Tải bản đầy đủ (.doc) (156 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cam sành trên địa bàn huyện quang bình, tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 156 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LƯU VĂN QUÂN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT
CAM SÀNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUANG BÌNH,
TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LƯU VĂN QUÂN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT
CAM SÀNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUANG BÌNH,
TỈNH HÀ GIANG

Chuyên ngành

: Quản lý kinh tế

Mã số

: 60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đinh Văn Đãn


HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2016
Tác giả luận văn

Lưu Văn Quân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động
viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng
và biết ơn sâu sắc tới TS. Đinh Văn Đãn đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực
hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào
tạo, Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và chính sách, Khoa Kinh tế và phát triển nông
thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình

học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND
huyện Quang Bình, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quang Bình, Chi cục
Thống kê huyện Quang Bình, Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Quang Bình,
UBND các xã Vĩ Thượng, Yên Hà, Hương Sơn, các Tổ sản xuất Cam Sành
VietGap tại các xã và những hộ nông dân sản xuất cam trên địa bàn nghiên cứu
đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi
hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2016
Tác giả luận văn

Lưu Văn Quân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 3


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan...................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ........................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt....................................................................................... vii
Danh mục bảng ............................................................................................... viii
Danh mục đồ thị ..................................................................................................x
Danh mục sơ đồ...................................................................................................x
PHẦN I MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1.1

Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................1
1.2
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...............................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................2
1.3
Câu
hỏi
nghiên
cứu
.................................................................................3
1.4
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................3
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CAM SÀNH .............................................5
2.1
Một số vấn đề lý luận về nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cam
sành ........................................................................................................5
2.1.1
Một
số
khái
niệm
liên
quan
.....................................................................5
2.1.2 Nội dung, bản chất và phân loại hiệu quả kinh tế ....................................9
2.1.3 Nội dung nghiên cứu về hiệu quả kinh tế sản xuất cam .........................12

2.1.4
Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất cam sành
....................20
2.2
Cơ sở thực tiễn......................................................................................27
2.2.1 Vài nét về lịch sử, nguồn gốc phát triển cây cam ..................................27
2.2.2 Tình hình sản xuất cam trên thế giới .....................................................27
2.2.3 Tình hình sản xuất cam tại Việt Nam ....................................................32
2.2.4 Một số nghiên cứu về hiệu quả kinh tế trong sản xuất cam....................37
PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................40

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 4


3.1
Đặc
điểm
địa
bàn
nghiên
cứu
................................................................40
3.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................40
3.1.2 Tình hình kinh tế xã hội của huyện .......................................................44

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 5



3.2
Phương pháp nghiên cứu ......................................................................53
3.2.1 Phương pháp tiếp cận............................................................................53
3.2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .....................................................53
3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................54
3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................55
3.2.5 Phương pháp phân tích thông tin...........................................................56
3.2.6 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................56
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................59
4.1
Hiệu quả kinh tế sản xuất cam sành trên địa bàn huyện Quang
Bình ......................................................................................................59
4.1.1 Tình hình phát triển cam sành huyện Quang Bình những năm gần
đây........................................................................................................59
4.1.2 Hiệu quả kinh tế trong sản xuất cam sành tại huyện Quang Bình ..........65
4.2
Thực trạng thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản
xuất cam sành tại huyện Quang Bình ....................................................70
4.2.1 Giải pháp quy hoạch sản xuất ...............................................................70
4.2.2 Giải pháp hỗ trợ vốn cho sản xuất .........................................................73
4.2.3 Giải pháp thay đổi tổ chức sản xuất ......................................................74
4.2.4 Giải pháp về tập huấn kỹ thuật sản xuất ................................................76
4.2.5 Giải pháp về giống................................................................................78
4.2.6 Giải pháp tăng quy mô sản xuất ............................................................79
4.2.7 Thực trạng về thị trường tiêu thụ...........................................................80
4.3
Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu
quả kinh tế sản xuất cam sành tại huyện Quang Bình ............................85

4.3.1 Trình độ của chủ hộ sản xuất ................................................................85
4.3.2 Yếu tố nguồn vốn .................................................................................87
4.3.3 Ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ cam sành .........................................90
4.3.4 Nhóm yếu tố chính sách của nhà nước ..................................................91
4.3.5 Nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên ............................................................92
4.4
Đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản
xuất cam sành tại huyện Quang Bình ....................................................93
4.4.1 Định hướng phát triển sản xuất cam sành tỉnh Hà Giang .......................93
4.4.2 Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cam
sành tại huyện Quang Bình ...................................................................95
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................100
5.1
Kết luận ..............................................................................................100
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 5


5.2
Kiến nghị ............................................................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................102

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 6


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Nghĩa đầy đủ

BQ

:

Bình quân

CC

:

Cơ cấu

ĐVT

:

Đon vị tính

GO

:

Giá trị sản xuất

HQKT

:


Hiệu quả kinh tế

IC

:

Chi phí trung gian

KQ

:

KQ



Lao động

MI

:

Thu nhập hỗn hợp

TT

:

Thị trường


VA

:

Giá trị gia tăng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vii


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Diện tích và sản lượng cam trên thế giới qua một số năm ...................... 28

2.2

Diện tích và sản lượng cam của một số nước trên thế giới năm 2013 ............
28

3.1


Tình hình sử dụng đất đai của huyện Quang Bình giai đoạn 2013-2015........
46

3.2

Tình hình dân số, lao động huyện Quang Bình giai đoạn 2013-2015.............
48

3.3

Điều kiện cơ sở hạ tầng huyện Quang Bình ........................................... 49

3.4

Kết quả sản xuất kinh doanh huyện Quang Bình giai đoạn 2013-2015..........
52

3.5

Thu thập thông tin thứ cấp ..................................................................... 54

3.6

Bảng phân bổ mẫu điều tra .................................................................... 55

4.1

Diện tích cam sành huyện Quang Bình giai đoạn 2013-2015 ................. 62

4.2


Năng suất, sản lượng cam sành huyện Quang Bình những năm gần đây.......
64

4.3

Những thông tin chung về hộ điều tra .................................................... 65

4.4

Chi phí sản xuất cam sành trên 1 ha cam sành của các hộ điều tra.......... 68

4.5

Kết quả và hiệu quả kinh tế sản cam sành của huyện ............................. 70

4.6

Đánh giá của người dân về sự phù hợp trong quy hoạch sản xuất........... 72

4.7

Các nguồn vốn cho sản xuất cam sành tại địa phương............................ 73

4.8

Hiệu quả sau khi được vay vốn hỗ trợ sản xuất ...................................... 74

4.9


Đánh giá của người dân sau khi tập huấn kỹ thuật trồng cam ................. 78

4.10

Sự thay đổi hiệu quả kinh tế sau khi sử dụng giống mới ........................ 78

4.11

Đánh giá của người trồng cam về thay đổi giống trong sản xuất ............ 79

4.12

Hiệu quả kinh tế theo quy mô sản xuất................................................... 80

4.13

Thị trường tiêu thụ cam sành Quang Bình giai đoạn 2013 - 2015........... 81

4.14

Đánh giá về tác động của các giải pháp thị trường ................................. 85

4.15

Ảnh hưởng của trình độ học vấn tới hiệu quả sản xuất cam sành............ 85

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 8



4.16

Nhu cầu tập huấn kỹ thuật của người dân............................................... 87

4.17

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của nguồn vốn tới hiệu quả sản xuất
cam sành ................................................................................................ 88

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 9


4.18

Mục đích sử dụng vốn của người dân..................................................... 89

4.19

Nhu cầu vay vốn của người dân ............................................................. 90

4.20

Ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ cam sành .......................................... 90

4.21

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới hiệu quả

sản xuất cây cam sành............................................................................ 92

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 9


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Số đồ thị

Tên đồ thị

Trang

4.1

Kết quả quy hoạch vùng sản xuất cam sành tại huyện Quang Bình ........71

4.2

Mức độ tham gia tập huấn kỹ thuật của các hộ điều tra ..........................76

4.3

Tỷ lệ áp dụng kiến thức vào sản xuất của các hộ điều tra .......................77
DANH MỤC SƠ ĐỒ

Số sơ đồ

Tên sơ đồ


Trang

3.1

Bản đồ hành chính huyện Quang Bình ...................................................40

4.1

Sản lượng tiêu thụ cam sành Quang Bình qua các kênh .........................82

DANH MỤC HỘP
Số hộp

Tên hộp

Trang

4.1

Người biết nhiều chia sẻ cho người biết ít ...............................................86

4.2

Có chợ sẽ thuận lợi cho người dân ..........................................................92

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page x



PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Cam là cây ăn quả nhiệt đới được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế
giới, đồng thời cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong thương mại rau quả toàn
cầu. Những năm 1980, các nước Mỹ latinh, khu vực Caribê là khu vực sản xuất
cam chính của thế giới, hiện nay khu vực châu Á đã vượt lên dẫn đầu, tiếp theo là
các nước Nam Mỹ và cuối cùng là Châu Phi. Cam là loại quả chủ yếu trên thị
trường quốc tế và có nhiều người sử dụng nhất trên thế giới. Khối lượng cam xếp
thứ nhất về giá trị trong xuất khẩu trái cây.
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, là xứ sở của các loại cam với
nhiều loại giống cam quý như cam sành, cam đường canh,… trồng khắp các địa
phương trong cả nước. Hiện tại, cây cam có diện tích và sản lượng thuộc hàng lớn
nhất trong các cây ăn quả có múi ở Việt Nam. Vùng trồng cam lớn nhất là vùng
Trung du và miền núi phía Bắc, tiếp đến là đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ.
Cam cung cấp sản phẩm cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu thu ngoại tệ.
Hà Giang là một trong những tỉnh có diện tích cam lớn nhất của cả nước,
được trồng tập trung tại 3 huyện Quang Bình, Bắc Quang, và Vị Xuyên. Cùng
với cam Bố Trạch (Quảng Bình), cam Vinh (Nghệ An), cam sành Hà Giang là
một thương hiệu được người tiêu dùng của nhiều địa phương trong cả nước biết
đến và trở thành cây đặc sản của tỉnh.
Quang Bình là huyện có đất đai rộng, rừng với độ che phủ trên 60%, độ
ẩm trung bình là 85%, lượng mưa hơn 1.800 mm/năm, Quang Bình có điều kiện
thuận lợi phát triển kinh nông, lâm nghiệp; có những khu vực thích hợp trồng cây
ăn quả cam sành, quýt... Từ những giá trị hiệu quả thực tế mang lại, cam sành đã
được huyện Quang Bình xác định là cây kinh tế mũi nhọn, góp phần nâng cao
đời sống hộ nông dân, phát triển kinh tế ở các vùng nông thôn, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, mang lại cuộc sống ấm no, giúp nhiều
hộ dân tộc thiểu số làm giàu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây vùng trồng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 1


cam sành bị suy thoái, thoái hóa, từ đó dẫn tới giảm năng suất, chất lượng và diện
tích trồng cam bị thu hẹp. Hơn nữa, nhiều diện tích cam đã già cỗi, suy kiệt dinh
dưỡng, do không được chăm sóc tốt nên cây sinh trưởng, phát triển kém, quả ra
bé, hình thức mẫu mã xấu và có rất ít quả. Ngoài ra, hầu hết các hộ gia đình trồng
cam sành ở Quang Bình vẫn áp dụng biện pháp trồng và chăm sóc theo kinh
nghiệm truyền thống. Tỷ lệ số hộ trồng cam áp dụng các biện pháp khoa học kỹ
thuật vào quá trình trồng, chăm sóc và bảo quản mới chỉ chiếm 25-30%.
Có thể thấy quá trình phát triển và hiệu quả kinh tế sản xuất cam của nước
ta nói chung và của Quang Bình - Hà Giang nói riêng luôn gắn với điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội và quá trình đổi mới, quản lý, đồng thời chịu tác động sâu
sắc của những biến động của giá cả thị trường. Từ những vấn đề trên, chúng tôi
lựa chọn nghiên cứu đề tài "Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cam
sành trên địa bàn huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang" trên cơ sở kết hợp giữa
lý luận và tình hình thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cam
sành tại địa phương.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cam sành
trên địa bàn huyện Quang Bình. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế sản xuất cam sành trên địa bàn huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang
trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ
thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp nâng cao hiệu quả
kinh tế sản xuất cam sành;

- Đánh giá thực trạng thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế
sản xuất cam sành ở huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các giải pháp nâng
cao hiệu quả kinh tế sản xuất cam sành ở huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang;


- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cam
sành trên địa bàn huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cam sành dựa trên cơ sở lý
luận và thực tiễn nào?
- Hiệu quả kinh tế sản xuất cam sành và việc thực hiện các giải pháp nâng
cao hiệu quả kinh tế sản xuất cam sành trên địa bàn huyện Quang Bình, tỉnh Hà
Giang hiện nay ra sao?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới hiệu quả kinh hiệu quả kinh tế sản xuất
cam sành tại địa phương?
- Những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cam sành trên
địa bàn huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang trong thời gian tới?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả kinh tế và các giải pháp nâng cao hệu
quả kinh tế sản xuất cam sành ở địa bàn huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Trên cơ sở thực trạng sản xuất, hiệu quả kinh tế của
cam sành và những lý luận về hiệu quả kinh tế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
tình hình thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cam sành. Phân tích
các yếu tố ảnh hưởng, đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất
cam sành tại địa phương.
- Phạm vi không gian: Tại địa bàn huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
- Phạm vi thời gian: Đề tài được tiến hành từ 22/06/2014 – 30/8/2015

Số liệu thứ cấp được thu thập từ 2011-2014. Các số liệu mới được thu
thập năm 2015


1.5 Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cam sành
trên địa bàn huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang” có một số đóng góp như sau:
Về lý luận: đề tài đã chỉ ra những lý luận cơ bản về hiệu quả, hiệu quả kinh
tế, hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp và các chỉ tiêu xác định hiệu quả
kinh tế, phương pháp xác định và đánh giá hiệu quả kinh tế. Thông qua nghiên cứu
và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp
đã luận giải và đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh
tế trong sản xuất cam sành trên địa bàn huyện Quang Bình. Đề tài cũng đã chỉ ra
đặc trưng cơ bản, các chỉ tiêu chính trong xác định hiệu quả kinh tế cam sành, chỉ
ra những điều kiện để sản xuất cam sành có hiệu quả kinh tế cao nhất. Hiệu quả
kinh tế trong sản xuất cam là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với người sản xuất, lựa
chọn và áp dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của người dân phụ thuộc
vào điều kiện thực tế và nên áp dụng đồng bộ các nhóm giải pháp.
Về thực tiễn: đề tài tiến hành nghiên cứu thực tiễn sản xuất cam sành trên
thế giới và một số địa phương của Việt Nam qua đó rút ra những đặc điểm cơ bản
trong sản xuất cam sành. Cơ sở đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế
trong sản xuất cam sành dựa trên phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới
hiệu quả kinh tế (trực tiếp, gián tiếp). Hiệu quả kinh tế trong sản xuất cam sành
trên địa bàn huyện Quang Bình bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như yếu tố về điều
kiện tự nhiên, yếu tố kinh tế xã hội, yếu tố thuộc về người sản xuất; mức độ tác
động của các yếu tố tới hiệu quả kinh tế phụ thuộc vào quy mô diện tích, phương
thức tổ chức sản xuất của hộ. Áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cần
áp dụng nhiều nhóm giải pháp trên điều kiện thực tế.



PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ
SẢN XUẤT CAM SÀNH

2.1 Một số vấn đề lý luận về nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cam sành
2.1.1 Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1 Khái niệm hiệu quả
Hiệu quả là một phạm trù trọng tâm rất cơ bản của khoa học kinh tế và quản
lý. Ngày nay khái niệm về hiệu quả được sử dụng rộng rãi, nói đến hiệu quả được
hiểu là công việc đạt kết quả tốt. Hay hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra
kết quả mà con người mong đợi và hướng tới.
Hiệu quả là việc xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các nguồn lực sao
cho đạt kết quả cao nhất. Hiệu quả bao gồm ba yếu tố: không sử dụng nguồn lực
lãng phí, sản xuất với chi phí thấp nhất, sản xuất để đáp ứng với nhu cầu của con
người.
Hiệu quả theo quan điểm của K.Marx, đó là việc "Tiết kiệm và phân phối
một cách hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hoá giữa các ngành" và
đó cũng chính là quy luật tiết kiệm và tăng năng suất lao động hay tăng hiệu quả,
K.Marx, cũng cho rằng "nâng cao năng suất lao động vượt quá nhu cầu cá nhân
(người lao động) là cơ sở của hết thảy mọi xã hội" (Nguyễn Văn Hảo, 2005).
Hiệu quả của sản xuất xã hội được tính toán và kế hoạch hoá trên cơ sờ
những nguyên tác chung đối với nền kinh tế quốc dân bàng cách so sánh các kết
quả của sản xuất với cho phí hoặc nguồn dự trữ đã sử dụng. Theo tác giả Culinốp
thì: “hiệu quả sản xuất là tính kết quả của một nền sản xuất nhất định. Chúng ta
sẽ so sánh kết quả với chi phí cần thiết để đạt kết quả đó. Khi lấy tổng sản phẩm
chia cho số vật tư được hiệu suất vật tư. Tổng sản phẩm chia cho số lao động
được hiệu suất lao động” (Nguyễn Trần Quế, 1995).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 5



Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội "hiệu quả sản
xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa này mà không
cắt giảm sản lượng một loại hàng hóa khác. Mọi nền kinh tế có hiệu quả nằm trên
đường giới hạn khả năng sản xuất của nó". Trong mọi hoạt động của con người
đều liên quan đến vấn đề hiệu quả. Hiệu quả là căn cứ để đánh giá bất kỳ hoạt
động nào của con người, là căn cứ để xác định những hoạt động tiếp theo. Khi
cần đánh giá một hoạt động nào đó người ta thường sử dụng chỉ tiêu hiệu quả để
so sánh hoạt động này với hoạt động khác. Hiệu quả là chỉ tiêu toàn diện nhất
dừng để đánh giá chất lượng của hoạt động, nó được đánh giá bằng nhiều mặt
khác nhau trong một tổng thể thống nhất. Tùy theo mục đích khác nhau mà mỗi
người quan tâm đến hiệu quả ở những khía cạnh khác nhau. Đối với một hoạt
động nào đó thì điều được các nhà kình tế quan tâm đầu tiên đó là hiệu quả kinh
tế mà hoạt động đó mang lại, còn các nhà môi trường lại quan tâm đến hiệu quả
môi trường,…Tuy nhiên, để đánh giá toàn diện nhất thì hiệu quả của bất kỳ hoạt
động nào cũng nên được xem xét đánh giá trên cả 3 mặt là: mặt kinh tế, mặt xã
hội và mặt môi trường (Đinh Văn Tiến, 1996).
2.1.1.2 Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế (HQKT) là một phạm trù kinh tế - xã hội, nó phản ánh
mặt chất lượng của hoạt động sản xuất kinh tế và là đặc trưng của mọi nền sản
xuất xã hội (Nguyễn Văn Hảo, 2005).
Hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của các nhà kinh tế, bởi xác
định đúng HQKT là một trong những căn cứ quang trọng để lựa chọn chiến lược
sản xuất, chiến lược phát triển cây trồng. Thông qua HQKT mới thấy rõ thực
chất kết quả của hoạt động sản xuất (Đặng Ngọc Phú, 1997).
Từ những năm 1878, Sapodonicop và nhiều nhà kinh tế, khoa học đã tổ
chức tranh luận về vấn đề HQKT, song cho đến năm 1910 mới có văn bản pháp
quy đánh giá HQKT của vốn đầu tư cơ bản. Từ đó đếnn nay khái niệm này đã và
đang được quan tâm nghiên cứu và là một bộ phân quan trọng của kinh tế học


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 6


trong nền kinh tế thị trường. Bàn về khái niệm HQKT, các nhà kinh tế ở nhiều
nước, nhiều lĩnh vực có những quan điểm khách nhau, có thể tóm tắt thành các
quan điểm hệ thống như sau:
- Hệ thống quan điểm thứ nhất cho rằng: HQKT được xác định bởi tỷ số
giữa kết quả đạt được và các chi phí bỏ ra (các nguồn nhân tài, vật lực...) để đạt
được kết quả đó:
HQKT = Q/C
Q: Kết quả sản xuất
C: Chi phí sản xuất
Đại diện cho hệ thống quan điểm này, Culicop cho rằng “Hiệu quả sản
xuất là kết quả của một nền sản xuất nhất định, chúng ta sẽ so sánh kết quả với
chi phí cần thiết để đạt kết quả đó. Khi lấy tổng sản phẩm chia cho vốn sản xuất
chúng ta được hiệu suất vốn, tổng sản phẩm chi cho vật tư được hiệu suất vật
tư, tổng sản phẩm chi cho số lao động được hiệu suất lao động”. Với cách tính
này chỉ rõ được mức độ hiệu quả của sử dụng các nguồn lực sản xuất khác nhau,
từ đó so sánh được HQKT của các quy mô sản xuất khác nhau. Nhược điểm của
cách đánh giá này là không thể hiện được quy mô của HQKT nói chung. Ở Việt
Nam một số tác giả cho rằng “HQKT được xem xét trong mối tương quan giữa
một bên là kết quả thu được và một bên là chi phí bỏ ra” (Trần Văn Đức, 2005).
- Hệ thống quan điểm thứ hai cho rằng: HQKT được đo bằng hiệu số giữa
giá trị sản xuất đạt được và lượng chi phí đã bỏ ra để đạt được kết quả đó
HQKT=Q-C
Theo tác giả Đỗ Thịnh cũng cho rằng “Thông thường hiệu quả được thể
thiện nhưu một hiệu số giữa kết quả và chi phí...tuy nhiên trong thực tế nhiều

trường hợp không thực hiện được phét trừ, hoặc phép trừ không có ý nghĩa. Do
vậy, nói một cách linh hoạt hơn nên hiểu hiệu quả là một kết quả tốt phù hợp
mong muốn” (Ngô Đình Giao, 1995).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 7


- Hệ thống quan đểm thứ ba xem xét HQKT trong phần biến động giữa
chi phí và kết quả sản xuất.
Theo quan điểm này, HQKT biểu hiện ở quan hệ tỷ kệ giữa phần tăng
thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí, hay quan hệ tỷ lệ giữa kết quả bổ
sung và chi phí bổ sung. Một số ý kiến chú ý đến quan hệ tỷ lệ giữa mức độ tăng
trưởng kết quả sản xuất với mức độ tăng trưởng chi phí của nền sản xuất xã hội:
HQKT = ∆Q/∆C
Trong đó ∆Q là phần tăng thêm của kết quả sản xuất
∆C là phần tăng thêm của chi phí sản xuất
Đây là cách đánh giá có ưu thế khi xem xét HQKT của đầu tư theo chiều
sâu trong việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, tức là nghiên cứu hiệu quả của phần
chi phí đầu tư tăng thêm. Hạn chế của cách đánh giá này là không xét đến HQKT
của tổng chi phí bỏ ra.
- Một khái niệm cơ bản nữa bàn về hiệu quả kinh tế được các tác giả Đỗ
Kim Chung, Phạm Vân Đình, Trần Văn Đức, Quyền Đình Hà thống nhất là cần
phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân
bổ các nguồn lực và hiệu quả kinh tế (Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung, 1997).
+ Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên chi phí
đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem
xét tình hình sử dụng nguồn nhân lực cụ thể, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực
dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
+ Hiệu quả phân bổ: Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản phẩm và giá

đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí
thêm về đầu vào hay nguồn lực.
+ Hiệu quả kinh tế: là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu
quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và
giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 8


- Có quan điểm lại xem xét, hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa mức độ
biến động của kết quả sản xuất và mức độ biến động của chi phí bỏ ra để đạt
được kết quả đó. Việc so sánh này có thể tính cho số tuyệt đối và số tương đối.
Quan điểm này có ưu việt trong đánh giá hiệu quả của đầu tư theo chiều sâu,
hoặc hiệu quả của việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, tức là hiệu quả kinh tế của
phần đầu tư thêm.
- Theo ý kiến của một số nhà kinh tế khác thì những quan điểm nêu trên
chưa toàn diện, vì mới nhìn nhận ở những góc độ và khía cạnh trực tiếp. Vì vậy,
khi xem xét hiệu quả kinh tế phải đặt trong tổng thể kinh tế - xã hội, nghĩa là phải
quan tâm tới các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội như nâng cao mức sống, cải
thiện môi trường... (Ngô Văn Hải, 1996).
Từ những quan điểm nêu trên, xuất phát từ lý luận và thực tiễn có thể nói
“HQKT là phạm trù kinh tế xã hội phản xánh các hoạt động kinh tế trong phương
thức sản xuất nhất định, không những nó phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa
tăng trưởng của kết quả sản xuất với việc sử dụng hợp lý các nguồn lực của doanh
nghiệp của xã hội thông qua mức đầu tư chi phí mà còn mang lại lợi ích cho xã
hội”.
2.1.2 Nội dung, bản chất và phân loại hiệu quả kinh tế
2.1.2.1 Nội dung, bản chất hiệu quả kinh tế
Mục đích của sản xuất hàng hóa là thỏa mãn tốt nhất cho các nhu cầu vật

chất và tinh thần cho xã hội. Mục đích đó được thực hiện khi nền sản xuất xã hội
tạo ra những kết quả hữu ích ngày càng cao cho xã hội. Sản xuất đạt mục tiêu về
hiệu quả kinh tế khi có một khối lượng nguồn lực nhất định tạo ra khối lượng sản
phẩm hữu ích lớn nhất.
Theo các quan điểm trên thì hiệu quả kinh tế luôn liên quan đến các yếu tố
tham giá vào quá trình phát triển sản xuất kinh doanh. Do đó nội dung để xác
định hiệu quả kinh tế bao gồm:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 9


- Xác định các yếu tố đầu vào; Hiệu quả là một đại lượng để đánh giá xem
xét kết quả hữu ích được tạo ra như thế nào, từ nguồn chi phí bao nhiêu, trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page
10


các điều kiện cụ thể nào, có thể chấp nhận được hay không. Như vậy, hiệu quả
kinh tế liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và việc sử dụng nó với các yếu
tố đầu ra của quá trình sản xuất.
- Xác định các yếu tố đầu ra: Đây là công việc xác định mục tiêu đạt được,
các kết quả đạt được có thể là giá trị sản xuất, khối lượng sản phẩm, giá trị sản
phẩm gia tăng lợi nhuận (Đinh Nho Toàn, 2006).
Bản chất của hiệu quả kinh tế chính là hiệu quả của lao động xã hội và
được xác định bằng tương quan so sánh giữa lượng kêt quả hữu ích thu được với

lượng hao phí xã hội. Ở mỗi quốc gia, bản chất của hiệu quả kinh tế đều xuất phát
từ mục đích sản xuất và phát triển kinh tế xã hội, mục đích làm thế nào để đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng trong khi mọi nguồn lực trong xã hội có giới hạn.
2.1.2.2 Phân loại hiệu quả kinh tế
* Phân loại theo nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả kinh tế: thể hiện quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được về mặt
kinh tế với lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Do đó, xác định HQKT
phải xem xét đầy đủ mối quan hệ giữa hai đại lượng tuyệt đối và tương đối. Tiêu
chuẩn của hiệu quả kinh tế là tối đa hóa về kết quả sản xuất và tối thiểu hóa về
chi phí trong điều kiện nguồn lực bị giới hạn.
- Hiệu quả xã hội: Là mối tương quan so sánh kết quả đạt được về mặt xã
hội (như tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, phân phối công bằng trong cộng
đồng, nâng cao đời sống nhân dân...) với chi phí sản xuất bỏ ra. Hiệu quả xã hội
phản ánh mối quan hệ giữa kết quả hữu ích về mặt xã hội và chi phí bỏ ra để đạt
được kết quả đó. Nó đánh giá chủ yếu về mặt xã hội của hoạt động sản xuất. Các
loại hiệu quả có liên qua chặt chẽ với hiệu quả kinh tế và biểu hện mục tiêu hoạt
động của con người (Nguyễn Hữu Ngoan, Tô Dũng Tiến, 2005).
- Hiệu quả môi trường: Là mối tương quan so sánh kết quả đạt được về
môi trường và chi phí bỏ ra. Nó là hiệu quả mang tính lâu dài, bền vững đảm bảo
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 10


lợi ích hiện tại và tương lai, gắn với quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên
thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Hiệu quả môi trường là hiệu quả của việc làm
thay đổi môi trường do hoạt động sản xuất gây ra như: xói mòn, ô nhiễm đất,
không khí, bênh tật...Việc xác định hiệu quả môi trường là tương đối khó. Trong
ba hiệu quả trên đây thì hiệu quả kinh tế đóng vai trò quyết định và nó được đánh
giá đầy đủ khi kết hợp với hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.

Trong điều kiện hiện nay còn có xét đến hiêu quả phát triển bền vững: là
hiệu quả kinh tế - xã hội có được do những tác động hợp lý để tạo ra nhịp độ tăng
trưởng tốt và đảm bảo những lợi ích kinh tế - xã hội, nhưng có tính yếu tố môi
trường về lâu dài (William D.Nordhaus,1998).
Xét trên tầm vĩ mô thì chính phủ phải điều tiết nền kinh tế đảm bảo cho cả
ba lợi ích đạt hiệu quả cao nhất, nghĩa và ba vòng tròng hiệu quả kinh tế, hiệu
quả xã hội và hiệu quả môi trường trùng nhau là lớn nhất.
* Phân loại theo yếu tố sản xuất và hướng tác động vào sản xuất
- Hiệu quả sử dụng đất
- Hiệu quả sử dụng lao động
- Hiệu quả sử dụng vốn
- Hiệu quả áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
Sự phân chia này nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khan
hiếm để đảm bảo cung ứng tốt nhất cho các nhu cầu của xã hội,
* Phân loại theo yêu cầu của tổ chức và quản lý kinh tế theo cấp, ngành
- HQKT quốc dân: HQKT tính chung cho toàn bộ nên sản xuất xã hội
- HQKT vùng và lãnh thổ: được xem xét đối với từng vùng kinh tế tự
nhiên và phạm vi lãnh thổ hành chính.
- HQKT khu vực sản xuất và chi phí vật chất
- HQKT của từng đơn vị sản xuất kinh doanh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 11


×