Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Sự phát triển khoa học kỹ thuật của cộng hòa ấn độ từ 1950 đến 2010 luận văn thạc sĩ lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 123 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

PHM TH MINH

S PHT TRIN KHOA HC - K THUT
CA CNG HềA N T 1950 N 2010

Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử


2

nghÖ an - 2012


Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

PHM TH MINH

S PHT TRIN KHOA HC - K THUT
CA CNG HềA N T 1950 N 2010

Chuyên ngành: lịch sử thế giới
Mã số: 60.22.50

Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử

Ngời hớng dẫn khoa học:
PGS. ts. nguyễn công khanh




4

nghÖ an - 2012


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, đề tài
“Sự phát triển khoa học - kỹ thuật của Cộng hòa Ấn Độ từ 1950 đến 2010”
được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của PGS. TS. Nguyễn
Công Khanh, khoa Lịch sử Trường Đại học Vinh.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Lịch sử, Phòng
Sau đại học trường Đại học Vinh và Bộ môn Lịch sử thế giới đã tạo điều kiện
giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện đề tài này.
Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn tư liệu và khả năng nghiên cứu của bản
thân cho nên luận văn này sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết cần được
góp ý, sửa chữa.
Kính mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn đọc để
luận văn này được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Vinh, tháng 10 năm 2012
Tác giả
Phạm Thị Minh


MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU......................................................................................................9
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................9

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...........................................................................11
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...................................................................13
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu................................................14
5. Đóng góp của luận văn................................................................................15
6. Bố cục luận văn...........................................................................................15
B. NỘI DUNG.................................................................................................16
Chương 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA KHOA HỌC - KỸ THUẬT ẤN ĐỘ TỪ 1950 ĐẾN 2010....................16
1.1. Nhân tố quốc tế.........................................................................................16
1.1.1. Cách mạng khoa học - kỹ thuật trên thế giới.........................................16
1.1.2. Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa....................................................17
1.2. Nhân tố trong nước ..................................................................................20
1.2.1. Thuận lợi...............................................................................................20
1.2.2. Khó khăn...............................................................................................22
1.3. Khoa học - kỹ thuật Ấn Độ trong lịch sử.................................................23
1.4. Chính sách khoa học - kỹ thuật của nhà nước Ấn Độ..............................25
Tiểu kết chương 1............................................................................................30
Chương 2
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THÀNH TỰU CHÍNH
CỦA KHOA HỌC - KỸ THUẬT ẤN ĐỘ TỪ 1950 ĐẾN 2010....................32
2.1. Trong nông nghiệp: “Cách mạng xanh”, “Cách mạng trắng”..................32
2.1.1. “Cách mạng xanh”.................................................................................32
2.1.2. “Cách mạng trắng”................................................................................38
2.2. Trong Công nghệ thông tin......................................................................40
2.3. Khoa học vũ trụ........................................................................................49
2.4. Vũ khí tên lửa...........................................................................................58
2.5. Năng lượng hạt nhân................................................................................66
2.5.1. Chính sách năng lượng hạt nhân Ấn Độ................................................66
2.5.2. Thành tựu trong lĩnh vực hạt nhân Ấn Độ............................................69

2.6. Khoa học - kỹ thuật quân sự.....................................................................79
Tiểu kết chương 2............................................................................................83


7
Chương 3
MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA KHOA HỌC - KỸ THUẬT ẤN ĐỘ TỪ 1950 ĐẾN 2010....................84
3.1. Hiệu quả, tác động của sự phát triển khoa học - kỹ thuật đối với Ấn Độ và
những hạn chế của nó......................................................................................85
3.1.1. Hiệu quả, tác động của sự phát triển khoa học - kỹ thuật đối với Ấn Độ
.........................................................................................................................85
3.1.2. Hạn chế của khoa học - kỹ thuật Ấn Độ................................................89
3.2. Triển vọng khoa học - kỹ thuật Ấn Độ ....................................................91
3.3. Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật và bài học
về sự phát triển khoa học - kỹ thuật đối với Việt Nam...................................93
3.3.1. Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật...........93
3.3.2. Bài học về sự phát triển khoa học - kỹ thuật đối với Việt Nam..........105
C. KẾT LUẬN..............................................................................................112
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................116
E. PHỤ LỤC..................................................................................................120


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BMD

Hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo

CNH


Công nghiệp hóa

CNTT

Công nghệ thông tin

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

DAE

Ủy ban Năng lượng nguyên tử quốc gia Ấn Độ

DRDO

Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng

FPT

Tập đoàn tin học Việt Nam

H.

Hà Nội

IAEA

Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế


ISRO

Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ

KH & CN

Khoa học và công nghệ

KH-KT

Khoa học - kỹ thuật

NIIT

Học viện Công nghệ thông tin Ấn Độ

GD& ĐT

Giáo dục và đào tạo

Nxb

Nhà xuất bản

QLNN

Quản lý nhà nước

R&D


Nghiên cứu và phát triển

TES

Chương trình phát triển vệ tinh trinh sát

Tr.CN

trước Công nguyên

TTX VN

Thông tấn xã Việt Nam

UBKHKHNN

Ủy ban Khoa học kỹ thuật Nhà nước

USD

Đồng đô la Mỹ


9
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Khoa học - kỹ thuật (KH-KT) có vai trò cực kỳ quan trọng đối với
sự phát triển KT-XH loài người nói chung, mỗi một quốc gia nói riêng. Trong
lịch sử, nhất là thời cận, hiện đại, để thay thế hình thái kinh tế xã hội này bằng

hình thái kinh tế xã hội khác cao hơn thì một trong những điều kiện tiên quyết
đó là sự phát triển của KH, KT. Cuộc cách mạng KH-KT ngày nay diễn ra
như vũ bão và tác động to lớn, làm thay đổi sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội
loài người, sự thay đổi mạnh mẽ nhất thể hiện rõ ở sự phát triển nhảy vọt
chưa từng thấy của sản xuất và lao động; đồng thời cũng làm thay đổi vị trí,
cơ cấu các ngành và các vùng kinh tế, làm xuất hiên nhiều ngành công nghiệp
mới, nhiều công cụ sản xuất mới... nhờ đó đới sống của con người được cải
thiện, mức sống được nâng cao, đồng thời cách mạng KH-KT làm cho nền
kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hoá cao, sự giao lưu hợp tác quốc tế
diễn ra mạnh mẽ đã tạo nhiều cơ hội cũng như các thách thức đối với các
quốc gia khu vực. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, sự cạnh tranh diễn ra hết sức
quyết liệt, quốc gia, dân tộc nào tận dụng và phát huy được sức mạnh của
KH-KT thì sẽ giành được thắng lợi và uy thế của mình.
1.2. Ấn Độ là một trong những cái nôi lớn của lịch sử văn minh nhân
loại. Thời cổ trung đại, khi phần lớn nhiều nước chưa có tên trên bản đồ thế
giới thì người phương Tây đã biết đến Ấn Độ như một quốc gia lớn và giàu có
không những về tài nguyên thiên nhiên mà còn về lịch sử - văn hóa. Là một
trong hai trung tâm văn minh lớn, cùng với văn minh Trung Quốc nền văn
minh Ấn Độ vĩ đại đã ảnh hưởng không ít đến văn hoá Việt Nam. Trong gần
2 thế kỷ dưới ách thống trị của đế quốc thực dân, nhân dân Ấn Độ vẫn giữ
vững chuyền thống dân tộc, những tư tưởng nhân đạo, hoà bình. Tên tuổi của
các nhà khoa học, các danh nhân văn hoá như: R.Tagore, P.Chand... được cả
nhân loại biết đến.


10
1.3. Từ năm 1947, nhất là từ 1950, Ấn Độ giành được độc lập và bắt
đầu kỷ nguyên mới xây dựng đất nước, nhiệm vụ đặt ra cho nhân dân các dân
tộc Ấn Độ hết sức to lớn: lựa chọn con đường đi đến tương lai để có thể vừa
tiến theo nhịp bước của thế giới văn minh vừa giữ được bản sắc dân tộc con

cháu của ông tổ Bharat. Nhiệm vụ đó đã được nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh
đạo của J.Nehru, I.Gandhi, N.Rao, M.Singh... giải quyết có hiệu quả. Nếu thế
kỷ XIX được đánh giá là thế kỷ phát triển của nước Anh, thế kỷ XX là thế kỷ
của Mỹ thì thế kỷ XXI được xem là “Thế kỷ châu Á” với sự nổi lên của hai
trung tâm Trung Quốc và Ấn Độ. Với tốc độ phát triển kinh tế vượt bậc Ấn
Độ được mệnh danh là “con voi” đang không ngừng phát huy ảnh hưởng sâu
rộng ở khu vực châu Á Thái Bình Dương cũng như trên trường quốc tế. Quá
trình phát triển kinh tế Ấn Độ đầy thử thách trong đó quốc gia Nam Á này đã
đi theo một cách thức riêng của mình và đã đạt được những thành quả rực rỡ.
Từ những ngày đầu đầy khó khăn sau ngày độc lập đến những bước đi tập
tễnh trong công cuộc cải cách, những kết quả an ủi trong thập kỷ 90 của thế
kỷ trước. Cho đến nay những cố gắng của giới lãnh đạo và nhân dân Ấn Độ
đã thực sự được được bù đắp. Một trong những nguyên nhân tạo nên thành
công đó là do nhà nước Ấn Độ đã lựa chọn cho mình một hướng đi phù hợp,
chú trọng đầu tư về khoa học - kỹ thuật, cụ thể là các cuộc “Cách mạng xanh”
“Cách mạng trắng”, với những biện pháp mạnh mẽ trong nông nghiệp, công
nghệ thông tin, năng lượng nguyên tử … đã đưa đất nước phát triển mạnh mẽ
với tốc độ đáng kinh ngạc.
Sự phát triển của kinh tế nói chung và khoa học - kỹ thuật Ấn Độ nói
riêng ảnh hưởng lớn đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đến Việt Nam,
nó sẽ tạo ra những thời cơ cũng như những thách thức đối với nhiều nước
trong khu vực. Chính vì vậy nghiên cứu khoa học - kỹ thuật Ấn Độ giai đoạn
này có ý nghĩa rất quan trọng.


11
Về ý nghĩa lí luận, việc tìm hiểu quá khoa học - kỹ thuật Ấn Độ sẽ cung
cấp cho chúng ta một cái nhìn toàn diện, sự hiểu biết sâu sắc về thành tựu
cũng như tác động của khoa học thế giới. Mặt khác từ việc hiểu biết lĩnh vưc
này của Ấn Độ chúng ta có thể rút ra nhiều điều bổ ích, rút ra được nguyên

nhân thành bại, bài học kinh nghiệm từ đó có thể liên hệ tìm hiểu những vấn
đề kinh tế liên quan.
Về ý nghĩa thực tiễn, thông qua tìm hiểu nghiên cứu khoa học - kỹ
thuật Ấn Độ, giúp chúng ta nhìn thấy và nắm bắt được xu thế của thời đại,
biết tận dụng những thuận lợi từ nền kinh tế Ấn Độ tạo ra như tăng cường
khả năng chuyển giao công nghệ, học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế của
nước này.
Tuy vậy, đây là một vấn đề lớn, phức tạp, đòi hỏi trình độ chuyên môn
về kinh tế cao. Trong phạm vi khóa luận này, với thời gian, tư liệu, trình độ
còn hạn chế, chúng tôi chỉ có thể nói lên những thành tựu chính của khoa học
- kỹ thuật Ấn Độ, những nguyên nhân thành công triển vọng của khoa học Ấn
Độ và bài học đối với Việt Nam.
Từ những lí do trên cho thấy, việc nghiên cứu sự phát triển KH-KT Ấn
Độ trong lịch sử hiện đại có ý nghĩa khoa hoc thực tiễn cao. Vì vậy, chúng tôi
quyết định chọn đề tài: “Sự phát triển khoa học - kỹ thuật của Cộng hòa
Ấn Độ từ 1950 đến 2010” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy có những công trình tiêu biểu nghiên
cứu vấn đề này, đó là:
Trên thực tế trong thời gian qua những công trình nghiên cứu về Ấn Độ
được công bố qua các ấn phẩm của nước ta còn rất ít, những vấn đề quan
trọng, nhiều tác phẩm có giá trị, nhiều danh nhân tân cổ quốc tế trong các lĩnh
vực quân sự, KH-KT, hơn nữa đội ngũ ngiên cứu chuyên sâu về Ấn Độ đã ít


12
lại phân tán, số người gọi là chuyên gia Ấn Độ học, nhà nghiên cứu Ấn Độ
cũng chưa nhiều.
Những tài liệu liên quan đến đề tài có rải rác trong một số cuốn sách:
- Lịch sử Ấn Độ của các tác giả Vũ Dương Ninh (chủ biên), Phan Văn

Ban, Nguyễn Công Khanh, Đinh Trung Kiên (NXB Giáo dục H.1995) đã khái
quát về đất nước, con người và nền văn hóa Ấn Độ; giới thiệu các thời kì cổ
-trung đại, chặng đường dài từ một thuộc địa trở thành một quốc gia độc lập
và quá trình xây dựng đất nước phồn vinh. Quyển sách cũng đề cập đến khoa
học - kỹ thuật Ấn Độ thời cổ trung đại, Tuy nhiên nội dung tác phẩm mang
tính khái quát trình bày khá rộng quá trình lịch sử đất nước nên khoa học - kỹ
thuật ko được chuyên sâu.
- Tác giả Đinh Trung Kiên với Ấn Độ hôm nay và hôm qua đề cập đến
thành tựu nổi bật mà Ấn Độ đạt được nói chung trong đó có những cố gắng về
khoa học - kỹ thuật trong sự so sánh với giai đoạn trước trong lịch sử.
- Đỗ Đức Định với chuyên luận Nông nghiệp Ấn Độ đề cập đến điều
kiện thuận lợi của nền nông nghiệp Ấn Độ, những thành tựu mà Ấn Độ đạt
được trong lĩnh vực này. Trong đó, tác giả có nhắc đến vai trò của các cuộc
“Cách mạng xanh” và “Cách mạng trắng”.
Sự phát triển khoa học - kỹ thuật của Cộng hòa Ấn cũng được đề cập
trong một số công trình, bài viết:
- J.Nehru - Tiểu sử và sự nghiệp của Nguyễn Công Khanh (NXB Giáo
dục H.2002) đề cập đến cuộc đời và cống hiến của lãnh tụ J.Nehru trong đấu
tranh giành độc lập cho Ấn Độ và phong trào hoà bình thế giới. công lao của
ông đối với Ấn Độ trong quá trình xây dựng kinh tế từ 1947-1964, với việc
xây dựng nền khoa học - kỹ thuật trong giai đoạn đầu khó khăn. Bài viết
I. Gandhi- một bản lĩnh chính trị lớn của Nguyễn Công Khanh (Tạp chí
Nghiên cứu lịch sử 1995) đã khắc họa chân dung nhân vật I. Gandhi, công


13
lao của Bà đối với lịch sử Ấn Độ, đối với sự phát triển kinh tế, khoa học của
quốc gia này.
Tuy nhiên, lĩnh vực khoa học chỉ được nhắc đến để làm nổi bật đóng
góp toàn diện của nhân vật.

Ngoài ra, có thể kể đến một số luận văn thạc sĩ có đề cập đến vấn đề
này. Đó là: Đào Thị Hòa (Trường Đại học Vinh, 2007) Sự phát triển kinh tế
Ấn Độ 1999 - 2007, …
Những công trình này ít nhiều đều có đề cập về sự phát triển khoa học kỹ thuật Ấn Độ, song, cho đến nay, chưa có một công trình sử học nào trực
tiếp một cách đầy đủ và có hệ thống về sự phát triển khoa học - kỹ thuật Ấn
Độ từ khi giành độc lập cho đến nay.
Trên cơ sở kế thừa thành quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu,
chúng tôi xác định đề tài “Sự phát triển của khoa học - kỹ thuật của Cộng
hòa Ấn Độ từ 1950 đến 2010” là một vấn đề khoa học hết sức cần thiết để
nghiên cứu.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Là sự phát triển KH-KT của Cộng hòa Ấn Độ
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Được giới hạn trên 3 phương diện:
+ Tập trung nghiên cứu những nhân tố tác động, các chính sách, thúc
đẩy sự phát triển KH-KT cũng như những thành tựu KH-KT của Cộng hòa
Ấn Độ.
+ Về thời gian:
Luận văn trên tập trung từ năm 1950 đến 2010. Tuy nhiên để đảm bảo
tính lịch sử nghiên cứu thì một số vấn đề trước năm 1950 và trong 2 năm lại
nay cũng được chúng tôi đề cập đến trong công trình này.


14
+ Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề trên trong
phạm vi của nước Cộng hòa Ấn Độ từ năm 1950 đến 2010.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Luận văn được hoàn thành trên cơ sở nguồn tài liệu:

- Các văn bản của Chính phủ Ấn Độ;, các công trình khoa học của các
nhà nghiên cứu nêu lên các vấn đề liên quan đến đề tài.
- Những công trình nghiên cứu gồm sách, báo, tạp chí, luận văn, luận
án … về sự phát triển khoa học - kỹ thuật của Cộng hòa Ấn Độ.
- Nguồn tài liệu chủ yếu là Thông tấn xã Việt Nam (TTX VN): Tin thế
giới và các tài liệu Tham khảo đặc biệt…, từ các báo Nhân dân, báo Hà Nội
mới, báo Lao động, báo Quân đội nhân dân, báo Sài Gòn giải phóng…, sự
phát triển của KH-KT của Cộng hòa Ấn Độ từ năm 1950 đến 2010 là rất
quan trọng và có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn, nhất là đối với
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở có những nguồn tài liệu đã thu thập được, với những yêu
cầu về đối tượng và phạm vi nghiên cứu đã đặt ra, trong quá trình nghiên cứu,
chúng tôi đã vận dụng những quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và hai phương pháp chuyên ngành cơ bản của khoa học
lịch sử là phương pháp lịch sử, phương pháp logic. Đây là công cụ cơ bản để
chúng tôi định hướng đề tài, xác định trọng tâm nghiên cứu vấn đề để xử lý
nguồn tư liệu một cách khoa học, chân thực và khách quan.
Ngoài ra để giải quyết các yêu cầu khoa học của đề tài, chúng tôi cũng
vận dụng cơ sở phương pháp luận, các phương pháp liên ngành khác như
phương pháp quan hệ kinh tế, phân tích, tổng hợp, thống kê, đối chiếu, suy
luận, trong quá trình hoàn thành luận văn.


15
5. Đóng góp của luận văn
- Làm rõ sự phát triển của KH-KT ở CH Ấn Độ và vai trò của nó đối
với nước này.
- Bài học kinh nghiệm về tầm quan trọng của việc phát triển KH-KT
đối với sự nghiệp phát triển và hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn này.

- Đã góp phần cung cấp nguồn tư liệu trong nghiên cứu và giảng dạy
lịch sử thế giới đặc biệt là lịch sử Ấn Độ hiện đại.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của Luận văn được trình bày theo bố cục sau:
Chương 1. Những nhân tố tác động đến sự phát triển của khoa học kỹ thuật Ấn Độ từ 1950 đến 2010
Chương 2. Quá trình phát triển và thành tựu chính của khoa học - kỹ
thuật Ấn Độ từ 1950 đến 2010
Chương 3. Một số nhận xét về sự phát triển của khoa học - kỹ thuật
Ấn Độ từ 1950 đến 2010


16
B. NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA KHOA HỌC - KỸ THUẬT ẤN ĐỘ TỪ 1950 ĐẾN 2010
1.1. Nhân tố quốc tế
1.1.1. Cách mạng khoa học - kỹ thuật trên thế giới
Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ 2 ra đời từ những năm 40.
Từ những năm 70, 80 của thế kỉ XX, cuộc cách mạng KH-KT còn được gọi là
cách mạng khoa học - công nghệ diễn ra mạnh mẽ và tác động đến hầu hết
các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Cuộc cách mạng đó được tiến hành trong
các lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, công nghệ, kinh tế và xã hội. Sự phát triển
vượt bậc của KH-KT được thể hiện bằng một loạt các cuộc cách mạng nối
tiếp nhau như: Cách mạng công nghệ mới, cách mạng thông tin, các ngành có
hàm lượng KH-KT cao…nó góp phần đẩy nhanh quá trình tự động hóa sản
xuất làm giảm tỷ trọng các ngành sản xuất vật chất trong nền kinh tế, tăng tỷ
trọng ngành dịch vụ trong đó ngành thông tin phát triển mạnh nhất. Dưới tác
động của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, nền chính trị xã hội các nước

tư bản bước sang một giai đoạn mới - giai đoạn Tư bản độc quyền nhà nước
và nó trực tiếp tác động vào mọi ngành kinh tế quốc dân, mọi lĩnh vực xã hội.
Nền sản xuất xã hội chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang thời đại hậu
công nghiệp hay văn minh truyền tin [24, 10].
Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đã đẩy chủ nghĩa tư bản phát
triển lên một bước mới về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, quốc tế
hóa, khu vực hóa các tổ chức kinh tế. Cũng nhò ứng dụng những thành tựu
mới của KH và CN, cải tiến phương pháp quản lý, thay đổi cơ cấu sản xuất,
điều chỉnh các hình thức sở hữu và chính sách xã hội mà các nước tu bản


17
tiếp tục phát triển với tốc độ chưa từng có.. Cuộc cách mạng khoa học - kỹ
thuật diễn ra rất nhanh chóng và sâu rộng trên phạm vi toàn cầu cũng làm
thay đổi cục diện chính trị thế giới, chuyển cuộc đấu tranh về chính trị quân
sự sang cuộc chạy đua giành ưu thế về kinh tế, khoa học - kỹ thuật và công
nghệ giữa các nước, giữa các trung tâm. Đồng thời cũng làm cho quá trình
quốc tế hóa nền kinh tế diễn ra mạnh mẽ tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách
thức đối với các quốc gia.
1.1.2. Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa.
Toàn cầu hóa, mà chủ yếu là toàn cầu hóa kinh tế, là quá trình gia tăng
mạnh mẽ sự lưu thông hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động giữa các quốc gia,
các khu vực trên toàn thế giới. Hay nói khác đi, toàn cầu hóa kinh tế là các
mối quan hệ kinh tế song phương và đa phương tác động lẫn nhau, phụ thuộc
lẫn nhau của các quốc gia trên toàn thế giới. Các mối quan hệ đó đã trở thành
phổ biến, ngày một sâu sắc và gia tăng mạnh mẽ.
Trước kia, các quốc gia dân tộc thường cát cứ, biệt lập, ít có quan hệ
với nhau. Biên giới quốc gia dân tộc còn là địa bàn cho lực lượng sản xuất
phát triển. Nhưng khi lực lượng sản xuất phát triển đến trình độ mà biên giới
quốc gia dân tộc đã trở nên chật hẹp thì nó đòi hỏi phải tháo bỏ hàng rào biên

giới quốc gia để mở rộng giới hạn cho sự phát triển của nó. Các quan hệ kinh
tế quốc tế dần hình thành và quá trình quốc tế hóa kinh tế bắt đầu.
Toàn cầu hóa hiện nay là một hiện tượng đa dạng và phức tạp, có
những mặt tích cực và tiêu cực. Có thể nói rằng, nó đang trong thời kỳ quá độ,
biến đổi từ chất cũ sang chất mới. Trong quá trình đó, cái mới và cái cũ đang
đấu tranh với nhau, chuyển hóa lẫn nhau... Chính vì thế, chủ nghĩa dân tộc
kinh tế cũng nổi lên như một đối trọng của toàn cầu hóa kinh tế, như cái cũ
chống lại cái mới, nhưng rút cuộc vẫn phải đi theo cái mới, không thể cưỡng
lại tất yếu khách quan.


18
Toàn cầu hóa kinh tế là điều kiện khách quan để làm giảm dần sự lạc
hậu của các nước đang và kém phát triển. Thực tế là, các nguồn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA) từ các nước
công nghiệp phát triển đã góp phần nâng cao trình độ của lực lượng sản xuất
ở các nước đang và kém phát triển. Tuy là vốn nước ngoài, nhưng những cơ
sở sản xuất được xây dựng bằng vốn đầu tư đó đã trở thành bộ phận cấu thành
của nền kinh tế bản xứ. Lực lượng sản xuất ngoại lai có trình độ cao ấy sẽ lại
tác động đến lực lượng sản xuất bản xứ. Nó bắt buộc lực lượng sản xuất bản
xứ phải tự vươn lên trong cạnh tranh để tồn tại.
Sự quyết tâm làm giàu của các cá nhân, của tập thể và của cả một dân
tộc với lòng tự trọng là ảnh hưởng lớn nhất của toàn cầu hóa đối với các nước
đang và kém phát triển. Các nước đó ý thức được rằng, nếu không tham gia
vào quá trình này là tự cô lập mình, giam hãm mình trong cảnh nghèo nàn, lạc
hậu, xa lánh nền văn minh nhân loại.
Song, toàn cầu hóa đâu phải chỉ có mặt tích cực. Nó còn có cả những
mặt tiêu cực. Toàn cầu hóa đã bị những nước tư bản giàu có lợi dụng vì lợi
ích của họ. Nó đặt các nước đang và kém phát triển trước những thách thức to
lớn. Nếu khôn khéo, biết vượt qua thách thức thì phát triển. Còn nếu vụng về,

thất bại thì mất mát không phải ít. Toàn cầu hóa làm trầm trọng thêm sự bất
công xã hội, làm cho khoảng cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các
nước ngày một doãng ra. Hiện nay, các nước công nghiệp phát triển với
khoảng 1,2 tỉ người chiếm tới 86% GDP toàn cầu, 4/5 thị trường xuất khẩu,
trong khi các nước nghèo nhất chiếm 1/5 dân số thế giới chỉ tạo ra 1% GDP
của thế giới. Mặc dù sản xuất thực phẩm cơ bản toàn thế giới đã ở mức 110%
nhu cầu, nhưng hằng năm vẫn có khoảng 30 triệu người nghèo tiếp tục bị chết
đói và khoảng trên 800 triệu người đang thiếu ăn (2).
Toàn cầu hóa đã làm suy yếu vai trò của quốc gia dân tộc, thu hẹp
quyền lực, phạm vi và hiệu quả tác động của các nhà nước dân tộc. Ranh


19
giới quốc gia dường như bị xóa nhòa, bản sắc dân tộc dường như cũng bị
phai nhạt dần do sự xâm nhập của lối sống và văn hóa phương Tây. Và,
điều nguy hại nhất là nó đẩy một bộ phận người nghèo, thất nghiệp vào tâm
trạng chán chường, bất mãn, tự hủy hoại đời mình bằng ma túy, mại dâm,
trộm cướp...
Toàn cầu hóa đã làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống của từng con
người, từng gia đình, từng quốc gia và toàn thế giới trở nên kém an toàn hơn.
Chính các mặt tiêu cực này, nói rộng ra là những thách thức của toàn
cầu hóa đã thôi thúc chủ nghĩa dân tộc kinh tế trỗi dậy mạnh mẽ. Chủ nghĩa
dân tộc kinh tế hướng các nhà nước dân tộc vào việc bảo vệ lợi ích quốc gia.
Tư tưởng chỉ đạo chính của chủ nghĩa dân tộc kinh tế là mọi hoạt động kinh tế
phải phục vụ cho mục tiêu lớn xây dựng nhà nước giàu mạnh. Vì vậy, việc
theo đuổi lợi nhuận tối đa bằng mọi cách có thể là thủ đoạn chính để đạt mục
tiêu. Nó kiên quyết chống lại toàn cầu hóa nếu vi phạm lợi ích kinh tế của
quốc gia dân tộc. Chủ nghĩa dân tộc kinh tế hoài nghi và thậm chí phủ định
lợi ích thế giới của toàn cầu hóa. Nó cho rằng, lợi ích kinh tế của quốc gia dân
tộc này chỉ đạt được bằng sự hy sinh lợi ích kinh tế của quốc gia dân tộc khác.

Tuy nhiên, trên thực tế, đôi khi chủ nghĩa dân tộc kinh tế cũng đồng tình và
ủng hộ toàn cầu hóa, nhưng chỉ khi nào nó thấy có thể lợi dụng toàn cầu hóa
như là một phương tiện để đạt mục tiêu [60].
Trong bối cảnh trên tất cả các nước nói chung, Ấn Độ nói riêng muốn
vươn lên phát triển đất nước khẳng định vị thế của mình thì đều phải điều
chỉnh chính sách để thích ứng với hoàn cảnh mới, xu hướng chung là đa dạng
hoá quan hệ và điều chỉnh cơ cấu kinh tế cho phù hợp với đặc điểm ngày càng
phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn của nền kinh tế thế giới, phải tiến hành đầu tư
cho cách mạng khoa học - kỹ thuật, dùng sức mạnh của cách mạng khoa học kỹ thuật để phát triển kinh tế quốc phòng.


20
1.2. Nhân tố trong nước
1.2.1. Thuận lợi
Cộng hòa Ấn Độ là một quốc gia rộng lớn thuộc vùng Nam Á, đứng
thứ 7 thế giới về diện tích với hơn 3,3 triệu km 2. Phía Bắc giáp với
Apganistan, Trung Quốc, Nêpan, Bhittan. Phía Đông giáp Bănglađet, Mianma
và vịnh Bengan. Phía Nam giáp eo biển Pack, vịnh Mannr và Ấn Độ Dương.
Phía Tây giáp biển Ả Rập và Pakistan [52].
Ấn Độ có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, phong phú, có vị trí
địa lí thuận lợi để xây dựng và phát triển đất nước.
Ấn Độ có những đồng bằng phì nhiêu vào loại lớn nhất thế giới để
trồng lúa gạo. Đồng bằng Gange nằm ở phía nam và song song với vùng núi
non Himalaya, một vành đai đất thấp rộng từ 280 đến 400 km hình thành bởi
con sông Gange. Thung lũng Assam nằm cách đồng bằng gange bởi một hành
lang đất hẹp, thung lũng này được tưới mát bởi con sông Brahmaputra là nơi
trồng gạo đạt năng suất cao. Bán đảo Ấn Độ được bao bọc hầu hết là những
vùng duyên hải phì nhiêu. Vùng ven biển phía tây gồm những cư dân sống về
nông và ngư nghiệp. Ngoài những đồng bằng phì nhiêu còn có những cao
nguyên rộng lớn để trồng lúa mì và các loại hoa quả, cây công nghiệp, làm

đồng cỏ chăn nuôi như cao nguyên Đê Can, cao nguyên Arvalli,…
Vùng rừng núi Ấn Độ chiếm phần lớn diện tích đất nước (21,9% đất
đai), với nguồn tài nguyên thực vật và động vật phong phú có giá trị kinh tế
cao dành cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Các loại gỗ có giá trị thương
mại cao như gỗ tếch, gỗ hồng mộc, tre... Đặc biệt, Ấn Độ có nguồn gien sinh
vật phong phú với hơn 45000 giống cây trong đó 33% là cây bản địa, 15000
giống cây có hoa quý, gần 5000 loài thú lớn, quý hiếm như hổ, báo, sư tử…
có thể phục vụ cho sự phát triển kinh tế [7, 31]. Nhiều vùng rừng ở Ấn Độ với
sự phong phú của động thực vật trở thành những địa bàn phát triển du lịch
thuận lợi (du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm…).


21
Dưới lòng đất, Ấn Độ chứa nhiều tài nguyên khoáng sản quý, phân bố
khắp mọi nơi. Các mỏ có trữ lượng lớn như than đá với 120 tỷ tấn, bao gồm
một vành đai trải rộng từ bang Mahrshtra qua vùng đồi núi của các bang
Madhya Pradesh và Bihr đến bang Ben gan... quặng sắt chiếm 1/4 trữ lượng
của thế giới với khoảng 22,4 tỉ tấn. Man gan khoảng 180 tỉ tấn, đứng thứ 3 thế
giới tập trung chủ yếu ở miền Trung Ấn Độ. Ngoài ra các khoáng sản như
crôm, bô xit, đồng, kẽm, vàng, dầu mỏ đều có trữ lượng lớn ở Ấn Độ.
Ấn Độ còn có một vùng biển rộng lớn giàu về hải sản và các nguồn lợi
khác nhau… là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Hiện nay Ấn Độ là
một trong những nước xuất khẩu hải sản mạnh nhất thế giới.
Ấn Độ là nước có dân số đông, lực lượng lao động dồi dào. Tính đến
tháng 7 năm 2006 dân số Ấn Độ lên đến 1,1 tỉ người, kết cấu dân số trẻ (trong
độ tuổi lao động chiếm 64,3%) là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Giá
nhân công tương đối rẻ cùng với trình độ tiếng Anh cao đang là một lợi thế
trong cạnh tranh nói chung và thu hút nguồn đầu tư FDI nói riêng của Ấn Độ.
Lao động của Ấn Độ được đào tạo bài bản, có tay nghề cao, trình độ được cả
thế giới thừa nhận. Ấn Độ còn có nhiều nhà khoa học tầm cỡ thế giới. Đặc

biệt là khả năng toán học và phương pháp tư duy trừu tượng làm cho đội ngũ
làm công nghệ phần mềm có ưu thế vượt trội hẳn lên.
Ấn Độ xây dựng nền kinh tế trong bối cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi.
Xu thế quốc tế hoá, khu vực hoá diễn ra mạnh mẽ, giao lưu quốc tế ngày càng
mở rộng, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật diễn ra nhanh chóng... là điều
kiện để Ấn Độ tiếp thu thành tựu khoa học - kỹ thuật, văn hoá, trao đổi hàng
hoá, đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư.
Những ưu đãi của tự nhiên, những thuận lợi của quốc tế cùng với
chính sách phát triển kinh tế đúng đắn, khát vọng muốn xây dựng một đất
nước giàu mạnh sau hàng trăm năm nô lệ của nhân nhân là nguyên nhân dẫn


22
tới những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước Ân Độ, đưa
quốc gia Nam Á này tiến nhanh trên con đường trở thành một cường quốc.
1.2.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên, sự vươn lên của nền kinh tế Ấn Độ
cũng gặp phải không ít những khó khăn.
Giành được độc lập sau hai trăm năm nô lệ, đất nước Ấn Độ ở trong
tình trạng nghèo nàn, kiệt quệ. Những tiềm năng vốn có trở nên xơ cứng.
Công cuộc xây dựng và phát triển đất nước phải bắt đầu trong hoàn cảnh
không mấy thuận lợi.
Cơ sở hạ tầng yếu kém, chất lượng giáo dục còn chưa cao, những hậu
quả từ chính sách cai trị lâu đời của thực dân... Ấn Độ khó có thể vực dậy nền
kinh tế đất nước trong hoàn cảnh mới.
Sự thiếu ổn định về chính trị - xã hội cũng là một khó khăn lớn trong
việc ổn định và phát triển kinh tế đất nước. Ấn Độ là một đất nước rộng lớn,
đa dạng về tôn giáo, dân tộc, sắc tộc, những tàn dư của chế độ đẳng cấp vẫn
còn tồn tại rất nặng nề. Tình trạng này dẫn đến những mâu thuẫn xung đột
dưới nhiều dạng khác nhau, trong các nhóm xã hội khác nhau, trong đó đáng

kể nhất là những xung đột, tôn giáo, sắc tộc đẫ dẫn đến những vụ bạo loạn, li
khai. Những bất ổn này không những ảnh hưởng đến các dự án đầu tư nước
ngoài ở những vùng này mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến chương trình phát
triển kinh tế- xã hội nói chung của toàn thể đất nước. Sự xuất hiện, tồn tại
nhiều đảng phải chính trị cũng gây nhiều khó khăn cho nền kinh tế Ấn Độ, sự
chống đối, công kích lẫn nhau của các đảng phái dẫn đến những chính sách
kinh tế không được thống nhất [20, 8].
Trong quá trình phát triển kinh tế, giới lãnh đạo Ấn Độ đã có nhiều cố
gắng hạn chế dần những khó khăn, phát huy lợi thế vốn có nhằm đưa Ấn Độ
tiến những bước dài trên trường quốc tế.


23
1.3. Khoa học - kỹ thuật Ấn Độ trong lịch sử
Ấn Độ là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại. Người
Ấn Độ từ rất sớm đã có những đóng góp cho loài người về KH-KT.
Về Thiên văn, người Ấn Độ cổ đại đã làm ra lịch, họ chia một năm ra
làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày. (Như vậy năm bình thường có 360
ngày). Cứ sau 5 năm thì họ lại thêm vào một tháng nhuận. Về Toán học, các
tri thức về lĩnh vực này đã có từ thời Veđa, với Shatapatha Brahmana (khoảng
thế kỉ IX Tr.CN), trong đó có xấp xỉ số π chính xác tới 2 chữ số thập phân và
Sulba Sutras (khoảng 800-500 Tr.CN) là các văn bản hình học sử dụng số vô
tỉ, số nguyên tố, luật ba, và căn bậc ba; tính căn bậc hai của 2 tới năm chữ số
thập phân; đưa ra phương pháp cầu phương hình tròn, giải phương trình tuyến
tính và phương trình bậc hai; phát triển bộ ba Pythagore theo phương pháp đại
số, phát biểu và nêu chứng minh cho Định lý Pythagore. Panini (khoảng thế kỉ
V Tr.CN) đã lập công thức cho ngữ pháp của tiếng Phạn. Kí hiệu của ông
tương tự với kí hiệu toán học, và sử dụng các ngôn luật, các phép biến đổi, đệ
qui với độ phức tạp đến mức ngữ pháp của ông có sức mạnh tính toán ngang
với máy Turing. Công trình của Panini cũng đi trước cả lý thuyết hiện đại ngữ

pháp hình thức (formal grammar) (có vai trò quan trọng trong điện toán),
trong khi dạng Panini-Backus được sử dụng bởi những ngôn ngữ lập trình
hiện đại nhất lại rất giống với luật ngữ pháp của Panini. Pingala (khoảng thế
kỉ III đến thế kỉ I Tr.CN) trong bản luận thuyết của mình về thi pháp đã sử
dụng một phương pháp ứng với hệ nhị phân. Thảo luận của ông về tổ hợp của
các phách, tương ứng với định lý nhị thức. Công trình của Pingala cũng chứa
các ý tưởng cơ bản của các số Fibonacci (được gọi là matrameru). Văn bản
chữ Brahmi được phát triển ít nhất từ thời triều Môria vào thế kỉ IV Tr.CN,
với những bằng chứng khảo cổ học cho thấy nó xuất hiện vào khoảng 600
Tr.CN. Chữ số Brahmi ở vào khoảng thế kỉ 3 TCN.Giữa năm 400 TCN và


24
200 CN, các nhà toán học Jaina bắt đầu nghiên cứu toán học với mục đích
duy nhất cho toán học. Họ là những người đầu tiên phát triển transfinite
number, lý thuyết tập hợp, logarit, các định luật cơ bản của lũy thừa, phương
trình bậc ba, phương trình bậc bốn, dãy số và dãy cấp số, hoán vị và tổ hợp,
bình phương và lấy xấp xỉ căn bậc hai, và hàm mũ hữu hạn và vô hạn. Bản
thảo Bakshali được viết giữa năm 200 Tr.CN và 200 CN bao gồm cách giải
hệ phương trình tuyến tính tới năm ẩn, nghiệm phương trình bậc hai, cấp số
cộng và cấp số nhân, dãy phức hợp, phương trình vô định bậc hai, phương
trình không mẫu mực, và sự sử dụng số 0 và số âm. Các tính toán chính xác
cho số vô tỉ đã được tìm ra, bao gồm tính căn bậc hai của các số tới bao nhiêu
chữ số sau dấu phẩy tùy thích (từ 11 chữ số trở lên) [7, 301-310].
Người Ấn Độ thời cổ đại chính là chủ nhân của hệ thống chữ số mà
ngày nay ta quen gọi là số Arập. Đóng góp lớn nhất của họ là đặt ra số không,
nhờ vậy mọi biến đổi toán học trở thành đơn giản, ngắn gọn hẳn lên. (Người
Tây Âu vì vậy mà từ bỏ số La Mã mà sử dụng số Arập trong toán học.) Họ đã
tính được căn bậc 2 và căn bậc 3; đã có hiểu biết về cấp số, đã biết về quan hệ
giữa 3 cạnh trong một tam giác. Pi = 3,1416.

Về Vật lí, người Ấn Độ cổ đại cũng đã có thuyết nguyên tử. Thế kỉ V
Tr.CN, có một nhà thông thái ở Ấn Độ đã viết “...trái đất, do trọng lực của
bản thân đã hút tất cả các vật về phía nó”. Y học cũng khá phát triển. Người
Ấn Độ cổ đại đã mô tả các dây gân, cách chắp ghép xương sọ, cắt màng mắt,
theo dõi quá trình phát triển của thai nhi. Họ để lại hai quyển sách là “Y học
toát yếu” và “Luận khảo về trị liệu”.
Các thành phố được kế hoạch hóa hoàn hảo và xây dựng có tính kỹ
thuật là bằng chứng cho một mức độ phát triển cao của khoa học thời bấy giờ.
Con người của nền văn hóa sông Ấn đạt đến một mức độ chính xác đáng kinh
ngạc trong đo lường về chiều dài, khối lượng và thời gian. Người dân nền văn


25
hóa sông Ấn có lẽ là những người đầu tiên phát triển và sử dụng các trọng
lượng và kích thước thống nhất. Đo lường của họ hết sức chính xác. Đơn vị
chiều dài nhỏ nhất được tìm thấy trên một thước đo làm bằng ngà voi tại
Lothal tương ứng với khoảng 1,704 mm, là đơn vị nhỏ nhất trên một thước đo
thuộc thời kỳ đồ đồng đã từng được tìm thấy. Trọng lượng dựa trên đơn vị
0,05; 0,1; 1; 2; 5; 10; 20; 50; 100; 200 và 500, trong đó mỗi đơn vị nặng vào
khoảng 28 gram. Hệ thống thập phân cũng đã được biết đến và sử dụng. Được
dùng làm vật liệu xây dựng lần đầu tiên trong lịch sử của loài người là gạch
được nung với tỷ lệ kích thước toàn hảo 1:2:4 vẫn còn thông dụng cho đến
ngày nay. Trong luyện kim, nhiều kỹ thuật mới cũng được phát triển, thợ thủ
công của nền văn hóa Harappa đã sử dụng những kỹ thuật này trong lúc gia
công đồng, đồng thau, chì và thiếc.Các khai quật được tìm thấy trong năm
2001 từ Merhgarh cho thấy ngay cả cơ bản về y học và nha khoa cũng được
biết đến.
Chính sự phát triển khoa học - kỹ thuật Ấn Độ trong lịch sử đã đạt nền
móng cho sự phát triển của Ấn Độ thời hiện đại nói chung và nền khoa học kỹ thuật nói riêng.
1.4. Chính sách khoa học - kỹ thuật của nhà nước Ấn Độ

Năm 1956, Thủ tướng Ấn Độ, J. Nehru đã tuyên bố tại Quốc hội rằng
Ấn Độ muốn tiến bộ cần phải thông qua con đường khoa học - kỹ thuật, ứng
dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật mới nhất tiên tiến nhất vào quá
trình phát triển đất nước.
Đi theo đường lối đó, Ấn Độ đã có một chính sách khoa học - kỹ thuật
được hoàn chỉnh từng bước, các hoạt động khoa học - kỹ thuật hiện nay được
chỉ đạo bằng nghị quyết về chính sách khoa học được thông qua 1957. Một
nghị quyết đã vạch ra phương hướng hoạt động cơ bản cho các cơ quan khoa
học - kỹ thuật của Ấn Độ. Để chỉ đạo cụ thể công tác này, chính phủ Ấn Độ


×