Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phương án sản xuất kinh doanh hợp tác xã chăn nuôi tan thanh tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.14 KB, 13 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH
HỢP TÁC XÃ CHĂN NUÔI TÂN THANH TÂY

Tân Thanh Tây, tháng 7 năm 2017

1


PHƯƠNG ÁN
SẢN XUẤT KINH DOANH HỢP TÁC XÃ
CHĂN NUÔI TÂN THANH TÂY NHIỆM KỲ 2017 - 2022
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG VÀ KHẢ NĂNG
THAM GIA CỦA HỢP TÁC XÃ
I. Tổng quan về tình hình:
Hiện nay ngành chăn nuôi heo đang gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh,
giá cả lên xuống thất thường, người dân chưa áp dụng quy trình chăn nuôi theo
khoa học kỷ thuật, các công trình xử lý chất thải chăn nuôi chưa đảm bảo quy
mô tăng đàn, quan trọng hơn hết là người dân vẫn còn giữ tập quán chăn nuôi
nhỏ lẽ, manh mún, không tham gia vào liên kết sản xuất và tiêu thụ dẫn đến tình
trạng “được mùa thì mất giá, được giá thì không có heo xuất chuồng”.
Trong lúc đó, mức thu nhập người dân được ổn định thì nhu cầu về thực
phẩm sạch, an toàn vệ sinh thì ngày càng được quan tâm hơn. Người dân mong
muốn mua được sản phẩm thịt heo đến bàn ăn phải được đảm bảo có nguồn gốc
rỏ ràng, không hóa chất, và an toàn vệ sinh.
II. Đánh giá khả năng tham gia thị trường của hợp tác xã
Tân Thanh Tây là một trong 13 xã của huyện Mỏ Cày Bắc với lĩnh vực
chăn nuôi heo đứng hàng thứ 3 trên toàn huyện về sản lượng heo xuất chuồng
hàng năm (65.000con/năm 2016).


Trên địa bàn xã có 1 tổ hợp tác chăn nuôi heo thương phẩm-heo giống
Xóm Gò với 32 thành viên, tổ được thành lập năm 2012 và hoạt động có hiệu
quả qua các năm (có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã). Hàng năm tổ cho xuất
chuồng trung bình 4.000 heo thịt thương phẩm ra thị trường các tỉnh Miền Tây
và TP. HCM thông qua các thương lái.
Trong thời điểm hiện nay, giá thịt heo đang ở mức thấp, chất lượng thực
phẩm chưa có nguồn gốc rõ ràng, chưa xây dựng chặt chẽ theo quy trình nào,
đòi hỏi ngành chăn nuôi cần phải xây dựng 1 thương hiệu thịt heo sạch, an toàn,
giá cả hợp túi tiền thì mới đảm bảo được tính cạnh tranh và phát triển bền vững;
chính vì thế Hợp tác xã sẽ là cầu nối giúp người chăn nuôi tìm được đầu ra cho
sản phẩm, bán được giá tốt và cũng là nơi để các ngành, các cấp chuyển giao
khoa học kỹ thuật đến tận tay người chăn nuôi.
Các thành viên chăn nuôi heo sẽ sản xuất theo quy trình sản xuất sạch, có
chất lượng cho thị trường, tham gia liên kết đầu vào và đầu ra, cụ thể: Thuốc,
thức ăn: Hợp tác xã hợp đồng thu mua thuốc, thức ăn với các công ty, doanh
nghiệp để phân phối lại cho các thành viên hợp tác xã; Heo thịt, heo con: hợp
tác xã ký hợp đồng với công ty, siêu thị, doanh nghiệp tư nhân thu mua, bao tiêu
sản phẩm cho thành viên.
III. Căn cứ pháp lý cho việc thành lập và hoạt động của hợp tác xã
Luật hợp tác xã số 23/2013/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 của Quốc
hội ban hành.

2


Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính
phủ về việc quy định chi tiết một số điều của luật hợp tác xã.
Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26 tháng 05 năm 2014 của Bộ Kế
hoạch và đầu tư về hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình
hình hoạt động của hợp tác xã.

PHẦN II. GIỚI THIỆU VỀ HỢP TÁC XÃ
I. Giới thiệu tổng thể:
1. Tên hợp tác xã: HỢP TÁC XÃ CHĂN NUÔI TÂN THANH TÂY.
2. Địa chỉ trụ sở chính: nhà văn hóa liên ấp Xóm Gò-Thanh Nam, ấp
Thanh Nam, xã Tân Thanh Tây, huyện Mõ Cày Bắc , tỉnh Bến Tre.
3. Vốn điều lệ: 300.000.000 đồng.
4. Số lượng thành viên: 45 thành viên.
5. Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh:
STT
Tên ngành

Mã ngành

01

Hoạt động dịch vụ chăn nuôi

0162

02

Chăn nuôi lợn

0145

03

Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẫm từ thịt

1010


04

Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu, động vật sống

4620

05

Hoạt động thú y

7500

II. Tổ chức bộ máy của hợp tác xã
Hợp tác xã có Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát được bầu tại Hội nghị
thành lập Hợp tác xã và có nhiệm kỳ 05 năm. Bộ phận giúp việc (kế toán, thủ
quỹ, văn phòng).
- Hội đồng quản trị: gồm 5 thành viên. Trong đó: 01 Chủ tịch HĐQT
kiêm Giám đốc và 04 thành viên. Quyền hạn, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị
thực hiện theo điều 13 điều lệ hợp tác xã.
Quyền hạn, nhiệm vụ của chủ tịch Hội đồng quản trị được quy định tại
điều 14 điều lệ Hợp tác xã, đồng thời là giám đốc thực hiện tại điều 15 điều lệ
hợp tác xã.
- Ban Kiểm soát: gồm 3 thành viên. Trong đó có 01 Trưởng ban và 02
thành viên. Ban kiểm soát được bầu tại Hội nghị thành lập Hợp tác xã và có
nhiệm kỳ 05 năm.
Quyền hạn, nhiệm vụ của Ban Kiểm soát thực hiện theo điều 16 điều lệ
hợp tác xã.
Quyền hạn, nhiệm vụ của Trưởng ban Kiểm soát thực hiện theo điều 17
điều lệ HTX.


3


SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA HỢP TÁC XÃ

PHÓ GIÁM ĐỐC
KỶ THUẬT

HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ

BAN
KIỂM SOÁT

GIÁM ĐỐC
ĐIỀU HÀNH

PHÓ GIÁM ĐỐC
KINH DOANH

TÀI CHÍNH
VĂN THƯ
THÚ Y
Vasxin,
thuốc khử
trùng,…

CON
GIỐNG,

heo
thương
phẩm
xuất
chuồng,
heo nái
dự bị…

KỶ
THUẬT
Chuồng
trại,
công
trình xử
lý chất
thải, ứng
dụng
khoa
học…..

Kế toán
Thư ký
cuộc họp

Thủ quỹ,
lưu trử

4

Thu gom,

vận
chuyển
heo thịt
và các
sản phẩm
khác

Marketting
sản phẩm,
Tìm kiếm
đối tác
thương mại

Dịch vụ
khác


PHẦN III. PHƯƠNG ÁN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH
I. Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội phát triển và thách thức của hợp tác xã
1. Điểm mạnh
Xã Tân Thanh Tây đang xây dựng thành công xã nông thôn mới; cơ sở hạ
tầng của xã Tân Thanh Tây cũng đáp ứng tương đối nhu cầu vận chuyển heo tiêu
thụ đến các cơ sở giết mổ và các vùng tiêu thụ thịt heo.
Hợp tác xã được thành lập dựa trên nền tảng của tổ hợp tác chăn nuôi heo
thương phẩm, heo giống Xóm Gò, tổ được hình thành và phát triển có hiệu quả
trong 6 năm liên tiếp. Ban quản lý tổ hàng năm được tập huấn về nghiệp vụ quản
lý, phát triển, được chuyển giao khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, thường xuyên
tham quan các mô hình trang trại chăn nuôi có hiệu quả trong và ngoài tỉnh,…
Thành viên hợp tác xã đa phần đều có kinh nghiệm lâu năm về kỹ thuật chăn
nuôi heo, xử lý chuồng trại, phòng và trị bệnh; ham học hỏi, thường xuyên tham

gia các buổi tập huấn về phòng và trị bệnh trên heo; có quyết tâm trong vươn lên
làm giàu từ con heo, xây dựng 1 thương hiệu thịt heo sạch, an toàn trên địa bàn xã,
cơ sở hạ tầng của thành viên hợp tác xã đã được đầu tư hoàn chỉnh, đáp ứng tốt
tăng quy mô chăn nuôi.
Tổ hợp tác đã xây dựng được chuổi giá trị trong chăn nuôi heo trên địa bàn
từ các khâu như: có hợp đồng thu mua với đại lý thức ăn gia súc, đang sử dụng
nguồn heo nái chuẩn (giống từ trại JapFa), đảm bảo năng suất cao, phát triển tốt,
kháng bệnh cao giảm thiểu được tình trạng mua heo cai sữa trôi nổi bên ngoài, các
thành viên tổ điều xây dựng các công trình xử lý chất thải đảm bảo môi trường.
Trên địa bàn xã hiện có 3 cơ sở giết mổ (quy mô gia đình) và 9 đại lý thức
gia gia súc; phía tổ hợp tác đã ký hợp đồng thức ăn, thuốc thú y, vacxin với 1
doanh nghiệp đại lý thức ăn gia súc Sơn Trà (giá trị thanh lý hợp đồng năm 2014 là
968 triệu đồng, năm 2015 là 1.481 triệu đồng và năm 2016 là 1.612 triệu đồng).
Bên cạnh đó, 3 thành viên trong tổ còn tự trang bị 3 máy xay trộn thức ăn (đầu vào
nguyên liệu lấy từ Cty TNHH TINO, chi nhánh tỉnh Tiền Giang) chủ động tốt
nguồn đầu vào thức ăn cho cơ sở mình và các thành viên trong tổ.
Được sự quân tâm hỗ trợ từ phía tỉnh, huyện và sự động viên quyết liệt từ
phía UBND xã, các thành viên trong tổ đã được nhà nước hỗ trợ về kỹ thuật chăn
nuôi heo nái sinh sản, 19 con heo nái giống từ trại giống của Công ty JapFa,
vaccine, thuốc thú y, tinh heo và 1 máy phun thuốc sát trùng.
2. Điểm yếu
Việc chưa xây dựng liên kết sản xuất – tiêu thụ, chủ yếu là chưa có doanh
nghiệp vào cuộc “lo đầu ra” cho các hộ chăn nuôi nói chung và thành viên trong tổ
hợp tác.
Hộ chăn nuôi nuôi sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa có sự kết nối giữa các hộ chăn
nuôi. Ban giám đốc điều hành tổ chưa đáp ứng kịp thời khả năng, quản lý, điều
hành và định hướng quy mô phát triển, kinh doanh.
Hiện tại tổ chưa xây dựng được khâu thu gom và vận chuyển heo thịt từ nơi
sản xuất đến doanh nghiệp yêu cầu (theo hợp đồng). Hình thức vận chuyển chủ yếu
là do các lái heo tự thực hiện bằng các xe kéo thô sơ.


5


Tổng chi phí chăn nuôi theo quy chuẩn khá cao, trong đó chi phí về thức ăn
chiếm hơn 60% trong tổng chi phí, chính vì thế lợi nhuận thu về thấp so với mong
đợi và khó cải thiện.
Mặc dù, quy trình chăn nuôi theo chuẩn VietGap được người dân áp dụng,
sản phẩm xuất chuồng được đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng vẫn chưa
tạo được thương hiệu dẫn đến thiếu sự cạnh tranh về giá và chất lượng so với thịt
heo trôi nổi bên ngoài, chưa tác động mạnh tới người chăn nuôi để mở rộng sản
xuất và nhân rộng các mô hình liên kết theo chuỗi từ sản xuất đến thị trường.
3. Cơ hội
Nguồn thịt heo là nguồn thực phẩm thường xuyên và phổ biến tại các chợ,
siêu thị, nhu cầu tiêu dùng hàng năm cũng ít biến động (theo viện chăn nuôi thì
tiêu thụ thịt heo chiếm khoảng >70% thị phần thịt trên thị trường).
Các nguồn chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác.
Xã Tân Thanh Tây đang trong quá trình đi lên xây dựng nông thôn mới,
trong đó, tiêu chí 13 tổ chức sản xuất đòi hỏi xã phải có 1 hợp tác xã hoạt động có
hiệu quả, đó cũng là mục tiêu, kế hoạch góp phần xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm
nông nghiệp; chính vì thế việc thành lập hợp tác xã và hỗ trợ hoạt động hợp tác xã
được các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm, hỗ trợ về mặt chuyên môn, kỹ thuật
và định hướng hoạt động kinh doanh cho hợp tác xã.
Về số lượng, quy mô chăn nuôi heo xã hiện đang đứng hàng thứ 3 trên địa
bàn huyện; việc thành lập hợp tác xã cũng là 1 cơ hội đón đầu, tiên phong trong
lĩnh vực liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bền vững và đi đầu trong xây dựng
thương hiệu cho chăn nuôi heo.
4. Thách thức và rủi ro trong chăn nuôi
Hiện nay nước ta đang tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và
đa dạng, đòi hỏi phải cải thiện tốt các vấn đề về sản phẩm bao gồm chất lượng, an

toàn vệ sinh thực phẩm và hơn hết là giá cả để cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
Dịch bệnh (tai xanh, lở mồm long móng) nếu không được kiểm soát và đảm
bảo tốt phòng và trị bệnh sẽ dễ dàng bùng phát trên diện rộng; tuy ảnh hưởng trực
tiếp cũng sẽ gây tác động gián tiếp kéo theo giá heo giảm sút.
II. Phân tích cạnh tranh
Hợp tác xã chăn nuôi được hình thành từ nền tảng Tổ hợp tác nuôi heo
thương phẩm, heo giống Xóm Gò, tổ hoạt động có hiệu quả trong 4 năm liên tục
đây cũng là lợi thế và phát triển lên hợp tác xã.
Tiên phong trong liên kết tiêu thụ sản phẩm, chính vì thế, đây là bước đi
“trước” so với các hợp tác xã chăn nuôi khác nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trong thời
gian tới.
Hợp tác xã mới thành lập chưa quen với cách điều hành, ít vốn, chưa nắm
bắt thị trường. Do vậy, để cạnh tranh với các sản phẩm khác trong thời gian tới,
hợp tác xã tham dự các lớp tập huấn, tuyên truyền về Luật hợp tác xã 2012, tranh
thủ nguồn hỗ trợ từ các chính sách phát triển hợp tác xã của huyện, tỉnh, tăng
cường tiếp cận doanh nghiệp để xây dựng kế hoạch sản xuất từng năm.

6


III. Mục tiêu và chiến lược phát triển của hợp tác xã
1. Mục tiêu:
Xây dựng quy trình nuôi heo chuẩn VietGap, chuẩn hóa con giống theo
hướng nạc hóa đàn heo, tính kháng bệnh cao và phát triển tốt.
Tìm kiếm và ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp, đại lý, công ty kinh
doanh thức ăn gia súc, thuốc, vacxin,…; Xác định và xây dựng hợp lý các kênh
phân phối và tiêu thụ sản phẩm heo thịt.
Mở rộng các hoạt động khác nhằm tăng thêm lợi nhuận cho hợp tác xã; làm
đối tác kinh doanh thức ăn gia súc và các loại vacxin, thuốc, các dụng cụ, máy móc
phục vụ chăn nuôi.

2. Chiến lược phát triển ngắn và dài hạn.
* Năm 2017:
- Tìm kiếm và ký kết hợp đồng với đại lý, công ty kinh doanh thức ăn gia súc,
thuốc, vacxin, thuốc khử trùng cho hợp tác xã.
- Tiếp tục chuẩn hóa con giống cho hợp tác xã, tiến hành thực hiện quy trình
nuôi heo theo chuẩn VietGap trên toàn bộ thành viên hợp tác xã; giao lại cho P.
giám đốc kỹ thuật chịu trách nhiệm kiểm soát quá trình thực hiện.
- Mở rộng kinh doanh dịch vụ khác cho hợp tác xã.
* Năm 2018-2022: đưa hợp tác xã vào hoạt động ổn định và phát triển.
- Tăng cường vận động, vay vốn để gia tăng chăn nuôi, hình thành thêm các
trang trại chăn nuôi quy mô lớn, tiếp tục chuẩn hóa đàn heo thịt theo hướng nạc
hóa đàn heo, tăng trưởng nhanh.
- Tiếp tục ký kết hợp đồng với các công ty kinh doanh thức ăn gia súc, thuốc,
vacxin… làm môi giới các sản phẩm nhằm tìm thêm lợi nhuận cho hợp tác xã.
- Xây dựng liên kết, mời gọi các đơn bị vận chuyển, các lò giết mổ gia nhập
vào hợp tác xã, đảm bảo nguồn thịt heo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo vệ
sinh an toàn giết mổ nhằm mở rộng hoạt động cho hợp tác xã.
- Tiến tới đang ký nhãn hiệu thịt heo sạch cho hợp tác xã.
- Dựa trên nguồn thịt heo sạch (chuẩn VietGap), an toàn vệ sinh giết mổ; hợp
tác xã tăng cường tham gia phân phối ra các chợ nông sản và chợ nông thôn trên
toàn tỉnh; liên hệ với các siêu thị coop mark để tham gia cung sản phẩm ra thị
trường và đến tận tay người tiêu dùng.
IV. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã
- Xây dựng quy trình sản xuất heo thương phẩm theo chuẩn Vietgap theo
quy mô gia trại và trang trại; lựa chọn và chuẩn hóa đàn heo nái dự bị heo giống
thao hướng phát triển đàn heo mau lớn, sức đề kháng tốt.
- Mở rộng quy mô sản xuất và tham gia thực hiện chuổi giá trị gia tăng từ
heo sinh sản tạo heo giống cho đến heo thương phẩm xuất chuồng.
- Tham gia liên kết doanh nghiệp kinh doanh thức ăn, thuốc, vacxin để tìm
kiếm đầu vào và làm đại diện phía doanh nghiệp công ty môi giới hưởng chiết

khấu.
- Tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các thành viên: khu công
nghiệp, khu chế xuất, phân xưởng sản xuất, chợ đầu mối và siêu thị thông qua việc
xây dựng thương hiệu thịt heo sạch, có nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo vệ sinh giết
mổ.
7


- Mở rộng kinh doanh các dịch vụ kèm theo như gieo tinh heo, kinh doanh
thuốc, vacxin, thực hiện các công trình xử lý chất thải, kinh doanh phân ủ oai –
hữu cơ, thu mua và vận chuyển heo.
V. Kế hoạch Marketing
- Bước đầu cần liên hệ với các doanh nghiệp (CP, GreenFeed, Vissan…) để
đạt được thỏa thuận với doanh nghiệp tiến tới ký kết hợp đồng thu mua heo thương
phẩm. Phải đáp ứng tốt chất lượng heo xuất chuồng theo những quy định cụ thể
của đối tác (an toàn trong chăn nuôi, vệ sinh an toàn thực phẩm trong giết mổ).
- Tham gia ký kết hợp đồng cung cấp heo thịt qua giết mổ cho các doanh
nghiệp, nhà máy, nhà xưởng, khu chế xuất, tiểu công nghiệp... trong các chợ, khu
mua bán, khu công nghiệp thông qua việc ký kết giao hàng với số lượng trung bình
hàng ngày (đối với thịt nóng), hàng tuần, tháng (đối với thịt đông lạnh).
- Tăng cường xây dựng thương hiệu thịt heo sạch, đăng ký nhãn hiệu thịt heo,
cam kết chất lượng sản phẩm; phối hợp thực hiện phóng sự, đăng tin tức, tổ chức
hội thảo nhằm quản bá sản phẩm đến tai người tiêu dùng và các kênh phân phối
như siêu thị coop mark, metro,…
VI. Phương án đầu tư cơ sở vật chất, bố trí nhân lực và các điều kiện khác
phục vụ sản xuất, kinh doanh
1. Đầu tư và sử dụng cơ sở hạ tầng:
Bước đầu thành lập, hợp tác xã cần được trang bị cơ sở hạ tầng như sau: 01
máy vi tính, 01tủ hồ sơ dùng để soạn thảo và lưu trữ hồ sơ cho hợp tác xã. Công
tác hội họp được tổ chức tại nhà bà Nguyễn Thị Khá (tồ 2, ấp Xóm Gò), đồng thời

xin phép phía Ủy ban nhân dân xã cho phép sử dụng nhà văn hóa liên ấp Xóm GòThanh Nam làm trụ sở giao dịch như: tiếp xúc đối tác kinh doanh, hội họp, lưu trữ
hồ sơ và các hoạt động khác.
Giai đoạn phát triển: cần xây dựng 1 kho đông lạnh để cung cấp thịt heo qua
giết mổ. Liên kết hoặc tự mua sắm ôtô phục vụ công tác vận chuyển. Đầu tư mua
sắm 1 tủ đông dùng để trử thuốc, vacxin, tinh heo; xây dựng kho chứa thức ăn (nếu
đạt được thỏa thuận làm môi giới với doanh nghệp).
Giai đoạn tăng cường phát triển: liên kết hoặc tự xây dựng lò giết mổ tư
nhân đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Bố trí nhân sự:
Bố trí và sắp sếp nhân lực triển khai kế hoạch kinh doanh: Ban đầu hợp tác
xã đang trong quá trình ổn định bộ máy và tìm kiếm đối tác kinh doanh, chưa có
nguồn thu lợi nhuận nên thành viên ban giám đốc và các vị trí sẽ không được chi
trả lương theo nhiệm vụ được giao, hoạt động dựa trên tinh thần hỗ trợ và trách
nhiệm.
- Vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Giám đốc: chịu trách nhiệm tổng
quát định hình hoạt động kinh doanh, kỹ thuật, các hoạt động khác của hợp tác xã
trước hội đồng quản trị hợp tác xã.
- Ban Kiểm soát: chịu trách nhiệm trước đại hội thành viên
+ Kiểm tra, giám sát hoạt động của hợp tác xã, theo quy định của pháp luật
và điều lệ;
+ Kiểm tra việc chấp hành điều lệ, nghị quyết, quyết định của đại hội thành
viên, hội đồng quản trị và quy chế của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
8


+ Giám sát hoạt động của hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc),
thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định của pháp luật, điều lệ, nghị quyết
của đại hội thành viên, quy chế của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ Kiểm tra hoạt động tài chính, việc chấp hành chế độ kế toán, phân phối thu
nhập, xử lý các khoản lỗ, sử dụng các quỹ, tài sản, vốn vay của hợp tác xã, liên

hiệp hợp tác xã và các khoản hỗ trợ của Nhà nước;
+ Thẩm định báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh, báo cáo tài chính hằng
năm của hội đồng quản trị trước khi trình đại hội thành viên;
+ Thông báo cho hội đồng quản trị và báo cáo trước đại hội thành viên về
kết quả kiểm soát; kiến nghị hội đồng quản trị, giám đốc khắc phục những yếu
kém, vi phạm trong hoạt động của hợp tác xã;
- Vị trí Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh: phụ trách quản lý tất cả hoạt
động kinh doanh của hợp tác xã
+ Tìm kiếm đối tác kinh doanh và tham mưu Giám đốc ký kết các hợp đồng
thương mại;
+ Đề xuất, triển khai các hoạt động kinh doanh khác nhằm tìm kiếm lợi
nhuận cho hợp tác xã.
+ Phụ trách tìm kiếm thị trường, xây dựng và đăng ký thương hiệu thịt heo
sạch cho hợp tác xã.
+ Chuẩn bị các phương án kinh doanh, phối hợp bộ phận tài chính xây dựng
các phương án vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.
+ Đảm bảo khâu vận chuyển sản phẩm thịt qua giết mổ, heo thương phẩm,
các sản phẩm dịch vụ khác đến phía doanh nghiệp ký kết.
- Vị trí Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật: chịu trách nhiệm tổng quát tình
hình chăn nuôi heo
+ Theo đúng kỹ thuật nhằm tăng năng suất và đáp ứng tốt chất lượng thịt
heo theo đúng hợp đồng ký kết với doanh nghiệp.
+ Chịu trách nhiệm quản lý và kiểm soát quy trình nuôi heo theo chuẩn
VietGap, an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm soát nguồn tinh heo, vasxin, quy mô
chuồng trại, con giống và các loại thuốc khử trùng.
+ Quản lý đàn heo giống dự bị và phối hợp thực hiện tốt quy trình giết mổ
đảm bảo an toàn vệ sinh.
- Vị trí Tài chính- văn thư: chịu trách nhiệm báo cáo tài chính, vốn;
+ Phụ trách các khoản thu - chi hoạt động của các bộ phận, báo cáo trước
Giám đốc và Hội đồng quản trị;

+ Ghi chép nội dung, ý kiến thống nhất các cuộc họp thành viên và hội đồng
quản trị; lưu trữ hồ sơ, sổ sách, hợp đồng ký kết và các văn bản khác.
Vị trí
Số lượng
Chi phí lương
Giám đốc

01

2.500.0000 đồng/tháng

Phó Giám đốc

02

1.700.000 đồng/tháng

Kế toán, thủ quỹ

02

1.700.000 đồng/tháng

Trưởng Ban Kiểm soát

01

1.700.000 đồng/tháng

9



Các thành viên Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát hoạt động không chuyên
trách được hưởng phụ cấp 1.000.000 đồng/tháng (một triệu đồng/ tháng).
PHẦN IV. PHƯƠNG ÁN TÀI CHÍNH
I. Phương án huy động và sử dụng vốn
1. Huy động vốn:
- Kế thừa từ tổ hợp tác nuôi heo thương phẩm-heo giống Xóm Gò: vốn sản
xuất: 75 triệu đồng, vốn hoạt động: 5 triệu đồng.
- Góp vốn từ các thành viên: 300 triệu đồng.
+ Thời gian góp vốn: ngay sau ngày tổ chức hội nghị thành viên hợp tác xã,
tính đến cuối tháng 12 năm 2017, thành viên phải góp đủ 100% vốn đăng ký. Nếu
thành viên mới kết nạp phải đóng góp trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày thành viên
được kết nạp.
+ Thành viên góp vốn thực hiện theo qui định của Điều lệ góp vốn của hợp
tác xã; mức vốn góp tối thiểu là 2 triệu đồng và không vượt quá 20% vốn điều lệ
của hợp tác xã.
- Vốn tích lũy trong hoạt động kinh doanh sau khi đã chia cổ tức.
- Hợp tác xã sử dụng vốn góp và vốn vay để phục vụ cho hoạt động. Khi có
nhu cầu, Hợp tác xã sẽ huy động thêm vốn trong thành viên hoặc vay thêm từ các
tổ chức, cá nhân bên ngoài thành viên hoặc vay ngân hàng, nhận hỗ trợ từ các dự
án đầu tư mở rộng sản xuất, các chính sách hỗ trợ của Trung ương, tỉnh, huyện.
Hợp tác xã có kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể do Hội đồng quản trị đề ra từng
thời điểm, trong đó có kế hoạch tài chính rõ ràng. Tất cả được sự đồng ý của đa số
thành viên về nội dung và phương thức triển khai thực hiện sao cho đạt hiệu quả
cao nhất.
2. Chi phí và lợi nhuận:
Khi chưa có các hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận cho hợp tác xã thì
việc sử dụng vốn chỉ nhằm vào mục đích phục vụ sản xuất và công tác vận chuyển,
giao dịch, tìm đối tác kinh doanh, phụ cấp 1 phần nhỏ cho Ban giám đốc điều

hành.
Các chi phí và lợi nhuận được chi từ nguồn lãi của kinh doanh.
- Chi lương: (chi tiết kèm theo).
- Chi các quỹ: Trích quỹ đầu tư phát triển: 20% và Quỹ dự phòng tài chính
5% (bắt buộc).
- Quỹ phúc lợi: 3%
- Quỹ khen thưởng: 2%
- Còn lại: 70% chia lãi thành viên. Mức chia theo vốn góp và mức độ sử
dụng sản phẩm, dịch vụ (trên 50%).
II. Phương án về doanh thu, lợi nhuận trong 05 năm đầu
1. Dịch vụ đầu vào: sẽ có kế hoạch cụ thể theo đăng ký của thành viên. Kế
hoạch này sẽ do Giám đốc HTX xây dựng và trình hội đồng quản trị.
2. Kinh doanh dịch vụ đầu ra: dự kiến về sản lượng và giá bán sản phẩm
trong 5 năm đầu dưới đây được thực hiện theo kịch bản có tính rủi ro cao nhất (tức
là sản lượng bán thấp nhất và giá bán cũng thấp nhất).
10


* Đơn giá thuốc cho con heo
TT
1
2
3
4
5

Tên
Lở mồm long móng
Tai xanh
Dịch tả

Thương hàn
Tụ huyết trùng
Tổng cộng

ĐVT
liều
liều
liều
liều
liều

Đơn giá (đồng)
20.000
43.000
6.000
6.000
6.000
81.000

Khái toán kinh phí đầu tư
TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 1

I


DOANH THU

triệu đồng

15.893,5

20.230

26.283,7

28.155

31.040,5

1

Số lượng heo thịt
bán khách hàng

tạ

3.500

4.000

4.700

5.000

5.500


2

Giá bán
hàng

2,5

3

3,5

3,5

3,5

8.750

12.000

16.450

17.500

19.250

khách

Doanh thu 1


triệu
đồng/tạ
triệu đồng

Năm 2

Năm 3

Năm 4

Năm 5

3

Heo nái sinh sản

con

245

278

350

400

450

4


Số lượng heo con
bán khách hàng

con

1.400

1.560

2.300

3.000

3.500

5

Giá bán heo con
cho khách hàng

đồng/con

300.000

350.000

350.000

350.000


350.000

Doanh thu 2

triệu đồng

420

546

805

1.050

1.225

bao/25kg

28.000

32.000

37.600

40.000

44.000

6


Sản lượng
thức ăn

7

Giá bán thức ăn

đồng/bao

230.000

230.000

230.000

230.000

230.000

Doanh thu 3

triệu đồng

6.440

7.360

8.648

9.200


10.120

Số lượng heo nuôi

con

3.500

4.000

4.700

5.000

5.500

8

bán

Giá bán thuốc cho
heo nuôi
Doanh thu 4

đồng/con

81.000

81.000


81.000

81.000

81.000

triệu đồng

II

CHI PHÍ

triệu đồng

283,5
14.584,5

324
18.734,8

380,7
24.517,5

405
26.265

445,5
28.957,5


1

Số lượng heo mua
từ thành viên

tạ

3.500

4.000

4.700

5.000

5.500

2

Giá mua từ thành
viên

triệu
đồng/tạ

2,3

2,8

3,3


3,3

3,3

Chi phí mua từ
thành viên 1

triệu đồng

8.050

11.200

15.510

16.500

18.150

9

11


3

Số lượng heo con
mua từ thành viên


con

4

Giá mua heo con
từ thành viên

1.400

1.560

2.300

3.000

3.500

đồng/con

280.000

330.000

330.000

330.000

330.000

Chi phí mua từ

thành viên 2

triệu đồng

392

514,8

759

990

1.155

5

Sản lượng mua
thức ăn

bao/25kg

28.000

32.000

37.600

40.000

44.000


6

Giá mua thức ăn

đồng/bao

210.000

210.000

210.000

210.000

210.000

Chi phí mua thức
ăn 3

triệu đồng

5.880

6.720

7.896

8.400


9.240

5

Số lượng heo nuôi

con

3.500

4.000

4.700

5.000

5.500

6

Giá mua thuốc
cho heo nuôi

đồng/con

75.000

75.000

75.000


75.000

75.000

Chi phí mua thuốc
4

triệu đồng

262,5

300

352,5

375

412,5

III

TỔNG CHÊNH
LỆCH
GIÁ
MUA VÀ GIÁ
BÁN (I-II)

triệu đồng


1.309

1.495,2

1.766,2

1.890

2.083

IV

CHI PHÍ CỐ
ĐỊNH

triệu đồng

30

30

30

30

30

V

CHI PHÍ

LƯƠNG HTX

triệu đồng

180

180

180

240

240

VI

CHI PHÍ HOẠT
ĐỘNG HTX

triệu đồng

25

35

35

35

35


1

Điện, nước

triệu đồng

5

5

5

5

5

2

Vật tư văn phòng

triệu đồng

5

10

10

10


10

3

Chi phí đi lại, giao
dịch

triệu đồng

5

10

10

10

10

4

Chi khác

triệu đồng

10

10


10

10

10

VII

TỔNG CHI PHÍ
(IV+V+VI)

triệu đồng

225

235

235

295

295

VIII

LỢI
NHUẬN
(III-VII)

triệu đồng


1.074

1.250,2

1.521,2

1.585

1.778

12


PHẦN V. KẾT LUẬN
- Giúp cho thành viên, hộ chăn nuôi nói chung tiếp thu được kiến thức khoa
học kỹ thuật mới áp dụng vào chăn nuôi, đem lại số lượng, chất lượng và hiệu quả
kinh tế cao hơn. Hạn chế được dịch bệnh và tránh ô nhiễm môi trường, đặc biệt là
tạo thực phẩm sạch cho người tiêu dùng. Tiếp cận tốt với các chính sách hỗ trợ hợp
tác xã, ngành chăn nuôi và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp mới, chính sách về vay
vốn tín dụng.... từ các cấp chính quyền.
- Giải quyết một số lao động nhàn rỗi của xã, giúp xoay vòng vốn nhanh, từ
đó góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
- Giúp người dân nâng cao lợi nhuận trong quá trình nuôi do mua thức ăn với
giá thấp hơn trước, được hỗ trợ nhau về con giống, thuốc thú y, vacxin. Thành viên
đồng nhất thực hiện chăn nuôi theo chuẩn Vietgap, xây dựng thương hiệu thịt heo
sạch; đáp ứng được nhu cầu người dân và mang lại thu nhập cao từ chăn nuôi.
- Xử lý chất thải, tận dụng phế phẩm vào chăn nuôi và dịch vụ khác, tiêu độc
khử trùng giúp cho môi trường không bị ô nhiễm và hạn chế dịch bệnh.
- Tăng cường cạnh tranh với thịt heo nhập khẩu, tìm đầu ra cụ thể cho người

chăn nuôi xã theo phương châm “nguồn gốc rõ ràng, an toàn trong sử dụng thuốc
và vệ sinh giết mổ, bao bì nhãn hiệu đến tận tay người tiêu dùng”.
- Quan trọng hơn hết là khi tham gia vào hợp tác xã tất cả các chi phí từ dịch
vụ đầu vào đến công lao động, vận chuyển ... đến đầu ra sản phẩm sẽ được giảm;
từ đó giá thành sản phẩm cũng giảm, thu hút được các doanh nghiệp đến thu mua.
- Hợp tác xã được hình thành góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa
phương, xây dựng tốt liên kết với các doanh nghiệp, đối tác và lôi kéo các ngành
nghề khác phát triển như: đại lý thức ăn, vận chuyển, dịch vụ chăn nuôi,...
TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
CHỦ TỊCH

Các giấy tờ gửi kèm:
- …………………….
- …………………….
- …………………….

Nguyễn Văn Sắc

13



×