Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Truyện ngắn "Bóng đè" dưới góc nhìn phân tâm học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.95 KB, 21 trang )

TRUYỆN NGẮN “BÓNG ĐÈ” DƯỚI GÓC ĐỘ PHÂN TÂM HỌC
MỞ BÀI
1. Lý do chọn đề tài
Từ sau thời kỳ đổi mới cùng với sự khẳng định, sự vững vàng, chín chắn của
những cây bút lớp trước như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Quang Sáng, Xuân
Thiều… là sự xuất hiện của hàng loạt các cây bút trẻ, đầy triển vọng, với những
phong cách hết sức độc đáo và đa dạng : Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Lý
Lan, Phan Thị Vàng Anh… và gần đây, “hiện tượng” Đỗ Hoàng Diệu được dư luận
hết sức quan tâm, chú ý. Hầu hết truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu viết về nhân vật
chính là người phụ nữ, những người phụ nữ có đời sống nhục cảm hết sức mãnh
liệt, mạnh mẽ, thậm chí sống theo bản năng, tuân theo tiếng gọi của tình cảm, con
tim. Đề cập đến vấn đề hết sức nhạy cảm, tế nhị là những khát vọng nhục cảm của
người phụ nữ và với cách viết thẳng thắn, táo bạo nói như Đoàn Hương là cách viết
“lên đồng”, truyện ngắn của chị đã có những ý kiến khen – chê, ca ngợi – phê phán
rất khác nhau. Người khen thì khen hết lời, người chê thì chê đến không còn nể
nang.
Nhiều người không thích "Bóng đè" nhưng số người thích nó vẫn đông hơn.
Và dù thích hay không thích thì người ta không thể phủ nhận được ấn tượng mà
"Bóng đè" để lại. Lâu lắm mới có một truyện ngắn đặc sắc như vậy. Cũng như rất
nhiều độc giả yêu thích văn học nói chung và thích khám phá những hiện tượng
văn học mới mẻ nói riêng, từ khi tiếp xúc và tìm hiểu truyện ngắn của Đỗ Hoàng
Diệu bản thân tôi thấy rất quan tâm. Mặc dù, là hiện tượng văn học gây nhiều tranh
luận, nhưng qua tìm hiểu, nghiên cứu nghiêm túc truyện ngắn của chị tôi thấy đây
vẫn còn là vấn đề hết sức mới mẻ. Những bài phê bình tác phẩm của chị chưa thật
sự sâu sắc và quy mô. Hầu hết chỉ mới dừng lại ở các nhận xét, đánh giá ngắn trên
các báo, tạp chí, các diễn đàn văn học…Vì vậy, qua bài tiểu luận này tôi muốn hệ
1


thống lại và đóng góp thêm những ý kiến về truyện ngắn “ bóng đè” Đỗ Hoàng
Diệu để có cái nhìn toàn diện, thấu đáo hơn về truyện ngắn ngắn của một cây bút,


một nhà văn nữ trẻ trong nền văn học đương đại đặc biệt là dưới góc độ Phân tâm
học - một học thuyết không mới nhưng cũng chưa phải là cũ. Đỗ Hoàng Diệu “hiện
đại - mới mẻ” ở việc vận dụng những lý thuyết của Phân tâm học như thế nào?
“Bóng đè” ý nghĩa thực và giá trị của nó nằm ở đâu?
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Truyện ngắn “Bóng đè” là một tác phẩm mới trên văn đàn, tuy nhiên nó dành
được rất nhiều sự quan tâm từ dư luận cũng như các phóng viên, các nhà nghiên
cứu. Bàn luận về tác phẩm “Bóng đè” có nhiều ý kiến khác nhau và gây nhiều tranh
cãi. Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên cho rằng: “Những phản ứng nhiều
chiều cho thấy Bóng đè quả thực là một hiện tượng văn học thách thức cảm nhận
và đánh giá của giới trong nghề, và của giới độc giả rộng rãi. Vì tư tưởng của tác
phẩm, vì cách viết của tác giả. Truyện ngắn Đỗ Hoàng Diệu gần như chủ yếu viết
về phụ nữ và dục tính. Phụ nữ trong quan hệ với dục tính, nhưng quan trọng hơn,
phụ nữ và dục tính trong quan hệ với xã hội và lịch sử. Ở đây, có phần nào màu
sắc nữ quyền. Tuy nhiên, chị dùng người nữ và chuyện dục tính như một bộ mã để
gửi đi một thông điệp của mình cho cuộc sống này.”. Khác với nhà phê bình văn
học Phạm Xuân Nguyên, dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng không đánh giá cao tác
phẩm Bóng đè: “Tôi không thích cách hành văn của Đỗ Hoàng Diệu. Văn chương
được tôi đánh giá cao phải là văn chương giản dị, dứt khoát, trực tiếp. Qua Đỗ
Hoàng Diệu, tôi thấy người viết văn Việt Nam vẫn bị ràng buộc bởi những mặc
cảm về quá khứ, mặc cảm nhược tiểu. Tôi mong được đọc những nhà văn mới, viết
với một phong thái hào sảng.”. Còn rất nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh truyện
ngắn “Bóng đè”, bài tiểu luận này xin tập trung tìm hiểu, làm rõ “Truyện ngắn
Bóng đè dưới góc độ phân tâm học”, qua đó ta hiểu được thông điệp nhân văn, ý
nghĩa thực của tác phẩm này.
2


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu

Truyện ngắn“Bóng đè” dưới góc độ phân tâm học.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Những tác phẩm cùng thể loại, đi sâu vào nghiên cứu truyện ngắn “Bóng
đè” của Đỗ Hoàng Diệu.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu truyện ngắn này dưới góc độ phân tâm học, người viết đã sử
dụng chủ yếu các phương pháp: tổng hợp tư liệu, logic, so sánh, đối chứng, phân
tích và bình luận.
5. Đóng góp của tiểu luận
5.1. Về lí luận
Có sự nhìn nhận đúng đắn về tác phẩm “Bóng đè”. Hiểu được phần nào tâm
tư, tình cảm của tác giả trẻ Đỗ Hoàng Diệu cũng như đưa ra những nhận xét của
bản thân về tác phẩm. Từ những lí luận chung rút ra một kết luận xác đáng.
5.2. Về thực tiễn
Tập thao tác nghiên cứu khoa học. Từ những hiểu biết có được qua đề tài,
xây dựng cho bản thân một cơ sở lý luận làm hành trang trên con đường tri thức
cũng như trong cuộc sống. Dẫu biết bài tiểu luận này còn khiêm tốn về tri thức
nhưng cũng mong góp phần nhỏ, phần chưa biết về nhà văn Đỗ Hoàng Diệu và
truyện ngắn “Bóng đè”, cũng là cơ hội để thực hành, sử dụng những kiến thức đạt
được qua học phần Phân tâm học để đi vào phân tích một tác phẩm cụ thể.
6. Cấu trúc của bài tiểu luận
Ngoài phần Mở đầu, Nội dung, kết luận, Tài liệu tham khảo, bài tiểu luận
được cấu trúc thành hai chương như sau:
Chương 1. Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
Chương 2. Truyện ngắn “Bóng đè” dưới góc độ Phân tâm học
3


NỘI DUNG
Chương 1. Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài

1.1. Thuyết phân tâm học
Phân tâm học là khoa học (nghiên cứu) phân tích tâm lý chiều sâu của con
người trong tính bản chất của nó với hoàn cảnh và đặc biệt là vô thức và tính dục.
Phân tâm học ra đời đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc nhận thức những
vấn đề thầm kín, vi diệu nhất của tâm sinh lý con người. Nó trở thành khoa học
phân tích tâm lý chiều sâu của mọi hành vi trong đời sống ý thức và vô thức của
mối cá thể người. Từ khi hình thành và phát triển, phủ định, bổ sung bởi các thế hệ
phân tâm học gia, khoa học phân tích tâm lý này đã có tiến trình gần hàng trăm
năm lịch sử. Điều ấy cho thấy sức mạnh và sức quyến rũ của nó đối với các chuyên
gia và đối với công chúng tiếp nhận qua nhiều giai đoạn là một thực tế.
1.2. Thuyết Phân tâm học trong văn học hiện đại Việt Nam
Thuyết phân tâm học của S.Freud và về sau là C.G.Jung và các người kế
nghiệp đã có ảnh hưởng sâu rộng đến tư tưởng của con người hiện đại, bao gồm cả
nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực văn học nghệ thuật. Nó trở thành khoa học phân
tích tâm lý chiều sâu của mọi hành vi trong đời sống ý thức và vô thức của mỗi cá
thể người.Tuy vậy, ở ta, do nhiều lý do chủ quan và khách quan, chưa có công trình
nào đi sâu nghiên cứu về sự ảnh hưởng của phân tâm học trong văn học - nhất là
văn học hiện đại Việt .Trong khi đó, nhà văn - qua các giai đoạn, luôn có ý thức vận
dụng những yếu tố, nội dung tích cực của phân tâm học vào trong sáng tác của
mình ngày càng đa dạng, phong phú và có sáng tạo tích cực.Thực chất của việc vận
dụng những yếu tố Phân tâm học vào sáng tác, các nhà văn đã có ý thức học hỏi và
đạt những thành tựu đáng kể, làm cho văn xuôi nước ta có những cách tân quan
trọng về thi pháp và hiệu quả nghệ thuật, nhằm thể hiện nội dung xã hội và tâm lý
con người một cách vi tế và đa dạng; đồng thời thể hiện sự cách tân thi pháp, phù
hợp với tầm đón nhận của độc giả thời hiện đại.
4


Phân tâm học du nhập vào Việt Nam , ngay từ đầu đã chứng tỏ sức năng
động của nó. Trong lĩnh vực sáng tác, các nhà văn đã có ý thức vận dụng Phân tâm

học trong tác phẩm của mình. Cụ thể là từ 1930 đến 1945, các nhà văn thuộc trào
lưu văn học hiện thực phê phán và Tự lực văn đoàn đã chịu ảnh hưởng sâu sắc từ
Phân tâm học để miêu tả tính cách nhân vật và cuộc sống một cách có hiệu quả như
Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nhất Linh, Khái Hưng… Chưa kể trong lĩnh vực thi
ca, các thi sĩ lãng mạn cũng đã có ý thức vận dụng Phân tâm học để thể hiện sự
thăng hoa cảm xúc và những trạng thái dục tính, tâm linh của mình.
Và đặc biệt, từ 1975 đến 2005, các nhà văn Việt Nam - đặc biệt là các nhà
văn trẻ - đã có ý thức vận dụng những yếu tố tích cực của Phân tâm học (từ S.Freud
đến C.G.Jung…) như là một thủ pháp nghệ thuật độc đáo để xây dựng tác phẩm.
Phải nói rằng, ở giai đoạn này, việc vận dụng Phân tâm học của các nhà văn đã
nhuần nhuyễn hơn, đa dạng hơn; có biến hoá, tích hợp và sáng tạo mới trên cơ sở
nền tảng của lý thuyết Phân tâm học. Tác phẩm của họ thực sự đem lại hiệu quả
nghệ thuật mới mẻ và độc sáng. Tiêu biểu cho giai đoạn này là Nguyễn Huy Thiệp,
Xuân Thiều, Chu Lai, Bảo Ninh, Nguyễn Quang Lập, Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo,
Nguyễn Thị Thu Huệ, Phạm Hoa, Tạ Duy Anh, Nguyễn Đình Chính, Hồ Anh Thái,
Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà…Sự phức cảm, phức điệu trong cuộc sống
tâm lý của từng cá nhân được các nhà văn ngày càng quan tâm khắc hoạ đa dạng,
biến ảo, giúp ta thấy được sự sáng tạo của họ là đáng ghi nhận. Họ không chỉ vận
dụng rập khuôn, máy móc mà thật ra, họ sáng tạo lại Phân tâm học và lý giải từ góc
nhìn nghệ thuật.
Chương 2. Truyện ngắn “Bóng đè” dưới góc độ Phân tâm học
2.1. Truyện ngắn “ Bóng đè” và việc vận dụng những yếu tố của Phân tâm
học
Thông thường, trong thực tế những ước mơ của con người - nhất là về dục
tính nếu không thực hiện được sẽ dẫn đến rối loạn, ức chế, khi ấy, trạng thái lưỡng
phân giữa ý thức và vô thức càng đẩy nhân vật đến những hành vi không bình
5


thường. Đó là triệu chứng của những bản năng thác loạn và ám ảnh tâm linh, làm

cho con người không làm chủ được mình trong từng tình huống, dẫn đến sự đau
khổ, dằn vặt, uất ức. Thổ cẩm của Nguyễn Huy Thiệp, Xin hãy tin em của Nguyễn
Thị Thu Huệ, Yêu pháp của Triệu Thuấn, gần đây nhất là Bóng đè của Đỗ Hoàng
Diệu,…
Bóng đè bắt đầu từ cốt truyện. Một cô gái thành phố (được viết theo ngôi thứ
nhất) kết hôn với chàng trai gốc gác nông thôn. Họ sống với nhau khá hạnh phúc
dù chàng trai lắm khi phát hoảng trước đòi hỏi tình dục mạnh mẽ của cô vợ trẻ. Bi
kịch bắt đầu xảy ra khi cô gái theo chồng về quê ăn giỗ, cả thảy bốn lần. Đời sống
tinh thần tù hãm, lưu cữu của làng quê cộng với sự đối xử sự khắc nghiệt của gia
đình nhà chồng đã đem đến cho cô những cơn bóng đè nửa thực, nửa hư rất đáng
sợ. Cô bị một hồn ma, có lẽ là ông bố chồng cưỡng hiếp. Có điều là ngoài những
cảm giác sợ hãi, xấu hổ, cô gái còn cảm nhận được những khoái lạc thể xác mà
chồng cô không thể mang lại. Chồng và mẹ chồng cô dường như biết việc này
nhưng không ra tay can thiệp mà chỉ tỏ thái độ ghẻ lạnh, xa cách. Sau bốn lần về
quê chồng ăn giỗ hôn nhân của cô bị đe dọa. Kết thúc truyện cô gái có thai, bằng
cảm nhận của mình cô chắc chắn hồn ma kia chính là cha của đứa trẻ.
Một cốt truyện đặc biệt như vậy đủ để “Bóng đè” được dư luận chú ý.
Nhưng tác giả của “Bóng đè” không chỉ đầu tư vào cốt truyện, dường như có vài
chi tiết tác giả cố ý đưa vào cốt để độc giả sau khi đọc có những suy diễn giống
nhau. Cũng có thể coi đó là những ám chỉ khiến cho “Bóng đè” mang dáng dấp một
tác phẩm văn học minh họa. Rất nhiều bạn đọc sau khi đọc “Bóng đè” đã liên tưởng
ngay đến một đoạn viết nổi tiếng trong truyện ngắn “Vàng lửa” của Nguyễn Huy
Thiệp. Đó là đoạn bút ký của nhân vật người Pháp tên Phăng, y là một trong số vài
người châu Âu giúp việc cho vua Gia Long: “Đặc điểm lớn nhất của xứ này là
nhược tiểu. Đây là một cô gái đồng trinh bị nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp.
Cô gái ấy vừa thích thú, vừa nhục nhã, vừa căm thù nó. Vua Gia Long hiểu điều ấy
và đấy là nỗi cay đắng lớn nhất mà ông cùng cộng đồng phải chịu đựng”. Đây là
6



đoạn viết ấn tượng nhất trong Vàng lửa. Nó cũng là một trong những phát ngôn
nặng ký nhất xuất hiện trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp.Trong một bài
trả lời phỏng vấn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp năm 2001, ông đã nói một câu rất
hay liên qua đến trí tưởng tượng của nhà văn: "Số đỏ, đấy là một tác phẩm tuyệt
vời. Nó chứng minh khả năng tưởng tượng rất phong phú của nhà văn mà là nhà
văn trẻ. Sở dĩ Vũ Trọng Phụng có được trí tưởng tượng ghê gớm như vậy là do ông
viết Số đỏ khi còn rất trẻ. Trí tưởng tượng là ưu thế của tuổi trẻ. Khi đã sống quá
dày dạn thì trí tưởng tượng sẽ mất dần đi, tôi cũng thế. Tôi chắc chắn là không viết
được cái gì như Vũ Trọng Phụng. Vũ khí của ông là trí tưởng tượng và cũng là tuổi
trẻ còn vũ khí của tôi có lẽ là... một phong cách đa dạng bao gồm nhiều yếu tố
khác nhau.” . Trong bài viết này, một lần nữa Bóng đè và tác giả của nó lại liên
quan đến một phát ngôn của Nguyễn Huy Thiệp. Bóng đè không thể tạo được ấn
tượng mạnh như vậy nếu thiếu vắng trí tưởng tượng đặc biệt của tác giả. Chúng ta
thường nói nhiều đến thủ pháp sáng tác, đến đời tư, đến khuynh hướng xã hội của
nhà văn nhưng dường như ít quan tâm đến trí tưởng tượng của họ. Thực ra nó cũng
rất quan trọng, đặc biệt đối với những nhà văn đậm chất fantastic (tạm dịch là kỳ
ảo). Chẳng hạn, trường hợp của Edgar Allen Poe và Nathaniel Hawthorne, hai nhà
văn Mỹ lỗi lạc trong thế kỷ XIX, khi nói về tác phẩm của họ người ta không thể
nhắc đến trí tưởng tượng phong phú và kỳ lạ của hai tác giả này.
Bóng đè cũng vậy, một cốt truyện phức tạp tràn ngập những chi tiết rờn rợn,
ám ảnh trong những không gian ma mị như thế , hẳn là trí tưởng tượng đóng vai trò
quyết định. Thế nhưng nếu xem xét kỹ thì từng tình tiết fantastic của Diệu lại thấy
chúng đều không vượt qua giới hạn của hiện thực. Có nghĩa là, từ đầu đến cuối,
mọi tình tiết đều nằm trong những giới hạn có thể lý giải được, ở đây có sự xen lẫn
giữa ý thức và vô thức. Bóng đè là hiện tượng tâm lý phổ biến, có rất nhiều người
thường xuyên bị bóng đè, có thể tác giả của “Bóng đè” cũng nằm trong số đó nó có
liên quan đến vấn đề của Phân tâm học.
7



Thụ xuất thân nông thôn. Có lẽ anh cũng ra thành phố đủ lâu để thay đổi.
Thụ đeo kính trắng, “đôi má phụng phịu ninh nính”. Khi Thụ sống ở thành phố Thụ
giống như bất cứ người đàn ông nào ở đó, thậm chí còn dễ dàng cưới được một cô
vợ thành thị.Thời gian đầu vợ Thụ khá hài lòng với chồng mình. Rạn nứt chỉ bắt
đầu khi hai vợ chồng kéo nhau về quê ăn giỗ cha, một làng quê “vẫn giữ được nét
cổ xưa hiếm hoi”. Thụ gần như biến thành kẻ khác. Anh ta sì sụp khấn vái trước cái
bàn thờ khổng lồ với những âm thanh “ập è”, “xin xít” đầu lưỡi, người anh luôn ướt
đẫm mồ hôi, luôn nhìn vợ “không biểu lộ cảm xúc”, giọng “cục cằn”, “bực bõ”,
mắt thì “vô hồn, tròng mắt quạnh quẽ, rờn rợn”. Người vợ trẻ luôn “thắc mắc vì
sao Thụ phải đổi giọng mỗi khi có bàn thờ”. Về quê, anh ta trở nên gắt gỏng, luôn
thấy vợ mình hành xử vô ý, thiếu lễ nghĩa. Anh ta đắm chìm vào bầu không khí lưu
cữu, u ám của những bát hương, những ngôi mộ cha ông. Thái độ ghẻ lạnh của nhà
chồng cùng với sự biến đổi tâm tính của Thụ đã làm tổn thương cô gái trẻ, nó khiến
cô ta từ ngờ vực đến tin chắc rằng Thụ và mẹ biết chuyện cô bị bóng đè nhưng vẫn
bỏ mặc cô cho bóng ma hãm hiếp. “Thụ đã nhìn thấy cảnh đêm qua, Thụ biết tất
cả. Nhưng sao anh không cứu tôi, anh không thiêu cháy bóng đen man rợ bảo vệ
vợ mình. Hay Thụ đồng lõa, bán tôi cho những bài vị khát đói? Tôi hận anh vô
cùng”. Các cô gái thành thị lấy chồng ngoại tỉnh ít khi chịu lý giải thấu đáo căn
nguyên sự thay đổi của “phu quân” khi cha mẹ anh ta từ quê ra chơi hay khi theo
anh ta về quê với tư cách nàng dâu. Họ chỉ biết miệt thị lén lút hoặc công khai “đồ
nhà quê”. Làm như vậy họ thực sự xúc phạm chồng và gia đình nhà chồng. Gốc
gác nhà quê vừa là niềm tự hào mà cũng vừa là mặc cảm của những chàng “trai
quê ra tỉnh”. Một người đàn ông sống ở nông thôn lên thành phố định cư họ có thể
thay đổi, thậm chí lột xác. Thế nhưng không có nghĩa là họ sẽ tẩy xóa hết thẩy
những hành vi ứng xử hình thành trong môi trường sống cũ. Thứ nhất là không thể
xóa được, thứ hai là họ cũng chẳng muốn thế. Ở thành phố họ có một đời sống đúp.
Họ cố gắng bắt nhịp với thành phố nhưng đồng thời họ vẫn cố không để mất đi bản
sắc quê hương. Thậm chí họ còn cho đó là thế mạnh của mình. Rất nhiều vị thích
8



họp đồng hương, thích về quê xây mộ, tham gia lễ hội, thích nhận được sự ngưỡng
mộ từ quê nhà, và rất chú trọng tới lời khen tiếng chê của bà con xóm giềng. Họ tỏ
ra bực bội nếu vợ con không tha thiết gì những chuyện này. Điều này khá bất công
vì họ đã có một quãng thời gian dài để thích nghi với thành phố trong khi vợ con họ
thì chưa bao giờ sinh sống ở nông thôn. Thực ra đây là một trong những vấn đề hậu
nhập cư nói chung, chứ không riêng gì chuyện “trai quê ra tỉnh”. Những cuộc trở
về của Thụ cũng vậy, cái không khí lưu cữu đầy dấu tích của thời gian và lịch sử đã
làm sống lại con người trước đây của Thụ. Nó đánh thức những dấu tích của “di
sản tăm tối” tưởng như đã khuất lấp, chìm sâu. Lúc này cô vợ thành phố bỗng biến
thành một dị vật, rất có thể vì cô ta mà Thụ đánh mất vị thế của người đàn ông mà
gia đình và họ hàng kỳ vọng. Và đương nhiên chẳng người vợ nào lại muốn chồng
coi mình như dị vật. Bi kịch đã xảy ra. Gái quê ra thành phố cũng gặp vấn đề tương
tự nhưng ít nghiêm trọng hơn. Khi họ kết hôn với một chàng trai thành phố, họ có
lợi thế của một nhân vật phụ. Xuất giá tòng phu, đàn bà lấy chồng thì theo chồng.
Họ không phải gồng mình thể hiện bản lĩnh cũng như bản sắc. Và hình như sức
chịu đựng của đàn bà Việt Nam rất tốt, họ thích nghi với hoàn cảnh rất nhanh.
Vấn đề chính của “Bóng đè” không chỉ dừng ở “trai quê ra tỉnh”. Việc cô
dâu trong truyện bị bóng ma ông bố chồng cưỡng hiếp (hoặc cô tự kỷ ám thị về
điều này) có nhiều cách lý giải. Nhiều bạn đọc sẵn lòng giải mã giống như phát
ngôn của Nguyễn Huy Thiệp. Việt Nam giống như một cô gái đồng trinh bị nền văn
minh Trung Hoa cưỡng hiếp. Cô gái ấy vừa thích thú, vừa nhục nhã, vừa căm thù
nó. Cứ cho là đây là dụng ý của Hoàng Diệu nhưng có lẽ vẫn còn những ẩn ý khác.
Sự cưỡng hiếp không chỉ là hành vi thỏa mãn nhu cầu tình dục. Đôi khi nó còn là
hành vi ra oai, dằn mặt, thậm chí trả thù. Có lẽ việc bóng ma cưỡng hiếp con dâu
trong “Bóng đè” chứa đựng tất cả những động cơ trên. Tuy nhiên, vì ông ta là bố
chồng nên tính chất vô đạo, phi nhân nhiều lên bội phần. Trong tiếng Việt từ cưỡng
hiếp nhiều khi được thay thế bằng từ làm nhục. Cưỡng hiếp con dâu cũng là làm
nhục con dâu, vừa bỉ ổi vừa dã tâm, vì người phụ nữ bị làm nhục sẽ không bao giờ
9



được sống thanh thản với ký ức ê chề đó, nhất là người đó lại là bố chồng
mình.Trong quá khứ thì việc bố chồng cưỡng bức và thông dâm với con dâu không
phải chuyện hiếm vì quyền lực của người đàn ông trong gia đình là tuyệt đối. Họ là
vua, là bạo chúa trong vương quốc gia đình của họ. Mọi bí mật khủng khiếp đều bị
chôn vùi, bưng bít với sự câm lặng của mọi thành viên trong gia đình cốt để gìn giữ
“lễ nghĩa, phép tắc”. Đỗ Hoàng Diệu đã tái hiện lại một trong những bí mật khủng
khiếp đó trong “Bóng đè” . Việc bóng ma cưỡng bức cô gái trẻ ở đây có vẻ giống
như một hành vi “dằn mặt” cô con dâu đa dâm, dường như ông ta cũng muốn trả
hận cho cuộc sống chăn gối lép vế của con trai mình nơi thành phố. Mẹ chồng và
chồng thì im lặng, ghẻ lạnh thậm chí không một chút xót thương, coi như sự ô uế
này do chính cô gái tự chuốc lấy. Thực ra trong chuyện không có bằng chứng cụ thể
nào cho thấy Thụ thực sự biết vợ mình bị cưỡng bức. Và nếu có biết thực sự, chắc
anh ta sẽ vằn mắt lên chối cãi, dọa nạt để để bưng bít, để bảo vệ đến cùng cái “di
sản tăm tối” mà anh ta thờ phụng. Thái độ bưng bít, câm lặng của hai mẹ con Thụ
mới thực sự làm bạn đọc giận giữ. Đó mới là đỉnh cao của suy đồi đạo đức. Họ giữ
lễ với cha ông bằng cách chà đạp lên nhân phẩm, tình cảm một cô gái vô tội, người
cũng là một thành viên chính thức của gia đình.Nếu mọi chuyện dừng lại ở đây thì
“Bóng đè” sẽ trở thành bản cáo trạng vạch tội những tàn dư của “di sản tăm tối”.
Trong truyện có cả thẩy bốn lần nhân vật chính kể chi tiết sự kiện bị bóng ma
hãm hiếp. Nhưng rất có thể đó chỉ là ác mộng. Không có chi tiết xác thực nào
khẳng định hồn ma đó không chỉ xuất hiện trong tâm tưởng cô gái. Việc cô gái trẻ
có cảm giác là chồng cô, mẹ chồng cô cũng chứng kiến cô bị bóng đè rất có thể chỉ
là suy diễn chủ quan của riêng cô. Nhưng nếu nhìn nhận theo phân tâm học thì
những cuộc hãm hiếp nửa thực nửa hư kia có thể cho thấy phần nào đời sống tình
dục không viên mãn của cô. Thỉnh thoảng nhân vật nữ có kể về “chất nhày ngà” ở
mông và đùi sau những cuộc “hãm hiếp ảo” đó nhưng rất có thể đó là dịch âm đạo
của chính cô gái khi đạt được cực khoái trong những giấc mơ đầy nhục cảm của
mình. Trong chuyện, chi tiết có vẻ xác thực hơn cả đó là khi cô gái bị chảy máu ở

10


lần bị cưỡng bức ảo thứ ba. Lúc đó chồng cô mắng: “Em thấy tháng sao không
mang băng vệ sinh”, nhưng cô cho rằng chồng cô thừa biết cô bị hãm hiếp mà vẫn
cứ mắng át đi vì sợ bà mẹ nhìn thấy. Tóm lại, vẫn là cảm giác chủ quan của cô gái.
Rất có thể phần phụ của cô trục trặc, vì có nhiều phụ nữ vẫn bị xuất huyết không rõ
nguyên nhân. Như vậy, nếu truy xét tỉ mỉ từng chi tiết trong Bóng đè ta vẫn thấy
chúng không vượt quá giới hạn của hiện thực, có điều khá nhiều chi tiết nằm trong
trường hợp ngoại lệ. Người phụ nữ trong truyện ngắn này của Đỗ Hoàng Diệu đã
lâm vào nỗi khổ khó giải thoát, nỗi khổ rất riêng tư và rất khó nói, không phải
những nỗi khổ dễ dàng được thấu hiểu, cảm thông của nàng Kiều trong “Truyện
Kiều” của Nguyễn Du, cũng không phải nỗi khổ có thể làm minh bạch, để được
giải oan như trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Tất cả
đều âm ỉ mà đau đớn. Họ chỉ có duy nhất một thứ để xoa dịu , để chống chọi với
bất hạnh mà đó là sức sống, là khát khao sống, khát khao yêu mãnh liệt, khao khát
được thỏa mãn nhục thể. Những chiếc bóng bay về tìm thú vui và giành giật lạc thú
với người cõi trần, người hậu duệ, chung huyết thống. Lần đầu tiên, bàn thờ được
“truất” xuống sống với cõi người ái ố, để cùng con người nghi vấn trước bao nhiêu
phi lý mà đời sống này không trả lời hết! Không khí ma quái trộn lẫn sự toả hơi của
nhục cảm có sức ám ảnh và hấp dẫn người đọc từ đầu đến cuối truyện ngắn “Bóng
đè”: “Vú tôi là đời sống, là hơi thở, là khí quyển. Mồ mả là quá khứ!… Tôi múa
điệu múa da thịt tươi tốt thách thức thần linh, thách thức âm hồn dòng dõi Trung
Hoa nhà Thụ”, hình ảnh người phụ nữ rướn tấm thân “cong như hình chữ S, một
chữ S cố phản kháng”… khiến người đọc như lướt trên những xác chữ nhấp nhổm
nhục cảm. Giọng kể thản nhiên không một chút mặc cảm phận nữ của nhân vật đã
tạo nên sắc thái feminism rõ rệt. Chẳng hạn: “Tôi không thể ngoan hiền. Tôi hay
chồm lên người Thụ nuốt lấy anh vồ vập. Tôi ưa kéo Thụ lên chà xát. Tôi bắt đôi
tay Thụ bóp nắn liên tục” hay “Thụ cứ van xin tôi đừng hực lên như hổ cái. Tôi
chẳng thể đặng đừng. Anh bị tôi co rút lôi đi. Đôi lúc thấy anh kinh khiếp tôi đành

phải dè dặt. Nhưng rồi đến cơn khát tôi vung vấp hết. Mỗi sáng thức giấc trông
11


Thụ thật tội nghiệp”. Tác giả sử dụng toàn động từ mạnh, người nữ không hiến
dâng, phục tùng như thói thường mà còn coi chồng mình như một phương tiện để
thỏa mãn nhục dục ở mức tối đa, gần như cưỡng bức anh ta vậy. Người nữ có nhu
cầu tình dục cao. Dục tình là một phần tất yếu của cuộc sống. Phần chìm vô thức
này như khối nham thạch luôn chờ cơ hội để trào vọt. Năng lượng Libidô là xung
năng tạo nên sự sống ở mỗi người. Nhu cầu thỏa mãn tình dục của con người là nhu
cầu rất người. "Kiểu yêu tinh thần để nhìn nhau, để nắm tay, vuốt tóc, để nín nhịn
và hy sinh chỉ tồn tại trong văn chương". "Dục tình và xác thịt không xấu xa, không
đáng bị khinh bỉ". Tuy nhiên nếu con người cứ hồn nhiên để cái ấy (id) vô tư chiến
thắng cái tôi (ego) thì hậu quả thật khôn lường.Tính dục mang giá trị mỹ học và
nhân văn là tính dục nhằm tôn vinh con người, khai phóng năng lực tiềm ẩn của
con người, giúp họ thức nhận đầy đủ giá trị của mình, tận hiến và tận hưởng cuộc
sống trong sự bao bọc của những cảm xúc thiêng liêng. Con người sẽ tự nhục mạ
mình khi thả lỏng theo sự sai khiến của xung động bản năng, trật xa cái trục ego
mình, không biết dung hòa giữa nguyên tắc khoái lạc và nguyên tắc thực tại, biến
cấu trúc nhân cách của mình thành khuyết thiếu. Truyện ngắn “ Bóng đè” đã khéo
léo vận dụng thuyết Phân tâm học trong việc lí giải những phức cảm, tâm lý rất vi
diệu của con người với khao khát, với bản năng sống, bản năng thỏa mãn nhục dục,
có sự đấu tranh quyết liệt giữa ý thức và vô thức dẫn đến tình trạng vừa lưỡng phân
vừa bất ổn gây ra sự xáo trộn trong hành vi tính dục . Những cuộc hãm hiếp trong
mơ là hệ quả của đời sống gối chăn không viên mãn, của khát vọng nằm tận sâu
trong mỗi cơ thể, hình hài. Hoặc giả, chính cái đời sống tinh thần tù túng, kìm hãm,
đầy những quy tắc luật lệ cộng với sự hà khắc cay nghiệt trong quan hệ dòng tộc
mới là nguyên nhân gây ra những cơn bóng đè hư hư thực thực? Những cảm giác
khoái lạc thể xác mà cô con dâu có được trong những lần bị “cưỡng bức ảo”, điều
mà anh chồng người trần mắt thịt chẳng làm được, đó là những “sự cương cứng

thúc lên”, “cảm giác cứng cáp quệt ngang đâm vào”, “bốc cao, phịch hạ, chèn lấp,
tọng đầy, thả hút mê man”, “cắt trọn trong một cú thọc sâu”, “nhồi vào, thúc sâu,
12


bền bỉ, mạnh mẽ”… “cú thúc từ phía sau”, những “bóp nát, bục vỡ, khoan sâu”,
những bộ ngực “cương cứng vì thèm khát”, những cào cấu cắn xé, những “âm
thanh ập è sin sít”, “hơi thở đều đều vung vãi”... tất cả đã nhào nặn nên một người
đàn bà ngập ngụa trong thèm khát và thỏa mãn tính dục trong những cuộc hoan lạc
phi luân với tổ tiên nhà chồng, ý thức hoàn toàn nhường chỗ cho vô thức, cái đó đã
gần hoàn toàn chiến thắng cái tôi, Đỗ Hoàng Diệu đã khai thác triệt để thuyết phân
tâm học trong khái niệm vô thức và ý thức, Mặc cảm Ơ đíp. Mặc dù đau đớn có, tủi
nhục có, xấu hổ có nhưng người đàn bà cũng không dám phủ nhận cái khoái lạc mà
bóng ma đem lại, thứ đê mê của xác thịt mà hình như chồng cô chưa bao giờ thoả
mãn một cách trọn vẹn. Vì thế mà ngay cả khi trở về thành phố, một cảm giác như
tiếc, như nhớ chiếc phản và bàn thờ với màn đỏ che đậy, một cảm giác lạ lùng mà
chính nhân vật cũng không hiểu. Từ nhớ nhung trở nên thèm khát, thèm khát một
cách tội lỗi: “Tôi đồng lõa, đã kiễng chân lên rên rỉ rồi sau đấy lại nghĩ mình bị
hãm hiếp, lại căm oán bóng đen tổ tiên nhà Thụ”. Từ nạn nhân cô ta trở thành đồng
lõa và đẩy vị trí thảm hại nhất sang anh chồng tội nghiệp. Càng ngày anh ta càng sa
sút, má hõm sâu, gần như câm lặng. Anh ta bị kẹt giữa hai nỗi khổ. Anh ta mặc cảm
vì đã không bảo vệ được vợ mình. Thụ bế tắc vì không biết phải ứng xử thế nào với
cô vợ thành phố đáng yêu, vô tội và mớ “di sản tăm tối” mà anh vẫn hằng tôn thờ.
Anh ta thực sự mất phương hướng. Bản thân vợ Thụ cũng gần như bất lực để: “Rồi
lại mong chờ, lại háo hức thèm thuồng.”. Ở cô ta là nỗi thèm khát được thỏa mãn
bản năng và những lần đợi chờ hân hoan được nộp mình vào cuộc hiếp dâm (mà
thực tế đâu còn ý nghĩa hiếp dâm nữa, phải gọi là thông dâm, gian dâm: “Bóng đen
ấy hiểu tôi thích gì, nó tràn lấp dục vọng trong tôi và đẩy Thụ xa cách”. Không
những thế cô gái ngày càng dạn dĩ, cô thách thức những âm hồn nhà chồng bằng
cách giật tung khuy áo nhẩy múa trước những ngôi mộ nhà chồng, cô “múa điệu

múa da thịt tươi tốt, thách thức thần linh, thách thức âm hồn dòng dõi Trung hoa
nhà Thụ”. Cô ta đã đủ bản lĩnh để coi nhục dục là một hành vi bình thường giống
như việc ăn uống và hít thở khí trời. Cô đủ tự tin để ý thức được thỏa mãn nhục dục
13


là nhân quyền. Nhưng cô bế tắc vì chỉ một mình cô chưa đủ, xã hội cô đang sống ít
người đạt đến “bình quyền” như cô. Cô đã va phải một rào cản lớn, đó là những
quy ước về đạo đức không thành văn tồn tại cả ngàn năm. Khi đói ăn người ta rất
dễ dàng kiếm một thứ gì đó đáp ứng cái dạ dày sôi sục nhưng chặng đường để con
người ta thỏa mãn cơn khát thèm tình dục gian nan hơn nhiều, đặc biệt là đối với
phụ nữ. Dường như, vô thức đã khỏa lấp tất cả, phần chìm của bản năng đã chiến
thắng cái ý thức ban đầu còn cảm thấy xấu hổ, đau đớn, tủi nhục khi không ai lên
tiếng bảo vệ cô trong cuộc hãm hiếp phi luân này.
Rõ nhất là trong phần kết thúc truyện, nhân vật chính dường như chấp nhận số
phận, chấp nhận “bóng đè” hay nói đúng hơn là bóng đen của di sản tăm tối, Đỗ
Hoàng Diệu đã mượn khái niệm Mặc cảm Ơ đíp (giết cha lấy mẹ) của thuyết Phân
tâm học rất sáng tạo để tạo nên tình trạng lưỡng phân của người nữ : “Con tôi sẽ
tiếp nối truyền thống, sẽ tiếp tục thờ cúng bóng tối, sẽ tiếp tục banh dạng cho các
binh thần thỏa mãn. Nếu là bé trai, con trai tôi sẽ bảo vệ cái bàn thờ, nếu là bé gái,
con gái tôi sẽ tiếp tục hiến dâng”. Hoặc rõ hơn nữa: “Chúng tôi không biết chọn
lựa vì cơ thể chúng tôi đòi hỏi những nhục cảm mà bóng tối ban phát. Chúng tôi
bất lực, chỉ còn những ước mơ mà không chiếc bóng nào có thể tước đoạt.”. Chấp
nhận bị hãm hiếp để được thỏa mãn nhục dục, thỏa mãn bản năng người nữ thật sự
bản lĩnh. Theo Nguyễn Mậu Hùng Kiệt với “Bóng đè”, Đỗ Hoàng Diệu đã : “Dám
dấn thân “lặn ngụp trong vực thẳm rẩy nóng của chính mình và phát ra tiếng kêu
khát khao hạnh phúc”. Dấn thân để kiếm tìm cái “tôi” đầy nữ tính trong những
ràng buộc định mệnh, dấn thân để khám phá chiếc bóng của đời mình”. Anh cho
rằng, nhân vật của Diệu là một chiếc bóng thân phận luôn khao khát, đòi hỏi:
“chúng cũng sống động như thân thể tôi khát thèm vực thẳm”, “chúng tôi không

biết chọn lựa vì cơ thể chúng tôi đòi hỏi những nhục cảm mà bóng tối ban phát.”.
Con người được cho là bị bóng đè ấy đã mượn cái lốt phụ nữ trần trụi của nhục thể
để giải mã những khát khao, những đau đớn của số phận. Hình ảnh người phụ nữ
“cất giữ bí mật của riêng mình” trong những ham muốn, khát thèm tội lỗi cô ta vừa
14


muốn chạy trốn, vừa lại muốn khám phá những ngóc ngách của bóng tối. Đồng thời
vừa quẩy đạp, bứt phá lại vừa cam chịu, khuất phục: “Tôi điên đảo, đau đớn, nộ
cuồng rồi tôi cười gằn thoả mãn với ý nghĩ mẹ chồng tôi cũng đã nằm trên tấm
phản nầy...Sáng tối lẫn lộn. Tôi nhắm mắt cho trăm đời dòng dõi đế vương quần
thảo, cho đến lúc đỉnh đầu nhức buốt, tôi bật nức nở mang dại...”, “ Tôi thật sự bị
ám ảnh bởi “bàn tay nhỏ nhắn và mềm mại hiếm thấy”, bàn tay được tạo dựng từ
đầu câu chuyện, bàn tay được người viết tách rời khỏi thể xác: “Bàn tay diệu kỳ
không trọng lượng và cũng không chấp nhận, không đồng loã, không thoả hiệp mọi
chuyện”. Bàn tay có thể sẻ chia những hoài nghi của chủ thể khi đang ngập ngoạ,
đau đớn trong vùng lũ xoáy của nhục dục. Bàn tay cố vực dậy một thân thể thoát
khỏi mê man. Và bàn tay ấy đã được người viết giữ gìn thanh sạch để rồi nở ánh
lên cuối truyện: “Nắng lung linh trên năm ngón dài ngắn thanh tao lạ thường.
Chiến tranh, giông gió, bão lũ, hạn hán, tôi có thể chết đi rồi mà bán tay vẫn
nguyên vẹn... Một bàn tay...biết níu giữ tự do cho dù thân thể bị buộc trói. Nắng
tắt, mà bàn tay vẫn óng ánh diệu kỳ”. Nhân vật nữ trong “Bóng đè” hành động gần
tương tự nhân vật nữ trong “ Vu quy” vì họ đều là những phụ nữ sống hết mình với
bản năng, ái tình. Trước hôn lễ của mình, cô triền miên với những kỷ niệm, những
cuộc tình đã trôi qua trước đó trong cuộc đời của chính mình. Xong sự hồi tưởng
của cô cũng không tuân theo trật tự các mối tình của quá khứ. Mà dường như, nó là
sự tải hiện miên man trong tâm trạng chán chường và bất cẩn của cô gái trước ngày
lễ vu quy của mình. Trải qua năm mối tình với năm người đàn ông khác nhau
không ai giống ai từ cách giành tình yêu, tình cảm cho cô đến cách để lại nỗi đau
cho cô. Sự hồi tưởng của cô bắt đầu từ người đàn ông là nhà văn năm cô 16 tuổi.

ông đã đến và “biến một thiên thần thành một người đàn bà trần tục”. Và khi chia
tay ông cô đã “khóc thầm’, “Giờ từ người đàn ông biến tôi thành trần tục, tôi
giang tay đón chào cuộc sống”. Rồi sau đó, dòng suy tư của cô mới quay về với
mối tình đầu ngày 15 tuổi. Với người đàn ông đã “đánh cắp 15 năm tuổi thơ tôi và
dâng hiến đến tới nhiều cuộc đời khác”. Và sau đó là người đàn ông Tàu, thân mình
15


toát ra toàn một mùi đền đài và lăng tẩm. Rồi cuối cùng là chàng trai Việt kiều
“lãng mạn nhất của tôi, ngu ngơ nhất của tôi và cũng thành thật nhất của tôi.
Người chàng lúc nào cũng thơm như một quả táo tây”,… Vào thời điểm Bóng đè ra
đời, Y Ban cũng “trình làng” truyện ngắn “Tự”, trong đó vấn đề nhạy cảm trên
cũng được đặt ra. Một nữ tiến sĩ xã hội học sống độc thân cùng con gái. Người
chồng tâm đầu ý hợp của chị đã bỏ đi sau một thời gian dài mắc chứng liệt dương.
Hai người đàn ông tiếp theo có chức tước, học hàm học vị cao nhưng lại xử xự như
những con đực thô bỉ. Lẽ ra trong cuộc hẹn đầu tiên họ phải trao hoa tươi hoặc một
nụ hôn thì họ lại tìm cách đẩy chị ta ta lên giường “hành sự” cho xong. Quá thất
vọng bởi đàn ông, chị ta quyết định mua sextoy để khỏi phải lụy bất cứ người đàn
ông nào. “Từ lâu thế giới người ta đã phát minh ra một thứ dụng cụ, chỉ để thỏa
mãn mà không cần đến tình yêu. Đó là cái chim giả. Và tôi đã nghĩ ra liệu pháp
chim giả.Có cái chim giả tôi sẽ ngẩng cao đầu và nói: Không, không bao giờ em
gặp lại anh nữa đâu. Nhưng cái chính là tôi sẽ bảo toàn được những sự tốt đẹp cho
những người đàn ông của dân tộc tôi...". Có lẽ, đứng về phương diện “bình quyền”
thì nhân vật nữ của Y Ban “tiến bộ” hơn nhân vật của Hoàng Diệu. Chị ta đã không
chấp nhận thực tế, chị ta đã tìm ra cách để giải quyết khá ổn thỏa cái được gọi là
“nhục cảm mà bóng tối ban phát”. Có một cách thức cực đoan hơn nữa để phụ nữ
giải quyết vấn đề nhạy cảm này, đó là “tự thiến mình”, như một nữ nhà văn nổi
tiếng đã từng tiết lộ trên mạng. Bà ta đã quyết định uống một loại thuốc bắc để
giảm thiểu nhu cầu tình dục, để không vướng vào những câu chuyện đàn ông, đàn
bà đầy rẫy thị phi, hay nói đúng hơn là để bảo vệ toàn vẹn lòng kiêu hãnh của chính

mình. Như vậy, Đỗ Hoàng Diệu đã rất có ý thức sáng tạo tác phẩm từ góc nhìn
Phân tâm học. Từ góc nhìn tâm lý có pha chút yếu tố sex, chị đã thể hiện được
chiều sâu những ẩn ức, khát khao và xung động tính dục để lí giải đời sống tâm lý
của con người một cách vi diệu nhất đặc biệt là người phụ nữ hiện đại với những
khao khát rất bản năng, rất con người.
2.2. Nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn “ Bóng đè”
16


Với “Bóng đè” Đỗ Hoàng Diệu đã lấy một bố cục “tàn bạo” để diễn tả được
hết ý mình. Lối viết của Đỗ Hoàng Diệu mạnh mẽ, đầy cá tính, tự tin, văn phong
của cô mới mẻ tạo thành một sắc thái rất đặc trưng của Đỗ Hoàng Diệu. Lối diễn tả
của cô trắng trợn, không nề hà bất cứ một hành động nào trong một cuộc ái ân giữa
một cặp trai gái hoặc ngay khi bị ông bố chồng như cái bóng nhào ra ghì lấy cô con
dâu với đầy đủ những thú tính cuồng nộ. Cốt truyện trong truyện ngắn Đỗ Hàng
Diệu không phải là sự hư cấu hoàn toàn của tác giả. Nó không phải là kết quả của
trí tưởng tượng phong phú của chính nhà văn, mà nó có sự bắt nguồn từ chính
những nhìn nhận, quan sát, đánh giá của tác giả trước con người, trước xã hội và nó
còn bắt nguồn từ chính những kinh nghiệm sống của nhà văn nữa.Tuy nhiên, cốt
truyện truyện ngắn Đỗ Hàng Diệu cũng không bắt nguồn từ những nguyên mẫu của
đời sống thực tế hay một cốt truyện có sẵn. Nó là sự phán ánh những hiện tượng,
mà cụ thể là những góc khuất của đời sống tình cảm, những mối quan hệ hết sức tế
nhị trong đời sống sinh hoạt tình cảm của con người, những rung động khao khát
rất thật, rất người của họ mà đặc biệt là những người phụ nữ trẻ trung, “hừng hực”
sức sống.
Nhiều người cho rằng “Bóng đè” gây được xôn xao dư luận là vì yếu tố trần
trụi - sex. Theo tôi, truyện “Bóng Đè” của Đỗ Hoàng Diệu mặc dù cũng có chút
yếu tố sex nhưng nó không nhằm viết về sex. “Bóng Đè” có giá trị văn học cao
hơn, phong cách xây dựng hình tượng thông qua văn học một cách nghệ thuật hơn,
mặc dù từ ngữ đôi khi gây phản cảm cho người đọc. Truyện phản ánh một hình

tượng thủ dâm của một dân tộc thủ dâm, vừa tự ti một cách hèn hạ vừa tự tin một
cách lố bịch, nhờ nhờ, nhạt nhạt, không bản sắc, bị hiếp dâm tư tưởng bởi Tàu, Tây,
Nhật, Mỹ, Liên Xô, Trung quốc..., đã thế lại không thoát ra khỏi cái bóng đè của
quá khứ 4000 năm, nên mặc dù cần cù, dũng cảm, trung hậu, đảm đang, nhưng
muốn vươn lên thành rồng, thành hổ thì chỉ có trong những cơn say và những cuộc
thủ dâm mà thôi. Cô con dâu ngày hôm nay “ám ảnh vì một thứ tội tổ tông”, số
phận đàn bà như đã được định sẵn… Đỗ Hoàng Diệu mạnh bạo hơn nhiều nhà văn
17


khi đề cập đến tình dục, chị mô tả những “cú thúc từ phía sau”, những “bóp nát,
bục vỡ, khoan sâu”, những bộ ngực cương cứng vì thèm khát, những cào cấu cắn
xé, cô còn có gì, những “âm thanh ập è sin sít”, “hơi thở đều đều vung vãi”, tất cả
đều rất thật. Nhưng đằng sau đó là một hình hài khác, người phụ nữ của Đỗ Hoàng
Diệu là người phụ nữ phải gánh chịu “cả một quá khứ phi phàm”, bị đeo đuổi vì
một thứ “tội tổ tông”, “quá thông minh nhưng quá cả tin”… Dấn thân để kiếm tìm
cái “tôi” đầy nữ tính trong những ràng buộc định mệnh. Dấn thân để khám phá
chiếc bóng của đời mình - một chiếc bóng thân phận: “chúng cũng sống động như
thân thể tôi khát thèm vực thẳm”. Dấn thân để tận hưởng thú đau thương của cõi
người vốn nhiều hệ luỵ: “chúng tôi không biết chọn lựa vì cơ thể chúng tôi đòi hỏi
những nhục cảm mà bóng tối ban phát”. Dấn thân để hơn một lần được giáp mặt
quá khứ phi phàm, để thức dậy chiếc bóng của tổ tông... Đỗ Hoàng Diệu dấn thân
trong ý thức thân phận nên nhân vật của chị luôn hoài nghi: “ Phải chăng tôi đồng
loã, phải chăng tôi đã ưỡn người lên chờ đón ? Phải chăng vòng quay đã được sắp
đặt... Tôi là ai, từ đâu đến ?”. Và dấn thân trong ý thức tội lỗi: “Tôi biết như thế là
tội lỗi, nhưng rồi lại tự nhủ đó là một thứ tội tổ tông mà chẳng ai có quyền chê
trách”... Cây bút nữ Đỗ Hoàng Diệu phải chăng đã tự vấn mình? Những cuộc
“hoan lạc” với “tổ tiên nhà chồng” của “tôi” trong “Bóng đè” dịch chuyển từ ngỡ
ngàng, kinh hãi đến thích thú, đam mê đã phần nào làm sáng tỏ, vượt ra khỏi ý
tưởng nguyên gốc. Sống trong ba chiều quá khứ - hiện tại - tương lai, sống giữa các

mối liên hệ văn hóa trong và ngoài cộng đồng như đã trở thành một “mặc định sinh
tồn” của loài người, dù vùng vẫy thế nào, người ta cũng không thể lảng tránh sự
hiện diện của quá khứ trong hiện tại, không thể thoát khỏi ảnh hưởng của các nền
văn hóa khác mình nhưng có khả năng ảnh hưởng mạnh mẽ. Tôi thấy chị đã dám
dấn thân “lặn ngụp trong vực thẳm rẩy nóng của chính mình và phát ra tiếng kêu
khát khao hạnh phúc”. Lối viết miên man, lặp đi lặp lại các phiến đoạn cảm xúc nội
tâm của nhân vật nữ ở truyện ngắn “Bóng đè”, trong và sau những cuộc “truy
hoan” đã đem lại ấn tượng về một lối viết tinh tế, khác lạ và mới mẻ. Từ đây có thể
18


kết luận sex không phải là đích của truyện ngắn “Bóng đè”, đằng sau nó là những
trăn trở khác, những góc khuất, những ám ảnh sâu xa của người phụ nữ về quá khứ,
đời sống tinh thần và tất nhiên cả những khao khát bản năng rất người...chỉ khi lí
giải nó ở góc độ Phân tâm học ta mới hiểu được giá trị thực sự của nó, điều này
cũng lí giải lí do nó được dư luận hết sức chú ý. Hôm nay, tinh thần dân chủ, tính
năng động cùng khả năng liên tục thay đổi của các sản phẩm văn minh thời đại đã
thâm nhập, tác động vào mọi ngóc ngách của cuộc sống. Văn chương không phải là
ngoại lệ. Tình dục, nó là một phần của đời sống. Nó đẹp như đời sống đang diễn ra.
Nó nồng nàn như đời sống nhưng mặt khác nó cũng tăm tối như đời sống. Văn
chương đạt đến văn chương nhất đấy là khi viết về cái phần mà ẩn sâu, giấu kín
nhất trong con người. Và tình dục là cái ẩn giấu nhất của con người. Hàng trăm
năm đã trôi qua, nỗi khát khao đó, nỗi đam mê rất người đó một lần nữa lại cháy
lên trong những trang viết đầy nhục cảm của Đỗ Hoàng Diệu. Nếu không có những
nhà văn tiên phong như Đỗ Hoàng Diệu văn học chúng ta không có những bứt phá
ngoạn mục. Tôi thấy tự hào và tin vào tương lai của thế hệ trẻ. Đó là những người
dám nói thẳng, nói thật, không giả dối, nói đúng lòng mình, cho thế hệ mình một
cách có văn hóa, có nhân tính.
KẾT LUẬN
Sự xuất hiện trở lại của tác giả Đỗ Hoàng Diệu cũng như sự ra đời của

truyện ngắn “Bóng đè” hay khuynh hướng sử dụng yếu tố Phân tâm học trong văn
chương là một phần của sự chuyển hướng, đổi mới trong văn học hiện nay. Bằng
tình yêu thương vô bờ bến, vô điều kiện với tha nhân, truyện ngắn “Bóng đè” là câu
chuyện đầy tính gợi mở, đầy tính ám chỉ, thể hiện một khả năng tưởng tượng tuyệt
vời của nhà văn Đỗ Hoàng Diệu. Những câu chữ ngắn gọn, gấp gáp, tình tiết như
chất chồng với tiết tấu nhanh, đôi khi ta có cảm giác hơi thở của từng nhân vật như
phập phồng trên trang giấy, những âm thanh của gió hay màu sữa của trăng như dần
hiện lên trước mắt. Phải là một con người tài hoa mới có thể viết nên thứ văn
19


chương chất đầy cảm xúc ma mị như thế! Khi cuốn sách mới ra đời, nhiều người
không thích, thậm chí lên án nó như một thứ văn chương dung tục, nhưng cho đến
tận bây giờ, không một ai dám phủ nhận sự đặc sắc và cực kỳ ấn tượng của nó. Tác
phẩm đã nói lên nỗi khát vọng rất nhân bản về tình yêu, hạnh phúc, về những nỗi
niềm, những khát khao rất con người.Nói như nhà văn Nguyên Ngọc, nó là thứ văn
chương “thấm đẫm nữ tính, tỉnh táo nhiều khi đến tàn nhẫn mà vẫn thật mê
hoặc”…

TÀI LIỆU THAM KHẢO
20


1. Hồ Thế Hà, Hướng tiếp cận từ phân tâm học trong truyện ngắn việt nam sau
1975, Tạp chí Sông Hương, số 232 (Tháng 6).
2. Đỗ Lai Thúy, Bút pháp ham muốn (Phê bình phân tâm học), Nxb Tri Thức, Hà
Nội, 2009.
3. Đỗ Lai Thúy biên soạn, Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật, Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội, 2004.
4. Nguyễn Mạnh Tiến, Diễn giải về mối tương quan giữa tâm lý học với nghiên

cứu văn học, Tạp chí Khoa học và giáo dục, ĐHSP- ĐH Huế, Số 2 (18), 2011.
5. Nguyễn Văn Trung, Nghiên cứu và phê bình văn học, Nam Sơn xuất bản, Sài
Gòn, 1968.
6. Trần Thanh Hà (2008), Học thuyết S.Freud và sự thể hiện nó trong văn học
Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nôi.
7. Các bài viết trên Internet.

21



×