Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng, tỉnh Quảng Nam (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.49 KB, 83 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ HOÀNG NGUYÊN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN,

PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
DÂN TỘC XƠ ĐĂNG, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI – 2018

1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ HOÀNG NGUYÊN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN,
PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
DÂN TỘC XƠ ĐĂNG, TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành : Chính sách công
Mã số

: 834.04.02


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN THỊ SONG HÀ

HÀ NỘI – 2018

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, các quốc
gia trên thế giới trong đó có Việt Nam luôn tuân thủ định hướng lớn là: tôn trọng sự
đa dạng văn hóa, bảo vệ và tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc làm nền tảng tinh thần
và động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, trong đó có mục tiêu xây dựng nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế

- xã hội của đất nước, thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về bảo vệ, phát huy các giá
trị văn hóa. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ:
“Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, về bảo tồn,
phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc. Gắn kết chặt
chẽ nhiệm vụ phát triển văn hóa, văn nghệ, bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn
hóa với phát triển du lịch và hoạt động thông tin đối ngoại nhằm truyền bá sâu rộng
các giá trị văn hóa trong công chúng” [7] .
Trong suốt chiều dài lịch sử, văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số luôn
là di sản quý giá; góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng và thống nhất của nền
văn hóa Việt Nam. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại, việc giữ gìn, phát huy bản
sắc văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số là nhiệm vụ cấp thiết để phát triển bền
vững đất nước. Đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và

giao lưu văn hóa với thế giới, cùng với việc mở cửa hội nhập quốc tế, bên cạnh
những mặt tích cực thì hàng ngày, hàng giờ văn hóa truyền thống đang bị tác động
mạnh mẽ bởi nhiều yếu tố. Do vậy, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống là nhiệm vụ quan trọng vừa mang tính cấp bách, vừa mang ý nghĩa
chiến lược lâu dài.
Đối với tỉnh Quảng Nam, một địa phương có nền văn hóa khá phong phú, đa
dạng, là nơi có nhiều dân tộc thiểu số cư trú thì việc bảo tồn và phát huy giá trị văn

3


hóa truyền thống đang được các cấp ủy Đảng, Chính quyền đặc biệt quan tâm.
Xơ Đăng là một trong số các tộc người thiểu số đang sinh sống ở tỉnh Quảng
Nam, có dân số đứng thứ ba, sau người Kinh và Cơ Tu. Người Xơ Đăng có đời
sống văn hóa tinh thần phong phú, chứa đựng nhiều nhân văn và sâu sắc. Tuy nhiên,
cuộc sống hiện đại đã tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hóa của các tộc người
nói chung, người Xơ Đăng nói riêng khiến cho nhiều giá trị văn hóa truyền thống
đặc trưng của tộc người này đã và đang có nhiều nguy cơ mai một, đánh mất bản
sắc riêng của mình. Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu, lựa chọn để bảo tồn, phát huy
giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng trong bối cảnh đổi mới, hội nhập hiện

nay đang trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, phân tích các yếu tố tác động đến
chính sách bảo tồn, phát huy văn hóa của người Xơ Đăng, đề xuất các giải pháp đổi
mới, hoàn thiện chính sách, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Thực hiện chính sách bảo
tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng, tỉnh Quảng Nam” làm
Luận văn cao học chuyên ngành Chính sách công của mình với mong muốn thực
hiện có hiệu quả hơn nữa chính sách bảo tồn, phát huy văn hóa của người Xơ Đăng
trong công cuộc xây dựng và phát triển địa phương hiện nay.


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Công trình nghiên cứu về bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số nói chung
Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các tộc người ở Việt Nam từ lâu
đã được các nhà nghiên cứu quan tâm chú ý. Vì thế đã có nhiều công trình đã được
công bố liên quan đến vấn đề này. Chẳng hạn như tác giả Hoàng Vinh, năm 1997 đã
xuất bản cuốn sách “Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân
tộc”. Cuốn sách này có thể được coi là một công trình nghiê n cứu mang tính lý luận
về giá trị văn hóa dân tộc khi tác giả đã đề cập khá chi tiết, cụ thể các quan niệm
của các tác giả nước ngoài và Việt Nam về giá trị văn hóa.
Đặc biệt, cuốn “Giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Việt
Nam”, xuất bản năm 1996 của Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, nhóm tác giả phân
tích các giá trị văn hóa đặc sắc của các tộc người trên lãnh thổ Việt Nam, qua đó

4


nhấn mạnh việc bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số là nhiệm vụ cấp
thiết, có ý nghĩa chiến lược cần phải tiếp tục thực hiện thường xuyên và lâu dài.
Trên cơ sở dựa vào lý luận phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ
nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cuốn “Văn hóa các dân tộc Việt Nam
thống nhất mà đa dạng” của tác giả Nông Quốc Chấn, Huỳnh Khái Vinh (xuất bản
năm 2002, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia) là sự tiếp cận có hệ thống của các nhà
nghiên cứu trên nhiều góc độ: văn hóa, lịch sử và dân tộc học nhằm hướng tới sự
tương tác biện chứng giữa sự thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt Nam.
Bên cạnh đó, cuốn “Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người” của tác giả

Nguyễn Từ Chi (2003), Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin Hà Nội ấn hành lấy đối
tượng nghiên cứu là văn hóa và tộc người ở Việt Nam. Dưới góc nhìn văn hóa, bằng
cách tiếp cận nhiều chiều, với những cách lý giải khác nhau, tác giả giúp người đọc
hiểu thêm về những sự kiện, hiện tượng dân tộc học của Việt Nam. Cuốn sách có

thể được coi như là một trong những tác phẩm có cách tiếp cận sâu sắc và tỉ mỉ các
vấn đề tộc người từ nhiều góc độ.

Bài viết “Một số vấn đề bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa của các
dân tộc hiện nay” của tác giả Nguyễn Văn Huy được đăng trên Tạp chí Cộng Sản
số 20 năm 2003 đề cập khá chi tiết và cụ thể công tác bảo tồn phát huy bản sắc văn
hóa của các dân tộc ở nước ta thời gian qua.
Tác giả Đặng Nghiêm Vạn trong cuốn “Cộng đồng Quốc gia dân tộc Việt
Nam” xuất bản năm 2003 của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí

Minh đem đến người đọc một số vấn đề lý luận về cộng đồng quốc gia dân tộc và
cộng đồng tộc người; đồng thời giới thiệu sự tiến triển và đặc điểm của cộng đồng
quốc gia dân tộc Việt Nam và của các tộc người cấu thành.
Cuốn “Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam” (2006) và “Bảo
tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới
và hội nhập” (2010) của tác giả Ngô Đức Thịnh có thể xem là một đóng góp quan
trọng đối với sự nghiệp nghiên cứu và phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

5


Bên cạnh đó, còn có nhiều công trình nghiên cứu văn hóa tộc người và văn hóa
Việt Nam, văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam. Những nghiên cứu trên góp
phần cung cấp cơ sở lý thuyết, thực tiễn trong quá trình thực hiện chính sách bảo tồn,
phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong quá trình Đổi mới và hội nhập.

2.2. Công trình nghiên cứu về bản sắc văn hóa dân tộc Xơ đăng
Về văn hóa của người Xơ Đăng cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu
khoa học, hàng chục đầu sách, nhiều bài viết nghiên cứu ở những góc độ và phạm vi


khác nhau, chẳng hạn như Cuốn “Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương” của
Bambo (tạp chí France - Asie số 40 - 50 năm 1950) được Nguyên Ngọc dịch ra
tiếng Việt vào năm 2003, trong đó có đề cập đến người Xơ Đăng. Hay như năm
1966, Bộ Quân lực Hoa Kỳ đã công bố cuốn sác h “Những nhóm thiểu số ở Cộng
hòa miền Nam Việt Nam”. Cuốn sách này đã nghiên cứu tổng thể các tộc người sinh
sống ở Tây Nguyên, trong đó người Xơ Đăng đã được miêu tả nhiều ở khía cạnh về
lịch sử tộc người, quá trình định cư, chăm sóc sức khỏe , tổ chức xã hội, phong tục
tập quán, tôn giáo tín ngưỡng.
Năm 1970 cuốn sách Đồng bào các sắc tộc thiểu số ở Việt Nam của Nguyễn
Trắc Di và năm 1974 cuốn sách Cao nguyên miền Thượng của tác giả Toan Ánh Cửu Long Giang đã được ra mắt độc giả. Hai cuốn sách này cũng đã mô tả khá chi
tiết về địa bàn cư trú, lối sống và phong tục tập quán của người Xơ Đăng.
Tác giả Đặng Nghiêm Vạn cũng rất quan tâm nghiên cứu về người Xơ Đăng,

cụ thể trong các tác phẩm: Các dân tộc ở Gia Lai, Kon Tum (1981) và Người Xơ
Đăng ở Việt Nam (1998) … đã được tác giả miêu tả khá sinh động về nhiều vấn đề
trong văn hóa của tộc người Xơ Đăng, đặc biệt là giá trị văn hóa tinh thần, các nghi
lễ được người Xơ Đăng thực hành.
Cuốn sách Nghi lễ vòng đời của người Xơ Đăng của tác giả Phan Văn Hoàng

(2009), Lễ hội Tây Nguyên của Trần Phong (2008), Nhà rông Tây Nguyên của
Nguyễn Văn Kự, Lưu Hùng (2007), Văn hóa ẩm thực của người Xơ Đăng của
Nguyễn Thị Hòa (2016) đã khái quát khá đầy đủ và chi tiết về “Bức tranh văn hóa”
của tộc người Xơ Đăng ở Việt Nam. Đây được coi là nguồn tư liệu có giá trị giúp

6


cho người đọc, những nhà nghiên cứu văn hóa, quản lý văn hóa, các nhà nghiên cứu
dân tộc học, nhân học và chính quyền địa phương có được cái nhìn cụ thể đối với

tộc người này.

Gần đây, nhóm tác giả của Viện D ân tộc học đã công bố cuốn sách “Các dân
tộc ở Việt Nam – tập 3 – Nhóm ngôn ngữ Môn Khơ me” (Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, 2017) đã khái quát khá cụ thể các đặc điểm văn hóa, xã hội, kinh tế của
các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn Khơ me, trong đó có người Xơ Đăng. Trong
đó, nội dung các đặc trưng văn hóa truyền thống của người Xơ Đăng đã được nhóm
tác giả đề cập khá chi tiết. Cùng với đó là quá trình biến đổi, tiếp biến và giao thoa
văn hóa của tộc người cũng đang diễn ra mạnh mẽ để phù hợp với phát triển của xã
hội. Vì vậy cuốn sách có giá trị to lớn trong việc nhìn nhận các giá trị văn hóa mang
tính đặc trưng của tộc người này để từ đó lựa chọn và phát huy.
Không chỉ dừng lại ở nội dung sách, người Xơ Đăng trong những năm gần
đây còn được nghiên cứu sâu, dưới góc độ của luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và
nhiều bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành, chẳng hạn như: Nhà rông của người
Xơ Đăng ở huyện Đắk Tô, Tỉnh Kon Tum, của tác giả Rơ đăm Bích Ngọc, luận án
Tiến sĩ Văn hóa Dân gian, 2015; Nghi lễ cộng đồng của người Xơ Teng (một nhóm
người của tộc người Xơ Đăng) ở huyện Tumơrông, Tỉnh Kon Tum, của tác giả A
Tuấn, luận án Tiến sĩ Văn hóa Dân gian, 2015.
Tác giả Phạm Thị Trung với các bài viết: Tín ngưỡng linh hồn của người Xơ
Tăng (2010); Xu hướng biến đổi các yếu tố tác động biến đổi trong thực hành nghi
lễ truyền thống của người Xơ Teng xã Tumơrông, huyện Tumơrông, tỉnh Kon Tum,

(2017); Biến đổi trong thực hành các nghi lễ truyền thống của người Xơ Teng ở xã
Tumơrông, huyện Tumơrông, tỉnh Kon Tum (2017); Phát huy vai trò của phụ nữ
trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống (2016). Đây là
những tác phẩm, công trình nghiên cứu những đặc điểm chung về bản sắc văn hóa
của người dân tộc Xơ Đăng ở nước ta.

7



3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn làm rõ những nét đặc trưng giá trị văn hóa của dân tộc Xơ Đăng ở
tỉnh Quảng Nam; làm rõ các chính sách bảo tồn các giá trị văn hóa đã được thực
hiện đối với người Xơ Đăng, từ đó đề xuất một số giải pháp trong việc bảo tồn, phát
huy giá trị văn hóa phù hợp với thực tiễn phát triển của tộc người, của địa phương

trong đổi mới, hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về chính sách công trong lĩnh vực văn hóa làm
nền tảng lý luận để nghiên cứu chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền
thống dân tộc Xơ Đăng, tỉnh Quảng Nam.

- Hệ thống hóa, làm rõ các đặc điểm và giá trị văn hóa truyền thống dân tộc
Xơ Đăng tỉnh Quảng Nam.

- Phân tích thực trạng văn hóa dân tộc Xơ Đăng, tỉnh Quảng Nam; đánh giá
tình hình thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc
Xơ Đăng, tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua.

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn
hóa dân tộc Xơ Đăng, tỉnh Quảng Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá
trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng, tỉnh Quảng Nam.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình thực hiện chính sách bảo tồn, phát
huy giá trị văn hóa truyền thống người Xơ Đăng các huyện miền núi tỉnh Quảng
Nam từ năm 2010 đến nay để qua đó nêu lên những vấn đề tích cực, hạn chế trong
quá trình thực hiện chính sách.
Thời điểm nghiên cứu được tác giả chọn mốc từ năm 2010 đến nay là vì:
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa chính thức có hiệu lực kể

8


từ ngày 01/01/2010. Thời gian này, tỉnh Quảng Nam đã tập trung nhiều nguồn lực
để thực hiện có hiệu quả việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đặc

biệt là văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thực hiện đạt mục tiêu Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XX, XXI đã đề ra.

Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống, đặc biệt là văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số khá rộng, trong khi
Quảng Nam là tỉnh có bề dày lịch sử lâu đời với những giá trị văn hóa phong phú,
đa dạng của nhiều tộc người khác nhau; do đó, trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ,

luận văn xin được giới hạn nội dung nghiên cứu về tình hình thực hiện chính sách
bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng, tỉnh Quảng Nam.
Để làm rõ được vấn đề nghiên cứu, tác giả luận văn tập trung khảo sát tư liệu ở các
địa bàn có dân tộc Xơ Đăng sinh sống, bao gồm 03 xã huyện Nam Trà My, 02 xã

huyện Phước Sơn, 02 xã huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn sẽ được tiếp cận theo hướ ng h ệ thố ng hóa lý lu ận việ c thực

hiệ n chính sách bả o tồ n, phát huy giá tr ị văn hóa truyề n thố ng dân t ộc Xơ
Đăng, tỉ nh Quả ng Nam từ khâu ho ạch đị nh, xây d ự ng, thực thi đến đánh giá

chính sách b ảo tồ n, phát huy giá tr ị văn hóa truyề n th ố ng v ớ i sự tham gia c ủ a
các chủ thể chính sách.
5.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập nguồn tài liệu thứ cấp: Tập hợp và phân tích các
nguồn tư liệu: Văn kiện, Nghị quyết, Quyết định của Đảng, Nhà nước, Bộ, Ngành ở
Trung ương và địa phương; các công trình nghiên cứu, sách báo, các báo cáo, tài

liệu thống kê của Ban, ngành, đoàn thể; tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc
gián tiếp đến vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vùng đồng bào dân tộc
thiểu số ở Việt Nam nói chung, vùng tộc người Xơ Đăng tỉnh Quảng Nam nói riêng.
- Phương pháp điền dã, thực địa: Tiến hành đi cơ sở khảo sát thực tế tại
huyện Nam Trà My, Phước Sơn, Hiệp Đức tỉnh Quảng Nam nơi có người Xơ Đăng
sinh sống.
9


Để thực hiện luận văn này, tác giả đã thực hiện 04 cuộc điền dã tại thực địa,

mỗi đợt 5 ngày và tổ chức phỏng vấn sâu cán bộ cấp huyện, xã và người dân địa
phương với chủ đề là đời sống vật chất, tinh thần xã hội của người Xơ Đăng để có
được các tư liệu cần thiết, giúp tác giả luận văn có cái nhìn đúng đắn, khách quan về

quá trình thực hiện chính sách tại địa phương.
- Phương pháp phân tích: Luận văn sẽ phân tích, đánh giá thực tiễn thi hành chính
sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng, tỉnh Quảng Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Trên cơ sở lý thuyết về thực hiện chính sách công, Luận văn sẽ nghiên cứu,
nêu một số quan điểm, định hướng và đề xuất các giải pháp triển khai thực hiện
hiệu quả chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ
Đăng, tỉnh Quảng Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho các Ban, ngành có liên
quan trong quá trình tổ chức thực hiện cũng như hoạch định chính sách bảo tồn,
phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng, tỉnh Quảng Nam.

7. Kết cấu của luận văn
Luận văn thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống
dân tộc Xơ Đăng, tỉnh Quảng Nam được chia làm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn
hóa của Việt Nam
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa
truyền thống dân tộc Xơ Đăng tỉnh Quảng Nam
Chương 3: Một số quan điểm và giải pháp tăng cường thực hiện Chính sách
bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng tỉnh Quảng Nam.

10


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full

















×