Tải bản đầy đủ (.pdf) (232 trang)

Quan hệ Australia – Việt Nam trong giai đoạn 19912013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 232 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HUỲNH TÂM SÁNG

QUAN HỆ AUSTRALIA - VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN 1991-2013
Ngành : Lịch sử thế giới
Mã số : 92 29 011

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRẦN NAM TIẾN

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả và số liệu nghiên cứu được trình bày trong Luận án là trung thực, khách quan.
Những kết luận của Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác./.

Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 09 năm 2018
Tác giả

Huỳnh Tâm Sáng


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự


động viên, giúp đỡ, hỗ trợ quý báu từ các thầy cô, đồng nghiệp và gia đình. Công
trình này có thể được xem như lời cảm ơn thiết thực nhất dành cho những người mà
tôi vô cùng biết ơn và yêu quý.
Xin được gửi lời cảm ơn đặc biệt tới PGS. TS. Trần Nam Tiến, người đã định
hướng cho tôi con đường nghiên cứu trong thời gian đầu bước chân vào con đường
khoa học, động viên và tạo cơ hội để tôi học hỏi, tìm tòi và thực hiện luận án này.
PGS. TS. Trần Nam Tiến đã giúp đỡ tôi từng bước hoàn thiện khả năng nghiên cứu
khoa học, tiếp cận vấn đề nghiên cứu một cách khách quan và toàn diện cũng như
phát triển và mở rộng các hướng nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô của Học viện Khoa học
xã hội, Viện Sử học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh) đã giúp tôi mở rộng kiến thức chuyên ngành, truyền
đạt và chia sẻ cho tôi những kiến thức nền tảng cơ bản và nâng cao trong suốt
chặng đường nghiên cứu sinh của tôi.
Cuối cùng, nhưng vô cùng quan trọng là sự ủng hộ và động viên của gia
đình vào sự lựa chọn, quyết tâm theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học của tôi.
Việc tin tưởng vào sự hiểu biết - nền tảng giúp hoàn thiện bản thân, đã được hun
đúc và kế thừa, giờ đây lại có ý nghĩa hơn bao giờ hết, đặc biệt là đối với công trình
khoa học này./.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ............................ 9
1.1. Các công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Australia và Việt Nam ..... 9
1.2. Các công trình nghiên cứu về quan hệ Australia - Việt Nam ................................ 22
1.3. Một số nhận xét về tình hình nghiên cứu đề tài và những vấn đề đặt ra cần giải
quyết .............................................................................................................................. 27
Chƣơng 2: KHÁI QUÁT QUAN HỆ AUSTRALIA - VIỆT NAM TRƢỚC
NĂM 1991 .................................................................................................................... 30

2.1 Chính sách đối ngoại của Australia thời kỳ Chiến tranh Lạnh ............................... 30
2.2 Quan hệ Australia - Việt Nam trước năm 1973 ...... Error! Bookmark not defined.
2.3 Quan hệ Australia - Việt Nam giai đoạn 1973-1978Error! Bookmark not defined.
2.4 Quan hệ Australia - Việt Nam giai đoạn 1979-1990Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: QUAN HỆ AUSTRALIA - VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1991-2000 ....... 55
3.1 Những chuyển biến của tình hình quốc tế và khu vựcError! Bookmark not defined.
3.2 Những chuyển biến trong chính sách đối ngoại của Australia và Việt Nam thời
kỳ sau Chiến tranh lạnh ................................................................................................. 36
3.3 Quan hệ Australia - Việt Nam giai đoạn 1991-2000 .............................................. 55

Chƣơng 4: QUAN HỆ AUSTRALIA - VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2013Error! Bookmar
4.1. Những nhân tố tác động đến quan hệ Australia - Việt Nam giai đoạn 2001-2008 84

4.2. Sự chuyển biến trong chính sách đối ngoại của Australia và Việt NamError! Bookmark n
4.3. Quan hệ Australia - Việt Nam giai đoạn 2001-2008 ............................................. 84

4.4 Quan hệ “đối tác toàn diện” Australia - Việt Nam giai đoạn 2009-2013Error! Bookmark n
Chƣơng 5: KẾT QUẢ, ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ
AUSTRALIA - VIỆT NAM (1991 - 2013) .............................................................. 133
5.1 Kết quả .................................................................................................................. 133
5.2 Đặc điểm của quan hệ Australia - Việt Nam ........................................................ 146
5.3 Tác động của mối quan hệ đến chủ thể hai nước và khu vực ............................... 155
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 162
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .................................... 167
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 168


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT

TẮT
ABS
ACIAR
ADB
ADMM

TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT

Australian Bureau of Statistics
Australian
International
Research

Centre
for
Trung tâm Nghiên cứu Nông
Agricultural
nghiệp Quốc tế Australia

Asian Development Bank
ASEAN
Meeting

Cục thống kê Australia

Defence

Ngân hàng Phát triển châu Á


Ministers Hội nghị Bộ trưởng quốc
phòng ASEAN

AFP

Australian Federal Police

Cảnh sát liên bang Australia

AFTA

ASEAN Free Trade Area

Khu vực Mậu dịch Tự do
ASEAN

AIDAB

Australian
International Cơ quan Viện trợ Phát triển
Development Assistance Bureau Quốc tế Australia

APEC

Economic Diễn đàn Hợp tác Kinh tế
châu Á - Thái Bình Dương

Asia-Pacific
Cooperation


APLMA

Liên minh các nhà Lãnh đạo
Asia-Pacific Leaders Malaria
châu Á-Thái Bình Dương
Alliance
chống bệnh sốt rét

APCSS

Trung tâm Nghiên cứu An
Asia-Pacific Center for Security
ninh khu vực châu Á - Thái
Studies
Bình Dương

ARF
ARLEMP

ASEAN Regional Forum

Diễn đàn Khu vực ASEAN

Asia Region Law Enforcement Chương trình quản lý thực thi
Management Program
pháp luật khu vực châu Á
of Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á


ASEAN

Association
Southeast Asian Nations

ASEM

The Asia-Europe Meeting

Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu

Australian Dollar

Đôla Australia

AUD
AusAID

Australian

Agency

for Cơ quan Phát triển Quốc tế


BCAMP

International Development

Australia


Border
Control
Management Program

Chương trình Quản lý dành
cho các Cơ quan Kiểm soát
biên giới

Agency

COC

Code of Conduct in the South Bộ quy tắc ứng xử trên Biển
China Sea
Đông

DCP

Defence Cooperation Program

Chương trình hợp tác quốc
phòng

DEET

Department of Employment, Bộ Nhân dụng, Giáo dục và
Education and Training
Đào tạo


DIFF

Phương thức Tài chính nhập
Development Import Finance
khẩu nhằm mục tiêu phát
Facility
triển

DOC

Declaration
on the Conduct
Tuyên bố về ứng xử của các
of Parties in the South China
bên ở Biển Đông
Sea

EAS

East Asia Summit

EPA

Economic
Agreements

EU

European Union


Liên minh châu Âu hay Liên
hiệp châu Âu

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FOCAC

Forum
on
Cooperation

Hội nghị Thượng đỉnh Đông
Á
Partnership

Hiệp định Đối tác kinh tế

China-Africa Diễn đàn hợp tác Trung Quốc
- Châu Phi

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định Thương mại tự do


GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm nội địa/ quốc
nội

GMS

Greater Mekong Subregion

Tiểu vùng Mekong mở rộng

ICRC

International Committee of the
Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế
Red Cross

IDP

International

Development Chương trình Phát triển Quốc


Program

tế


IMF

International Monetary Fund

Quỹ Tiền tệ quốc tế

JTCC

Joint
Transnational
Centre

MIA

Missing in Action
of

Crime Trung tâm phòng chống tội
phạm xuyên quốc gia
Mất tích trong khi làm nhiệm
vụ

MOET

Ministry
Training

Education

and


OECD

Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Cooperation and Development
Kinh tế

Bộ Giáo dục và Đào tạo

OSB

Overseas Service Bureau

Tổ chức phục vụ hải ngoại

PKO

Peacekeeping Operations

Gìn giữ hòa bình

People's Liberation Army Navy

Hải quân Quân giải phóng
Nhân dân Trung Hoa
(hay Hải quân Trung Quốc)

PPP

Purchasing Power Parity


Sức mua ngang giá

RCA

Revealed
Advantage

Lợi thế so sánh hiện hữu

TNC

Transnational Coporation

TPP

Trans-Pacific
Economic
Agreement

PLAN

Comparative

Công ty xuyên quốc gia

Strategic Hiệp định Đối tác Kinh tế
Partnership Chiến lược xuyên Thái Bình
Dương


UNCLOS

United Nations Convention on Công ước của Liên Hợp
Law of the SEA
Quốc về Luật Biển

UNDP

United Nations Development Chương trình Phát triển Liên
Programme
Hợp Quốc

UNTAC

United Nations Transitional Cơ quan chuyển tiếp Liên
Authority in Cambodia
Hợp Quốc tại Campuchia

WB
WTO

World Bank

Ngân hàng Thế giới

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế
giới



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Chiến tranh lạnh kết thúc (1991) tạo điều kiện thúc đẩy xu hướng Khu
vực hóa và Toàn cầu hóa, cũng như quá trình hội nhập quốc tế của nhiều quốc gia
trên thế giới. Từ giai đoạn này, lợi ích quốc gia là nhân tố chủ yếu quy định tư duy
và thực tiễn đối ngoại của các quốc gia. Về chính sách đối ngoại, đa số các quốc gia
chú trọng đối thoại thay cho đối đầu, làm cơ sở cải thiện hay làm sâu sắc các quan
hệ song phương, đồng thời thúc đẩy xu hướng hợp tác trong quan hệ quốc tế. Cũng
từ đây, phát triển trên cơ sở “hợp tác và cạnh tranh đan xen” trong các tương quan
lực lượng chủ chốt và sự vươn mình của các cường quốc mới nổi báo hiệu sự vận
động phức tạp trong quan hệ quốc tế. Trong bối cảnh quốc tế mới, việc tham gia
tích cực vào quá trình hội nhập quốc tế là cơ sở để gia tăng vị thế quốc tế cho các
quốc gia, đặc biệt là các quốc gia vừa và nhỏ. Mối quan hệ giữa Australia và Việt
Nam cũng thuộc vào sự vận động chung đó.
1.2. Hòa cùng xu thế chung, các quốc gia coi trọng việc phát triển các quan hệ
đối ngoại để thúc đẩy lợi ích quốc gia. Trong tiến trình đó, quan hệ song phương,
vốn không chỉ giới hạn trong phạm vi khu vực mà đã dần mở rộng với tính chất liên
khu vực, là nội dung được ưu tiên. Trong bối cảnh đó, Australia mong muốn thúc
đẩy sự phát triển quan hệ song phương với các quốc gia Đông Nam Á để tạo tiền đề
hội nhập sâu hơn vào châu Á. Với Việt Nam, hội nhập quốc tế và mở rộng hợp tác
với các quốc gia có ý nghĩa quan trọng. Như vậy, phát triển các mối quan hệ quốc tế
dựa trên nền tảng lợi ích quốc gia và độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ đã giúp
Australia và Việt Nam xích lại gần nhau.
1.3. Lịch sử quan hệ Australia - Việt Nam vốn có nhiều thăng trầm. Trong giai
đoạn khởi đầu, quan hệ giữa hai nước chịu sự tác động mạnh của cuộc Chiến tranh
lạnh. Trong thập niên 1960, việc Australia đưa quân tham chiến cùng với Mỹ trong
cuộc chiến tranh Việt Nam là đỉnh điểm của sự căng thẳng. Đến đầu thập niên 1970,
Australia đã tự chủ hơn trong các vấn đề đối ngoại và chú trọng hơn đến lợi ích
quốc gia. Trên cơ sở đó, Australia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt

1


Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 26-2-1973, mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ
Australia - Việt Nam. Từ giai đoạn này, quan hệ Australia - Việt Nam có nhiều biến
động bởi những tác động phức tạp của tình hình khu vực và trong chính nhận thức
của Australia. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc (1991), cuộc đối đầu theo tiêu chí
“ý thức hệ” không còn nữa, quan hệ Australia - Việt Nam có những chuyển biến
mạnh mẽ, được thể hiện rõ nét qua việc gia tăng tương tác. Việt Nam trở thành đối
tượng quan trọng trong nhận thức và thực tiễn đối ngoại của Australia ở khu vực
Đông Nam Á. Trong quá trình tăng cường kết nối với Đông Nam Á, Australia xem
Việt Nam là cầu nối giúp quốc gia này xích lại gần hơn với ASEAN. Quan hệ hai
nước được nâng lên tầm “Đối tác toàn diện” vào năm 2009 là cột mốc tạo điều kiện
để mối quan hệ này phát triển mạnh mẽ và toàn diện hơn trên các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, quốc phòng và văn hóa - xã hội.
1.4. Trên thực tế, quan hệ Australia - Việt Nam có ý nghĩa chiến lược đối với
cả hai nước. Sự phát triển của mối quan hệ này mang đậm dấu ấn lịch sử và thời đại
và hệ quả là quan hệ Australia - Việt Nam không chỉ tác động đến sự phát triển của
hai nước mà còn có tầm ảnh hưởng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung
và khu vực Đông Nam Á nói riêng. Trong khi các công trình nước ngoài (và trong
chừng mực nào đó là các công trình trong nước) nghiên cứu về sự can thiệp của
Australia trong chiến tranh Việt Nam là khá phong phú thì những công trình trong
nước nghiên cứu về Australia và hẹp hơn là quan hệ Australia - Việt Nam trong giai
đoạn sau Chiến tranh lạnh, đặc biệt là giai đoạn đầu thế kỷ XXI còn khá hạn chế.
Trong khi Australia là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam, bên cạnh
đó, hai nước cũng là thành viên của nhiều tổ chức trong khu vực thì việc nghiên cứu
về mối quan hệ này là việc làm cần thiết, có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.
Từ góc độ khoa học và thực tiễn, việc nghiên cứu đề tài “Quan hệ Australia Việt Nam trong giai đoạn 1991-2013” nhằm hướng đến cái nhìn bao quát, đầy đủ
và khách quan hơn về quan hệ hai nước. Luận án tiếp cận từ cả góc nhìn Australia
và Việt Nam để làm rõ những chủ trương, chính sách hay biến chuyển trong quan

hệ hai nước; tuy vậy ưu tiên tiếp cận mối quan hệ song phương này từ góc nhìn của
Australia, qua đó giúp hiểu biết tốt hơn tư duy và định hướng phát triển quan hệ của
2


Australia đối với Việt Nam. Trước thế kỷ XXI, các công trình nghiên cứu về quan
hệ Australia - Việt Nam ở hai nước là không nhiều. Mặc dù gần đây, nghiên cứu
mối quan hệ này được chú ý hơn nhưng số lượng và chất lượng các công trình
nghiên cứu vẫn chưa tương xứng với tầm vóc quan hệ.
Xuất phát từ sự phát triển đặc thù của quan hệ Australia - Việt Nam trong lịch
sử, tầm quan trọng của mối quan hệ này đối với sự phát triển của mỗi quốc gia và
tác động của nó đối với quan hệ quốc tế khu vực, tác giả chọn “Quan hệ Australia Việt Nam trong giai đoạn 1991-2013” làm đề tài luận án tiến sĩ lịch sử.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của nghiên cứu là làm rõ quá trình vận động của quan hệ
Australia - Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2013, đồng thời làm rõ thực chất sự tiến
triển trong quan hệ hai nước. Trên cơ sở đó, tác giả chỉ ra những nhân tố tác động,
những thành tựu và hạn chế của mối quan hệ này trên các lĩnh vực chủ chốt, cũng như
bước đầu hệ thống lại những đặc điểm chính của quan hệ song phương, nêu lên đánh
giá và tác động của mối quan hệ này đối với sự phát triển của hai nước cũng như đối
với khu vực.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thứ nhất, phân tích những nhân tố tác động đến quan hệ Australia - Việt
Nam (nhân tố bên ngoài, nhân tố bên trong và nhân tố lịch sử).
- Thứ hai, làm rõ sự tiến triển của quan hệ Australia - Việt Nam từ năm 1991
đến năm 2013 trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh - quốc phòng và một số
lĩnh vực trọng tâm khác…
- Thứ ba, từ kết quả của quan hệ Australia - Việt Nam trong giai đoạn 19912013, nhận xét, rút ra đặc điểm của quan hệ và phân tích sự tác động của mối quan
hệ này đối với Australia, Việt Nam và Đông Nam Á.
- Thứ tư, nhận diện những cơ hội và thách thức, cũng như trong chừng mực

nào đó, là những vấn đề đặt ra cho quan hệ hai nước trong thời gian tới.

3


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là quan hệ Australia - Việt Nam
trong giai đoạn 1991-2013.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian, tính chất của đề tài là nghiên cứu về quan hệ song phương
nên không gian nghiên cứu chính là Australia và Việt Nam. Bên cạnh đó, quan hệ
Australia - Việt Nam là liên khu vực nên được đặt trong sự vận động của khu vực
Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương. Xác định như vậy để có cái nhìn đầy
đủ hơn về các nhân tố có tác động đến quan hệ hai nước.
Quan hệ Australia - Việt Nam diễn ra trên hai bình diện là song phương và đa
phương. Trong khuôn khổ đề tài, tác giả tập trung vào khía cạnh song phương. Đó
là quan hệ hai chiều Australia - Việt Nam và Việt Nam - Australia.
Về mặt thời gian, giai đoạn 1991-2013 là khung thời gian mà Luận án tập
trung nghiên cứu. Mốc thời gian 1991 là khởi đầu bởi lẽ: (i) Chiến tranh lạnh kết
thúc, mở đầu cho bối cảnh mở rộng và tăng cường các quan hệ quốc tế trên phạm vi
toàn thế giới; (ii) Vấn đề Campuchia được giải quyết thỏa đáng đã tạo điều kiện cho
quan hệ Australia - Việt Nam có nhiều bước phát triển; (iii) Tại Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VII, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra phương châm: “Việt Nam muốn
là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập
và phát triển”; (iv) Paul Keating nhậm chức Thủ tướng của Australia và nhấn mạnh
rằng Australia sẽ thúc đẩy các hoạt động đối nội lẫn đối ngoại để đưa Australia trở
thành một bộ phận của châu Á.
Năm 2013 là mốc kết thúc thời gian nghiên cứu vì đây là cột mốc đánh dấu 40
năm thiết lập quan hệ ngoại giao Australia - Việt Nam. Việc kết lại đề tài vào năm

2013 cũng nhằm đánh giá đúng đắn triển vọng của Nghị quyết Trung ương 8 (khóa
IX) về xác định “đối tác, đối tượng” trong chiến lược xây dựng và phát triển đất
nước. Thêm nữa, giới hạn đề tài trong giai đoạn 1991-2013 giúp việc nghiên cứu
tập trung và thể hiện rõ tính chất lịch sử của đề tài, cũng như đủ độ lùi về mặt thời
gian để rút ra những bài học và dự báo cho mối quan hệ này trong tương lai.
4


Về nội dung, Luận án tập trung nghiên cứu (i) các nhân tố tác động đến quan
hệ Australia - Việt Nam trong giai đoạn 1991-2013, (ii) sự tiến triển của quan hệ hai
nước trên các lĩnh vực chủ chốt là chính trị, kinh tế, quốc phòng, văn hóa - xã hội...,
(iii) kết quả, đặc điểm và tác động của mối quan hệ đối với sự phát triển của
Australia, Việt Nam, Đông Nam Á.
4. Cách tiếp cận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu tham khảo
của luận án
Cách tiếp cận của Luận án là cách tiếp cận cấu trúc. Tiếp cận cấu trúc tạo
điều kiện để tìm hiểu môi trường của quan hệ Australia - Việt Nam, giúp soi xét các
nhân tố tác động tới quan hệ, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong
quan hệ, các nhân tố chi phối hành vi của các chủ thể quan hệ quốc tế, tạo thêm cơ
sở để nhận biết và dự báo chiều hướng phát triển của quan hệ... Cách tiếp cận này
cũng giúp làm rõ những chủ trương, chính sách và những chuyển biến trong quan
hệ hai nước. Bên cạnh đó, các cách tiếp cận của khoa học địa chính trị, lý luận về
quan hệ quốc tế, các lý thuyết quan hệ quốc tế (chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa kiến tạo)
cũng được sử dụng để làm rõ những nội dung trong mối quan hệ này.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của Luận án là phương pháp lịch sử.
Phương pháp lịch sử được sử dụng nhằm xem xét toàn bộ tiến trình từ khi Australia
chú trọng gắn sự phát triển của quốc gia với châu Á cho đến khi Australia tập trung
vào Đông Nam Á và bắt đầu chuyển biến tư duy đối ngoại với Việt Nam mà cụ thể
là thành tựu thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào năm
1973. Các cơ sở này giúp nghiên cứu quan hệ Australia - Việt Nam trong giai đoạn

1991-2013 phản ánh được tính tiếp nối với các giai đoạn trước đó. Đồng thời, mối
liên hệ giữa các sự kiện từ đồng đại (giữa Australia và Việt Nam) và lịch đại (các
giai đoạn trước, sau) cũng là dòng mạch xuyên suốt của Luận án. Để bổ trợ cho
phương pháp lịch sử, một số phương pháp cũng được vận dụng trong Luận án:
- Phương pháp logic giúp tập trung vào những diễn biến cốt lõi của vấn đề,
tính chất phổ biến và quy luật vận động của quan hệ. Nghiên cứu quan hệ Australia
- Việt Nam (i) phải được đặt trong mục tiêu phát triển quan hệ đối ngoại của cả hai
quốc gia; và (ii) phải được xem xét, nghiên cứu trong tương quan với những định
5


hướng trong chính sách đối ngoại của hai quốc gia với tổng thể khu vực châu Á Thái Bình Dương. Qua đó, tác giả rút ra đặc điểm, tính chất và xu hướng vận động
của quan hệ hai nước trong tổng thể sự vận động của quan hệ quốc tế khu vực.
- Phương pháp so sánh giúp rút ra những đặc trưng, lý giải các khác biệt của
mối quan hệ qua các giai đoạn lịch sử. Tác giả sử dụng phương pháp này để tìm ra
những tương đồng và khác biệt trong quan hệ hai nước qua các giai đoạn và cũng
nhằm làm rõ tương quan so sánh về nhiều chiều kích như tiềm lực, vị thế quốc tế,
thái độ và cả mức độ quyết tâm của hai quốc gia trong việc phát triển quan hệ.
- Phương pháp thống kê được vận dụng để thống kê tần suất các chuyến thăm,
mức độ xuất hiện các thuật ngữ trong các bài phát biểu, các văn bản ngoại giao, các
tuyên bố chung… để trên cơ sở đó tìm ra khuynh hướng phát triển và sự chuyển
biến của mối quan hệ Australia - Việt Nam. Kết quả của lượng hóa là căn cứ giúp
hiểu rõ mức độ suy giảm hay tăng cường của quan hệ trên các lĩnh vực và giúp rút
ra các nhận định, đánh giá xác thực và có tính thuyết phục.
Các phương pháp được kết hợp chặt chẽ bởi trong nhiều trường hợp, bản thân
của phương pháp này đã có sự thâm nhập của phương pháp kia. Các phương pháp
nêu trên được áp dụng lồng ghép và linh hoạt nhằm làm nổi bật vấn đề nghiên cứu
và tăng tính khoa học cho đề tài.
Bên cạnh đó thì, các quan điểm và ý tưởng của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, những quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đường lối đối
ngoại cũng giúp soi chiếu nhiều luận điểm trong Luận án, vì thế mà giá trị của
chúng là không thể chối bỏ.
Nguồn tài liệu được sử dụng trong Luận án bao gồm các văn kiện của Chính phủ
hai nước, các tuyên bố báo chí của hai bên, các ấn phẩm liên quan đến chính sách
đối ngoại hai nước… Các luận luận án tiến sĩ ở Australia và Việt Nam có liên quan
đến công trình nghiên cứu cũng là nguồn tư liệu quan trọng phục vụ cho Luận án.
Nguồn tài liệu từ sách chuyên khảo, sách tham khảo, báo chí, tạp chí chuyên ngành,
kỷ yếu hội thảo, văn bản pháp luật, Internet… cũng được tham khảo có chọn lọc.
Ngoài ra, tác giả còn chú ý tham khảo các thông tin qua phỏng vấn các chuyên gia
6


quan hệ quốc tế từ phía Australia và Việt Nam.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Cho đến thời điểm hoàn thành thì Luận án được xem là một trong những công
trình chuyên khảo đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách có hệ thống về “Quan
hệ Australia - Việt Nam trong giai đoạn 1991-2013”. Với ý nghĩa đó, Luận án có
những đóng góp mới về khoa học như sau: (i) là một trong số những công trình
chuyên khảo đầu tiên từ góc nhìn Việt Nam về mối quan hệ này trong giai đoạn
1991-2013; (ii) nghiên cứu toàn diện và hệ thống về các nhân tố tác động, sự tiến
triển của quan hệ trên các lĩnh vực chủ chốt và nhận xét về tác động của mối quan
hệ đối với tình hình của mỗi quốc gia và khu vực.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1 Ý nghĩa lý luận
Thứ nhất, Luận án kết hợp cách tiếp cận lịch sử với cách tiếp cận quan hệ
quốc tế. Điều này được phản ánh qua việc phác dựng lại một giai đoạn lịch sử trong
quan hệ hai nước trên những lĩnh vực chủ chốt, kết hợp với cách tiếp cận từ Chủ
nghĩa Tự do (Liberalism) và Chủ nghĩa Kiến tạo (Constructivism) trong quan hệ
quốc tế và góc nhìn địa chính trị (Geopolitics).

Thứ hai, Luận án cung cấp góc nhìn thực tiễn từ nghiên cứu và phân tích quan
hệ song phương trên các cấp độ phân tích (Levels of analysis) là cá nhân, quốc gia
và hệ thống.
Thứ ba, Luận án đóng góp lý luận cho việc phân tích mối quan hệ song phương
giữa hai nước với tính chất liên khu vực và trong sự tương tác với các nước lớn.
Thứ tư, Luận án đóng góp lý luận cho việc đưa quan hệ vốn tồn tại nhiều vấn
đề lịch sử (đối đầu và thiếu tin tưởng) sang quan hệ đối tác toàn diện.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Thứ nhất, Luận án hướng đến phục vụ cho công tác đối ngoại của Australia và
Việt Nam. Kết quả của Luận án gợi mở về phương diện hoạch định chính sách của
Australia đối với Việt Nam trong tương lai. Xa hơn, Australia có thể trên cơ sở quan
hệ với Việt Nam để kiến tạo các mô hình quan hệ với các quốc gia khác tại Đông
Nam Á. Bên cạnh đó, phía Việt Nam có thể tổng kết, kiểm nghiệm và đánh giá xác
7


đáng hơn thực tiễn triển khai chính sách đối ngoại với Australia từ Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ VII (1991) đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011).
Thứ hai, Luận án là nguồn tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng
dạy. Luận án là tài liệu nghiên cứu, giảng dạy cho giảng viên và sinh viên của các
trường Đại học, Cao đẳng…; các Viện nghiên cứu hay các cơ quan, ban ngành, cá
nhân có nhu cầu. Chính sách đối ngoại Australia, Lịch sử ngoại giao Việt Nam,
Chính sách đối ngoại Việt Nam, Lịch sử Quan hệ Quốc tế, Quan hệ Quốc tế phương
Đông… là những môn học có thể trực tiếp tham khảo những nội dung của Luận án.
Thứ ba, Luận án là một trong những cơ sở để các cơ quan phía Australia đánh
giá đầy đủ hơn về tình hình, mức độ nghiên cứu quan hệ Australia - Việt Nam. Việc
rút kinh nghiệm từ Luận án hay khảo cứu những thông tin từ luận án cũng góp phần
định hướng và làm cơ sở cho những công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu
hoặc mở rộng hơn về phạm vi và đối tượng nghiên cứu trong tương lai.
7. Cơ cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án được
cấu tạo theo 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Chương 2: Những nhân tố tác động đến quan hệ Australia - Việt Nam
Chương 3: Quan hệ Australia - Việt Nam giai đoạn 1991-2013
Chương 4: Một số nhận xét về quan hệ Australia - Việt Nam (1991-2013)

8


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Các công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Australia và Việt Nam
1.1.1. Các công trình về chính sách đối ngoại của Australia
Các công trình ở nước ngoài
Các công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Australia và sự vận
động của quan hệ quốc tế tại châu Á - Thái Bình Dương từ sau Chiến tranh lạnh
(1991) khá phong phú và đa dạng. Trong cuốn “Making Australian Foreign Policy”
(Cambridge University Press, 2007), Allan Gyngell và Michael Wesley tập trung
vào 4 vấn đề chính là an ninh, thịnh vượng, các giá trị và vị thế của Australia. Các
tác giả đã thảo luận về các quy trình, các tổ chức, chủ thể và các tính toán liên quan
đến việc hoạch định chính sách đối ngoại của Australia. Trên cơ sở tiếp cận các
quan điểm và đánh giá của những nhà ngoại giao Australia, hai tác giả làm rõ vai
trò của các cơ quan Chính phủ và các tổ chức tình báo hỗ trợ hoạch định chính sách
của Chính phủ. Nhìn chung, cuốn sách đã cung cấp chi tiết quá trình, nội dung và
những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Australia. Những cơ sở này giúp tác
giả tìm hiểu những yếu tố chi phối chính sách đối ngoại của Australia.
Đặt trọng tâm vào tìm hiểu vai trò của Australia tại khu vực châu Á - Thái
Bình Dương, Taylor Brendan xem xét các tác động từ môi trường bên ngoài đối
với tư duy đối ngoại của Australia. Cuốn “Australia as an Asia-Pacific Regional

Power: Friendships in Flux?” (Routledge, 2007) đánh giá tính ổn định của
Australia trong vai trò cường quốc khu vực truyền thống. Những thách thức mới
như một Trung Quốc đang gia tăng ảnh hưởng, một nước Mỹ ngày càng quyết
đoán và tác động từ cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ phát động đã buộc
Australia phải điều chỉnh thứ tự ưu tiên cả về an ninh lẫn quan hệ đồng minh.
Tác giả cũng nghiên cứu quan hệ của Australia với các cường quốc khác trong
khu vực để từ đó đánh giá mục đích cơ bản, nguyện vọng và định hướng tương
lai trong chính sách đối ngoại của Australia. Rõ ràng là, chính sách đối ngoại của
Australia đã có sự điều chỉnh dựa trên nhận thức về môi trường an ninh lân cận.
9


Cơ sở này giúp việc lý giải và đánh giá những thay đổi trong chính sách đối
ngoại của Australia với Việt Nam được toàn diện hơn.
Được viết bởi một trong những nhà tư tưởng nổi bật nhất của Australia, cuốn
sách súc tích dày 224 trang “There Goes the Neighbourhood: Australia and the Rise
of Asia” (University of New South Wales Press, 2011) đã gợi nên những tranh luận
trong công chúng về tương lai chính sách đối ngoại của Australia. Michael Wesley
cho rằng, khi xét đến yếu tố địa lý và kinh tế thì Australia có quan hệ rất mật thiết
với châu Á. Ông lý luận, thay vì thực thi các chính sách khép kín thì Australia nên
sáng tạo và chủ động tham gia vào giải quyết các vấn đề toàn cầu tại khu vực. Đây
là những gợi mở để nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của châu Á trong
chính sách đối ngoại của Australia và đồng thời là lý giải việc Australia ngày càng
tham gia tích cực vào các vấn đề của khu vực.
Cuốn “Australia in International Politics: An Introduction to Australian
Foreign Policy” (Allen & Unwin, 2011) của Stewart Firth cũng rất đáng chú ý.
Cuốn sách đã khắc họa bức tranh sinh động về thực tiễn quan hệ quốc tế kể từ sau
khủng bố nước Mỹ năm 2001 và các vụ đánh bom Bali năm 2002. An ninh đã trở
thành vấn đề chi phối chính sách ngoại giao của Australia, thể hiện qua việc lực
lượng quân đội Australia hiện diện tại Afghanistan để chống lại mối đe dọa khủng

bố của Taliban. Hàng trăm binh sĩ và cảnh sát Australia cũng tích cực phối hợp với
các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương. Trong ấn bản mới đã được sửa đổi và cập
nhật, Stewart Firth đã lý giải cách mà Australia phản ứng lại với những thách thức
mang tính toàn cầu. Cuốn sách cũng mô tả sự phát triển trong chính sách đối ngoại
của Australia song song với đánh giá vai trò của Australia trong Liên Hợp Quốc,
chính sách quốc phòng, những nỗ lực kiểm soát vũ khí hạt nhân, can thiệp nhân đạo
và gìn giữ hòa bình. Bên cạnh đó, Stewart Firth còn đánh giá sự trỗi dậy của Trung
Quốc. Không quá đề cao lý luận, tác giả đã mô tả và lý giải những bước chuyển
quan trọng của Australia về tư duy đối ngoại, đó là vấn đề an ninh có vai trò đặc
biệt quan trọng. Chính sách của Australia đối với Việt Nam nói riêng và châu Á nói
chung cũng nằm trong nhận thức đó.
Trong bài viết “Power shift: rethinking Australia's place in the Asian century”
10


(Australian Journal of International Affairs, Vol. 65, No. 1, 2011), giáo sư Hugh
White tại College of Asia and the Pacific (ANU) xem xét sự thay đổi cán cân quyền
lực thời kỳ hậu chiến tranh Việt Nam, nổi bật là sự trỗi dậy của Trung Quốc đang
thách thức vị thế của Mỹ tại châu Á. Tác giả cho rằng mô hình “hòa hợp quyền lực”
dưới sự chi phối của các cường quốc là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ có thể
mang lại hòa bình cho khu vực. Trên cơ sở nhận thức trên, tác giả nhận định sự trỗi
dậy của Trung Quốc chắc chắn có ảnh hưởng đến môi trường chiến lược của
Australia. Australia đối diện với 2 thách thức tồn tại song song: bảo vệ quyền lợi và
chuẩn bị cho các diễn biến phức tạp trong tương lai. Tác giả đề xuất, Australia nên
xem xét vai trò của mình tại châu Á và chủ động gắn kết Trung Quốc và Mỹ trong
trật tự “hòa hợp quyền lực”. Hugh White cho rằng để củng cố vị thế trung cường
trong “thế kỷ châu Á” thì Australia nên suy nghĩ nghiêm túc về chính sách ngoại
giao và quốc phòng. Tăng cường quan hệ với Việt Nam và các quốc gia Đông Nam
Á có thể nằm trong mục tiêu đó.
Với bài viết “The Decline of US Economic Power and Influence: Implications

for Australian Foreign Policy” (Australian Journal of Political Science, Vol. 48,
No. 2, 2013), Mark Beeson nhận định Australia đang đối mặt với một tập hợp các
tình huống khó xử trong 3 lĩnh vực đối ngoại, quốc phòng và kinh tế. Australia có
truyền thống dựa vào Mỹ để bảo đảm năng lực quốc phòng và thường xuyên chứng
minh lòng trung thành với liên minh chiến lược. Tuy nhiên, về khía cạnh kinh tế,
Australia đã trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc. Mark Beeson tập trung
đánh giá các lý thuyết về cạnh tranh giữa các cường quốc và các yếu tố chủ yếu
đang định hình khu vực và môi trường chính sách của Australia. Tác giả lập luận,
Australia có thể đạt được lợi ích và uy tín từ việc hợp tác với các trung cường khác
trong các thể chế đa phương. Tài liệu này cung cấp góc nhìn phong phú hơn về cạnh
tranh giữa các cường quốc và sự chi phối của các cường quốc đến chính sách đối
ngoại của Australia. Trong nỗ lực khẳng định mình và thoát thế lưỡng nan Mỹ Trung, Australia có thể tăng cường quan hệ với ASEAN. Quan hệ Australia - Việt
Nam có nhiều giá trị tiềm năng. Những đánh giá về tương lai mối quan hệ này sẽ
được làm rõ trong đề tài.
11


Các công trình trong nước
Luận án tiến sĩ Sử học của Đỗ Thị Hạnh với tên gọi “Quan hệ Australia với
Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa thập niên 90” mà sau này
đã được NXB Giáo dục xuất bản (1999) với tên gọi “Quan hệ của Australia với
Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai” đã khắc họa lại quan hệ đối
ngoại của Australia với các quốc gia Đông Nam Á. Trong đó, tác giả dành một dung
lượng nhất định để bàn về quan hệ Australia - Việt Nam trong nửa đầu thập niên 90.
Tuy nhiên, do tính chất khá rộng về không gian và thời gian nghiên cứu nên quan hệ
Australia - Việt Nam chưa được khắc họa đầy đủ. Luận án nghiên cứu quan hệ
Australia - Việt Nam trên cơ sở xem xét sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại
của Australia với các nước Đông Nam Á nhằm hiện thực hoá mục tiêu “một quốc
gia châu Á - Thái Bình Dương”.
Cuốn sách “Chính sách của Australia đối với ASEAN từ 1991 đến nay: Hiện

trạng và triển vọng” do Vũ Tuyết Loan chủ biên (NXB Khoa học Xã hội, 2005) đã
xem xét các chính sách của Australia đối với ASEAN trên từng lĩnh vực cụ thể như
chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng, kinh tế, giáo dục… Trên cơ sở xem xét
sự điều chỉnh chính sách của Australia đối với ASEAN qua hai giai đoạn là 19911996 và 1996-2004, các tác giả đã khái quát quan hệ song phương Australia - Việt
Nam (giai đoạn 1991-1996; giai đoạn 1996-2004). Những dự báo về xu thế phát
triển quan hệ Australia - ASEAN từ những năm đầu thế kỷ XXI trong sự vận động
của các nhân tố khu vực và quốc tế cũng sẽ được xem xét và đánh giá khi liên hệ
chúng với thực tiễn quan hệ hai nước. Thông tin và tư liệu mà tác giả khai thác và
hệ thống sẽ được Luận án kế thừa.
Vào năm 1997 và 1999, Khoa Đông phương học (Đại học Khoa học Xã hội &
Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) tổ chức 2 Hội thảo khoa học về
Australia. Thành quả của Hội thảo lần thứ nhất là Kỷ yếu “Hành trình vào
Australia” (cuối năm 1998). Các bài viết trong hai hội thảo này cũng đề cập ít nhiều
đến các chính sách đối ngoại của Australia trong bối cảnh thế giới và khu vực đang
vận động, thời gian là kết thúc thế kỷ XX và chuẩn bị bước sang thế kỷ XXI.
Tiếp theo đó, quyển “Ôxtrâylia ngày nay” do Vũ Tuyết Loan chủ biên (NXB
12


Khoa học Xã hội, 1998) cũng đã giới thiệu bức tranh khái quát về lịch sử, hệ thống
chính trị, con người, văn hóa - nghệ thuật, phong tục… của Australia. Quan trọng là
cuốn sách đã tổng kết mối quan hệ xuyên suốt 25 năm từ khi thiết lập quan hệ ngoại
giao giữa Australia với Việt Nam (1973-1998). Đây là cơ sở quan trọng giúp đánh
giá một số thành tựu trong quan hệ hai nước từ thực tiễn triển khai đường lối đối
ngoại của Australia và Việt Nam.
Trong cuốn “Nghiên cứu Australia” do Bùi Khánh Thế chủ biên (NXB Giáo
dục, 1999), trong đó tác giả Luận án chú ý đến các nghiên cứu về cộng đồng người
Việt Nam tại Australia (của Bùi Huy Khoát, Trần Trọng Đăng Đàn), sự chuyển biến
qua các giai đoạn và đóng góp của họ vào sự phát triển của Australia nói riêng và
quan hệ Australia - Việt Nam nói chung; những bài viết về văn hóa Australia (của

Đỗ Thị Hạnh, Ngô Văn Lệ) cũng có nhiều giá trị tham khảo.
Bài viết “Châu Á trong chính sách đối ngoại của Australia - lịch sử và hiện
tại” (Tập san Khoa học Xã hội & Nhân văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội &
Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Số 53, 2012) của Trần Nam Tiến đã
hệ thống hóa lịch sử và tầm quan trọng của châu Á trong chính sách đối ngoại của
Australia. Tác giả đã trình bày lịch sử hiện diện của Australia tại châu Á với các
mốc lịch sử: từ Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu thập niên 70 của thế kỷ XX là
giai đoạn mà chính sách đối ngoại của Australia bị chi phối bởi các yếu tố quốc
phòng và an ninh trong sự phụ thuộc chặt chẽ vào Mỹ, từ giữa thập niên 70 của thế
kỷ XX là giai đoạn mà Australia hướng đến chính sách đối ngoại độc lập và có
những điều chỉnh cơ bản đối với châu Á khi nhận thức sâu sắc về bối cảnh và cục
diện quốc tế có liên quan đến lợi ích của Australia, từ đầu đến giữa thập niên 90
của thế kỷ XX là giai đoạn Australia hoàn thiện và đẩy mạnh chính sách “hướng Á”
với các hoạt động giao lưu kinh tế và chính trị, từ khi Thủ tướng John Howard lên
nắm quyền (1996) là giai đoạn Australia đẩy mạnh hội nhập vào châu Á và có những
đóng góp rất thiết thực cho sự phát triển của khu vực. Trong đó, hai giai đoạn sau với
đặc trưng là sự chuyển biến về nhận thức của Australia đối với một châu Á năng
động và giàu tiềm năng được lưu tâm. Đây là cơ sở để “kết dính” quan hệ Australia Việt Nam trong tổng thể tư duy đối ngoại của Australia đối với châu Á.
13


Trong quá trình nghiên cứu sự thay đổi tư duy của Australia mà kết quả của nó
là Australia chủ động triển khai chính sách “hướng Á” - thúc đẩy quan hệ ngoại
giao và kinh tế với các quốc gia Đông Nam Á, tác giả chú ý bài viết “Khái niệm
“cường quốc tầm trung” trong chính sách đối ngoại Úc” (Tập san Khoa học Xã hội
& Nhân văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.
Hồ Chí Minh, Số 53, 2012) của Nguyễn Tuấn Khanh. Bài viết nghiên cứu vai trò
“cường quốc tầm trung” (middle power) của Australia thông qua các hoạt động
ngoại giao tích cực để tiến đến khẳng định sự vươn xa về vị thế của Australia trong
các hoạt động ngoại giao, và việc đề xuất khái niệm “cường quốc chủ yếu” (pivotal

power) vào thời Alexander Downer cũng rất đáng lưu tâm. Cơ sở lý luận và thực
tiễn triển khai hoạt động ngoại giao của Australia tại châu Á góp phần vào sự hiểu
biết đầy đủ hơn về những chuyển biến trong tư duy đối ngoại của Australia. Quan
hệ Australia - Việt Nam cũng không nằm ngoài sự vận động đó.
1.1.2. Các công trình về chính sách đối ngoại của Việt Nam
Các công trình ở nước ngoài
Trong tài liệu được sử dụng để báo cáo cho Nghị viện Australia dưới tiêu đề
“Vietnam’s Foreign Policy: Dilemmas of change” (Parliament of Australia, 1991),
Frank Frost đánh giá về quá trình “đổi mới” của Việt Nam kể từ năm 1986, tập
trung vào các chiều kích kinh tế, chính trị và sự thay đổi về cách nhìn thế giới của
Việt Nam. Quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các quốc gia tiêu biểu tại châu Á Thái Bình Dương cũng được tác giả bàn luận, qua đó tác giả cho rằng Việt Nam nên
chú trọng hơn đến việc mở rộng và đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại để tạo sức
bật cho quốc gia. Hơn nữa, một số tiến triển trong quan hệ Australia - Việt Nam
cũng được giới thiệu. Về cơ bản, ấn phẩm này là một nghiên cứu khá sớm của
Australia về chính sách đối ngoại của Việt Nam; chứng tỏ rằng Australia đã dành
nhiều sự chú ý đến sự phát triển, đặc biệt là những bước ngoặt trong tư duy đối
ngoại của Việt Nam.
Là sự bổ sung và hoàn thiện trên cơ sở báo cáo “Vietnam’s Foreign Policy:
Dilemmas of change” vào năm 1991, ấn bản “Vietnam's Foreign Relations:
Dynamics of Change” (Institute of Southeast Asian Studies, 1993) tập trung khảo
14


sát các thách thức và vấn đề của Việt Nam trong quan hệ đối ngoại. Trong ấn phẩm
này, Frank Frost, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á
(Institute of Southeast Asian Studies), đánh giá sự phát triển trong quá trình đổi mới
chính trị và kinh tế của Việt Nam cũng như nêu bật tác động của áp lực trong nước
đối với những thay đổi (đặc biệt là chính sách kinh tế) về quan hệ đối ngoại. Tác giả
đã thảo luận chi tiết về quá trình thích nghi của Việt Nam đối với các mối quan hệ
đối ngoại chủ chốt như Liên Xô, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, các nước Đông

Dương, các nước ASEAN, các nước Tây Âu và các quốc gia trong khu vực châu Á
- Thái Bình Dương. Frank Frost cho rằng, mặc dù đã đạt được những tiến bộ đáng
kể trong việc thích ứng với môi trường khu vực và quốc tế thay đổi mạnh mẽ nhưng
Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức trong giai đoạn hậu Chiến tranh lạnh.
Đặt trọng tâm vào “tái định vị” một Việt Nam năng động trên nhiều chiều
kích, cuốn “Rethinking Vietnam” (Routledge, 2008) của Duncan McCargo mang
đến cách tiếp cận hệ thống hơn về một Việt Nam đương đại với những nghiên cứu
chuyên sâu. Quyển sách bao gồm 4 nội dung chính là chính trị, kinh tế, xã hội và
quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Cách tiếp cận từ góc độ lịch sử và văn hóa cũng
được vận dụng để hiểu thêm về đặc thù của Việt Nam trong quá trình phát triển.
Những thay đổi về cấu trúc chính trị ở Việt Nam, vai trò của Đảng Cộng sản Việt
Nam và những tiến bộ từ những cuộc cải cách trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế,
xã hội… từ năm 1986 và tác động của nó đến các quan hệ đối ngoại cũng được thể
hiện rõ. Tác giả khẳng định những thành tựu từ công cuộc “đổi mới” cung cấp cơ
sở quan trọng để Việt Nam tiến hành các quan hệ đối ngoại. Thực tiễn “đổi mới”
của Việt Nam cũng được trình bày khá chi tiết trong cuốn “Vietnam: A Transition
Tiger?” (Asia Pacific Press, The National Library of Australia, 2003) của Brian
Van Arkadie và Raymond Mallon. Thực tiễn quan hệ Australia - Việt Nam từ sau
Chiến tranh lạnh cũng được đặt trong bối cảnh đó.
Tập trung vào sự chuyển đổi chính sách đối ngoại của Việt Nam từ cuối thập
niên 80 và những chuyển biến về nhận thức của Việt Nam trong quan hệ với các
quốc gia khu vực, cuốn sách “Vietnamese Foreign Policy in Transition” (Palgrave
Macmillan, 2000) của Carlyle Thayer và Ramses Amer cung cấp nhiều nội dung
15


quan trọng. Các tác giả đánh giá Việt Nam là nhân tố triển vọng trong tổng thể sự
vận động quan hệ quốc tế ở cấp độ khu vực (Đông Nam Á) và cấp độ toàn cầu. Nội
dung rất có ý nghĩa là các tác giả tập trung vào những biến chuyển quan trọng trong
chính sách đối ngoại của Việt Nam từ đầu những năm 90, cụ thể là Việt Nam càng

tự chủ trong đối ngoại và giảm dần vai trò của hệ tư tưởng trong quá trình hoạch
định chính sách. Các quan hệ đa phương trên cơ sở cân bằng nước lớn và những
thành công lẫn hạn chế đã được tập trung luận giải. Việc các tác giả đã tham khảo
nguồn tài liệu phong phú (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc...)
giúp cuốn sách tăng giá trị khoa học. Các bài viết có đầu tư và được biên tập bởi hai
chuyên gia hàng đầu về chính sách đối ngoại Việt Nam trong hơn 30 năm và vì thế,
mang nhiều giá trị khoa học.
Được viết bởi nhà nghiên cứu từng có thời gian phục vụ tại Việt Nam từ đầu
những năm 60, cuốn sách “Changing Worlds: Vietnam’s Transition from Cold War
to Globalization” (Oxford University Press, 2012) có nhiều giá trị khoa học. Qua
tiếp xúc lâu dài với các chính trị gia, các nhà nghiên cứu và các cán bộ trong ngành
an ninh, quân đội… của Việt Nam, David Elliott cung cấp một cái nhìn sâu sắc về
tư duy đối ngoại của Việt Nam. Tác giả nhấn mạnh, kinh tế và chính trị là hai nhân
tố quan trọng góp phần vào sự chuyển đổi tư duy đối ngoại của Việt Nam. Elliott
cho rằng Việt Nam đã và đang theo đuổi “một nền ngoại giao cơ động theo kiểu
Bismarck”, chú trọng đa dạng hóa quan hệ ngoại giao với ASEAN và Mỹ, trong khi
vẫn giữ quan hệ kinh tế và mối liên hệ về ý thức hệ với Trung Quốc. Tác giả cho
rằng, với những thách thức mới, Việt Nam cần thiết lập một cơ chế để điều phối các
mối quan hệ hiệu quả. Quan hệ Australia - Việt Nam được soi rọi trong bối cảnh sự
vận động của tư duy đối ngoại của Việt Nam.
Cũng trong tầm nhìn đó, Luận án “Vietnamese foreign policy since Doi Moi:
the dialectic of power and identity” của Nguyen Nam Duong (Australian Defence
Force Academy, School of Humanities and Social Sciences, 2010) giải thích sự
chuyển đổi trong chính sách đối ngoại của Việt Nam kể từ “Đổi mới” (1986) như
một quá trình tái thiết bản sắc dân tộc và lợi ích quốc gia. Tác giả nhận định rằng
trong khi chính sách đối ngoại của Việt Nam kể từ năm 1986 được định hình bởi sự
16


tương tác giữa những nhân tố là quyền lực và bản sắc thì quá trình chuyển đổi chiến

lược chủ yếu được đặc trưng bởi bản sắc quốc gia. Chính sách đối ngoại là sự thể
hiện cụ thể cho bản sắc của Việt Nam, truyền thống đối ngoại của Việt Nam trong
lịch sử và tư duy đối ngoại của Hồ Chí Minh được tác giả tập trung phân tích, trong
đó quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam sau Chiến tranh lạnh cũng được tác giả
dành nhiều dung lượng để trình bày và đánh giá. Những luận giải từ công trình của
tác giả cung cấp nhiều gợi mở cho Luận án, đặc biệt là từ góc nhìn kiến tạo.
Quá trình định vị chính sách đối ngoại Việt Nam chủ động, linh hoạt và theo
kịp những diễn biến của tình hình mới đã được Luong Ngoc THANH tập trung luận
giải trong Luận án “Vietnam’s Foreign Policy in the post-Cold War Era: Ideology
and Reality” (Hiroshima University, 2013) với cách tiếp cận ý thức hệ (ideology) và
thực tiễn (reality). Giai đoạn 1991-2001, “lợi ích quốc gia” được tác giả xem là hạt
nhân quy định chính sách đối ngoại của Việt Nam. Cách tiếp cận chính sách đối
ngoại từ Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam tiến đến hội nhập quốc tế nhưng
vẫn đảm bảo lợi ích quốc gia cho đến chính sách đối ngoại mang tính độc lập về
chiến lược cũng được xem xét. Đặc biệt, nội dung bàn về “đối tác, quan hệ đối tác,
khuôn khổ quan hệ đối tác và việc cụ thể hóa trong chính sách đối ngoại thời “đổi
mới” của Việt Nam” đã được tác giả bàn luận khá chi tiết từ cả góc độ lý luận lẫn
thực tiễn. Nguồn tài liệu tham khảo đồ sộ (dày 33 trang) với nhiều tài liệu có giá trị
khoa học cao (chủ yếu là tiếng Việt và tiếng Anh) sẽ được Luận án kế thừa. Đây là
công trình có giá trị tham khảo cao đối với nghiên cứu quan hệ đối ngoại của Việt
Nam. Tiếp cận quan hệ Australia - Việt Nam từ nhận thức và thực tiễn triển khai
chính sách đối ngoại của Việt Nam cũng là một góc nhìn trong Luận án.
Bên cạnh điểm lại những chủ trương và chính sách của Việt Nam từ sau “Đổi
mới” cũng như sự phát triển của nền ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ mới, cuốn
“Vietnam’s Foreign Policy under Doi Moi” (Le Hong Hiep và Anton Tsvetov đồng
chủ biên, ISEAS - Yusof Ishak Institute, 2018) cung cấp một phân tích chuyên sâu
về nhiều khía cạnh và sự chuyển biến về chính sách đối ngoại của Việt Nam trong
ba mươi năm (1986-2016). Trọng tâm của cuốn sách là xem xét mối quan hệ song
phương của Việt Nam với các đối tác quan trọng, bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật
17



Bản, Ấn Độ, Nga, một số nước láng giềng nhỏ hơn (Campuchia, Lào) và ASEAN.
Cuốn sách cũng cập nhật chính sách của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông và tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế. Những chuyên luận trong cuốn sách cung cấp nhiều
điểm nhấn xung quanh những chiều kích phong phú trong các quan hệ đối ngoại của
Việt Nam; nhiều phân tích, đánh giá mang hàm ý chính sách và có giá trị thời sự.
Các công trình trong nước
Về chính sách đối ngoại của Việt Nam, cuốn “Định hướng chiến lược đối
ngoại Việt Nam đến 2020” (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011) do Phạm Bình
Minh chủ biên gồm nhiều bài viết của các chuyên gia về chính sách đối ngoại. Đáng
chú ý là các bài viết: “Một số suy nghĩ về định hình chính sách đối ngoại mới”
(Phạm Bình Minh) đã trình bày quá trình cụ thể hoá đường lối đối ngoại độc lập, tự
chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển của Việt Nam từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI
(1986); “Bàn thêm về lợi ích quốc gia dân tộc trong hoạt động đối ngoại Việt Nam
giai đoạn mới” (Đặng Đình Quý) cung cấp các cơ sở tiếp cận lợi ích quốc gia trong
các văn kiện, chính sách với các thứ tự ưu tiên cụ thể và trên cơ sở đó để xác định
lợi ích quốc gia dân tộc Việt Nam trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI; “Độc
lập, tự chủ và hội nhập quốc tế” (Đặng Đình Quý, Nguyễn Vũ Tùng) trình bày vấn
đề “độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế” trên hai phương diện lý luận và thực tiễn
gắn với tình hình cụ thể của Việt Nam từ năm 1986; “Lòng tin trong quan hệ quốc
tế và định hướng chiến lược xây dựng lòng tin trong quan hệ đối ngoại Việt Nam”
(Đặng Đình Quý, Nguyễn Vũ Tùng) ngoài làm rõ tầm quan trọng của lòng tin trong
quan hệ quốc tế thì còn đề ra các nhóm biện pháp để xây dựng lòng tin; “Đối tác và
khuôn khổ đối tác trong chính sách đối ngoại Việt Nam” (Nguyễn Vũ Tùng) bàn về
khái niệm “đối tác” trong hợp tác quốc tế của Việt Nam giai đoạn đổi mới, sự mở
rộng khái niệm đối tác trong các văn kiện, chính sách của Đảng, sự hình thành và
phát triển quan hệ đối ngoại của Việt Nam trong mô hình đối tác. Các bài viết
khẳng định nguyên tắc, mục tiêu, phương châm và chiến lược đối ngoại Việt Nam
trong quá trình đảm bảo độc lập, tự chủ quốc gia. Mục tiêu và thành tựu đối ngoại

của Việt Nam từ sau năm 1991 gắn với quá trình hội nhập quốc tế là cơ sở tham
khảo tốt.
18


×