Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.97 KB, 70 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VÕ ANH DŨNG

ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN HUYỆN XUÂN LỘC,
TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VÕ ANH DŨNG

ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN HUYỆN XUÂN LỘC,
TỈNH ĐỒNG NAI

Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8380104

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HỒ SỸ SƠN

HÀ NỘI, năm 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn với đề tài “Áp dụng hình phạt theopháp
luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai” là
công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PG.TS
Hồ Sỹ Sơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã được ghi rõ
nguồn gốc; các số liệu, ví dụ và trích dẫn đảm bảo tính chính xác, trung thực
và không trùng lặp với các đề tài khác.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Người cam đoan

Võ Anh Dũng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT CỦA ÁP DỤNG HÌNH

PHẠT ................................................................................................................ 7
1.1. Cơ sở lý luận của áp dụng hình phạt ...................................................... 7
1.2. Cơ sở pháp luật của áp dụng hình phạt ................................................ 21
Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TẠI TOÀ ÁN NHÂN
DÂN HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI ......................................... 26
2.1. Khái quát tình hình áp dụng hình phạt tại Toà án nhân dân huyện
Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai ............................................................................ 26
2.2. Thực trạng áp dụng hình phạt tại Toà án nhân dân huyện Xuân Lộc,
tỉnh Đồng Nai .............................................................................................. 27
Chương 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG


HÌNH PHẠT TẠI HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI ................... 42
3.1. Yêu cầu áp dụng đúng hình phạt tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai 42
3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng hình phạt tại Toà án nhân dân
huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai ................................................................. 48
KẾT LUẬN .................................................................................................... 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADHP

: Áp dụng hình phạt

BLHS

: Bộ luật Hình sự

BLTTHS

: Bộ luật Tố tụng hình sự.

HĐXX

: Hội đồng xét xử

TAND

: Tòa án nhân dân


XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tình hình thụ lý và xét xử vụ án hình sự của Tòa án nhân dân
huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến 2017 ................................ 26
Bảng 2.2: Tình hình xét xử vụ án hình sự và áp dụng hình phạt chính của Tòa
án nhân dân huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến 201 7............ 28
Bảng 2.3: Tình hình xét xử vụ án hình sự và áp dụng hình phạt bổ sung của
TAND huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến 2017 .................... 32
Bảng 2.4: Tình hình áp dụng hình phạt trong trường hợp đồng phạm của Tòa
án nhân dân huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến 2017 ............ 34
Bảng 2.5: Tình hình áp dụng hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội của
Tòa án nhân dân huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến 2017 .... 35
Bảng 2.6: Tình hình áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
của TAND huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến 2017 ............. 37


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Tội phạm là một hiện tượng xã hội có tính nguy hiểm cho xã hội mang
tính lịch sử và bản chất giai cấp sâu sắc. Như vậy, xã hội có giai cấp nào cũng
tồn tại tội phạm, điều quan trọng là làm thế nào để phòng ngừa, ngăn chặn và
hạn chế tội phạm xảy ra. Nhà nước ở mỗi xã hội có giai cấp đều có những giải
pháp để thực hiện và một trong những giải pháp được Nhà nước sử dụng đó là
hình phạt.
Hình phạt theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam là biện ph áp

cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước do toà án áp dụng đối với người
hoặc pháp nhân phạm tội nhằm tước đoạt, hoặc hạn chế ở họ những quyền và
lợi ích nhất định theo quy định của BLHS. Hình phạt không chỉ có mục đích
là nhằm trừng trị mà còn giáo dục, cải tạo đối với người phạm tội về ý thức
tuân theo pháp luật và các quy tắc xã hội, ngăn ngừa họ phạm tội mới đồng
thời cũng nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật và đấu tranh ngăn
ngừa, phòng, chống tội phạm.
Thực tiễn trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng cho
chúng ta thấy rằng, từng cặp đôi tính cưỡng chế và thuyết phục, trừng trị và
giáo dục hay tính cải tạo của hình phạt đều có tác động khác nhau và có mối
quan hệ lẫn nhau được phân hóa giữa chúng trong mỗi loại hình phạt. Khi áp
dụng hình phạt, tòa án phải xem xét một cách toàn diện các tình tiết của vụ án,

nguyên nhân và điều kiện phạm tội, quy định của pháp luật hình sự, tình hình
và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương và cả nước để quyết
định hình phạt sao cho đảm bảo công lý, tính nghiêm minh và công bằng xã
hội.
Trong những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói chung và
trên địa bàn huyện Xuân Lộc nói riêng , tình hình tội phạm diễn biến phức tạp;
1


về tính chất, mức độ, phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Bên cạnh đó,

TAND huyện Xuân Lộc không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng hoạt động
xét xử, trong đó có hoạt động ADHP và đã đạt được nhiều kết quả đáng trân
trọng. Tuy nhiên, quá trình ADHP của Toà án nhân dân huyện Xuân Lộc vẫn

còn những thiếu sót, vi phạm như: ADHP không đúng, ADHP khi chưa đánh
giá toàn diện, đầy đủ chứng cứ. Những thiếu sót, vi phạm trên không chỉ xâm

phạm quyền con người, lợi ích hợp pháp của công dân mà còn làm giảm niềm
tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan tư pháp, ảnh hưởng
xấu đến dư luận và ảnh hưởng đến việc đạt được mục đích của hình phạt.
Tình trạng đó, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó
ngoài điều kiện tự nhiên, môi trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước ta nói chung và của huyện Xuân Lộc nói riêng, khả năng, năng lực ,
kinh nghiệm còn hạn chế của một số cán bộ xét xử còn có cả hạn chế, bất cập
của pháp luật hình sự. Chính vì vậy, vấn đề áp dụng hình phạt của Tòa án
nhân dân huyện Xuân Lộc cần được nghiên cứu để qua đó đề xuất những giải
pháp nhằm đảm bảo Tòa án nhân dân huyện Xuân Lộc áp dụng đúng hình
phạt. Cũng chính vì vậy, học viên quyết định chọn đề tài “Áp dụng hình phạt
theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai”
làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Việc áp dụng hình phạt trong hoạt động giải quyết đúng đắn vụ án hình
sự của Tòa án nhân dân có thể nói là “vùng trũng” trong khoa học pháp lý nói
chung và khoa học luật hình sự nói riêng. Các công trình nghiên cứu có đề
cập đến hình phạt, chủ yếu nghiên cứu về quyết định hình phạt - một nội dung
chủ yếu và quan trọng của ADHP. Tuy nhiên, trong những năm gần đây có
một số công trình nghiên cứu có đề cập nghiên cứu về ADHP trong … đó có
thể kể đến:
2


- Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Đắc Hùng với đề tài “Áp dụng hình
phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Chương Mỹ, thành
phố Hà Nội”, năm 2018;

- Luận văn thạc sĩ của tác giả Đỗ Thị Minh Loan với đề tài “Áp dụng

hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Phúc Thọ,
thành phố Hà Nội”, năm 2017;

- Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Ngọc Thương Hiền với đề tài
“Áp dụng hình phạt từ thực tiễn tỉnh Bắc Giang” , năm 2017;
Phân tích nội dung nghiên cứu của những công trình nghiên cứu nêu
trên có thể thấy về mặt lý luận dù chưa sâu sắc và toàn diện, song đã được đề
cập nghiên cứu là khái niệm, đặc điểm, các loại căn cứ, nguyên tắc v.v…. của
áp dụng hình phạt. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu đó đượcnghiên
cứu ở những địa bàn khác nhau của nước ta nhưng không phải là huyện Xuân
Lộc, tỉnh Đồng Nai. Trong khi đó, để thấy được sự phù hợp hay không của
các quy định của pháp luật hình sự với thực tiễn xét xử (mà xét đến cùng là
thực tiễn cuộc sống) thì việc nghiên cứu về ADHP cần được tiến hành ở càng
nhiều địa bàn và ở các cấp độ khác nhau, càng nhiều càng tốt. Do vậy, việc
chọn địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai để nghiên cứu ADHP, thiết
nghĩ là phù hợp và có ý nghĩa lớn cả về lý luận và thực tiễn.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận quy định của pháp luật và
thực tiễn về ADHP trong xét xử hình sự của Tòa án nhân dân huyện Xuân
Lộc, luận văn đề xuất các giải pháp để góp phần bảo đảm cho việc ADHP
đúng của Tòa án nhân dân cấp huyện nói chung và của Toà án nhân dân
huyện Xuân Lộc nói riêng.

3


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn bao gồm:


- Phân tích những vấn đề lý luận của áp dụng hình phạt;
- Phân tích thực tiễn ADHP tại Toà án nhân dân huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai;

- Lập luận, đề xuất các biện pháp bảo đảm áp dụng đúng hình phạt tại
TAND cấp huyện ở nước ta hiện nay.
Các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của đề tài luận văn này được
nghiên cứu trên góc độ chuyên ngành luật hình sự và tố tụng hình sự.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam
trên địa bàn huyện Xuân Lộc. Luận văn lấy các quan điểm khoa học được nêu
ra trong khoa học pháp lý nói chung, khoa học luật hình sự nói riêng; các quy
định của pháp luật nước ta; thực tiễn áp dụng hình phạt tại Toà án nhân dân
huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai để nghiên cứu các vấn đề thuộc nội dung
nghiên cứu của đề tài.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về thực tiễn đề tài này chỉ nghiên cứu hoạt động áp dụng hình phạt
của Tòa án nhân dân huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.

- Về thời gian: Trong khoảng thời gian 05 năm (từ năm 2013 - năm
2017).
- Về địa bàn nghiên cứu: Địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật
lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh;

4


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full
















×