Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

BÀI TẬP LÝ THUYẾT KẾ TOÁN NHÓM 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.68 KB, 7 trang )

BÀI TẬP LÝ THUYẾT KẾ TOÁN NHÓM 5
GVHD: TS. Trần Văn Thảo
Nhóm thực hiện:
1. Nguyễn Thị Hương Giang
2. Bùi Thị Thanh Hiền
3. Dương Lê Diễm Huyền
4. Nguyễn Thị Hà Khương
5. Đinh Nguyễn Thuỳ Trang
6. Mạc Thị Hợp
7. Phạm Thị Thanh Hương
8. Nguyễn Thị Thanh Hương
 Tiểu Bang Missouri đấu tranh cho nhà máy của Ford
Thất nghiệp là một sự chán chường đối với bất kỳ vùng miền nào.
Nhưng khi thất nghiệp là kết quả của việc đóng cửa một nhà máy lắp ráp đã
hoạt động được 54 năm của Ford thì thật sự lại là việc nhạy cảm hơn nhiều.
Thành phố St. louis, tiểu bang Missouri, đã chuẩn bị cho cuộc chiến một mất
một còn để cứu vãn nhà máy lắp ráp Hazelwood và 2600 công việc mà nhà
máy này tạo ra.
Chính quyền đã nhận một khoản tài trợ 500,000 USD từ Ban phát triển
kinh tế của Bộ Thương mại để giúp đỡ Phát triển một kế hoạch nhằm thuyết
phục công ty Ford dừng lại quyết định đóng cửa của nó.
Với ý tưởng là xây dựng nên một báo cáo vào khoảng cuối năm để
thuyết phục nhà sản xuất ô tô khổng lồ ấy rằng nhà máy lắp ráp Hazelwood
thực sự có thể tồn tại được. Nếu không, sức ép nhiệm vụ mới là buộc phải tìm
ra những giá trị thay thế hữu ích cho nhà máy mới và đào tạo lại công nhân của
nó.
Thật không may, Ford đã tỏ ý rằng nó không nhìn thấy nhiều cơ hội việc
để có thể cứu lấy nhà máy này. Hazelwood chỉ một trong số năm nhà máy đang
đối mặt với việc đóng cửa cùng với 35,000 việc làm đang rời bỏ nước Mỹ. Sự



mất mát này là một phần của việc tổ chức lại công ty được thiết kế để trả lại
cho Ford khả năng tạo lợi nhuận. Công ty bị mất 800 triệu USD (2002) trong
quí đầu tiên. Đây là quý thứ 4 bị thua lỗ liên tục.

Câu hỏi 1:
Từ báo cáo trên sử dụng một tam đoạn luận để phát triển một lý thuyết
qui nạp đơn giản bàn luận về việc tại sao nhà máy của Ford cần phải được
đóng cửa:
 Giải thích vai trò của cấu trúc trong lý thuyết của bạn.
 Giải thích vai trò của ngữ nghĩa trong lý thuyết của bạn.
 Giải thích vai trò của thực dụng trong lý thuyết của bạn.
Câu hỏi 2:
Từ báo cáo trên sử dụng một tam đoạn luận để phát triển một lý thuyết
qui nạp đơn giản bàn luận về việc tại sao chính phủ nên cung cấp viện trợ
cho Ford.
 Giải thích vai trò của cấu trúc trong lý thuyết của bạn.
 Giải thích vai trò của ngữ nghĩa trong lý thuyết của bạn.
 Giải thích vai trò của thực dụng trong lý thuyết của bạn.
Bài làm:
Câu hỏi 1:
 Vai trò của cấu trúc:
Tiên đề 1: Công ty nào thua lỗ kéo dài đều cần đóng cửa.
Tiên đề 2: Nhà máy Hazewood thua lỗ liên tục trong 4 quý.
Kết luận: Nhà máy Hazewood cần phải đóng cửa.
Giải thích: theo quan hệ cấu trúc (logic), công ty thua lỗ kéo dài phải
đóng cửa mà nhà máy Hazewood lại rơi vào tình trạng thua lỗ liên tục
nên nó cần đóng cửa.


 Vai trò của ngữ nghĩa:

Tiên đề 1: Công ty nào thua lỗ kéo dài đều cần đóng cửa.
Tiên đề 2: Nhà máy Hazewood thua lỗ liên tục trong 4 quý.
Kết luận: Chính quyền muốn nhà máy Hazewood tiếp tục hoạt động để
hạn chế thất nghiệp.
Giải thích: Theo sự logic, nhà máy Hazewood cần đóng cửa nhưng thực
tế theo quan hệ ngữ nghĩa thì chính quyền lại cho rằng nó nên được tiếp
tục hoạt động. Như vậy, kết luận này là đúng trong thế giới thực, nhưng
xét về logic thì không có cơ sở.
 Vai trò của thực dụng:
Tiên đề 1: Công ty nào thua lỗ kéo dài đều cần đóng cửa.
Tiên đề 2: Nhà máy Hazewood thua lỗ liên tục trong 4 quý.
Kết luận: Nhà máy Hazewood đóng cửa làm cho 2.600 người bị mất việc.
Kết luận này mang nghĩa thực tế tác động đến con người nên nó thể hiện
quan hệ thực dụng
Câu hỏi 2:
Vai trò của cấu trúc:
Tiên đề 1: Thất nghiệp luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của chính
phủ
Tiên đề 2: Đóng cửa nhà máy Hazelwood sẽ làm 2.600 công nhân
bị thất nghiệp.
Kết luận: Chính phủ phải viện trợ cho Ford để tránh tình trạng thất
nghiệp.
◊ Giải thích: Chính phủ không muốn xảy ra tình trạng thất nghiệp, mà
nhà máy Hazelwood đóng cửa sẽ làm 2.600 công nhân thất nghiệp; nên
theo sự logic thì chính phủ phải viện trợ để Ford khỏi đóng cửa nhà máy.
Vai trò của ngữ nghĩa:


Tiên đề 1: Công ty Ford phải đóng cửa nhà máy vì bị thua lỗ 4 quý
liên tiếp.

Tiên đề 2: Nếu không đóng cửa nhà máy, công ty Ford khó duy trì
hoạt động kinh doanh hiện tại
Kết luận: Chính phủ Mỹ viện trợ để Ford giảm bớt khó khăn tài
chính và không đóng cửa nhà máy
 Giải thích: Chính phủ cần viện trợ để Ford không đóng cửa nhà
máy và công nhân không bị thất nghiệp mặc dù kết luận từ 2 tiên
đề không logic.
Vai trò của thực dụng:
Tiên đề 1: 2.600 công nhân sẽ mất việc khi Ford đóng cửa nhà
máy.
Tiên đề 2: Missouri sẽ phải giải quyết việc làm cho 2.600 công
nhân khi Ford đóng cửa nhà máy.
Kết luận: Chính phủ Mỹ viện trợ $500.000 cho Ford
◊ Quan hệ thực dụng là mối quan hệ gắn liền với sự tác động của từ ngữ
hoặc ký hiệu đến con người. Chính phủ tài trợ cho Ford để nhà máy
Hazelwwood tiếp tục hoạt động và có việc làm cho 2.600 công nhân.
Thành lập năm 1985 tại Mỹ, Enron nhanh chóng trở thành một công ty làm ăn
rất thành đạt và là tập đoàn năng lượng hùng mạnh nhất thế giới, hoạt động ở
hơn 40 quốc gia với tổng giá trị tài sản lên tới 111 tỷ USD vào năm 2000.
Ngày 16/10/2001, Enron thông báo thua lỗ 544 triệu USD và vốn cổ đông giảm
1,2 tỷ USD. Ngày 08/11/2001, Enron thừa nhận đã khai khống lợi nhuận sau
thuế liên túc trong suốt thời kỳ từ 1997-2000 lên 508 triệu USD. Ngày
02/12/2001, Enron buộc phải nộp đơn xin phá sản vì mất khả năng thanh toán.
Chính những vỡ lở này đã đẩy cổ phiếu của Enron từ đỉnh cao 90 USD vào
tháng 08/2000 xuống dưới 1 USD khi công ty tuyên bố phá sản sau đó chỉ hơn
1 năm.


NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG: VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN TRONG VỤ
ĐỔ VỠ CỦA ENRON

Những sai phạm về kế toán và kiểm toán
1. Lợi dụng kẽ hở của pháp luật, Enron đã lập ra các công ty con mà báo
cáo tài chính không phải hợp nhất trong báo cáo tài chính của Enron.
Các công ty con này (SPE – Special Purpose Entity – Doanh nghiệp
thành lập cho mục đích đặc biệt) sẽ gánh chịu thay Enron những khoản
lỗ trong đầu tư thông qua việc ký kết các hợp đồng phòng ngừa rủi ro
với các công ty con; hoặc Enron tạo ra các giao dịch mua bán tài sản ảo
với các công ty con để thổi phồng lợi nhuận của công ty. Mặt khác, phần
lớn tiền để các công ty con thực hiện các giao dich với Enron lại do các
công ty này đi vay ngân hàng với sự bảo lãnh của Enron, nghĩa là nếu
các công ty con này mất khả năng thanh toán thì số nợ đó Enron phải
gánh chịu.
2. Để thổi phồng lợi nhuận hiện tại, Enron đã ghi nhận trước tiền của các
dịch vụ cung cấp trong tương lại là doanh thu trong kỳ, đồng thời sử
dụng các hợp đồng trả sau để che dấu các khoản nợ. Bên cạnh đó, Enron
đánh giá lại các khoản đầu tư của mình theo nguyên tắc giá hợp lý
nhưng trên thực tế lại dựa trên những con số không đáng tin cậy để xác
định giá lợp lý nhằm thổi phồng tài sản và lợi nhuận hoặc che dấu lỗ của
công ty.
3. Với các thủ thuật trên thì giá cổ phiếu của Enron đã được đẩy lên cao.
Thêm vào đó, do công ty phát hành thêm các quyền chọn mua cổ phiếu
nên đã càng nâng cao giá cổ phiếu của công ty, kéo theo giá mua quyền
chọn cũng tăng lên không kém. Khi đó, việc mua bán cổ phiếu và quyền
chọn mua cổ phiếu đã đem lại những lợi nhuận khổng lồ cho những nhà
quản lý chủ chốt của Enron.
4. Sự sụp đổ của Enron đã gây ra ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội nói
chung và nghề nghiệp kiểm toán nói riêng, vì nó đã kéo theo sự sụp đổ
của Arthur Anderson, là một trong năm hãng kiểm toán hàng đầu thế



giới. Arthur Anderson đã kiểm toán Enron trong 16 năm, doanh thu năm
2000 của họ từ Enron là 52 triệu. Chính vì sự thiếu độc lập này đã dẫn
đến Arthur Anderson nhắm mắt làm ngơ trước những hành vi gian lận
của Enron. Ngoài ra, Arthur Anderson còn bị buộc tội do cố ý cản trở
công việc điều tra thông qua việc thiêu hủy hàng ngàn tài liệu của
Enron.
Bài học rút ra
1. Những gian lận kế toán của Enron thực hiện được là so một số yếu kém
trong chuẩn mực và chế độ kế toán vào thời điểm đó. Thứ nhất, do quy
định không rõ ràng về điều kiện đối với các công ty SPE cần hợp nhất
cáo cáo tài chính với công ty mẹ. Thứ hai, cho phép đánh giá các khoản
đầu tư theo giá trị hợp lý thay vì giá gốc mà không có những quy định
cụ thể và thống nhất nên đã tạo cơ hội cho Enron thổi phồng tài sản và
lợi nhuận cũng như che dấu thua lỗ của công ty.
2. Sai phạm của các nhà quản lý chủ chốt ở Enron chủ yếu bắt nguồn từ sự
yếu kém về quản lý và kiểm soát công ty. Hội đồng quản trị và ban kiểm
soát không thực hiện được chức năng giám sát của mình đối với ban
giám đốc. Các nhà quản lý cấp cao của tập đoàn đã vi phạm đạo đức
kinh doanh khi cho phép mình hưởng những khoản lương khổng lồ,
đồng thời đã gian lận khi lập báo cáo tài chính và gian lận cho mục đích
cá nhân.
3. Sự đổ vỡ của Enron đã thúc đẩy tăng cường các quy định pháp lý về tính
đọc lập của kiểm toán viên, đồng thời các tổ chức nghề nghiệp cũng đổi
mới các quy định về đạo đức nghề nghiệp. Ngoài ra, luật Saxbanes –
Oxley ban hành năm 2002 đã yêu cầu Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ
(SEC) phải thành lập tổ chức giám sát hoạt động kiểm toán độc lập
(PCAOB) và tăng cường hơn nữa vai trò của mình trong bảo vệ các nhà
đầu tư.





×