Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Kinh nghiệm tổ chức hiệu quả một số trò chơi thi đấu trong dạy học Thể dục lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.16 KB, 40 trang )

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
I. Tổng quan của vấn đề nghiên cứu.
Ngày 27/03/1946 Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục: “Giữ
gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức
khoẻ mới thành công. Một người dân yếu ớt tức làm cho cả nước yếu ớt, một
người dân mạnh khoẻ tức làm cho cả nước khoẻ mạnh …” và vì thế: “Luyện
tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của người dân yêu nước”.
Bác Hồ đã khẳng định mục đích của rèn luyện sức khoẻ dưới chế độ
mới, để xây dựng một xã hội văn minh. Mục đích của giáo dục thể chất phát
triển toàn diện thế hệ trẻ Việt Nam, thế hệ trẻ đó phải được phát triển thể
chất có chủ định để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà
nước.
Giáo dục thể chất nói chung và môn học thể dục trong nhà trường nói
riêng, thể chất giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện. Thể dục
là một biện pháp tích cực, tác động nhiều tới sức khoẻ học sinh, nhằm cung
cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, làm cơ sở cho
học sinh và rèn luyện thân thể bồi dưỡng đạo đức tác phong con người mới.
Ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông nói chung và học sinh trung
học cơ sở nói riêng, tính vui tươi, hồn nhiên, hiếu động là không thể thiếu
được trong các em. Đặc biệt là mặt tâm sinh lý của các em có nhiều thay đổi
lớn. Vì vậy, trong môn Thể dục không nên theo khuynh hướng thể dục đơn
thuần, máy móc, gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, dẫn
đến phản tác dụng rèn luyện mà phải kích thích, tác động đến hoạt động toàn
diện cả về mặt tâm sinh lý ở các em, tạo nên sự hứng thú, giúp các em ham
thích, tập luyện tốt hơn.
Mặt khác, trong thực tế môn học Thể dục có nhiều đối tượng học sinh
khác nhau, có em có sức khoẻ tốt, có em sức khoẻ yếu, có em dị tật bẩm


sinh.v.v. Vậy phải làm thế nào với những em không phải đứng nhìn các bạn
tập luyện mà thèm muốn buồn tủi. Phải như thế nào? Phải dùng những biện


pháp nào? Một câu hỏi lớn đang đặt ra với giáo viên trực tiếp đứng lớp.
Chính vì vậy, trong giáo dục thể chất, trò chơi thi đấu vừa là một
phương tiện vừa là phương pháp tập luyện hữu hiệu nhằm phối hợp hoạt
động một cách hữu cơ với việc rèn luyện thân thể. Trò chơi thi đấu là một
hình thức giáo dục thể chất được vận dụng rộng rãi trong nhà trường phổ
thông, đặc biệt ở trung học cơ sở.
II. Lý do chọn đề tài.
Trong cuộc sống hằng ngày, có lẽ Trò chơi là một phần không thể
thiếu được đối với mỗi người chúng ta. Ở mọi lứa tuổi, từ sơ sinh đến trưởng
thành, từ thanh niên đến người cao tuổi, ít nhiều cũng gắn đời mình với một
vài Trò chơi...Trò chơi tạo nên sự vui tươi, thân mật và đoàn kết...
Hướng đến mục tiêu “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”, việc đưa trò chơi vào trong một số môn học mang nhiều ý nghĩa thiết
thực. Nó không chỉ góp phần rèn luyện sức khỏe, kỹ năng ứng xử hợp lý với
các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt
theo nhóm mà còn giúp học sinh rèn khả năng ứng xử văn hóa, không sa vào
những trò chơi bạo lực, vô bổ đang tràn lan và các tệ nạn xã hội.
Đối với bộ môn Thể dục là dạy thể chất trong nhà trường nhằm bảo vệ
và nâng cao sức khoẻ cho học sinh, đồng thời khơi dậy, nuôi dưỡng và phát
triển các tố chất thể lực. Qua đó, giúp các em có thói quen tập luyện ở gia
đình và ngoài nhà trường, tạo cho các em có nếp sống lành mạnh, có sức
khoẻ tốt để học tập và lao động. Góp phần cùng với các bộ môn khác hoàn
thành nhiệm vụ là giáo dục và tạo ra sản phẩm là những con người phát triển
toàn diện cả về Đức -Trí - Thể - Mỹ.


Có nhiều phương pháp dạy thể dục đạt hiệu quả cao, trong đó có việc
sử dụng trò chơi thi đấu trong các giờ học. Trong những năm gần đây, việc
đổi mới phương pháp dạy học liên tục được đề cập và áp dụng ở tất cả các
khối lớp, tất cả các bộ môn cùng với việc thay đổi nội dung sách giáo khoa.

Thì trò chơi thi đấu được coi là phương tiện, phương pháp nhằm phát huy
tính tích cực của học sinh trong các giờ học.
Thực tế dạy học cho thấy, nhiều trò chơi đã được giáo viên tổ chức
trong các tiết thể dục. Không thể phủ nhận sự thành công của nhiều giáo
viên trong việc tổ chức song vẫn còn nhiều giáo viên hạn chế về phương
pháp tổ chức dẫn đến học sinh nhàm chán, không hứng thú.
Chính vì những lí do trên mà tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Kinh
nghiệm tổ chức hiệu quả một số trò chơi thi đấu trong dạy - học Thể dục
lớp 8" để thực hiện và trao đổi với các bạn đồng nghiệp.
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu: Các phương pháp tổ chức có hiệu quả một số
trò chơi thi đấu trong dạy - học Thể dục 8.
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối lớp 8.
IV. Mục tiêu nghiên cứu.
- Nghiên cứu có hệ thống chương trình và lí luận dạy học Thể dục bậc
trung học cơ sở trong đó tập trung vào môn Thể dục 8.
- Từ đó, nghiên cứu thực nghiệm và đề xuất một số phương pháp tổ
chức trò chơi thi đấu trong dạy học Thể dục 8. Góp phần nâng cao hứng thú
học tập cho học sinh nói riêng và chất lượng bộ môn nói chung.
- Tạo tiền đề tiếp tục nghiên cứu áp dụng ở các lớp 6, 7, 9 trong môn Thể
dục.
V. Phương pháp nghiên cứu.


Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, tôi tiến hành áp dụng những phương pháp
sau:
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu, đọc tài liệu, giáo trình có liên
quan đến vấn đề. Sau đó phân tích, tổng hợp, so sánh để rút ra những vấn đề
lý luận có tính chất định hướng làm cơ sở để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ nghiên
cứu.

- Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng dạy và học của giáo viên
và học sinh trong trường, trong đơn vị bạn. Cụ thể về việc thực hành kỹ
thuật thi đấu nhằm phát hiện các vấn đề cần giải quyết, xác định tính phổ
biến, nguyên nhân, chuẩn bị cho các bước nghiên cứu tiếp theo.
- Phương pháp đàm thoại: Trao đổi với đồng nghiệp về những thuận
lợi và những khó khăn trong việc dạy Thể dục lớp 8 hiện nay. Đặc biệt trong
việc tổ chức trò chơi thi đấu ở môn Thể dục. Trao đổi với học sinh về
nguyện vọng, đề xuất trong môn học.
- Phương pháp quan sát: Quan sát ý thức, hứng thú học tập, việc tham
gia trò chơi của học sinh qua tiết học Thể dục của học sinh lớp 8 trong nhà
trường.
- Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm một số tiết dạy của bản
thân ở các lớp khác nhau, của đồng nghiệp. Kiểm tra khảo sát học sinh để rút
kinh nghiệm và đánh giá kết quả thực hiện đề tài.
VI. Sơ lược một số điểm mới của đề tài nghiên cứu.
Xuất phát từ một số phương pháp tổ chức trò chơi thi đấu có ý nghĩa
kép trong việc gây hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao chất lượng
dạy học bộ môn, tôi nhận thấy:
- Tổ chức trò chơi thi đấu cho học sinh sẽ góp phần làm giàu vốn sống
và kinh nghiệm cho học sinh.


- Giúp các em nhớ tên các trò chơi biết được cách chơi và luật chơi
của những trò chơi, vì vậy tăng khả năng ghi nhớ có chủ đích và khả năng
tưởng tượng trong các hoạt động vui chơi...Đồng thời, giúp học sinh phát
triển thể lực một cách nhẹ nhàng, hứng thú đồng thời gián tiếp rèn cho các
em một số kĩ thuật bổ trợ cho các hoạt động thể dục thể thao như: chạy bền,
nhảy xa, nhảy cao,...
- Phát huy một số yếu tố về trí lực như khả năng định hướng nhanh,
nhanh trí, khéo léo, đồng thời nó còn là một điều kiện tốt để giáo dục phẩm

chất đạo đức và nâng cao sự hứng thú học tập cho học sinh. Qua đó, giúp
các em yêu thích thêm học bộ môn.
Chính vì vậy, những nội dung được vận dụng trong "Kinh nghiệm tổ
chức hiệu quả một số trò chơi thi đấu trong dạy - học Thể dục lớp 8" được
coi là mới và có tính thiết thực trong dạy học bộ môn Thể dục.


PHẦN 2. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1. Khái niệm trò chơi thi đấu.
Các trò chơi thi đấu là những hoạt động vận động chuyên biệt do con
người sáng tạo ra một cách có ý thức, có chủ định phù hợp với các quy luật
giáo dục tố chất. Đây là những hoạt động được phát triển dựa trên những kĩ
năng vận động cơ bản của con người, những hoạt động trong lao động hình
thành những bài tập tự nhiên (đi, chạy, nhảy, ném, leo, trèo,...)
2. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 8.
Trò chơi thi đấu rất phong phú và đa dạng, vì thế không hẵn trò chơi
nào cũng phù hợp học sinh lớp 8. Vì thế, khi lựa chọn trò chơi thi đấu giáo
viên phải có sự cân nhắc và lựa chọn những trò chơi đơn giản, dễ hiểu và dễ
nhớ đối với các em. Bên cạnh đó, khả năng nhận thức của học sinh ở giai
đoạn này vẫn còn hạn chế. Chính vì thế, để tổ chức các trò chơi có hiệu quả,
giáo viên cần phải chú ý đến đặc điểm tâm - sinh lí của các em, cụ thể như
sau:
a. Đặc điểm tâm lí.
Ở lứa tuổi học sinh lớp 8 (14- 15 tuổi) do quá trình trao đổi chất diễn
ra mạnh mẽ, tốc độ phát triển thể lực tăng nhanh nhu cầu hiểu biết lớn nên
các em rất hiếu động, sôi nổi hăng hái trong nhiều lĩnh vực hoạt động. Trong
hoạt động thể dục thể thao các em rất thích thi đua.
Ở tuối này, các em rất năng động sẵn sàng đi vào lĩnh vực tri thức yêu
thích của mình do vậy giảng dạy thể dục thể thao cũng như các môn học

khác sẽ tạo cho các em hiểu được ý nghĩa, vai trò của thể dục thể thao đối
với cá nhân và xã hội. Giúp các em tự giác tích cực tập luyện trong các giờ
chính khóa và các hoạt động ngoại khoá, do đó khi giảng dạy giáo viên phải


biết vận dụng linh hoạt các trò chơi tạo ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự nảy sinh
và phát triển hứng thú của các em với việc học của môn thể dục.
Các em rất thích hoạt động thi đấu các môn thể thao khác nhau và
thường quan tâm đến các sự kiện thể thao xảy ra trong nhà trường hoặc xã
hội xung quanh và buồn khi đội mình bị thua, vui khi đội mình thắng. Lứa
tuổi này cảm xúc cũng diễn ra tương đối mạnh mẽ nên các em dễ bị kích
động kém tự chủ nhưng các em lại có những mối quan hệ bạn bè thân thiết,
gần gũi nhau trên cơ sở có cùng chung hứng thú cùng thống nhất trong một
hoạt động nào đó như đá bóng hoặc chơi trò chơi... và các em qua đó tạo nên
các nhóm bạn thân thiết hàng ngày.
Học sinh lớp 8 là tuổi quá độ nên cũng là giai đoạn rất sinh động, các
em phát triển đặc biệt mạnh mẽ linh hoạt toàn bộ nhân cách của mình đang
phát triển. Vì vậy trong cá tính của của em có rất nhiều cái chưa vững chắc
và mong muốn thử sức mình theo các phương pháp khác nhau chính vì vậy
nhân cách của các em phức tạp hơn và nhiều mâu thuẫn hơn so với lứa tuổi
tiểu học. Do vậy cần phải thường xuyên giáo dục cho phù hợp ttrên cơ sở tổ
chức các trò chơi để phát huy tính sáng tạo biết điều chỉnh và tạo điều kiện
phát triển tốt các khả năng về năng lực của các em.
b. Đặc điểm sinh lí.
- Hệ thần kinh: Ở lứa tuổi này bộ não đang thời kì hoàn chỉnh do đó
hoạt động của thần kinh chưa ổn định, hưng phấn chiếm ưu thế vì vậy khi
học tập các em dễ tập trung tư tưởng, nhưng nếu thời gian kéo dài nội dung
nghèo nàn, hình thức hoạt động đơn điệu thần kinh sẽ nhanh chóng mệt mỏi
và dễ phân tán sức chú ý. Do vậy cần tăng cường hoạt động ngoại khóa bằng
các trò chơi thi đấu để làm phong phú khả năng hoạt động và phát triền các

tố chất thể lực một cách toàn diện.
- Hệ vận động:


+ Hệ xương: Hệ xương đang trong giai đoạn phát triền mạnh về chiều
dài do vậy giáo dục thể chất có tác dụng tốt đến việc phát triển của hệ xương
nhưng phải chú ý đến tư thế, sự đối xứng các hoạt động để tránh sự sai lệch
của xương và kìm hãm sự phát triển của chiều dài. Đặc biệt đối với các em
gái xương chậu chưa phát triển toàn diện nên có thể bị lệch lạc nếu quá trình
hoạt động không hợp lí.
+ Hệ cơ: Hệ cơ của các em phát triển chậm hơn so với hệ xương, hệ
cơ chủ yếu phát triển về chiều dài tiết diện cơ nhỏ. Do sự phát triển không
đồng bộ thiếu cân đối nên các em không phát huy được sức mạnh và chóng
mệt mỏi.
- Hệ tuần hoàn: Tim phát triển nhanh hơn so với sự phát triển của
mạch. Sức co bóp còn yếu, sự điều hoà hoạt động của tim chưa ổn định khi
hoạt động quá nhiều quá căng thẳng thì nhanh chóng bị mệt mỏi. Vì vậy
tham gia các trò chơi thi đấu sẽ ảnh hưởng tốt đến hoạt động của hệ tuần
hoàn, sự hoạt động của tim dần được thích ứng và có khả năng thích ứng với
khối lượng lớn sau này. Nhưng trong quá trình tập luyện thể dục thể thao cần
đảm bảo nguyên tắc vừa sức và nguyên tắc tăng dần tránh hoạt động quá sức
và đột ngột.
- Hệ hô hấp: Phổi của các em phát triển chưa toàn diện, phế nang còn
nhỏ, hệ cơ hô hấp chưa phát triển, dung lượng phổi còn nhỏ. Vì vậy khi
tham gia trò chơi thi đấu các em thở nhiều thở nhanh chóng mệt mỏi. Cho
nên việc tổ chức các trò chơi thi đấu cho các em không những phải toàn diện
mà còn phải biết chú ý đến sự phát triển các cơ hô hấp do đó cần hướng dẫn
các em biết cách thở đúng trong hoạt động. Như vậy mới có thể làm việc và
hoạt động được lâu và hiệu quả.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.



1. Điều tra thực trạng tổ chức trò chơi thi đấu trong dạy học Thể
dục 8 hiện nay.
a. Qua trao đổi, dự giờ của giáo viên.
Để điều tra thực trạng của vấn đề nghiên cứu, tôi tiến hành dự giờ
thăm lớp của các bạn động nghiệp. Từ việc dự giờ trên, tôi nhận thấy:
Những điểm tích cực:
- Đối với học sinh, đa số các em thích được chơi và muốn được khẳng
định mình trước tập thể.
- Đối với giáo viên, ngày càng được nâng cao trình độ về chuyên môn
và nghiệp vụ qua việc tự học và học qua kinh nghiệm của đồng nghiệp, qua
các kênh thông tin. Nhiều tiết dạy học Thể dục đã tổ chức thành công các trò
chơi gây được hứng thú học tập cho học sinh đồng thời góp phần hỗ trợ nâng
cao chất lượng bài học.
- Nhà trường ngày càng có sự quan tâm, đầu tư về cơ sở vật chất như
dụng cụ dạy và học, sân chơi bãi tập ngày càng có hướng mở rộng.... tạo
điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức dạy học Thể dục nói chung và các trò
chơi trong môn Thể dục nói riêng.
Những hạn chế, tồn tại:
- Kiểm tra đánh giá bằng nhận xét Đ, CĐ chưa làm cho những học
sinh có ham muốn học bộ môn thể dục, và làm cho một số học sinh có năng
khiếu về bộ môn thể dục không có được điểm cộng vào điểm trung bình các
môn học. Tìm kiếm học sinh có tố chất khó hơn. Học sinh không có tính
ganh đua để thể hiện hết khả năng của mình.
- Khi giáo viên hướng dẫn các kĩ thuật nhảy cao, nhảy xa,... một số ít
học sinh có thể thực hiện được ngay còn đa số các em phải thông qua các trò
chơi thi đấu để tập và rèn các kĩ thuật trên.
- Việc tổ chức trò chơi thi đấu cũng được một số giáo viên quan tâm



và đưa vào bài giảng của mình nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh. Tuy
nhiên, trong quá trình tổ chức trò chơi thi đấu giáo viên vẫn còn lúng túng,
áp dụng phương pháp còn chưa linh hoạt dẫn đến việc trò chơi thi đấu chưa
hay, chưa cuốn hút học sinh....
- Với học sinh, một số em thể lực còn hạn chế, tính hoà đồng chưa
cao, còn nhút nhát, một số em tính kỉ luật chưa tốt thậm trí không muốn
tham gia chơi hoặc có chơi thì không nhiệt tình làm ảnh hưởng tới tinh thần
thi đấu của đội và có thể gây mất an toàn khi chơi thi đấu.
- Bộ môn thể dục trong nhà trường có quan tâm nhưng chưa chú
trọng, một số học sinh còn xem nhẹ môn Thể dục.
- Một số trường trung học cơ sở có điều kiện sân bãi và cơ sở vật chất
chưa đảm bảo để phục vụ dạy học bộ môn Thể dục.
b. Điều tra hứng thú học tập của học sinh.
Để tìm hiểu về những nguyên nhân khiến học sinh thiếu tích cực tự
giác trong học tập bộ môn và các kĩ năng như nhảy cao, nhảy xa, ném
bóng... chưa tốt, tôi đã điều tra hứng thú học tập của học sinh thông qua các
mẫu phiếu sau:

PHIẾU PHỎNG VẤN
(Dành cho HS)
1. Ý kiến chung về sự yêu thích tính tự giác, tích cực
của học sinh trong giờ học đối với môn Thể dục:
1 - Em có thích học môn thể dục không ? Vì sao ?
a . Yêu thích môn học này
b . Giáo viên dạy nhiệt tình
c . Học tốt môn này
d . Không thích học
2. Có chuẩn bị trang phục, dụng cụ đầy đủ để học môn thể dục?
a . Có

b . Không


3- Em có thường xuyên tham gia các phong trào thể dục thể thao của lớp, của
trường không?
a . Có
b . Không
4- Trong tập luyện em có phát huy được tính tự giác, tích cực trong giờ học không?
a . Có
b . Không
5 - Em có nắm được kỹ thuật cơ bản về nội dung nhảy cao, nhảy xa, ném
bóng...của môn Thể dục không?
a . Có
b . Không
6- Trong tập luyện và thi đấu em có áp dụng những kỹ năng đã học không?
a . Có
b . Không
7- Em có thường xuyên chơi các trò chơi thi đấu để tập luyện, chơi thể thao?
a . Có
b . Không
8- Nếu em có năng khiếu về thể dục thể thao sau này có muốn trở thành vận
động viên hay cầu thủ ?
a . Có

b . Không


2. Những hạn chế làm giảm sự yêu thích, sự tích cực của học sinh
trong giờ học thể dục.
1. Không hứng thú trong tập luyện vì ?

a. Không có đủ dụng cụ tập
luyện
c. Chưa hiểu rõ nội dung tập

b. Giáo viên giảng dạy
chưa nhiệt tình.
d. Nhiều kĩ thuật khó cần

rèn luyện qua các trò chơi
2 . Những điều kiện hạn chế sự tích cực trong giờ học
a . Điều kiện sân bãi, dụng
b . Hình thức tổ chức các hoạt
cụ

động của giáo viên còn nghèo

nàn.
c . Điều kiện thời tiết
d. Điều kiện sức khoẻ
3. Theo em để học tốt môn thể dục em sẽ tập luyện như thế nào? Có áp
dụng những phương pháp thày cô đã hướng dẫn không?
...........................................................................................................
.......
...........................................................................................................
.......
Xin chân thành cám ơn sự hợp tác của các em học
sinh!
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CỦA 60 HỌC SINH KHỐI 8 TRƯỜNG THCS
QUA PHIẾU PHỎNG VẤN
Số HS đồng ý

STT

Nội dung câu hỏi

Số
lượng

1

Thích học môn thể dục

17/60

Tỷ lệ %
28,3%

Số HS không
đồng ý
Số
Tỷ lệ
lượng

%

43/60

71,7


2


3

4

5

Chuẩn bị tốt trang phục, dụng
cụ để học môn thể dục
Em có thường xuyên tập
luyện những nội dung đó học
ở nhà không
Tính tích cực tự giác học tập
trong các giờ học
Nắm được cơ bản về các kĩ
thuật nhảy cao, nhảy xa, ném

25

41,7%

35

58,3

10

16,7%

50


83,3

28

46,7%

32

53,3

20

33,3%

40

66,7

15

25,0%

45

75,0

20

33,3%


40

66,7

bóng… của môn học Thể dục
Thường xuyên chơi các trò
6

7

chơi thi đấu để tập luyện, chơi
thể thao
Kiểm tra đánh giá kết quả học
tập một cách thường xuyên

KẾT QUẢ KIỂM TRA TRƯỚC KHI TỔ CHỨC TRÒ CHƠI THI ĐẤU
TRONG DẠY - HỌC THỂ DỤC LỚP 8
Lớp 8A (Lớp đối
TT
1
2
3
4

Kĩ thuật
Chạy ngắn
Nhảy xa
Chạy bền
Ném bóng


chứng)
Đạt
Chưa đạt
40 %
60 %
33 %
67%
25%
75%

Lớp 8B (Lớp thực nghiệm)
Đạt
34 %
40 %
27%

Chưa đạt
66 %
60%
73%

38%
62%
35%
65%
trúng đích
III. Các biện pháp tổ chức trò chơi thi đấu trong dạy học Thể dục.
1. Bản chất của phương pháp trò chơi
Như chúng ta đã biết, xét về bản chất, phương pháp trò chơi (dù dưới


hình thức nào như trò chơi thi đấu và trò chơi dân gian) đều có tác dụng làm


cho học sinh hưng phấn và hào hứng luyện tập, qua đó phát huy được tối đa
năng lực vận động của học sinh và đánh giá khách quan kết quả học tập và
rèn luyện của học sinh. Trong các giờ học thể dục, trò chơi được coi như là
một phương pháp tập luyện có định mức về lượng vận động, khi chơi người
học phải tuân theo các quy định bắt buộc của trò chơi, cố gắng ganh đua
mang thắng lợi về cho bản thân và nhóm của mình qua đó làm nóng cơ thể
nếu trò chơi được sử dụng để khởi động, nâng cao được sức khỏe, phát triển
các tố chất thể lực nếu trò chơi được sử dụng thay thế trong nội dung chính
của buổi học và có thể mang tính chất thả lỏng sau một buổi học tập căng
thẳng nếu trò chơi được tổ chức vào cuối buổi học.
2. Quy trình thực hiện trò chơi trong dạy học Thể dục.
Phương pháp trò chơi thi đấu được sử dụng như một phương tiện làm
nóng cơ thể (khởi động), hồi tĩnh, thư giãn (sau phần cơ bản) phát triển các
tố chất chung của người học.
Có thể thực hiện phương pháp trò chơi theo quy trình sau:
Bước 1. Giáo viên căn cứ vào mục tiêu để lựa chọn trò chơi
Bước 2. Nêu tên, mục đích trò chơi, phổ biến cách chơi và luật chơi.
Bước 3. Cho học sinh chơi thử.
Bước 4. Phân chia thành các nhóm trò chơi, các nhóm tự cử nhóm
trưởng hoặc giáo viên phân công nhóm trưởng và tổ chức chơi giữa các
nhóm với nhau.
Bước 5. Tổ chức cho học sinh tiến hành chơi. Tuyên bố kết quả sau
mỗi lần chơi.
Bước 6. Nhận xét học sinh chơi, kết luận đội thắng cuộc.
3. Một số lưu ý khi đưa phương pháp tổ chức trò chơi thi đấu vào
dạy- học Thể dục 8.



- Giáo viên cần nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 8
là lứa tuổi nhạy cảm, hiếu động có những thay đổi về mặt thể chất nên một
số em ngại vận động đồng thời cho rằng mình đã lớn nên ít tỏ ra hào hứng
với các trò chơi.
- Giáo viên cần yêu cầu học sinh tích cực tham gia trò chơi và có biện
pháp điều chỉnh lượng vận động hợp lí trong khi học sinh chơi.
- Tổ chức trò chơi trên cơ sở chủ đề có hình ảnh hoặc là những quy
định nhất định để đạt mục đích nào đó trong điều kiện và tình huống luôn
thay đổi và thay đổi đột ngột.
- Tính đa dạng của các cách thức đạt mục đích và hoạt động tổng hợp
dựa trên cơ sở các hoạt động vận động: đi, chạy, nhảy, nhào lộn (cho các em
chơi các trò chơi: bay giống chim, nhảy như thỏ, chạy như ngựa phi...)
- Trò chơi là hoạt động độc lập rộng rãi có yêu cầu cao về mưu trí,
sáng tạo vận động, khéo léo của người chơi.
- Xây dựng mối quan hệ căng thẳng giữa cá nhân với cá nhân, giữ
nhóm người này với nhóm người khác, tạo cảm xúc mạnh mẽ, qua đó thể
hiện rõ cá tính của người chơi.
- Giáo viên nên sử dụng phương pháp trò chơi vận động nhiều hơn
trong những nội dung phát triển thể lực. Cần lưu ý chọn địa điểm tổ chức sao
cho không ảnh hưởng đến các lớp học khác, nên sử dụng phương pháp này thường
xuyên.
4. Phương pháp tổ chức trò chơi thi đấu dạy- học Thể dục 8.
Tổ chức trò chơi thi đấu trong dạy học thể dục là vấn đề vô cùng quan
trọng. Để tổ chức được trò chơi thi đấu hiệu quả và có chất lượng cao, khâu
đầu tiên của giáo viên phải chuẩn bị cho mình một cách chu đáo về mọi mặt.
4.1. Công tác chuẩn bị.
a. Giáo viên.



- Luôn tự học hỏi để không ngừng nâng cao trình độ về chuyên môn
và nghiệp vụ của bản thân.
- Phải tìm hiểu để biết nhiều loại trò chơi kể cả các trò chơi dân gian.
Biết cách tổ chức và phân loại được các trò chơi thi đấu và sẵn sàng đưa vào
sử dụng chơi trong các giờ dạy một cách hợp lý và phù hợp với mọi dung,
mục tiêu của giờ dạy.
- Tìm hiểu và nắm vững đặc điểm học sinh lớp mình phụ trách cả về
tình trạng sức khoẻ lẫn tâm sinh lý để đưa lượng trò chơi vào một cách vừa
sức và đạt hiệu quả.
- Xây dựng đội ngũ cán sự lớp vững vàng từ tổ, nhóm. Đây là đội ngũ
giúp giáo viên khi tổ chức chơi rất quan trọng, nhất là khi chia đội hoặc làm
trọng tài khi thi đấu, và làm công tác tự quản tự tổ chức chơi khi cần thiết.
Do đó phải chọn những em có sức khoẻ, có uy tín, tinh thần trách
nhiệm cao, gương mẫu thực hiện các công việc được giao.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất: Luôn phân công cho những học sinh làm
nhiệm vụ trực ban cùng với giáo viên chuẩn bị tốt sân chơi bãi tập và dụng
cụ phục vụ cho giờ học một cách đầy đủ, chu đáo trước giờ học.
- Thiết kế bài giảng, bài dạy phải được thiết kế qua giáo án một cách
cụ thể rõ ràng từng nội dung chơi, mục tiêu cần đạt của trò chơi phù hợp với
quỹ thời gian cho phép, phù hợp với đối tượng học sinh, với điều kiện sân
bãi, dụng cụ của nhà trường và cuối cùng là đạt được mục tiêu của giờ dạy
đề ra.
b. Học sinh.
- Luôn nhắc nhở học sinh có sự chuẩn bị tốt về trang phục gọn gàng,
đi giầy tập đủ.


- Có tinh thần, thái độ đúng đắn, chấp hành nghiêm các quy định và
kỷ luật chơi, khi tham gia thi đấu phải nhiệt tình. Có như vậy khi tổ chức

chơi và thi đấu mới thành công.
=> Sau khi tìm hiểu nội dung và cách thức tổ chức một số trò chơi,
tôi phân chia thành hai loại trò chơi thi đấu chính như sau:
4. 2. Phân loại các trò chơi.
a. Các trò chơi tĩnh hoặc ít di chuyển, vận động.
Đây thường là các trò chơi dân gian ít dùng đến yếu tố về thể lực,
hoặc có lượng vận động cơ bắp ít. Các loại trò chơi thi đấu này nhằm rèn
luyện trí tuệ như tính phản xạ nhanh nhẹn, khéo léo, óc sáng tạo khi giải
quyết các tình huống. Rèn trí nhớ, tư duy lôgich, tinh thần phối hợp trong
tập thể. Ví dụ:
* Trò chơi: "Xếp hình"
- Chuẩn bị: Một số bức tranh được ghép bởi nhiều mảnh như cảnh sân
trường ra chơi, cảnh làng quê ngày mùa ...
- Cách chơi: Chia thành các đội bằng nhau về số lượng đứng ở vạch
xuất phát cách khu để mảnh ghép bức tranh 3m, khi được lệnh của trọng tài
các đội chạy lên ghép tranh trong vòng 3 phút, đội nào ghép được nhiều
mảnh ghép đúng, đội đó thắng.
* Trò chơi:" Tiếp âm"
- Chuẩn bị: Chia lớp thành 2 đến 3 đội.
- Cách chơi: Giáo viên đưa ra 1 từ các đội lần lượt điền tiếp âm hoặc
từ có nghĩa và không trùng nhau, không lặp lại. Đội nào đến lượt mà không
đưa được âm, từ có nghĩa tiếp theo, đội đó bị loại khỏi cuộc chơi, cứ như
vậy đội nào còn cuối cùng sẽ thắng cuộc.
* Trò chơi:" Tìm bạn mất tích"
- Chuẩn bị: Cả lớp đứng thành 3 hoặc 4 hàng ngang.


- Cách chơi: Người chỉ huy hoặc giáo viên gọi 1 hoặc 2 em bước lên
khỏi hàng, và quan sát cả lớp trong 3 giây rồi nhắm mắt lại, giáo viên chỉ 1
bạn bất kỳ trong hàng ngồi xuống ẩn sau hàng rồi cho 2 em mở mắt ra quan

sát lớp tìm ra người không có trong hàng, trong vòng 10 giây nếu không tìm
thấy coi như thua cuộc. Cứ như vậy giáo viên đổi người lên tìm bạn mất tích.
* Trò chơi:" Bắn thuyền"
- Chuẩn bị: Chia lớp thành nhiều đội mỗi độ có 3 em điền số 1, 2, 3.
Khi chơi mỗi đội là 1 thuyền theo các số thuyền thứ tự.
- Cách chơi: Một thuyền được chỉ định bắn thì người số 1 hô tạch
người số 2 hô xì, người thứ 3 hô đùng rồi truyền bắn sang thuyền khác. Cứ
như vậy thuyền nào bắn sai như hô nhầm vị trí, bắn sai thuyền hoặc chậm
bắn trong 3 giây thì thuyền đó bị cháy. Trò chơi tiếp tục, thuyền nào còn cuối cùng,
thuyền đó thắng.
* Trò chơi: "Ném vòng vào cổ chai"
- Chuẩn bị: 5 - 10 chiếc vòng nhựa đeo tay của trẻ em hoặc vòng tre,
mây, ... có đường kính từ 5 - 10cm, trọng lượng từ 50g - 150g, 3 - 5 chiếc vỏ
chai xếp thành hàng ngang hoặc hàng dọc, kẻ một vạch giới hạn cách đích
(chai) 1,5 - 3m.
- Cách chơi: Lần lượt từng người vào đứng ở vạch giới hạn, cầm 5
chiếc vòng nén lần lượt vào đích sao cho vòng móc vào cổ chai. Người có
nhiều vòng ném móc được vào cổ chai là thắng cuộc.


Hình ảnh minh họa trò chơi" Ném vòng vào cổ chai"
=> Các loại trò chơi này thường được áp dụng chơi nhiều ở các buổi
sinh hoạt tập thể, các giờ thể dục gặp thời tiết không thuận lợi cho việc thực
hành ngoài trời hay sân bãi chật hẹp.
b. Các trò chơi vận động:
Đây là các trò chơi mà khi chơi ít nhiều đều dùng đến sự vận động của
cơ bắp, có sự hao tổn thể lực và thường đuợc sử dụng rộng rãi, đan xen
trong các nội dung của các giờ dạy thể dục, thực hành ngoài trời.
Các loại trò chơi này luôn được đưa vào trong giờ nhằm tăng cường
và bổ trợ cho các kĩ năng, kĩ thuật, động tác. Đặc biệt là có tác dụng đến sự

phát triển các tố chất vận động như sức nhanh, sức mạnh, sức bền và sự
khéo léo rất có ý nghĩa cho việc phát triển thể lực nói chung.
Mỗi trò chơi đều có tính chất và tác dụng riêng của nó. Cho nên để đưa vào phù hợp với nội dung và yêu cầu của từng bài dạy, tôi chia thành các
nhóm trò chơi như sau:
b1. Nhóm trò chơi phát triển chung.
Đây là các trò chơi có lượng vận động vừa phải, khi chơi không mang
nhiều tính ganh đua và thường ít chia thành đội thi đấu, thường được đưa


vào phần mở đầu và kết thúc của giờ học nhằm chuyển trạng thái cơ thể của
học sinh từ trạng thái hoạt động bình thường sang trạng thái vận động ở
phần mở đầu để tạo hưng phấn, đưa việc học tập phần cơ bản vào luyện tập
một cách nhẹ nhàng tránh sự căng thẳng để các em luyện tập, tiếp thu những
kĩ thuật, động tác một cách thoải mái. Các trò chơi đưa vào phần này như:
* Trò chơi:" Tìm người chỉ huy"
- Chuẩn bị: Cả lớp xếp thành vòng tròn.
- Cách chơi: Giáo viên đứng ở giữa cử 1 bạn bất kỳ ra đứng chỗ giáo
viên rồi nhắm mắt lại, giáo vên bí mật chỉ 1 em trong hàng làm chỉ huy có
trách nhiệm thực hiện và bắt điệu các động tác cho cả lớp làm theo một cách
bí mật. Em ở trong vòng tròn mở mắt và làm nhiệm vụ tìm ra người chỉ huy.
Trong 3 lần chỉ nếu đúng thì người chỉ huy phải ra đổi thành người tìm. Nếu
không chỉ đúng thì giáo viên cử bất kỳ em nào đó làm thay 2 vị trí trên và trò
chơi tiếp tục.
* Trò chơi: " Tìm tổ ấm"
- Chuẩn bị: Cả lớp đứng thành 1 vòng tròn.
- Cách chơi: Giáo viên hoặc người chỉ huy đứng ở giữa. Khi có lệnh
của giáo viên hoặc người chỉ huy, tất cả học sinh chạy nhẹ nhàng, vừa chạy
vừa hát hoặc vỗ tay, bất ngờ giáo viên hoặc chỉ huy hô tổ 4 hoặc 5 người thì
các em nhanh chóng giãn ra tìm bạn theo tổ 4 hoặc 5 người. Cuối cùng ai
thừa ra phải chạy lò cò quanh vòng tròn.

=> Ngoài ra còn một số trò chơi như: Tình bạn keo sơn, người thừa
thứ ba, mèo đuổi chuột, chim rũ lông, làm theo tín hiệu, trái ngược.... Các
trò chơi này có thể đưa vào phần cuối giờ học nhằm đưa trạng thái cơ thể hồi
tĩnh thư giãn khi tập luyện mệt nhọc ở phần cơ bản để khi các em học xong
nhanh hồi phục sức khoẻ, tránh mệt mỏi khi kết thúc giờ thể dục một cách
thoải mái.


b2. Nhóm các trò chơi bổ trợ kiến thức, phát triển tố chất thể lực.
Đây là nhóm trò chơi có lượng vận động nhiều và cường độ vận động
cao, được sử dụng nhiều ở phần cơ bản. Nhóm các trò chơi này rất phong
phú và thường được chia thành đội để chơi thi đấu. Ở nhóm các trò chơi này
có tác dụng rất lớn đến việc bổ trợ cho kỹ thuật, động tác đặc biệt là khả
năng phát triển các tố chất về thể lực của các em. Do nhiệm vụ yêu cầu của
từng bài học mà ta đưa từng nhóm loại trò chơi này vào cho phù hợp và thường chia thành các nhóm trò chơi như sau:
b2.1.Các trò chơi phát triển sức mạnh của tay: Khi chơi có tác dụng
bổ trợ cho sức mạnh của tay như các trò chơi:
* Trò chơi: "Kéo cưa"
- Chuẩn bị: Cho các em xếp thành 4 hàng ngang cách nhau 1 sải tay,
hàng 1 và 3 quay đằng sau đối diện với hàng 2 và 4, các em đối diện nắm lấy
cổ tay nhau. Hàng 2 và 4 ngồi sổm ngả người về sau.
- Cách chơi: Khi có lệnh của giáo viên em hàng số 1 và 3 kéo em hàng
số 2và 4 đứng lên, đồng thời em hàng số 1 và 3 từ từ ngồi xuống trò chơi cứ
như vậy tiến hành.
* Trò chơi: "Đập bóng"
- Chuẩn bị: 2 - 4 quả bóng, mỗi quả để trong một túi hoặc có dây lồng
vào bóng, treo lên một cành cây(hay một dây căng ngang hoặc một cây sào
chếch....) ở độ cao khoảng 1,2 - 1,8m. Bóng treo cách nhau 1m. Chia số học
sinh trong lớp thành 2 - 4 đội (theo số bóng đã chuẩn bị ). Các đội đứng sau
vạch xuất phát cách bóng 3 - 5 m.

- Cách tập: Khi có lệnh, số 1 của mỗi đội nhanh chóng chạy lên trước
vị trí treo bóng, ưỡn thân đập một tay vào bóng, sau đó chạy về chạm tay số
2, đi về tập hợp ở cuối hàng. Số 2 tiếp tục thực hiện như số 1 và lần lượt như


vậy cho đến hết. Đội nào xong trước, có số người đập trúng vào bóng nhiều nhất
là thắng.

Hình ảnh minh họa trò chơi "Đập bóng"
* Trò chơi:" Đẩy gậy"
- Chuẩn bị: Một vòng tròn đường kính 2m, 1 đoạn gậy dài 1,2m có đường kính từ 4 - 5cm có vạch sơn đánh dấu giữa gậy.
- Cách chơi: Cách chơi 2 người cầm ở 2 phía đầu gậy đứng trong vòng
tròn. Khi được lệnh của trọng tài thì dùng sức để đẩy đối phương, nếu bên
nào chân ra khỏi vòng tròn trước thì thua cuộc.
=> Ngoài các trò chơi trên còn có các trò chơi như ném mục tiêu di
động, nằm sấp chống đẩy...
b2.2. Các trò chơi bổ trợ phát triển sức mạnh của chân.
Trò chơi lò cò tiếp sức, bật xa tiếp sức, nhảy vào vòng tròn tiếp sức.
Nhảy vượt rào, nhảy cừu, trồng nụ trồng hoa, nhảy vào vòng tròn tiếp sức, lò
cò chọi gà, lò cò tiếp sức, khéo vướng chân.
* Trò chơi: "Nhảy cừu"


- Chuẩn bị: Tập hợp học sinh thành 2- 4 hàng dọc nam riêng, nữ riêng.
Mỗi hàng chọn 1 - 3 em đóng vai trò "cừu".
- Cách chơi: Các em lần lượt chạy đà đến"cừu", đặt hai tay lên
lưng"cừu"nhảy giạng hai chân để vượt qua "cừu". Sau đó về tập hợp ở cuối
hàng hoặc nhảy tiếp qua "cừu" số 2,3 rồi về tập hợp.

Hình ảnh minh họa trò chơi" Nhảy cừu"

* Trò chơi: " Nhảy ô tiếp sức"
- Chuẩn bị: Kẻ vạch xuất phát, cách vạch xuất phát 0,5m kẻ 10 ô hình
chữ nhật 40x100cm tập hợp học sinh thành 2 đến 4 đội tương ứng vơi các
dãy ô.
- Cách chơi: Khi có lệnh học sinh đến vạch xuất phát bật 2 chân vào ô
số 1 rồi bật tiếp tách 2 chân vào ô số 2 và ô số 3 lại bật tiếp 2 chân vào ô số
4. Cứ tiếp tục như thế bật qua ô số 10 rồi quay 180 độ bật quay trở lại lần lượt về đến vạch xuất phát đa tay chạm vào bạn số 2, bạn số 2 tiếp tục bật


tiếp vào ô số 1 cứ như vậy đội nào có người cuối cùng bật xong trước đội đó
thắng.

Hình ảnh minh họa trò chơi "Nhảy ô tiếp sức"
b2.3. Các trò chơi nhằm phát triển sức nhanh: Gồm các trò chơi
chạy nhanh tiếp sức, chạy tiếp sức chuyển vật, hoàng anh hoàng yến, chạy
thoi tiếp sức, ai nhanh hơn, chạy đuổi....
* Trò chơi ai nhanh hơn.
- Chuẩn bị: Tập hợp học sinh thành 2- 4 hàng ngang, hàng nọ cách
hàng kia tối thiểu 2m. Cho từng hàng điểm số từ 1 đến hết.
- Cách chơi: Chỉ huy gọi đến số nào, những người cùng số đó phải
nhanh chóng chạy một vòng quanh các bạn của hàng mình rồi về đứng vào
vị trí cũ. Ai chạy xong trước người đó thắng cuộc . Trò chơi tiếp tục như vậy
với các số khác và có thể cho 2- 3 số cùng chạy một lúc.


Hình ảnh minh họa trò chơi "Ai nhanh hơn"
b2.4. Các trò chơi nhằm phát triển sức bền: Nhảy vào vòng tròn tiếp
sức, chạy vượt chướng ngại vật tiếp sức, chạy thoi tiếp sức, chạy vòng số 8...
* Trò chơi "Nhảy vào vòng tròn tiếp sức"
- Chuẩn bị: Tùy theo số lượng học sinh, kẻ một vạch xuất phát và một

vạch chuẩn bị dài 2- 4, vạch nọ cách vạch kia 1,5 - 2m. Cách vạch xuất phát
về phía trước 1m kẻ 2 đến 4 dãy vòng tròn, mỗi vòng tròn có đường kính
0,4m, tâm vòng tròn này cách tâm vòng tròn kia 1m. Các dãy vòng tròn cách
nhau 1,5- 2m.Tập hợp học sinh thành 2- 4 hàng dọc sau vạch chuẩn bị thẳng
hướng với các dãy vòng tròn đã chuẩn bị.
- Cách chơi: Khi có lệnh "chuẩn bị", các em số 1 của mỗi đội tiến vào
sát vạch xuất phát. Khi có lệnh "bắt đầu " các em số 1 bật nhảy bằng hai
chân vào vòng tròn số 1sau đó bật nhảy lần lượt vào các vòng số 2,3,4 rồi
chạy vòng về chạm tay số 2, đi vòng về tập hợp ở cuối hàng. Số 2 tiếp tục


×