Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Khóa luận tốt nghiệp trung cấp lý luận chính chị hành chính Công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 35 trang )

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ BÌNH TRỊ THIÊN
LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
HỆ KHÔNG TẬP TRUNG, KHÓA 17
──────────

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ
Ở CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ TRỊ THIÊN HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn: TS.
Học viên thực hiện:
Chức vụ:
Chi cục Thuế thành phố Trị Thiên Đơn vị:
Cục Thuế tỉnh Bình Trị Thiên

Bình Trị Thiên, tháng 8 năm 2018


TRƯỜNG CHÍNH TRỊ BÌNH TRỊ THIÊN
LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
HỆ KHÔNG TẬP TRUNG, KHÓA 17
──────────

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ
Ở CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ TRỊ THIÊN HIỆN NAY


Giảng viên hướng dẫn:
Học viên thực hiện:
Chức vụ:
Chi cục Thuế thành phố Trị Thiên Đơn vị:
Cục Thuế tỉnh Bình Trị Thiên

Bình Trị Thiên, tháng 8 năm 2018


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
NỘI DUNG ........................................................................................................... 3
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................ 3
1.1. Một số vấn đề chung về thuế.................................................................. 3
1.2. Thuế giá trị gia tăng và vai trò của thuế giá trị gia tăng ........................ 5
1.3. Khái niệm, đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể ..................................... 7
1.4. Sự cần thiết phải tăng cường quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh
cá thể.............................................................................................................. 7
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HỘ
KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ TRỊ THIÊN . 8
2.1. Khái quát về thành phố Trị Thiên và Chi cục Thuế thành phố Trị Thiên
....................................................................................................................... 8
2.2. Kết quả thực hiện quản lý thuế GTGT hộ kinh doanh cá thể giai đoạn
2015 đến nay ............................................................................................... 10
* Những kết quả đạt được ........................................................................... 10
* Những tồn tại, hạn chế ............................................................................. 14
2.3. Nguyên nhân ........................................................................................ 15
* Nguyên nhân của kết quả đạt được .......................................................... 15
* Nguyên nhân tồn tại, hạn chế ................................................................... 16

2.4. Những bài học kinh nghiệm ................................................................. 17
III. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ Ở CHI
CỤC THUẾ THÀNH PHỐ TRỊ THIÊN ........................................................ 18
3.1. Phương hướng ...................................................................................... 19
3.2. Mục tiêu................................................................................................ 21
3.3. Những giải pháp cơ bản ....................................................................... 21
IV. KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 26
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 30
Học viên: Lương Long Thành


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Học viên: Lương Long Thành


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỞ ĐẦU
Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước (NSNN) và là công
cụ quan trọng điều tiết vĩ mô nền kinh tế, góp phần đảm bảo công bằng xã hội,
khuyến khích sản xuất phát triển. Với vai trò quan trọng và ngày càng trở nên
quan trọng, nhiều quốc gia trên thế giới đã rất coi trọng chính sách thuế và các
biện pháp quản lý thuế.
Đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại
hóa, đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế thế giới đưa đất nước phát triển nhanh
chóng, bền vững. Trong hoàn cảnh đó, chính sách tài chính - thuế đóng vai trò
hết sức quan trọng, đòi hỏi ngành thuế phải tập trung nghiên cứu và có những
biện pháp công tác quản lý hiệu quả tạo ra những chuyển biến mới và đạt hiệu

quả thiết thực trong công tác quản lý thuế hiện nay.
Sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, Đảng ta đã thực hiện
đổi mới kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ tập trung bao cấp sang cơ cấu
kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Để phù hợp với cơ chế quản lý
mới, nước ta đã cải cách hệ thống chính sách thuế và tổ chức lại ngành thuế, và
áp dụng luật thuế giá trị gia tăng (GTGT).
Luật thuế GTGT được Quốc hội khoá IX thông qua tại kỳ họp lần thứ 11
(từ ngày 02/04/1997 đến ngày 10/05/1997) và được áp dụng ngày 01/01/1999.
Luật thuế GTGT có nhiều ưu điểm như: phù hợp với hoạt động kinh tế thị
trường, khắc phục tình trạng đánh thuế trùng, đảm bảo công bằng và khuyến
khích đầu tư phát triển… Qua gần 20 năm áp dụng, luật thuế GTGT đã phát huy
tốt những ưu điểm đó, đem lại hiệu quả rõ rệt trong thực tiễn công tác quản lý
thuế.
Trong cơ cấu kinh tế mới này có sự tham gia của nhiều thành phần kinh
tế, trong đó có thành phần kinh tế cá thể. Kinh tế cá thể bao gồm những đơn vị
kinh tế hoạt động sản xuất chủ yếu dựa trên vốn và sức lao động của từng hộ
kinh doanh. Tuy kinh tế hộ kinh doanh chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế
quốc dân nhưng nó ngày càng phát triển do có sự phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất trong giai đoạn hiện nay: điều kiện sản xuất nhỏ lẻ, phân
công lao động ở trình độ thấp và đặc biệt kinh tế cá thể có sự nhanh nhậy với sự
thay đổi của thị trường, dễ đổi mới theo sự thay đổi của thị trường.
Học viên: Mỹ Linh

Trang 1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Trong thời gian vừa qua công tác quản lý thuế GTGT đối với các hộ kinh
doanh cá thể có những chuyển biến tích cực góp phần tăng thu ngân sách cho
Nhà nước, hạn chế thất thu và nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế đối với

các hộ kinh doanh cá thể. Song bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế như: tuy
thất thu có giảm nhưng vẫn còn tồn tại tình trạng không quản lý hết các hộ kinh
doanh, doanh thu tính thuế không sát thực tế, nợ đọng thuế còn nhiều và đặc biệt
là không khai thác hết tiềm lực thu để đạt được mức thu thuế cao hơn. Vì vậy,
vấn đề cấp thiết đòi hỏi ngành thuế phải có những phương pháp nghiên cứu và
giải pháp phù hợp trong công tác quản lý thuế GTGT đối với các hộ kinh doanh
cá thể.
Công tác quản lý thuế GTGT đối với các hộ kinh doanh cá thể tại chi cục
Thuế thành phố Trị Thiên cũng nằm trong tình trạng chung đó. Sau khi được học
tập khóa Trung cấp lý luận chính trị - hành chính và qua công tác tại Chi cục
Thuế Thành phố Trị Thiên, tôi chọn đề tài: “Công tác quản lý thuế giá trị gia
tăng đối với hộ kinh doanh cá thể ở Chi cục Thuế thành phố Trị Thiên hiện
nay” để làm khóa luận cuối khóa của mình. Đề tài tập trung phân tích thực trạng
quản lý, từ đó chỉ ra hạn chế và nguyên nhân của những bất cập, còn tồn tại, đề
xuất hướng giải quyết và giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT
đối với các hộ kinh doanh cá thể nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong thực
tiễn quản lý.

Học viên: Mỹ Linh

Trang 2


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Một số vấn đề chung về thuế
* Nguồn gốc ra đời của thuế
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng, thuế ra đời là
một tất yếu khách quan, gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà

nước. Để duy trì sự tồn tại của mình, nhà nước cần có những nguồn tài chính để
chi tiêu, trước hết là chi cho việc duy trì và củng cố bộ máy cai trị từ trung ương
đến địa phương; chi cho các công việc thuộc chức năng của nhà nước như: quốc
phòng, an ninh, chi cho xây dựng và phát triển các cơ sở hạ tầng; chi cho các
vấn đề về phúc lợi công cộng, về sự nghiệp, về xã hội trước mắt và lâu dài.
Để có nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu chung, nhà nước thường
sử dụng ba hình thức động viên đó là: quyên góp của dân, vay của dân và dùng
quyền lực nhà nước bắt buộc dân phải đóng góp. Trong đó, hình thức quyên góp
tiền và tài sản của dân và hình thức vay của dân là những hình thức tự nguyện,
không mang tính ổn định và lâu dài, thường được nhà nước sử dụng có giới hạn
trong một số trường hợp đặc biệt, để bổ sung cho những nhiệm vụ chi đột xuất
hoặc cấp bách. Để đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên, nhà nước dùng quyền
lực buộc dân phải đóng góp một phần thu nhập của mình cho ngân sách nhà
nước. Đây là hình thức cơ bản nhất để huy động tập trung nguồn tài chính cho
đất nước.
Hình thức nhà nước dùng quyền lực buộc dân đóng góp để đáp ứng nhu
cầu chi tiêu của mình - chính là thuế.
Về quan hệ giữa nhà nước và thuế, Mác đã viết: "Thuế là cơ sở kinh tế
của bộ máy nhà nước, là thủ đoạn đơn giản để kho bạc thu được tiền hay sản vật
mà người dân phải đóng góp để dùng vào mọi việc chi tiêu của nhà nước". Ăng
ghen cũng đã viết: "Để duy trì quyền lực công cộng, cần phải có sự đóng góp
của công dân cho nhà nước, đó là thuế".
Thuế luôn gắn chặt với sự hình thành và tồn tại của hệ thống nhà nước,
đồng thời thuế cũng phát triển cùng với sự phát triển của hệ thống nhà nước.
Như vậy, Thuế ra đời do nhu cầu chi tiêu của nhà nước và sự tồn tại của
nó không tách rời quyền lực nhà nước. Cũng có thể nói, sự ra đời và tồn tại của
Học viên: Mỹ Linh

Trang 3



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
thuế gắn liền với sự ra đời và tồn tại của nhà nước. Do đó, thuế là một phạm trù
kinh tế, đồng thời là phạm trù lịch sử. Với những quan điểm như trên cho thấy,
nhà nước và thuế là hai phạm trù gắn bó hữu cơ với nhau.
* Khái niệm chung về thuế
Thuế là khái niệm rất quen thuộc với mọi người, nhưng hiểu rõ về thuế thì
người ta lại ít quan tâm.Trong thực tế, thuế là một hiện tượng xã hội do con
người đặt ra, nó găn liền với đời sống kinh tế xã hội, với nhà nước và pháp luật.
Xét về nội dung vật chất, thuế là một bộ phận của cải xã hội tập trung vào
quỹ NSNN, mà thực chất là một bộ phận của cải từ khu vực tư được chuyển vào
khu vực công, nhằm trang trải những kinh phí để duy trì sự tồn tại, hoạt động
của bộ máy nhà nước và các chi phí công cộng.
Về bản chất kinh tế, thuế phản ánh quan hệ phân phối của cải xã hội dưới
hình thức giá trị giữa nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội. Các quan hệ
kinh tế này được nảy sinh một cách khách quan giữa nhà nước và các chủ thể
khác trong xã hội, đặc biệt là các pháp nhân và các thể nhân.Trong đó các pháp
nhân, thể nhân phải chuyển giao bắt buộc một phần của cải của mình cho nhà
nước theo đúng quy định do chính nhà nước đề ra mà không gắn với bất kỳ một
ràng buộc nào về sự hoàn trả số thuế đã nộp, hoặc cung cấp trực tiếp hàng hoá
hay dịch vụ cho người nộp thuế từ phía nhà nước.
Như vậy có thể hiểu: Thuế là một khoản nộp bằng tiền mà các thể nhân và
pháp nhân có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện theo luật đối với nhà nước;
không mang tính chất đối khoản, không hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế và
dùng để trang trải cho các nhu cầu chi tiêu công cộng.
* Vai trò của thuế
Thuế không chỉ đơn thuần là một nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà
nước mà thuế còn gắn liền với các vấn đề về sự tăng trưởng kinh tế, về sự công
bằng trong phân phối và sự ổn định xã hội. Thuế có các vai trò cơ bản:
- Thứ nhất: Là công cụ chủ yếu trong việc tập trung nguồn lực vào

NSNN để đảm bảo cho các chi tiêu của nhà nước.
Mỗi một loại thuế mà nhà nước ban hành đều nhằm vào mục đích là tạo
nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường vai trò này của
thuế càng nổi bật bởi thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Tuy
Học viên: Mỹ Linh

Trang 4


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
nhiên để phát huy tốt vai trò này cần phải đặt thuế trong mối quan hệ với
tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội, bởi vì chính sự tăng trưởng
kinh tế và thực hiện công bằng xã hội là cơ sở tồn tại và phát triển của thuế.
- Thứ hai: Là công cụ điều tiết nền kinh tế thị trường góp phần bảo đảm
sự phát triển ổn định, cân đối của nền kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường nhà nước sử dụng công cụ thuế để điều tiết
sản xuất và thị trường nhằm xác lập một cơ cấu kinh tế hợp lý; Đồng thời, việc
phân biệt thuế suất đối với từng loại sản phẩm, ngành hàng tự nó đã góp phần
điều chỉnh giá cả, quan hệ cung cầu và hướng dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn vào
đầu tư những sản phẩm, ngành hàng theo đúng định hướng của nhà nước và việc
ưu đãi thuế đối với một số mặt hàng, ngành nghề cũng góp phần kích thích tăng
trưởng kinh tế.
- Thứ ba: Là công cụ quan trọng góp phần tái phân phối thu nhập nhằm
thực hiện công bằng xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường, nếu không có sự can thiệp của nhà nước, để
thị trường tự điều chỉnh thì sự phân phối của cải và thu nhập sẽ mang tính tập
trung rất cao tạo ra hai cực đối lập nhau: một số người sẽ giàu có lên nhanh
chóng, còn cuộc sống của đại bộ phận dân chúng ở mức thu nhập thấp. Thực tế,
sự phát triển của một đất nước là kết quả nỗ lực của cả một cộng đồng, sẽ không
công bằng nếu không chia xẻ thành quả phát triển kinh tế cho mọi người. Bởi

vậy cần có sự can thiệp của nhà nước vào quá trình phân phối thu nhập, sự can
thiệp này đặc biệt hiệu quả bằng cách sử dụng công cụ thuế.
1.2. Thuế giá trị gia tăng và vai trò của thuế giá trị gia tăng
* Khái niệm thuế giá trị gia tăng
Thuế GTGT (tiếng Anh là Value Added Tax - VAT) được phát kiến bởi
một người Đức tên là Carl Friedrich Von Simens vào đầu những năm năm mươi
của thế kỷ 20 tuy nhiên tại thời điểm đó lý luận của ông không đủ sức thuyết
phục Chính phủ Đức. Đến năm 1954 nước Pháp đã nghiên cứu và ứng dụng.
Từ đó thuế GTGT đã đựơc nhiều nước trên thế giới áp dụng thay thế cho
thuế doanh thu để khắc phục được nhược điểm “thuế chồng lên thuế” của thuế
doanh thu. Với những ưu điểm vượt trội so với các loại thuế gián thu đánh vào
tiêu dùng, thuế GTGT đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới, hiện nay đã có 116
Học viên: Mỹ Linh

Trang 5


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
quốc gia áp dụng sắc thuế này. Ở Châu Á khởi đầu là Hàn Quốc năm 1977,
Inđônêxia (năm 1984), Nhật bản(1988), Thái lan (1992)... Trong các nước phát
triển chỉ còn hai nước chưa áp dụng thuế GTGT là Thụy Sỹ và Hoa Kỳ.
Theo Luật thuế giá trị gia tăng thì: Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên
khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản
xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Như vậy, tại mỗi khâu sản xuất cung ứng dịch vụ, thuế GTGT chỉ tính
trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá dịch vụ ở từng khâu mà không đánh
vào phần giá trị đã chịu thuế ở khâu trước nên cách tính thuế là rất khoa học, rất
cần thiết đối với sự phát triển sản xuất theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại
hoá và phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
* Vai trò của thuế GTGT

- Thuế GTGT tạo nên môi trường công bằng, qua đó góp phần thúc đẩy
sản xuất, mở rộng lưu thông hàng hoá, dịch vụ.
- Thuế GTGT không có hiện tượng thuế trùng thuế, giúp cho giá cả hàng
hoá, dịch vụ được xác định hợp lý và chính xác hơn, góp phần ổn định giá cả,
khuyến khích và thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá.
- Thuế GTGT động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng vào
NSNN, góp phần hình thành khoản thu lớn vào ổn định cho NSNN. Với phạm vi
áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực, đối tượng nộp thuế và chịu
thuế đều dễ dàng chấp nhận, tính tập trung của thuế, các yếu tố trên tạo tiền đề
để thuế GTGT thực hiện vai trò này một cách rõ rệt trên thực tế.
- Thuế GTGT áp dụng thuế suất 0% đối với hàng xuất khẩu và được khấu
trừ hoặc hoàn lại toàn bộ số thuế GTGT của các yếu tố mua vào nên có tác dụng
giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện cho
hàng hoá xuất khẩu có thể cạnh tranh thuận lợi trên thị trường quốc tế.
- Thuế GTGT góp phần tăng cường công tác hạch toán kế toán và thúc
đẩy việc mua bán hàng hoá có hoá đơn chứng từ. Kỹ thuật tính thuế GTGT đầu
ra và thuế GTGT đầu vào là biện pháp kinh tế góp phần thúc đẩy người mua và
người bán thực hiện tốt hơn chế độ hoá đơn, chứng từ. Góp phần thực hiện hệ
thống chính sách thuế ở nước ta phù hợp với sự vận động và tăng trưởng của nền

Học viên: Mỹ Linh

Trang 6


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
kinh tế thị trường, tạo điều kiện mở rộng hợp tác kinh tế với các nước khác trên
thế giới.
1.3. Khái niệm, đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể
* Khái niệm

Theo Khoản 1 Điều 66 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của
Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, thì:
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là
công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ
gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới
mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt
động kinh doanh.
* Đặc điểm
- Hộ kinh doanh cá thể là hình thức kinh doanh quy mô rất nhỏ: Đặc điểm
này xuất phát từ các quy định của pháp luật về thành lập và đăng ký kinh doanh
hộ cá thể đó là không sử dụng thường xuyên quá mười lao động. Các hộ kinh
doanh thường là làm ăn riêng lẻ, tản mạn rời rạc.
- Hộ kinh doanh là hình thức kinh tế có số lượng đông nhất trong các loại
hình kinh tế hiện nay trên toàn quốc: Theo số liệu Tổng điều tra Kinh tế năm
2017 của Tổng cục Thống kê: Tại thời điểm 01/07/2017 cả nước có 5,14 triệu cơ
sở SXKD cá thể, chiếm tỷ trọng tới 87,8% về số lượng cơ sở.
- Việc quản lý rất khó khăn và phức tạp: Với số lượng đông đảo, phức tạp
cả về loại hình kinh doanh và đối tượng tham gia, hơn nữa việc kinh doanh
mang tính tự phát rất cao, các đối tượng tham gia cũng không có hiều biết nhiều
về pháp luật nên quản lý hết các hộ rất khó khăn và khá phức tạp.
1.4. Sự cần thiết phải tăng cường quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh
doanh cá thể
Quản lý thuế GTGT là một trong những hoạt động quản lý thu thuế nhằm
phát huy nhân tố tích cực, ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực, xử lý nghiêm
minh những trường hợp vi phạm pháp luật về thuế GTGT. Bên cạnh đó, kinh tế
hộ kinh doanh cá thể ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nến kinh tế, đóng
góp nhiều vào GDP cả nước.

Học viên: Mỹ Linh


Trang 7


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Thực trạng hiện nay đa số các hộ chưa thực hiện tốt chế độ sổ sách kế
toán, hóa đơn chứng từ để làm cơ sở xác định thuế GTGT phải nộp mà thực hiện
nộp thuế khoán. Nhiều hộ chưa tự nguyện, tự giác đăng ký kinh doanh, đăng ký
thuế và nhiều hộ chây ỳ không nộp thuế, nợ đọng thuế… Nhiều trường hợp hộ
kinh doanh cá thể khai tạm nghỉ kinh doanh nhưng trên thực tế vẫn hoạt động
bình thường mà cán bộ thuế không phát hiện ra hoặc phát hiện được thì số lượng
xử lý vẫn còn ít so với thực tế cần xử lý.
Trình độ am hiểu và chấp hành ý thức pháp luật của người dân chưa cao
nên đã làm cho công tác quản lý thu thuế gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa lại hoạt
động trong phạm vi dàn trải, địa bàn rất rộng gây không ít khó khăn trong công
tác quản lý. Qua công tác tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc chấp hành
các luật thuế cùng với tăng cường tính pháp chế của các luật thuế, ý thức chấp
hành các luật thuế được nâng cao.
Vì vậy, việc tăng cường công tác quản lý thuế GTGT đối với các hộ kinh
doanh cá thể là công tác cần thiết và hết sức quan trọng không chỉ phục vụ riêng
cho công tác thu ngân sách mà còn thực hiện kiểm tra, kiểm soát đảm bảo cho
nền kinh tế phát triển đúng hướng và đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp
thuế nói riêng cũng như đảm bảo công bằng xã hội nói chung.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HỘ
KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ TRỊ THIÊN

2.1. Khái quát về thành phố Trị Thiên và Chi cục Thuế thành phố Trị
Thiên
* Khái quát về thành phố Trị Thiên:
Thành phố Trị Thiên là một đơn vị hành chính gắn liền với quá trình hình
thành, phát triển của tỉnh Bình Trị Thiên. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của

lịch sử, thành phố Trị Thiên vẫn không ngừng phát triển. Sau ngày tái lập tỉnh
Bình Trị Thiên (tháng 7/1989), Trị Thiên trở lại vai trò là trung tâm tỉnh lỵ.
Đảng bộ tỉnh Bình Trị Thiên đã có định hướng xây dựng thành phố trở thành
trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội và khoa học kỹ thuật; nơi có vai
trò là động lực phát triển của cả tỉnh. Đồng thời xây dựng thành phố Trị Thiên
theo tiêu chuẩn đô thị hiện đại, nhằm từng bước nâng cao chất lượng đô thị hạt
nhân, tác động thúc đẩy tiến trình đô thị hoá trên địa bàn toàn tỉnh.
Học viên: Mỹ Linh

Trang 8


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Với quyết tâm xây dựng lại quê hương “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như
Bác Hồ đã dạy, Đảng bộ, quân và dân Trị Thiên phát huy ý chí tự lực, tự cường,
ý Đảng, lòng dân hoà quyện, xây dựng quê hương ngày càng đổi thay trên các
lĩnh vực của đời sống xã hội, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao;
tỷ lệ hộ giàu ngày càng tăng, hộ nghèo ngày càng giảm, không có hộ đói.
Thành phố Trị Thiên nằm trên quốc lộ 1A, Đường sắt Thống nhất Bắc
Nam và đường Hồ Chí Minh.
Thành phố có vị trí trung độ của tỉnh Bình Trị Thiên, cách khu du lịch di
sản thiên nhiên thế giới vườn quốc gia Phong nha - Kẻ Bàng 50 km, cách khu du
lịch suối Bang 50 km, cách khu cụm Cảng biển Hòn La 60 km và cửa khẩu quốc
tế Cha Lo 180 km, Trị Thiên nằm ngay dọc bờ biển, có sông Nhật Lệ chảy giữa
lòng thành phố, bờ biển với chiều dài 12 km về phía Đông thành phố và hệ
thống sông, suối, hồ, rừng nguyên sinh ở phía tây thành phố rất thích hợp cho
phát triển du lịch, nghỉ ngơi, giải trí.
Thành phố Trị Thiên có địa giới: Phía Bắc giáp huyện Bố Trạch; Phía
Nam giáp huyện Quảng Ninh; Phía Đông giáp biển. Đến 30/6/2018, thành phố
Trị Thiên có 16 phường xã với 148 thôn, tổ dân phố.

Tổng diện tích tự nhiên 155,71 km², khu vực thành thị là 55,47 km², khu
vực nông thôn 100,24 km²; Tổng dân số năm 2017 là 119.222 người, dân số khu
vực thành thị là 80.604 người, dân số khu vực nông thôn là 38.618 người; Mật
độ dân số khu vực thành thị là 1.450 người/km2, mật độ dân số khu vực nông
thôn là 1.450 người/km2.
* Khái quát về Chi cục Thuế thành phố Trị Thiên:
Thực hiện Nghị định số 281-HĐBT ngày 07/8/1990 của Hội đồng Bộ
trưởng về việc thành lập hệ thống thuế nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính. Từ
ngày 01/9/1990 Chi cục Thuế Trị Thiên đi vào hoạt động trong một tổ chức
thống nhất trên cơ sở hợp nhất giữa Phòng Thuế công thương nghiệp, bộ phận
thu quốc doanh và bộ phận thu thuế nông nghiệp theo Quyết định số 315 TC/QĐ
ngày 31/8/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính với 4 tổ, 3 trạm (đội) gồm 45 cán
bộ quản lý thu các sắc thuế trên địa bàn 8 xã phường với số thu 1.104 triệu đồng.
Buổi đầu mới thành lập, Chi cục gặp muôn vàn khó khăn, thiếu thốn cơ sở
vật chất, về điều kiện phương tiện làm việc, đặc biệt đội ngũ cán bộ vừa thiếu lại
Học viên: Mỹ Linh

Trang 9


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
vừa yếu, số cán bộ có trình độ Đại học có 02 đồng chí, chiếm 4% trên tổng số
cán bộ, còn lại là trung cấp và sơ cấp. Xác định cán bộ là “gốc” quyết định chất
lượng, hiệu quả công tác, Chi cục đã quan tâm tạo mọi điều kiện để cán bộ, công
chức được học tập nâng cao trình độ. Đến nay, sau gần 30 năm khắc phục khó
khăn, nỗ lực đào tạo và đào tạo lại, chất lượng đội ngũ cán bộ Chi cục Thuế Trị
Thiên đã được nâng cao, cơ bản đảm bảo trình độ để thực hiện tốt nhiệm vụ
chính trị được giao. Đến nay tổng số cán bộ của Chi cục có 79 đồng chí (trong
đó có 6 hợp đồng), cán bộ có trình độ Đại học và trên đại học 65 đồng chí chiếm
82,3% tổng số cán bộ.

Hoà chung trong không khí thi đua sôi nổi của toàn Đảng, toàn dân và
toàn quân ra sức xây dựng quê hương Bình Trị Thiên ngày càng giàu đẹp, Chi
cục Thuế Trị Thiên không ngừng phấn đấu trưởng thành về mọi mặt, góp phần
xây dựng thành phố Trị Thiên xứng đáng là trung tâm Chính trị - Kinh tế - Văn
hóa - Xã hội của tỉnh nhà, từ năm 1990 đến nay, công tác quản lý thuế từng
bước được củng cố để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và trình độ quản
lý của cơ quan thuế. Cơ chế quản lý của ngành Thuế được chuyển từ mô hình
chuyên quản khép kín (từ tính thuế, đôn đốc, kiểm tra thuế) sang mô hình người
nộp thuế tự khai, tự tính và tự nộp thuế, từ đó đề cao nghĩa vụ, trách nhiệm của
người nộp thuế trước pháp luật, cơ quan thuế tăng cường chức năng tuyên
truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người nộp thuế, đôn đốc thu nộp và kiểm tra, xử lý lý
vi phạm về thuế. Từng bước thực hiện chuyên môn hoá quản lý thuế theo chức
năng, không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ thuế. Công tác quản
lý Thuế đã chuyển biến tích cực theo hướng rõ ràng, công khai, dân chủ và minh
bạch hơn.
2.2. Kết quả thực hiện quản lý thuế GTGT hộ kinh doanh cá thể giai
đoạn 2015 đến nay
Thực hiện quy đinh của Luật quản lý thuế, trong những năm qua, Chi cục
Thuế thành phố Trị Thiên đã đạt được một số kết quả sau:
* Những kết quả đạt được
. Công tác quản lý đối tượng nộp thuế
Để đánh giá công tác quản lý đối tượng nộp thuế, ta xem số liệu ở biểu
sau:
Học viên: Mỹ Linh

Trang 10


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Biểu 1: Công tác quản lý hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế thành phố Trị

Thiên giai đoạn 2015-2017
Hộ thống kê
(hộ)

Chỉ tiêu

Hộ quản lý bình
quân (hộ)

So với hộ
thống kê (%)

So với năm trước
(%)

Năm

Tổng
số


GCN
ĐKKD

Tổng
số

Hộ thuộc
diện nộp
thuế


Tổng
số

Hộ có
GCN
ĐKKD

Tổng
số

Hộ thuộc
diện nộp
thuế

Năm 2015

3.335

1.905

2.716

2.061

81,44

108,19

103,12


106,51

Năm 2016

3.626

2.093

2.833

2.096

78,13

100,14

104,31

101,70

Năm 2017
6 tháng
2018

3.550

2.094

2.902


2.209

81,75

105,49

102,44

105,39

3.009

2.406

103,69

108,92

Những số liệu trong biểu trên cho thấy: Trong những năm qua Chi cục đã
có nhiều cố gắng trong quản lý số hộ kinh doanh, thể hiện:
- Hộ có quản lý thuế luôn cao hơn số hộ đã được cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh.
- Công tác điều tra doanh thu để đưa hộ có doanh thu dưới ngưỡng chịu
thuế vào quản lý thu thuế đã được thực hiện một cách tích cực, bình quân số hộ
thuộc diện nộp thuế đều tăng qua các năm: Năm 2015 tăng 6,51% so với năm
2014, năm 2017 tăng 5,39% so với năm 2016, 6 tháng đầu năm 2018 tăng 8,92%
so với năm 2017.
. Công tác quản lý doanh thu và thuế
Trong công tác quản lý thu thuế, để nâng cao chất lượng thu ngân sách, cơ

quan thuế không chỉ tập trung quản lý tốt đối tượng nộp thuế, cần quản lý tốt
doanh thu kinh doanh của các hộ cá thể, bảo đảm thu sát với doanh thu thực tế
kinh doanh. Doanh thu của các hộ kinh doanh là cơ sở để xác định số thuế phải
nộp. Việc quản lý chặt chẽ doanh thu của hộ kinh doanh có ý nghĩa quyết định
đến việc hoàn thành dự toán thu, đảm bảo công bằng bình đẳng về thuế.
Để xem xét công tác quản lý doanh thu và mức thuế ta xem các biểu sau:
Biểu 2: Tình hình quản lý thuế GTGT hộ kinh doanh cá thể giai đoạn
2015đến nay:
Chỉ tiêu

Đơn vị
tính

Số hộ ghi
thu

hộ

So sánh với năm trước (%)

Số liệu bình quân tháng
Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

2015/

2014

1.913

1.892

2.017

2.263

109,16

Học viên: Mỹ Linh

2016/
2015

98,90

2017/
2016

2018/
2017

106,61

112,20

Trang 11



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Doanh thu
Thuế ghi
thu
Doanh thu
bình quân
Thuế bình
quân

triệu
đồng
triệu
đồng
ngàn
đông/hộ
ngàn
đông/hộ

45.565,10

47.094,27

49.061,41

57.082,70

112,31


103,36

104,18

116,35

632,41

751,74

874,12

1.003,94

110,53

118,87

116,28

114,85

23.818,66

24.891,26

24.323,95

25.224,35


113,12

104,50

97,72

103,70

330,59

397,33

433,38

443,63

108,14

120,19

109,07

102,37

Biểu 3: Kết quả điều chỉnh doanh thu, mức thuế giai đoạn 2015-2017

Năm

lượt
hộ

điều
chỉnh
(hộ)

Trước điều chỉnh
(tr.đồng)

Sau điều chỉnh
(tr.đồng)

Doanh
thu

Mức
thuế

Doanh
thu

Mức
thuế

So sánh
Tuyệt đối
(tr.đồng)
Doanh Mức
thu
thuế

Tương đối (%)

Doanh
thu

Mức
thuế

2015

1.436

31.505,37

463,82

34.808,93

511,69

3.303,56

47,87

10,49

10,32

2016

1.601


37.797,68

555,63

42.094,30

617,94

4.296,62

62,31

11,37

11,21

2017

1.725

43.086,85

632,51

47.650,27

699,42

4.563,42


66,91

10,59

10,58

6
tháng
2018

1.925

48.150,79

709,11

54.526,38

802,75

6.375,59

93,64

13,24

13,21

Qua số liệu trên cho thấy trong thời gian qua, Chi cục Thuế đã không
ngừng tăng cường công tác quản lý doanh thu và số thuế phải nộp của hộ kinh

doanh, đặc biệt là năm 2016, mặc dù ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển do
Công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra và ảnh hưởng bởi trận
lũ lịch sử tháng 10/2016 nên bình quân hộ ghi thu giảm sút (chỉ bằng 98,9% so
năm 2015), tuy nhiên, doanh thu và thuế bình quân đều có mức tăng trưởng.
Công tác điều tra, khảo sát doanh thu để điều chỉnh doanh thu, mức thuế của hộ
hàng năm đều đạt trên 10%.
. Quản lý thu nộp thuế và quản lý nợ thuế
Đôn đốc thu nộp thuế là khâu thiết thực đem lại số thu thực tế cho Ngân
sách Nhà nước. Vì vậy, Chi cục cũng coi đây là trọng tâm quản lý. Hàng tháng,
Chi cục chỉ đạo các đội thuế liên phường xã có trách nhiệm đôn đốc hộ kinh
doanh nộp tiền thuế đúng thời hạn, đảm bảo thu hết số thuế phát sinh đúng thời
hạn quy định.
Biểu 4: Kết quả thực hiện thu thuế GTGT hộ cá thể giai đoạn 2015 đến
nay
Chỉ tiêu
Năm
2015

Dự toán thu
(tr.đồng)
7.800

Học viên: Mỹ Linh

Bộ ghi thu
(tr.đồng)
7.588,94

Số thuế đã
thu (tr.đồng)

7.804,85

So sánh (%)
Dự toán
Bộ ghi thu
100,06
102,85

Trang 12


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2016

9.000

9.020,92

8.895,82

98,84

98,61

2017

10.500

10.489,47


10.504,69

100,04

100,15

6 tháng 2018

12.000

6.023,63

6.083,27

50,69

100,99

Biểu 5: Kết quả thu nợ thuế GTGT hộ cá thể giai đoạn 2015 đến nay

2015

Nợ đầu năm
Thu nợ
(tr.đồng)
trong
Nợ có
năm
Tổng
khả

(tr.đồng)
số
năng thu
626,31
476,00
428,40

2016

410,40

246,43

226,71

91,87

535,50

358,90

4,03

2017
6 tháng
2018

535,50

358,90


319,42

89,11

520,28

330,04

3,14

520,28

330,04

234,33

70,91

460,64

262,57

4,32

Chỉ tiêu
Năm

So với nợ
có khả

năng thu
đầu năm
(%)
90,11

Nợ cuối năm
(tr.đồng)
Nợ có
Tổng
khả
số
năng thu
410,40
246,43

So sánh nợ
có kh.năng
thu cuối
năm với số
đã thu (%)
3,16

Số liệu trên cho thấy trong những năm qua, Chi cục Thuế đã thực hiện
việc thu nộp thuế GTGT vào NSNN và quản lý nợ là khá tốt. Số thu nộp vào
NSNN so với số phải thu đạt tỷ lệ khá cao. Số nợ có khả năng thu cuối năm đạt
và vượt chỉ tiêu của Ngành Thuế (Chỉ tiêu của Ngành Thuế: Số nợ có khả năng
thu hàng năm dưới 5% số thu nộp vào NSNN).
. Công tác kiểm tra
Việc kiểm tra đối với hộ kinh doanh nộp thuế GTGT không giống với
hoạt động kiểm tra doanh nghiệp. Hộ kinh doanh nộp thuế khoán được kiểm tra

trên các phương diện như kê khai doanh số có đúng với thực tế kinh doanh hay
không; doanh số ấy có thuộc diện không phải nộp thuế GTGT hàng tháng
không; hộ có ngừng nghỉ kinh doanh thật không hay chỉ làm đơn để được miễn
giảm thuế; kiểm tra xác minh địa điểm kinh doanh của hộ…; Hộ nghỉ kinh
doanh là việc không tránh khỏi song nhiều trường hợp dựa vào đó để trốn thuế.
Quản lý hộ nghỉ kinh doanh rất phức tạp đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ và
am hiểu về địa bàn, địa chỉ thực của hộ kinh doanh mới có thể kiểm tra đạt hiệu
quả cao.
Biểu 6: Kết quả kiểm tra hộ nghỉ kinh doanh giai đoạn 2015-2017
Chỉ
tiêu

Hộ nghỉ KD
Lượt
hộ

Năm

Số thuế
miễn giảm
(đồng)

Học viên: Mỹ Linh

Kết quả kiểm tra
Lượt
Số thuế
Lượt
hộ
truy thu

hộ

(đồng)
KD

Lượt
hộ KT/
Lượt
hộ nghỉ

So sánh
Lượt hộ
Số thuế
có KD/
truy thu/
Lượt hộ
Số thuế
KT
miễn giảm

Trang 13


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2015

1.776 587.121.150

633


21

7.289.426

35,64

3,32

1,24

2016

2.448 972.657.862

691

32 13.350.206

28,23

4,63

1,37

2017

2.304 998.501.446

719


34 15.471.572

31,21

4,73

1,55

2018

858 380.635.656

302

35,20

2,32

0,86

7

3.260.690

Qua số liệu trên cho thấy trong thời gian qua, Chi cục Thuế đã thực hiện
tốt việc kiểm tra hộ nghỉ kinh doanh, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những
hộ cố tình báo nghỉ để được miễn giảm thuế nhưng thực tế vẫn kinh doanh để
đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật.
* Những tồn tại, hạn chế
Công tác quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục

Thuế thành phố Trị Thiên đã đạt được kết quả đáng khích lệ, góp phần phát triển
SXKD, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Đặc biệt là đã tạo ra môi
trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa các hộ kinh doanh.
Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát về công tác quản lý thuế GTGT đối
với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế thực sự chưa đạt hiệu quả như yêu
cầu, thể hiện ở một số nội dung sau:
- Công tác quản lý đối tượng nộp thuế: Vẫn còn nhiều đối tượng chưa
được đưa vào quản lý, năm 2015 còn 18,56%, năm 2016 còn 21,9%, năm 2017
còn 18,2% số hộ chưa được đưa vào quản lý thuế. Đặc biệt năm 2016, số hộ
quản lý, số hộ ghi thu đều thấp hơn so với năm 2015. Bên cạnh đó một số hộ
kinh doanh cá thể qua hình thức thương mại điện tử, bán hàng qua facebook vẫn
chưa được đưa vào quản lý thuế.
- Công tác quản lý doanh thu và thuế: Công tác quản lý doanh thu vẫn
chưa sát với doanh thu thực tế của hộ kinh doanh. Thể hiện ở kết quả sau:
Biểu 7: Thực trạng quản lý doanh thu hộ kinh doanh qua điều tra thí điểm điển
hình giai đoạn 2016-2017
Năm 2016

Năm 2017
Tỷ lệ
khoán /
điều
tra (%)

Số
hộ

DT
khoán
(Tr.đồng)


DT điều
tra
(Tr.đồng)

Sản xuất

10

166,61

181,89

91,60

T. Nghiệp

57

1.470,16

1.620,90

90,70

T
T

Ngành
nghề


1
2

Học viên: Mỹ Linh

Tỷ lệ
khoán/
điều
tra (%)

DT
khoán
(Tr.đồng)

DT điều
tra
(Tr.đồng)

15

249,92

269,60

92,70

70

1.797,93


1.964,95

91,50

Số
hộ

Trang 14


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
3

Ăn uống

13

197,09

203,61

96,80

20

295,64

314,85


93,90

4

Dịch vụ

6

65,01

67,36

96,50

8

81,26

83,17

97,70

86

1.898,87

2.073,77

91,57


113

2.424,74

2.632,56

92,11

Cộng

Từ kết quả điều tra thí điểm điển hình ở biểu trên cho thấy:
+ Năm 2016: Chênh lệch 174,9 triệu đồng/86 hộ, doanh thu khoán đạt
91,57%
+ Năm 2017: Chênh lệch 207,82 triệu đồng/113 hộ, doanh thu khoán đạt
92,11%
Kết quả điều tra điển hình ở các ngành nghề khác nhau cho thấy chênh
lệch giữa doanh thu khoán và doanh thu điều tra là tương đối lớn. Như vậy, tình
trạng thất thu doanh thu khoán trên địa bàn vẫn còn nhiều và phổ biến ở tất cả
các ngành nghề.
- Công tác thu nộp và quản lý nợ thuế
Từ số liệu ở biểu 4 và biểu 5 cho thấy:
+ Kết quả thực hiện dự toán thu thuế GTGT năm 2016 chưa hoàn thành,
mới chỉ đạt 97,84%, việc thu thuế GTGT phát sinh trong các năm vẫn chưa dứt
điểm, nếu loại trừ số thu nợ thì năm 2016 chỉ thu được 8.515,94 triệu đồng, bằng
96,11% số thuế phát sinh phải thu trong năm, năm 2017 cũng chỉ thu được
10.572,32 triệu đồng, bằng 97,09% số thuế phát sinh phải thu trong năm.
+ Nợ có khả năng thu của các năm trước chuyển sang chưa được thu dứt
điểm, tỷ lệ thu nợ của năm 2015 chỉ đạt 90%, năm 2016 đạt 91,83% và năm
2017 đạt 89,26% và 6 tháng đầu năm 2018 mới chỉ đạt .
- Công tác kiểm tra

Việc kiểm tra hộ nghỉ chưa được thực hiện một cách tích cực, theo số liệu
ở biểu 6 cho thấy, việc kiểm tra hộ nghỉ trong gia đoạn từ năm 2015 đến nay
mơi chỉ đạt từ 28,23% đến 35,64% trên số hộ nghỉ kinh doanh.
2.3. Nguyên nhân
* Nguyên nhân của kết quả đạt được
- Chi cục Thuế thường xuyên được sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của
Thành ủy, UBND Thành phố và đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp từ Cục Thuế tỉnh
Bình Trị Thiên, sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể và chính quyền địa
Học viên: Mỹ Linh

Trang 15


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
phương trong công tác quản lý thuế đã tạo nên sức mạnh tổng hợp cùng Chi cục
Thuế thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách trên địa bàn nói chung và quản lý
thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể nói riêng.
- Ngành thuế Bình Trị Thiên nói chung và Chi cục Thuế thành phố Trị
Thiên nói riêng nằm trong tiến trình cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa
hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 nên được Nhà nước quan tâm đầu tư về cơ sở
vật chất, công nghệ thông tin, phương tiện làm việc khá đầy đủ và đồng bộ.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn
nghiệp vụ cho cán bộ công chức đã được quan tâm đúng mức, qua đó đã tăng
cường trách nhiệm, nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ.
* Nguyên nhân tồn tại, hạn chế
- Nguyên nhân khách quan
+ Trình độ dân trí của các hộ kinh doanh còn thấp, ý thức chấp hành pháp
luật thuế chưa cao, đặc biệt là ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường vì mục tiêu
lợi nhuận luôn tiềm ẩn hành vi vi phạm pháp luật khi có điều kiện.
+ Các hành vi gian lận và trốn thuế ngày càng tinh vi. Tình trạng trốn

tránh sự kiểm soát của cơ quan chức năng, nhiều hộ đã có thông báo nghĩa vụ tài
chính nhưng không chấp hành nộp NSNN còn nhiều.
+ Thực hiện quy định tại Khoản 25 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng số
13/2008/QH12 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng số 31/2013/QH13 thì: “Hàng hóa, dịch
vụ của hộ, hộ kinh doanh cá thể có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu
đồng trở xuống” thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT do đó có sự so sánh
giữa các hộ kinh doanh, ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế.
+Năm 2016, tỉnh Bình Trị Thiên nói chung, thành phố Trị Thiên nói riêng
chịu tác động kép của sự cố môi trường biển do Công ty gang thép Hưng Nghiệp
Formosa Hà Tĩnh gây ra và thiên tai lũ lụt vào tháng 10/2016 dẫn đến số hộ kinh
doanh ngừng, nghỉ nhiều nên ảnh hưởng đến công tác thực hiện dự toán thu
cũng như công tác quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể.
- Nguyên nhân chủ quan
+ Hiệu quả của công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế chưa cao,
chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý thu thuế trong giai đoạn mới.
Học viên: Mỹ Linh

Trang 16


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
+ Công tác tổ chức thu thập thông tin từ tổ chức, cá nhân nộp thuế chưa
được đầy đủ, chưa có cơ sở dữ liệu về người nộp thuế để khai thác có hiệu quả
gây khó khăn cho việc xác định tính trung thực, chính xác trong việc kê khai,
thu nộp của người nộp thuế.
+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ thuế còn thấp, không
đủ khả năng để kiểm soát hoạt động kinh doanh cũng như phát hiện và xử lý kịp
thời các hành vi gian lận, trốn lậu thuế. Một số cán bộ thuế tinh thần trách nhiệm
chưa cao, không đi sâu khai thác tình hình thực tế của các hộ kinh doanh.

+ Công tác kiểm tra còn nhiều lúng túng do việc thu thập và xử lý thông
tin chưa tốt, số lượng sai phạm phát hiện được chưa nhiều.
+ Từ năm 2017, thực hiện Quyết định số 46/2016/QĐ-UBND ngày
26/12/2016 của UBND tỉnh Bình Trị Thiên về việc phân cấp nguồn thu, nhiệm
vụ chi giữa các cấp ngân sách địa phương tỉnh Bình Trị Thiên năm 2017 và thời
kỳ ổn định ngân sách nhà nước 2017 - 2020 theo quy định của Luật Ngân sách
nhà nước, theo đó khoản thu thuế GTGT của hộ cá thể Ngân sách của thành phố
hưởng 100%, Ngân sách các phường xã không được phân chia từ khoản thu này
nên một số phường xã thiếu tích cực trong việc phối hợp với Chi cục Thuế trong
việc quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.
2.4. Những bài học kinh nghiệm
Từ thực tiễn công tác quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể tại
Chi cục Thuế thành phố Trị Thiên trong thời gian qua, có thể rút ra một số bài
học kinh nghiệm sau:
Một là,Quán triệt sâu sắc quan điểm đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của cấp uỷ cấp trên và nhiệm vụ của ngành,
từ đó cụ thể hoá thành các chương trình hành động, kế hoạch công tác để chỉ đạo
triển khai thực hiện.
Hai là: Tranh thủ sự lãnh đạo của Thành ủy, UBND thành phố, sự chỉ đạo
về chuyên môn của Cục Thuế tỉnh. Thường xuyên theo dõi, phân tích đánh giá
các yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách để kịp thời báo cáo Cục Thuế, Uỷ ban
nhân dân các cấp nắm bắt để điều hành công tác thu ngân sách nói chung, thu
thuế GTGT nói riêng trên địa bàn. Tính toán cụ thể các khoản giảm thu do kinh
tế, do chính sách; đồng thời rà soát lại nguồn thu trên địa bàn, kịp thời phát hiện
Học viên: Mỹ Linh

Trang 17


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

những khoản thu có thể tăng thu để từ đó có các biện pháp quản lý cụ thể, sát
thực cho từng địa bàn, từng lĩnh vực.
Ba là: Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện quản lý hộ kinh
doanh.
Quản lý thuế là công việc chung của bộ máy Nhà nước. Thực tế cho thấy,
chính quyền ở đâu mạnh, ở đó công tác thu Ngân sách đạt kết quả rất tốt và
ngược lại. Cơ quan thuế cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật thuế và
yêu cầu thực hiện đối với cán bộ công chức trong các cơ quan nhà nước, là
thành phần đầu tiên tự giác thực hiện trước khi yêu cầu nhân dân tự giác chấp
hành.
Bốn là: Thực hiện tốt các chức năng quản lý thuế:
Luật quản lý thuế đã tạo khung pháp lý cơ bản, thống nhất chính sách
quản lý thu thuế, đồng bộ với các luật thuế và thông lệ quốc tế, tạo điều kiện cho
công tác quản lý thuế thay đổi phương thức quản lý theo cơ chế người nộp thuế
tự tính, tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm về thực hiện nghĩa vụ thuế
theo pháp luật thuế; cơ quan thuế thực hiện quản lý thuế chủ yếu theo chức năng
kết hợp một phần với quản lý theo đối tượng (tuyên truyền hỗ trợ; đăng ký, kê
khai; kiểm tra, thanh tra và quản lý nợ thuế...). Việc thực hiện tốt các chức năng
được quy định tại Luật quản lý thuế đã giúp Chi cục Thuế thành phố Trị Thiên
hoàn thành nhiệm vụ trong những năm gần đây.
Năm là: Ứng dụng CNTT đẩy nhanh tiến độ cải cách hành chính thuế và
hiện đại hoá công tác quản lý thuế.
Để phục vụ tốt NNT và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, Chi cục
Thuế thành phố Trị Thiên đã đầu tư thiết bị, triển khai tốt các ứng dụng phần
mềm vào các khâu quản lý thuế và quản lý nội bộ cơ quan. Đến nay, tỷ lệ ứng
dụng tin học đạt khoảng 80% các công việc quản lý thuế, tự động hoá hầu hết
các chức năng quản lý thuế chủ yếu như: đăng ký thuế, xử lý kê khai, nộp thuế,
kế toán thuế, quản lý nợ, thanh kiểm tra.
Sáu là: Coi trọng công tác cán bộ, thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công

chức, để từ đó nâng cao chất lượng thực thi công vụ.
III. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC

Học viên: Mỹ Linh

Trang 18


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ Ở CHI CỤC
THUẾ THÀNH PHỐ TRỊ THIÊN

3.1. Phương hướng
Nội dung chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 xác định:
“Xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả,
phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mức động
viên hợp lý nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước và là một trong
những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả, hiệu lực của Đảng và Nhà
nước. Xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; công tác
quản lý thuế, phí và lệphí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện
dựa trên ba nền tảng cơ bản: thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ
tục hành chính thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế; nguồn
nhân lực có chất lượng, liêm chính; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có
tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao.
...
Đối với Thuế GTGT: Sửa đổi, bổ sung theo hướng giảm bớt số lượng
nhóm hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT; giảm bớt nhóm hàng hóa, dịch
vụ chịu thuế suất 5%; bổ sung quy định để xác định đúng cơ chế thu đối với một
số loại hàng hóa, dịch vụ mới phát sinh theo sự phát triển của kinh tế thị trường;
nghiên cứu đến năm 2020 áp dụng cơ bản một mức thuế suất (không kể mức

thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu); hoàn thiện phương
pháp tính thuế, tiến tới cơ bản thực hiện phương pháp khấu trừ thuế; quy định về
ngưỡng doanh thu để áp dụng hình thức kê khai thuế GTGT phù hợp với cơ chế
kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và thông lệ quốc tế”.
Nội dung của chiến lược cải cách hệ thống thuế về quản lý thuế đặt ra cho
ngành Thuế nói chung và Chi cục Thuế thành phố Trị Thiên phải: Đẩy mạnh,
thực hiện nghiêm các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành
chính; thực hiện cơ chế liên thông giữa thủ tục hành chính thuế với một số thủ
tục hành chính khác có liên quan, nhằm tạo thuận lợi và giảm thời gian thực hiện
các thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký khai thuế của người nộp thuế; Tổng kết
thực tiễn, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn
thi hành Luật, trong đó nghiên cứu, sửa đổi quy định về thời gian khai thuế, nộp
Học viên: Mỹ Linh

Trang 19


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
thuế để giảm tần suất kê khai, nộp thuế, chi phí của người nộp thuế, thay đổi
phương pháp tính thuế, mức thuế theo hướng đơn giản, tạo thuận lợi cho người
nộp thuế; chuẩn hóa quy trình quản lý thuế trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông
tin đảm bảo thống nhất, có tính liên kết cao; Phân loại người nộp thuế để áp
dụng các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ thực thi pháp luật thuế phù hợp với từng
nhóm người nộp thuế; cung cấp các dịch vụ tra cứu hoặc trao đổi thông tin điện
tử về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
Thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro, phân loại người nộp thuế tại tất cả
các khâu đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế; xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm pháp luật thuế; Tăng cường đổi mới áp dụng các biện pháp,
kỹ năng để giám sát quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế theo hướng xây dựng,
hoàn thiện hệ thống tiêu chí rủi ro để phục vụ công tác quản lý nợ thuế và đánh

giá kết quả của hoạt động quản lý nợ thuế; Xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý
thuế hiện đại, hiệu lực, hiệu quả phù hợp với yêu cầu thực thi nhiệm vụ của cơ
quan thuế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng yêu
cầu quản lý thuế hiện đại theo nguyên tắc tập trung thống nhất; Cơ cấu nguồn
nhân lực phù hợp với nhiệm vụ quản lý thuế, đẩy mạnh phân cấp quản lý cán bộ,
xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thuế chuyên nghiệp, chuyên sâu, trung thực,
trong sạch; tăng cường kiểm tra, giám sát thực thi công vụ của cán bộ, công
chức thuế; Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức Hội đồng tư vấn thuế
xã, phường; xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, trụ sở làm việc,
trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, đồng bộ; triển khai thực hiện cơ chế quản lý tài
chính gắn với nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước tạo điều kiện để hiện đại hóa
ngành thuế nhằm quản lý thu có hiệu quả.
Phát huy vai trò trách nhiệm của cấp uỷ, đảng viên và mỗi cán bộ, công
chức thuế. Nâng cao năng lực và sức chiến đấu, phát huy sức mạnh đoàn kết của
Đảng bộ, cùng với ngành Thuế thực hiện Chiến lược cải cách hiện đại hệ thống
Thuế với mục tiêu công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch,
đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản: thể chế chính sách
thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học phù hợp
với thông lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính; ứng dụng công
nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao.
Học viên: Mỹ Linh

Trang 20


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
3.2. Mục tiêu
- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế. Người nộp thuế thấy được
nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước.
- Nâng cao năng lực quản lý thuế của công chức ngành thuế về nghiệp vụ

chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp; Đến năm 2020 Việt Nam đuổi kịp
trình độ Quản lý thuế của các nước trong khu vực .
- Xã hội hóa công tác thuế: Có thể được hiểu là công tác thuế phải được
nhiều tổ chức, cá nhân tham gia, từ khâu dự thảo ban hành Luật đến khi Luật đi
vào cuộc sống. Từ đó, góp phần xây dựng chính sách thuế một cách dân chủ,
minh bạch, nâng cao các quyền của người nộp thuế, quyền giám sát của người
dân; đồng thời tạo ra sự thay đổi cơ bản về nhận thức của xã hội, nâng cao ý
thức nghĩa vụ thuế, xây dựng cộng đồng trách nhiệm của mọi tổ chức cá nhân
trong xã hội đối với công tác thuế.
- Hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN hàng năm, Tỷ lệ tăng thu Ngân
sách bình quân 19-21% /năm.
- Giảm tỷ lệ nợ đọng thuế dưới 5 % trên tổng thu NSNN theo yêu cầu.
- Đảm bảo 100% cán bộ công chức thuế được đào tạo đảm đương được
nhiệm vụ quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.
3.3. Những giải pháp cơ bản
Thứ nhất, Công tác lập và triển khai thực hiện dự toán
Tăng cường công tác dự báo, xây dựng dự toán thu thuế hiện nay thực
hiện theo quy định Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015.
Cần chú ý đến các yếu tố tăng, giảm thu do thực hiện các Luật thuế mới
được sửa đổi, bổ sung (Luật Quản lý thuế, TNCN, TNDN, GTGT) cùng với các
các khoản thu được miễn giảm, gia hạn, điều chỉnh bởi Quốc hội, Chính phủ để
xây dựng dự toán thu NSNN sát đúng thực tế nhằm khuyến khích tăng thu ngân
sách.
Căn cứ vào nhiệm vụ chính trị được giao, Phòng Tài chính Kế hoạch và
Chi cục Thuế tiến hành rà soát nguồn thu trên địa bàn xây dựng dự toán cụ thể
cho từng sắc thuế, đơn vị xã, phường, gắn chỉ tiêu chi ngân sách với việc thực
hiện nhiệm vụ thu.
Thứ hai, Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế
Học viên: Mỹ Linh


Trang 21


×