Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị của Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381 KB, 90 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ THANH NHÀN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
CỦA TRUNG TÂM BỒI DƢỠNG CHÍNH TRỊ HUYỆN DUY TIÊN,
TỈNH HÀ NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI, 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ THANH NHÀN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
CỦA TRUNG TÂM BỒI DƢỠNG CHÍNH TRỊ HUYỆN DUY TIÊN,
TỈNH HÀ NAM HIỆN NAY
Ngành: Chính trị
Mã số: 8.31.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC LUẬN


HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Luận văn hoàn
thành dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Đức Luận. Các tài liệu trích được trích

dẫn trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy.
Hà Nội, ngày......tháng 11 năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Thị Thanh Nhàn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 1
Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

CỦA TRUNG TÂM BỒI DƢỠNG CHÍNH TRỊ CẤP HUYỆN Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY ............................................................................................................................... 6
1.1. Lý luận chính trị và giáo dục lý luận chính trị ............................................................ 6
1.2. Trung tâm BDCT cấp huyện......................................................................................22
1.3. Nội dung chương trình và chủ thể, đối tượng, phương pháp giáo dục LLCT của
Trung tâm BDCT cấp huyện .............................................................................................27
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC LLCT VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG

CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LLCT CỦA TRUNG TÂM BDCT HUYỆN DUY
TIÊN, TỈNH HÀ NAM HIỆN NAY..................................................................................35
2.1. Khái quát chung về huyện Duy Tiên và Trung tâm BDCT huyện Duy Tiên, tỉnh
Hà Nam hiện nay................................................................................................................35

2.2 Thực trạng giáo dục LLCT của Trung tâm BDCT huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
hiện nay................................................................................................................................42
2.3. Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục LLCT của Trung

tâm BDCT huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam trong thời gian tới ......................................60
KẾT LUẬN ............................................................................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................79
PHỤ LỤC................................................................................................................................84


NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT
1

TTBDCT

Trung tâm bồi dưỡng chính trị

2

LLCT

Lý luận chính trị

3

Quyết định 100-QĐ/TW

Quyết định số 100-QĐ/TW ngày 3/6/1995 của Ban
Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII)


4

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

5

Nxb

Nhà xuất bản

6

UBND

Ủy ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục lý luận chính trị là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác tư tưởng của
Đảng, nhằm hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhận thức, tư tưởng,

bản lĩnh chính trị, niềm tin, năng lực hoạt động thực tiễn cho cán bộ, đảng viên và nhân
dân. Nói về vai trò của giáo dục lý luận chính trị Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ:
“Không có lý luận chính trị thì chí khí kém cương quyết, không trông xa thấy rộng, trong
lúc đấu tranh dễ lạc phương hướng, kết quả là “mù chính trị”, thậm chí hủ hóa, xa rời

cách mạng”. Lênin – người thầy vĩ đại của cách mạng vô sản trên thế giới cũng đã từng

khẳng định: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không có phong trào cách mạng”.
Trong giai đoạn hiện nay việc giáo dục lý luận chính trị lại càng trở lên quan

trọng, khi đất nước ta đang trên đà phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, có nhiều
thuận lợi nhưng cũng có không ít khó khăn, thử thách. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực
thù địch luôn muốn tìm cách chống phá cách mạng nước ta bằng nhiều âm mưu, thủ
đoạn. Trong bối cảnh như vậy việc nâng cao hiệu quả giáo dục LLCT của Trung tâm

BDCT cấp huyện nhằm hình thành thế giới quan, phương pháp luận, nâng cao bản lĩnh
chính trị, nâng cao cảnh giác cách mạng, chống “diễn biến hòa bình” cho cán bộ, đảng
viên ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới là nhiệm vụ rất nặng nề và có ý nghĩa
chính trị sâu sắc.
Ngày 3/9/2008 Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Quyết định

185 – QĐ/TW về “chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trung tâm bồi dưỡng chính
trị cấp huyện” đã quy định trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện có chức năng bồi
dưỡng, giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, quan điểm,
đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; bồi dưỡng nghiệp vụ công tác
đảng, công tác đoàn thể...cho cán bộ ở cơ sở góp phần giải quyết kịp thời những vướng

mắc, tồn tại trong công tác xây dựng Đảng.
Sau quyết định số 100 – QĐ/TW ngày 3/6/1995 của Ban Bí thư trung ương Đảng
(khóa VII), Trung tâm BDCT huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam cùng các Trung tâm BDCT
cấp huyện khác trên cả nước đã lần lượt ra đời và đi vào hoạt động từng bước có hiệu

1


quả, góp phần không nhỏ vào nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên ở cơ sở.
Trong những năm qua Trung tâm BDCT huyện Duy Tiên đã đạt được nhiều kết quả tích

cực trong công tác giáo dục lý luận chính trị.
Đối với tỉnh Hà Nam, Duy Tiên luôn được xác định là huyện trọng điểm về phát

triển công nghiệp của tỉnh. Để hoàn thành nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn hiện nay
đòi hỏi huyện Duy Tiên phải có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý vừa hồng vừa chuyên,

vừa tinh thông chuyên môn nghiệp vụ, vừa có trình độ lý luận, phẩm chất chính trị, đạo
đức cao. Tuy nhiên, qua thực tế đào tạo, bồi dưỡng cho thấy, hiệu quả giáo dục lý luận

chính trị của Trung tâm Bồi dưỡng LLCT huyện Duy Tiên chưa cao; hơn nữa, có một bộ
phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở huyện Duy Tiên hiện nay còn hạn chế về trình độ lý luận
chính trị, phai nhạt lý tưởng nên vấn để quán triệt, vận dụng chủ trương, đường lối, chính
sách còn chậm và chưa hiệu quả. Thực tế đó cùng với yêu cầu đổi mới, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở huyện Duy Tiên hiện nay đòi hỏi phải có những giải pháp khả thi nhằm
nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị của Trung tâm BDCT huyện Duy Tiên.
Xuất phát từ tình hình trên, chúng tôi quyết định lựa chọn vấn đề “Nâng cao hiệu
quả giáo dục lý luận chính trị của Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Duy Tiên,
tỉnh Hà Nam hiện nay” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ chuyên ngành Chính trị học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đổi mới, nâng cao hiệu quả giáo dục LLCT tại Trung tâm BDCT cấp huyện là

một vấn đề lớn và có ý nghĩa cấp thiết. Với chức năng là đơn vị đào tạo, bồi dưỡng về
LLCT, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị ở cơ sở,
Trung tâm BDCT cấp huyện là cơ quan gắn bó, gần cơ sở nhất, sát cơ sở nhất, đặc biệt
trong điều kiện bùng nổ thông tin và mạng xã hội như hiện nay thì việc nâng cao hiệu

quả giáo dục LLCT của Trung tâm BDCT là nhiệm vụ quan trọng qua đó góp phần củng
cố, bồi đắp, giữ vững lập trường tư tưởng cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở. Việc nghiên
cứu, tổng kết và giải quyết các vấn đề đặt ra của các Trung tâm thường được thực hiện
thông qua các báo cáo hàng năm của Ban tuyên giáo huyện ủy và Tỉnh ủy các địa

phương. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tổng hợp các vướng mắc, tồn tại và kiến nghị từ

2


địa phương Ban tuyên giáo Trung ương phối hợp với các ngành liên quan đề xuất hướng

giải quyết phù hợp và kịp thời với Đảng và Nhà nước.
Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước và thực trạng hiệu quả giáo dục

LLCT của Trung tâm BDCT cấp huyện, thời gian qua đã có nhiều tác giả với nhiều bài
viết nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục lý luận chính trị của trung
tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện. Điển hình là các công trình dưới đây.
- “Công tác tư tưởng – văn hóa ở cấp huyện” của PGS.TS Đào Duy Quát đã bàn
về công tác giáo dục LLCT ở cấp huyện và vai trò, nhiệm vụ của Trung tâm BDCT cấp
huyện, nhưng chủ yếu là bàn nhiều về mảng tư tưởng – văn hóa ở cấp huyện.
- “Đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở”
của TS. Vũ Ngọc Am đã đề cập đến yêu cầu khách quan phải tiếp tục đổi mới công tác
giáo dục LLCT ở cơ sở trong giai đoạn hiện nay. Tác giả đã căn cứ vào thực trạng giáo
dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên cấp cơ sở, những khó khăn, hạn chế còn
yếu kém tìm ra nguyên nhân của những hạn chế từ đó đưa ra một số giải pháp đổi mới
trong công tác đào tạo cán bộ, đảng viên cơ sở hiện nay.

- “Chất lượng hoạt động của các Trung tâm BDCT huyện, thị xã, thành phố ở
tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay” của Trịnh Thị Hoa, Luận văn Thạc sỹ xây
dựng Đảng, năm 2008. Luận văn đã đánh giá chất lượng hoạt động của các Trung tâm
BDCT huyện, thị xã, thành phố thông qua chất lượng của các lớp học, chất lượng học
viên. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động ở các Trung tâm
BDCT huyện, thị xã, thành phố.
Ngoài ra còn có nhiều công trình của các tác giả quan tâm đến hướng nghiên cứu

này. Chẳng hạn như: “Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở trường Chính trị
tỉnh Bắc Giang dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh” của Lê Quỳnh Mai (Luận văn
Thạc sỹ Hồ Chí Minh học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn năm 2012); “Biện
pháp quản lý thực hiện chương trình giáo dục lý luận chính trị tại các trung tâm bồi
dưỡng chính trị cấp huyện tỉnh Thái Nguyên” của Nguyễn Thị Thìn (Luận văn thạc sỹ

quản lý giáo dục, Đại học sư phạm Thái Nguyên năm 2008); “Tỉnh Hải Dương xây dựng

3


Trung tâm BDCT cấp huyện đáp ứng yêu cầu tình hình mới” của Đặng Thị Bích Liên
(Tạp chí khoa giáo của Ban khoa giáo Trung ương số 6 năm 2007).
Các công trình trên là nguồn tư liệu tham khảo rất có giá trị và đã gợi mở cho
chúng tôi những ý tưởng sâu sắc trong quá trình thực hiện đề tài của mình. Tuy nhiên,
trong số các công trình đã đề cập ở trên, chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu
việc nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị của Trung tâm bồi dưỡng chính trị
huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay. Điều đó càng thôi thúc chúng tôi trong quá trình
thực hiện đề tài đã chọn.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị

của Trung tâm BDCT huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị của
trung tâm BDCT huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam từ năm 2008 đến 2018.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Mục đích nghiên cứu là làm rõ thực trạng hiệu quả giáo dục LLCT của Trung tâm

BDCT huyện Duy Tiên, tình Hà Nam hiện nay và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả giáo dục LLCT của Trung tâm BDCT huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam trong thời
gian tới.
4.2 Nhiệm vụ
- Khái quát, làm rõ một số vấn đề lý luận về công tác giáo dục LLCT của Trung
tâm BDCT cấp huyện.
- Phân tích thực trạng, làm rõ hiệu quả giáo dục LLCT của Trung tâm BDCT
huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam trong 10 năm qua (2008 – 2018).
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị
của Trung tâm BDCT huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam trong thời gian tới.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

4


5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của đè tài là Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những
quan điểm của Đảng về lý luận chính trị và công tác giáo dục LLCT; nghị quyết, chương
trình hành động, Quyết định, Chỉ thị, Báo cáo tổng kết của Tỉnh ủy Hà Nam và Huyện
ủy, Ủy ban nhân dân huyện Duy Tiên về công tác bồi dưỡng, giáo dục LLCT cho đội
ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; các tài liệu, sách báo có liên quan đến đề

tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phân tích – tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, thống kê, điều tra
xã hội học, phỏng vấn,…để thực hiện mục đích mà đề tài đã đặt ra.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Luận văn góp phần làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về hiệu quả giáo dục lý

luận chính trị của Trung tâm BDCT cấp huyện ở Việt Nam hiện nay.
- Luận văn góp phần làm rõ hiệu quả giáo dục lý luận chính trị của Trung tâm
BDCT huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay.
- Luận văn đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục
LLCT của Trung tâm BDCT huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam trong thời gian tới.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ
cho cấp ủy, chính quyền huyện Duy Tiên đề ra những chủ trương, chính sách nâng cao
chất lượng, hiệu quả giáo dục LLCT ở địa phương nói chung và của Trung tâm BDCT
huyện nói riêng; kết quả nghiên cứu của luận văn cũng có thể được sử dụng cho việc
nghiên cứu, giảng dạy những vấn đề có liên quan.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận
văn được kết cấu gồm 2 chương, 6 tiết.

5


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full

















×