Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạch định chiến lược phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ công an nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 132 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN VINH QUANG

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HOẠCH ĐỊNH
CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC KỸ THUẬT
VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG AN NHÂN DÂN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội - 2017

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trần Vinh Quang

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HOẠCH ĐỊNH
CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC KỸ THUẬT
VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG AN NHÂN DÂN

Chuyên ngành:
Mã số:

Quản lý khoa học và công nghệ
Đào tạo thí điểm



LUẬN ÁN TIẾN SĨ
QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS Phạm Ngọc Thanh
2. TS Trần Văn La

Hà Nội - 2017
2


LỜI C M ĐO N
Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ Quản lý Khoa học và công nghệ “Cơ sở
lý luận và thực tiễn hoạch định chiến lƣợc phát triển khoa học kỹ thuật và công
nghệ Công an nhân dân” là công trình khoa học do chính Tôi nghiên cứu và thực
hiện. Tôi cam đoan các nội dung, thông tin, số liệu đƣợc sử dụng trong luận án
này là hoàn toàn trung thực và chính xác. Tất cả các thông tin trích dẫn trong
luận án đƣợc ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2017
Tác giả luận án

TrầnVinh Quang

3


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................8
1. Lý do chọn Luận án nghiên cứu ...............................................................................8

2. Mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................10
3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................10
4. Mẫu khảo sát ..........................................................................................................10
5. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................10
6. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................10
7. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................11
7.1. Phương pháp phân tích tài liệu.....................................................................................11
7.2. Phương pháp khảo sát phỏng vấn chuyên gia ...................................................................11
8. Đóng góp mới của Luận án ....................................................................................11
8.1. Về lý luận ...............................................................................................................11
8.2. Về thực tiễn ............................................................................................................12
9. Kết cấu của luận văn ..............................................................................................12
Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƢỢC
KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC ........13
Dẫn nhập ....................................................................................................................13
1.1. Các công trình nghiên cứu về hoạch định chiến lƣợc phát triển KH&CN .........13
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quan niệm chiến lược, hoạch định chiến lược ...........................13
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về hoạch định chiến lược KH&CN ..............................................14
1.1.3. Các công trình nghiên cứu hoạch định chiến lược trong lĩnh vực AN-QP ................................23
1.2. Những vấn đề cốt lõi từ các công trình nghiên cứu về hoạch định chiến lƣợc
phát triển Khoa học kỹ thuật và công nghệ ................................................................26
1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ................................................................30
1.3.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạch định chiến lược phát triển KHKT&CN trong Công an nhân dân ...30
1.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu .........................................................................31
Tiểu kết Chƣơng 1 ......................................................................................................32
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN
KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN 33
Dẫn nhập ....................................................................................................................33
2.1. Một số khái niệm về hoạch định chiến lƣợc phát triển khoa học kỹ thuật và công
nghệ ............................................................................................................................33

2.1.1. Khái niệm khoa học kỹ thuật và công nghệ ....................................................................33
2.1.2. Các khái niệm cơ bản trong hoạch định chiến lược ..........................................................40
2.1.3. Các khái niệm về phát triển, quản lý, lãnh đạo................................................................45
2.2. Phƣơng pháp, biện pháp hoạch định chiến lƣợc .................................................46
2.2.1. Các phương pháp hoạch định ....................................................................................46
2.2.2. Các biện pháp chiến lược .........................................................................................50
2.3. Chiến lƣợc phát triển Khoa học và công nghệ Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020
....................................................................................................................................51
2.3.1. Bố cục của chiến lược..............................................................................................51
2.3.2. Phân tích .............................................................................................................52
4


2.4. Vận dụng cơ sở lý luận vào hoạch định chiến lƣợc phát triển khoa học kỹ thuật
và công nghệ trong Công an nhân dân ......................................................................54
2.4.1. Vận dụng cơ sở lý luận hoạch định chiến lược ................................................................54
2.4.2. Vận dụng từ kinh nghiệm hoạch định chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

................................................................................................................................56
Tiểu kết Chƣơng 2 ......................................................................................................57
Chƣơng 3. QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH VÀ TRIỂN KHAI CHIẾN LƢỢC
PHÁT TRIỂN KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TRONG CÔNG AN
NHÂN DÂN GI I ĐOẠN 2004-2015 ........................................................................58
Dẫn nhập ....................................................................................................................58
3.1. Hoạch định chiến lƣợc Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ Công an Nhân dân
giai đoạn 2004 - 2015 .................................................................................................58
3.1.1. Cơ sở hoạch định chiến lược .....................................................................................58
3.1.2. Kết quả hoạch định chiến lược ...................................................................................59
3.2. Thực trạng triển khai chiến lƣợc Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ Công an
Nhân dân giai đoạn 2004 - 2015 ................................................................................62

3.2.1. Hệ thống tổ chức Khoa học và Công nghệ trong Công an ...................................................62
3.2.2. Kết quả nghiên cứu khoa học ....................................................................................64
3.2.3. Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn ......................................................75
3.3. Đánh giá kết quả triển khai chiến lƣợc ...............................................................86
3.3.1. Những thành tựu chủ yếu ........................................................................................86
3.3.2. Nguyên nhân ........................................................................................................87
3.3.3. Đánh giá tác động của chiến lược. ..............................................................................88
Tiểu kết Chƣơng 3 ......................................................................................................89
Chƣơng 4: QU N ĐIỂM ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOẠCH ĐỊNH
CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ
TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN ..............................................................................90
Dẫn nhập ....................................................................................................................90
4.1. Quan điểm định hƣớng hoạch định chiến lƣợc Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
trong Công an nhân dân .............................................................................................91
4.1.1. Bối cảnh an ninh, trật tự khu vực thế giới và trong nước ...................................................91
4.1.2. Những xu thế lớn ...................................................................................................92
4.1.3. Cơ hội và thách thức đối với chiến lược phát triển Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ trong Công an
nhân dân .....................................................................................................................94
4.1.4. Dự báo sự phát triển Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ .....................................................96
4.1.5. Quan điểm định hướng chiến lược Khoa học kỹ thuật và công nghệ trong Công an nhân dân ......98
4.1.6. Điều kiện, nguyên tắc hoạch định chiến lược ..............................................................

102
4.2. Định hƣớng giải pháp hoạch định chiến lƣợc Khoa học Kỹ thuật và công nghệ
Công an nhân dân .................................................................................................... 103
4.2.1. Đổi mới tư duy tầm nhìn chiến lược ......................................................................... 103
4.2.2. Đổi mới cách tiếp cận, xác định mục tiêu ................................................................... 104
4.2.3. Xác định công nghệ then chốt và nhiệm vụ trọng tâm ................................................... 107
4.2.4. Xây dựng bản đồ chiến lược phát triển KHKT&CN trong CAND ......................................... 109
4.2.5. Lựa chọn các phương pháp hoạch định tối ưu ............................................................. 109

4.2.6. Tăng cường mọi nguồn lực trong công tác hoạch định chiến lược ..................................... 114
5


4.2.7. Hợp tác hoạch định chiến lược phát triển Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ Công an Nhân dân .

115
Tiểu kết Chƣơng 4 ................................................................................................... 117
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................... 118
Kết luận ................................................................................................................... 118
Khuyến nghị ............................................................................................................ 120
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QU N ĐẾN
LUẬN ÁN .................................................................................................................. 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 122
Tiếng Việt................................................................................................................ 122
Tiếng Anh................................................................................................................ 125
PHỤ LỤC 1: BẢNG HỎI PHỎNG VẤN SÂU TÌM HIỂU TỔ CHỨC HOẠCH
ĐỊNH CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN KHKT&CN C ND GI I ĐOẠN 2004 2015 ............................................................................................................................ 127
PHỤ LỤC 2: BẢNG HỎI PHỎNG VẤN SÂU TÌM HIỂU KẾT QUẢ TỔ CHỨC
TRIỂN KHAI CHIẾN LƢỢC ................................................................................. 129

6


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ANQG

An ninh quốc gia

AN-QP


An ninh - Quốc phòng

BCA

Bộ Công an

BQP

Bộ Quốc phòng

CA

Công an

CAND

Công an nhân dân

CAĐVĐP

Công an đơn vị địa phƣơng

CATW

Công an Trung ƣơng

CBCS

Cán bộ chiến sỹ


CCHT

Công cụ hỗ trợ

CLQP

Chiến lƣợc Quốc Phòng

CNH-HĐH

Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CNTT

Công nghệ thông tin

CTCA

Công tác công an

ĐUCA

Đảng ủy Công an

HC-KT


Hậu cần - Kỹ thuật

KH&CN

Khoa học và công nghệ

KHKT&CN

Khoa học kỹ thuật và công nghệ

KTQS

Kỹ thuật quân sự

KT-XH

Kinh tế - xã hội

NCKH

Nghiên cứu khoa học

NCS
NC&PT

Nghiên cứu sinh
Nghiên cứu và phát triển

PCCC


Phòng cháy chữa cháy

TC-ĐL-CL

Tiêu chuẩn - Đo lƣờng - Chất lƣợng

TTATXH

Trật tự an toàn xã hội

TTLL

Thông tin liên lạc

TTTTCH

Trung tâm thông tin chỉ huy

VT-TH

Viễn thông - Tin học

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Bảng 1.1. Chiến lƣợc phát triển KH&CN theo giai đoạn Hàn Quốc
Bảng 2.1. Hoạt động khoa học và công nghệ
Bảng 2.2. Kinh phí đầu tƣ cho KH&CN từ NSNN
Bảng 3.1. Số liệu nhiệm vụ KHKT&CN
Bảng 3.2. Số liệu kinh phí KHKT&CN
7



Bảng 3.3. Số liệu lĩnh vực nghiên cứu KHKT&CN
Bảng 3.4. Số liệu đơn vị nghiên cứu KHKT&CN
Sơ đồ 2.1. Phƣơng án xây dựng chiến lƣợc
Sơ đồ 3.1. Hệ thống tổ chức quản lý KH&CN Bộ Công an
Sơ đồ 3.2. Hội đồng KH&CN Bộ Công an
Biểu đồ 3.1. Số liệu nhiệm vụ KHKT&CN
Biểu đồ 3.2. Số liệu kinh phí KHKT&CN
Biểu đồ 3.3. Số liệu lĩnh vực nghiên cứu KHKT&CN
Biểu đồ 3.4. Số liệu đơn vị nghiên cứu KHKT&CN
Biểu đồ 3.5. Quy trình xây dựng kế hoạch
Biểu đồ 3.6. Quy trình thực hiện kế hoạch
Hình 2.1. Mô hình phản ánh hoạch định chiến lƣợc
Hình 2.2. Mô hình phân tích chiến lƣợc
Hình 4.1. Ảnh hƣởng của môi trƣờng vĩ mô: Mô hình PESTEL
Hình 4.2. Khung nghiên cứu đối với chiến lƣợc chuyển đổi công nghệ
Hình 4.3. Bản đồ chiến lƣợc phát triển KHKT&CN CAND Việt Nam
Hình 4.4. Mô hình tổ chức KH&CN Công an các đơn vị địa phƣơng hiện tại
Hình 4.5. Mô hình tổ chức KH&CN Công an các đơn vị địa phƣơng đề xuất

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn Luận án nghiên cứu
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên KH&CN trên thế giới phát triển với nhịp độ hết sức mau
lẹ và đổi mới cực kỳ nhanh chóng, cuộc cách mạng 4.0, đã làm thay đổi cuộc sống của con ngƣời, sự
phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), thực tế ảo (VR), tƣơng tác ảo (AR), điện toán
đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC) chuyển hoá toàn bộ thế giới thực thành thế giới số,
tạo ra những thành tựu mang tính đột phá tác động mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội loài
ngƣời. Hiện nay cuộc cách mạng KH&CN có những bƣớc tiến nhảy vọt trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt
là công nghệ thông tin-truyền thông, sinh học, vật liệu mới... Xã hội loài ngƣời đang trong quá trình

chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang thời đại thông tin, từ nền kinh tế dựa vào các nguồn lực tự
nhiên sang nền kinh tế dựa vào tri thức. KH&CN đang trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp, hàng
đầu, sức mạnh của mỗi quốc gia tuỳ thuộc phần lớn vào năng lực KH&CN. Lợi thế về nguồn tài
nguyên thiên nhiên, giá lao động rẻ ngày càng trở nên ít quan trọng hơn. Vai trò nguồn nhân lực có

8


trình độ chuyên môn cao, năng lực sáng tạo ngày càng có ý nghĩa quyết định mở ra cơ hội cho tất cả
các nƣớc tiến nhanh hơn trên con đƣờng phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá.
Cục diện chính trị thế giới nhiều biến động, hòa bình thế giới đứng trƣớc nhiều thách thức to
lớn. Chiến tranh cục bộ, xung đột sắc tộc, các thế lực tôn giáo quốc tế gây ra những cuộc khủng bố
đẫm máu. Âm mƣu, hành động của các thế lực phản động can thiệp thô bạo đối với độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ nhiều nƣớc trên thế giới bất chấp các chế định hành xử luật pháp quốc tế,
nguyên tắc của Liên hợp quốc.
Các nƣớc Đông Nam Á, Châu Á - Thái Bình Dƣơng là khu vực phát triển năng động của thế
giới, song đang tiềm ẩn những biến cố khó lƣờng, những yếu tố gây mất ổn định. Việt Nam trải qua
hàng chục năm chiến tranh khốc liệt để lại hậu quả nặng nề, các thế lực phản động chống phá quyết
liệt nhằm phủ nhận thành quả cách mạng. Sau 30 năm đổi mới, đất nƣớc ta đã vƣợt qua nhiều thử
thách, thoát khỏi cuộc khủng hoảng KT-XH, chủ động hội nhập, mở cửa, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin
cậy của các nƣớc trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. Nền kinh tế
tiếp tục phát triển với tốc độ cao, chính trị luôn giữ đƣợc ổn định, thế và lực của đất nƣớc mạnh lên rất
nhiều, tạo tiền đề tiếp tục phát huy nội lực kết hợp với ngoại lực để phát triển nhanh và bền vững,
nguồn lực con ngƣời, năng lực KH&CN, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh đƣợc
tăng cƣờng, vị thế của nƣớc ta tiếp tục đƣợc nâng cao trên trƣờng quốc tế.
Tuy vậy, trình độ KH&CN của quốc gia nói chung và BCA nói riêng nhìn chung còn thấp,
đang đứng trƣớc nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới, năng
lực sáng tạo công nghệ còn hạn chế. Chúng ta đang đứng trƣớc những thách thức, khó khăn lớn trên
con đƣờng phát triển. Nguy cơ diễn biến phức tạp, đan xen và tác động lẫn nhau, phát triển nhanh và
bền vững là một thách thức lớn. Các thế lực phản động tìm mọi cách thực hiện âm mƣu "diễn biến hòa

bình", chống phá sự nghiệp cách mạng. Việt Nam với vị thế địa chiến lƣợc trọng yếu, bối cảnh quốc tế
tác động ảnh hƣởng đến sự phát triển ổn định, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
KH&CN trong CAND có vai trò, vị trí và tầm ảnh hƣởng tác động đến tất cả các mặt chính trị,
kinh tế, văn hoá, xã hội. Trong xu thế hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, vấn đề AN-QP ngày
càng đối mặt với những diễn biến phức tạp. Thực tiễn cách mạng hơn 70 năm qua cho thấy, các thế lực
thù địch, các loại tội phạm luôn sử dụng tối đa các phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại công nghệ cao, khai
thác triệt để những tiến bộ mới nhất về KH&CN hoạt động gián điệp, tình báo, khủng bố, bạo loạn,
phạm tội hết sức tinh vi, xảo quyệt, với âm mƣu chống phá cách mạng, xâm phạm ANQG, gây rối
TTATXH. Trƣớc tình hình đó đòi hỏi lực lƣợng Công an cần phải hoạch định chiến lƣợc phát triển
KH&CN, định hƣớng nghiên cứu đi tắt, đón đầu, khai thác những thành tựu mới nhất của KH&CN
trong nƣớc và trên thế giới, làm chủ công nghệ tiên tiến hiện đại hoá vũ khí, phƣơng tiện kỹ thuật, tạo
ra những sản phẩm kỹ thuật đặc dụng nâng cao năng lực chiến đấu, góp phần chủ động phát hiện, ngăn
chặn và làm thất bại mọi âm mƣu phá hoại của kẻ thù, các loại tội phạm để bảo vệ vững chắc ANQG
và giữ gìn TTATXH. Các công trình nghiên cứu từ trƣớc tới nay cho thấy KH&CN là một hệ thống rất
phức tạp, tính kế thừa là một trong các bản chất đặc trƣng. Nếu hoạt động KH&CN chỉ đƣợc diễn ra một
cách tự phát, tùy biến thì không thể kỳ vọng vào hiệu quả mà nó mang lại. Vì vậy, KH&CN CAND cần
9


phải hoạch định chiến lƣợc phát triển xứng tầm với vị trí của nó trong giai đoạn mới. Khi đánh giá sức
mạnh ANQG, năng lực KH&CN là chỉ số quan trọng, là nền tảng, là động lực để xây dựng lực lƣợng
CAND, chính quy, tinh nhuệ và từng bƣớc hiện đại.
Luận án Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạch định chiến lược phát triển khoa học kỹ thuật và công
nghệ Công an nhân dân là một hƣớng nghiên cứu mang tính thời sự, có ý nghĩa khoa học và hết sức
cần thiết trong bối cảnh hội nhập đầy biến động về tình hình đảm bảo ANQG, TTATXH của lực lƣợng
CAND trong thời kỳ chiến lƣợc mới.

2. Mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để định hƣớng hoạch định chiến
lƣợc phát triển KHKT&CN trong CAND.

- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Xác định cơ sở lý luận hoạch định chiến lƣợc phát triển KHKT&CN CAND.
+ Phân tích, đánh giá, rút ra bài học thực tiễn về tổ chức hoạch định và triển khai chiến lƣợc
phát triển KHKT&CN trong CAND giai đoạn 2004-2015.
+ Định hƣớng quan điểm và giải pháp hoạch định chiến lƣợc phát triển KHKT&CN CAND
trong giai đoạn mới.

3. Phạm vi nghiên cứu
Khách thể: Hoạt động KHKT&CN trong CAND.
Về không gian: Cơ quan trực thuộc Bộ, Công an đơn vị, địa phƣơng.
Về thời gian: Đánh giá thực trạng việc hoạch định và triển khai chiến lƣợc KHKT&CN trong
CAND giai đoạn 2004-2015; định hƣớng quan điểm và giải pháp hoạch định chiến lƣợc phát triển
KHKT&CN trong CAND giai đoạn mới.
Về giới hạn nội dung nghiên cứu: Luận án này chỉ giới hạn nghiên cứu cơ sở lý luận và thực
tiễn hoạch định chiến lƣợc phát triển KHKT&CN trong CAND.

4. Mẫu khảo sát
Chọn mẫu xác suất bao gồm: Lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng với các tiêu chí: Số liệu nhiệm
vụ nghiên cứu, nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học, lĩnh vực khoa học nghiên cứu và đơn vị tham gia
nghiên cứu khoa học.
Tập trung khảo sát tại một số đơn vị chủ yếu của BCA: Tổng cục Tình báo, Tổng cục An ninh,
Tổng cục Cảnh sát, Tổng cục HC-KT, Cục Quản lý Khoa học công nghệ và Môi trƣờng - BCA.

5. Câu hỏi nghiên cứu
Hoạch định chiến lƣợc phát triển KHKT&CN trong CAND dựa trên những cơ sở lý luận nào?
Thực tiễn BCA hoạch định và triển khai chiến lƣợc phát triển KHKT&CN nhƣ thế nào?
Cần có những định hƣớng quan điểm và các giải pháp nào để hoạch định chiến lƣợc phát triển
KHKT&CN trong CAND giai đoạn mới?

6. Giả thuyết nghiên cứu

Cơ sở lý luận cho hoạch định chiến lƣợc phát triển KHKT&CN trong CAND là: Lý luận
chung về hoạch định chiến lƣợc phát triển KH&CN, các lý luận về hoạch định chiến lƣợc KHKT&CN
mang tính đặc thù ngành Công an.
10


BCA đã hoạch định và triển khai chiến lƣợc phát triển KHKT&CN giai đoạn 2004-2015.
Chiến lƣợc đã cung cấp những cơ sở quan trọng cho việc hoạch định chiến lƣợc phát triển KHKT&CN
giai đoạn mới.
Định hƣớng chiến lƣợc phát triển KHKT&CN trong CAND nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đổi
mới, nâng cao năng lực KHKT&CN làm nền tảng, động lực quan trọng xây dựng lực lƣợng Công an
chính quy, tinh nhuệ và từng bƣớc hiện đại. Cần thực hiện một số giải pháp hoạch định nhƣ sau: Đổi
mới tƣ duy chiến lƣợc; đổi mới cách tiếp cận, xác định mục tiêu; xác định công nghệ then chốt và

nhiệm vụ trọng tâm; lập bản đồ chiến lƣợc; đổi mới các phƣơng pháp hoạch định; tăng cƣờng sự
lãnh đạo các cấp trong công tác hoạch định chiến lƣợc; hợp tác hoạch định chiến lƣợc phát triển
KHKT&CN trong CAND.

7. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, Nghiên cứu sinh sử dụng một số phƣơng pháp sau:

7.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu
Nghiên cứu phân tích các công trình khoa học trong và ngoài ngành, trong nƣớc và ngoài
nƣớc liên quan đến Luận án, tìm kiếm luận cứ nghiên cứu. Khái quát thành cơ sở lý luận, rút ra những
vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Phân tích các tài liệu về hoạch định chiến lƣợc lƣu trữ tại thƣ viện
Khoa học công nghệ và môi trƣờng BCA. Nghiên cứu báo cáo sơ kết, tổng kết việc tổ chức triển khai
chiến lƣợc phát triển KHKT&CN giai đoạn 2004-2015, rút ra bài học kinh nghiệm thực tiễn. Nghiên
cứu các dự báo phát triển KH&CN trong 10 đến 20 năm tới, từ đó đề xuất những giải pháp hoạch định
chiến lƣợc phát triển KHKT&CN CAND giai đoạn mới.


7.2. Phƣơng pháp khảo sát phỏng vấn chuyên gia
Khảo sát trực tiếp tại cơ quan quản lý KHKT&CN trong CAND, phỏng vấn trực tiếp 20
chuyên gia, cán bộ trong ngành Công an trực tiếp tham gia hoạch định chiến lƣợc KHKT&CN giai
đoạn 2004-2015 bằng bảng hỏi để xác định thực tế hoạch định chiến lƣợc phát triển KHKT&CN trong
CAND (Phụ lục 1).
Thông qua hội nghị, hội thảo, toạ đàm khoa học để thu thập thông tin bằng bảng hỏi khảo sát
30 chuyên gia, cán bộ quản lý khoa học để xác định kết quả tổ chức hoạch định chiến lƣợc phát triển
KHKT&CN trong CAND. Khảo sát thực địa tại Tổng cục An ninh, Tổng cục Cảnh sát, Tổng cục Tình
báo, Tổng cục HC-KT (Phụ lục 2).

8. Đóng góp mới của Luận án

8.1. Về lý luận
Luận án hệ thống hoá, làm sáng tỏ lý luận về hoạch định chiến lƣợc phát triển KH&CN nói
chung, lý luận về KHKT&CN trong CAND nói riêng, khái quát các yếu tố cốt lõi hoạch định chiến
lƣợc phát triển KHKT&CN trong CAND, xác định bối cảnh, các xu thế, thời cơ và thách thức, vai trò
của dự báo tác động đến hoạch định chiến lƣợc, làm rõ cấu trúc hoạch định chiến lƣợc phát triển
KHKT&CN trong CAND.

11


Kế thừa những giá trị đã đƣợc thực tiễn ghi nhận, tiếp thu những tri thức mang tính tiêu biểu
về hoạch định chiến lƣợc trong giai đoạn hiện nay. Luận án đóng góp một phƣơng pháp hoạch định
chiến lƣợc phát triển KHKT&CN trong CAND với những quan điểm, giải pháp đổi mới hoạch định
chiến lƣợc phát triển KHKT&CN trong CAND góp phần xây dựng lực lƣợng Công an chính quy, tinh
nhuệ, hiện đại.

8.2. Về thực tiễn
Phân tích những mặt hạn chế từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạch định

chiến lƣợc giai đoạn 2004-2015, làm rõ thực trạng triển khai chiến lƣợc phát triển KHKT&CN trong
CAND giai đoạn 2004-2015, đánh giá kết quả trên các mặt nghiên cứu khoa học, quản lý khoa học, ứng
dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn của các Tổng cục An ninh, Cảnh sát, Tình báo và Hậu cần - Kỹ
thuật.
Định hƣớng hoạt động KHKT&CN CAND đổi mới công nghệ không tụt hậu môi trƣờng KH&CN
quốc gia. Đề xuất giải pháp tăng cƣờng mọi nguồn lực hoạch định chiến lƣợc phát triển KHKT&CN trong
CAND nhằm nâng cao năng lực KHKT&CN trong CAND ngang tầm Công an các nƣớc trong khu vực
Đông Nam Á.
Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho việc hoạch định chiến lƣợc các đơn vị
trong và ngoài ngành Công an.

9. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án
gồm 4 chƣơng.
Chƣơng 1. Tổng quan nghiên cứu về hoạch định chiến lƣợc Khoa học kỹ thuật và công nghệ
trong và ngoài nƣớc.
Chƣơng 2. Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lƣợc phát triển Khoa học kỹ thuật và công nghệ
trong Công an nhân dân.
Chƣơng 3. Thực trạng hoạt động hoạch định và triển khai chiến lƣợc phát triển Khoa học kỹ
thuật và công nghệ trong Công an nhân dân giai đoạn 2004-2015.
Chƣơng 4. Quan điểm định hƣớng và giải pháp hoạch định chiến lƣợc phát triển Khoa học kỹ
thuật và công nghệ trong Công an nhân dân.

12


Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HOẠCH ĐỊNH
CHIẾN LƯỢC KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TRONG
VÀ NGOÀI NƯỚC
Dẫn nhập

Việc tiếp cận tham khảo những tri thức nhân loại từ xa xƣa đến nay về những công trình
nghiên cứu hoạch định chiến lƣợc là một vấn đề rộng lớn không giới hạn, bởi bất kỳ tổ chức, cá nhân
trong nƣớc hay ngoài nƣớc hoạt động trong lĩnh vực, môi trƣờng nào đều hoạch định cho riêng mình
một chiến lƣợc để tồn tại, phát triển. Hoạch định chiến lƣợc phát triển KHKT&CN trong CAND có sứ
mệnh, vị thế tầm quốc gia, ảnh hƣởng rất quan trọng đến trọng trách bảo đảm ANQG, giữ gìn
TTATXH. Do đó NCS chỉ nghiên cứu tham khảo các công trình về hoạch định chiến lƣợc phát triển
KH&CN của một số quốc gia, tổ chức, cá nhân có cơ sở lý luận về hoạch định chiến lƣợc tiêu biểu, có
phƣơng pháp tiếp cận đổi mới, có nội dung liên quan đến hoạt động KHKT&CN của lực lƣợng vũ
trang AN-QP, khái quát lên cơ sở lý luận và thực tiễn những vấn đề cốt lõi trong hoạch định chiến
lƣợc. Từ đó vận dụng vào định hƣớng hoạch định chiến lƣợc phát triển KHKT&CN CAND trong tình
hình mới.

1.1. Các công trình nghiên cứu về hoạch đị nh chiến lược phát triển KH&CN

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quan niệm chiến lƣợc, hoạch định chiến lƣợc
Arnoldo C. Hax, Viện đại học Công nghệ Manchessuchet (MIT), Hoa Kỳ cho rằng nếu xem
chiến lƣợc là yếu tố có vai trò quyết định tới sự gắn kết, định hƣớng và mục tiêu của chủ thể thì chiến
lƣợc đƣợc xem: “Là một mô hình thống nhất và tích hợp các quyết định; xác định và phản ánh mục
đích của tổ chức trong mục tiêu dài hạn của mình, các chương trình hành động và ưu tiên trong phân
bổ nguồn lực; phản ánh lĩnh vực hoạt động của tổ chức hay lĩnh vực đang được lựa chọn để đưa vào
hoạt động của tổ chức; nhằm đạt được lợi thế một cách lâu dài ở những lĩnh vực hoạt động thông qua
sự đáp ứng với các cơ hội và thách thức từ môi trường trên cơ sở thực trạng về sức mạnh và các hạn
chế của tổ chức” [46, pp.36].
Gregory G. Dess và các cộng sự, trong chuyên khảo về quản lý chiến lƣợc, đã xác định:
“Chiến lược tầm tổ chức (institutional-level) nhằm củng cố lợi thế cạnh tranh; chiến lược ở mức phối hợp
(corporate-level) nhằm tạo nên giá trị của mỗi tổ chức thông qua sự đa dạng hóa; chiến lược tầm
quốc tế (international-level) nhằm tạo nên giá trị trên thị trường mang tính toàn cầu” [43, pp.146218].
Rudolf Grunig - Richard Kuhn, trong hoạch định chiến lược theo quá trình đã trình bày 6
bƣớc hoạch định chiến lƣợc nhƣ sau:“Xây dựng chiến lược là một nhiệm vụ phức tạp đòi hỏi phải có
năng lực về một số lĩnh vực. Do vậy xem việc hoạch định chiến lược như một dự án sẽ rất có ích. Bởi

vì công việc này phức tạp và yêu cầu khối lượng công việc nhiều đáng kể. Hầu hết các nhà nghiên cứu
và tư vấn đồng ý rằng việc hoạch định chiến lược phải được thực hiện sau giai đoạn phân tích chiến
lược. Bước một với công việc trọng tâm là thu thập dữ liệu trong ba lĩnh vực môi trường toàn cục, môi
trường hay ngành đặc thù, bản thân tổ chức; bước hai là xây dựng chiến lược tổ chức; bước ba là xây
13


dựng các chiến lược kinh doanh; bước bốn bao hàm việc hoạch định các biện pháp thực hiện, đặc biệt
là việc tạo ra các chương trình chiến lược; bước năm là đánh giá toàn cục cả về chiến lược lẫn
chương trình; bước sáu liên quan đến việc thiết lập và thông qua các tài liệu chiến lược” [16, tr.3841].
Thomas L. Friedman, nhà báo lão luyện của tờ “The New York Times” đã mổ xẻ cấu trúc
đƣơng đại của nền kinh tế và chính trị trong kỷ nguyên toàn cầu hoá, tác giả đã phân tích 10 nhân tố
làm phẳng thế giới: “Cuộc cách mạng số đã thúc đẩy thế giới đang chuyển động ở bước ngoặt từ tròn
sang phẳng”. Các quốc gia cần biết đƣợc vị trí của mình đang ở đâu trong tƣơng quan các chủ thể
khác nhau trên thế giới. Cần có cách nhìn tích cực hơn đối với toàn cầu và khu vực, hoạch định chiến
lƣợc toàn cầu thay vì định hƣớng quốc gia. Trong lời đề dẫn cuốn sách Tổng Bí thƣ Nông Đức Mạnh
phát biểu: “Cuốn sách là tài liệu tham khảo cho các nhà chính trị, các nhà hoạch định chính sách...
những người hoạt động trong lĩnh vực KH&CN” [14, tr.12].
Một quan điểm khác với Thomas L. Friedman, Pankaj Ghemawat, nhà tƣ vấn chiến lƣợc đã
cung cấp cho chúng ta một cách nhìn thực tế về toàn cầu hoá, sau hơn 10 năm nghiên cứu chiến lƣợc
của các tập đoàn toàn cầu, tác giả chỉ rõ: “Kỷ nguyên của chúng ta không phải là kỷ nguyên hoàn
chỉnh, thế giới hiện tại cần được miêu tả chính xác hơn là bán toàn cầu hoá”. Quan điểm đó giúp cho
một số nhà hoạch định chiến lƣợc tránh đƣợc ảo tƣởng về tầm nhìn tƣơng lai một thế giới không quốc
gia. Pankaj cho rằng: “Các rào cản văn hoá, địa chính trị giữa các nước vẫn còn ảnh hưởng rất lớn,
có tác động quan trọng tới chiến lược toàn cầu”. Ông cung cấp một số kiến thức về chiến lƣợc có khả
năng vận hành thực sự thích hợp, chiến lƣợc giúp những thực thể nhỏ về quy mô thắng kẻ lớn, ít thắng
nhiều [15, tr.114-117].

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về hoạch định chiến lƣợc KH&CN
a) Các công trình nghiên cứu về hoạch định chiến lƣợc KH&CN trên thế giới

Evgeny Klochikhin, đã khảo sát và nghiên cứu chính sách công của Nga và Trung Quốc trong
việc tái lập năng lực đổi mới và quá trình chuyển giao công nghệ. Từ các kết quả nghiên cứu, phân
tích, tác giả nhận xét:“Chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới tiếp tục là một vấn đề lớn của mối
quan tâm cho các cấp lãnh đạo ở hai nước. Giới lãnh đạo của Trung Quốc và Nga hiểu rằng nếu họ
muốn bắt kịp với các nhà lãnh đạo thế giới thì họ buộc phải chuyển đổi hệ thống KH&CN của mình và
thúc đẩy đổi mới theo định hướng tăng trưởng. Lịch sử đã cung cấp một bài học vô cùng quan trọng,
phụ thuộc quá nhiều vào sản xuất hay tài nguyên tự nhiên sẽ không bao giờ được xem là cơ sở vững
chắc cho sự phát triển bền vững” [47, pp.193].
Điều đáng quan tâm trƣớc đây hệ thống hoạch định chiến lƣợc KH&CN của các nƣớc XHCN
hầu nhƣ rập khuôn theo mô hình và cơ chế của Liên Xô. Từ một nền tảng tạo nên sức ỳ lớn trong nhận
thức và tâm lý, Nga và Trung Quốc đã hình thành chiến lƣợc phát triển STI cho mình kể từ những năm
cuối của thế kỷ 20 với một tƣ duy mới và đã mang lại những thành quả to lớn những thành tựu kinh tế
ngoạn mục. Điểm chung cho quá trình tái lập năng lực đổi mới là sự chú trọng vào việc lựa chọn công
nghệ nano làm ƣu tiên cho chính sách và chiến lƣợc phát triển STI của mình. Thống kê của Thomson
14


Reuters cho biết, số lƣợng các công bố KH&CN nano của Trung Quốc chỉ đứng sau Hoa kỳ (năm
2010 thứ nhất), Nga luôn ở top 10 kể từ năm 1990 đến nay.
Ngày nay, trong nhiều công trình nghiên cứu về các vấn đề hoạch định chiến lƣợc, ngƣời ta
thƣờng đƣa ra bộ ba (trinomial) Khoa học - Công nghệ - Đổi mới (Science - Technology - Innovation STI). Trong báo cáo (Science - Technology - Innovation and Competitiveness toward Security) tác giả
Alexandra Sarcinschi đã đƣa ra kết luận:“Khoa học, công nghệ và đổi mới là các yếu tố then chốt của phát
triển bền vững. Điều này có nghĩa là bằng việc đầu tư cho bộ ba này tức là có thể, một mặt làm giảm thiểu
(giải quyết được từng bước) các vấn đề kinh tế và xã hội của đất nước, và mặt khác, nâng cao được năng
lực cạnh tranh và củng cố được nền an ninh của đất nước” [51, p.48].
Tại hội nghị Bộ trƣởng Bộ KH&CN các nƣớc thuộc khối ASEAN lần thứ 15 tổ chức tại
KualaLumpur (12/11/2013), trong diễn văn khai mạc, Bộ trƣởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới
Malaysia Ewon Ebin đã khẳng định: “Khoa học, công nghệ và đổi mới được coi là yếu tố quyết định
mạnh mẽ cho phép phát triển kinh tế, giáo dục và bảo vệ môi trường” [56].
Trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21, trên con đƣờng phát triển kinh tế, thế giới đã chứng kiến sự

nổi lên của một số quốc gia nhƣ Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapo.... Xuất phát từ hoạch định chiến lƣợc
KH&CN, chính sách đối nội, đối ngoại và ƣu tiên phát triển các ngành công nghệ cao, mũi nhọn
nhanh chóng vƣơn lên trở thành các cƣờng quốc về kinh tế, AN-QP. Một số chiến lƣợc cụ thể của các
nƣớc có trình độ phát triển cao về KH&CN, hoặc có nền AN-QP hùng mạnh, cụ thể nhƣ sau:
Trung Quốc, chiến lƣợc phát triển KH&CN lần thứ 3 giai đoạn 2006-2020 đƣợc xây dựng
trong nhiều năm, với sự tham gia 20 nhà khoa học và 2000 chuyên gia với mục tiêu là: “Hệ thống đổi
mới quốc gia mang màu sắc Trung Quốc và lấy doanh nghiệp làm trung tâm”. Trung Quốc phấn đấu
để trở thành một quốc gia phát triển theo định hƣớng đổi mới “Innovation - oriented country”. Quá
trình hoạch định thông qua 5 giai đoạn: “Giai đoạn chuẩn bị số liệu, phương pháp, tổ chức; giai đoạn
nghiên cứu các vấn đề liên quan đến bản chất chiến lược; giai đoạn soạn thảo tổng hợp kết quả nghiên cứu
thành Dự thảo chiến lược; giai đoạn tư vấn lấy ý kiến cho các dự thảo chiến lược; giai đoạn hoàn thiện và
trình các cấp thẩm quyền” [39, tr.11-12].
Hàn Quốc, ngày nay là quốc gia giàu có, nền kinh tế đạt trình độ tiên tiến trên thế giới,
KH&CN phát triển thuộc nhóm đầu trên thế giới. Có nhiều yếu tố góp phần làm nên thành công mang
nhãn hiệu Hàn Quốc, các mục tiêu trong tƣơng lai là tạo ra nền tảng vững chắc để phát triển các lĩnh
vực công nghệ tiên phong, những ngành có hàm lƣợng tri thức cao. Hàn Quốc tầm nhìn dài hạn cho
phát triển KH&CN “Đến năm 2015 là nước phát triển KH&CN chủ yếu trong khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương; đến 2025 cạnh tranh một số lĩnh vực KH&CN tương đương G7 và gia nhập hàng ngũ
các nước công nghiệp phát triển” [42, tr.84]. Hyung Sup Choi, nguyên Bộ trƣởng Bộ KH&CN Hàn
Quốc giới thiệu chiến lƣợc phát triển chia theo các giai đoạn.
Bảng 1.1. Chiến lƣợc phát triển KH&CN Hàn Quốc (Nguồn: Development Strategies by
Stages [42, pp.286])

Giai đoạn

Định hƣớng công nghiệp hóa

Chiến lƣợc phát triển công nghệ
15



1960s
1. Thiết lập nền tảng cho CNH.
Từ nước 2. Đẩy mạnh ngành CN, nhập khẩu.
trung bình 3. Mở rộng các ngành CN nhẹ định
hƣớng xuất khẩu (chủ yếu là các ngành
- labor - intensive, sản xuất).
1970s
1. Nâng cao trình độ tinh xảo của các
Là nước ngành CN, CN nặng và CN hóa chất
có nền CN (hàng hóa trung gian, tƣ liệu sản xuất và

hỗ trợ sản xuất).
KH&CN
2. Chính sách chuyển từ giới thiệu
khá phát nguồn vốn sang giới thiệu công nghệ.
triển
3. Hỗ trợ các ngành CN quy mô vừa và
nhỏ.
4. Tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của
các ngành công nghiệp trên thị trƣờng
quốc tế (chuyển đổi sản xuất sử dụng
nhiều công nghệ - technologyintensive).
5. Khuyến khích công nghiệp hóa nông
thôn.
1980s
1. Nâng cao chất lƣợng, đa dạng hóa
Trở thành hàng hóa xuất khẩu.
NIC, có 2. Mở rộng xuất khẩu hàng hóa sử dụng
nền

nhiều công nghệ (xuất khẩu nhà máy và
KH&CN
dịch vụ công nghệ).
thuộc
3. Khuyến khích các ngành CN sử dụng
hàng tiên tích cực tƣ duy (các ngành CN công
tiến
nghệ cao).
4. Đẩy mạnh ngành CN thông tin.

1. Mở rộng đào tạo về KH&CN vào
đào tạo kỹ năng nghề.
2. Thiết lập cơ sở pháp lý và tổ chức
để thúc đẩy KH&CN.
3. Nhập khẩu công nghệ tiên tiến.
1. Cập nhật việc đào tạo về KH&CN
các lĩnh vực ƣu tiên.
2. Tạo thuận lợi cho việc thích ứng và
cải thiện các công nghệ nhập khẩu,
thành lập các tổ chức nghiên cứu
trong các ngành CN tƣ nhân.
3. Cải thiện các hoạt động phân tích
cung cấp, hỗ trợ và phổ biến thông tin
công nghệ, hợp tác nghiên cứu giữa
các doanh nghiệp quy mô nhỏ và
vừa).
4. Đẩy mạnh năng lực nghiên cứu
công nghệ (thành lập các trung tâm
nghiên cứu thông qua các chính sách
đặc thù).

1. Cung cấp, tuyển dụng nguồn nhân
lực KH&CN có trình độ cao quy mô
lớn từ nƣớc ngoài.
2. Thúc đẩy năng lực công nghệ tự do
hóa nhập khẩu công nghệ.
3. Tiến hành các dự án R&D định
hƣớng tƣơng lai, phát triển phần mềm
các ngành KH cơ bản).
4. “Kỷ nguyên thay đổi công nghệ”
một xã hội định hƣớng thông tin.

Nhật Bản, với một nền kinh tế tiên tiến về công nghệ, hoạt động khoa học và đổi mới đƣợc
đặc trƣng bằng những thành quả cao trong nhiều lĩnh vực. Tƣ duy hoạch định chiến lƣợc phát triển của
Nhật Bản thể hiện trong một văn kiện chính sách riêng biệt, Hội đồng chính sách KH&CN đã chỉ ra:
“273 chủ đề NC&PT có tính quyết định trong đó có 62 chủ đề thuộc hạng mục ưu tiên chiến lược. Hội
đồng cũng nêu ra 5 công nghệ then chốt có tầm quan trọng quốc gia, yêu cầu được chú trọng đầu tư
gồm: siêu máy tính thế hệ tiếp theo, hệ thống chuyên chở vũ trụ, quan trắc Trái đất - đại dương và hệ
thống khám phá, công nghệ chu trình lò phản ứng tái sinh nhanh và laser điện tử tự do tia X; các
chính sách cơ bản đã được cụ thể hoá trong một số chương trình tài trợ mới. Năm 2006, chương trình
thành lập các trung tâm đổi mới về nghiên cứu đa ngành tiên tiến đã được khởi xướng để xây dựng
năng lực NC&PT về nhân lực và thể chế thông qua mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa trường đại học,
ngành công nghiệp và chính phủ” [24, tr.148]. Ngoài ra đối với AN-QP Nhật Bản công bố “Kế hoạch
cơ bản vũ trụ” định vị phát triển du hành vũ trụ là chiến lƣợc quốc gia của Nhật Bản và coi ANQG của
Nhật Bản là trọng điểm và cốt lõi của hoạt động vũ trụ: “Kế hoạch này kiến nghị dự toán 26 tỉ USD
cho các hoạt động vũ trụ quân sự và dân sự giai đoạn 2010-2014, chủ yếu sử dụng vào các lĩnh vực
16


bảo đảm an ninh, nghiên cứu khoa học trái đất, vệ tinh, thăm dò mặt trăng và du hành vũ trụ có người
lái].

Để xây dựng chiến lƣợc phát triển KH&CN, Nhật Bản sử dụng phƣơng pháp điều tra Delphi:
“Cuộc điều tra lần thứ 7, năm 2001 được tiến hành trong 3 năm thu hút sự tham gia của 3.813 chuyên
gia công nghệ và các nhà quản lý. Kết quả xác định được 100 công nghệ quan trọng hàng đầu thuộc 6
lĩnh vực quan trọng với Nhật Bản trong 30 năm tới là: Công nghệ thông tin; khoa học sự sống; môi
trường và trái đất; vật liệu; chế tạo; hạ tầng xã hội” [39, tr.17].
Ấn Độ, với chiến lƣợc đổi mới môi trƣờng KH&CN quốc gia với việc phát triển lực lƣợng lao
động khoa học, khuyến khích các nhà khoa học chấp nhận mạo hiểm, coi trọng cả nghiên cứu cơ bản,
nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ, khuyến khích hợp tác với các trƣờng đại học và khuyến
khích thanh niên theo đuổi sự nghiệp khoa học. Từ năm 1991 thực hiện chính sách tự do nền kinh tế,
đầu tƣ cho NC&PT khoảng 0,78% GDP thấp hơn mức trung bình của khối OECD (Tổ chức Hợp tác
và Phát triển Kinh tế), Chính phủ phấn đấu tăng mức đầu tƣ lên 2% vào năm 2007. Tháng 1/2003
Chính sách KH&CN mới đƣợc công bố với 04 mục tiêu chính là: “1) Tăng nhanh mật độ nhà khoa
học và kỹ sư; 2) Tuyên bố về nhu cầu quản lý sự chảy máu chất xám; 3) Tăng cường bằng sáng chế
trong nước và nước ngoài; 4) Giám sát thực hiện chính sách một cách rõ ràng. Kế hoạch 5 năm lần
thứ 11 (2007-2012) đặt mục tiêu chi tiêu của chính phủ dành cho KH&CN tăng 220% so với kế hoạch
trước, khẳng định sự quan tâm ngày càng tăng vào đổi mới” [24, tr.123-124].
Singapore, quốc gia đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Chính sách KH&CN của quốc gia
này là biến Singapore thành một (cục nam châm) có sức thu hút những tài năng ƣu tú trong các lĩnh
vực KH&CN mũi nhọn, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghệ y sinh. Từ 1990
đến 2009, GDP của nƣớc này tăng 3,7 lần, chi phí R&D chiếm 2,3% GDP và họ muốn đƣa con số này
thành 3,5% vào năm 2015. Thành công trong chuyển hoá sang kinh tế tri thức và sáng tạo nhờ vào
những nỗ lực nhanh chóng và có tổ chức khu vực nhà nƣớc lẫn tƣ nhân nhằm nuôi dƣỡng, vun xới
chiến lƣợc và khung phát triển R&D tổng thể; cam kết đầu tƣ cho KH&CN. Cơ quan Khoa học Kỹ
thuật và Nghiên cứu Singapore (A*STAR) đã trình Kế hoạch khoa học kỹ thuật và doanh nghiệp cho
giai đoạn 2011-2015 (Science, Technology & Enterprise Plan-STEP 2015): “Chiến lược STEP 2015
tiếp tục hướng đến việc duy trì vị trí hàng đầu trong nghiên cứu xuất sắc, dẫn đầu trong các R&D đột
phá, và phát triển mạnh mẽ hơn nhờ các ngành công nghiệp mới nổi. Điểm mới của chiến lược này là
những nỗ lực phối hợp để kết nối với các công ty đa quốc gia ở Singapore, gieo mầm năng lực đổi mới
và thúc đẩy các doanh nghiệp nội địa phát triển, thiết lập các cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp nội địa
tiếp cận tài sản trí tuệ và công nghệ mới nhằm hợp lý hoá quá trình kinh doanh, sản phẩm và dịch vụ”

[50, pp.3].
Thái Lan, với những mục tiêu chính của kế hoạch chiến lƣợc KH&CN quốc gia (2004 2013) là nâng cao năng lực của đất nƣớc trong việc thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng trong kỷ
nguyên toàn cầu hoá và tăng cƣờng sức cạnh tranh đất nƣớc về lâu dài. Kế hoạch nhấn mạnh vào 4
yếu tố phát triển nền tảng để đạt đƣợc mục tiêu này là: “Một hệ thống đổi mới quốc gia mạnh; tăng
17


cường nguồn nhân lực; một môi trường tạo khả năng cho phát triển; năng lực trong 4 công nghệ cốt
lõi của tương lai là CNTT-TT, công nghệ sinh học, khoa học vật liệu và công nghệ nano” [24, tr.171].
Hoa Kỳ, theo Báo cáo năm 2013 bản công khai version (distribution is unlimited) Tài liệu
đƣợc Ban khoa học Quân đội - Army Science Board (thuộc Bộ Quốc phòng) biên soạn định hƣớng
chiến lƣợc KH&CN quân đội, theo đó chiến lƣợc xác định một số nội dung nhƣ sau: “Bối cảnh, các xu
hướng phát triển công nghệ trong thế kỷ 21, vấn đề phát triển R&D trên thế giới, các ràng buộc về ngân
sách của quân đội; nghiên cứu các cạnh tranh; chiến lược chuyển đổi công nghệ, các hướng chuyển đổi,
sự chi phối và tác động của các yếu tố môi trường; đề xuất mô hình phòng thí nghiệm KH&CN thay thế
(Mô hình công nghiệp, Mô hình nghiên cứu phối hợp của Apple, Mô hình nghiên cứu phối hợp của
General Electric-GE); cơ sở vật chất và thiết bị, triển vọng đối với một kế hoạch hiện đại hóa chiến lược;
định hướng và biện pháp nhằm phát triển các tài năng về KH&CN trong quân đội, tái thiết một chương
trình KH&CN quân đội thống nhất; cơ hội để hiệu quả được mở rộng; Trách nhiệm và quyền hạn của các
cá nhân và tổ chức để thực hiện định hướng chiến lược đã được xây dựng” [52, pp.15-19]. Hoạch định
chiến lƣợc của Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ, phiên bản 2007. Ngăn chặn tấn công khủng bố trên lãnh
thổ Hoa Kỳ, giảm thiểu khả năng thiệt hại vì hoạt động khủng bố, giảm thƣơng vong và tăng khả năng
hồi phục trong trƣờng hợp tấn công xảy ra. Với sứ mạng này, Bộ An ninh Nội địa đã đề ra các định
hƣớng chủ đạo: “1) Đưa Hoa Kỳ lên tầm lãnh đạo thế giới về khoa học kỹ thuật; 2) Xây dựng đội ngũ
nhân lực mạnh và chuyên nghiệp; 3) Cân bằng trong đầu tư vào khoa học kỹ thuật; 4) Thống nhất
trong điều phối các hoạt động chung” [52]. Từ những định hƣớng chủ đạo trên, Bộ An ninh Nội địa
đã xác định những lĩnh vực mũi nhọn phải đầu tƣ nghiên cứu bao gồm: Chất nổ; vũ khí sinh/hoá; chỉ
huy, kiểm soát, khả năng thực hiện các chiến dịch đa phƣơng; an ninh đƣờng biển và biên giới; nghiên
cứu hành vi, đặc điểm sinh học ngƣời [49].
Canada, mở đầu bản chiến lƣợc: “Science and Technology in Action: Delivering the Results

for Canada’s Defence and Security: Defence and Security S&T Strategy” là lời đề dẫn của M. Fortin,
Chánh Văn phòng cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng: “Bản chiến lược này phản ánh năng
lực KH&CN sẽ được thực hiện một cách đầy đủ vì lợi ích của các đòi hỏi về quốc phòng và an ninh
của Canada; đồng thời làm nổi bật vai trò duy nhất của cơ quan nghiên cứu và phát triển Quốc phòng
Canada trong việc khai thác năng lực về KH&CN. Chiến lược này kết nối những định hướng tương lai
các nguồn trong đầu tư về KH&CN trong lĩnh vực AN-QP, những nguồn đầu tư sẽ có đóng góp để
phù hợp với các ưu tiên của Bộ Quốc phòng, của các lực lượng vũ trang và của tổ chức An ninh
Canada” [45, pp.4]. Chiến lƣợc xác định rõ vai trò và ý nghĩa của KH&CN là rất cần thiết đối với bảo
đảm quốc phòng của Canada là yếu tố quan trọng của ANQG, các lực lƣợng vũ trang Canada (CAF).
Ngày nay, tầm quan trọng của KH&CN lại càng đƣợc khẳng định trong bối cảnh công nghệ và địa
chiến lƣợc chuyển đổi, những thách thức phức tạp mà hệ thống AN-QP của Canada đang phải đối
diện. Phát kiến khoa học tác động quan trọng đến an ninh của Canada và các đồng minh. Tiến trình
đổi mới trên cơ sở các thành tựu KH&CN có một vai trò thiết yếu trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia.
Pháp, chính sách đổi mới đƣợc dựa trên cơ sở pháp lý đƣợc thông qua vào năm 1999 và 2003:
“Các lĩnh vực ưu tiên chiến lược cho chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới: Môi trường, biến
18


đổi khí hậu và đại dương; tài nguyên thiên nhiên và năng lượng; y tế và khoa học sự sống (gồm cả
công nghệ sinh học); các thách thức xã hội (gồm cả lương hưu, giao thông, đô thị hoá, nhà ở); vật liệu
mới gồm cả công nghệ nano; CNTT truyền thông ” [24, tr.74-75].
Nga, trong những năm gần đây, Chính phủ đã đƣa ra chiến lƣợc và chƣơng trình đổi mới, đặt ra
các nền tảng và các mục tiêu cho chính sách phát triển KH&CN: “Chiến lược phát triển của Nga đến năm
2020 và khung phát triển kinh tế dài hạn đến năm 2020”, nhấn mạnh đến tăng cƣờng KH&CN đổi mới các
lĩnh vực công nghệ mới; đặc biệt các nghiên cứu thuộc lĩnh vực AN-QP đƣợc hƣởng chính sách đặc biệt.
Ngày 04/02/2009, Quốc hội Liên bang Nga công bố Luật Liên bang “GLONASS” về hệ thống vệ tinh:
“Nga lập kế hoạch đầu tư 9,4 tỉ rúp cho Bộ Quốc phòng sử dụng vào thiết bị dẫn đường vệ tinh giai
đoạn 2011-2015. Các cơ quan Chính phủ phải đầu tư khoảng 3,5 tỉ rúp cho việc xây dựng hạ tầng cơ
sở liên quan, chi phí cho công nghiệp vũ trụ của Nga với tổng mức đầu tư 3 dự án Liên bang là 2,4 tỉ
USD, Chính phủ Nga còn phân bổ 232 triệu USD cho Trung tâm nghiên cứu khoa học và sản xuất vũ

trụ quốc gia Khrunichev cung cấp tài trợ cho 16 xí nghiệp công nghiệp vũ trụ và tên lửa, công nghiệp
vũ trụ và tên lửa nhận được kinh phí vượt quá 609 triệu USD” [18].
Đức, quan trọng nhất là chiến lƣợc công nghệ cao đến năm 2020, chiến lƣợc chú trọng năng
lƣợng, truyền thông và an ninh kết hợp với tính di động là những thách thức chính của quốc gia và
toàn cầu. Chiến lƣợc xác định những công nghệ chủ chốt, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu đỉnh cao: “1)
An ninh quốc gia; 2) Môi trường, biến đổi khí hậu và biển; 3) Tài nguyên thiên nhiên và năng lượng;
4) Y tế và các khoa học nhân văn liên quan; 5) Thách thức xã hội; 6) Kỹ thuật và sản xuất tiên tiến; 7)
Vật liệu mới/công nghệ (bao gồm công nghệ nano); 8) CNTT” [24, tr.80].
Irland, chiến lƣợc khoa học, công nghệ và đổi mới giai đoạn 2006-2013 (Strategy for
Science, Technology and Innovation 2006-2013). Trong lời đề dẫn cho bản chiến lƣợc này, Micheál
Martin (Bộ trƣởng Bộ Doanh nghiệp, Thƣơng mại và Việc làm) nêu rõ: “Khoa học, Công nghệ và Đổi
mới là mang tính sống còn đối với những thành tựu kinh tế và xã hội của chúng ta. Trong một thế giới
toàn cầu ngày càng tăng mạnh, thì cần nhận ra rằng mức đầu tư cao cho nghiên cứu và đổi mới là
thiết yếu cả đối với khả năng cạnh tranh về kinh tế cũng như những lợi ích thiết thực của đổi mới
trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe và các công nghệ môi trường cũng mong muốn thực hiện
được các mục tiêu đối với chất lượng sống của chúng ta”. Chiến lƣợc bao gồm: “Tầm nhìn và thách
thức; nghiên cứu đẳng cấp thế giới; vươn tới, bảo vệ và thương mại hóa các ý tưởng và bí quyết” [48,
p.3], điều đặc biệt của chiến lƣợc này là nhấn mạnh các hoạt động có tính then chốt nhất (Key
Actions).
Cộng hoà Séc, xác định các công nghệ then chốt tầm quốc gia. Chƣơng trình nhìn trƣớc đã tiến
hành 5 hoạt động sau:“Hoạt động chuẩn bị xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên gia, huy động 800 chuyên
gia tham gia chương trình hoạch định; thu thập thông tin tìm hiểu nhu cầu và kết quả nghiên cứu về
công nghệ trong 10 năm tới, xây dựng các kịch bản và phân tích SWOT cho 13 lĩnh vực trọng yếu; thành
lập 18 nhóm nghiên cứu “nhìn trước”, mỗi nhóm 15-20 chuyên gia thảo luận các kịch bản phát triển,
các định hướng ưu tiên; Uỷ ban điều phối tiến hành xử lý các kết quả báo cáo của các nhóm nghiên
cứu, thu hẹp và xác định công nghệ ưu tiên; tổ chức hội thảo, công bố các kết quả nghiên cứu dự thảo
19


chiến lược dài hạn, xác định công nghệ ưu tiên và ảnh hưởng của chúng đến tương lai Cộng hoà Séc”

[39, tr.13-14]. Chƣơng trình “nhìn trƣớc” đã tiến hành 5 hoạt động sau: “Hoạt động chuẩn bị xây dựng
cơ sở dữ liệu chuyên gia, huy động 800 chuyên gia tham gia chương trình hoạch định; thu thập thông
tin tìm hiểu nhu cầu và kết quả nghiên cứu về công nghệ trong 10 năm tới, xây dựng các kịch bản và
phân tích SWOT cho 13 lĩnh vực trọng yếu; thành lập 18 nhóm nghiên cứu “nhìn trước”, mỗi nhóm 1520 chuyên gia thảo luận các kịch bản phát triển, các định hướng ưu tiên; uỷ ban điều phối tiến hành
xử lý các kết quả báo cáo của các nhóm nghiên cứu, thu hẹp và xác định công nghệ ưu tiên; tổ chức
hội thảo, công bố các kết quả nghiên cứu dự thảo chiến lược dài hạn, xác định công nghệ ưu tiên và
ảnh hưởng của chúng đến tương lai Cộng hoà Séc” [39, tr.14].
Australia, Chính phủ công bố chƣơng trình nghị sự về quốc gia đổi mới (National Innovation
Agenda - NIA) với mục tiêu hƣớng đến: “Đưa cả dân tộc cùng tiến lên trong bối cảnh thế giới đang
thay đổi nhanh chóng; và biến Australia trở thành một trung tâm đổi mới” [24, tr.154]. Bảy ƣu tiên
hƣớng tới cải cách hệ thống đổi mới đó là: “Tăng cường kinh phí nghiên cứu; đào tạo các nhà nghiên
cứu có kỹ năng để thực hiện các nỗ lực nghiên cứu quốc gia; đảm bảo các giá trị từ thương mại hoá
và phát triển của các nghành công nghiệp cho tương lai; phổ biến các ý tưởng, quy trình công nghệ
mới; tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu và giữa các nhà nghiên cứu với công nghiệp; kích
thích sự hợp tác quốc tế trong NC&PT; thu hút công chúng và các cộng đồng tham gia vào hệ thống
đổi mới để cải thiện chính sách phát triển và cung cấp dịch vụ” [24, tr.155]. Chiến lƣợc cho rằng:
“Các ưu tiên quốc gia không nên chỉ được xác định trong khuôn khổ các Bộ, Ngành, mà cần tập trung
vào các lĩnh vực rộng lớn, xứng với tầm vóc của một chiến lược NC&PT tổng thể …cần phải được
tiến hành trong khuôn khổ của những mục tiêu cơ cấu quốc gia, giải quyết vấn đề nghiên cứu để định
hướng cho NC&PT” [40, tr.12].
Tìm hiểu kinh nghiệm nƣớc ngoài, nhiều công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quá
trình hoạch định chiến lƣợc phát triển KH&CN ta thấy một số vấn đề nhƣ sau: Vai trò của Nhà nƣớc
trong định hƣớng chính sách, quyết định đầu tƣ ngân sách, khích lệ phát triển chiến lƣợc KH&CN, tuy
nhiên Nhà nƣớc không làm thay chiến lƣợc cho các Bộ, Ngành. Bộ Công an cần chủ động hoạch định
chiến lƣợc phát triển KHKT&CN, định hƣớng những nhiệm vụ trọng tâm, ƣu tiên công nghệ mũi nhọn
và xây dựng các đề án, dự án đề xuất với Nhà nƣớc đầu tƣ ngân sách. Xây dựng giải pháp chuyển giao
công nghệ từ bên ngoài, phát triển khả năng công nghệ nội tại của ngành Công an và ứng dụng năng
lực công nghệ quốc gia.
b) Các công trình nghiên cứu về hoạch định chiến lƣợc KH&CN trong nƣớc
Chiến lƣợc phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020, Việt Nam đang hy vọng

bắt kịp chuẩn khu vực và quốc tế trong một số ngành KH&CN vào năm 2020: “Giá trị sản phẩm công
nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% GDP”. Mục tiêu: “Tăng tổng đầu tư
xã hội cho KH&CN đạt 1,5% GDP vào năm 2015 và trên 2% GDP vào năm 2020” [37, tr.2].
Bộ trƣởng Nguyễn Quân, nêu quan điểm phát triển KH&CN bao gồm 5 nội dung: Về chính
trị: “Phát triển KH&CN thực sự là quốc sách hàng đầu, là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo thành
công của sự nghiệp CNH, HĐH, tái cơ cấu nền kinh tế, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững,
20


đảm bảo AN-QP, nâng cao vị thế quốc gia và giữ vững chủ quyền, độc lập dân tộc”; về chính sách:
“Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động KH&CN, cơ chế tài chính”; về
nguồn nhân lực: “Phải có hệ thống chính sách ưu đãi và trọng dụng đối với cán bộ khoa học”; về tiềm
lực vật chất và tài chính: “Ưu tiên nguồn lực quốc gia cho phát triển KH&CN, nâng cao tiềm lực và
năng lực KH&CN quốc gia”; về hợp tác quốc tế: “Chủ động hợp tác và hội nhập quốc tế sâu rộng có
trọng tâm, trọng điểm” [31, tr.22].
Nguyễn Thanh Thịnh - Đào Duy Tính - Lê Dũng, cung cấp cho các nhà lãnh đạo quản lý, cán
bộ nghiên cứu, các chuyên gia tài liệu tham khảo bổ ích về hoạch định chiến lƣợc khoa KH&CN trong
quá trình đổi mới ở nƣớc ta: “Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp và vận dụng quan điểm hệ
thống, để nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn kinh nghiệm của các nước đang phát triển,
đưa ra những quan điểm, nguyên tắc, những mô hình và những giải pháp mới trong quy hoạch, tổ
chức và quản lý các cơ quan nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ ở Việt Nam trong những
năm tới ” [36, tr.12].
Hoàng Xuân Long, có nhiều hoạt động cần tiến hành trong quy hoạch phát triển KH&CN.
Tuy nhiên có thể quy tụ 3 nội dung cơ bản: “Chuẩn bị các luận cứ khoa học cho quy hoạch KH&CN,
nghiên cứu lý thuyết, kinh nghiệm nước ngoài, tính toán các cân đối; hoạt động tạo sự thống nhất và
đồng thuận; phối hợp với các văn bản của ngành, địa phương, lấy ý kiến rộng rãi các thành phần xã
hội có liên quan; hoạt động thể hiện ý chí của các cấp quản lý KH&CN: Tuân thủ các văn bản đã
được ban hành như Văn kiện Đảng, Nhà nước về phát triển KH&CN, chiến lược phát triển KH&CN,
xét duyệt các ý đồ xây dựng quy hoạch, sự tham gia ý kiến chỉ đạo trong quá trình xây dựng quy
hoạch, phê duyệt quy hoạch” [27, tr.8-9].

Phạm Khôi Nguyên, đã tổng hợp đánh giá cơ chế quản lý, tổ chức hoạt động và tiềm lực
KH&CN Việt Nam, phân tích 6 mặt tồn tại và 5 nguyên nhân khoa học nƣớc ta phát triển chậm, chƣa
đáp ứng đƣợc những yêu cầu to lớn và bức xúc trong công cuộc đổi mới. Tác giả đề xuất các nội dung:
“Để tiếp tục sự nghiệp đổi mới hoạt động KH&CN vấn đề hàng đầu phải quan tâm là đổi mới tổ chức
và cơ chế quản lý KH&CN bao gồm các nội dung: Đổi mới tổ chức các cơ quan nghiên cứu KH&CN;
đổi mới đồng bộ trên tất cả các mặt cơ chế quản lý KH&CN” [29, tr.131-132]. Hiện nay để phù hợp
với tình hình mới, Bộ KH&CN đang thực hiện Đề án đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ
chế quản lý, cơ chế hoạt động KH&CN.
Hƣơng Huy, biên dịch các tài liệu nƣớc ngoài với tác phẩm: Phương pháp hoạch định chiến
lược cung cấp nhiều thông tin, kiến thức cơ bản, các khái niệm tổng quan về hoạch định chiến lƣợc
góp phần định hƣớng tƣ duy hoạch định chiến lƣợc mọi vấn đề trong thực tiễn [23].
Trong một nghiên cứu khác đƣợc công bố gần đây, tác giả Nguyễn Việt Hòa đã lƣu ý rằng
khái niệm hệ thống STI đƣợc sử dụng khá phổ biến trong hoạch định chiến lƣợc KH&CN: “Là những
chuẩn tắc, quy định những hành vi trong hoạt động KH&CN, mang tính chất toàn diện và lâu dài
hoặc của một nhà nước hoặc của một khu vực, nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH và đáp ứng
nhu cầu phát triển bản thân KH&CN bao gồm các nội dung cơ bản là tư tưởng chủ đạo, mục tiêu,
trọng điểm ưu tiên và biện pháp của chiến lược” [21, tr.55-56].
21


Nghiêm Vũ Khải, khái quát về chiến lƣợc nhƣ sau: “Chiến lƣợc là hệ thống các quan điểm,
chủ trƣơng và biện pháp để tạo ra thế và lực mới, những chuyển biến căn bản, làm thay đổi cục diện
nhằm đạt đƣợc mục tiêu lớn [26, tr.91].
Chiến lƣợc theo nghĩa rộng có ba nội dung nhƣ sau: Thứ nhất, khi đã có nhu cầu hình thành
nên một chiến lƣợc, thì các yếu tố chủ thể triển khai chiến lƣợc, đối tƣợng tác động của chiến lƣợc,
môi trƣờng tác động và chịu tác động khi chiến lƣợc đƣợc triển khai đều đƣợc xem là phức tạp, thậm
chí rất phức tạp. Ở khía cạnh xem xét các yếu tố tác động đến việc hình thành chiến lƣợc, có thể thấy
tính chất phức tạp đó đƣợc thể hiện qua số lƣợng các yếu tố thuộc loại này là rất đa dạng, phong phú,
các yếu tố đó luôn biến động theo không gian và thời gian; thứ hai, bản chất của sự phụ thuộc qua lại
giữa các yếu tố nêu trên với chiến lƣợc đƣợc tạo nên là rất đa dạng, phức tạp, về cơ bản không phải là

mối quan hệ giản lƣợc kiểu tuyến tính hay đơn tuyến. Trong tình huống ấy, Phan Đình Diệu đã tổng
kết: “Một thăng giáng rất nhỏ ở lối vào có thể dẫn tới những thay đổi rất lớn ở đầu ra”. Điều đó cho
thấy, mỗi khi có sự thay đổi dù là rất nhỏ ở các yếu tố tác động/chịu tác động của chiến lƣợc đƣợc xây
dựng, thì bản thân chiến lƣợc cũng cần có các điều chỉnh, thay đổi cần thiết. Điều này hoàn toàn
không mâu thuẫn với tính ổn định tƣơng đối của chiến lƣợc theo thời gian; thứ ba, trong chiến lƣợc có
cách thức sử dụng các nguồn lực để đi trên con đƣờng dẫn đến mục tiêu. Tuy nhiên, các nguồn lực này
là luôn thay đổi, thậm chí thay đổi với một gia tốc rất cao. Các yếu tố phản ánh sự tổng hòa các mối
quan hệ xã hội để tạo nên xã hội hiện đại - các yếu tố chính trị, KT-XH, thành tựu và xu hƣớng phát
triển KH&CN, văn hóa… mỗi cộng đồng, đều đƣợc xem là các yếu tố quan trọng góp phần làm thay
đổi gia tốc đó. Chính vì thế, trƣớc những phát triển mang tính đột biến, nhiều khi mục tiêu đƣợc đề ra
cũng cần thay đổi, điều chỉnh cho sát hợp, các định hƣớng và cách triển khai các hoạt động để đạt
đƣợc mục tiêu cũng cần các điều chỉnh phù hợp.
Khi đề cập tới khái niệm chiến lƣợc, có thể tiếp cận theo 2 mức độ nghĩa hẹp và nghĩa rộng.
Theo nghĩa hẹp, ngƣời ta xem mục tiêu là trạng thái cần đạt tới trong tƣơng lai, còn bản thân chiến
lƣợc là quá trình để đạt đƣợc mục tiêu đó. Nhƣ vậy, ở đây có sự tƣơng ứng giữa một bên là chiến lƣợc
với một bên là mục tiêu cần đạt tới. Tiếp cận theo hƣớng này, Nguyễn Mạnh Quân đã nêu cần sử dụng
cách tiếp cận tổng thể: “Tiếp cận tổng thể và sử dụng một khung khổ chiến lược và chính sách rộng
lớn hơn thay cho cách tiếp cận bộ phận với từng chính sách riêng lẻ cho từng lĩnh vực phát triển kiểu
truyền thống trong hoạch định chính sách và chiến lược phát triển” [32, tr.1]. Nếu nhƣ mục tiêu đã
đƣợc xác lập là thiết thực, đáp ứng nhu cầu cấp bách của thực tiễn, thì tình huống thứ nhất đƣơng
nhiên là mục tiêu hƣớng đến của việc xây dựng và thực thi chiến lƣợc, là mong muốn của những
ngƣời lãnh đạo và quản lý.
Theo nghĩa rộng, chiến lƣợc bao gồm các bộ phận cấu thành là: Mục tiêu (cần đạt tới), con
đƣờng (dẫn tới mục tiêu đó) và cách thức sử dụng các nguồn lực (để đi trên con đƣờng hƣớng đến mục
tiêu). Hoạch định chiến lƣợc STI, điểm cần đặc biệt quan tâm, nhất là với những nƣớc đang phát triển,
trình độ KH&CN còn thấp thì cách tiếp cận xây dựng chiến lƣợc phải phù hợp với đặc thù của hoạt động
đổi mới: “Tính tổng thể, tính đa dạng, tính định hướng, tính hệ thống, tính phức tạp, tính không tuần tự,
khả năng tự tiến hoá...” [33, tr.39]. Lƣu ý này gợi cho chúng ta tới một ý kiến mới đây của tác giả Đặng
22



Ngọc Dinh khi ông cho rằng, đối với Việt Nam, hội nhập quốc tế góp phần thúc đẩy các hoạt động
KH&CN trong nƣớc, là cụ thể hóa chiến lƣợc thu hút nguồn lực từ bên ngoài về KH&CN của quốc gia.
Tƣ duy hội nhập quốc tế về KH&CN cần phải đƣợc thể hiện trong quá trình xây dựng cũng nhƣ trong
bản thân chiến lƣợc KH&CN của quốc gia giai đoạn hiện nay. Ông nhấn mạnh: “Hội nhập quốc tế về
KH&CN phải phát triển theo các chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là khía cạnh chất lượng, từ đào tạo, sử
dụng nguồn nhân lực KH&CN” [9, tr.3]. Chúng ta đã thể hiện sự đổi mới tƣ duy trong Luật KH&CN
năm 2013 là xây dựng Chƣơng Hội nhập quốc tế về KH&CN thay thế Chƣơng Hợp tác quốc tế về
KH&CN của Luật KH&CN năm 2000.
Do nhận thức, đặc điểm lợi thế khác nhau, các nƣớc đều tìm riêng cho mình một chiến lƣợc
phát triển KH&CN trong thế kỷ 21. Một thông điệp trong hoạch định chiến lƣợc hiện nay: “Nếu không
muốn bị đẩy ra khỏi đường ray của con tàu phát triển cần có cách nhìn tích cực hơn đối với toàn cầu
và khu vực, hoạch định chiến lược toàn cầu thay vì định hướng quốc gia” [14, tr.10].
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của KH&CN đối với sức cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh
tế, rất nhiều quốc gia đã hoạch định chiến lƣợc phát triển KH&CN. Theo chuẩn quốc tế, để trở thành
một nƣớc công nghiệp phát triển, cần phải có các sản phẩm mũi nhọn cao cấp, và các sản phẩm này
phải chiếm 45% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Nhiều nƣớc tập trung phát triển công nghệ cao nhằm
thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, tiến hành các hoạt động chuyển giao công nghệ, tạo ra
năng lực công nghệ, biến đổi cơ cấu công nghiệp và dịch vụ trong nƣớc, ứng dụng những thành tựu
mới nhất của KH&CN nhằm phục vụ lợi ích quốc gia.

1.1.3. Các công trình nghiên cứu hoạch định chiến lƣợc trong lĩnh vực AN-QP
Trong lĩnh vực AN-QP những thành tựu mới của KH&CN đƣợc ứng dụng vào nghiên cứu,
chế tạo các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ công nghệ cao có tính năng kỹ thuật vƣợt trội so với vũ khí,
công cụ hỗ trợ truyền thống. Làm thay đổi lý luận, thực tiễn và phƣơng thức tiến hành chiến tranh. Các
nƣớc đều coi trọng hiện đại hoá AN-QP đủ khả năng đối phó với các mối đe doạ bên trong, bên ngoài.
Coi phát triển KH&CN là ƣu tiên hàng đầu, là thành tố quan trọng tạo nên sức mạnh chiến đấu. Căn
cứ vào điều kiện kinh tế, chính trị, an ninh, quân sự, mỗi quốc gia có chiến lƣợc phát triển KH&CN
riêng, về tổng thể nổi lên một số nét cơ bản sau: Một là: Tăng cƣờng vai trò quản lý, điều hành của
nhà nƣớc, điều chỉnh cơ chế quản lý lấy chất lƣợng, hiệu quả làm trọng tâm; Hai là: Chú trọng phát

triển công nghệ lƣỡng dụng vừa phục vụ mục đích quân sự vừa phục vụ mục đích KT-XH. Thực hiện
phƣơng châm nghiên cứu diện rộng nhƣng sản xuất có trọng tâm, trọng điểm kết hợp với nâng cấp,
hiện đại hoá các trang bị AN-QP hiện có, nhiều nƣớc chú trọng phát triển các tổ hợp công nghiệp quốc
phòng hùng mạnh; Ba là: Thực hiện chiến lƣợc đi tắt đón đầu, các nhà sản xuất vũ khí trên thế giới có
thể bán bất kỳ loại vũ khí, trang thiết bị hiện đại kèm theo chuyển giao công nghệ, các nƣớc nhập khẩu
công nghệ tiên tiến mà không phải qua các công đoạn nghiên cứu tốn kém về thời gian và tiền của.
Nhiều quốc gia định ra chiến lƣợc chuyển giao công nghệ theo nguyên tắc chìa khoá trao tay, hợp
đồng trọn gói, hợp tác cùng nghiên cứu sản xuất, thử nghiệm và giao nhận sản phẩm. Công nghệ là vũ
khí quyết định chiến thắng trong các cuộc chiến tranh hiện nay, hoạch định chiến lƣợc KHKT&CN
phục vụ AN-QP là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia. Với thế giới rộng mở, thông tin đƣợc tiếp cận từ
23


nhiều nguồn nhƣ sách báo, tài liệu, internet, sách trắng về quân sự… vì lý do bí mật, tài liệu chỉ lƣu
hành nội bộ, không đƣợc công bố rộng rãi, nên việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu hoạch định
chiến lƣợc phát triển KH&CN trong nƣớc và trên thế giới cũng có những giới hạn nhất định.
Trần Thái Bình, “Mấy vấn đề về xây dựng chiến lược quốc phòng Việt Nam trong tình hình
mới” định hƣớng công cuộc giữ nƣớc của một quốc gia cần có một CLQP ở tầm quốc gia. Xây dựng
CLQP để xác định các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp lớn phù hợp, nhằm tăng cƣờng quốc phòng,
bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới là đòi hỏi khách quan, cấp thiết. Để hoạch định CLQP theo đúng
đƣờng lối, quan điểm của Đảng cần thống nhất một số vấn đề chủ yếu sau: “1) Nhận thức về chức
năng, nhiệm vụ của CLQP là “văn kiện cơ bản” để Đảng, Nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành
công cuộc phòng thủ đất nước, đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, đánh bại mọi âm
mưu và hành động phá hoại, lật đổ chế độ XHCN của các thế lực thù địch; 2) Nhận thức về mối quan
hệ của CLQP với các chiến lược khác “Chiến lược bảo vệ tổ quốc, Chiến lược quân sự, Chiến lược an
ninh...” có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chức năng, nhiệm vụ và phạm vi, cấp độ chỉ đạo,
hoạt động tránh chồng chéo, nhầm lẫn trong tổ chức thực hiện; 3) Định hướng nội dung xây dựng
CLQP Việt Nam. Phải xuất phát từ đường lối, quan điểm của Đảng về bảo vệ tổ quốc; bối cảnh quốc
tế và tình hình trong nước; dự báo tình huống quốc phòng; xác định đối tượng; mục tiêu, quan điểm,
phương châm chỉ đạo, phương thức xây dựng, nhiệm vụ và giải pháp chiến lược, phạm vi thời gian

thông thường là 10 năm; 4) Lộ trình xây dựng, cần xây dựng khẩn trương, thận trọng và theo trình tự,
xây dựng dự thảo, tổ chức hội thảo, hoàn thiện” [7, tr.3].
Trong xây dựng CLQP, Trần Thái Bình đã nêu các vấn đề chủ yếu đó là (Nhận thức về chức
năng, nhiệm vụ của CLQP), chiến lƣợc là (Văn kiện cơ bản) để lãnh đạo, điều hành công cuộc phòng
thủ đất nƣớc; phải nhận thức sự khác biệt giữa CLQP với các chiến lƣợc khác; định hƣớng nội dung
chiến lƣợc phải xuất phát từ (đƣờng lối, quan điểm của Đảng); lộ trình xây dựng thận trọng, theo tuần
tự dự thảo, tổ chức hội thảo, hoàn thiện. Những vấn đề chủ yếu nêu trên là bài học bổ ích cho việc
hoạch định chiến lƣợc phát triển KHKT&CN trong CAND.
Trần Hoa, xây dựng chiến lƣợc bảo vệ biên giới trong tình hình mới, định hƣớng một số nội
dung sau: “1) Chú trọng nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ biên giới quốc gia trong thời kỳ
mở cửa, giao lưu hội nhập. 2) Đổi mới công tác quản lý, bảo vệ và xây dựng biên giới quốc gia. Chủ
động điều chỉnh bố trí lực lượng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân trên các
vùng biên giới. 3) Tổ chức chặt chẽ có hiệu quả các chương trình KT-XH, du lịch với tăng cường sức
mạnh AN-QP. 4) Xây dựng chương trình phát triển và củng cố lực lượng chính trị-vũ trang tại chỗ,
phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc và phong trào thi đua quyết thắng trong dân quân tự vệ biên giới.
5) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với hoạt động quốc phòng, an ninh
và phát triển KT-XH ở địa bàn biên giới, góp phần giữ vững ổn định chính trị của đất nước”, tác giả
Trần Hoa nhấn mạnh đến: “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước” [20, tr.7-8].
Ngày 04 tháng 11 năm 2004, Bộ Công an phê duyệt: “Chiến lược phát triển khoa học kỹ thuật
và công nghệ Công an nhân dân đến năm 2015” *1+. Đây được xem là chiến lược đầu tiên của BCA
hoạch định phát triển KHKT&CN. Hiện nay BCA đang tổ chức tổng kết việc triển khai chiến lược và
24


định hướng xây dựng hoạch định chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn mới đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030, trong đó KHKT&CN là lĩnh vực chiếm vị trí quan trọng.
Tổng cục Xây dựng lực lượng đã tập hợp bài viết của Lãnh đạo BCA, Lãnh đạo Vụ, Cục, Học
viện, Trường Đại học CAND, các nhà khoa học có uy tín trong và ngoài lực lượng CAND, đề cập một
cách có hệ thống, toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn đội ngũ trí thức CAND. Làm cơ sở cho
việc hoạch định chiến lược xây dựng, hoàn thiện chương trình, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực

CAND trong tình hình mới. Các bài viết tập trung chủ yếu vào các biện pháp khoa học nghiệp vụ, nhấn
mạnh các cấp lãnh đạo quan tâm đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực khoa học trong CAND: “Cùng
với sự lớn mạnh không ngừng của lực lượng Công an nhân dân, trí thức Công an nhân dân đã và đang
có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Vai trò to lớn của trí thức Công an nhân dân ngày càng được thể hiện khẳng định trong việc tham gia
hoạch định đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về an ninh, trật tự; nghiên cứu xây
dựng lý luận bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, xây dựng lực lượng Công an nhân
dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại ” *2, tr.11-12].
Cao Ngọc Oánh, TCVI-BCA, Luận án cấp Bộ “Biện pháp khoa học kỹ thuật trong công tác Công
an, những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Tác giả đã khái quát các vấn đề lý luận và thực tiễn “Biện
pháp khoa học kỹ thuật trong công tác Công an”, ngoài ra những dự báo về sự phát triển của KHKT
trong tương lai rất có ý nghĩa việc định hướng hoạch định chiến lược phát triển KHKT&CN trong
CAND giai đoạn mới: “Tổng kết lý luận và thực tiễn góp phần khẳng định KH&CN là một trong bảy
biện pháp công tác cơ bản của lực lượng CAND. Luận án đã phân tích vai trò, vị trí, đặc trưng, nội
dung và chủ thể thực hiện biện pháp KHKT, đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng KHKT
phục vụ công tác Công an” [30, tr.191].
Hoàng Minh Huệ, “Bàn về một số cơ chế, chính sách phát triển KH&CN CAND trong giai
đoạn hiện nay”. Tạp chí Khoa học công nghệ và môi trƣờng Công an. Số 22-tháng 03/2012. Tác giả
đề xuất một số giải pháp đổi mới cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích động viên và thu hút nguồn
nhân lực phát triển KH&CN CAND.
Kỷ yếu Hội nghị Tổng kết 10 năm công tác HC-KT CAND giai đoạn 2001-2010 và triển khai
công tác HC-KT 5 năm 2011-2015. Kỷ yếu tập hợp nhiều thông tin về kết quả thực hiện chiến lƣợc
phát triển KH&CN trong CAND, nhiều bài tham luận theo các chủ đề về phát triển các nhiệm vụ trọng
tâm của KHKT&CN.
Trần Quang Huyên, Luận án cấp Bộ (2010): “Giải pháp huy động nguồn nhân lực KH&CN
phục vụ công tác Công an”. Tác giả đóng góp giải pháp tăng cƣờng nguồn nhân lực KH&CN các tổ
chức, cá nhân trong xã hội phục vụ CTCA.
Hoàng Minh Huệ, Luận án cấp Bộ (2012): “Giải pháp huy động nguồn lực thông tin KH&CN
phục vụ công tác Công an”. Tác giả đóng góp giải pháp tăng cƣờng tiềm lực KH&CN của các tổ
chức, cá nhân trong xã hội phục vụ CTCA.

25


×