Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Hồ sơ kiểm sát án hình sự qua thực tiễn tại VKSND thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.72 KB, 25 trang )

Bài thu hoạch

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu về nhiệm vụ nghiên cứu:
Trong bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Viện kiểm
sát nhân dân (VKSND) cũng như các cơ quan tư pháp khác giữ vai trò quan
trọng trong việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, duy trì trật tự pháp luật, bảo
đảm sự ổn định của xã hội. Với phạm vi chức năng của mình, VKSND còn có
trách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc phòng ngừa tội phạm
và giáo dục pháp luật. Để thực hiện vai trò cũng như trách nhiệm quan trọng đó,
pháp luật đã quy định cho VKSND có các chức năng cụ thể, theo đó: “VKSND
thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp” (Điều 107 Hiến pháp
năm 2013 và Điều 2 Luật Tổ chức VKSND năm 2014) và theo tinh thần Nghị
quyết 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 xác định:
“Trước mắt, VKSND giữ nguyên chức năng như hiện nay là thực hành quyền
công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp”. Vì thế, Nhà nước đòi hỏi VKSND
giám sát, thực hiện và bảo đảm một nền tố tụng văn minh, công bằng, khách
quan, trong sạch, đúng pháp luật và có hiệu quả.
Hiện nay, đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh hội nhập quốc tế với
những thay đổi lớn về mọi mặt của đất nước, từ kinh tế - chính trị cho đến văn
hoá - xã hội. Cùng với sự nghiệp phát triển chung của cả nước, thị xã Điện Bàn
– Quảng Nam đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế, văn hoá, xã hội.
Tuy nhiên, đi kèm với đó là sự gia tăng của tình hình tội phạm và tình trạng vi
phạm pháp luật, tệ nạn xã hội, dẫn đến diễn biến tội phạm ngày một phức tạp.
Do đó, VKSND thị xã Điện Bàn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động,
tự giác đấu tranh và phòng ngừa tội phạm, xử lý nghiêm minh kịp thời không bỏ
lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
Qua thời gian học tập ở trường Đại học Vinh và thực tập tại VKSND thị
xã Điện Bàn đã giúp em nhận thức được những nhiệm vụ, hoạt động của


VKSND. Nhưng việc em chuyên tâm nhất là nghiên cứu hồ sơ kiểm sát án hình
sự vì hoạt động này giúp em củng cố thêm phần kiến thức, có nhiều kinh nghiệm

SV: Nguyễn Việt Vương

Trang 1

MSSV: 165D3801015022


Bài thu hoạch

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo

và áp dụng lý thuyết đã học vào thực tế, hiểu rõ hơn về bài học và thấy được
những thiếu sót trong quá trình thực tập nhằm hoàn thành tốt công việc được
giao. Để đánh giá đúng thực trạng tình hình và đề ra những giải pháp phù hợp,
em đã nhận nhiệm vụ “Nghiên cứu hồ sơ kiểm sát án hình sự qua thực tiễn tại
VKSND thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” để làm bài thu hoạch thực tập cuối
khoá.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu tập trung nghiên cứu về hồ sơ kiểm sát các vụ án
hình sự tại VKSND thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Phạm vi nghiên cứu tại VKSND thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp được sử dụng trong bài thu hoạch gồm:
- Phương pháp phân tích;
- Phương pháp tổng hợp;
- Phương pháp hệ thống;
- Phương pháp so sánh.


SV: Nguyễn Việt Vương

Trang 2

MSSV: 165D3801015022


Bài thu hoạch

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo

B. NỘI DUNG
1. Tổng quan về VKSND thị xã Điện Bàn:
Điện Bàn là thị xã đồng
bằng ven biển phía Bắc của
tỉnh Quảng Nam. Lịch sử
hình thành và phát triển của
Điện Bàn gắn liền với quá
trình mở đất của dân tộc Việt
về phương Nam. Điện Bàn có
diện tích tự nhiên là 21.471
ha, trong đó có 10.046 ha đất
nông nghiệp. Dân số có 203.295 người. Đơn vị hành chính gồm 20 xã,
phường trong đó phường Vĩnh Điện là trung tâm Thị xã. Địa bàn thị xã Điện
Bàn trải từ 15050 đến 15057 độ vĩ Bắc và từ 1080 đến 108020’ độ kinh Đông,
cách thành phố Tam Kỳ 48km về phía Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 25km về
phía Nam.
- Phía Bắc giáp huyện Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng);
- Phía Nam giáp huyện Duy Xuyên;

- Phía Đông Nam giáp thành phố Hội An;
- Phía Đông giáp biển Đông;
- Phía Tây giáp huyện Đại Lộc.
Ngày 11 tháng 3 năm 2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có Nghị
quyết công nhận Điện Bàn thành Thị xã. Đây là dấu ấn vô cùng quan trọng,
khẳng định vai trò, vị thế của Điện Bàn, là động lực mạnh mẽ để Điện Bàn tiếp
tục phát triển trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng thị xã
Điện Bàn ngày càng giàu đẹp, văn minh.
VKSND thị xã Điện Bàn tiền thân là VKSND huyện Điện Bàn, tỉnh
Quảng Nam khi mới thành lập đã gặp không ít khó khăn về mọi mặt nhưng được

SV: Nguyễn Việt Vương

Trang 3

MSSV: 165D3801015022


Bài thu hoạch

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo

sự quan tâm của Lãnh đạo VKSND tỉnh, Thị ủy, UBND Thị xã trong những năm
qua đơn vị đã từng bước được củng cố và cho đến nay cơ bản đã kiện toàn được
bộ máy và cán bộ đáp ứng yêu cầu công tác.
1.1. Vị trí, chức năng của VKSND thị xã Điện Bàn:
VKSND thị xã Điện Bàn là cơ quan thực hành quyền công tố (THQCT),
kiểm sát hoạt động tư pháp (KSHĐTP) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam trên địa bàn thị xã Điện Bàn, là đơn vị VKSND huyện trực thuộc
VKSND tỉnh Quảng Nam, thực hiện chức năng THQCT, KSHĐTP. Trong thực

hiện chức năng và nhiệm vụ của Ngành, VKSND thị xã Điện Bàn luôn bám sát
các Nghị quyết của Đảng, các chủ trương, chính sách lớn của Nhà nước, tập
trung thực hiện tốt Luật Tổ chức VKSND và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn
nghiệp vụ của VKSND tối cao, VKSND tỉnh. Qua đó, hoạt động công tác kiểm
sát đã đáp ứng được yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo luật định và
phục vụ tốt yêu cầu chính trị tại địa phương; đảm bảo cho pháp luật được chấp
hành nghiêm chỉnh và thống nhất; góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo
vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự,
nhân phẩm của công dân; bảo đảm mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước,
của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải xử lý theo pháp
luật.
Trong công tác, VKSND thị xã Điện Bàn đã chủ động phối hợp chặt chẽ
với các ban ngành trên địa bàn thị xã, nhất là với ngành tư pháp để có biện pháp
kiên quyết đấu tranh với các loại tội phạm, đảm bảo cho sự ổn định và phát triển
kinh tế - xã hội, an ninh chính trị; tăng cường các biện pháp nghiệp vụ nhằm
chống để lọt tội phạm và làm oan người vô tội. Tập trung đi sâu nghiên cứu nắm
bắt, phát hiện các vi phạm trong hoạt động tư pháp để từ đó kháng nghị, kiến
nghị yêu cầu thực hiện đúng quy định của pháp luật góp phần hạn chế tối đa
những thiếu sót của các cơ quan tư pháp.
1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND thị xã Điện Bàn:

SV: Nguyễn Việt Vương

Trang 4

MSSV: 165D3801015022


Bài thu hoạch


GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo

Theo Điều 3, Điều 4 Luật Tổ chức VKSND năm 2014 quy định VKSND
thực hiện các nhiệm vụ như sau:
* Khi thực hiện chức năng THQCT, VKSND có nhiệm vụ, quyền hạn
sau đây:
a) Yêu cầu khởi tố, hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án
trái pháp luật, phê chuẩn, không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ
quan điều tra (CQĐT), cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra; trực tiếp khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong những trường hợp do Bộ
luật tố tụng hình sự (BLTTHS) quy định;
b) Quyết định, phê chuẩn việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp
hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết tố giác, tin báo
về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra, truy tố theo quy
định của BLTTHS;
c) Hủy bỏ các quyết định tố tụng trái pháp luật khác trong việc giải quyết
tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra của
CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
d) Khi cần thiết đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu CQĐT, cơ quan được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện;
đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp tài liệu để làm rõ
tội phạm, người phạm tội;
e) Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; tiến
hành một số hoạt động điều tra để làm rõ căn cứ quyết định việc buộc tội đối với
người phạm tội;
g) Điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, các tội phạm về
tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật;
h) Quyết định việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn điều tra, truy
tố;
i) Quyết định việc truy tố, buộc tội bị cáo tại phiên Tòa;


SV: Nguyễn Việt Vương

Trang 5

MSSV: 165D3801015022


Bài thu hoạch

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo

k) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp VKSND
phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội;
l) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc buộc tội đối với người
phạm tội theo quy định của BLTTHS.
* Khi thực hiện chức năng KSHĐTP, VKSND có nhiệm vụ, quyền hạn
sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tư pháp theo
đúng quy định của pháp luật; tự kiểm tra việc tiến hành hoạt động tư pháp thuộc
thẩm quyền và thông báo kết quả cho VKSND; cung cấp hồ sơ, tài liệu để
VKSND kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định trong hoạt động tư
pháp;
b) Trực tiếp kiểm sát; xác minh, thu thập tài liệu để làm rõ vi phạm pháp
luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp;
c) Xử lý vi phạm; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền khắc phục, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật trong hoạt động tư
pháp; kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi
phạm pháp luật và tội phạm;
d) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kiến

nghị hành vi, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kháng nghị hành vi,
quyết định có vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền khác trong
hoạt động tư pháp;
đ) Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; giải
quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền;
e) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong KSHĐTP theo quy định của
pháp luật.
1.3. Cơ cấu tổ chức của VKSND thị xã Điện Bàn:
Cùng với sự phát triển chung cả nước, Điện Bàn đang chuyển mình thay
đổi sự phát triển khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, còn có nhiều cụm
công nghiệp vừa và nhỏ phát triển đều khắp trên toàn địa bàn thị xã. Thị xã Điện
SV: Nguyễn Việt Vương

Trang 6

MSSV: 165D3801015022


Bài thu hoạch

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo

Bàn trở thành địa phương phát triển kinh tế bậc nhất phía Tây Bắc của tỉnh
Quảng Nam. Bên cạnh những thành quả đã đạt được, thị xã Điện Bàn nói riêng,
tỉnh Quảng Nam nói chung phải đối mặt với nhiều thách thức trong đó có sự gia
tăng của các loại tệ nạn xã hội và tội phạm. Với chức năng, nhiệm vụ của mình,
từ khi ra đời VKSND thị xã Điện Bàn đã góp phần vào việc kiểm sát các hoạt
động từ điều tra đến thi hành án của các loại tội phạm từ đó giảm thiểu được
phần nào vấn đề tôi phạm trên địa bàn Thị xã. Để làm được điều đó VKSND thị
xã phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, thống nhất toàn diện với nhau.

Năm 2017, VKSND thị xã Điện Bàn có 18 cán bộ công chức và hợp đồng
lao động. Trong đó:
- 01 Viện trưởng,

- 02 Phó Viện trưởng,

- 06 Kiểm sát viên,

- 01 Kiểm tra viên,

- 04 Chuyên viên,

- 01 Kế toán kiêm văn thư,

- 01 hợp đồng bảo vệ,

- 01 lái xe và 01 tạp vụ.

Cán bộ làm công tác nghiệp vụ đều có trình độ đại học.
2. Quá trình tìm hiểu thu thập thông tin và hoạt động nghiên cứu hồ sơ
kiểm sát án hình sự tại VKSND thị xã Điện Bàn:
Trong thời gian thực tập từ 26/02/2018 đến 31/3/2018 tại VKSND thị xã
Điện Bàn, em đã thực hiện những nhiệm vụ khác nhau như:
- Tìm hiểu về công tác THQCT, KSHĐTP của VKSND thị xã Điện Bàn;
- Phô-tô hồ sơ (hồ sơ vụ, việc dân sự; hồ sơ vụ án hình sự);
- Sắp xếp hồ sơ kiểm sát án hình sự (theo Quyết định 590/QĐ-VKSTCV3 ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Viện trưởng VKSND tối cao Ban hành quy
định về lập hồ sơ kiểm sát án hình sự);
- Đóng dấu và ghi số thứ tự bút lục biên bản, tài liệu có trong hồ sơ kiểm
sát án hình sự;
- Ghi bản thống kê tài liệu có trong hồ sơ kiểm sát án hình sự;

- Cùng Kiểm sát viên đến Nhà tạm giữ để thực hiện công tác kiểm sát việc
tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự;

SV: Nguyễn Việt Vương

Trang 7

MSSV: 165D3801015022


Bài thu hoạch

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo

- Tham gia công tác khám nghiệm tử thi (vụ “Tai nạn giao thông” tại
phường Vĩnh Điện) và khám nghiệm hiện trường (vụ “Người chết trên sông” tại
xã Điện Phước) cùng Kiểm sát viên;
- Tham gia phiên toà sơ thẩm hình sự (vụ “Trộm cắp tài sản” với 02 bị
cáo là Duy và Mạnh) và phiên toà sơ thẩm dân sự (vụ “Ly hôn – Tranh chấp
nuôi con” giữa Ly và An) cùng Kiểm sát viên.
Tuy thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau nhưng nhiệm vụ chủ yếu của em
là nghiên cứu các hồ sơ vụ án hình sự, thứ nhất là để biết về thành phần tài liệu
có trong một hồ sơ hoàn chỉnh, thứ hai là nhận định về các tình tiết trong trong
hồ sơ vụ án hình sự (lời khai của bị hại, của người biết việc, biên bản khám
nghiệm hiện trường,…) qua đó tham mưu với Kiểm sát viên thụ lý vụ án để đề
xuất với CQĐT điều tra thêm những nội dung còn mâu thuẫn hoặc chưa rõ ràng
trong vụ án. Sau đây, em xin nêu thực trạng công tác THQCT, KSHĐTP của
VKSND thị xã Điện Bàn và các vụ án hình sự cụ thể mà em đã tham gia nghiên
cứu cùng Chuyên viên và Kiểm sát viên tại VKSND thị xã Điện Bàn.
2.1. Thực trạng công tác THQCT, KSHĐTP của VKSND thị xã Điện

Bàn:
a. Những kết quả đạt được:
- THQCT, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm và kiến nghị khởi tố:
Năm 2017, VKSND thị xã Điện Bàn đã kiểm sát 147 tố giác, tin báo về
tội phạm (thụ lý mới 136 tin, trong đó có 82 tố giác, 53 tin báo và 01 kiến nghị
khởi tố). CQĐT đã giải quyết 136 tin, đạt tỷ lệ 92,5% trong đó khởi tố 101 vụ,
không khởi tố 34 vụ, xử lý khác 01 tin. Hiện còn 11 tin đang giải quyết, có 01
tin tồn của năm 2016 chuyển qua, chiếm tỷ lệ 0,68%.
- THQCT và kiểm sát điều tra vụ án hình sự:
Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra 116 vụ/161 bị can (khởi tố
mới 101 vụ/134 bị can, giảm 04 vụ, tăng 06 bị can so với cùng kỳ năm 2016,
chuyển đi nơi khác 04 vụ/ 04 bị can, nơi khác chuyển đến 02 vụ/ 03 bị can). Cơ

SV: Nguyễn Việt Vương

Trang 8

MSSV: 165D3801015022


Bài thu hoạch

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo

quan điều tra đã giải quyết 102 vụ/135 bị can, đạt tỷ lệ 88%. Trong đó kết thúc
điều tra đề nghị truy tố 79 vụ/127 bị can; đình chỉ điều tra 05 vụ/04 bị can; tạm
đình chỉ điều tra 18 vụ/04 bị can. Số án còn tại Cơ quan điều tra 14 vụ/26 bị can.
- THQCT và KSHĐTP trong giai đoạn truy tố:
Nhờ kiểm sát chặt chẽ ngay từ khi có tố giác, tin báo về tội phạm, bám sát

quá trình điều tra nên việc giải quyết vụ án được kịp thời, đúng quy định của
pháp luật. Trong kỳ thụ lý giải quyết 81 vụ/129 bị can (thụ lý mới 81 vụ/129 bị
can, trong đó cấp trên ủy quyền truy tố 02 vụ/02 bị can) tăng 10 vụ/17 bị can so
với cùng kỳ năm 2016; đã giải quyết 81 vụ/129 bị can, trong đó truy tố 80
vụ/128 bị can, đình chỉ 01 vụ/01 bị can, đạt tỷ lệ 100%. Ban hành 01 Yêu cầu
Cơ quan điều tra ra Quyết định truy nã đối với bị can bỏ trốn trong giai đoạn
truy tố.
- THQCT và kiểm sát xét xử vụ án hình sự:
Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử 99 vụ/177 bị cáo (tăng 07
vụ/03 bị cáo so với cùng kỳ năm 2016). Tòa án đã đưa ra xét xử 77 vụ/142 bị
cáo. Hiện còn 22 vụ/35 bị cáo chưa giải quyết.
- Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự:
* Công tác kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam:
VKSND thị xã Điện Bàn đã kiểm sát 23 người bị tạm giữ mới (giảm 12
người so với cùng kỳ năm 2016); giải quyết 23 người, đạt tỷ lệ 100%, trong đó
khởi tố bị can chuyển tạm giam 19 người, khởi tố áp dụng biện pháp ngăn chặn
khác 03 người, Viện kiểm sát không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp 01 người.
Đã kiểm sát 68 bị can bị tạm giam (số mới 36 bị can, nơi khác chuyển đến
15 bị can, giảm 26 bị can so với cùng kỳ năm 2016); các cơ quan tiến hành tố
tụng đã giải quyết 46 bị can, gồm thay đổi biện pháp tạm giam 05, chuyển đi nơi
khác 40, Hội đồng xét xử tuyên hình phạt tù bằng thời gian tạm giam 01; hiện
còn 22 bị can đang tạm giam.
* Công tác kiểm sát thi hành án hình sự:

SV: Nguyễn Việt Vương

Trang 9

MSSV: 165D3801015022



Bài thu hoạch

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo

+ Tù có thời hạn 61 bị án (số mới 53 bị án, giảm 25 bị án so với cùng kỳ
năm 2016); đã thi hành 52 bị án; còn 09 bị án chưa thi hành, trong đó hoãn 07 bị
án, trốn Công an đã ra lệnh truy nã 02 bị án.
+ Án treo 99 bị án (số mới 33 bị án); Tòa án đã ra quyết định thi hành án
đối với 99 bị án, đã chấp hành xong 42 bị án, 01 bị án chết; hiện còn 56 bị án
đang chấp hành án.
+ Cải tạo không giam giữ 12 bị án (số mới 11 bị án); Tòa án đã ra quyết
định thi hành án đối với 12 bị án; chấp hành xong 08 bị án, còn 04 bị án đang
chấp hành án.
+ Thi hành án tại Nhà tạm giữ có 02 phục dịch.
b. Những tồn tại, hạn chế:
Ngoài những kết quả đã đạt được, công tác đấu tranh, phòng chống tội
phạm trên địa bàn thị xã Điện Bàn và công tác THQCT, KSĐT còn một số hạn
chế, thiếu sót như:
- Về lực lượng cán bộ ở VKSND thị xã Điện Bàn còn mỏng, án thì nhiều
nên các cán bộ phải nổ lực hết mình để hoàn thành công việc không ngại khó
khăn.
- Sự phối hợp của các cấp các ngành chưa thực sự đồng bộ nên việc thực
hiện nhiệm vụ cũng như việc hoàn thiện hồ sơ cũng gặp những trở ngại.
- CQĐT cung cấp không đầy đủ chứng cứ phải tiến hành xác minh lại
hoặc trả lại hồ sơ điều tra bổ sung.
- Có trường hợp, CQĐT bắt khẩn cấp, tạm giữ nhưng VKSND không phê
chuẩn lệnh bắt khẩn cấp và phải hủy bỏ biện phạm tạm giữ, không thể xử lý
hình sự được, vì chứng cứ chưa đảm bảo;
- Quá trình điều tra vụ án, CQĐT chủ yếu tập trung điều tra, thu thập các

chứng cứ buộc tội, ít chú trọng đến chứng cứ gỡ tội cũng như các tinh tiết tăng
nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can;
- Có vụ án CQĐT chưa chứng minh được nguồn gốc vật chứng thu giữ
khi bắt quả tang hoặc khi khám xét khẩn cấp để làm căn cứ xử lý vật chứng sau

SV: Nguyễn Việt Vương

Trang 10

MSSV: 165D3801015022


Bài thu hoạch

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo

này theo quy định của pháp luật; một số vụ án lời khai của bị can, người thực
hiện hành vi có những mâu thuẫn, không thống nhất về thời gian, địa điểm phạm
tội và đối tượng là đồng phạm trong cùng vụ án… chưa được CQĐT làm rõ;
- Một số vụ án, Điều tra viên không xác minh, thu thập tài liệu về tài sản
của bị can (điều kiện thi hành án) để làm cơ sở cho Tòa án tuyên xử đối với các
tội có hình phạt bổ sung là phạt tiền hoặc tịch thu tài sản, thu lợi bất chính sung
công quỹ Nhà nước;
- Công tác THQCT, KSHĐTP các vụ án hình sự được chú trọng, chất
lượng công tác được nâng lên, tuy nhiên trách nhiệm số ít Kiểm sát viên chưa
cao, chưa đi sâu phân tích, đánh giá các chứng cứ buộc tội và việc đánh giá
chứng cứ chủ yếu dựa vào hồ sơ có sẵn, ít phúc cung bị can …
- Tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, nên công tác lập hồ sơ kiểm sát
án hình sự gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, trang thiết bị phục vụ công tác phát
hiện, bắt giữ, điều tra tội phạm chưa đáp ứng được yêu cầu công việc; các trang

thiết bị phòng chống tội phạm chưa được trang bị đầy đủ.
2.2. Một số hồ sơ kiểm sát án hình sự em đã tham gia nghiên cứu tại
VKSND thị xã Điện Bàn:
a. Tìm hiểu quy định về hồ sơ kiểm sát án hình sự:
Trong thời gian thực tập tại VKSND thị xã Điện Bàn, em đã được tiếp xúc
với nhiều hồ sơ kiểm sát án hình sự qua đó tìm hiểu được, hồ sơ ở giai đoạn tố
tụng nào thì VKSND cấp đó lập và quản lý. Khi kết thúc mỗi giai đoạn tố tụng,
Kiểm tra viên thụ lý vụ án phải xác nhận những tài liệu đã có trong hồ sơ, đánh
số thứ tự bút lục, ghi mục lục hồ sơ và sắp xếp tài liệu theo quy định tố tụng. Hồ
sơ kiểm sát án hình sự phải phản ánh chính xác trình tự tố tụng của vụ án, nội
dung kết quả điều tra, truy tố, xét xử và thẩm định hồ sơ.
Đối với các vụ án có quyết định chuyển để điều tra theo thẩm quyền; hoặc
quyết định chuyển hồ sơ vụ án hình sự để xét xử sơ thẩm; thì VKSND ra quyết
định chuyển vụ án, phải chuyển hồ sơ vụ án hình sự đó cho VKSND có thẩm
quyền giải quyết để thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

SV: Nguyễn Việt Vương

Trang 11

MSSV: 165D3801015022


Bài thu hoạch

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo

Trong trường hợp này, VKSND ra quyết định chuyển vụ án phải sao lục một bộ
hồ sơ để lưu.
Có bốn giai đoạn VKSND phải lập hồ sơ:

- Giai đoạn THQCT và kiểm sát điều tra, truy tố;
- Giai đoạn THQCT và kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự; Giai đoạn
THQCT và kiểm sát xét xử phúc thẩm;
- Giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm;
- Thẩm định bản án tử hình trình Chủ tịch nước ân giảm và việc quản lý,
sử dụng, bảo quản hồ sơ kiểm sát án hình sự.
Với chức năng, nhiệm vụ của VKSND cấp huyện thì hồ sơ kiểm sát án
hình sự được lập ở hai giai đoạn:
Một là, lập hồ sơ kiểm sát án hình sự ở giai đoạn THQCT và kiểm sát
điều tra, truy tố:
Hồ sơ kiểm sát án hình sự ở giai đoạn này cần có các tài liệu sau:
* Về thủ tục tố tụng:
- Các tài liệu dùng làm căn cứ để khởi tố vụ án và khởi tố bị can, (bản
phô-tô hoặc bản chính). Một trong các căn cứ để khởi tố vụ án hình sự quy định
tại Điều 143 BLTTHS năm 2015 và các tài liệu xác định người đã thực hiện
hành vi phạm tội (Biên bản phạm tội quả tang; biên bản về người phạm tội tự
thú...).
- Quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định thay đổi bổ sung quyết
định khởi tố vụ án hình sự. Đề nghị áp dụng thủ tục rút gọn của CQĐT và quyết
định áp dụng thủ tục rút gọn của VKSND.
- Quyết định khởi tố bị can; Quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi
tố bị can; Quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của VKSND. Kèm
theo danh chỉ bản của bị can.
- Quyết định phân công Điều tra viên; Kiểm sát viên; yêu cầu thay đổi
Điều tra viên.

SV: Nguyễn Việt Vương

Trang 12


MSSV: 165D3801015022


Bài thu hoạch

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo

- Các yêu cầu, quyết định của VKSND trong hoạt động kiểm sát việc khởi
tố, kiểm sát các hoạt động điều tra (chú ý quyết định huỷ bỏ các quyết định
không có căn cứ và trái pháp luật của CQĐT và VKSND theo quy định
BLTTHS).
- Lệnh bắt người (khẩn cấp, tạm giam); Lệnh khám xét (người, chỗ ở, địa
điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm…) kèm theo báo cáo xin phê
chuẩn hoặc báo cáo ban đầu. Trích ghi kết quả bắt khám xét.
- Các công văn, quyết định áp dụng, thay đổi huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn
của CQĐT; VKSND và các quyết định của VKSND trong việc phê chuẩn,
không phê chuẩn lệnh, quyết định của CQĐT.
- Các lệnh, quyết định truy nã bị can, biên bản bắt người có lệnh truy nã,
(trích ghi); quyết định đình nã; yêu cầu truy nã bị can của VKSND.
- Bản yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên được phân công kiểm sát điều tra
vụ án.
- Bản phô-tô các quyết định thu giữ, xử lý tài sản, đồ vật, vật chứng…
trong vụ án; kèm theo biên bản về kết quả thực hiện.
- Bản phô-tô các biên bản giao nhận các lệnh, quyết định cho bị can (kèm
các lệnh, quyết định của CQĐT, VKSND đã ban hành).
- Biên bản giao nhận hồ sơ, vật chứng, tài sản kê biên, tạm giữ.
- Các quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung; quyết định uỷ thác điều tra;
quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án, bị can; quyết định phục hồi điều tra,
quyết định chuyển hồ sơ vụ án; quyết định tách, nhập vụ án….
- Các quyết định tố tụng hình sự và tài liệu khác và các thông báo theo

quy định của BLTTHS.
* Tài liệu điều tra:
- Trích ghi hoặc phô-tô các biên bản khám nghiệm hiện trường; sơ đồ hiện
trường, khám nghiệm tử thi; xem xét dấu vết trên thân thể, xác định thương tích
ban đầu (của bị can, người bị hại…), biên bản thực nghiệm điều tra; các quyết

SV: Nguyễn Việt Vương

Trang 13

MSSV: 165D3801015022


Bài thu hoạch

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo

định trưng cầu giám định, giám định bổ sung, giám định lại các bản kết luận
giám định; các biên bản đối chất, nhận dạng; phô-tô bản ảnh bị can.
- Bản sao các chứng từ, hoá đơn và các tài liệu khác để giải quyết phần
dân sự trong vụ án hình sự.
- Bản trích ghi hoặc phô-tô một số bản tường trình, tự khai, tự thú, các
bản ghi lời khai của bị can; lời khai của người làm chứng; người bị hại; người có
quyền và nghĩa vụ liên quan… do CQĐT và VKSND lập (theo thứ tự thời gian,
kể cả lời nhận tội, chối tội của bị can).
- Trích ghi lý lịch của bị can (chú ý quá trình hoạt động của bản thân, trình
độ văn hoá, dân tộc, tôn giáo, tiền án, tiền sự…) hoặc bản phô-tô lý lịch bị can.
- Bản kết luận điều tra vụ án; kết luận điều tra bổ sung; hoặc quyết định
đề nghị truy tố theo thủ tục rút gọn, kèm biên bản giao nhận kết luận điều tra.
- Bản cáo trạng (kèm danh sách những người cần triệu tập ra toà); quyết

định truy tố (theo thủ tục rút gọn) của VKSND, kèm biên bản giao nhận cáo
trạng, quyết định truy tố.
- Các văn bản, tài liệu khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm
tội; xác định rõ nhân thân người phạm tội; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
chứng cứ gỡ tội đối với bị can…, cũng phải trích ghi nội dung hoặc sao chụp để
lưu vào hồ sơ kiểm sát án hình sự.
* Các tài liệu khác:
- Bản nghiên cứu tổng hợp của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải phản
ánh được việc tuân theo BLTTHS của Điều tra viên trong quá trình điều tra vụ
án, diễn biến, nội dung vụ án; tính xác thực và hợp pháp của các tài liệu điều tra;
đánh giá phân tích tổng hợp các chứng cứ để xác định tội danh, điều luật áp
dụng; các chứng cứ buộc tội, gỡ tội; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự; nguyên nhân, điều kiện phạm tội; các tài liệu phản ánh hoạt động
của kiểm sát viên, lãnh đạo đơn vị kiểm sát điều tra, phó viện trưởng, viện
trưởng khi thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự; các
tài liệu hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ của viện kiểm sát cấp trên.

SV: Nguyễn Việt Vương

Trang 14

MSSV: 165D3801015022


Bài thu hoạch

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo

- Các biên bản (hoặc trích) các cuộc họp để giải quyết vụ án trong ngành
Kiểm sát hoặc liên ngành.

- Các văn bản báo cáo cấp uỷ địa phương về giải quyết vụ án. Những tài
liệu về hoạt động áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm. Các kiến nghị khắc
phục nguyên nhân, điều kiện vi phạm, tội phạm.
- Các tài liệu về vi phạm của CQĐT của Điều tra viên và VKSND của
Kiểm sát viên và biện pháp khắc phục.
- Phiếu thống kê tội phạm.
- Các đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động điều tra; kiểm sát điều tra,
truy tố; biện pháp và kết quả giải quyết. Các văn bản, tài liệu cần thiết khác
trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố do CQĐT, VKSND ban hành.
- Trong quá trình lập hồ sơ kiểm sát điều tra, Kiểm sát viên phải lập nhật
ký kiểm sát điều tra theo mẫu quy định. Hồ sơ kiểm sát án hình sự phải được
đánh số bút lục thứ tự từ 01 cho đến hết.
Hai là, lập hồ sơ kiểm sát án hình sự ở giai đoạn THQCT và kiểm sát
xét xử sơ thẩm án hình sự:
Hồ sơ kiểm sát án hình sự ở giai đoạn này cần có các tài liệu sau:
- Quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
quyết định gia hạn thời hạn xét xử;
- Quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn của Toà án
cấp sơ thẩm; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; quyết định rút quyết
định truy tố của VKSND; bản sao biên bản giao các quyết định của Toà án (kèm
theo loại quyết định);
- Quyết định phân công Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm
sát xét xử sơ thẩm;
- Báo cáo án của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên được phân công thực hành
quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm, kèm theo đề cương thẩm vấn và kế
hoạch chuẩn bị tranh luận tại phiên toà, ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Viện;
- Trích ghi biên bản họp trù bị giữa VKSND và Toà án;

SV: Nguyễn Việt Vương


Trang 15

MSSV: 165D3801015022


Bài thu hoạch

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo

- Công văn thỉnh thị VKSND cấp trên, xin ý kiến cấp uỷ địa phương về
đường lối xét xử và hướng dẫn chỉ đạo của VKSND cấp trên, của cấp uỷ địa
phương;
- Bản luận tội của Kiểm sát viên; biên bản phiên toà sơ thẩm của Kiểm sát
viên; quyết định hoãn phiên toà; bản án, quyết định sơ thẩm;
- Đơn kháng cáo; quyết định kháng nghị bản án sơ thẩm;
- Báo cáo kết quả xét xử sơ thẩm; thông báo án có kháng cáo, kháng nghị;
- Tài liệu ghi kết quả kiểm tra biên bản phiên toà; kiểm tra bản án, quyết
định sơ thẩm của Toà án cấp sơ thẩm (do Kiểm sát viên lập);
- Các tài liệu phản ánh việc phát hiện, kiến nghị khắc phục vi phạm của
Toà án cấp sơ thẩm và những nguyên nhân, điều kiện phạm tội cũng như tài liệu
phản ánh biện pháp và kết quả khắc phục;
- Các văn bản, tài liệu khác trong hoạt động xét xử sơ thẩm và kiểm sát
xét xử sơ thẩm: Các tài liệu do các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan
Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ hoặc qua đơn thư khiếu tố phản ánh;
- Đơn khiếu nại, tố cáo cán bộ tư pháp trong hoạt động thực hành quyền
công tố, kiểm sát xét xử và hoạt động xét xử sơ thẩm; kết quả giải quyết.
b. Các hồ sơ kiểm sát án hình sự tiêu biểu:
* Hồ sơ vụ “Trộm cắp tài sản”.
Bị can: Phan Ngọc Dương, sinh năm: 1989.
Trích cáo trạng số 40/CT-VKS của Viện trưởng VKSND thị xã Điện Bàn.

Trên cơ sở kết quả điều tra xác định nội dung như sau:
Khoảng 13 giờ 20 phút ngày 17/02/2017, Phan Ngọc Dương đến khu vực
Bầu Láng thuộc Khối phố 5, phường Điện Nam Trung, thị xã Điện Bàn tìm bạn
nhưng không gặp, lúc này Dương thấy hai con bò của ông Huỳnh Tấn Quy (sinh
năm: 1945, trú: Khối phố 5, phường Điện Nam Trung, thị xã Điện Bàn) đang cột
và ăn cỏ không ai trông giữ nên nảy sinh ý định trộm cắp. Dương đến rút cọc và
dắt con bò nhỏ hơn đi khoảng 10 mét thì bò không đi, cùng lúc này Dương thấy
ông Trương Văn Chạy (sinh năm: 1951, trú: Khối phố 5, phường Điện Nam

SV: Nguyễn Việt Vương

Trang 16

MSSV: 165D3801015022


Bài thu hoạch

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo

Trung) đang giữ bò gần đó nên nhờ ông Chạy đánh con bò đi một đoạn, ông
Chạy hỏi Dương “con bò đó ở đâu vậy”, Dương trả lời “con bò này mua với giá
6.200.000 đồng”, ông Chạy đánh con bò đi một đoạn thì quay lại tiếp tục trông
giữ bò của mình. Dương dắt con bò vừa trộm được đến cột dây mũi trên nền nhà
đang xây dựng đối diện với nhà ông Phạm Diêm (trú: Khối phố 5, phường Điện
Nam Trung). Sau khi cột bò xong, Dương đi bộ đến nhà anh Lê Tấn Quý (sinh
năm: 1990, trú: Khối phố 5, phường Điện Nam Trung) nhờ anh Quý thuê xe ô tô
tải để chở bò về nhà nhưng anh Quý nói không có xe. Dương tiếp tục đi đến
quán Quán Mi Sa thuộc Khối phố 5, phường Điện Nam Trung thì gặp anh
Nguyễn Cường (sinh năm: 1983, trú: Khối phố 5, phường Điện Nam Trung)

đang ngồi uống cà-phê trong quán, Dương hỏi thuê xe ô tô tải chở bò nhưng anh
Cường không chở nên Dương đi về nhà.
Đến khoảng 14 giờ 00 phút cùng ngày, ông Huỳnh Tấn Quy phát hiện mất
một con bò nên đến Công an phường Điện Nam Trung trình báo. Đến khoảng 16
giờ 30 phút cùng ngày ông Huỳnh Tấn Quy phát hiện con bò của mình đang cột
trên một nền nhà đang xây dựng đối diện với nhà ông Phạm Diêm (trú: Khối phố
5, phường Điện Nam Trung) và báo cáo Công an phường Điện Nam Trung, thị
xã Điện Bàn.
Theo Bản kết luận định tài sản số 17/HĐ.ĐG ngày 14/3/2017 của Hội
đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự thị xã Điện Bàn xác định: 01 con bò
lai Sin, nuôi 1 năm 3 tháng tuổi, bò cái, thân màu đỏ, chiều dài thân bò 134cm,
chiều cao 108cm, chiều ngang 38cm, nặng 120kg có giá trị là: 6.200.000 đồng
(Bút lục số: 26-27).
Quá trình điều tra, đã trả lại 01 con bò lai Sin, nuôi 1 năm 3 tháng tuổi, bò
cái, thân màu đỏ, chiều dài thân bò 134cm, chiều cao 108cm, chiều ngang 38cm,
nặng 120kg cho chủ sở hữu hợp pháp là ông Huỳnh Tấn Quy, ông Quy không
yêu cầu gì thêm và có đơn xin giảm nhẹ cho bị can Phan Ngọc Dương (Bút lục
số: 20, 22-24).

SV: Nguyễn Việt Vương

Trang 17

MSSV: 165D3801015022


Bài thu hoạch

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo


Phan Ngọc Dương bị VKSND thị xã Điện Bàn truy tố về tội “Trộm cắp
tài sản” theo quy định tại Khoản 1, Điều 138 Bộ luật hình sự.
Tại phiên toà sơ thẩm ngày 29 tháng 8 năm 2017, bị cáo Phan Ngọc
Dương bị xử phạt 09 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là
18 tháng kể từ ngày tuyên án sơ thẩm (29/8/2017).
* Hồ sơ vụ “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông”.
Bị can: Phạm Nhật Trường, sinh năm: 1990.
Vào khoảng 15h30’ ngày 07/8/2016, Phạm Nhật Trường không có giấy
phép lái xe đã tự ý lấy xe và điều khiển xe mô tô BKS: 92C1-066.27 của ông
Phạm Ngọc Ánh làm chủ sở hữu đi từ xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn theo tuyến
đường ĐT609 về thành phố Hội An. Khi Phạm Nhật Trường điều khiển xe đến
khu vực thuộc thôn Nông Sơn 2, xã Điện Phước, thị xã Điện Bàn, lúc này
khoảng 16h cùng ngày, do Trường buồn ngủ nên thiếu chú ý quan sát đã va quẹt
với bao rác để trên lề đường (hướng Điện Hồng đi Vĩnh Điện) làm mất tay lái
tông vào bà Đỗ Thị Lương (SN: 1947, trú: thôn Kỳ Lam, xã Điện Thọ, thị xã
Điện Bàn) đang đứng trên lề đường (hướng Điện Hồng đi Vĩnh Điện) gây tai
nạn. Hậu quả bà Đỗ Thị Lương bị thương được đưa đi cấp cứu và điều trị tại
bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, đến ngày 17/8/2016 thì xuất viện.
- Kết quả khám nghiệm hiện trường nơi xảy ra vụ tai nạn xác định:
+ Mặt đường rộng 5.8m; trục trước cách mép đường chuẩn là 1.8m và trục
sau cách mép đường chuẩn là 1.1m.
+ Vết cày xước dài không liên tục, điểm đầu vết cày trùng với mép đường
chuẩn; điểm kết thúc của vết cày là phần tiếp giáp của mặt ngoài gác để chân sau
bên trái với mặt đường, chiều dài vết cày đo được là 7.6m.
+ Vị trí bao đựng rác cách điểm đầu vết cày 1.6m, đồng thời trùng với
mép đường chuẩn.
+ Vị trí vết máu để lại hiện trường diện (0.2x0.3)m, cách mép đường
chuẩn 0.8m, cách trục bánh sau xe mô tô BKS: 92C1-066.27 là 2.6m.

SV: Nguyễn Việt Vương


Trang 18

MSSV: 165D3801015022


Bài thu hoạch

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo

- Tại bản giám định thương tích số: 09/GĐHS.16 ngày06/10/2016 của
trung tâm pháp y tỉnh Quảng Nam kết luận bà Đỗ Thị Lượng (SN: 1947, trú:
thôn Kỳ Lam, xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn) bị đa chấn thương: Gãy đầu trên
xương trụ phải và gãy đoạn 1/3 trên hai xương cẳng chân trái được bó bột; Gãy
xương cánh tay trái đã được nắn kín xương cánh tay trái, xuyên đinh Kirchner;
Gãy nền cổ xương đùi phải đã được phẩu thuật thay khớp háng bán phần chỏm
đùi số 1, kiểm tra khớp vững. Tỉ lệ thương tích 60%. (BL: 24-25).
- Về vật chứng: Tạm giữ 01 xe mô tô BKS: 92C1-066.27, qua điều tra xác
minh của ông Phạm Ngọc Ánh (cha của Phạm Nhật Trường), trả lại cho ông
Ánh. (BL: 19, 40, 43).
- Về dân sự: Bị can Phạm Nhật Trường và bà Đỗ Thị Lượng đã thoả thuận
bồi thường xong. (BL: 37-38)
Hành vi trên của Phạm Nhật Trường đã phạm vào khoản 23, điều 8 Luật
Giao thông đường bộ, gây hậu quả nghiệm trọng. Phạm Nhật Trường bị VKSND
thị xã Điện Bàn truy tố về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ” theo quy định tại điểm a, khoản 2, điều 202 Bộ Luật hình sự.
2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình nghiên cứu hồ sơ kiểm
sát án hình sự tại VKSND thị xã Điện Bàn:
a. Thuận lợi:
- Được lãnh đạo VKSND thị xã Điện Bàn tiếp nhận, phân công cán bộ

trực tiếp hướng dẫn thực tập, bố trí phòng làm việc, trang bị máy vi tính (02 cái)
và tủ đựng hồ sơ, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực tập tại cơ quan.
- Các cán bộ công chức trong cơ quan tận tình giúp đỡ, tiếp xúc với nhiều
hồ sơ, giao việc và hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ kiểm sát án hình sự ở giai đoạn
THQCT và kiểm sát điều tra, truy tố, em đã được tham gia cùng Kiểm sát viên
thực hiện công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiện tử thi và thực
nghiệm hiện trường. Qua đó giúp em có thể nắm bắt chính xác và đầy đủ các nội
dung trong hồ sơ.

SV: Nguyễn Việt Vương

Trang 19

MSSV: 165D3801015022


Bài thu hoạch

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo

b. Khó khăn:
- Là sinh viên ngành Luật, khi thực tập tại VKSND – tiếp xúc với hồ sơ
kiểm sát án hình sự, ban đầu còn lúng túng nên phải mất một thời gian nhất định
để có thể làm quen, nắm bắt được nội dung cũng như việc sắp xếp hồ sơ, đóng
dấu và ghi số thứ tự bút lục một cách hoàn chỉnh.
- Khi thực hiện việc phô-tô tài liệu hồ sơ (bằng máy photocopy của cơ
quan) vì chưa thành thạo việc photocopy nên đôi khi còn thiếu sót và nhầm lẫn
tài liệu.
- Trong một số hồ sơ kiểm sát án hình sự, đơn báo cáo của bị hại, lời khai

của bị can trình bày chưa rõ ràng, một số tài liệu phô-tô bị mờ nên việc đọc,
nghiên cứu gặp một số khó khăn và mất nhiều thời gian để đọc, phân tích một hồ
sơ.
- Trong quá trình tham gia khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi
vì tâm lý còn lo sợ, e ngại nên khi được Kiểm sát viên giao nhiệm vụ chụp ảnh
hiện trường, chụp ảnh tử thi thì chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao mốt cách
tốt nhất.
3. Kết quả đạt được trong thời gian thực tập tại VKSND thị xã Điện Bàn và
một số kiến nghị đề xuất:
3.1. Kết quả đạt được:
Trong suốt thời gian thực tập tại VKSND thị xã Điện Bàn, được sự chỉ
dẫn tận tình của các cán bộ, công chức của cơ quan em đã học hỏi được nhiều
điều bổ ích từ thực tiễn mang lại, không chỉ là những kiến thức lý luận mà còn là
những kinh nghiệm thực tế:
- Em biết rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ và hoạt động thực tiễn của
VKSND.
- Được tiếp xúc trực tiếp với các loại văn bản, hồ sơ kiểm sát án hình sự,
vụ, việc dân sự của VKSND. Thực hiện hoạt động nghiên cứu hồ sơ án hình sự
thực tế mà khi học ở nhà trường chưa có điều kiện để tiếp cận. Ngoài ra, các
công việc như phô-tô và sắp xếp hồ sơ án hình sự, đóng dấu bút lục, đánh số thứ

SV: Nguyễn Việt Vương

Trang 20

MSSV: 165D3801015022


Bài thu hoạch


GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo

tự bút lục, ghi bản thống kê tài liệu có trong hồ sơ giúp em trau dồi được kỹ
năng nghề nghiệp cũng hiểu rõ hơn về nghiệp vụ của Kiểm sát viên.
- Khi thực hiện hoạt động nghiên cứu hồ sơ vụ án, em đã phân tích, đánh
giá được các chứng cứ trong một vụ án đơn giản như: hành vi phạm tội, cách
thức thực hiện, động cơ mục đích của bị can khi đọc nội dung Biên bản ghi lời
khai của bị can; các điểm mâu thuẫn giữa lời khai của bị hại và bị can cũng như
của người làm chứng; dấu vết thực tế để lại trên vật, trên tử thi qua việc xem bản
ảnh hiện trường, bản ảnh tử thi, sơ đồ hiện trường… Qua đó tham mưu với
Kiểm sát viên thụ lý vụ án nội dung cần làm rõ để đề xuất yêu cầu CQĐT điều
tra bổ sung.
- Việc đọc hiểu các Cáo trạng truy tố của VKSND, em có thể nắm bắt
được phần nào kỹ năng lập bản cáo trạng thực tế, trong đó bao gồm các phần nội
dung và cách sắp xếp các phần nội dung theo trình tự nhất định để có một quyết
định truy tố hoàn chỉnh.
- Qua thực tiễn công tác kiểm sát thi hành án giúp em hiểu được phần nào
hoạt động tiêu huỷ tang vật phạm tội hay việc kiểm sát những người phạm tội
cho hưởng án treo trên lý thuyết và thực tiễn diễn ra như thế nào.
- Nhận thấy được mối quan hệ phối hợp chặt chẽ trong hoạt động tư pháp
giữa CQĐT, VKSND và Toà án.
3.2. Một số kiến nghị đề xuất:
a. Kiến nghị:
Để đảm bảo công tác THQCT, KSHĐTP cũng như quá trình lập hồ sơ
kiểm sát án hình sự được thực hiện nhanh chóng và đúng thủ tục; giải quyết
đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, VKSND nói riêng và các cơ quan tố
tụng khi phát hiện tội phạm phải nhanh chóng điều tra để đưa ra quyết định khởi
tố hoặc không khởi tố vụ án.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân. Nâng
cao sự hiểu biết pháp luật của mỗi người dân, có như vậy người dân mới thực

hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của mình, góp phần trong công tác điều tra hoàn

SV: Nguyễn Việt Vương

Trang 21

MSSV: 165D3801015022


Bài thu hoạch

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo

thiện hồ sơ kiểm sát án hình sự. Việc tuyên truyền pháp luật phải được thực hiện
thường xuyên, có hệ thống, thông qua nhiều biện pháp khác nhau trên các
phương tiện thông tin đại chúng. Để thực hiện tốt điều này cần phải có sự phối
hợp giữa các cơ quan tư pháp với các cấp, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội.
Đội ngũ cán bộ ở VKSND thị xã Điện Bàn còn mỏng, nên chưa đáp ứng
đủ trong công tác THQCT, kiểm sát điều tra, truy tố gây ra hiện tượng một số hồ
sơ kéo dài nhiều tháng chưa giải quyết. Nâng cao hơn nữa chất lượng của Kiểm
sát viên, Điều tra viên và Chuyên viên giúp việc cho Kiểm sát viên. Bồi dưỡng
thêm về nghiệp vụ đồng thời giáo dục ý thức đạo đức, tinh thần trách nhiệm
trong công việc của đội ngũ cán bộ. Cải thiện đời sống vật chất, có các chính
sách khen thưởng kịp thời để cán bộ hăng hái thực hiện nhiệm vụ.
b. Đề xuất:
Qua việc nghiên cứu, phân tích các hồ sơ kiểm sát án hình sự tại VKSND
thị xã Điện Bàn và các số liệu thống kê cho thấy số lượng hồ sơ ngày càng
nhiều. Do tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, để thực hiện tốt công tác
THQCT, KSHĐTP và có được hồ sơ kiểm sát án hình sự hoàn thiện đúng thủ tục
tố tụng cần có sự nỗ lực rất lớn của cơ quan tiến hành tố tụng.

Về phía CQĐT cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với VKSND điều tra phát
hiện kịp thời tội phạm đê tiến hành các biện pháp ngăn chặn. CQĐT có trách
nhiệm thực hiện đầy đủ và nhanh chóng các yêu cầu và quyết định của VKSND.
Trong quá trình điều tra vụ án hình sự, khi có căn cứ xác định hành vi phạm tội
của bị can không phạm vào tội đã khởi tố, CQĐT nhanh chóng điều tra bổ sung
hoàn thiện hồ sơ vụ án. Một số trường hợp điều tra viên chưa thực sự khách
quan trong quá trình điều tra vì vậy hồ sơ vụ án chưa đảm bảo chính xác nội
dung vụ án.
Về phía Kiểm sát viên được phân công lập hồ sơ vụ án trong từng giai
đoạn tố tụng phải lập đúng theo thủ tục tố tụng. Khi kết thúc mỗi giai đoạn tố
tụng phải xác nhận những tài liệu có trong hồ sơ, đánh số thứ tự, ghi mục lục hồ
sơ và cách sắp xếp tài liệu. Đảm bảo hồ sơ vụ án hình sự đầy đủ và đúng thủ tục

SV: Nguyễn Việt Vương

Trang 22

MSSV: 165D3801015022


Bài thu hoạch

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo

tố tụng. Cần nâng cao trình độ của Kiểm sát viên để có thể đảm nhiệm công
việc, đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế chất lượng của hoạt động
hoàn thiện hồ sơ vụ án hình sự cũng như hoạt động THQCT, KSHĐTP.

SV: Nguyễn Việt Vương


Trang 23

MSSV: 165D3801015022


Bài thu hoạch

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo

C. KẾT LUẬN
Công tác THQCT, KSHĐTP xuyên suốt quá trình tố tụng, cũng như việc
lập hồ sơ kiểm sát án hình sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giải quyết vụ
án hình sự. Những hoạt động này được VKSND thị xã Điện Bàn thực hiện ngày
càng đạt hiệu quả, đảm bảo mọi tội phạm được phát hiện đều phải được khởi tố;
bảo đảm hoạt động điều tra khách quan, đầy đủ, chính xác, đảm bảo các quyền
của công dân không bị hạn chế một cách trái pháp luật; đảm bảo truy tố đúng
người, đúng tội, đúng pháp luật; đảm bảo các bản án, quyết định của Toà án đã
có hiệu lực pháp luật thi hành đúng pháp luật, đầy đủ, kịp thời.
Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số tồn tại nhất định. Qua tiếp cận với
các thông tin thực tế và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ kiểm sát
án hình sự tại VKSND thị xã Điện Bàn em đã đưa ra một số những kiến nghị đề
xuất trong bài thu hoạch của mình với mong muốn phần nào khắc phục những
mặt còn hạn chế đó, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả trong công tác THQCT,
KSHĐTP và hoạt động lập hồ sơ kiểm sát án hình sự. Ngăn chặn các loại tội
phạm, giữ gìn trật tự xã hội, ổn định tình hình an ninh chính trị,… Đó cũng là
mong muốn của các cấp chính quyền và của nhân dân địa thị xã Điện Bàn./.

SV: Nguyễn Việt Vương

Trang 24


MSSV: 165D3801015022


Bài thu hoạch

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ Chính trị về
chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020;
2. Hiến pháp năm 2013;
3. Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015;
4. Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014;
5. Quyết định 590/QĐ-VKSTC-V3 ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Viện trưởng
VKSND tối cao Ban hành quy định về lập hồ sơ kiểm sát án hình sự;
6. Tư liệu tại cơ quan:
+ Báo cáo tổng kết hoạt động phong trào CBCC năm 2017 và phát động
thi đua năm 2018 của VKSND thị xã Điện Bàn;
+ Cáo trạng số 40/CTr-VKS ngày 31 tháng 7 năm 2017 của VKSND thị
xã Điện Bàn;
+ Cáo trạng số 06/Ctr-VKS ngày 12 tháng 01 năm 2017 của VKSND thị
xã Điện Bàn.
+ Hồ sơ vụ án hình sự thụ lý số 16/2017/HSST ngày 31 tháng 12 năm
2017 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Điện Bàn.
7. Cổng thông tin điện tử Uỷ ban nhân dân thị xã Điện Bàn:
/>8. Trang thông tin điện tử VKSND thị xã Điện Bàn: />
SV: Nguyễn Việt Vương

Trang 25


MSSV: 165D3801015022


×