Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Khuynh hướng hướng vào đời sống thế sự và trở về với cái tôi cá nhân của thơ việt sau 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.3 KB, 19 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến
chóng Mĩ cứu nước, mở ra một thời kì mới trong lịch sửu dân tộc, đồng thời cũng
đưa tới một chặng đường mới của nền văn học Việt Nam. Đã tròn ba mươi năm kể
từ thời điểm lịch sử đó, nền văn học Việt Nam luôn đồng hành và gắn bó với vận
mệnh của dân tộc, đi qua những bước thăng trầm và thực sự đã tao ra những biến
đổi sâu sắc, toàn diện, làm nên diện mạo của một giai đoạn văn học mới. Những
biến đổi của nền văn học từ sau 1975 được thể hiện rất rõ ràng trong sự đổi mới
của các thể loại văn học, trong đó có thơ Việt Nam.
Trong nền văn học cách mạng giai đoạn 1945-1975, thơ là thể loại phát
triển phong phú và có nhiều thành tựu, tập trung khai thác những tình cảm cộng
đồng và cảm hứng sử thi của thời đại. Từ sau năm 1975, dù không có vị thế nổi
trội và vai trò tiên phong trong đời sống văn học như các thể loại văn xuôi, nhưng
thơ vẫn rất phong phú, đa dạng, có nhiều tìm tòi cách tân mạnh mẽ, đem đến một
giai đoạn mới trong tiến trình thơ Việt Nam.
Trong diện mạo rất đa dạng và sự vận động khá phức tạp của thơ giai đoạn
này, cũng có thể và cần phải chỉ ra một số xu hướng ít nhiều nổi rõ, có vai trò
đáng kể trong ba mươi năm thơ từ say 1975. Những xu hướng này có thể chỉ nổi
lên ở một chặng đường nhất định, có thể thu hút hoặc nhiều, hoặc ít nhà thơ và
công chúng, nhưng đều là những đường nét không thể thiếu để nhận diện được
diện mạo của một giai đoạn thơ.
Ở tiểu luận này, chúng tôi chỉ đi sâu vào tìm hiểu xu hướng: Hướng vào đời
sống thế sựu và trở về với cái tôi cá nhân trong sự phát triển của toàn bộ nền thơ
sau năm 1975 đến nay, để góp phần làm rõ thêm về sự đổi mới của thơ Việt Nam
giai đoạn này.

1


KHUYNH HƯỚNG HƯỚNG VÀO ĐỜI SỐNG THẾ SỰ VÀ TRỞ VỀ
VỚI CÁI TÔI CÁ NHÂN CỦA THƠ SAU 1975


Sự phong phú của một nền thơ có thể được thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau nhưng
trước hết, đó phải là nền thơ cho phép sự tồn tại của nhiều khuynh hướng nghệ thuật. Không chỉ thế,
từ phương diện chủ thể sáng tạo, một tác giả cũng có thể thử sức trên nhiều khuynh hướng nghệ thuật
khác nhau. Điều này không chỉ góp phần tạo nên tính đa dạng của đời sống thơ nói chung mà còn làm
nên tính đa dạng ngay trong bút pháp nghệ thuật của mỗi một cá nhân.
Nếu trong các giai đoạn trước, cảm hứng sử thi là cảm hứng chủ đạo trong thơ, thì thơ sau
1975 lại tiếp tục mạch cảm hứng sử thi, nhưng thiên về bi tráng và gắn với những trải nghiệm, kinh
nghiệm cá nhân. Mặc dù chiến tranh trôi qua chưa lâu nhưng nếu đặt nó trong tương quan với lịch sử
mấy nghìn năm của dân tộc dễ nhận thấy một thực tế: các nhà văn đã có một độ lùi cần thiết để nhìn
về cuộc chiến bằng cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn. Trước đây, hiện thực hiện lên trong tác phẩm
thường là hiện thực “nhìn thấy” thì trong thơ sau 1975, chiến tranh chủ yếu hiện lên trong ký ức. Với
một khoảng cách thẩm mỹ như thế, chiến tranh không chỉ được nhìn từ mặt trước mà còn được nhìn
từ phía sau với bao nỗi đau trĩu nặng, bao nhức nhối khó lành. Chất giọng xót xa, nỗi buồn được nói
nhiều trong thơ.

Đáng chú ý là trong khoảng gần ba mươi năm qua xuất hiện hai đợt sóng

trường ca. Đợt thứ nhất xuất hiện vào những năm cuối thập kỷ 70 đầu thập kỷ 80 và đợt thứ hai xuất
hiện vào những năm cuối thế kỷ XX. Sự xuất hiện của các tập trường ca cho thấy nhu cầu tổng kết về
chiến tranh và lịch sử trong thơ là một nhu cầu có thật. Từ điểm nhìn hiện tại, các nhà thơ phóng chiếu
cái nhìn sâu, xa về lịch sử đất nước – một lịch sử oai hùng nhưng cũng không ít đau thương và bất
hạnh. Ý thức nói nhiều hơn về bi kịch khiến cho các tập thơ này không rơi vào giọng điệu tụng ca dễ dãi
mà thể hiện chiều sâu ngẫm ngợi của nhà thơ về thế thái nhân tình trong sự chuyển động không ngừng
của lịch sử. Bên cạnh những cây bút thành danh ở thể loại trường ca như Thanh Thảo, Hữu Thỉnh,
Nguyễn Đức Mậu …là sự xuất hiện của Trần Anh Thái với Đổ bóng xuống mặt trời, Hoàng Trần Cương
với Trầm tích… Sự vạm vỡ, tính trường sức của thể loại được gắn kết với những trải nghiệm cá nhân và
những suy tư mang tính khái quát cao đã khiến cho thơ ca giai đoạn này có được những khúc ca giàu
tính nghệ thuật về số phận đất nước, nhân dân.
Bên cạnh cảm hứng sử thi về cuộc kháng chiến chống Mĩ và chiến thắng vĩ đại của dân tộc, thì
nhiều bài thơ, từ khoảng 1980 trở đi đã hướng vào đời sống thế sự và trở về với cái tôi cá nhân. Đ ây là

xu hướng nổi bật nhất trong thơ sau 1975.

2


Do đòi hỏi của hoàn cảnh lịch sử và thị hiếu công chúng, văn học sau 1975
có nhiều biến đổi. Để đáp ứng yêu cầu của thời đại, các nhà thơ thuộc nhiều thế
hệ đã nổ lực tìm kiếm, thể nghiệm để mở rộng và tăng cường khả năng chiếm lĩnh
đời sống sáng tạo nghệ thuật của thơ. Những tìm tòi của từng nhà thơ có thể rất
khác nhau nhưng nhìn trên tổng thể cả nền thơ thì thấy nổi lên khuynh hướng
hướng vào đời sống thế sự và trở về với cái tôi cá nhân.
Thơ kháng chiến cũng đề cao, phản ánh hiện thực nhưng hiện thực lúc đó là
hiện thực cách mạng, đó là hiện thực được lựa chọn có lợi cho chính trị. Nay hiện
thực được phản ánh không chỉ ở bề mặt mà ở cả bề sâu, bề sâu, bề xa, ở cả những
góc khuất tối như là nó vốn có, đang có:
Thơ là đau thương thơ là hạnh phúc
Tôi đi qua tuổi học trò
Nói năng khuôn phép
Thời chống Mỹ, thi sĩ xuất hiện với tư thế đầy tự tin, tư thế của người chiến
thắng
Không có sách chúng tôi làm ra sách
Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình
(Hữu Thỉnh)
Chiến tranh đã đi qua, sau niềm vui ngây ngất của chiến thắng, hòa bình,
con người trở về với đời thường, phải đối diện với bao khó khăn, phức tạp bộn bề
và cả những ngang trái, bất công ngày càng nặng nề. Cái mặt trận mới không có
tiếng súng nhưng không hề kém phần gay gắt, dữ dội, là một thử thách không hề
dễ dàng với nhân cách và bản lĩnh mỗi người. Nhiều bài thơ, từ khoảng 1980 trở
3



đi, đã không ngần ngại đối diện và phơi bày tình trạng xã hội và trạng thái nhân
thế với nhiều mặt trái vốn trước đó thường bị che khuất.
Khi đất nước bị quân thù giày xéo, người lính ra đi với một lòng yêu nước,
ý thức trách nhiệm với Tổ quốc, niềm say mê chiến đấu và một tâm hồn trong
sáng, lạc quan thì giờ đây người lính trở về sau mười năm chiến tranh với những
lo toan, với những khát vọng về hạnh phúc và cả những trăn trở lựa chọn về cách
sống. Người lính gặp cơn mưa ngoài trời và cả trong căn nhà mái dột lỗ chỗ:
“Chỗ nằm chỉ còn đủ độ dài hai chiếc cột, chiều rộng bằng khuôn chiếc tăng”,
những lỗ thủng ấy cũng là những viên đạn mà hôm nay người lính phải hứng chịu:
Những sợi nắng xuyên qua nhà mình
Thành những mũi tên
Thành những viên đạn
Băn tiếp vào anh không gì che chắn
Phải nhận tất cả,
Vẫn anh
( Ngày hòa bình đầu tiên – Phùng Khắc Bắc)
Nguyễn Duy khi Nhìn từ xa… Tổ quốc, đau xót và thẳng thắng chỉ ra
những nghịch cảnh của đất nước trong thời kì khủng hoảng trầm trọng sau chiến
tranh:
Xứ sở phì nhiêu sao thật lắm ăn mày

Xứ sở từ bi sao thật lắm thứ ma
4


Ma quái – ma cô – ma tà – ma mãnh…
Quỷ nhập tràng xiêu vẹo những hình hài

Xứ sở thông minh

Sao thật lắm trẻ con thất học
Lắm ngôi trường xơ xác đến tang thương
Tuổi thơ oằn vai mồ hôi nước mắt
Tuổi thơ còng lưng xuống chiếc bơm xe đạp
Tuổi thơ bay như lá ngã tư đường.
Vào những năm 80 của thế kỉ XX, đất nước rơi vào cuộc khủng hoảng kinh
tế xã hội ngày càng nặng nề, thực trạng xã hội bộc lộ nhiều mặt trái, nhiều vấn đề
bức xúc. Bằng cái nhìn tỉnh táo và ý thức trách nhiệm, thơ đã không né tránh
những sự thực đau lòng, những bất công ngang trái và cả những trì trệ ngủ yên
trong lối mòn tự mãn. Sự tự vấn, tự thú, thức tỉnh trở thành một xu hướng ở nhiều
bài thơ, khi nhà thơ đối diện với hiện thực bằng tinh thần nhìn thẳng vào sự thật,
nói rõ sự thật, nhất là khi không khí dân chủ đã được mở ra cùng với công cuộc
đổi mới. Chế Lan Viên xót xa nhìn lại mình và thơ mình ở giai đoạn trước:
Đã lâu tôi không nghe hồn lau gọi nữa
Xa tiếng gió xạc xào
Xa mùi bùn, mùi trâu, rơm rạ…
Chỉ nghe danh vọng ầm ào

5


Vinh quang xí xố
Hoa Lư ở đâu?
Hoa Lau ở đâu?
Hồn Lau ở đâu?
Hồn ta ở đâu?
(Cờ lau Đinh Bộ Lĩnh)
Cảm hứng hào hùng và bi tráng khi nói về đất nước, nhân dân, về thế hệ trẻ
trong chiến tranh đã nhường chỗ dần cho những cảm xúc đượm buồn, nỗi xót xa
hay sự hoài nghi. Nỗi xót xa của hai vầng trăng chẳng thể nào đến được sự viên

mãn tròn đầy:
Ơi vầng trăng theo con nước đầy vơi
Trăng say đắm dào trên cỏ ướt
Trăng đầu tháng như đời anh chẳng thể nào khác được
Trăng cuối tháng như đời anh hao khuyết
Em đã khóc
Nhưng làm sao tới được
Bến bờ anh tim dội sóng không cùng
(Hai nửa vầng trăng – Hoàng Hữu)
Tố Hữu, nhà thơ cách mạng từng cất cao tiếng hát hào sảng trong dàn đồng ca thơ thời chống
Mỹ, nay cũng muốn trở về với tiếng nói tâm tình hướng nội, với sự chiêm nghiệm về thế sự, nhân tình:
Mới bình minh đó đã hoàng hôn
6


Đang nụ cười tươi, bỗng lệ tuôn
Đời thường sớm nắng chiều mưa vậy
Khuấy động lòng ta biết mấy buồn
(Một tiếng đờn)

Nỗi đau, nỗi lo trước tình trạng tha hóa, nghèo nàn của đời sống con người
trong xã hội tiêu dùng, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường là sự xa
xút về đời sống tâm hồn, thiếu vắng tâm hồn, lãng quên quá khứ cội nguồn, mất
bản sắc dân tộc cũng được phản ánh trong thơ giai đoạn này:
Chả còn ai yêu vầng trăng và hương lúa ngoài đồng
Yêu bà Tiên hay đám mây trên lầu Hoàng Hạc
Giờ là thế giới của xe cúp, ti-vi, phim màu ngũ sắc
Của quyền lực, tuổi tên, đốp chát
Vị trí nhà thơ như rác đổ thùng!
Chả ai nhớ bà mẹ cắm chông bạc tóc

Nhớ một cô gái chèo đò vượt lửa qua sông
(Thời thượng – Chế Lan Viên)
Sự thật là đời sống hôm nay có nhiều lệch chuẩn, xa rời quỹ đạo đạo đức
truyền thống, nhiều nhà thơ tỏ ra hoang mang, lo lắng trước thực tại. Các nhà thơ
hôm nay nhìn rõ bao nhiêu nghịch lý trớ trêu đang được phơi bày như trong thơ
Hữu Thỉnh, Nguyễn Trọng Tạo:
Có cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi
Có con người sống mà như qua đời
(Đồng dao cho người lớn – Nguyễn Trọng Tạo)
Họ tỏ ra mệt mỏi chán chường trước sự xô bồ phức tạp của cuộc sống đô

7


thị hiện đại. Các nhà thơ còn cảm nhận một cách sâu sắc nguy cơ hủy diệt của
chính con người:
Nhưng đời tôi phải chăng đã gặp những lọc lừa
Nên tôi sợ và tôi nghi ngờ
(Ám ảnh – Nguyễn Quang Thiều)
Có thể thấy, những năm đầu thập kỷ 80, thơ ở giai đoạn chuyển giọng: nhà thơ nói nhiều
hơn về nỗi buồn nhân sinh, về những cảm nhận của cái tôi trước một thực tại khắc nghiệt. Nếu như
trước đây, các nhà thơ dường như e ngại nói về nỗi buồn thì trong thơ sau 1975, nhiều nhà thơ công
khai bày tỏ nỗi buồn. Đó không hẳn là nỗi buồn kiểu Thơ Mới mà là nỗi buồn gắn chặt với một thực tại
mới, một cảm quan nghệ thuật mới. Có nỗi buồn về thần tượng bị gẫy đổ, ảo tưởng bị tan vỡ khi nhận
ra “Chúa chỉ bằng đất đá” (Nguyễn Trọng Tạo), có nỗi buồn vì cuộc sống mưu sinh làm cho con người
chỉ chú ý chuyện tồn tại mà “xa dần truyện bớt dần thơ” (Nguyễn Duy) và cũng có cả những trắc ẩn về
riêng tư, đôi lứa.
Chất giọng tự thú, tự bạch trở thành gam giọng phổ biến. Cắt nghĩa về thực trạng này có thể
nhìn từ hai phía: thứ nhất, đó là nỗi buồn xuất phát từ thời thế, sự khủng hoảng về niềm tin, sự bất an
trước thời cuộc; thứ hai, trong nền kinh tế thị trường, quan hệ người trở nên lỏng lẻo, con người sống

trong nhiều mối quan hệ hơn nhưng cũng cô đơn hơn. Chính vì thế, đối với nhiều nhà thơ, chặng
đường thơ sau 1975 là hành trình tìm lại chính mình, nhà thơ hiện ra như “Người đi tìm mặt” (Hoàng
Hưng):
Đêm xuống rồi
Ta lẻn
Đi tìm mặt mình
Đi tìm mặt mình đi tìm mặt mình đi tìm mặt mình
Cảm hứng trở về với cái tôi cá nhân bắt đầu từ ý thức bi kịch đánh mất cá tính, sự ăn năn, xám
hối, tự phán xét mình với tinh thần phân tích, mổ xẻ và định giá một cách sòng phẳng. Chế Lan Viên trở
lại với câu hỏi day dứt: Ta là ai? Cái câu hỏi mà một thời tưởng chừng như nhà thơ đã rủ bỏ được nó.

8


Nhà thơ đã bộc lộ những phía bị khuất lấp bấy lâu nay của khuôn mặt bên trong của mình:
Anh là tháp Bay-on bốn mặt
Giấu đi ba, còn lại đấy là anh
Chỉ mặt đó mà nghìn trò cười khóc
Làm đau ba mặt kia trong cõi ẩn hình
(Tháp Bay-on bốn mặt)
Có người nhìn tháp Bay- on chỉ thấy đó là ngọn tháp, một công trình kiến trúc nhưng bằng giác
quan căng mở với sự cảm nhận vi tế của thi sĩ, Chế Lan Viên đã thấy ở đó là cả một không gian mang
tâm trạng buồn đau, bế tắc. Tác giả thấy ở đất nước Chiêm Thành, hình ảnh của những tháp Chàm đổ
nát, mỗi một mặt lại mang những tâm trạng, cảm xúc khác nhau và nhà thơ thấy mình trong đó. Nhà
văn là người thư kí trung thành của thời đại, trái đất nứt làm đôi vết nứt đi qua trái tim người nghệ sĩ
và khi đến với bạn đọc thì đã dính máu.
Không chỉ những nhà thơ lớn tuổi mà ngay cả những nhà thơ trẻ tuổi cũng cảm nhận đang tự
đánh mất mình, đó là nhu cầu của thời đại, Nguyễn Thế Hoàng Linh viết rằng:
Tôi chưa từng đi tìm lại
nên chẳng ai tìm thấy tôi

nó phải trong bóng tối
tôi đã hóa điên rồ...
Họ cũng đau khổ một thời như thơ của Trương Nam Hương:
Có một thời nỗi đau ta phải giấu
Trang báo ta cầm chỉ tìm đọc những niềm vui
Các nhà thơ trẻ hiện nay là những người khác xa với thế hệ đàn anh. Họ trẻ tuổi và trẻ trung
trong trong ý nghĩ, trong quan niệm và sáng tạo nghệ thuật. Họ táo bạo và bản lĩnh, thậm chí là liều
lĩnh. Khát vọng tìm đường của họ vô cùng mãnh liệt vì họ muốn được khẳng định bản ngã của mình.
Lúc nào trong họ cũng cháy rực ngọn lửa đam mê. Tất cả họ đều đánh cuộc với tương lai, dám trèo qua
9


những bức tường thành kiên cố để làm những điều họ muốn.
Nguyễn Hữu Hồng Minh đã có lần khắc họa bức chân dung của mình - một nhà thơ trẻ:
Kẻ khai mở những phiêu lưu mạo hiểm
Kẻ tìm kiếm niềm vui không hạn giới
... Kẻ phản kháng và tìm đến những chân trời
... Kẻ tìm kiếm một đoạn tuyệt trong thực tại
Kẻ tới hơi sớm tương lai
Cùng với Phùng Khắc Bắc, Nguyễn Vĩnh Tiến, Chế Lan Viên và nhiều nhà thơ khác, Nguyễn Duy
cũng là một trong những nhà thơ kiên trì và thủy chung với định hướng đã chọn, đưa thơ về với cuộc
đời giữa muôn cái xô bồ, hỗn tạp, bụi bặm mà vẫn không đánh mất mình:
Đừng chê anh khoái bụi đời
Bụi dân sinh ấy bụi đời đấy em
Xin nghe anh nói cực nghiêm
Linh hồn cát bụi ở miền trong veo
(Cơm bụi ca)
Từ ý thức về sự tự đánh mất mình, các nhà thơ thể hiện sự khao khát tìm lại gương mặt chính
mình. Cho nên, sự trở về với cái tôi là tất yếu sau một thời gian dài. Cái tôi trong chặng đường đầu đổi
mới là cái tôi nhập thế, nghĩa là cái tôi thiên về những nhậ thức, suy tư, trải nghiệm. Cái tôi như điểm

tựa để nhìn về cõi nhân sinh đầy rẫy những phức tạp. Nó dũng cảm nhìn đời, nhìn mình bằng con mắt
tỉnh táo, dám từ chối cái nhìn ve vuốt về mình, thậm chí là cười nhạo mình.
Bằng cái nhìn tỉnh táo và ý thức trách nhiệm, thơ đã không né tránh những sự thật đau lòng,
những bất công ngang trái và cả những trì trệ ngủ yên trong lối mòn tự mãn. Sự tự vấn, tự thú, thức
tỉnh trở thành một xu hướng ở nhiều bài thơ, khi nhà thơ đối diện với hiện thực bằng tinh thần nhìn
thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, nhất là khi không khí dân chủ đã được mở ra cùng với công cuộc đổi
mới. Trương Nam Hương “Tạ lỗi cánh đồng”:

10


Tôi ăn bao hạt mồ hôi
Mà sao thơ chẳng mặn mòi bao nhiêu
Cứ như nước ốc ao bèo
Thơ tôi ngại nói cái điều mẹ mong
Cái tôi thiên hướng đầu sâu vào bản thể mình, được thành thật với chính mình trở thành nhu
cầu mong muốn khẩn khiết, nhà thơ Hà Phương khẳng định:
Tôi không thể đứng trong dàn đồng ca
Hào hứng, buồn vui trong bàn tay nhạc trưởng
(Tôi không đồng ca)
Hướng vào đời sống thế sự và chiêm nghiệm về nhân sinh, phần lớn các nhà thơ đều đã mất đi
cái cảm giác bình yên mà thay vào đấy là nỗi âu lo, nỗi buồn nhân thế. Mối quan hệ giữa người với
người, giữa cá nhân và xã hội trong một hoàn cảnh mới đã đổi khác rất nhiều so với thời chiến tranh.
Khi ý thức cá nhân được trỗi dậy mạnh mẽ thì cũng là lúc các quan hệ cộng đồng trở nên lỏng lẻo, phai
nhạt. Nguyễn Trọng Tạo không còn che giấu cái tôi bản thể trong Tự họa:

vẽ tôi mực rượu giấy trời
nửa say nửa tỉnh nửa cười nửa đau
vẽ tôi thơ viết nửa câu
nửa câu ma quỷ đêm sâu gọi về

....
vẽ tôi mua nắng béo gầy
thu đông xuân hạ tháng ngày nhớ quên
Cái tôi xuất hiện trong tư thế một mình, cô đơn, trống vắng chứ không vui mừng, hân hoan như
trước kia. Bây giờ ý thức mình như một cá thể độc lập khiến nó tách riêng ra. Có thể nói, chưa bao giờ
tâm trạng cá nhân, sự buồn bã, cô đơn, vô vọng được phơi bày một cách công khai và thành thực như
thế.

11


Cô đơn dường như thành cảm giác thường trực trong thơ, ngay cả trong thi đề tình yêu . Các
nhà thơ nữ như Xuân Quỳnh, Ý Nhi, Lâm Thị Mỹ Dạ, Dư Thị Hoàn… là những người nhạy cảm hơn cả với
khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường, với cả những lo âu, cô đơn trên hành trình dài đi kiếm tìm
hạnh phúc:
Em lo âu trước xa tắp đời mình
Trái tim đập bao điều không thể nói
Trái tim đập cồn cào cơn đói
(Xuân Quỳnh)
Xuân Quỳnh ngay từ khi đến với thơ đã bộc lộ rõ cá tính tâm hồn mình: vừa sôi nổi, vừa tha
thiết, chân thành. Thơ Xuân Quỳnh, nhất là từ sau 1975, là tự bạch của một tâm hồn luôn khao khát
hạnh phúc đời thường. Xuân Quỳnh cứ phơi trải những đam mê, những lo âu, niềm vui và nỗi buồn
trong đời sống thường nhật của một người phụ nữ lên những trang thơ. Chính vì thế mà thơ của chị lại
nhận được rất nhiều sựu đồng cảm, chia sẻ của bạn đọc, nhất là bạn đọc cùng giới. Khao khát tình yêu,
hạnh phúc, lại cũng hiểu rằng những điều đó đâu là vĩnh viễn: Hôm nay yêu mai có thể xa rồi. Nhưng
chính vì thế mà niềm khao khát ấy lại càng da diết và thành thực, xen lẫn sự lo âu về những đổi thay
biến suy của đời người và lòng người:
Lời yêu mỏng manh như làn khói
Ai biết tình anh có đổi thay?
(Hoa cỏ may)

Trái tim người phụ nữ ấy muốn được thành thực với mình, thành thực là mình:
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời thường ai chẳng có
Vẫn ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa
Nhưng đã biết yêu anh cả khi chết đi rồi
(Tự hát)
Tình yêu vốn là tình cảm riêng tư thể hiện rõ nhất tính chất đời tư của con người. Nếu thời buổi

12


đầu, tình yêu đôi lứa phải đặt ngang hàng với tình yêu đất nước, thì sau đổi mới tình yêu đôi lứa lại
được lên ngôi, được tôn vinh để đáp ứng nhu cầu người đọc. Đoàn Thị Lam Luyến nói rằng:
Tình yêu từ bao giờ
đâu có gì là mới
mới mẻ là do chúng ta thôi
Thơ ca sau đổi mới tập trung khai thác tình yêu ở nhiều khía cạnh: hạnh phúc - khổ đau, lý
tưởng - đời thường, được - mất... Nhưng có lẽ chiếm nhiều nhất là tình yêu nói về những nghịch lý, éo
le. Mô - tip tan vỡ, lỡ dở, chia tay luôn xuất hiện nhiều mà rất hiếm những hình ảnh tròn đầy, viên mãn,
càng hiếm gặp những tình yêu theo lý tưởng. Thơ của các nhà thơ nữ, từ xưa là Hồ Xuân Hương cho
đến Đoàn Thị Lam Luyến, Lâm Thị Mỹ Dạ, Xuân Quỳnh... đều ý thức sâu xa về tình yêu với những bất
hạnh của mình. Càng trải nghiệm, càng thấu hiểu quy luật của cuộc sống, họ ý thức phải trân trọng
những gì mình đang có: cái đang có có thể mất đi dễ dàng, cái mong muốn có thể không bao giờ đạt
được:
Trái tim lơ lửng màu trăng bạc
mang trong mình chi chít vết thương
trong tim vết sẹo có làng được không
(Ngô Thị Mây)
Đoàn Thị Lam Luyến thì:
Tình yêu một mất mười ngờ

Xui cho hai đứa lỡ làng gặp nhau
......
Tình yêu một mất mười chờ
Khiến chi hai đứa bến bờ trông nhau
Lâm Thị Mỹ Dạ viết Tặng nỗi buồn riêng:
Em chết trong nỗi buồn
Chết như trong giọt sương
13


...
Em chết trong nỗi buồn
Chết lặng thầm âm ỉ đớn đau
Trời cho em nụ cười thật tươi
Ai biết sau nụ cười
Giọt nước mắt về đâu!?
Dư Thị Hoàn lại rất quyết liệt trong trận chiến tình yêu, chấp nhậ đối đầu thay cho đối thoại
trong tình yêu với Tan vỡ:
Tất cả rồi dễ qua đi, qua đi
Chúng mình sẽ thành chồng vợ
Nếu không có một lần
Một lần như đêm nay
Sau phút giây
Êm đềm trên ghế đá
Anh không cài lại khuy áo ngực cho em
Với thế hệ các nhà thơ trẻ xuất hiện cuối những năm 90, ý thức cá nhân càng được đề cao và
mài sắc. Vi Thùy Linh thích sự “cô đơn”. Chị vẽ ra trên khung giấy hình ảnh một nhà thơ độc mã trên
con đường sáng tạo; thế nhưng chị cũng thường xuyên ca tụng sự hoà hợp của tâm hồn, của thể xác theo cách mà nỗi cô đơn sẽ trở thành thù địch với nó.Vi Thùy Linh “dám mới”, thậm chí sốt sắng cải tạo
tinh thần của thi ca. Dường như chị không viết cái gì khác mình. Chị sống bằng chính con người thật của
mình trên trang giấy.


Cái tôi trong thơ Vi Thùy Linh là cái tôi cá nhân với nhiều sắc thái. Khẳng định cái
tôi, Vi Thùy Linh muốn khẳng định giá trị của bản thân. Một cái tôi cá nhân đặc thù, không
giống ai, không thể nhầm lẫn với bất cứ người nào, Vi Thùy Linh khẳng định như một
tuyên ngôn:

14


Tôi là tôi
Một bản thể đầy mâu thuẫn
Tôi đã nhìn mình trong gương cả khi khóc khi cười
Bất cứ lúc nào, trên sân khấu cuộc đời
Tôi vẫn là một diễn viên tồi
Bởi vì tôi không bao giờ hóa trang để nhập vai kẻ khác
(Tôi)
Đó cũng là cái tôi tự do, tự lập không chấp nhận sự gò bó, áp đặt:
Cha mẹ định quàng dây cương vào tôi
“Hãy để tự con đi!”
Độc mã
Quyết làm những gì mình muốn
(Tôi)
Vi Thùy Linh quan niệm: “Viết thơ làm văn phải có “cảm xúc và tư chất”, vì nhờ
chúng mà mỗi người có cái giọng riêng”. Nhân vật “tôi” rất nhạy cảm và ý thức giá trị
nghề nghiệp như một phần làm nên giá trị của bản thân:
- Tôi không bán chữ.
Tôi làm thơ
- Cô sống bằng gì?
- Viết báo.
- Tôi chẳng viết nổi một dòng thơ

Quên đi
Đếm tiền sướng hơn chứ!
- Tôi làm thơ để giải tỏa những mong đợi
Con người tôi nếu trừ thơ, không còn là tôi nữa
(Nhà thơ và những đối thoại)
Thơ Vi Thùy Linh cũng nổi bật với đề tài tình yêu. Tình yêu trong thơ Vi Thùy Linh là kiểu tình
yêu không vụ lợi, không theo sắc màu “thị trường”. Đó là tiếng lòng của một cô gái đang yêu mãnh liệt
và khao khát dâng hiến đến tận cùng:
Anh yêu của em

15


Em yêu anh cuồng điên
Yêu đến tan cả em
Ào tung kí ức
(Người dệt tầm gai)
Giống như một Thị Mầu hiện đại, cô sẵn sàng phơi trần những khao khát đam mê, khong cần
chùm hoa nào nói hộ tình yêu, cô ngang nhiên phơi trải lòng mình mà không sợ bị người đời chê cười.
Thậm chí đó là một tình yêu mang đậm tính dục. Vi Thùy Linh công khai, thản nhiên đưa cả nỗi “thèm
chồng” trên mặt giấy. Vi Thùy Linh cho đó là biểu hiện của tình yêu trọn vẹn, là phương thức hóa giảu
tỏa sự cô đơn luôn chực chờ trong tâm trạn nhân vật trữ tình:
Em muốn ngủ bên anh như rễ cây trong đất...
... Đất của em ơi!
Hàng triệu tú cầu đêm trườn qua những ngón mềm khi
chúng mình gắn nhau bằng hơi thở
Những ngón mềm trườn trên thân thể
(Một mình tháng tư)
Có thể thấy, các nhà thơ sau đổi mới đều có khát vọng cách tân thơ đầy táo bạo, được thể hiện
rõ nét trên con đường thơ của họ. Ngoài ra, văn học giai đoạn này còn thể hiện một xu hướng nữa: Đó

là đi sâu vào những vùng mờ của tâm linh, vô thức và đưa thơ theo hướng tượng trưng, siêu thực. Về
thực chất, đây là sự phát triển sâu hơn của khuynh hướng thứ hai. Đi sâu vào vũ trụ người, khám phá
chiều sâu không cùng của nó bao giờ cũng là một thách thức đối với nghệ sĩ. Nỗ lực đào sâu vào cái tôi
ẩn giấu, cố gắng phát hiện chiều sâu tâm linh của con người là nét nổi bật của xu hướng này.
Sự khác biệt giữa khuynh hướng này và khuynh hướng thứ hai chủ yếu nằm ở cấp độ và cách
khai thác sự đa chiều của cái tôi. Nếu như xu hướng thứ hai chủ yếu tìm hiểu bản thể cái tôi trong các
quan hệ đời sống, sự tương tác giữa cá nhân với hoàn cảnh thì ở xu hướng thứ ba này, các nhà thơ tập
trung tìm hiểu cấu trúc cái tôi trong quan hệ với chính nó. Tại đây, tính “tự động tâm lý” đậm màu siêu
thực và sự “ú ớ” trong cảm thức nghệ thuật được đề cao. Muốn thế, nhà thơ, theo cách nói của Đặng

16


Đình Hưng, phải “nhập - thấy”. Trong trường hợp ấy, thơ là hình ảnh nội tâm về thế giới nội tâm, là ý
thức chống lại các quy tắc có sẵn trong thơ, là sự khước từ sự có mặt của tư duy duy lý trong nghệ
thuật. Về thực chất, các cây bút đi theo hướng này muốn trình loài người hình ảnh về con người tâm
linh. Đây là một đoạn thơ của Đặng Đình Hưng trong Ô mai:
Cơn thể njiệm đầy triển vọng hoàn thành, thì một hôm (có lẽ tại thời tiết, jở jời) bỗng phát sinh
một số biến chứng, biến chứng từ trong ra. Hôm ấy trời se se- mùa chuyển, anh lại thấy người gai gai
khó nói- như man mác- như mây trôi- lại như trống trải cô li- như tiếng gọi mùa:
xuân hạ thu đông
đi jiữa mùa em jó lộng
thu cùng
đi jiữa mùa xuân
jó lạnh xuân mùa
thay áo
mùa sương em
sương ngượng
ngỡ ngàng
ngấp nghé

Đoạn thơ trên đây không tuân thủ cấu trúc cú pháp thông thường, sự thay đổi tâm trạng được
hình dung như một biến chứng bất thường, kiểu ký tự của tác giả cũng khác so với từ ngữ quen dùng
(jiữa, jó…)… Xu hướng này có thể tìm thấy trong thơ của Hoàng Hưng, một số thi phẩm của Hoàng Cầm,
Lê Đạt, Dương Tường…
Tất nhiên không phải nhà thơ nào chủ trương phải đi sâu vào con người tâm linh và đề cao lối
viết tự động, tìm mọi cách đưa ngôn ngữ thơ ca khỏi phạm trù tiêu dùng cũng đều đều “ú ớ” và tắc tị
như có người lên tiếng phủ nhận. Một số câu thơ của họ khá hay nhưng xu hướng này rất dễ rơi vào bế
tắc như trước đây Xuân thu nhã tập từng một lần thất bại. Tất nhiên, trên quan điểm lịch sử, đây là
những cách tân cần được tôn trọng vì có những thứ cực đoan còn có ý nghĩa hơn rất nhiều những cái
17


“đung đúng”, chừng mực đúng nhưng vô hồn và nhàm chán.
Ở nửa đầu thập niên 90, những tìm tòi cách tân này đã tạo ra sự phản ứng rất khác nhau trong
giới sáng tác và công chúng, có cả những cuộc tranh luận gay gắt. Nhưng dù thế nào thì cũng phải thấy
tác động tích cực của những hướng tìm tòi này: nó đưa đến những quan niệm mới về thơ, cùng những
khuynh hướng mới, kích thích sự tìm tòi, thể nghiệm của nhiều nhà thơ, đặc biệt là của thế hệ xuất
hiện từ thời kỳ đổi mới.

KẾT LUẬN
Với xu hướng tập trung vào đời sống riêng tư, đào xới đến tận cùng bản thể con người, cái tôi
cá nhân được khai thác ở mọi bình diện, tầng bậc, trong mọi mối quan hệ. Nhà thơ như là kẻ tự đi tìm
gương mặt bên trong của chính mình với niềm khao khát nhận biết, khám phá thế giới tâm linh, vô
thức đầy bí ẩn ở mỗi con người.

Nhìn chung, chính ở xu hướng trở về với đời sống thế sự và trở về với cái
tôi cá nhân, thơ sau 1975 đã khẳng định được vị trí của nó trong đời sống tinh
thần của xã hội và đã có được những gương mặt thơ, những bài thơ lưu giữ được
trong tâm trí của công chúng. Một số nhà thơ kiên trì và thủy chung với định
hướng đã chọn, đưa thơ về với cuộc đời giữa muôn cái xô bồ, hỗn tạp, bụi bặm

18


mà vẫn không đánh mất mình.
Khi yếu tố sử thi nhạt dần, cái tôi trữ tình thiếu đi chất tráng ca, nhưng bù lại nó đã tìm thấy
tiếng nói khác đầy ắp tâm trạng, nỗi trăn trở, sự day dứt, lo âu đầy trách nhiệm về chiến tranh vệ quốc,
về hy sinh, mất mát, về nhu cầu, khát vọng của con người. Văn học hé mở khát vọng bức thiết, đòi hỏi
quan tâm đến mỗi số phận cá nhân. Mối quan tâm cộng đồng đã nhường chỗ cho số phận cá nhân. Đó
chính là cơ sở để thức tỉnh ý thức cá nhân và tinh thần nhân bản sẽ trở thành nền tảng tư tưởng và
cảm hứng chủ đạo bao trùm của nền văn học sau năm 1975.

19



×