Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giáo án Sinh học 10 bài 7: Tế bào nhân sơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.67 KB, 6 trang )

GIÁO ÁN SINH HỌC 10
Bài 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ
I.

MỤC TIÊU

1. Kiến thức :
-Nêu được đặc điểm của tế bào nhân sơ.
-Giải thích được tế bào nhân sơ với kích thước nhỏ có lợi thế gì?
-Trình bày được cấu trúc và chức năng của các bộ phận cấu tạo nên tế bào vi khuẩn.
2. Kĩ năng
Quan sát hình vẽ, tư duy so sánh, phân tích tổng hợp, hoạt động độc lập của học sinh.
3. Thái độ
Thấy rõ tính thống nhất của tế bào.
II.

PHƯƠNG PHÁP

Trực quan + hỏi đáp.
III.

PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Chuẩn bị của GV
Tranh vẽ phóng to H 7.1 và H 7.2
2. Chuẩn bị của HS
Đọc trước bài ở nhà.
IV.

KIỂM TRA BÀI CŨ


 Câu hỏi:
Phân biệt cấu trúc của AND và ARN.
 Đáp án
AND

ARN

-Đường đêôxiribô nuclêôtit

-Đường ribônuclêôtit.

-Bốn loại bazơ nitơ: A,T,G,X

-Bốn loại bazơ nitơ: A,U,G,X.

TaiLieu.VN

Page 1


-Gồm 2 chuỗi polinuclêôtit

-Chỉ 1 mạch polinuclêôtit.

-Chiều dài hàng chục ngàn đến hàng triệu Nu

-Chiều dài hàng ngàn -> Chục ngàn Nu.

V. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
A. MỞ BÀI

Mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ 1 tế bào hoặc nhiều tế bào. do đó tế bào là đơn vị cơ
bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật. cấu tạo tế bào nhân sơ như thế nào chúng ta tìm hiểu nội
dung của bài hôm nay.

B. PHÁT TRIỂN BÀI
 Hoạt động 1: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TẾ BÀO NHÂN SƠ
*Mục tiêu:
Nêu được đặc điểm chung của tế bào nhân sơ và giải thích được kích thước nhỏ có ưu thế gì.
*Tiến hành:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

GV dẫn dắt bằng câu hỏi sau:
(?) Vì sao gọi là tế bào nhân
sơ?
Quan sát hình vẽ hãy cho biết
tế bào nhân sơ có những đặc
điểm nổi bật nào?

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

HS đọc SGK và thảo luận
nhóm để trả lời câu hỏi.

NỘI DUNG

I. Đặc điểm chung của TB
nhân sơ.
-Chưa có nhân hoàn chỉnh.
-Tế bào chất không có hệ

thống nội màng và không
có các bào quan, có màng
bao bọc, chỉ có Ribôxôm.
-Có kích thước 1-5μm =

1
10

tế bào nhân thực.

TaiLieu.VN

Page 2


GV yêu cầu HS trả lời phần
lệnh trang 31 SGK:

-Tế bào nhỏ thì tỉ lệ

S
lớn
V

 trao đổi chất với môi
Thảo luận nhóm để tìm đáp án trường nhanh  Tế bào
sinh trưởng và ss nhanh, dễ
dàng vận chuyển.

GV gọi HS trả lời, HS khác

nhận xét rồi cuối cùng nhấn
mạnh:
Kích thước nhỏ đem lại ưu thế
cho các Tb nhân sơ là :
+Trao đổi chất với môi trường
nhanh chóng.

Lắng nghe và ghi ý chính vào
vở.

+Sinh trưởng và sinh sản nhanh
hơn các Tb có cùng hình dạng
và kích thước.

*Tiểu kết:
Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ, chưa hoàn chỉnh, không có bào quan có màng bao bọc.
 Hoạt động 2: TÌM HIỂU CẤU TẠO TẾ BÀO NHÂN SƠ
*Mục tiêu:
Trình bày được cấu trúc và chức năng của các bộ phận cấu tạo nên TB vi khuẩn.
*Tiến hành:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

Yêu cầu HS quan sát hình
7.2 SGK và cho biết TB
nhân sơ gồm mấy phần
chính?

HOẠT ĐỘNG CỦA HS


Quan sát SGK và trả lời
câu hỏi.

NỘI DUNG

I. Cấu tạo TB nhân sơ
Có 3 thành phần chính:
màng sinh chất, tế bào chất
và vùng nhân. Ngoài ra còn
có thành tế bào, vỏ nhầy,
roi và lông
1. Thành TB, màng sinh

TaiLieu.VN

Page 3


GV đặt câu hỏi gợi mở:
(?) Thành TB cấu tạo từ
chất gì?

chất, lông và roi.
Thành TB cấu tạo từ
peptiđoglican.

(?) Chức năng của thành
TB
(?) căn cứ vào tiêu chí nào
mà người ta chia thành 2

loại VK Gram (+) và VK
Gram (-).
GV giải thích thêm: Biết
được sự khác biệt của 2
loại VK có ý nghĩa trong y
học. Chúng ta có thể sử
dụng
Các loại thuốc kháng sinh
đặc hiệu để tiêu diệt từng
loại VK gây bệnh.

HS thảo luận nhóm rồi đưa
ra câu trả lời.

(?) Thành TB có chức năng
gì?

a. Thành TB :
-Có ở phần lớn tB nhân sơ.
Bao bọc bên ngoài TB, cấu
tạo bởi chất peptidoglycan.
Thành Tb dễ bắt màu khi
nhuộm Gram nên phân biệt
được 2 loại VK là : VK
Gram (+) bắt màu tím, VK
Gram (-) bắt màu đỏ.

-Chức năng: bảo vệ TB và
qui định hình dạng TB.Một
số VK bên ngoài thành TB

còn có lớp vỏ nhầy giữ cho
VK ít bị bạch cầu tiêu diệt.
b. Màng sinh chất
-Cấu tạo từ photpholipit
kép và prôtêin.

(?) Màng sinh chất có đặc
điểm gì?

HS căn cứ vào SGK trả lời. -Chức năng : +Bảo vệ tế
bào

(?) Vai trò của màng sinh
chất?

+Trao đổi
chất với môi trường.
c. Lông và roi.
-Lông : giúp VK bám chặt
vào TB vật chủ.
-Roi: giúp VK di chuyển.

(?) Vai trò của lông và roi?
Dựa vào kiến thức đã học

TaiLieu.VN

Page 4



để trả lời:

2. Tế bào chất

Thảo luận nhóm rồi trả lời.

-Nằm giữa màng sinh chất
và vùng nhân gồm 2 phần
chính: bào tương và
ribôxôm.

Yêu cầu HS đọc và trả lời
phần lệnh:
GV đặt câu hỏi:
(?) Tế bào chất gồm những
thành phần nào?

+ Bào tương: là chất keo
bán lỏng chứa nhiều chất
hữu cơ và chất vô cơ.
+Ribôxôm: cấu tạo từ
prôtêin và rARN là nơi
tổng hợp prôtêin.

(?) Cấu tạo và vai trò của
ribôxôm trong TB VK.

3. Vùng nhân.
- Chứa VCDT


-Chưa có màng bao bọc và
chỉ chứa 1 phân tử ADN
Phía trong tế bào chất là Thảo luận nhóm và kết hợp
dạng vòng.
vùng nhân. Vùng nhân có với SGK để trả lời.
-Ngoài ADN ở vùng nhân
cấu tạo và chức năng gì?
trong tế bào chất có thêm
-Vùng nhân có vai trò gì
ADN dạng vòng nhỏ khác
đối với tế bào vi khuẩn?
gọi là plasmit.
(?) Plasmit là gì? Vai trò
của Plasmit.

*Tiểu kết:
-Cấu tạo gồm 3 phần chính: màng, tế bào chất, nhân.
-Thành tế bào cấu tạo từ peptidoglycan . Chức năng bảo vệ TB.
-Tế bào chất nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân.
-Vùng nhân chứa 1 phân tử AND dạng vòng.
C. CỦNG CỐ

TaiLieu.VN

Page 5


Tốc độ sinh sản nhanh của VK giúp ích gì cho con người.
VI.DĂN DÒ:
-Học bài

-Trả lời câu hỏi SGK.
-Chuẩn bị bài tiếp theo.
VII. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………

TaiLieu.VN

Page 6



×