NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIA TRỊ GIA TĂNG
ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ.
1.1. Hộ kinh doanh cá thể và thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá
thể.
1.1.1. Hộ kinh doanh cá thể.
Hộ kinh doanh cá thể là hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt
Nam ( hoặc một nhóm người hay một hộ gia đình) làm chủ, chỉ được đăng ký
kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con
dấu riêng và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động
kinh doanh.
Trường hợp hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối,
những người bán rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ
có thu nhập thấp thì không phải đăng ký kinh doanh; trừ các trường hợp kinh
doanh có điều kiện.
Trường hợp hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động
thì phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp.
1.1.2. Nội dung cơ bản của thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể.
* Khái niệm về thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể:
Thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể là loại thuế gián thu,
đánh vào phần giá trị tăng thêm của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong
quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
* Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng : là tất cả các hộ có hoạt động sản
xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.
* Hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo kê khai có thể nộp thuế theo các
phương pháp sau:
Phương pháp khấu trừ:
Áp dụng đối với các hộ kinh doanh lớn, chấp hành đầy đủ chế độ kế toán,
hóa đơn, chứng từ mua bán hàng hóa, hạch toán được cả đầu vào, đầu ra.
Theo luật thuế GTGT mới được thông qua tại kỳ họp thứ ba Quốc Hội
khoá XII ngày 03/06/2008 và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2009 thì:
Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
Trong đó:
Thuế GTGT đầu vào: là số thuế được ghi trên hóa đơn mua hàng.
Thuế GTGT đầu
ra
=
Giá tính thuế của
hàng hóa, dịch vụ
chịu thuế bán ra
×
Khối lượng hàng hóa
bán ra
×
Thuế suất thuế GTGT
của hàng hóa, dịch vụ
tương ứng
- Phương pháp trực tiếp:
+ Đối với những hộ kinh doanh đã thực hiện đầy đủ chế độ hoá đơn,
chứng từ (hàng hoá mua vào và bán ra đều có chứng từ, hoá đơn hợp lệ)
Thuế GTGT
phải nộp
=
GTGT của hàng hoá, dịch
vụ
×
Thuế suất thuế GTGT tương
ứng
GTGT của hàng hoá, dịch vụ
mua vào
= Doanh số bán ra ×
Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ
mua vào
+ Đối với những hộ kinh doanh đã thựuc hiện đầy đủ chế độ hoá đơn
chứng từ khi bán hàng hoá, dịch vụ khi mua vào nhưng lại không có đủ hoá đơn
chứng từ đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào thì đăng ký nộp thuế theo phương
pháp trực tiếp:
Thuế GTGT phải nộp = Doanh số bán ra ×
Thuế suất thuế GTGT tương
ứng
+ Đối với hộ nộp thuế theo phương pháp ấn định doanh thu ( phương
pháp khoán)
Áp dụng với những hộ kinh doanh không thực hiện đầy đủ chế độ kế
toán, chế độ hoá đơn, chứng từ khi mua bán hàng hoá, dịch vụ ( theo quy định
những hộ này thường là những hộ kinh doanh nhỏ, bán lẻ và kinh doanh nhiều
mặt hàng vụn vặt, bán hàng có thể không có hoá đơn chứng từ):
Thuế GTGT phải nộp = Doanh số ấn
định
× Tỷ lệ GTGT × Thuế suất thuế
GTGT
1.2. Công tác quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể.
1.2.1. Khái niệm, mục đích, yêu cầu của công tác quản lý thu thuế GTGT đối
với hộ kinh doanh cá thể.
* Khái niệm về quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể.
+ Theo nghĩa rộng: Quản lý thu thuế GTGT đối với những hộ kinh doanh
cá thể là sự tác động có chủ đích của cơ quan chức năng trong bộ máy Nhà nước
đối với quá trình từ lựa chọn và ban hành hệ thống luật thuế GTGT, tổ chức
thực hiện luật thuế GTGT đến việc thanh tra thuế đối với hộ kinh doanh cá thể
để thay đổi quá trình này nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và đạt
được mục tiêu mà Nhà nước đặt ra.
+ Theo nghĩa hẹp: Quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể
chỉ bao gồm các hoạt động hành pháp ( tức là các hoạt động sau khi đã có chính
sách thuế GTGT). Các hoạt động đó bao gồm : tuyên truyền phổ biến các luật
thuế; tổ chức quản lý thu thuế ( quản lý đối tượng nộp thuế, quản lý theo quy
trình thu thuế, tính thuế, thu nộp tiền thuế); thanh tra thuế.
* Mục đích của công tác quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá
thể.
+ Tăng thu cho ngân sách Nhà nước.
Số thu thuế hàng năm ở nước ta chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số thu
của ngân sách Nhà nước. Mặc dù số thuế thu được từ thành phần kinh tế cá thể
chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng thu nhập Ngân sách Nhà nước nhưng đây lại là
lĩnh vực phức tạp, khó quản lý. Vì vậ làm tốt công tác quản lý thu thuế GTGT
đối với hộ kinh doanh cá thể sẽ có tác dụng động viên,tăng thu cho ngân sách
Nhà nước.
+ Thực hiện vai trò quản lý của Nhà nước đối với khu vực kinh tế cá thể.
Vai trò của thuế không mang tính khách quan, mà nó là kết quả của
những tác động từ phía con người. Những tác động này được thực hiện thông
qua những công việc cụ thể trong công tác quản lý thu thuế.
+ Tăng cường ý thức chấp hành pháp luật về thuế cho các hộ kinh doanh.
Qua công tác tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các
luật thuế nói chung và luật thuế GTGT nói riêng; cùng với việc tăng cường tính
pháp chế của các luật thuế, ý thức chấp hành các luật thuế được nâng cao. Từ đó
tạo cho mọi tầng lớp dân cư thói quen “Sống và làm việc theo pháp luật”.
* Yêu cầu của công tác quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá
thể.
- Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục thường xuyên về luật thuế GTGT để
các đối tượng nộp thuế hiểu và tự giác chấp hành.
- Khai thác triệt để các nguồn thu, kết hợp nuôi dưỡng nguồn thu.
+ Thu hết thuế, không để nợ đọng.
+ Kiểm tra, giám sát các hộ nghỉ kinh doanh.
+ Quản lý tất cả các đối tượng tham gia sản xuất, kinh doanh.
+ Quản lý sát doanh thu thực tế của các đối tượng nộp thuế.
- Thực hiện đầy đủ quy trình nghiệp vụ của ngành đã đề ra đối với từng
loại đối tượng kinh doanh.
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối
với hộ kinh doanh cá thể.
1.2.2.1. Hệ thống chính sách thuế.
Để cho các đối tượng nộp thuế tự giác chấp hành nghĩa vụ của mình thì
trước hết bản thân họ phải hiểu rõ về luật thuế đó, phải tự tính ra được số
thuế mà họ phải nộp và số thuế này phải nằm trong khả năng đóng góp của
họ. Vì vậy luật thuế GTGT phải có nội dung đơn giản, dễ hiểu, mang tính
phổ thông, phù hợp với trình độ của người nộp thuế và quan trọng là mức
thuế suất phải phù hợp. Có như vậy mới tăng được tính hiệu quả của công tác
quản lý thu thuế.
1.2.2.2. Cơ quan quản lý thu thuế.
+ Công tác tổ chức thi đua, tuyên truyền:
Công tác tổ chức thu thập thông tin từ đối tượng nộp thuế, từ các tổ
chức cá nhân liên quan ảnh hưởng đến tính trung thực và tính chính xác việc
kê khai của đối tượng nộp thuế . Cơ quan thuế cần tăng cường những biện
pháp phối hợp với các ngành các cấp có liên quan để chống gian lận, trốn
thuế, thu hồi số nợ đọng và khai thác đầy đủ các nguồn thu ngân sách Nhà
nước.
+ Trình độ nghiệp vụ và trách nhiệm của cán bộ quản lý thu thuế có ý
nghĩa quyết định đến kết qủa công tác quản lý thuế. Nhân tố này có tác động
đến tất cả các nội dung của công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh
doanh cá thể, từ tổ chức thực hiện chính sách đến thanh tra thuế.
Trong quá trình quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể có thể
gặp khó khăn, nhiều vấn đề cần tháo gỡ. Vì vậy, đòi hỏi cán bộ thuế phải có
trách nhiệm cao mới có thể kiểm soát chặt chẽ các đối tượng nộp thuế từ khu
vực kinh tế cá thể này.
+ Phương tiện làm việc, chế độ lương bổng, khen thưởng, kỷ luật là
những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế.
Nếu một hệ thống thu thuế được kết nối bằng mạng nội bộ, phương tiện
kỹ thuật hiện đại sẽ giúp cho việc quản lý thu thuế hiệu quả, kịp thời và tiết
kiệm chi phí hơn so với quản lý theo kiểu thủ công.
Ngoài ra chế độ lương bổng, khen thưởng hợp lý để động viên các cán bộ
thuế hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao cũng là một yếu tố quan trọng trong
công tác quản lý thuế.
1.2.2.3. Sự tự nguyện, ý thức chấp hành của đối tượng nộp thuế.
Ý thức chấp hành pháp luật nói chung và pháp luật về thuế nói riêng tỷ lệ
thuận với ý thức về trách nhiệm nộp thuế. Khi đối tượng nộp thuế có ý thức