Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Sinh học 10 bài 9: Tế bào nhân thực (tiếp theo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.2 KB, 5 trang )

GIÁO ÁN SINH HỌC 10
Bài 9: TẾ BÀO NHÂN THỰC
I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức
a. Cơ bản
- Mô tả được cấu trúc và chức năng của ti thể, lục lạp.
- Mô tả được cấu trúc và chức năng của không bào và lyzosome.
b. Trọng tâm
Biết được cấu trúc và chức năng của ti thể và lục lạp.
2. Kỹ năng
Phân tích hình vẽ, tư duy so sánh – phân tích – tổng hợp, để thấy rõ cấu trúc ti thể, lục
lạp.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và chăm sóc cơ thể qua phần lục lạp và ti thể.
II. Chuẩn bị dạy và học
1. Giáo viên
Tranh vẽ phóng hình 9.1, 9.2 SGK và phiếu học tập.
2. Học sinh
- Phiếu học tập của nhóm.
- Xem trước bài mới, tìm hiểu chung về tế bào nhân thực, vai trò và chức năng của các
bào quan trong tế bào.
III. Tiến trình dạy và học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Mô tả cấu trúc của nhân. Trình bày chức năng của lưới nội chất hạt và lưới nội chất
trơn.

TaiLieu.VN

Page 1



- Ribosome, bộ máy golgi có cấu trúc và chức năng gì?
- Nêu điểm khác biệt về cấu trúc của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
3. Hoạt động dạy và học
a. Mở bài
GV giới thiệu sơ về các bào quan của tế bào, và hỏi: Tế bào nào trong cơ thể người có
nhiều ti thể nhất? Tại sao cây xanh cần ánh sáng để quang hợp? Quang hợp xảy ra ở đâu?
b. Bài mới

Hoạt động của Thầy & Trò
Hoạt động 1: Tìm cấu và chức năng của ti thể.

Nội Dung
II . Cấu trúc của tế bào nhân thực

Tranh hình 9.1 - SGK
GV: Cho HS quan sát hình cấu tạo của ti thể, kết 5) Ti thể
hợp SGK để thảo luận nhóm:
- Ti thể có cấu trúc thế nào? thực hiện chức năng
gì?
- Tế bào nào trong cơ thể chứa nhiều ti thể nhất?

a. Cấu trúc:

HS: Quan sát, thảo luận, nghiên cứu SGK và rút
Có 2 lớp màng bao bọc, màng ngoài nhẵn,
ra câu trả lời.
màng trong gấp khúc lại tạo thành các mào,
GV: Tại sao ví ti thể như một nhà máy điện?
trên đó chứa nhiều loại enzim tham gia vào

HS: Vì ti thể chứa nhiều enzim tham gia vào quá quá trình hô hấp tế bào, bên trong là chất
trình hô hấp, chuyển hóa các chất hữu cơ thành nền chứa DNA và ribosome.
năng lượng dạng ATP, cung cấp cho hoạt động
sống của tế bào và cơ thể.
GV: Nhận xét, bổ sung và hệ thống cho hoàn
b. Chức năng:
chỉnh kiến thức.
- Màng trong có diện tích lớn nhờ có nếp gấp.
- Màng trong có các enzim liên quan đến phản Giữ chức năng cung cấp năng lượng (ATP)
cho hoạt động sống của tế bào.
ứng sinh hoá của tế bào.

TaiLieu.VN

Page 2


* Trả lời câu lệnh trang 40 (tế bào cần nhiều
năng lượng -hoạt động nhiều - có nhiều ti thể - tế
bào cơ tim).
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc, chức năng của
lục lạp và các bào quan khác như không bào,
lyzosome.
Tranh hình 9.2 - SGK
GV: Cho HS quan sát hình, nghiên cứu SGK để
thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
- Lục lạp có mấy lớp màng? Màng của lục lạp có
gì khác so với màng của ti thể?
- Bên trong có cấu trúc gì?
- Trả lời câu lệnh trang 41 – SGK.

HS: Quan sát tranh, thảo luận kết hợp với SGK
6) Lục lạp
để trả lời các câu hỏi yêu cầu của GV.
GV: Nhận xét, đánh giá và bổ sung cho hoàn
chỉnh.
- (Lá cây không hấp thụ màu xanh→ có màu a. Cấu trúc:
xanh và màu xanh của lá không liên quan gì tới
chức năng quang hợp của lá) - lá có màu xanh là
do màu của diệp lục.
- Diệp lục được hình thành ngoài ánh sáng nên Là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật có 2
mặt trên được chiếu nhiều có nhiều diệp lục được lớp màng bao bọc chứa chất nền Stroma (có
DNA và ribosome) và các hạt Grana được
hình thành.
nối với nhau bằng hệ thống màng (do các túi
GV: Cho HS nghiên cứu mục VII để trả lời câu
dẹt thylakoid xếp chồng lên nhau –
hỏi lệnh trong SGK – trang 42.
thylakoid chứa diệp lục và enzim quang
HS: Nghiên cứu và trả lời câu hỏi.
hợp).
GV: Nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh kiến
thức về không bào và lyzosome cho HS hiểu.
- Bạch cầu có chức năng tiêu diệt vi khuẩn, tế
bào già, bệnh lý bằng thực bào nên cần nhiều

TaiLieu.VN

Page 3



lyzosome.
b. Chức năng:
Là nơi diễn ra quá trình quang hợp, chuyển
hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng
hóa học tích trữ dưới dạng tinh bột.

7) Một số bào quan khác
- Không bào: có 1 lớp màng bao bọc và nó
giữ các chức năng khác nhau tuỳ từng loại tế
bào và tuỳ từng loài sinh vật.
- Lyzosome: có 1 lớp màng bao bọc giữ
chức năng phân huỷ các tế bào già, các tế
bào bị tổn thương không phục hồi được hay
các bào quan đã già trong tế bào.
4. Củng cố
- Sử dụng các câu hỏi trong SGK để củng cố.
- Em hãy nêu những điểm khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực (màng,
nhân, tế bào chất).
- Tại sao các enzim trong lyzosome không phá vỡ lyzosome của tế bào? (Bình thường các
enzim trong lyzosome ở trạng thái bất hoạt khi cần chúng mới được hoạt hoá bằng cách thay đổi
độ pH trong lyzosome và các enzim chuyển sang trạng thái hoạt động).
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Tìm điểm giống và khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật.
- Đọc mục em có biết ở cuối mỗi bài.

TaiLieu.VN

Page 4



- Xem trước bài mới và tìm hiểu về vai trò của màng tế bào, tính thấm chọn lọc của màng
và khung xương của màng tế bào.

TaiLieu.VN

Page 5



×