Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Xây dựng mô hình truyền thông khoa học và công nghệ cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số kế hoạch hóa gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ NGA

XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CHO CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TRONG LĨNH VỰC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ NGA

XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CHO CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TRONG LĨNH VỰC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.04.12
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Văn Hải


Hà Nội - 2017

ii


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. 2
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................ 3
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 4
1. Lý do nghiên cứu ....................................................................................... 4
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 6
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 10
3.1. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................... 10
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 10
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 10
5. Mẫu khảo sát ............................................................................................ 10
6. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 11
7. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 11
8. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 11
9. Cấu trúc của Luận văn ............................................................................. 12
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CHO CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TRONG LĨNH VỰC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH ...................... 13
1.1. Thuật ngữ truyền thông ........................................................................ 13
1.1.1. Khái niệm truyền thông .................................................................. 13
1.1.2. Phân loại truyền thông ................................................................... 15
1.2. Truyền thông khoa học và công nghệ ................................................... 19
1.2.1. Khái niệm truyền thông khoa học và công nghệ ............................ 19

1.2.2. Các mô hình truyền thông khoa học và công nghệ ........................ 22
1.2.3. Vai trò của truyền thông khoa học công nghệ ............................... 24
1.3. Mô hình truyền thông khoa học và công nghệ ..................................... 25
i


1.3.1. Nguyên tắc truyền thông khoa học và công nghệ .......................... 25
1.3.2. Chủ thể truyền thông khoa học và công nghệ ................................ 26
1.3.3. Khách thể truyền thông khoa học và công nghệ ............................ 27
1.3.4. Nội dung truyền thông khoa học và công nghệ .............................. 28
1.4. Truyền thông khoa học và công nghệ trong lĩnh vực dân số - kế hoạch
hóa gia đình .................................................................................................. 29
1.4.1. Cơ quan quản lý truyền thông khoa học và công nghệ trong lĩnh
vực dân số - kế hoạch hóa gia đình.......................................................... 29
1.4.2. Nội dung truyền thông khoa học và công nghệ trong lĩnh vực dân
số - kế hoạch hóa gia đình ....................................................................... 30
Tiểu kết Chƣơng 1 ....................................................................................... 34
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ CHO CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TRONG LĨNH VỰC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH ...................... 35
2.1. Khái quát hoạt động truyền thông khoa học và công nghệ cho các kết
quả nghiên cứu trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình ................... 35
2.1.1. Các chủ thể truyền thông khoa học và công nghệ ......................... 35
2.1.2. Hình thức hoạt động truyền thông khoa học công nghệ ................ 37
2.2. Thực trạng mô hình truyền thông khoa học và công nghệ cho các kết
quả nghiên cứu trong lĩnh vực dân số, kế hoạch hóa gia đình .................... 37
2.2.1. Mô hình truyền thông về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân. 37
2.2.2 Mô hình truyền thông về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào
cộng đồng ................................................................................................. 40
2.2.3. Mô hình truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên,

thanh niên ................................................................................................. 42
2.2.4. Mô hình truyền thông về can thiệp chăm sóc sức khỏe sinh sản kế
hoạch hóa gia đình tới vùng dân cư đặc thù ............................................ 44

ii


2.2.5. Mô hình truyền thông về giảm tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết
thống ở khu vực miền núi ......................................................................... 45
2.3. Đánh giá mô hình truyền thông khoa học và công nghệ cho các kết quả
nghiên cứu trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình .......................... 46
2.3.1. Điểm mạnh ..................................................................................... 46
2.3.2. Điểm yếu ......................................................................................... 47
2.3.3. Đánh giá cụ thể .............................................................................. 47
2.3.4. Nguyên nhân ưu, nhược điểm của mô hình truyền thông khoa học
và công nghệ ............................................................................................. 55
Tiểu kết Chƣơng 2 ....................................................................................... 57
CHƢƠNG 3. NỘI DUNG CỦA MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ CHO CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TRONG LĨNH VỰC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH ................... 58
3.1. Kinh nghiệm nƣớc ngoài về xây dựng mô hình truyền thông khoa học
và công nghệ ................................................................................................ 58
3.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc ........................................................ 58
3.1.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc ........................................................... 60
3.1.3. Kinh nghiệm của một số nước ASEAN ........................................... 63
3.2. Định hƣớng và mục tiêu của mô hình truyền thông khoa học và công
nghệ cho các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia
đình .............................................................................................................. 68
3.2.1. Định hướng mô hình....................................................................... 68
3.2.2. Mục tiêu của mô hình ..................................................................... 70

3.3. Giải pháp xây dựng mô hình truyền thông khoa học và công nghệ cho
các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình ....... 71
3.3.1. Giải pháp chung ............................................................................. 71
3.3.2. Giải pháp về nhân lực .................................................................... 73
3.3.3. Giải pháp về phương thức thực hiện .............................................. 74
iii


3.3.4. Giải pháp về công nghệ truyền thông ............................................ 75
3.3.5. Giải pháp về tài chính và cơ sở vật chất ........................................ 80
3.3.6. Giải pháp đối với Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ....... 81
Tiểu kết Chƣơng 3 ....................................................................................... 81
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 85
PHỤ LỤC.......................................................................................................................... 87

iv


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến ngƣời
hƣớng dẫn khoa học PGS.TS Trần Văn Hải đã quan tâm giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy/Cô giáo Khoa Khoa học quản lý,
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã
tận tình giúp đỡ, truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu
trong suốt thời gian học tập, những kiến thức này là nền tảng cơ bản và góp
phần giúp tôi nâng cao nghiệp vụ trong quá trình làm việc của mình.
Đồng thời, tôi xin cảm ơn các anh chị và các bạn đồng khóa đã cùng tôi
trao đổi, nâng cao kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ, giúp tôi hoàn thiện cả

trong công việc và cuộc sống.
Hà Nội, tháng 10 năm 2017
Học viên

Lê Thị Nga

1


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DS-KHHGĐ

Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

ESCAP

Ủy ban kinh tế và xã hội khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng

KAP

Kiến thức, thái độ và hành vi

KH&CN

Khoa học và Công nghệ

NCKH

Nghiên cứu khoa học


SKSS

Sức khỏe sinh sản

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

UNFPA

Quỹ Dân số Liên hợp quốc

VTN/TN

Vị thành niên/thanh niên

2


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Mô hình công nghệ truyền thông……………..

79

Bảng 3.2. Sơ đồ hệ thống truyền thông KH&CN………… 83


3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình có một vị trí quan trọng trong
chiến lƣợc phát triển phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Trong thời gian
qua, công tác DS-KHHGĐ đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định và đƣợc
cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Truyền thông giữ vai trò chủ đạo trong công
tác giới thiệu, phổ biến đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà
nƣớc về công tác DS-KHHGĐ. Qua các kênh truyền thông, ngƣời dân cũng
nhƣ các cấp quản lý ý thức đƣợc vai trò của KH&CN nhằm đẩy mạnh áp
dụng KH&CN vào công tác DS-KHHGĐ một cách hiệu quả và tích cực.
Truyền thông KH&CN là tuyên truyền, phổ biến đƣa nhanh các tri thức
khoa học vào thực tiễn sản xuất và đời sống. Hiện nay, trong kỷ nguyên của
KH&CN, truyền thông KH&CN góp phần tạo ra một xã hội đổi mới, sáng
tạo, một thế hệ nhà khoa học tận tụy nghiên cứu, ứng dụng KH&CN gắn với
nhu cầu của đất nƣớc, với môi trƣờng hội nhập hiện nay. Nhận thức đƣợc tầm
quan trọng của truyền thông KH&CN, những năm gần đây, Tổng Cục Dân số
- Kế hoạch hóa gia đình đã có nhiều nỗ lực và thu đƣợc những thành tựu quan
trọng trong hoạt động này. Nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều cuộc khảo sát đã
đƣợc thực hiện, cung cấp đƣợc những luận cứ khoa học cần thiết cho việc
triển khai công tác quản lý, đánh giá thực hiện chƣơng trình, tiến hành công
tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền có hiệu quả hơn, thực hiện đa dạng hóa
các biện pháp truyền thông... Sự phối hợp và cộng tác nghiên cứu giữa các cơ
sở nghiên cứu trong nƣớc, giữa cơ sở nghiên cứu trong nƣớc và các tổ chức
nƣớc ngoài đã có những bƣớc tiến bộ. Hội đồng khoa học về DS-KHHGĐ
đƣợc hình thành gồm đại diện các nhà khoa học của các lĩnh vực về DSKHHGĐ và liên quan. Việc quản lý nghiên cứu khoa học đã đƣợc thực hiện
có nền nếp. Nhiều công trình nghiên cứu đƣợc đánh giá xuất sắc và đã góp

4


phần tích cực vào việc hoạch định và điều chỉnh chính sách DS-KHHGĐ để
phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc.
Thực trạng của mô hình truyền thông KH&CN cho các kết quả nghiên
cứu khoa học trong lĩnh vực DS-KHHGĐ đã bộc lộ những hạn chế, ví dụ
truyền thông KH&CN cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực
DS- KHHGĐ tại Tổng Cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình chƣa xây dựng
đƣợc mô hình phù hợp, còn hạn chế trong việc truyền thông cho các kết quả
nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực DS-KHHGĐ. Một số mô hình truyền
thông hiện nay Tổng cục DS-KHHGĐ sử dụng để truyền thông kết quả
nghiên cứu chủ yếu thông qua thƣ viện của Tổng cục DS-KHHGĐ và Tạp chí
Dân số và phát triển. Đối với nhiều kết quả nghiên cứu dạng tổng quan tài
liệu, điều tra thu thập số liệu trong lĩnh vực DS-KHHGĐ đƣợc nhiều chuyên
gia nghiên cứu, các nhà quản lý, cán bộ nghiên cứu của Tổng cục gửi bài
đăng trên các tạp chí khoa học trong nƣớc nhƣ Tạp chí Y học Thực hành, Tạp
chí Y tế công cộng, Tạp chí sức khỏe cộng đồng...
Từ thực trạng của mô hình truyền thông KH&CN cho các kết quả
nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực DS-KHHGĐ cho thấy sự cần thiết phải
xây dựng một mô hình truyền thông KH&CN cho các kết quả nghiên cứu
trong lĩnh vực DS-KHHGĐ phù hợp để đƣa KH&CN đến gần hơn với công
chúng; là cơ hội để chia sẻ kiến thức và tăng cƣờng sự giao lƣu giữa các nhà
khoa học với nhân dân, thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học, làm cho việc
tìm hiểu thông tin khoa học về DS – KHHGĐ dễ dàng hơn.
Xuất phát từ lý do đã nêu trên, tôi chọn Xây dựng mô hình truyền thông
KH&CN cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số - kế
hoạch hóa gia đình làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Quản lý KH&CN.

5



2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Liên quan đến mô hình truyền thông KH&CN cho các kết quả nghiên
cứu khoa học trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình đã có các nghiên
cứu sau đây:
- Đề tài “Tuyên truyền DS – KHHGĐ trên Báo Khoa học và Đời sống
năm 1993 – 1994” đã khảo sát qua 104 số báo trong 2 năm 1993, 1994. Báo
Khoa học và Đời sống đã đề cập đến những nội dung chủ yếu của đề tài dân
số - kế hoạch hóa gia đình nhƣ: Tuyên truyền giáo dục ý thức dân số - kế
hoạch hóa gia đình; Hƣớng dẫn các biện pháp kỹ thuật thực hiện kế hoạch hóa
gia đình; Phản ánh hoạt động của các phong trào xã hội thực hiện dân số - kế
hoạch hóa gia đình trong cả nƣớc; Thông tin về hoạt động dân số - kế hoạch
hóa gia đình của các nƣớc trên thế giới và hoạt động của UFNPA. “Báo” là
một kênh thông tin trong hệ thống truyền thông đại chúng do vậy các hoạt
động truyền thông trên báo có tác động lớn đến việc thực hiện công tác dân số
- kế hoạch hóa gia đình.
- Đề tài “Nghiên cứu tác động của các phương tiện thông tin đại chúng
đến nhận thức, thái độ và hành vi về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình
của nhóm dân cư trong độ tuổi sinh đẻ”. Đề tài triển khai trên địa bàn 2 tỉnh
Yên Bái và Long An đã đƣa ra đƣợc những kết quả đó là: Đối tƣợng có trình
độ văn hóa càng cao thì càng có thái độ tích cực hơn với các vấn đề sức khỏe
sinh sản. Việc truyền tải các thông tin sức khỏe sinh sản trên các báo ít tới
đƣợc những ngƣời dân lao động hơn so với các đài truyền hình và phát thanh.
Kết quả nghiên cứu khẳng định, ngƣời sống ở đô thị tiếp cận nhiều hơn các
chƣơng trình về sức khỏe sinh sản kế hoạch hóa gia đình trên các thông tin đại
chúng so với ở nông thôn. Ngƣời có trình độ vă hóa càng cao thì càng tiếp cận
nhiều hơn với các thông tin sức khỏe sinh sản kế hoạch hóa gia đình trên các
phƣơng tiện thông tin đại chúng. Mức độ tiếp cận các nguồn thông tin sức
khỏe sinh sản kế hoạch hóa gia đình trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng

6


giữa các nhóm dân cƣ khác nhau về mức sống không có sự khác biệt. Các
nhóm dân cƣ có mức thu nhập khác nhau vẫn có khả năng nhƣ nhau trong
việc tiếp cận các nguồn thông tin này. Các phƣơng tiện thông tin đại chúng có
tác động tới nhận thức, thái độ và hành vi của ngƣời dân ở nông thôn mạnh
hơn so với ngƣời dân ở đô thị.
- Nghiên cứu “Tổng quan các kết quả nghiên cứu về chất lượng dân số
ở Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu khẳng định đầu tƣ vào dân số - kế hoạch
hóa gia đình, giáo dục, y tế là những đầu tƣ có hiệu quả nhất cho dịch vụ xã
hội và nâng cao chất lƣợng dân số.
- Báo cáo phân tích kết quả điều tra kiến thức, thái độ và hành vi về
dân số, kế hoạch hóa gia đình năm 1993 do Tổng cục Thống kê, Viện khoa
học thống kê thực hiện dựa trên kết quả điều tra của 7 tỉnh. Nội dung phân
tích trong báo cáo này dựa vào kết quả điều tra về Kiến thức, Thái độ và Hành
vi (KAP) về dân số - kế hoạch hóa gia đình lần đầu tiên đƣợc tiến hành vào
tháng 7 năm 1993 theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên tại 7 tỉnh do Quỹ
Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) hỗ trợ. Đối tƣợng của cuộc điều tra này là
phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ và chồng của họ. Các thông tin của báo cáo này đảm
bảo độ tin cậy cho các nhà lập chính sách, lập kế hoạch và nghiên cứu thuộc
lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình nói chung và lĩnh vực truyền thông
dân số - kế hoạch hóa gia đình nói riêng.
Nghiên cứu trên cũng cho thấy các kênh thông tin đại chúng (ti vi, đài
báo,…) có tác dụng khá lớn đối với sự hiểu biết của các đối tƣợng kế hoạch
hóa gia đình, vì vậy cần sử dụng các phƣơng tiện này hơn nữa trong khâu
tuyên truyền và phổ biến các phƣơng pháp cũng nhƣ kiến thức về kế hoạch
hóa gia đình bảo vệ sức khỏe bà mệ trẻ em, chính sách dân số,….
- Đề án “Truyền thông, giáo dục, tư vấn về dân số trên mạng giai đoạn
2017-2020” đƣợc xây dựng và tổ chức thực hiện theo hình thức truyền thông

hiện đại bằng cả hình ảnh, âm thanh và văn bản nhằm cung cấp thông tin, kiến
7


thức và kỹ năng về dân số và phát triển cho ngƣời dân và các nhà quản lý trên
môi trƣờng mạng, trở thành kênh thông tin đƣợc xây dựng bài bản bằng
multimedia là điều tất yếu. Đề án cũng nhằm đa dạng hóa hình thức tuyên
truyền, tƣ vấn nhằm giúp đối tƣợng có thêm thông tin, nâng cao hiểu biết về
các vấn đề DS-KHHGĐ, góp phần tích cực vào công tác tuyên truyền, giáo
dục về DS-KHHGĐ. Nâng cao nhận thức, thái độ hƣớng tới chuyển đổi hành
vi về dân số và phát triển góp phần thực hiện thành công Chƣơng trình hành
động truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số và phát triển giai đoạn 20162020.
Về cơ sở pháp lý cho xây dựng mô hình truyền thông KH&CN cho các
kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình, có
các văn bản của cơ quan lãnh đạo và quản lý sau đây:
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ tƣ (số 04-NQ/HNTW ngày 14/1/1993)
của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá VII về chính sách Dân số và
KHHGĐ;
- Nghị quyết số 47-NQ/TƢ ngày 22 tháng 3 năm 2005 của Ban chấp
hành Trung ƣơng Về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế
hoạch hóa gia đình;
- Kết luận số 119-KL/TW của Ban Bí thƣ về việc tiếp tục thực hiện
Nghị quyết số 47-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện
chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình;
- Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/11/2009, Chủ tịch nƣớc công
bố ngày 04/12/2009;
- Luật Công nghệ thông tin, ngày 29/6/2006;
- Luật Báo chí 2016, ngày 05/04/2016;
- Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/04/2011 của Chính Phủ quy

định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;
8


- Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính
phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng;
- Quyết định số 17/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ
về việc qui định, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của
Tổng cục DS-KHHGĐ;
- Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2011 phê duyệt
Chiến lƣợc Dân số - Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020;
- Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 28/3/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ
về việc phê duyệt Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn
2016-2025; Quyết định số 3382/QĐ-BYT ngày 5/7/2016 về việc Ban hành Kế
hoạch thực hiện Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn
2016-2020;
- Thông tƣ số 09/2014/TT-BTTTT ngày 19 tháng 8 năm 2014 của Bộ
Thông tin và Truyền thông hƣớng dẫn một số điều của Nghị định số số
72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung
cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng;
- Quyết định số 25/QĐ-BYT ngày 7/1/2011 về việc ban hành “Hƣớng
dẫn chuyên môn về tƣ vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân”;
- Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 về việc phê duyệt tài
liệu “Hƣớng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản”;
- Quyết định số 7539/QĐ-BYT ngày 28/12/2016 của Bộ trƣởng Bộ Y
tế về việc phê duyệt Chƣơng trình hành động truyền thông chuyển đổi hành vi
về Dân số và phát triển giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 7618/QĐ-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ trƣởng Bộ Y
tế về việc phê duyệt Đề án Chăm sóc sức khoẻ ngƣời cao tuổi giai đoạn 20172025;


9


- Quyết định số 906/QĐ-BYT ngày 15/3/2017 của Bộ trƣởng Bộ Y tế
về việc phê duyệt Đề án Tăng cƣờng tƣ vấn và cung cấp dịch vụ Dân số - Kế
hoạch hoá gia đình cho vị thành niên/thanh niên giai đoạn 2016-2020;
- Giấy phép số 100/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông ngày
20/7/2015 về việc thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất xây dựng mô hình truyền thông KH&CN cho các kết quả
nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc mục tiêu nghiên cứu trên, Luận văn có các nhiệm vụ
sau đây:
- Phân tích cơ sở lý luận về xây dựng mô hình truyền thông KH&CN
cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực DS-KHHGĐ;
- Khảo sát thực trạng về mô hình truyền thông KH&CN cho các kết quả
nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực DS-KHHGĐ để tìm ra nguyên nhân ảnh
hƣởng hiệu quả truyền thông cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh
vực DS-KHHGĐ;
- Đề xuất xây dựng mô hình truyền thông KH&CN cho các kết quả
nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực DS-KHHGĐ.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn lấy số liệu nghiên cứu 2012 đến 2017;
- Nội dung nghiên cứu trong phạm vi các kết quả nghiên cứu khoa học
trong lĩnh vực DS-KHHGĐ của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.
5. Mẫu khảo sát
Luận văn tiến hành điều tra, khảo sát các đề tài, báo cáo khoa học của
Tổng cục DS-KHHGĐ. Phỏng vấn sâu Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ,

Lãnh đạo Vụ/đơn vị thuộc Tổng cục DS-KHHGĐ về thực trạng và đề xuất
10


mô hình truyền thông KH&CN cho các các kết quả nghiên cứu khoa học
trong lĩnh vực DS-KHHGĐ.
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng truyền thông KH&CN cho các kết quả nghiên cứu khoa
học trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình đã/đang diễn ra nhƣ thế
nào?
- Cần xây dựng mô hình truyền thông KH&CN cho các kết quả nghiên
cứu khoa học trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình bao gồm những
nội dung gì?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Thực trạng truyền thông KH&CN cho các kết quả nghiên cứu khoa
học trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình với hiệu quả chƣa cao;
- Cần xây dựng mô hình truyền thông KH&CN cho các kết quả nghiên
cứu khoa học trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình bao gồm những
nội dung: tƣ vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, chăm sóc ngƣời cao tuổi
dựa vào cộng đồng, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên,
chăm sóc sức khỏe sinh sản kế hoạch hóa gia đình tới vùng dân cƣ đặc thù,
giảm tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở các xã miền núi.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu, phân tích và tổng kết
các tài liệu liên quan đến các đề cƣơng đề tài nghiên cứu có liên quan đến
truyền thông KH&CN cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực
dân số - kế hoạch hóa gia đình;
- Phƣơng pháp nghiên cứu định tính:
+ Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn sâu cán bộ quản lý truyền thông
KH&CN cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số - kế

hoạch hóa gia đình.

11


+ Đối tƣợng thu thập thông tin là: Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ;
Lãnh đạo Vụ/đơn vị thuộc Tổng cục DS-KHHGĐ đối với nhiệm vụ truyền
thông KH&CN cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số kế hoạch hóa gia đình.
+ Cách thu thập thông tin: tác giả Luận văn liên hệ với ngƣời đƣợc
phỏng vấn, gửi câu hỏi trƣớc 7 đến 10 ngày, hẹn thời điểm gặp để trực tiếp
nghe, trao đổi về các vấn đề liên quan đến thực trạng truyền thông KH&CN
cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia
đình và việc xây dựng mô hình truyền thông KH&CN cho các kết quả nghiên
cứu khoa học trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình;
+ Tổng hợp kết quả phỏng vấn, xử lý những điểm trả lời trùng nhau
giữa các đối tƣợng trả lời phỏng vấn sâu, chọn lọc và đƣa vào phần đánh giá
thực trạng và giải pháp của Luận văn.
9. Cấu trúc của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của Luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng:
- Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về mô hình truyền thông KH&CN cho các
kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình;
- Chƣơng 2. Thực trạng mô hình truyền thông KH&CN cho các kết quả
nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình;
- Chƣơng 3. Nội dung của mô hình truyền thông KH&CN cho các kết
quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình.

12



CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ CHO CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TRONG LĨNH VỰC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
1.1. Thuật ngữ truyền thông
1.1.1. Khái niệm truyền thông
Truyền thông là hiện tƣợng xã hội phổ biến, ra đời, phát triển cùng với
sự phát triển của xã hội loài ngƣời, tác động và liên quan đến mọi cá nhân
cũng nhƣ các nhóm và cộng đồng xã hội nói chung. Truyền thông có vai trò
rất quan trọng, tác động và chi phối đến mọi lĩnh vực khác nhau, đặc biệt
trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội.
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở
nƣớc ta hiện nay, truyền thông ngày càng có vai trò quan trọng trong việc
giáo dục, động viên, nâng cao tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm xã hội,
nâng cao kiến thức, nhận thức, thái độ về mọi mặt hoạt động của nhân dân.
Các nghiên cứu trong nƣớc cũng nhƣ trên thế giới đã đƣa ra rất nhiều
quan niệm và định nghĩa về truyền thông khác nhau, tùy theo góc nhìn đối với
truyền thông. Mỗi quan niệm, định nghĩa đều có những khía cạnh hợp lý
riêng. Tuy nhiên, các quan niệm, định nghĩa khác nhau này vẫn có những
điểm chung, với những nét tƣơng đồng rất cơ bản.1
Theo Nguyễn Văn Dững (2012) thì Truyền thông là quá trình liên tục
trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm... chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa
hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận

1

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Truyền thông Khoa học và Công nghệ (2016), Hợp tác nghiên cứu các

giải pháp thúc đẩy phát triển và nâng cao năng lực truyền thông khoa học và công nghệ của Việt Nam, Đề
tài Nghị định thƣ


13


thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của
cá nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội.
Các yếu tố cơ bản của quá trình truyền thông: Truyền thông là một quá
trình diễn ra theo trình tự thời gian, trong đó bao gồm các yếu tố tham dự
chính (SMCRFN):
- Nguồn (source/sender – S): là yếu tố mang thông tin tiềm năng và
khởi xƣớng quá trình truyền thông. Nguồn phát là một ngƣời hay một nhóm
ngƣời mang nội dung thông tin trao đổi với ngƣời hay nhóm ngƣời khác.
- Thông điệp (message – M): là nội dung thông tin đƣợc trao đổi từ
nguồn phát đến đối tƣợng tiếp nhận. Thông điệp chính là tâm tƣ, tình cảm,
mong muốn, đòi hỏi, ý kiến, hiểu biết, kinh nghiệm sống, tri thức khoa học kỹ
thuật... đƣợc mã hoá theo một hệ thống ký hiệu nào đó.
Hệ thống ký hiệu này phải đƣợc cả bên phát và bên nhận cùng chấp
nhận và có chung cách hiểu – tức là có khả năng giải mã. Tiếng nói, chữ viết,
hệ thống biển báo, hình ảnh, cử chỉ biểu đạt của con ngƣời đƣợc sử dụng để
chuyển tải thông điệp.
- Kênh truyền thông (channel – C): là các phƣơng tiện, con đƣờng,
cách thức chuyển tải thông điệp từ nguồn phát đến đối tƣợng tiếp nhận.
Căn cứ vào tính chất, đặc điểm cụ thể của mỗi loại phƣơng tiện ngƣời
ta chia truyền thông thành các loại hình khác nhau nhƣ: truyền thông cá nhân,
truyền thông nhóm, truyền thông đại chúng, truyền thông trực tiếp, truyền
thông đa phƣơng tiện...
- Người nhận (receiver – R): là các cá nhân hay nhóm ngƣời tiếp nhận
thông điệp trong quá trình truyền thông. Hiệu quả của truyền thông đƣợc xem
xét trên cơ sở những biến đổi về nhận thức, thái độ và hành vi của đối tƣợng
tiếp nhận cùng những hiệu ứng xã hội do truyền thông đem lại.


14


Trong quá trình truyền thông, nguồn phát và đối tƣợng tiếp nhận có thể
đổi chỗ cho nhau, tƣơng tác và đan xen vào nhau. Về mặt thời gian, nguồn
phát thực hiện hành vi khởi phát quá trình truyền thông trƣớc.
- Phản hồi/Hiệu quả (Feedback/Effect – F) : là thông tin ngƣợc, là
dòng chảy của thông điệp từ ngƣời nhận trở về nguồn phát. Mạch phản hồi là
thƣớc đo hiệu quả của hoạt động truyền thông. Trong một số trƣờng hợp,
mạch phản hồi bằng không hoặc không đáng kể. Điều đó có nghĩa là thông
điệp phát ra không hoặc ít tạo đƣợc sự quan tâm của công chúng.
- Nhiễu (Noise – N): là các yếu tố gây ra sự sai lệch không đƣợc dự tính
trƣớc trong quá trình truyền thông (tiếng ồn, tin đồn, các yếu tố tâm lý, kỹ
thuật...) dẫn đến tình trạng thông điệp, thông tin bị sai lệch.
Quá trình truyền thông còn tính đến hai yếu tố nữa, đó là hiệu lực và
hiệu quả truyền thông. Hiệu lực có thể hiểu là khả năng gây ra và thu hút sự
chú ý cho công chúng – nhóm đối tƣợng truyền thông. Hiệu quả là những hiệu
ứng xã hội về nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng – nhóm đối tƣợng
do truyền thông tạo ra, phù hợp với mong đợi của nhà truyền thông. Hiệu lực
và hiệu quả có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau. [Nguyễn Văn
Dững; 2012]
1.1.2. Phân loại truyền thông
Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, có nhiều cách phân loại khác nhau
cho truyền thông.
* Căn cứ vào tính chủ đích trong truyền thông có thể phân ra thành
truyền thông kinh nghiệm, truyền thông không chủ đích và truyền thông có
chủ đích.
- Truyền thông kinh nghiệm: là loại hoạt động truyền thông đƣợc thực
hiện nhƣ là những kinh nghiệm, hoặc kết quả của những kinh nghiệm đƣợc

hình thành trong quá trình sống của các cá nhân, nhóm, cộng động.

15


- Truyền thông có chủ đích: là loại hoạt động truyền thông có mục đích,
đƣợc xác định rõ ràng với kế hoạch, quá trình truyền thông. Truyền thông có
chủ đích bao giờ cũng xuất phát từ mục đích của những ngƣời tham gia vào
hoạt động truyền thông. Có nhiều nhóm mục đích khác nhau nếu có nhiều cá
nhân/nhóm cùng tham gia vào hoạt động truyền thông. Các hoạt động truyền
thông đƣợc thực hiện bởi các nhà truyền thông chuyên nghiệp luôn là hoạt
động truyền thông có chủ đích.
- Truyền thông không chủ đích: là loại hoạt động truyền thông không
có mục đích cụ thể, hoặc tạo ra những kết quả ngoài mục đích của những
ngƣời tham gia truyền thông. Loại truyền thông này chủ yếu là hoạt động giao
tiếp hàng ngày, ngẫu nhiên của con ngƣời hoặc các nhóm bạn bè. Nhìn chung,
truyền thông không chủ đích là loại hoạt động truyền thông không xảy ra đối
với các nhà truyền thông chuyên nghiệp.
* Căn cứ vào kênh chuyển tải thông điệp và phương thức tiến hành
truyền thông có truyền thông trực tiếp và truyền thông gián tiếp.
- Truyền thông trực tiếp: là hoạt động truyền thông trong đó có sự tiếp
xúc trực tiếp mặt đối mặt giữa những ngƣời tham gia truyền thông (giữa chủ
thể và nhóm đối tƣợng truyền thông). Truyền thông trực tiếp có thể là truyền
thông 1-1 (2 ngƣời truyền thông trong bối cảnh gặp gỡ trực tiếp), truyền
thông 1- 1 nhóm (ví dụ: thầy giáo giảng bài trong một lớp học), truyền thông
trong nhóm (ví dụ: thảo luận nhóm nhỏ trong một hội thảo)… Một số loại
hình trực tiếp biểu diễn hay sân khấu với khán giả trực tiếp hoặc diễn thuyết
trƣớc đám đông cũng thuộc nhóm truyền thông trực tiếp.
- Truyền thông gián tiếp: là hoạt động truyền thông trong đó những chủ
thể truyền thông không tiếp xúc trực tiếp với đối tƣợng tiếp nhận mà thực

hiện quá trình truyền thông nhờ sự hỗ trợ của ngƣời khác (mang tính chất
trung gian) hoặc các phƣơng tiện truyền thông khác, tức là dùng phƣơng tiện
kỹ thuật (hoặc con ngƣời) làm lực lƣợng trung gian truyền dẫn thông điệp. Ví
16


dụ: truyền thông nhờ sự hỗ trợ của bƣu điện (gửi một bức thƣ, nói chuyện qua
điện thoại…), nhờ sự hỗ trợ của internet (chat, chat voice, webcam, email,
forum…), truyền thông qua các phƣơng tiện truyền thông đại chúng nhƣ báo,
tạp chí, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử, các website…
* Căn cứ vào phạm vi tham gia và chịu ảnh hưởng của truyền thông có
thể phân thành truyền thông nội cá nhân, truyền thông liên cá nhân, truyền
thông nhóm và truyền thông đại chúng.
- Truyền thông nội cá nhân: là quá trình truyền thông diễn ra trong mỗi
cá nhân do tác động của môi trƣờng bên ngoài. Truyền thông nội cá nhân của
mỗi cá nhân càng tích cực bao nhiêu, quá trình tích lũy kiến thức, kỹ năng và
kinh nghiệm càng cao bấy nhiêu. Đó là biểu hiện cụ thể của năng lực tƣ duy
chủ động, tích cực. Dạng thức truyền thông này diễn ra thƣờng xuyên, liên tục
ở mỗi cá nhân.
- Truyền thông liên cá nhân: là loại hoạt động truyền thông trong đó
các cá nhân tham gia tổ chức, thực hiện việc trao đổi thông tin, suy nghĩ, tình
cảm… tạo ra sự hiểu biết và những ảnh hƣởng lẫn nhau về nhận thức, thái độ,
hành vi. Đó là quá trình thông tin – giao tiếp và liên kết các cá nhân, chịu tác
động và ảnh hƣởng lẫn nhau.
- Truyền thông nhóm: là loại hoạt động truyền thông đƣợc thực hiện và
tạo ảnh hƣởng trong phạm vi từng nhóm nhỏ hoặc các nhóm xã hội cụ thể.
Thông thƣờng truyền thông nhóm đƣợc phân chia thành hai loại chính: truyền
thông 1 - 1 nhóm, giữa các nhóm và truyền thông trong nhóm. Khác với
truyền thông liên cá nhân, truyền thông nhóm đòi hỏi kỹ năng giao tiếp ở cấp
độ cao hơn, khả năng liên kết rộng hơn.

Truyền thông 1 - 1 nhóm là loại hoạt động truyền thông trong đó nhà
truyền thông hƣớng hoạt động của mình vào một nhóm xã hội nào đó, với các
tác động có chủ đích. Khái niệm “nhóm” trong truyền thông 1 - 1 nhóm cũng

17


có thể bao hàm “nhóm lớn”, “nhóm nhỏ”. Nhìn chung phạm vi nhóm nhỏ
đƣợc sử dụng nhiều hơn trong các kỹ năng truyền thông 1 - 1 nhóm.
Truyền thông trong nhóm là loại hoạt động truyền thông trong đó sự
chia sẻ thông tin, suy nghĩ, tình cảm đƣợc thực hiện bởi các cá nhân trong
nhóm đƣợc xác định. Môi trƣờng và phạm vi của truyền thông nhóm phụ
thuộc vào phạm vi, tính chất, đặc biệt là quy tắc, mục tiêu và trình độ phát
triển của nhóm trong mối quan hệ với các thông điệp của quá trình truyền
thông.
- Truyền thông đại chúng: là hoạt động truyền thông - giao tiếp xã hội
trên phạm vi rộng lớn đƣợc thực hiện thông qua các phƣơng tiện kỹ thuật và
công nghệ truyền thông. Một số loại hình truyền thông đại chúng tiêu biểu là
sách, báo in và các ấn phẩm in ấn, điện ảnh, phát thanh, truyền hình, quảng
cáo, các dạng thức truyền thông trên mạng internet, băng, đĩa hình… Nhờ
công nghệ số, truyền thông đa phƣơng tiện (multimedia) là xu hƣớng chính
hiện nay.
* Các loại hình truyền thông có chủ đích: thông tin – giáo dục - truyền
thông, truyền thông vận động, truyền thông thay đổi hành vi, truyền thông –
vận động xã hội, truyền thông phát triển…
Truyền thông có chủ đích cũng bao gồm nhiều loại hình khác nhau,
đƣợc thực hiện ở cả truyền thông trực tiếp và gián tiếp, truyền thông cá nhân,
truyền thông nhóm và truyền thông đại chúng, Trong các chƣơng trình/chiến
dịch/hoạt động truyền thông có tính chuyên nghiệp, các loại hình có tính phổ
biến nhất là thông tin – giáo dục - truyền thông, truyền thông vận động,

truyền thông thay đổi hành vi và truyền thông – vận động xã hội.
- Thông tin – giáo dục - truyền thông: là loại hình truyền thông có chủ
đích sử dụng phối hợp 3 dạng truyền thông ứng với 3 mục đích: thông tin
(cung cấp những thông tin cơ bản, bao gồm những kiến thức nền, kiến thức
chuyên biệt và các kỹ năng cần thiết nhất… về vấn đề cần truyền thông), giáo
18


dục (không chỉ hƣớng vào đối tƣợng đang cần những thông tin này mà cả
những ngƣời cần đến trong tƣơng lai, nhằm tạo nên sự thông hiểu, chia sẻ) và
truyền thông (chia sẻ, trao đổi thông tin, kiến thức để nhân lên những kiến
thức, kỹ năng, kinh nghiệm nhằm thúc đẩy những thay đổi trong nhận thức,
thái độ, hành vi). Cho nên, vấn đề tạo lập môi trƣờng thông tin – giao tiếp
phong phú, đa dạng và nhiều chiều có ý nghĩa rất quan trọng.
- Truyền thông vận động: là sự hỗ trợ tích cực một vấn đề, một sự
nghiệp và cố gắng làm cho những ngƣời khác cùng ủng hộ vấn đề, sự nghiệp
đó. Ngƣời ta cũng có thể gọi loại hình truyền thông có chủ đích này là “vận
động gây ảnh hƣởng”. Trong loại hình này, tính chất thuyết phục đƣợc thể
hiện rõ nhất và thƣờng đƣợc sử dụng hình thức chiến dịch truyền thông nhiều
hơn.
- Truyền thông - vận động xã hội nhằm tham gia giải quyết các vấn đề
lớn liên quan đến chiến dịch truyền thông. [Nguyễn Văn Dững; 2012]
1.2. Truyền thông khoa học và công nghệ
1.2.1. Khái niệm truyền thông khoa học và công nghệ
Truyền thông KH&CN là một hoạt động truyền thông, trong đó nội
dung thông điệp là lĩnh vực KH&CN và mục tiêu truyền thông là làm thay đổi
về nhận thức và hành vi đối với KH&CN.
Hoạt động KH&CN là một lĩnh vực đặc thù, có mặt ở tất cả các khía
cạnh của đời sống kinh tế - xã hội, nhƣng lại là lĩnh vực rất phức tạp, có tính
chuyên sâu và đòi hỏi độ chính xác cao. Theo Luật KH&CN năm 2013, hoạt

động KH&CN đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Hoạt động khoa học và công nghệ
là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm,
phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ,
phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và
công nghệ”.

19


×