ĐỒ ÁN MÔN HỌC KĨ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay cùng với xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế thế giới là cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật - công nghệ phát triển liên tục không ngừng, gây nên sự biến đổi sâu
sắc về kinh tế của mỗi quốc gia, trong tất cả mọi lĩnh vực. Xu hướng quốc tế hóa đã đặt
ra một vấn đề tất yếu khách quan: mỗi quốc gia phải mở cửa ra thị trường thế giới và chủ
động tham gia vào phân công lao động quốc tế và khu vực nhằm phát triển nền kinh tế
của mình, tránh bị tụt hậu so với các nước khác.
Đối với Việt Nam , ngoại thương góp phần quan trọng trong công tác phát triển nền
kinh tế, và có vai trò chủ đạo và chiến lược lâu dài. Bởi vì :một quốc gia cũng như cá
nhân, không thể sống riêng rẽ độc lập với nhau về các hoạt động mà vẫn đáp ứng được
các nhu cầu của mình một cách đầy đủ được . Hoạt động ngoại thương giúp mở rộng
phạm vi tiêu dùng của một quốc gia, nó cho phép một nước tiêu dùng tất cả các mặt hàng
với số lượng tiêu dùng nhiều hơn mức có thể sản xuất và vượt giới hạn của khả năng sản
xuất trong nước đó. Xuất phát từ nguyên nhân trên , ngoại thương luôn được đẩy mạnh
trong nền kinh tế nước ta Nói một cách khác hoạt động ngoại thương hay hoạt động kinh
doanh XNK không những giúp phát triển nền kinh tế, tăng nguồn thu về mọi mặt mà còn
đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Hoạt động ngoại thương
bao gồm 2 lĩnh vực : xuất khẩu và nhập khẩu. Trong đó, nhập khẩu là một hoạt động
quan trọng trong hoạt động ngoại thương, nó tác động trực tiếp đến đời sống con người .
giúp bổ sung các hàng hóa mà trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp
ứng nhu cầu. Và còn để thay thế những hàng hóa mà sản xuất trong nước không có lợi
bằng nhập khẩu . Trong khi, hoạt động xuất khẩu lại là một trong những hoạt động chủ
yếu giúp các quốc gia hội nhập và học hỏi lẫn nhau, cùng nhau phát triển nền kinh tế, tạo
vị trí, thế lực vững mạnh trên trường quốc tế. Nhà nước ta đã và đang thực hiện các biện
pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo XK , khuyến khích khu vực tư nhân mở
rộng XK để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ.
Để hoạt động xuất khẩu được thực hiện có hiệu quả, chúng ta phải lập được phương
án kinh doanh khả thi vì nó là một bước quan trọng, là cơ sở cho việc ra quyết định xem
doanh nghiệp có nên xuất khẩu hay không. Hiện nay ở nước ta có khá nhiều mặt hàng
xuất khẩu chiếm kim ngạch cao trong nền kinh tế quốc dân như: xuất khẩu gạo, dầu thô,
dệt may, giầy dép, thuỷ sản, cà phê, ...đặc biệt là mặt hàng dệt may bởi đây được coi là
mặt hàng truyền thống lâu đời của Việt Nam. Hàng dệt may của Việt Nam đã từng bước
phát triển, cạnh tranh mạnh mẽ với các thị trường bạn như Trung Quốc, Thái Lan... Tỷ
trọng xuất khẩu của mặt hàng dệt may chiếm khá lớn , đem lại lượng ngoại tệ cao cho
nền kinh tế quốc dân, góp phần đắc lực vào công cuộc xây dựng nền kinh tế nước nhà.
Nhà nước và Bộ công thương đã có những chính sách khuyến khích xuất khẩu mặt hàng.
Sau đây em xin trình bày một phương án sản xuất kinh doanh khả thi của công ty Việt
Tiến (năm 2009) với phương án xuất khẩu comple bao gồm các nội dung chính sau:
Phần I : Những cơ sở để lập phương án xuất khẩu.
Phần II : Tổ chức thực hiện phương án
Họ và tên : Nguyễn Duy Hải
Lớp : KTN47- ĐH Page 1
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KĨ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
PHẦN I : NHỮNG CƠ SỞ ĐỂ LẬP PHƯƠNG ÁN XUẤT KHẨU
I) Giới thiệu chung về công ty :
Tiền thân của công ty là xí nghiệp may tư nhân Thái Bình Dương kĩ nghệ công ty , tên
giao dịch quốc tế là Pacific Enterprise. Sau ngày Miền Nam giải phóng Nhà nước tiếp
quản và quốc hữu hóa rồi giao cho Bộ Công Nghiệp nhẹ quản lý ( nay là Bộ Công
Thương). Tháng 5/1977, được Bộ Công Nghiệp công nhận là xí nghiệp quốc doanh và
đổi tên thành xí nghiệp May Việt Tiến
Theo quyết định số 103/CNN/TCLĐ, xí nghiệp được Bộ Công Nghiệp chấp nhận nâng
lên thành Công ty may Việt Tiến. Sau đó lại được Bộ Kinh Tế Đối Ngoại cấp giấy phép
xuất khẩu nhập khẩu trựcc tiếp với tên giao dịch đối ngoại là VIET TIEN GARMENT
IMPORT EXPORT, viết tắt là VTEG
Căn cứ theo Nghị định số 55/2003/NĐ CP ngày 28/05/2003 của Chính phủ quy định
chức năng , nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Nghiệp, căn cứ vào văn
bản số 7599/VPCP ĐMDN ngày 29/12/2006 của Văn phòng Chính Phủ về việc tổ chứ lại
Công ty may Viêt Tiến . Xét đề nghị của Tập đoàn Dệt May Việt Nam tại tờ trình số
28/TĐDM TCLĐ ngày 09/01/2007 và đề án thành lập công Tổng công ty May Việt Tiến.
Thành lập Tổng công ty May Việt Tiến trên cơ sở tổ chức lại Công ty May Việt Tiến
thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam
Tên tiếng Việt : Tổng Công ty cổ phần May Việt Tiến
Tên giao dịch quốc tế : VIETTIEN GARMENT CORPORATION ( viết tắt VTEC)
Địa chỉ : 07 Lê Minh Xuân, Quận Tân Bình
Điện thoại: 84-8-38640800 (22 lines) Fax : 84-8-38645085-38654867
Email : Website:
II) Cơ sở pháp lý để lập phương án xuất khẩu:
Công ty lập phương án sản xuất dựa trên các cơ sở sau
- Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh ghi trong giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty do
cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Theo quyết định 46/QĐCP ban hành ngày 4/4/2001 của chính phủ về việc quản lý các
hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trong giai đoạn 2001-2010 và chính sách mặt hàng
ban hành kèm theo.
- Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu(hàng xuất nhập khẩu tự do, hàng xuất nhập khẩu có
điều kiện)
- Căn cứ vào luật thương mại của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Họ và tên : Nguyễn Duy Hải
Lớp : KTN47- ĐH Page 2
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KĨ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
- Căn cứ vào các văn bản pháp quy khác của chính phủ quy định chi tiết về hoạt động
xuất nhập khẩu.
- Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước của công ty trong thời
gian qua.
III) Cơ sở thực tiễn
1)Xuất phát từ order của khách hàng
Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến đã nhận được một order từ một đối tác nước ngoài
với nội dung như sau:
From: schude Jare corporation
4
th
Floor, 240-17, Soren Florida
,Florida, America.
Tel.822 766 0478; Fax 822 766 0477
Represented by Mr. David Pluto –
Director
Florida, America.,1
st
of April,2009
ORDER
To : Viettien garment coporation
07 Le Minh Xuan, Tan Binh district,Ho Chi Minh city, Viet Nam
Tel: 84-8-38640800 (22 lines)
Fax : 84-8-38645085-38654867
Represented by Mr. Nguyen Ngoc Trung – Managing Director
Dear Sir ,
We are very glad to inform our detail of purchase condition and price list that we’d
like to order:
Commodity : Vietnam comple for man.
Unit price : 70 USD/set of comple - FOB Ho Chi Minh, Incoterm 2000.
Quantity : 3000 sets of complete.
Total : 210,000 USD.
Which includes packing. The price will be valid within 30 days from the date of
this letter.
Họ và tên : Nguyễn Duy Hải
Lớp : KTN47- ĐH Page 3
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KĨ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
Payment : to be made by an L/C at sight.
Packing : The goods will be packed in arcodance with our standard export
packing methods.
Delivery : No later than 90 days of receiving of our order.
We’re looking forward to receiving your reply in the near future.
Yours faithfully,
Director
2)Xuất phát từ nghiên cứu thị trường trong nước và nước ngoài
Tổng công ty may cổ phần Việt Tiến , là một trong những công ty may mặc có uy tín,
năng lực của Việt Nam. Tuy mặt hàng sản xuất chủ yếu là áo sơ mi nam nữ với năng lực
sản xuất đạt 15,130,000 sản phẩm mỗi năm, nhưng cũng có tiềm lực trong việc sản xuất
các veston trung và cao cấp ( năng lực sản xuất khoảng 300,000 sản phẩm mỗi năm). Sau
khi nhận được đơn đặt hàng từ phía đối tác nước ngoài , công ty đã tiến hành thực hiện
nghiên cứu đánh giá thị trường nội địa và nước ngoài. Và kết quả thu được là như sau:
2.1)Thị trường nội địa
Complê từ lâu đã là trang phục sang trọng và lịch lãm dành cho đàn ông, đặc biệt là nơi
công sở. Ngày nay mặc dù có sự xuất hiện của nhiều hãng thời trang may mặc nhưng
dáng dấp bộ complê về cơ bản không thay đổi nhiều, duy có giá cả của từng loại, từng
công ty là mỗi ngày một khác.
Hiện nay có rất nhiều nhà may, công ty may mặc sản xuất comple, tuy nhiên kiểu dáng
các bộ comple là không có nhiều khác biệt chủ yếu là các loại : comple 1 khuy, 2 khuy, 3
khuy; xẻ 2 bên hay xẻ sau... Phổ biến nhất vẫn là loại 2 khuy . Giá của các bộ comple trên
thị trường nội địa hết sức đa dạng khoảng từ 1triệu đồng cho đến hơn 4 triệu đồng, phụ
thuộc vào chất lượng và kiểu dáng của sản phẩm và đặc biệt là uy tín của nhà sản xuất.
Có thể nhận thấy giá bán lẻ của các nhà may trong nước thường ở mức tương đối cạnh
tranh ( ví dụ : nhà may Đức Huy giá bán khoảng 1,300,000 đồng, nhà may Cao Thắng
khoảng 900,000 đồng cho đến 1,500,000 đồng....)
Mặt khác vì đi may comple cầu kỳ và mất thời gian hơn thế tiền công may lại cao như
vậy nên phần đông khách hàng vẫn chọn hình thức mua sẵn. Giá bộ comple bán sẵn tại
các cửa hàng này khoảng 500.000 đến 1500.000 đồng với đủ các cỡ số để khách hàng
tha hồ lựa chọn. Hơn thế hiện nay các công ty may 10 như Thailoga, Happytex, Nhà Bè
đều có bán comple may sẵn với giá từ 550.000 cho tới 990.000 đ/bộ. Đứng đầu về số
Họ và tên : Nguyễn Duy Hải
Lớp : KTN47- ĐH Page 4
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KĨ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
lượng và kiểu dáng là công ty may Nhà Bè với các sản phẩm comple giá từ 250.000 đến
2990.000 đ/bộ. Ngoài ra còn có rất nhiều comple may sẵn của trung Quốc hoặc các cơ sở
may không nổi tiếng bán đầy rẫy trong các chợ với giá khoảng 400.000 đ/bộ
Tuy nhiên, các cơ sở này chưa đủ khả năng sản xuất với số lượng lớn, thêm vào đó là
chất lượng sản phẩm khó có thể đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính như
Mỹ , EU...
2.2)Thị trường nước ngoài
Đánh giá thấy comple là trang phục hết sức phổ biến tại các nước công nghiệp phát triển,
nên nhu cầu về các sản phẩm comple loại phổ biến có chất lượng trung bình là tương đối
lớn tại các thị trường lớn như EU, Bắc Mỹ, Nhật Bản.. trong đó thị trường Mỹ đã và đang
chiếm thị phần lớn ( khoảng 25-30% tổng giá trị) và giá bán tại thị trường này là tương
đối cao ( khoảng tầm 80$ - 120$), thêm vào đó là từ tháng 11-2007 Mỹ đã dỡ bỏ quy
định hạn ngạch dối với hàng may mặc của Việt Nam khi xuất sang Mỹ .Tuy nhiên hiện
nay trên thị trường thế giới nguồn cung cấp các sản phẩm comple, veston hết sức phong
phú, với giá hết sức cạnh tranh như : Trung Quốc , Ân Độ...( khoảng tầm 80$ đến 85$ 1
bộ comple) Các sản phẩm của các quốc gia có chất lượng tương đối tốt, kiểu cách đẹp
hợp thời trang, có khả năng sản xuất với khối lượng lớn.. Tuy nhiên giá cả vẫn có phần
cao hơn so với các sản phẩm cùng loại của Việt Nam( giá bán khoảng tầm 70$-85$ trên
mỗi sản phẩm), và đây là cơ hội cho Việt Nam có thể cạnh tranh với các đối thủ đó tại
những thị trường tiềm năng như EU, Bắc Mỹ, Nhật...
Kết luận: Sau khi nghiên cứu đánh giá kĩ thị trường trong và ngoài nước , công ty nhận
thấy đây là mức giá mà có thể có được lợi nhuận ở mức tương đối , đồng thời là doanh
nghiệp sẽ gặp phải nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với các công ty trong và ngoài
nước khác nếu đặt ra mức giá cao hơn.
IV)Kết quả phân tích tài chính:
Dự kiến tổng số vốn đầu tư cho dự án là: 3.700.000.000 VND
Các nguồn huy động vốn bao gồm:
- Nguồn vốn của doanh nghiệp : 700.000.000 VND
-Nguồn vốn vay của Ngân hàng : 3.000.000.000 VND với mức lãi suất 10%/năm ; tuy
nhiên sẽ được hưởng mức hỗ trợ lãi suất cho vay là 4%/năm. Dự kiến thời hạn vay là 1
tháng.
Do đó, dự kiến tiền lãi vay ngân hàng : 3.000.000.000 x (10%-4%)/12 = 15.000.000
VND
Họ và tên : Nguyễn Duy Hải
Lớp : KTN47- ĐH Page 5
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KĨ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
1) Dự kiến doanh thu
Doanh thu : 70 USD/1 bộ complê
Suy ra doanh thu toàn bộ lô hàng = 70 x 3000 = 210.000 (USD)
= 3.725.400.000 VND ( tính theo tỉ giá là 17740 VND/USD)
( Lưu ý : mặt hàng comple chịu mức thuế suất xuất khẩu là 0%)
2) Dự kiến chi phí của lô hàng xuất khẩu
* Chi phí nguyên vật liệu - phụ liệu ( thu gom trong nước ) cho một lô hàng (3000 bộ) :
STT Khoản chi
Đơn giá
(VND/m)
Số lượng
(m)
Thành tiền
(VND)
1 Vải lót 60.000 6.000 360.000.000
2 Vải may comple 150.000 12.000 1.800.000.000
STT Khoản chi
Thành tiền
(VND)
3 Phụ liệu khác 10.000.000
4 Chi phí vận chuyển 300.000
5 Bốc dỡ từ phương tiện vận tải vào kho 200.000
6 Chi phí lưu kho vật liệu, sản phẩm hoàn thành 5.425.000
Tổng cộng chí phí nguyên vật liệu – phụ liệu 2.175.925.000
* Chi phí sản xuất :
STT Chi phí
Tính cho 1 bộ comple
(VND)
Thành tiền
(VND)
1 Lương 250.000 750.000.000
2 BHXH , BHYT, CĐ ( 19% Lương) 47.500 142.500.000
3 Điện, nước 5.000 15.000.000
4 Khấu hao máy móc nhà xưởng 3.000 9.000.000
5 Kim , chỉ máy khâu 1.000 3.000.000
6 Đóng gói , in nhãn 4.500 13.500.000
7 Lãi suất NH (0.5%/tháng) 15.000.000
Họ và tên : Nguyễn Duy Hải
Lớp : KTN47- ĐH Page 6
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KĨ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
Tổng cộng chi phí sản xuất 316.000 948.000.000
*Chi phí khi xuất khẩu lô hàng 3000 bộ comple
STT Chi phí
Số
lượng
Đơn giá
(VND)
Thành tiền
(VND)
1 Chi phí mua tờ khai hàng xuất khẩu 2 tờ 5.000 10.000
2 Chi phí xin cấp giấy phép xuất khẩu 1 tờ 200.000 200.000
3 Phí cấp C /O 1 tờ 0/ tờ 0
4 Chi phí vận tải tới cảng 450.000
5 Lệ phí hải quan 20.000/1 tờ khai 40.000
6 Phí cân hàng 3 tấn 20.000 /tấn 60.000
7 Phí giám định 3 tấn 20.000 /tấn 60.000
8 Thuê bốc xếp từ xe lên tàu 3 tấn 50.000 /tấn 150.000
9 Chi phí kiểm đếm, giao nhận hàng 3 tấn 5.000 /tấn 15.000
10 Chi phí niêm phong hàng hóa 5.000
11 Chi phí gửi bộ chứng từ 200.000
12 Chi phí chuyển tiền tại Ngân hàng 3.551.000
13 Chi phí thông báo L/C của Ngân hàng 444.000
Tổng cộng chi phí xuất khẩu 5.185.000
*Tổng chi phí để thực hiện sản xuất và xuất khẩu lô hàng: (tỉ giá thực tế 17740
VND/USD)
STT Chi phí
Thành tiền
(VND)
1 Chi phí đối với nguyên vật liệu 2.175.925.000
2 Chi phí sản xuất 948.000.000
3 Chi phí khi xuất khẩu 5.185.000
4 Quỹ dự phòng = 3% x [ (1)+(2)+(3)] 93.873.300
Tổng cộng chi phí 3.222.983.300
Tổng chi phí của một bộ comple 1.074.328
Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu 3.725.400.000
Thuế TNDN = 25% x (Doanh thu – tổng chi phi) 125.604.175
Họ và tên : Nguyễn Duy Hải
Lớp : KTN47- ĐH Page 7
ĐỒ ÁN MÔN HỌC KĨ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
3) Các chỉ tiêu đánh giá
Tỷ suất ngoại tệ trên thị trường hiện nay :17740 VND/USD
- Tổng doanh thu :210.000 USD
- Mặt hàng : comple nam giới.
- Số lượng : 3000 bộ. Đơn giá : 70 (USD / bộ)
-Tổng chi phí của lô hàng xuất khẩu : 3.222.983.300 VND
3.1) T ỷ suất ngoại tệ xuất khẩu
=
210.000 USD
3.222.983.300 VND
=
1USD
15.347VND
Vậy để thu được 1 USD ta chỉ cần bỏ ra 15.347 VNĐ . Tại thời điểm này tỷ giá ngoại tệ
là 1 USD = 17.740 VND. Do vậy, xét về mặt tỷ giá ngoại tệ thì đây là phương án khả thi.
3.2) T ỷ suất lợi nhuận
Ký hiệu tỷ suất lợi nhuận là P
'
:
Tổng doanh thu – tổng chi phí
Tổng chi phí
=
3.725.400.000 - 3.222.983.300
3.222.983.300
= 15,59%
Ta thấy mức tỉ suất lợi nhuận là 15,59% là hợp lý, chứng tỏ dự án khả thi
3.3) Sản phẩm hòa vốn
Tổng chi phí dự kiến là : 3.222.983.300 VND . Bao gồm
+) Chi phí cố định : tiền trả lãi ngân hàng ,mua tờ khai xuất khẩu, lệ phí hải quan,
lấy B/L, xin giấy phép xuất khẩu, niêm phong hàng hóa,gửi bộ chứng từ
Tổng chi phí cố định : 15.455.000 VND
Suy ra tổng chi phí biến đổi : 3.207.528.300 VND
Vậy chi phí biến đổi của 1 bộ comple nam : 1.069.176 VND
Giá bán 1 bộ comple nam là 70 USD = 1.241.800 VND
( tỉ giá là 1$ = 17740 VND)
Vậy sản lượng hòa vốn là :
Tổng chi phí cố định
Giá bán mỗi bộ - Chi phí biến đổi của mỗi bộ
=
15.455.000
1.241.800 - 1.069.176
= 90 bộ
Họ và tên : Nguyễn Duy Hải
Lớp : KTN47- ĐH Page 8