

3.149

3.151

3.167

3.105

3.148


Phân tích rủi ro xuất khẩu gạo tại công ty Angimex
SVTH: Trần Quang Huy 17

Để có được kết quả tốt này công ty đã luôn bám sát thị trường qua các
chương trình:
 Chương trình báo cáo nhanh khối lương thực: số lượng mua trong
ngày, giá mua trong ngày. Thống kê sản lượng, giá mua bình quân tháng,
quí, năm. Thể hiện số liệu cùng kỳ để so sánh. Vẽ biểu đồ sản lượng mua,
giá mua bình quân theo tháng.
 Chương trình báo cáo ngày: lưu trữ thông tin về tình hình mua bán
trong ngày ở các xí nghiệp gửi về. Thống kê sản lượng, giá mua bình quân
theo tháng, quý, năm. Thống kê hàng tồn kho.
 Chương trình tổng hợp giá thành: lưu trữ giá thành của mỗi ngày
của các XN, tổng hợp mua để tính giá thành bình quân cho công ty. Cập
nhật lại số lượng và giá vốn hàng tồn kho mỗi ngày.
Nhờ thiết lập những chương trình như thế này các phòng, ban liên
quan nhất là ban giám đốc sẽ theo dõi sát sao tình hình của các xí nghiệp,
của công ty và của ngành hàng lương thực từ đó kịp thời chỉ đạo.

Giá mua nguyên liệu của các DN
-
500
1,000
1,500
2,000
2,500
3,000
3,500
4,000

4,500
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
thời gian
đ/kg
2004
2005
2006

Biểu đồ 3.1: Giá mua nguyên liệu

Phân tích rủi ro xuất khẩu gạo tại công ty Angimex
SVTH: Trần Quang Huy 18

Giá xuất khẩu bình quân các DN
-
50
100
150
200

250
300
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
USD/tấn
tháng
2004
2005
2006

Biểu đồ 3.2: Giá xuất khẩu
(Nguồn: Sở thương mại tỉnh An Giang)

Có một điểm đáng lưu ý là giá thu mua nguyên liệu của công ty nói
riêng và của các đơn vị trong tỉnh nói chung đang có xu hướng tăng.
Vì lý do gì giá thu mua nguyên liệu lại tăng?
Có thể lý giải vấn đề này ở một số khía cạnh:
Bảng 3.3: Cung cầu gạo thế giới
1
/ (Triệu tấn) 2003/2004


Cung Sử dụng
Quốc gia
TKĐK Sản xuất
Nhập
khẩu
Tiêu dùng
trong nước
2

Xuất
khẩu
TKCK
Thế giới
3
110,38

389,11

24,38

413,72

26,01

85,58

Mỹ 0,83

6,4


0,5

3,63

3,33

0,76

Tổng cộng nước ngoài

109,36

382,71

23,88

410,09

22,68

84,81

Các nhà XK chính
4
17,81

131,88

0,04


114,72

18,73

16,29

India 11,00

87,00

0,00

84,35

2,75

10,90

Pakistan 0,05

4,90

0,00

2,70

1,78

0,47


Thailand 3,30

18,01

0,00

9,47

10,00

1,84

Vietnam 3,46

21,97

0,04

18,20

4,20

3,07

Các nhà NK chính
5
12,16

59,18


9,64

68,15

0,34

12,49


1
Tập hợp từ thị trường các nước.
2
Chỉ số tổng cộng của nước ngoài và thế giới được sử dụng để phản ánh sự khác biệt của xuất khẩu và
nhập khẩu.
3
Xuất nhập khẩu thế giới có thể không cân bằng bởi có sự khác biệt giữa các quốc gia.
4
India, Pakistan, Thailand, and Vietnam
5
Brazil, Indonesia, Hong Kong, Nigeria, Philippines, selected Middle East, and the EU-25.
Phân tích rủi ro xuất khẩu gạo tại công ty Angimex
SVTH: Trần Quang Huy 19

Brazil 0,59

8,71

0,65


8,50

0,05

1,39

EU-25 0,88

1,69

1,02

2,51

0,23

0,86

Indonesia 4,34

35,02

0,70

36,00

0,00

4,07


Nigeria 1,35

2,20

1,60

4,00

0,00

1,15

Philippines 3,81

9,00

1,29

10,25

0,00

3,85

Một số nước Trung
Đông
6

0,89


2,28

3,20

5,32

0,06

0,99


(Nguồn: www.usda.gov)
Năm 2004: sản lượng lương thực toàn thế giới là 389,11 triệu tấn trong
khi nhu cầu lên đến 413,72 triệu tấn, nguồn cung không đủ khiến cho nhu
cầu tiêu thụ tăng cao tác động đến giá xuất khẩu (tham khảo bảng 4). Tính
riêng Việt Nam, năm 2004 sản xuất được 21,97 triệu tấn gạo nhu cầu tiêu
dùng là 18,2 triệu tấn như vậy Việt Nam chỉ còn khoảng 3,77 triệu tấn
dành cho xuất khẩu nhưng trong năm đã xuất đến 4,2 triệu tấn (sử dụng
luôn cả dự trữ để xuất do xuất được giá trung bình giá xuất khẩu gạo năm
2004 là 223 USD/tấn) điều này đã đẩy giá thu mua nguyên liệu lên cao,
bên cạnh đó cũng còn một số nguyên nhân như:
 Một là: Giá gạo thị trường thế giới tăng ở mức cao.
 Hai là: Về tổng thể thì nguồn cung lúa gạo cân đối đủ nhu cầu (theo
báo cáo của Bộ NN-PTNT, sản lượng thóc năm 2004 của cả nước đạt 35,7
triệu tấn tăng 1,2 triệu tấn so với năm 2003, trừ nhu cầu tiêu dùng trong
nước khoảng 27,6-28,1 triệu tấn, khả năng lúa hàng hóa giành cho xuất
khẩu quy gạo khoảng 3,9-4 triệu tấn) nhưng tiến độ xuất khẩu gạo một vài
tháng quá cao đã tác động làm tăng giá trong nước.
 Ba là: Giá gạo tại quốc gia láng giềng Trung Quốc tăng mạnh. Các
doanh nghiệp xuất khẩu cũng triển khai mua nhiều đã có tác động và ảnh

hưởng làm giá gạo thị trường nội địa tăng mạnh hơn.
 Bốn là: Do nhu cầu can thiệp thị trường lúa vụ chính từ tháng 9/2004 đến tháng
2/2005 của Chính phủ Thái Lan đã hỗ trợ giá gạo chào bán tăng, nhiều nhà nhập khẩu
từ Philippin, Iraq, châu Phi đang quan tâm đến gạo Việt Nam bởi giá gạo của Việt
Nam thấp hơn so với gạo cùng loại của Thái Lan, cùng với nguồn cung thóc ở đồng
bằng sông Cửu Long về cuối năm hạn chế, là những nguyên nhân chính đẩy giá gạo
xuất khẩu của Việt Nam tăng và đứng ở mức cao.
Bảng 3.4: Cung cầu gạo thế giới (Triệu tấn) 2004/2005

Cung Sử dụng
Quốc gia
TKĐK Sản xuất
Nhập
khẩu
Tiêu dùng
trong nước
Xuất
khẩu
TKCK

6
Bao gồm Iran, Iraq, and Saudi Arabia.
Phân tích rủi ro xuất khẩu gạo tại công ty Angimex
SVTH: Trần Quang Huy 20

Thế giới
86,15

402,07 25,07


415,35 27,4

72,88

Mỹ
0,76

7,4 0,42

3,84 3,54

1,21

Tổng cộng nước
ngoài
85,39

394,67 25,28

411,51 23,86

71,67

Các nhà XK chính
16,90

130,03 0,30

113,84 19,15


14,24

India
10,80

85,31 0,00

83,11 4,50

8,50

Pakistan
0,24

5,02 0,00

2,75 2,30

0,21

Thailand
1,71

17,07 0,00

9,48 7,25

2,05

Vietnam

4,15

22,63 0,30

18,50 5,10

3,48

Các nhà NK chính
12,55

59,60 9,26

68,67 0,54

12,20

Brazil
1,34

8,98 0,55

9,00 0,30

1,57

EU-25
0,97

1,86 1,00


2,53 0,18

1,13

Indonesia
4,02

34,25 0,50

35,85 0,00

2,92

Nigeria
1,00

2,30 1,37

4,25 0,00

0,42

Philippines
4,05

9,44 1,50

10,40 0,00


4,59

Một số nước
Trung Đông
0,99

2,27 3,25

5,07 0,06

1,38


Năm 2005: cũng giống như năm 2004 sản lượng lương thực năm 2005
của toàn thế giới là 402,07 triệu tấn trong khi nhu cầu lên đến 415,35 triệu
tấn, nguồn cung không đủ khiến cho nhu cầu tiêu thụ tăng cao tác động
đến giá xuất khẩu. Tính riêng Việt Nam, năm 2005 sản xuất được 22,63
triệu tấn gạo (tăng so với năm trước khoảng gần 2 triệu tấn) nhu cầu tiêu
dùng là 18,5 triệu tấn như vậy Việt Nam chỉ còn khoảng 4,13 triệu tấn
dành cho xuất khẩu nhưng trong năm đã xuất đến 5,2 triệu tấn mang về
khoảng 1,279 tỷ USD (trị giá FOB), so cùng kỳ năm 2004 tăng 28% về số
lượng và 49% về trị giá (sử dụng luôn cả dự trữ để xuất do xuất được giá
trung bình giá xuất khẩu gạo năm 2005 là 253 USD/tấn tham khảo từ
bảng 4 ) điều này đã đẩy giá thu mua nguyên liệu lên cao, bên cạnh đó
cũng còn một số nguyên nhân như:
 Một là: Theo báo cáo của của tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO), sản
lượng thóc thế giới năm 2005 đạt khoảng 614 triệu tấn, tương đương với 409,3 triệu
tấn gạo tăng 1,5% so với năm 2004. Nhu cầu tiêu thụ gạo thế giới năm 2005 khoảng
413 triệu tấn, cao hơn nguồn cung 3,7 triệu tấn. Tồn kho gạo cuối năm 2005 dự đoán
sẽ tiếp tục giảm 4,2%, sau khi đã giảm khoảng 23% so với cuối năm trước. Cũng theo

tổ chức này dự đoán xuất khẩu gạo thế giới năm 2005 chỉ đạt 25,5 triệu tấn giảm 2,8%
so với năm trước. Trong đó xuất khẩu gạo năm 2005 dự đoán sẽ giảm chủ yếu ở Thái
Phân tích rủi ro xuất khẩu gạo tại công ty Angimex
SVTH: Trần Quang Huy 21

Lan do sản lượng thóc của Thái Lan giảm và việc áp dụng chính sách giá thóc gạo nội
địa cao làm giảm khả năng cạnh tranh của gạo xuất khẩu Thái Lan. Giá gạo của Thái
Lan tăng do nhu cầu mua gạo của Thi Lan tiếp tục tăng lên ở Nigeria, Nam Phi,
Yemen, mặt khác đồng Baht tăng giá.
 Hai là: Do hạn hán tiếp tục kéo dài, đặc biệt là sự trở lại của hiện tượng EL
NINO càng làm cho hạn hán thêm nghiêm trọng tại nhiều nước Châu Á, khu vực
chiếm 75% lượng gạo xuất khẩu hàng năm trên thị trường thế giới.
 Ba là: Do ảnh hưởng của trận động đất sóng thần xảy ra cuối năm 2004 tại một
số nước Nam á và Đông Nam á càng làm cho nhu cầu nhập khẩu gạo tăng mạnh như
Philippin, Indonesia, Bangladesh và châu Phi, các nước Trung Mỹ…
 Bốn là: Giá gạo Việt Nam hiện đang thấp hơn so với gạo cùng loại
của Thái Lan, cùng với nhu cầu của khách nước ngoài nhập khẩu gạo Việt
Nam tăng mạnh, khách hàng chính là Philipines, Cu Ba, Nga, các nước
châu Phi, châu Âu… Mặt khác các nhà xuất khẩu vẫn đang đẩy mạnh tìm
kiếm nguồn cung để đáp ứng nhu cầu đã ký kết trong khi nguồn cung hạn
chế.
Năm 2006: sản lượng lương thực năm 2006 của toàn thế giới là
415,49 triệu tấn trong khi nhu cầu chỉ cần 413,35 triệu tấn, nguồn cung
vựơt cầu.Tính riêng Việt Nam, năm 2006 sản xuất được 22,00 triệu tấn
gạo (giảm so với năm trước khoảng gần 0,6 triệu tấn) nhu cầu tiêu dùng là
18,25 triệu tấn như vậy Việt Nam chỉ còn khoảng 3,75 triệu tấn dành cho
xuất khẩu nhưng trong năm đã xuất đến 4,8 triệu tấn (sử dụng luôn cả dự
trữ để xuất do xuất được giá trung bình giá xuất khẩu gạo năm 2005
khoảng 251 USD/tấn tham khảo bảng 4) trong bối cảnh chung của thế giới
là sản xuất vuợt tiêu dùng khoảng 2 triệu tấn lý ra giá phải giảm nhưng giá

xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng do các nước như Indonesia, Malaysia và
Nigeria có nhu cầu nhập cao hơn, trong năm đã xảy ra cơn sốt giá lúa gạo
chưa từng có ở Việt Nam mà nguyên nhân là:
 Thứ nhất và sâu xa là ở thời điểm đó vẫn chưa khống chế được dịch
(vàng lùn và lùn xoắn lá chính là do tác động của cơn sốt giá gạo thế giới
đối với hạt gạo của nước ta.Trước hết, theo các số liệu thống kê của
WTO, nếu như chỉ số giá gạo thế giới năm 2003 là 62 điểm (năm gốc
1995 = 100 điểm), thì năm 2004 tăng vọt lên 77 điểm, năm 2005 lên 90
điểm, còn giữa năm nay đứng ở mức 94 điểm, Hiển nhiên, diễn biến này
của thị trường gạo thế giới là cơ hội vàng khiến hoạt động xuất khẩu gạo
của nước ta trở thành “chiến lược” trong gần 3 năm qua. Như vậy, trong
gần 3 năm qua, giá xuất khẩu lúa gạo tăng tổng cộng 45%. Nguồn lợi quá
hấp dẫn đã khiến cả nông dân lẫn các chi cục bảo vệ thực vật và các cấp
chính quyền địa phương bỏ ngoài tai các khuyến cáo chuyên môn về
giống và nguy cơ dịch bệnh. Lịch thời vụ, giống không được tuân thủ, đất
không được nghỉ làm lúa liền 3 vụ/năm, thậm chí có nơi còn cố sức làm 7
vụ trong 2 năm… Môi trường độc canh trong thời gian dài như thế chắc
chắn sẽ gây ra dịch bệnh. Và dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá xảy
Phân tích rủi ro xuất khẩu gạo tại công ty Angimex
SVTH: Trần Quang Huy 22

ra ở chính ngay vựa lúa của cả nước – ĐBSCL. Năm 2006, Việt Nam có
tới 10 cơn bão trong đó, cơn bão số 9 (Durian) xảy ra ngày 5/12 đã gây
thiệt hại nặng nề về người và của cho các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến
Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long. Ở các tỉnh phía Bắc, năm nay không có mưa
to, bão lớn, nhưng bất chợt, vào thượng tuần tháng 11/2006 có ngay mưa
đá ở nhiều nơi. Thời gian mưa không dài, nhưng thiệt hại cũng không
nhỏ.
7


Bảng 3.5 : Cung cầu gạo thế giới / (triệu tấn) 2005/2006

Cung Sử dụng
Quốc gia
TKĐK Sản xuất
Nhập
khẩu
Tiêu dùng
trong nước

Xuất
khẩu
TKCK
Thế giới 78,14

415,49

26,27

413,22

27,80 80,42

Mỹ 1,21

7,11

0,54

3,81


3,69 1,37

Tổng cộng nước
ngoài
76,93

408,38

25,72

409,41

24,11 79,05

Các nhà XK chính 15,18

136,79

0,40

115,52

18,80 18,04

India 8,50

91,04

0,00


85,22

3,80 10,52

Pakistan 0,20

5,55

0,00

2,56

2,90 0,30

Thailand 2,31

18,20

0,05

9,50

7,30 3,76

Vietnam 4,16

22,00

0,35


18,25

4,80 3,46

Các nhà NK chính 12,92

59,91

10,67

69,66

0,49 13,36

Brazil 1,73

7,87

0,60

8,97

0,25 0,98

EU-25 1,13

1,71

0,93


2,55

0,28 1,04

Indonesia 3,45

34,96

0,60

35,80

0,00 3,21

Nigeria 0,42

2,70

1,78

4,35

0,00 0,55

Philippines 4,57

9,82

1,90


11,00

0,00 5,29

Một số nước Trung
Đông
1,46

2,38

3,76

5,39

0,06 2,14

(Nguồn: www.usda.gov)
 Thứ hai, cơn sốt giá lúa gạo chưa từng có hiện nay còn do chúng ta
đã xuất khẩu “quá đà”. Sản lượng lúa năm 2004 tăng tương đương với gần
1,5 triệu tấn gạo so với năm 2003, nhưng gạo xuất khẩu chỉ tăng gần 1
triệu tấn. Ấy thế mà, khi sản lượng lúa năm 2005 giảm tương đương với
khoảng 240 nghìn tấn thì lượng gạo xuất khẩu lại đạt kỷ lục trên 5 triệu
tấn! Rõ ràng việc tăng này là do chúng ta đã “vét kho” để đẩy mạnh xuất
khẩu trong điều kiện rất được giá như đã nói ở trên. Trong khi đó, tổng

7
(trích từ bài viết trên website

Phân tích rủi ro xuất khẩu gạo tại công ty Angimex

SVTH: Trần Quang Huy 23

sản lượng lúa của miền Bắc chỉ tăng được 800 nghìn tấn, còn ĐBSCL lại
giảm xấp xỉ 1 triệu tấn, mà lượng gạo xuất khẩu thì vẫn cứ tăng đến 1
triệu tấn so với cả 4 năm trước đó (2001-2004), cho nên rất có thể chúng
ta đã lại một lần nữa “vét kho” để xuất khẩu! Cộng với tác nhân dịch bệnh
dai dẳng trong nhiều tháng qua, hành động này tạo nên cơn sốt chưa từng
có ở ngay trong ruột vựa lúa lớn nhất nước. Triển vọng giá gạo thế giới
vẫn tiếp tục nóng cũng là một phần nguyên nhân gây ra đầu cơ lúa gạo ở
thị trường trong nước.
8

Nguyên nhân đẩy giá nguyên liệu lên cao đã rõ, vấn đề cần được
làm rõ là công ty Angimex mua từ những nguồn nào và có ảnh hưởng gì
đến công ty?

Bảng 3.6 : Số lượng thu mua của công ty so với sản lượng lúa toàn tỉnh và
ĐBSCL

Sản lượng 2004 2005 2006
ĐBSCL (triệu tấn)
18,500

19,100

18,750

An Giang (triệu tấn)
3,000


3,100

2,900

Công ty mua (triệu
tấn)
0,207

0,248

0,248

So với An Giang (%)
6,9%

8,00%

8,55%

So với ĐBSCL (%)
1,12%

1,30%

1,32%


Như đã nói ở trên, công ty thoã thuận giá cả với các thương lái và
nông dân theo thuận mua vừa bán không qua hợp đồng, công ty thu mua
từ nhiều nơi: trong tỉnh cũng có, ngoài tỉnh cũng có miễn sao giá cả hợp

lý. Từ năm 2004 đến năm 2006 công ty chỉ mua ở tỷ lệ rất nhỏ so với sản
lượng của toàn tỉnh (chiếm tối đa là 8,55 % sản lượng của tỉnh) và cao
nhất cũng chỉ chiếm1,32% trên tổng sản lượng của ĐBSCL. Với ưu thế
nằm trong vựa lúa lớn nhất cả nước rõ ràng công ty không phải lo lắng về
nguồn cung cấp đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Qua phân tích thị trường lúa gạo 3 năm ta nhận thấy giá cả nguồn
nguyên liệu đầu vào tăng đồng thời giá cả đầu ra cũng tăng nhưng sự tăng
giá của đầu ra làm thặng dư cho nhà xuất khẩu chẳng những bù đắp sự
chênh lệch ở giá đầu vào mà còn đem lại khoản lợi nhuận lớn. Ba năm
vừa qua với kim ngạch tăng đều từ 55.190 triệu USD năm 2004 lên
70.409 triệu USD năm 2005 và 77.529 triệu USD năm 2006 công ty xuất

8
(trích từ bài viết trên website

Phân tích rủi ro xuất khẩu gạo tại công ty Angimex
SVTH: Trần Quang Huy 24

nhập khẩu An Giang vẫn giữ vững tỷ lệ khoảng 50% trong tổng kim
ngạch xuất khẩu của tỉnh, ngày càng khẳng định mình là một trong những
đơn vị xuất khẩu gạo hàng đầu của tỉnh. Tuy nhiên, trong điều kiện giá
nguyên liệu tăng như thế này, nếu như giá xuất khẩu giảm hoặc hiệp hội
quản lý giá xuất hoặc cả hai cùng xảy ra thì công ty sẽ gặp khó khăn do
vậy công ty nên tính toán cho mình một hướng đi mang tính bền vững.
3.2 Rủi ro thanh toán:
Trong hoạt động ngoại thương có rất nhiều hình thức thanh toán
chẳng hạn như phương thức T/T, CAD, TTR, L/C… Mỗi phương thức
thanh toán đều có ưu nhược điểm của riêng nó, việc sử dụng phương thức
nào phụ thuộc các yếu tố:
 Quan hệ thương mại thường xuyên hay không thường xuyên.

 Sự tín nhiệm lẫn nhau .
 Quy mô của hợp đồng thương mại hay dịch vụ.
 Khả năng cung ứng hàng hoá của người bán và khả năng tài chính
của người mua,
 Tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của mỗi quốc gia.
Xuất phát từ đặc điểm của mình công ty Angimex đã lựa chọn các phương
thức L/C, D/P, TTR và CAD làm phương thức thanh toán.
Vì sao công ty Angimex lại chọn những phương thức này?
Thứ nhất xét về đặc điểm của các phương thức này:
 L/C: phương thức thông dụng nhất hiện nay và được xem là an toàn
cho các bên giao dịch do nó được đảm bảo bởi các ngân hàng đồng thời
được thực hiện, giải quyết trong khuôn khổ “quy tắc về tập quán và thực
hành thống nhất tín dụng chứng từ” (UCP 500), “quy tắc thống nhất về
hoàn trả tiền giữa các ngân hàng theo tín dụng chứng từ của ICC và “tập
quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong thanh
toán tín dụng chứng từ” (ISBP số 645 của ICC năm 2003), Thêm vào đó
L/C có thể chỉnh sửa, bổ sung từ bất kì bên nào (có thể là người mở,
người hưởng lợi) nếu có sự đồng ý về phía ngân hàng.
 T/T: phương thức chuyển tiền rẻ nhất, an toàn, chính xác và nhanh
chóng. Đối với hình thức này thì người nhận được tiền ít bị ảnh hưởng của
tỷ giá, Được áp dụng trong thanh toán các khoản tiền tương đối nhỏ. Sự
an toàn cho người xuất khẩu là không chắc chắn do việc trả tiền phụ thuộc
vào thiện chí của người nhập khẩu và ngân hàng chỉ là trung gian thực
hiện việc thanh toán theo uỷ nhiệm để hưởng một khoản phí mà không bị
ràng buộc nào cả.
 CAD: phương thức có lợi cho nhà xuất khẩu vì họ chắc chắn thu
được tiền hàng nhanh chóng, thủ tục đơn giản không phức tạp như thanh
Phân tích rủi ro xuất khẩu gạo tại công ty Angimex
SVTH: Trần Quang Huy 25


toán tín dụng chứng từ, áp dụng trong trường hợp người mua và người
bán có quan hệ tốt và tin tưởng lẫn nhau.
 Phương thức nhờ thu kèm chứng từ: phương thức mà nhà xuất khẩu
sau khi cung cấp hàng hoá hay dịch vụ thì lập bộ chứng từ và hối phiếu
nhờ ngân hàng phục vụ mình thu hộ với điều kiện ngân hàng này thay mặt
nhà xuất khẩu khống chế bộ chứng từ, chỉ khi nào người mua đồng ý
thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán hối phíêu thì ngân hàng mới giao
bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu để làm cơ sở nhận hàng.
Thứ hai, rủi ro của các phương thức:
 Trong thanh toán TTR/ DP : khách hàng trì hoãn thanh toán, trong
khi hàng hóa đã đóng hàng xong vào container hoặc đã xếp lên tàu, hoặc
hàng hóa đang trên đường vận chuyển sang nước ngoài, hoặc đã đến cảng
dỡ.
 D/P, D/A, T/T trước 1 phần, CAD đều có mức độ rủi ro nhất định
đối với người bán hàng. Những rủi ro đó là người mua nhận hàng mà
không trả tiền (D/A), người mua không nhận hàng và không trả tiền (D/P,
CAD, T/T trước 1 phần). Trong cả hai trường hợp này, người bán bị mất
hàng hoặc phải tốn phí để xử lý hàng của mình (thường những phí này rất
lớn).
 Trường hợp thanh toán bằng L/C: ngân hàng mở L/C cố tình vạch
lá tìm sâu để từ chối thanh toán trong trường hợp người mua có vấn đề về
tài chánh; bộ chứng từ bị phát hiện có bất hợp lệ (do những sai sót trong
quá trình thiết lập chứng từ) và bị ngân hàng từ chối thanh toán, người
mua lẩn tránh trách nhiệm; trường hợp hàng đã xếp xong mà L/C chưa
hoàn chỉnh (do những thay đổi trong quá trình giao hàng, người mua hứa
sẽ tu chỉnh L/C) nhưng không được tu chỉnh hợp lệ; ngân hàng mở L/C
không có uy tín; ngân hàng mở L/C phá sản… ; nước nhập hàng bị cấm
vận.
 Do biến động của thị trường mà điển hình là khi giá giảm, khách
hàng có thể tìm cách thoái thác để không phải nhận hàng gây ra rủi ro

chậm hoặc trì hoãn hoặc không thanh toán (thí dụ nêu bất hợp lệ trong
chứng từ để không thanh toán, khiếu nại hàng không đúng chất lượng để
yêu cầu giảm giá,…)
Thứ ba, công ty Angimex đã hơn 30 năm hoạt động kinh doanh
xuất khẩu gạo với số lượng bạn hàng lớn (ước trên 40 khách hàng) và mỗi
khách hàng lại có những đặc trưng khác nhau do vậy trên thực tiễn giao
dịch, các phương thức được áp dụng như sau:
 Phương thức T/T: Dành cho khách hàng quen với số lượng không
nhiều dao động từ 250 tấn đến 500 tấn tương đương từ 10 đến 20
container. Sau khi ký hợp đồng khách hàng sẽ trả 10% - 30% giá trị hợp
đồng, phần còn lại sẽ thanh toán theo 2 cách: thanh toán trước khi đóng

×