Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Thực hiện chính sách phát triển thể dục thể thao từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.52 KB, 73 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ MINH LỘC

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN THỂ DỤC THỂ THAO
TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ MINH LỘC

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN THỂ DỤC THỂ THAO
TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 834.04.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:



TS. VÕ XUÂN VINH

HÀ NỘI, năm 2018



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nguồn nhân lực chất lượng cao là đòi hỏi tất yếu đối với tất cả các nước
trong thời đại hội nhập khu vực và quốc tế. Do đó thực tiễn đòi hỏi nền giáo
dục và toàn xã hội phải đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có
đạo đức, trí tuệ, sức khỏe, thẩm mỹ, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu
cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Thể dục thể thao (TDTT) là một bộ phận của nền văn hóa của mỗi dân
tộc cũng như của nền văn minh nhân loại. Trong lời kêu gọi toàn dân tập thể
dục đăng trên báo Cứu quốc (ngày 27/3/1946), Bác Hồ đã nêu rõ “Ngày ngày
tập luyện thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ để giữ gìn dân chủ, xâ y
dựng nhà nước, gây đời sống mới...”. Qua đó, ta thấy vai trò của TDTT rất
quan trọng đối với quốc gia.
Nghị quyết số 08-NQ-TW ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính trị
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục,
thể thao đến năm 2020 đã đề ra quan điểm phát triển TDTT của Đảng ta đến
năm 2020: "Phát triển TDTT là một yêu cầu khách quan của xã hội, nhằm góp
phần nâng cao sức khoẻ, thể lực và chất lượng cuộc sống của nhân dân, chất
lượng nguồn nhân lực; giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và môi
trường văn hóa lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, mở
rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế; đồng thời, là trách nhiệm của các
cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội và của mỗi người dân. Các

cấp ủy đảng có trách nhiệm thường xuyên lãnh đạo công tác TDTT, bảo đảm
cho sự nghiệp TDTT ngày càng phát triển."
Đáp ứng yêu cầu trên, Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm
2020 đã đề ra những nhiệm vụ, bước đi cụ thể nhằm thể chế hóa quan điểm,
1


chủ trương của Đảng ta đối với sự nghiệp phát triển TDTT Việt Nam thời kỳ
hội nhập quốc tế trong 10 năm tới là cần thiết, góp phần tạo dựng đội ngũ
nhân lực có đủ trí tuệ và sức lực đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Đồng thời, xây dựng hướng tới 02
việc phát triển nền TDTT nước nhà để nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước và tăng tuổi thọ của người Việt Nam theo tinh thần vì sự
nghiệp "Dân cường, Quốc thịnh", hội nhập và phát triển.
Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ngãi đã quán triệt, triển khai thực
hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước về TDTT trên địa bàn tỉnh, qua
đó, phong trào TDTT phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu đáng
khích lệ. Hàng năm, các hoạt động thể dục thể thao quần chúng được tổ chức
rộng khắp đến các xã, phường, thị trấn , vùng sâu, vùng xa, hải đảo ở trong
tỉnh. Bên cạnh các giải thể thao truyền thống được tổ chức như Giải Đua
thuyền các xã ven biển huyện Bình Sơn, Giải Cờ tướng tại các huyện Tây Trà,
Bình Sơn, Trà Bồng, Minh Long, Mộ Đức, Tư Nghĩa… Các giải thể thao khác
cũng được tổ chức như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông... tiêu biểu như: Giải
bóng chuyền truyền thống tại các huyện Nghĩa Hành, Bình Sơn, giải bóng
chuyền huyện Ba Tơ, giải bóng đá Mini huyện Sơn Tây, giải bóng đá U14
thành phố Quảng Ngãi... Hiện toàn tỉnh đã tổ chức xong Đại hội Thể dục thể

thao cấp xã, Đại hội thể dục thể thao cấp huyện và vào ngày 19/8/2018 tổ
chức Đại hội TDTT cấp tỉnh.


Bên cạnh những thành tựu đạt được trong quá trình thực hiện chính sách
phát triển TDTT, vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Cơ sở vật chất (CSVC)
tuy có đầu tư nhưng chưa đáp ứng được nguyện vọng và yêu cầu tập luyện
của quần chúng nhân dân nhất là ở cơ sở và cơ quan ban ngành (chỉ mới đầu
tư cho Trung tâm TDTT các huyện, thành phố). Công tác phối hợp với các

2


ban ngành đoàn thể vẫn còn những hạn chế. Chính sách về chế độ đãi ngộ
dành cho VĐV thể thao thành tích cao, có tài năng đặc biệt chưa được

quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng “chảy máu” tài năng thể thao. Công
tác quản lý đào tạo vẫn còn nhiều bất cập, làm thất thoát tài năng thể thao. Từ
những thực tiễn trên học viên chọn đề tài nghiên cứu “Thực hiện chính sách
phát triển thể dục thể thao từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” làm đề tài luận văn
thạc sĩ Chính sách công.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến TDTT ở Việt Nam
nói chung và một số nội dung cụ thể của TDTT nói riêng không còn là vấn đề
mới mẻ trong nghiên cứu khoa học về TDTT . Đã có một số công trình nghiên
cứu về TDTT như:
Luận văn Tiến sĩ: “Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào TDTT
biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam” (2016) của Nguyễn Thị Thủy bàn về
thể dục thể thao quần chúng, đặt biệt thể thể thao biển ở miền Bắc; qua đó,
phân tích thực trạng phát triển phong trào TDTT biển quần chúng ở miền Bắc
Việt Nam còn mang tính tự phát, thiếu sự quản lý và định hướng của Nhà
nước, cũng như việc đầu tư cho phong trào TDTT biển quần chúng phát triển
chưa được quan tâm đúng mức; trên cơ sở đó đề ra phương hướng và những

giải pháp cơ bản nhằm phát triển phong trào TDTT biển quần chúng ở miền
Bắc Việt Nam.
Luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu thực trạng và các giải pháp phát triển

phong trào TDTT Thành phố Phan Thiết – Tỉnh Bình Thuận” (2016) của
Huỳnh Ngọc Tuấn nêu ra thực trạng phong trào TDTT quần chúng thành phố
Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận. Luận văn đề xuất xây dựng và ứng dụng một
số các giải pháp để nâng cao hiệu quả phát triển phong trào thể dục thể thao
quần chúng thành phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận qua 01 năm, sau đó đánh

3


giá hiệu quả việc ứng dụng 01 số giải pháp ngắn hạn trong định hướng phát
triển thể dục thể thao quần chúng thành phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận sau
01 năm thực nghiệm.
Luận văn Thạc sĩ “Phong trào TDTT trong một số Trường Đại học công
lập ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay: Thực trạng và giải pháp quản lý của
Nguyễn Phúc Nguyện (2006) nêu lên thực trạng của một số Trường Đại học
trong việc phát triển TDTT và để ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng
của việc phát triển TDTT của một số Trường Đại học của Thành phố Hồ Chí
Minh trong giai đoạn hiện nay.
Tác giả Vương Bích Thắng (2014) có bài viết“Phát triển thể dục thể thao
Việt Nam trong tình hình mới” đăng trên Tạp chí Cộng sản. Tác giả nêu ra quá
trình hình thành và phát triển thể dục thể thao của Việt Nam, đánh giá kết quả,
những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện chính sách phát triển thể dục
thể thao Việt Nam sau Nghị quyết 08-NQ/TW được ban hành và nêu ra những
giải pháp để phát triển thể dục thể thao Việt Nam trong tình hình mới.
Các công trình nghiên cứu nói trên đánh giá thực trạng và đề ra giải
pháp nhằm phát phát triển một nội dung cụ thể của thể dục thể thao, tuy

nhiên chưa có tài liệu nào nghiên cứu về thực hiện chính sách phát triển
chính sách phát triển thể dục thể thao từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi trong
giai đoạn hiện nay. Do đó, học viên chọn đề tài “Thực hiện chính sách phát
triển thể dục thể thao từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” nhằm nghiên cứu,
phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp phù hợp với tình hình thực tế và
chủ trương phát triển chính sách về phát triển thể dục thể thao của tỉnh
trong thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách phát

4


triển TDTT, luận văn đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển
TDTT tại tỉnh Quảng Ngãi, từ đó đề xuất những quan điểm và giải pháp nhằm
tăng cường thực hiện chính sách phát triển TDTT trong thời gian tới ở tỉnh
Quảng Ngãi.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có 3 nhiệm vụ sau:

- Làm rõ những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách phát triển TDTT.
- Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển TDTT tại tỉnh
Quảng Ngãi.

- Đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường thực hiện chính
sách phát triển TDTT tại tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực hiện chính sách phát triển TDTT
ở tỉnh Quảng Ngãi.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian nghiên cứu chính của luận văn là tỉnh Quảng Ngãi.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu về chính sách phát triển thể thao nói chung ở Việt
Nam, phạm vi không gian của đề tài bao gồm toàn bộ nước Việt Nam.
Phạm vi thời gian chủ yếu của đề tài là 10 năm, từ năm 2005 đến năm

2015 nhằm đánh giá kết quả đạt được và chưa đạt được để thấy rõ những
thuận lợi, khó khăn của việc chưa ban hành chính sách và bước đầu tổ chức
triển khai thực hiện chính sách phát triển TDTT của tỉnh trong giai đoạn này.
Đồng thời, đề tài cũng nghiên cứu định hướng thực hiện chính sách phát triển
TDTT ở Quảng Ngãi đến năm 2025 là tìm ra nguyên nhân của kết quả để có
các giải pháp định hướng phát triển chính sách phát triển TDTT của tỉnh
Quảng Ngãi trong thời gian đến.

5


5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác -Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước về chính sách phát triển thể dục thể thao; các Chỉ thị, Nghị
quyết của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi về thực hiện chính sách
phát triển thể dục thể thao. Ngoài ra, luận văn sẽ vận dụng cách tiếp cận đa


ngành, liên ngành khoa học xã hội, trong đó cơ bản là cách tiếp cận quy phạm
chính sách công về chu trình chính sách từ hoạch định đến xây dựng, thực
hiện và đánh giá chính sách công có sự tham gia của các chủ thể chính sách.

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp liên ngành, đa ngành trong khoa học

xã hội như chính sách công, xã hội học, chính trị học…với các phương pháp
cụ thể như như phân tích, tổng hợp, so sánh
6. Ý nghĩa lý luận thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong
thực hiện chính sách phát triển thể dục thể thao ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn
hiện nay.

- Đề tài cung cấp những tư liệu thu thập được tại tỉnh Quảng Ngãi, qua
đó góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận của khoa học chính sách

công.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Qua thực tiễn nghiên cứu thực hiện chính sách phát triển thể dục thể thao
tại tỉnh Quảng Ngãi, luận văn sẽ chỉ ra được những khó khăn, hạn chế trong
việc hoạch định và thực thi chính sách, đồng thời kết quả nghiên cứu giúp cho

các Sở, ban, ngành, hội đoàn thể, các nhà hoạch định chính sách có cơ sở khoa

6



học và thực tiễn để vận dụng, điều chỉnh chính sách và tổ chức thực hiện chính
sách phát triển Thể dục thể thao tại tỉnh Quảng Ngãi một cách hiệu quả hơn.

7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục các chữ viết tắt, danh
mục các hình, bảng và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục
theo 3 chương như sau:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách phát triển

TDTT.
Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển TDTT từ thực
tiễn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2005 - 2015.
Chương 3. Mục tiêu, định hướng và giải pháp thực hiện chính sách phát
triển TDTT tại tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

7


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full

















×