Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Truyện ngắn vũ điệu cái bô dưới góc nhìn phân tâm học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.58 KB, 21 trang )

MỞ ĐẦU
Phê bình phân tâm học ở Việt Nam mặc dù được gieo giống sớm, nhưng không
đâm cành trổ nhánh lên được. Một phần do xã hội còn nặng tư tưởng Nho giáo, coi
tính dục là chuyện kín nơi góc buồng xó bếp nên ai lại đem phơi bày trên mặt giấy. Có
lẽ vì sự “e lệ dậy thì” này mà trong văn học Việt Nam văn chương hoa tình (érotique)
vắng mặt. Phần khác, do “sợ nhi viễn chi” nên các nhà phê bình chỉ hiểu phân tâm
học một cách sơ sơ đại khái như bác sĩ Trực Ngôn trong “số đỏ”. Ấy là chưa kể có
thời học thuyết Freud bị coi là phản động, là nhục mạ con người. phân tâm học, vì thế,
có cơ hội phục hồi và phát triển.Trong sáng tác văn chương, người đầu tiên vận dụng
học thuyết Freud, có lẽ, là Vũ Trọng Phụng trong “làm đĩ”, “giông tố”, “số đỏ”, còn
trong phê bình là Trương Tửu và Nguyễn Văn Hanh.
Phân tâm học đến với văn học Việt Nam là điều tất yếu, vấn đề là văn học Việt Nam
tiếp nhận như thế nào để bắt kịp với thế giới và tạo cho mình một diện mạo mới mẻ
hơn. Có thể nói phân tâm học tồn tại trong văn học nước ta từ văn học trung đại cho
đến văn học hiện đại,ở thời kì văn học trung đại ta thấy rõ yếu tố phân tâm học trong
thơ Hồ Xuân Hương với nhiều hình ảnh, từ ngữ thể hiện tính dục rất khéo léo. Đến
văn học hiện đại phân tâm học đến gần với bạn đọc hơn qua những yếu tố mang đậm
tính sex của nhiều tác giả khác nhau làm nên một bức tranh văn học vô cùng phong
phú. Phân tâm học mang lại cho tác giả một lối viết chân thật,mang đậm ý thức cá
nhân, tác giả không còn sáng tác theo kiểu kể về câu chuyện của ai đó bằng cách nhìn
của mình mà họ viết về cảm xúc của chính bản thân mình, viết về những gì lẩn khuất
sâu trong tâm hồn họ. Từ đó người đọc cũng có được cái nhìn sống động hơn, người
đọc như nhìn thấy đâu đó trong trang sách bóng dáng tâm hồn mình. Chính qua văn
học mà ta thức nhận được tính người của ta, nó suy nghĩ, nói năng. Bởi lẽ, ngôn ngữ
được rèn giũa trong các quan hệ thường ngày với cha mẹ và bạn bè chỉ để hành động:
hỏi, trả lời, để mà sống. Đại thể là, chỉ nhờ vào một cái gì đó như văn học (dù là văn
học truyền miệng trong những kỷ nguyên và những nền văn minh không chữ viết) mà
con người tự vấn về bản thân mình, về số phận vũ trụ của mình, lịch sử của mình,
hoạt động xã hội và tinh thần của mình. Các nhà văn hiện đại được xem là những con
người mẫn cán với thời đại, tiếp thu nhạy bén những lý thuyết mới sáng tạo nên
những tác phẩm tinh tế phù hợp với thị hiếu của độc giả, đem lại cho thế giới cái nhìn


mới về nền văn học Việt Nam.
Gắn với phân tâm học văn học nước ta hiện nay đã có nhiều biến chuyển mới với
hàng loạt tác phẩm nói về vô thức, sex….Trong đó Nguyễn Quang Thân là một trong


những tác giả tiêu biểu đưa yếu tố của phân tâm học vào sáng tác của mình.Và “vũ
điệu của cái bô” của Nguyễn Quang Thân là tác phẩm mang đậm chất phân tâm học
được đánh giá cao. Truyện ngắn này đề cập đến phần bản năng tồn tại trong mỗi con
người đó là “dục tính”, nhân vật chính trong truyện là người đàn bà với lối sống
buông thả thích tìm khoái cảm trong tình dục chấp nhận cặp bồ với vô số đàn ông nhằ
thỏa mãn dục tính của mình. Trong khuôn khổ bài tiểu luận này tôi phân tích truyện
ngắn “ vũ điệu của cái bô” dưới góc nhìn phân tâm học để làm rõ thêm vai trò của
phân tâm học đối với văn học Việt Nam.
Vì những hạn chế về thời gian, vốn hiểu biết của bản thân, đề tài sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của quý thầy cô và
các bạn để bài tiểu luận này được hoàn thiện hơn.


NỘI DUNG
Chương I: Lý thuyết chung về phân tâm học
1.1 sơ lượt về phân tâm học
Phân tâm học (viết tắt của Phân tích tâm lý học, tiếng Anh: Psychoanalysis) là tập
hợp những lý thuyết và phương pháp tâm lý học có mục đích tìm hiểu những mối
quan hệ vô thức của con người qua tiến trình liên tưởng. Nó được khởi thảo
bởi Sigmund Freud, một bác sĩ người Áo. Phân tâm học chuyên sâu nghiên cứu về
con người. Phân tâm học chia bản năng con người ra làm ba phần: cái ấy (E: id;F:Le
Ca; G:das Es), cái tôi (E: Ego;F:Le Moi; G:das Ich) và cái siêu tôi (E:Super ego;F: Le
Surmoi; G:das Über-Ich). Trong đó nói rõ con người luôn bị chi phối bởi bản năng
tính dục và mọi hoạt động của con người đều nhằm thỏa mãn hoặc ức chế nhu cầu đó.
Lí thuyết phân tâm đã được nhiều người nghiên cứu tuy nhiên nó vẫn chưa thực sự

được nhận thức đầy đủ. Cùng với nhiều công trình nghiên cứa về con người như
thuyết tiến hóa và khoa học về nhận thức, đã đóng góp vào việc tìm hiểu sau hơn về
nhận thức về văn hóa và văn minh nhân loại. Phân tâm học được sáng lập vào khoảng
cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 bởi một nhà thần kinh học người Áo – Sigmund Freud.
Thuyết tâm lý học này đã được đánh giá, mở rộng và phát triển theo nhiều hướng
khác nhau, phần lớn nhờ công của một số học trò của Freud như Alfred
Adler (với Tâm lý học cá nhân), Carl Gustav Jung (với Tâm lý học phân
tích), Wilhelm Reich, và sau nữa là những đóng góp từ các nhà phân tâm mới
như Erich Fromm (với một số cuốn sách rất thú vị: "chạy trốn tự do – escape from
freedom"; "Phân tâm học và Thiền – Zen Buddhism and Psychoanalysis"...), Karen
Horney, Harry Stack Sullivan,Jacques Lacan.
Những luận thuyết cơ bản của phân tâm học chủ yếu bao gồm: Hành vi, kinh nghiệm
và nhận thức của con người phần lớn được định hình bởi các xung năng bẩm sinh và
phi lý. Những xung năng này mang bản chất vô thức. Qúa trình cố đưa những xung
năng này "trồi" lên bề mặt ý thức sẽ gây ra những khángcự tâm lý, được biểu hiện qua
các cơ chế phòng vệ. Bên cạnh những cấu trúc tâm thần mang tính bẩm sinh đó, sự
phát triển của một cá nhân còn được định hình bởi những sự kiện thuở ấu thời.
Những xung đột giữa ý thức về thực tại với phần vô thức của hệ tâm thần (tạo nên sự
dồn nén) có thể là nguồn gốc của những chứng rối nhiễu tâm trí như chứng nhiễu tâm,
lo âu, trầm uất, v.v...Phương thức để giải trừ những ảnh hưởng này từ những nội dung
vô thức là đưa các nội dung đó lên bình diện ý thức. Dưới tầm ảnh hưởng rộng lớn
của phân tâm học, đã có ít nhất 22 nhánh lý thuyết nghiên cứu về sự phát triển tâm trí


con người. Nhiều phương pháp tiếp cận khác trong trị liệu cũng được gọi là " phân
tâm lại khác xa so với lý thuyết. Thuật ngữ phân tâm học cũng dùng cho một phương
pháp nghiên cứu về sự phát triển ở trẻ em.

1.2 Những khái niệm cơ bản của phân tâm học
1.2.1. Khái niệm phân tâm học

phương pháp chữa bệnh tâm thần và học thuyết tâm lí đề cao vai trò của cái vô
thức trong đời sống con người, do bác sĩ người Áo Froiđơ X. (S. Freud) đưa ra cuối
thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20. Về sau, phân tâm học trở thành cơ sở của chủ nghĩa Frơt
(Freudism; gọi theo cách phiên tiếng Pháp tên bác sĩ Froiđơ) - một trào lưu tư tưởng
có ảnh hưởng lớn ở Hoa Kì và nhiều nước Tây Âu - được áp dụng phổ biến trong các
lĩnh vực đời sống và văn hoá loài người; được xem là môn triết học - nhân học.
Froiđơ cho rằng, hệ thống vô thức trong con người thể hiện những xung năng, dục
vọng, bản năng sống. Nội dung chính của chúng là những thèm muốn tình dục mãnh
liệt nhưng lại bị ý thức xã hội (biểu hiện bởi những cấm đoán của xã hội) kiềm chế.
Vì vậy, con người thường xuyên xuất hiện lo âu, ức chế và các trạng thái loạn tâm
thần. Có khi chúng được thoả mãn giả vờ thông qua các hình thức mộng mị, nói nhịu,
viết nhầm, vv. hoặc được thăng hoa dưới các hình thức sáng tác văn học nghệ thuật.
Họ chỉ lấy lại được thăng bằng và thoát khỏi các trạng thái bệnh lí một khi có sự can
thiệp của các bác sĩ (dùng phương pháp liên tưởng tự do xác định nguyên nhân).
Căn cứ chủ yếu của thuyết phân tâm học là hệ thống lí luận về kết cấu tâm lí của con
người mà theo đó, tính cách con người được chia thành ba bộ phận: “bản ngã”, “tự
ngã” và “siêu ngã”. Theo phân tâm học, đời sống tinh thần của con người luôn bị chấn
động bởi các xung đột, vì vậy cần phải có những cơ chế bảo vệ để con người thích
nghi với thế giới bên ngoài. Trong cuộc sống, con người một mặt phải nhận thức được
sự dồn nén những thèm muốn trong mình, mặt khác, phải biết điều chỉnh sự diễn biến
của các quá trình tâm lí cho phù hợp với yêu cầu của những người xung quanh, tránh
những biến động xảy ra do không thể đáp ứng trực tiếp và kịp thời những ham muốn
vô thức. Lí luận cơ bản của phân tâm học có những cống hiến nhất định cho việc
nghiên cứu quá trình tâm lí và chữa trị các trạng thái loạn tâm thần của con người, đặc
biệt là phương pháp liên tưởng, cách giải thích các giấc mộng. Nhưng khi giải thích
các hiện tượng xã hội và lịch sử văn hoá, phân tâm học có những sai lầm nghiêm
trọng bởi đó là quan điểm của quyết định luận sinh vật, đi ngược lại quan điểm lịch
sử.
1.2.2 Bản năng



S.Freud cho rằng con người được sinh ra với những bản năng thuộc về vô thức. Nó
bao gồm các bản năng sống và bản năng chết.
- Bản năng sống: là sự đói khát, tình dục.
- Bản năng chết: là những bản năng hướng tới sự phá bỏ, tiêu diệt cuộc sống. Những
hành vi gây thương tích, tự hủy hoại bản than ở con người. Những hành vi hung tính,
sự nóng giận cũng là bản năng chết của con người.
1.2.3 Các cơ chế tự vệ.
- Sự dồn nén: kiềm chế những lo lắng lại, che giấu không để lộ ra ngoài.
- Sự phóng chiếu: chuyển những cảm xúc của mình lên người khác.(tâm sự)
- Sự chối bỏ: từ chối, ví dụ không chấp nhận những lo lắng sợ hãi đang tồn tại trong
bản thân.
- Sự thoái bộ: thoái lui về giai đoạn trước, có những hành vi thuộc lứa tuổi trước đó
( hiện tượng trẻ con hóa).
- Sự tạo lập hành động (phản ứng): chuyển những cảm xúc ví dụ lo âu thành hành
động. ( Lo về kết quả học tập – học bài).
- Sự phá bỏ: chuyển những cảm xúc lo âu thành sự hung dữ. ( Lo về kết quả học tập –
đi uống rượu)
- Sự thăng hoa: chuyển lo âu, sợ hãi thành các sản phẩm có ích cho xã hội. ( Ví dụ:
nhà thơ Xuân Diệu chuyển cảm xúc thất tình thành thơ)
- Sự mơ mộng: thỏa mãn những mong muốn trong giấc mơ.
1.2.4 Tính dục ấu thơ
S. Freud cho rằng tâm lý con người phát triển qua các giai đoạn khác nhau sau đây:
- Giai đoạn môi miệng (oral stage): từ khi sinh ra cho đến 1.5 tuổi. Sự thỏa mãn được
thự hiện qua ăn uống, mút, bú mẹ. Nếu đứa trẻ trong thời kỳ này không được thoản
mãn nhu cầu này, thì nó sẽ có những cảm giác tiêu cực như tự ti, lo âu về sự an toàn
vào những giai đoạn sau của cuộc đời.
- Giai đoạn hậu môn (anal stage): từ 1.5 – 3 tuổi. Sự thỏa mãn được thực hiện qua sự
đi đại tiện, tiểu tiện. Thời kỳ này trẻ bắt đầu học cách kiểm soát cơ thể và môi trường
xung quanh qua việc hướng dẫn của cha mẹ, việc quy định vệ sinh và các hoạt động

giáo dục khác.
- Giai đoạn dương vật (phallic stage): từ 3 – 5 tuổi. Trong giai đoạn này có 3 mặt phát
triển chính: hứng thú tình dục, phát triển của siêu tôi, mở rộng phạm vi quá trình bảo
vệ cái tôi.
- Giai đoạn tiểm ẩn (latance stage): từ 5 tuổi trở lên đến tuổi vị thành niên. Khi này trẻ
học cách thăng hoa tình yêu đối với bố mẹ, nó được thể hiện bằng sự tôn kính.


- Giai đoạn cơ quan sinh dục ngoài (genital stage): là giai đoạn tuổi thanh niên và
sang tuổi trưởng thành, khi này cá nhân đã có thể nhận thức và ý thức hành vi ở người
lớn.
1.3 Cấu trúc nhân cách
S. Freud cho rằng cấu trúc của nhân cách gồm có 3 cấu thành, đó là cái Nó (Id), cái
tôi (Ego) và cái siêu tôi (Super Ego). Các cấu trúc này được hình thành và phát triển
dần tới khi con người được 5 tuổi.
- Cái ấy (id): Hệ thống này bao gồm các bản năng vô thức và thúc đẩy con người
thỏa mãn những mong muốn mà không tính tới các nguyên tắc và các quy định của xã
hội.
- Cái tôi (ego): được hoạt động, điều chỉnh (kiểm soát) bởi thực tiễn thế giới xung
quanh.
- Cái siêu tôi (superego): bao gồm ý thức và đạo đức.
Cả ba cấu thành trên được tập hợp trong một con người và chúng quy định ảnh
hưởng lẫn nhau. Cái ấy hoạt động theo nguyên tắc thỏa mãn. Cái tôi hoạt động theo
nguyên tắc thực tiễn và cái siêu tôi hoạt động theo nguyên tắc kiểm duyệt. Sự mâu
thuẫn tồn tại giữa cái ấy và cái siêu tôi dễ làm con người rơi vào tình trạng căng
thẳng. Để giúp cho con người có thể thoát khỏi tình trạng này, S.Freud cho rằng cần
có những cơ chế tự vệ để bảo đảm tạo ra sự cân bằng trong tâm lý của con người.
1.3.1 Cái ấy
Trong các yếu tố của nhân cách, "cái ấy" là yếu tố duy nhất có mặt từ lúc mới sinh ra;
nó không được tổ chức, và hoàn toàn vô thức. "Cái ấy" bao gồm các thôi thúc do bản

năng vốn dẫn đến ứng xử sơ khai đối với cái đói, cái khát, tình dục và các xung động
căn bản. "Cái ấy" có tính trẻ con, ích kỷ, phi đạo đức, phi logic, và không mang ý
niệm thời gian. Là nguồn gốc của mọi năng lực tâm linh, "cái ấy" được xem như một
yếu tố chính của nhân cách và là bể chứa những libido hay "thôi thúc bản năng để tạo
ra". "Cái ấy" được lèo lái bởi nguyên tắc về vui thú nghĩa là cố tránh sự đau đớn,
phiền não và cố tìm sự thỏa mãn tức thì cho mọi ao ước, thèm muốn và nhu cầu. Các
nhu cầu ấy nếu không được làm vừa lòng sẽ mang đến kết quả một trạng thái lo âu
hay căng thẳng. Ví dụ, cảm giác đói hay khát sẽ gây ra một cố gắng tức thì để có ăn
hay uống; như các trẻ sơ sinh nếu bị đói sẽ khóc thét cho đến khi được cho bú. Tâm trí
của trẻ sơ sinh có thể xem như hoàn toàn được điều khiển bởi "cái ấy" trong ý nghĩa
nó là một khối lớn những thôi thúc và xung động do bản năng. Tuy nhiên, việc làm
thỏa mãn tức thì các nhu cầu bản năng không luôn luôn thực tế và thậm chí không thể
thực hiện. Nếu được điều khiển hoàn toàn bởi nguyên tắc về vui thú, ta có lẽ giựt
những thứ ta muốn từ tay người khác để thỏa mãn ao ước của mình. Nhưng làm như


thế sẽ gây loạn và không được xã hội chấp nhận. Theo Freud, nếu không được thỏa
mãn với nguyên tắc về vui thú, "cái ấy" sẽ cố gắng giải quyết qua diễn trình sơ cấp
vốn tạo ra một hình ảnh tâm trí về sự vật mong muốn để thay thế cho sự thôi thúc và
làm mờ đi sự lo âu hay căng thẳng. Cái ấy chính là biểu hiện của cái di truyền, có xu
hướng thỏa mãn những nhu cầu bẩm sinh cá nhân. Cái đó chứa đựng những bản năng
như: ăn uống, tự vệ, tình dục…trong đó bản năng tình dục giữ vai trò quyết định toàn
bộ đời sống tâm lý con người, cái nó hoạt động theo nguyên tắc thỏa mãn. Cái ấy và
cái vô thức được ẩn dấu sâu bên trong bộ máy tâm thần cắt nghĩa cho đa số hành vi
con người.
1.3.2 Cái tôi
Cái Tôi là cái trung gian giữa cái ấy và cái bên ngoài. Về mặt nguồn gốc, cái tôi
được xem là một phần của cái nó nhưng đã bị tách khỏi cái nó để tiếp xúc với cái bên
ngoài. Cái tôi con người thường ngày, con người có ý thức. Cái tôi có nhiệm vụ kiểm
soát những vận động theo ý mình, đảm bảo sự tồn tại. Khi cái tôi chống lại nó bằng

cách giành quyền làm chủ nhưng đòi hỏi xung lực và quyết định việc thỏa mãn hay
chưa thỏa mãn những đòi hỏi của xung lực. Công việc cảu cái tôi là làm cho ước
muốn của cái nó phù hợp với cái thực tại tương ứng với môi trường vật lý. Cái tôi bị
chi phối bởi nguyên lý thực tế (hoạt động theo nguyên tắc thực tại) vì nó làm thỏa
mãn nhu cầu nào đó một cách thực sự chứ không phải là tưởng tượng."Cái tôi" là một
yếu tố được tổ chức của nhân cách và làm công việc đương đầu với hiện thực để thỏa
mãn "cái ấy" trong đường dài. Theo Freud, cái tôi phát triển từ "cái ấy" và cam đoan
rằng các xung động của "cái ấy" có thể được biểu lộ theo cách được chấp nhận trong
thế giới thực. Nó gồm có các chức năng về nhận thức, tri thức, hành động, và tự vệ
tâm lý. Cái tôi vận hành trong cả ba phần: ý thức, tiền thức và vô thức. Ý thức nằm
trong cái tôi, nhưng không phải mọi vận hành của cái tôi đều có ý thức. Cái tôi hoạt
động dựa trên nguyên tắc về hiện thực, nghĩa là cố tìm sự thỏa mãn những ước muốn
của "cái ấy" một cách thực tế và thích hợp với xã hội. Trước khi quyết định làm hay
bỏ một hành động, nguyên tắc về hiện thực giúp ta cân nhắc giữa điều lợi và cái giá
phải trả từ hành động ấy. Trong nhiều trường hợp, những xung động của "cái ấy" có
thể được làm vừa lòng qua diễn trình thỏa mãn trễ, nghĩa là sau cùng cái tôi rồi sẽ cho
phép ứng xử ấy, nhưng chỉ trong thời gian và tình huống thích hợp. Sự căng thẳng
giữa "cái ấy" và cái tôi do những thôi thúc vô thức không được thỏa mãn (vì bị cái tôi
ngăn chận) cũng được cái tôi xả bớt qua diễn trình thứ cấp, trong đó cái tôi cố gắng
tìm ra một sự vật trong thế giới thực vốn ăn khớp với hình ảnh tâm trí được tạo ra bởi
diễn trình sơ cấp của "cái ấy".


Không giống như cái ấy, cái tôi không có sẵn vào lúc sinh ra, nhưng nó sẽ dần dần
hình thành và phát triển khi đứa trẻ tương tác với mội trường sống. Chức năng của cái
Tôi là thực hiện việc kiểm soát bản thân và hiểu biết thế giới bên ngoài. Biểu hiện
như: Trong giai đoạn đầu đời, đứa trẻ không thể phân biệt được các sự vật, và đó là lý
do chủ yếu khiến đứa bé con đang đói bụng có thể cho vào miệng tất cả những gì mà
nó có được trong tay. Đứa trẻ khi đó vẫn không có được những cảm nhận về thế giới
thực tại ở bên ngoài, và rồi trẻ sẽ phải học cách phân biệt giữa thực tế khách quan và

những hình ảnh bên trong tâm trí của nó. Cũng qua quá trình đó, đứa trẻ sớm nhận ra
rằng việc tạo nên những hình ảnh trong tâm trí không hề giúp thỏa mãn được những
nhu cầu của nó, và hệ quả là trẻ bắt đầu phân biệt được giữa bản thân nó và thế giới
bên ngoài, bắt đầu học cách tìm kiếm những sự vật bên ngoài để phù hợp với những
hình ảnh bên trong tâm trí của nó. Quá trình này tạo điều kiện cho cái tôi tách biệt ra
khỏi cái ấy và được xem là quá trình đồng nhất hóa. Đây là một trong những khái
niệm quan trọng nhất trong lý thuyết phân tâm.
1.3.3 cái siêu tôi
Yếu tố chót được phát triển của nhân cách là "cái siêu tôi" vốn được tổ chức để chứa
đựng các tiêu chuẩn và khuôn mẫu được nhập tâm về đạo đức mà ta lãnh hội từ bậc
cha mẹ và xã hội, nghĩa là tri giác của ta về tội lỗi, về điều cấm kỵ, về đúng và sai.
Cái siêu tôi cung cấp những hướng dẫn để phán đoán, và vận hành chủ yếu trong vô
thức nhưng một phần cũng thuộc về ý thức. Theo Freud, cái siêu tôi bắt đầu xuất hiện
khi trẻ em được khoảng năm tuổi và gồm có hai nhóm: Khuôn mẫu siêu tôi: gồm có
những quy tắc và tiêu chuẩn cho các ứng xử tốt vốn gồm những ứng xử được cho
phép bởi xã hội và bậc cha mẹ. Tuân theo các quy tắc này sẽ mang đến cảm giác tự
hào, giá trị và thành đạt. Lương tâm: gồm có thông tin về những việc được bậc cha
mẹ và xã hội xem là xấu xa. Những ứng xử ấy thường bị chỉ trích hay cấm đoán và
dẫn đến những hậu quả xấu, sự trừng phạt hay cảm giác có tội và hối hận. Có sự đối
nghịch ở đây: cái siêu tôi cố sức làm cho hành động mang tính thích hợp với xã hội,
trong khi "cái ấy" chỉ muốn được thỏa mãn tức thì. Cái siêu tôi vận hành để hoàn
thiện và văn minh hóa các ứng xử của con người, để cầm chân mọi thôi thúc khó được
chấp nhận của "cái ấy", và khiến cho cái tôi hành động dựa vào các tiêu chuẩn đạo
đức thay vì dựa vào nguyên tắc về hiện thực. Cái siêu tôi có mặt trong cả ba phần: ý
thức, tiềm thức và vô thức.
Cái siêu tôi là lực lượng đối lập với cái tôi ngăn cản cái tôi trong quá trình phát triển,
kìm hãm sự thỏa mãn của cái tôi, đó là “cái Tôi lý tưởng” không bao giờ vươn tới
được và hoạt động theo nguyên tắc kiểm duyệt chèn ép. Cái siêu tôi là một dạng thức
kiểm soát từ bên trong của mỗi cá nhân. Theo quan điểm của Freud, cái Siêu Tôi được



tạo nên bởi hai thành phần, đó là lương tâm và cái Tôi lý tưởng. Lương tâm thể hiện
những điều mà một con người tin rằng mình không nên làm; còn cái Tôi lý tưởng thì
thể hiện những điều mà một con người muốn thực hiện.
Ví dụ: Khi trẻ thực hiện một hành vi phù hợp mà không có ai khác ở tại chỗ để chứng
kiến, khi ấy có sự hiện diện của cái siêu tôi. Tiến trình đồng nhất hóa cũng quan trọng
trong sự phát triển của cái siêu tôi. Những đối tượng đầu tiên trong thế giới bên ngoài
giúp thỏa mãn các nhu cầu của đứa trẻ chính là cha mẹ của nó. Ngay từ giai đoạn phát
triển đầu đời, trẻ cũng nhận ra rằng ngay cả những con người quan trọng đó cũng có
lúc không chấp nhận những biểu hiện từ các xung năng của nó. Cha mẹ hành xử như
những người gìn giữ kỹ cương, thông qua các quá trình thưởng và phạt với nhiều mức
độ khác nhau khiến đứa trẻ dần nhận ra được những hành vi nào của nó là được chấp
nhận và những hành vi nào là không chấp nhận được. Khi quá trình này tiếp diễn suốt
thời thơ ấu, trẻ không những nhận được các giá trị và tập quán của cha mẹ, mà nó còn
thống nhập những giá trị, truyền thống và tập quán mà xã hội chấp nhận.
1.3.4 Mối quan hệ giữa các thành tố.
Toàn bộ cuộc sống con người là sự mâu thuẫn liên tục giữa 3 khối đó, khối này
chèn ép khối kia. Nhưng nổi bật nhất là cái đó và cái siêu tôi(bản năng chèn ép, muốn
khống chế ý thức, ngược lại ý thức muốn chèn ép, khống chế vô thức). S.Freud cho
rằng sở dĩ dục vọng bị đè nén là do tiêu chuẩn xã hội không cho phép nó được thỏa
mãn, nhiều khi bản năng dục vọng bị hạn chế. Tuy nhiên nó không tự động mất đi mà
vẫn tiếp tục hoạt động để cố tìm sự thỏa mãn. Theo đó thì mọi hành vi của con người
do bản năng dục vọng tri phối và điều hành. Ví dụ: xu hướng của bản năng tình dục
đã có ở trẻ con ngay từ lúc mới lọt lòng , cho nên con trai thì thích mẹ hơn ghen bố
hơn còn con gái thì ngược lại. Những ham muốn đó có tính chất tự nhiên, di truyền
trong tâm lý con người.
Với nhiều lực cạnh tranh nhau, rất dễ cho ta nhận thấy sự xung đột sinh ra giữa
"cái ấy", cái tôi, cái siêu tôi và hiện thực. Freud cho rằng cái tôi là trung gian giữa các
lực kia, tạo ra sự cân bằng giữa "cái ấy" và hiện thực (cái tôi không có tính đạo đức ở
cấp độ này) trong khi làm vừa lòng cái siêu tôi (đạo đức). Mục đích của cái tôi là tạo

an toàn cho con người chủ thể và cho phép một số ước muốn của "cái ấy" được biểu
lộ, nhưng chỉ khi các hậu quả xấu của hành động là không đáng kể. Có thể xem cái tôi
như một đầy tớ của ba người chủ khó tính. Nó phải làm hết khả năng để phụ vụ cả ba,
vì vậy luôn luôn cảm thấy bị vây quanh bởi sự nguy hiểm do tạo ra bất mãn của các
người chủ. Tuy nhiên, dường như cái tôi trung thành với "cái ấy" hơn, có khuynh
hướng bỏ qua các chi tiết nhỏ của hiện thực để giảm thiểu xung đột trong khi giả vờ
vẫn tôn trọng hiện thực. Nhưng cái siêu tôi đang liên tục theo dõi mọi động thái của


cái tôi, khuyến khích cái tôi tránh làm bậy và trừng phạt về việc làm bậy bằng cảm
giác có tội, lo âu và tự ti. Để vượt qua sự xung đột này, cái tôi phải dùng đến các cơ
chế phòng vệ tâm lý. Thuật ngữ "sức mạnh của cái tôi" được dùng để chỉ khả năng
của cái tôi trong việc đương đầu hiệu quả với các đòi hỏi của các lực kia. Những
người với sức mạnh của cái tôi đúng mức sẽ có khả năng điều hòa các lực với nhau,
duy trì cảm xúc ổn định, và chịu nổi các áp lực bên trong lẫn bên ngoài. Những người
kém sức mạnh của cái tôi sẽ cảm thấy bị xâu xé, giành giựt giữa các lực cạnh tranh;
còn những người mạnh quá có thể trở nên cứng cỏi và bất khuất. Theo Freud, bí quyết
để dẫn đến một nhân cách lành mạnh là sự cân bằng giữa "cái ấy", cái tôi và cái siêu
tôi.
Trong nhãn quan của Phân tâm học thì nhà sáng tạo trượt đi trong những trò chơi,
huyễn tưởng và những giấc mơ không biên giới. Người sáng tạo lao vào địa hạt của
mình như những đứa trẻ lao vào cuộc chơi của chúng, ở đó những luật lệ riêng được
thiết lập, kiến thiết nên một thế giới của cái khác kết hợp với sự tri nhận của họ về thế
giới khách quan. Cứ thế người sáng tạo thụ hưởng những lạc thú của mình khi thế
giới khác biệt không ngừng được tạo sinh. Có những ước muốn ở đời sống trần trụi
không được thỏa mãn đã sinh ra những huyễn tưởng, những mộng mơ và từ đó sinh ra
những giấc mơ ban ngày. Phân tâm học cho đó là giấc mơ khi tỉnh, người tỉnh mộng
mơ và hoang tưởng để tác phẩm được sinh ra. Tác phẩm văn chương ra đời trong tính
huyễn tưởng, trong sự chấp chới giữa vô thức, tiềm thức và ý thức, trong sự đấu tranh
giữa những ức chế bị kìm nén và sự khát khao giải phóng những ẩn ức bị kìm nén.

Những điều đó đã tạo nên suối nguồn sáng tạo, khiến cho người sáng tạo có thể cam
chịu những vết thương ở đời để được mộng mơ, để được sáng tạo. Phân tâm học đã
thực sự làm nền tảng để khai sinh ra nhiều trào lưu nghệ thuật từ khi mới ra đời cho
đến nay. Phân tâm học đã khai mở ra nhiều chiều hướng diễn giải đối với các tác
phẩm văn học, mở ra nhiều chiều hướng để đi vào thế giới bên trong của người sáng
tạo, một thế giới rộng lớn, không rõ hình thù và biên giới, một thế giới chứa nhiều ẩn
ức, thế giới của sự chênh chao giữa ý thức và vô thức, giữa mơ và tỉnh. Trước những
hiện tượng văn học đương đại mang tính gây hấn với các phương pháp phê bình
truyền thống.


Chương II: Phân tích truyện ngắn “vũ điệu của cái bô”
của Nguyễn Quang Thân dưới góc nhìn phân tâm học
Có nhiều thứ tình yêu: tình yêu nam nữ, tình yêu cha mẹ, tình yêu con cái, tình
yêu anh (chị) em, tình yêu ái kỷ , cũng như tình yêu nhóm, yêu nhà trường và tình yêu
đất nước. Nỗi khát khao duy trì sự gần gũi với đối tượng mình yêu sẽ quyết định típ
tình yêu như thế nào. Sự phát triển tình dục và sự phát triển khả năng yêu thường có
những ảnh hưởng tương hỗ với nhau. Một người có khả năng cho và nhận tình yêu mà
không mấy quan tâm về nỗi sợ hãi và mâu thuẫn thì có khả năng tạo ra những mối
quan hệ thực sự gần gũi với người khác. Khi đã dính líu đến một mối quan hệ gần gũi
rồi thì con người chủ động phấn đấu cho sự phát triển và hạnh phúc của người mình
yêu dấu. Tình yêu ở tuổi trưởng thành được đánh dấu bằng sự gần gũi thân xác là một
thuộc tính đặc biệt của mối quan hệ giữa hai người. Phẩm chất của sự gần gũi này
trong mối quan hệ tình dục chín muồi đã được Rollo May gọi bằng "sự tiếp nhận chủ
động", trong đó một người trong khi đang yêu cho phép bản thân mình được yêu.
Năng lực này chỉ ra một nhận thức sâu sắc về tình yêu đối với người khác và đối với
bản thân. Trong một quan hệ yêu thương như vậy, các hành vi tính dục được xem là
một chất xúc tác. Rollo May mô tả những giá trị của tình yêu man nữ như là sự mở
rộng nhận thức về mình, trải nghiệm tình cảm âu yếm, tăng sự tự khẳng định và niềm
kiêu hãnh, và đôi khi, vào lúc cực điểm của khoái cảm (cực khoái), thấy như mất đi

những cảm nghĩ xa cách. Trong những giờ phút như vậy, tình dục và tình yêu tăng
cường lẫn cho nhau và hòa hợp với nhau một cách lành mạnh. Nhưng trong “vũ điệu
của cái bô” Nguyễn Quang Thân đề cập đến vấn đề thỏa mãn tính dục không cần tình
yêu của nhân vật như một thói quen tha hóa không thể từ bỏ. Soi chiếu truyện ngắn
này dưới góc nhìn của phân tâm học mà cụ thể là của những lý thuyết cơ bản của phân
tâm học đã nêu ở trên tác giả gửi gắm tới bạn đọc cuộc sống của một con người rơi
vào bản năng tình dục, sống vô cảm chỉ biết lấy tình dục để thỏa mãn cuộc sống của
chính mình một cách mù quáng.
2.1 Khái quát về truyện ngắn “vũ điệu của cái bô”


Vũ điệu của cái bô là một truyện ngắn độc đáo đã thành công khi dùng tiếng cười
để tái hiện bi kịch bị tha hoá vì nghèo đói của một bộ phận trí thức giàu tài năng, tâm
huyết nhưng không có khả nàng chiến thắng hoàn cảnh. Qua truyện ngắn này tác giả
muốn làm rõ một chủ đề của văn học nước ta thời kỳ đổi mới qua truyện ngắn này:
chủ đề về tấn bi hài kịch của người trí thức. Trong Vũ điệu của cái bô, Nguyễn Quang
Thân cho người đọc thấy nhiều bất ổn của đời sống qua chính tình thế "lệch chuẩn"
phi lý của Hảo, một phó tiến sĩ có tài nhưng "không có đất dụng võ’’. Là kỹ sư ở nhà
máy giày, Hảo còn trẻ, say mê sáng tạo, thừa nhiệt tình, tâm huyết, từng dày công
nghiên cứu và cho ra đời một loại keo dán giày hảo hạng. Trớ trêu, "khách hàng đã
tẩy chay thứ giày bong mũi của nhà máy" trước khi loại keo dán giày của anh "qua
được bát quái trận thủ tục" Nhà máy đóng cửa, cuộc sống của Hảo trở nên bấp bênh.
Sợ "mọc đuôi dài ra", Hảo buộc phải chấp nhận "bán mình". "Hai mươi tờ giấy bạc
năm ngàn đủ sức mạnh biến Hảo thành người trông trẻ mẫn cán trong ba mươi ngày',
"chăn một thằng bé lên ba tuổi rưỡi ', phục vụ nó "đi bô' có thể là một công việc hết
sức bình thường với một cô gái nông thôn thất học. Nhưng với một ngươi yêu nghề
như Hảo thì đó lại là một sự trái ngược chua xót. Nhiệt huyết, tài năng bị xem thường,
đề tài khoa học nghiêm túc bị xếp xó, Hảo phải sống bằng một thứ "khoa học giả cầy”
được mã hoá bằng cụm từ "nghiên cứu có tính chiến lược '. Lý tưởng không còn đất
sống, lòng tự trọng của kẻ sĩ bị thui chột vì số tiền trông trẻ bằng ba lần lương tháng.

Nhu cầu cơm áo và hoài bão lớn không thể dung hoà ý thức sầu sắc về nỗi đau "hàn sĩ
" nhưng Hảo không thể bỏ công việc của một "bảo mẫu' dù có lúc nhớ sách, nhớ vở.
Hảo cần tiền uống cà phê mỗi sáng, cấn tiền nuôi con, cẩn cả tiền phục vụ cái xe đạp
"cà tàng” hay "sinh bệnh'. Vì tiền, anh buộc phải đánh mất mình, đánh mất lòng tự
trọng. Anh căm ghét bản thân, phỉ báng sự hèn nhát, tha hóa. Lòng tự trọng còn giúp
Hảo cố giữ mình trước người đàn bà giàu có và quyến rũ nhưng đã không dưới một
lần anh bắt gặp mình thèm muốn chị. Hảo tự biết tình thế lố bịch của mình: "Kiên trì
sự đố kị muôn thuở của người nghèo, sự ghê tởm của hàn sĩ bị phỉ báng". Bị giằng co
giữa sĩ diện của trí thức với nỗi khát thèm thường tình của một người đàn ông, anh trở
thành "con sứa" đáng khinh bỉ nhất trong mắt chị chủ nhà giàu có đang muốn được
giải trí. Và gắn với đó là cuộc sống trụy lạc của chị chủ cùng đám nhân tình quyền
thế. Bi kịch của Hảo khiến người đọc liên hệ đến kiếp "sống mòn" của người trí thức
nghèo trong nhiều tác phẩm của nhà văn quá cố Nam Cao. Hảo cũng giống như họ,
ôm ấp bao nhiêu hoài bão đẹp đẽ mà cuốl cùng đều "thua tiếng réo của cái dạ dày".
Con người thật đáng cười trước những nhu cầu tầm thường nhất. Nhưng cũng thật
đáng thương khi bị sấp mặt bởi "giá áo túi cơm". Chỗ khác của ngòi bút Nguyễn
Quang Thân so với Nam Cao là ông đã dùng cái hài làm phương tiện nghệ thuật để tô


đậm cái bi. Cái hài bật ra theo từng chi tiết từng tình huống. Nó chi phối cả cấu trúc
nhân vật lẫn hành văn của truyện. Độc giả được thoả mãn lòng yêu cái đẹp bằng chính
tiếng cười vì "khi cười cái xấu, chúng ta trở nên cao hơn nó ' (Secnsepxki). Nhưng ở
phía sau nụ cười ta cũng cảm nhận được dư vị xót xa và nỗi đau mặn đắng. Đó là sức
mạnh huỷ diệt và tái sinh của tiếng cười có chiều sâu của tình thương và trí tuệ.
2.2 Xây dựng nhân vật với bản năng tính dục
Bản năng tính dục trong tác phẩm được thể hiện rõ ở nhân vật chị chủ nhà xinh
đẹp -người thuê Hảo làm người giữ trẻ và phần nào cũng được thể hiệ qua đám nhân
tình của chị ta. Nhân vật nữ này sống chìm đắm triền miên trong những cuộc vui thú
tình yêu nói chính xác hơn là chị ta đam mê tình dục ,xem tình dục là tất cả trong cuộc
sống Soi chiếu với lý thuyết của phân tâm học thì đây là kiểu nhân vật vô thức. Trong

văn học vấn đề đối cực nam nữ dẫn đến một vài thảo luận nữa về chủ đề tình yêu và
tình dục. Freud khi nhận thấy một cách cực đoan trong tình yêu có sự biểu lộ – hay
một thăng hoa – của bản năng tính dục hơn là nhận ra rằng ham muốn tính dục là một
biểu lộ của nhu cầu muốn yêu thương và hợp nhất. Ông đã diễn tả ý niệm này trong
Three Contributions to the Theory of Sex (Ba cống hiến cho lý thuyết về tính dục),
cho rằng Libido ở đàn ông hay đàn bà . Sự hấp dẫn dục tính giữa hai phái chỉ được
điều động từng phần bởi nhu cầu tẩy trừ áp lực; đó chính là nhu cầu hợp nhất với cực
tính dục khác. Thực vậy, sự hấp dẫn của bản năng tính dục làm cho chị ta sẵn sàng lao
vào cuộc sống tình dục với bất kì người đàn ông nào nhằm tìm kiếm sự khoái lạc ,
thõa nhục vọng của mình. Những cuộc tình của chị là những cuộc hoan lạc không có
tình yêu. Chị nhìn nhận đàn ông như một con đực giúp chị thỏa mãn chứ không phải
là con người mà chị yêu thương thật sự. “Chị ngắt lời ông: "Anh yêu em đi!". Chị
quyết định tặng ông một bữa tiệc chia ly no xôi chán chè như bữa cơm người ta vẫn
thường cho tử tù ăn trước ngày ra trường bắn. Ông sững sờ vì hạnh phúc, cũng như
kẻ tử tù kia đang nằm mơ thấy cái cọc thì bỗng thấy trước mắt mình một con gà mái
quay, nghẹn ngào nhìn nhưng không ăn được. Ông cũng không ăn được. Ông đổ tội
cho tính đãng trí, bỏ quên chai rượu tắc kè ở nhà, chửi sự quản lý khách sạn xuống
cấp vì cái giường cứ kêu cót két, chửi rủa cả cái váy ngủ của chị, làm gì mà phải
dùng đến hai cửa ra vào làm ông lầm lẫn lung tung, sự xa xỉ điển hình của nền dân
chủ tư sản!”. Người đàn ông đầu tiên của chị mà tác giả miêu tả là ông Vị, một con
người có chức quyền, giúp chồng chị trong làm ăn và cuối cùng là người thõa mãn
dục vọng của chị . “Ông ấy giúp đỡ chồng chị đến nơi đến chốn nhưng không hề để
mắt đến chị, món mỡ nước miệng mèo. Đã có ai ở thành phố này dám coi chị như củ
khoai cơ chứ? Lòng tự ái nổi lên, chị tìm cách khám phá con người mẫu mực kia và


chị yêu ông ấy lúc nào không biết. Khi chị hiểu ra sự cao đạo của ông ấy là một cái
bẫy chinh phục nguy hiểm của những người có tuổi thì cũng là lúc chị chán ông ta”
Đàn ông đối với chị chỉ là công cụ giúp chị đạt được điều gì đó trong cuộc sống, dến
khi không còn được thỏa mãn thì chị sẵn sàn vứt bỏ và tìm cho mình một đối tượng

khác hấp dẫn hơn. Chị đến với đàn ông không nhằm mục đích chia sẽ tình cảm mà là
tìm nguồn cảm hứng mới trong tình dục, mỗi người đàn ông với chị như một phép thử
cho cuộc truy tìm cảm giác mới. Tình yêu là sự thâm nhập chủ động vào kẻ khác,
trong đó ham muốn hiểu biết của tôi được thoa dịu bằng sự hợp nhất. Trong hành vi
hỗn hợp, tôi biết bạn, tôi biết chính tôi, tôi biết mọi người – và không “hiểu biết” gì
cả. Tôi biết trong một đường lối duy nhất sự nhận thức về cái đang còn sống là có thể
có đối với con người, do cảm nghiệm về hợp nhất chứ không do bất cứ nhận thức hay
tư tưởng nào có thể mang lại. Bạo hành được điều động bởi ý muốn biết sự bí mật,
nhưng tôi vẫn còn mù tịt như trước kia. Tôi xé một sinh thể khác ra từng chi thể,
nhưng tất cả những gì mà tôi đã làm là để hủy diệt nó. Tình yêu là đường lối duy nhất
để hiểu biết mà trong hành vi hợp nhất nó trả lời cho sự thăm hỏi của tôi. Trong hành
vi yêu thương, tự hiến, trong hành vi thâm nhập kẻ khác, tôi tìm thấy chính mình, tôi
khám phá ra chính mình, tôi khám phá ra cả hai chúng ta, tôi khám phá ra con người.
Lòng thiết tha muốn biết về chính mình và biết người đồng loại của chúng ta đã được
diễn tả trong cách ngôn Delphes: “Bạn hãy tự biết chính bạn”. Đó là chủ phát điểm
của mọi nền tâm lý học. Nhưng vì ham muốn là hiểu biết tất cả về con người, bí mật
sâu kín về nó, nên sự ham muốn ấy không bao giờ có thể được lấp đầy trong nhận
thức thuộc loại bình thường, trong nhận thức chỉ bằng tư tưởng. Ngay dù chúng ta vẫn
không bao giờ đi tới đấy. Chúng ta sẽ còn là một bí ẩn cho với chúng ta. Con đường
duy nhất của nhận thức tròn đầy là ở hành vi của tình yêu : hành vi này vượt lên tư
tưởng, nó vượt lên trên các lời lẽ. Nó là việc dám lao mình vào cảm nghiệm hợp nhất.
Tuy nhiên, nhận thức trong tư tưởng, tức là nhận thức tâm lý, là một điều kiện tất yếu
đối với nhận thức tràn đầy trong hành vi của tình yêu. Tôi phải nhận thức kẻ khác và
chính tôi một cách khách quan, để có thể nhìn thấy thực tại của nó, hay đúng hơn, để
vượt qua những ảo giác, cái hình ảnh méo mó một cách phi lý mà tôi có về nó. Chỉ
cần tôi nhận thức một người một cách khách quan là tôi có thể biết nó trong yếu tính
tối hậu của nó, trong hành vi của tình yêu. Với nhân vật chị chủ nhà không gì có thể
lấp đầy ham muốn của chị đối với đàn ông vì chị đến với họ không phải vì tình yêu
mà chỉ vì thể xác. “Đêm ấy chị sang với anh. Ngon lành và thơm như một múi mít và
thanh thản nữa. Anh không dối mình là đã hơn một lần anh thèm muốn chị. Nhưng

giờ đây anh lạnh băng. Cũng chẳng phải anh trinh bạch như gã chăn cừu của Đô-đê
nâng niu giấc ngủ của cô chủ trên vai mình. Chị cũng không phải là một vì sao lạc.


Chị phô bày cái bản năng dữ dội nhưng bao giờ cũng hồn nhiên của một người đàn
bà. Nhưng anh không thèm chị. Giá chị để cho anh bình tĩnh anh sẽ an ủi chị như một
người anh. Nhưng chị đã quýnh lên và cáu: "Trí thức chỉ là thế này thôi à? Trong
sách người ta không dạy anh ư?". Chị hạ mình trước anh, làm cả những điều chị
chưa hề làm với người khác. Nhưng anh chỉ rúm ró lại trong nỗi đau của một hàn sĩ.
Chị trần truồng đi ra cửa để về phòng mình, ném đại mảnh vải Thái Lan nhỏ xíu vào
mặt anh rồi rít lên trong cơn giông bão đàn bà: "Lại một con sứa nữa! Tôi còn căm
ghét anh hơn cả ba thằng kia!"”Chị sẵn sàng vứt bỏ lòng tự trọng của mình van xin
Hảo thỏa mãn chị và khi không đạt được mục đích chị chửi rủa, mạt xát trong cơn dục
vọng lên cao. Phụ nữ từ xưa đến nay trong chuyện thầm kín đều là người bị động,chỉ
biết cam chịu nhưng chị lại khác chị mang trong mình một ham muốn dữ dội nên luôn
tìm cách đạt được nó cho dù đối tương là ai. Chị tìm thấy sự đồng điệu kể cả với anh
đạp xích lô, phải chăng bản năng tính dục đã chi phối quá mạnh trong ý thức cũng
như hành động của chị? Những người không đáp ứng dục vọng của chị thì chỉ là
những con sứa bất lực, vô nghĩa trong trò chơi tình dục mà chị đã tạo ra. Cuối cùng
anh chàng xích lô trở thành người tình mới, người mà chị tìm thấy sự hoang lạc khi ở
bên cạnh vào mỗi đêm.“Một tháng sau, khi đã bình phục sau trận ốm, chị cho một
anh xích-lô gửi nhờ xe. Anh ta kể: nhà, vợ con anh bị cháy thành tro, hai tháng nay
anh ngủ trong xe ở sân ga, chân cầu. Bà Múi thầm thì với Hảo: "Cứ cách một đêm
hắn lại lên phòng ngủ của cô. Thằng khốn nạn!". “
Ngược lại, những người đàn ông đến với chị đều xuất phát từ nhu cầu sinh lý, ham
vẻ đẹp mở màng của chị chứ chẳng yêu thương gì. Ông vị tỏ ra là người bệ vệ, ông ta
đến với chị nhưng không phải là tình yêu mà chỉ để vui thú trong những ngày nghỉ và
ông ta luôn lo sợ mối quan hệ giữa hai người sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp của ông ta.
“ Còn ông Vị thì tìm mọi cách để sử dụng đôi bàn tay vàng. Ông càu nhàu: "Tại sao
em lại không mặc bộ bi-ki-ni hai mảnh của Thái ấy?". Ông vẫn thường phàn nàn mốt

Hà Nội dạo này quá hở hang, nhưng trong một chuyến đi Băng Cốc về, chính ông đã
mua tặng chị hai bộ bi-ki-ni ấy” . Ông ta ẩn mình sau bộ cánh quan chức quyền thế
nhưng lại là kẻ dâm đãng, lạnh lùng, vô cảm chỉ biết đến lợi ích của bản thân “ngân
sách ái tình của ông ấy được tư bản Hồng Hông trợ cấp một nửa, nửa kia moi ruột
nhà nước”.Kể cả tên doanh nhân mà chị quen ở bãi biển cũng chỉ là một kẻ lừa bịp
dục vọng của chị bằng những lời hứa hẹn hoa mĩ, sáo rỗng.
Nhân vật trong truyện ngắn này được tác giả quy về với bản năng tính dục dù là đàn
ông hay phụ nữ. Tình dục trở thành thước đo cho nhân cách của nhân vật này đối với
nhân vật khác. Các nhân vật lợi dụng lẫn nhau nhằm giải tỏa những dục vọng không
đáy họ tìm đến nhau khi cần và thoát khỏi nhau khi đã chán. Hảo là nhân vật duy nhất


thoát khỏi bến mê tình dục mà thật ra Hảo thoát được vì anh ta hèn nhát ,tự ti không
dám nhìn thẳng vào chính mình. Ở đây rõ ràng có hai tuyến nhân vật đối lập mà tác
giả dụng công xây dựng, một bên là tuyến nhân vật trí thức giàu có bị bản năng tình
dục làm chủ , còn bên kia là tuyến nhân vật trí thức nghèo, bị hoàn cảnh áp đặt không
dám sống một cuộc sống thực sự. Suy cho cùng bản năng tính dục trở thành yếu tố
quyết định cách hành xử cũng như ngôn ngữ của nhân vật, các nhân vật dường như
chỉ liên hệ với nhau bằng sợi dây tình dục đầy lãnh cảm. Nhân vật của Nguyễn Quang
Thân sống và suy nghĩ theo thời đại của vật chất,yếu tố tình cảm chỉ vương vãi đâu đó
khiến ta không khỏi bàng hoàng, xót xa.
2.3 Con người cô đơn trong trò chơi tình dục suy đồi
Thế giới con người trong “vũ điệu của cái bô” là thế giới của sự cô đơn đến lạnh
lùng. Con người cô độc giữa cái ồn ào, xô bồ của cuộc sống nên đối với họ sống chỉ là
sự tồn tài với những toan tính thiệt hơn về mặt vật chất, tìm niềm vui trong trong trò
chơi tình dục suy đồi. Ở đây tình dục không còn là sự thăng hoa của tình yêu nam nữ
mà đã trở thành thói quen thường trực trong cuộc sống mỗi người. Họ đến với nhau từ
nhục cảm tình dục, để thỏa mãn nhu cầu lẫn nhau mà không có tình yêu.Và theo lý
thuyết của phân tâm học khi “cái ấy thắng cái tôi sẽ dẫn đến suy đồi tình dục” soi
chiếu vào những con người trong truyện ngắn này các nhân vật dường như để lộ rõ

những ham muốn tình dục và cố gắng thỏa mãn bằng mọi cách. Chính sự cô đơn đã
đẩy nhân vật sống với bản năng nhiều hơn là lý trí mà tiêu biểu là nhân vật nữ chủ
nhà xinh đẹp. Theo Freuch :Libido ( xung năng tính dục): Năng lượng tình dục nằm
trong vùng vô thức của con người, là khát vọng ham muốn tình dục xuất phát từ bản
năng sinh tồn của Id. Freud coi vô thức là bể chưa các xung năng và trong đó xung
năng tính dục này đóng vai trò quan trọng nhất, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt
động tâm thần. Đối với các nhân vật tình dục là điều không thể thiếu trong cuộc
sống, nó trở nên quá quan trọng đến mức đọc toàn bộ truyện ngắn ta gần như được
xem một cuốn phim về cuộc sống hoang lạc của con người. Vấn đề đáng nói ở đây là
con người tìm đến tình dục vì cô đơn nhưng sau mỗi lần thỏa mãn con người ta lại
càng cô đơn rồi lại tìm sự giải thoát trong tình dục. Cái vòng lẩn quẩn ấy cứ bám lấy
con người một cách dai dẳng không chịu buông tha. Theo các nhà khoa học, ngày nay
tình dục không chỉ đơn giản là phương thức duy trì nòi giống mà còn là một nhu cầu
văn hóa, một phần quan trọng không thể thiếu được để tạo nên cuộc sống hạnh phúc
của con người, là một bảo đảm chắc chắn cho hôn nhân và vững bền. Tuy nhiên
không phải bất kỳ loại tình dục nào cũng đem lại hạnh phúc cho con người, có những
loại tình dục làm cho con người đau khổ, dằn dặt, suy hoại về đạo đức, nhân cách và
suy đồi về nồi giống của con người, đó là tình dục sai lệch hay tình dục bất bình


thường, tình dục sa đọa và đồi bại. “Rồi chị nhìn xoáy vào mắt anh (anh khẽ rùng
mình) khuôn mặt lặng lẽ, buồn chán và sung mãn của chị bỗng bừng sáng”. Người
đàn bà với bản năng tình dục mạnh mẽ kia được tác giả miêu tả với cái vẻ buồn bã, cô
độc hiện rõ trên khuôn mặt. Người phụ nữ ấy trơ trọi trong cuộc sống hôn nhân của
chính mình khi phải sống vò vỏ một mình, cái mà chị nhận được ở chồng mình chỉ là
tiền cấp dưỡng. Với chị có lẽ anh không trở về nữa “Chị kể một cách buồn chán, mệt
mỏi; là người tiêu tiền, chị không có cái say mê của những con sói săn mồi. Chị là
con kền kền cái lười biếng rỉa xác một con voi”. Chính vì vậy mà chị lao vào những
cuộc tình chóng vánh nhằm tìm được thú vui trong cuộc sống và bớt đi cái cảm giác
cô độc lạnh lẽo trong cuộc sống vô nghĩa. Chị bám lấy tình dục như cái cọc gỗ khi bị

rơi xuống nước, nó cho chị cảm giác được trân trọng, được nâng niu. Chị thèm khác
một bờ vai vững chãi trong những lúc yếu mềm, chị cũng khao khát được như bao
người phụ nữ khác có một gia đình đúng nghĩa, có chồng bên cạnh an ủi, che chở
trước sóng gió của cuộc đời. “Tiếng nhạc buồn phòng trên ngừng bặt. Cái đầu vi-đê-ô
bắt đầu rền rĩ những pha phim xếch (trước đây chị vẫn dùng cái hộp nhựa Nhật bản
ấy để khởi động nhà đạo đức luống tuổi của chị). Rồi tiếng rên điện tử cũng im nốt
nhường chỗ cho nhạc dơi hang động. Con Mi-mô-sa bị bỏ rơi buồn bã vào phòng,
liếm bàn tay Hảo buông thõng xuống đi-văng. Anh nhắc nó lên, kéo tai nó, tên ma cô
mất dạy, thằng mối lái vô phúc, những con chó nhỏ vô tích sự thời Sê-khốp hay thời
hiện đại đều thế cả. Nằm trong lòng Hảo nó nhìn lên trần như anh, có thể nó còn thấu
suốt hơn anh bằng bản năng chó của nó”.
Những người đàn ông đến rồi đi qua cuộc đời chị một cách nhanh chóng đôi khi
cũng làm chị ngao ngán, bởi con người khi đã quá cô đơn thì ắt sẽ chán mọi thứ xung
quanh “ Chị buồn, nét mặt căng thẳng tuy vẫn kiêu sa”.Theo E.Fromm, con người
muốn thoát khỏi cô đơn không còn cách nào khác là phải hợp nhất với người khác. Và
con đường hữu hiệu nhất là tình yêu. Với E.Fromm “Tình yêu là một quyền năng chủ
động trong con người; quyền năng chọc thủng những bức tường ngăn cách người với
người, hợp nhất mình với kẻ khác, tình yêu khiến mình vượt qua được ý vị cô lập và li
cách nhưng nó cho phép mình là mình, giữ lại sự toàn vẹn của mình”. Triết gia hiện
sinh Kierkegaard cũng đã viết: “Nơi nào có tình yêu, nơi đó hết cô đơn”. Như S.Freud
đã khẳng định: gốc rễ của mọi hành vi con người là lòng ham muốn tính dục, là sự
giải phóng dục năng. Cho nên, có thể nói trong tình yêu, tình dục là biểu hiện cao nhất
của cảm xúc yêu thương. Nhưng trong “vũ điệu của cái bô” tình dục tồn tại mà không
cần tình yêu vì con người nơi đây ích kỉ không yêu thương ai thật sự ngoài bản thân
mình, họ đến với nhau vì có thể lợi dụng nhau mà thôi! “Tôi đòi ly dị, nhưng ông Vị
khuyên tôi: "Đừng có đánh mất lòng tin. Khoa học sẽ chữa được cái bệnh tai quái đó.


Rồi ngày nào đó chồng em sẽ về. Như thơ Xi-mô-nốp vậy. Tôi thì biết thừa tim đen
của ông. Nếu ly dị, lỡ tôi đòi lấy ông, như thế thì sự nghiệp ông tan tành. Vả lại ngân

sách ái tình của ông ấy được tư bản Hồng Kông trợ cấp một nửa, nửa kia moi ruột
nhà nước thì tiện bao nhiêu”. Chị cũng thèm được yêu thương nhưng chính hiện thực
cuộ sống bắt chỉ phải từ bỏ ước mơ chính đáng kia sống cuộc đời cô độc của một
người vợ bù nhìn không biết đến hơi ấm của tình cảm vợ chồng là gì. Ngay cả khi chị
ốm chỉ có mình Hảo biết và thăm nom trong khi những người đàn ông kia biến đâu
mất “chị nằm bất động trên giường, tay duỗi ngoài chiếc chăn mỏng. Chị đập nhẹ
bàn tay như cánh bướm bảo anh ngồi xuống mép giường cạnh mình”Dẫu biết sự vô
tình của họ nhung chị lại tự do buông thả quá trớn sẵn sàng ngủ với bất kì người nào,
bất kể là ai. Vì vậy, tình dục cuối cùng đã mất đi ý nghĩa vốn có, chỉ còn lại cảm giác
trống rỗng . Nói như một nhà nghiên cứu văn học của Nga, Vitali Dagrôbennưi, thì
yếu tố tình dục trong tác phẩm hoàn toàn được đưa với liều lượng có chủ ý, trong một
ý đồ nghệ thuật nhất quán của nhà văn: “những sự chung đụng thể xác không cứu vãn
nổi tâm hồn của những con người cô đơn”. Nguyễn Quang Thân nhìn thấy mặt trái
của lối sống buông thả, “trái tự nhiên” và phê phán nó nhưng cũng thấu hiểu sâu xa
bản chất của quan hệ thân xác. Con người hoang mang, cô đơn, cố gắng tìm cách
tương thông với người khác trong tình bạn, tình yêu, tình dục mong tìm thấy ý nghĩa
của cuộc đời dù chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi nhất. . “Ông trả công tôi bằng cái
quyền chính là thứ tôi và anh, cả chị thủ kho kia nữa đã cho ông ấy. Còn thằng cha
đầu tư? Nó làm tôi sung sướng nhưng nó trả tiền tôi từng ngày, có khi hàng triệu,
nhưng trả từng bữa, nghĩa là trả theo sản phẩm!". Rồi chị vòng tay qua cổ anh, chị
hôn anh.” Tình dục như một thứ để trao đổi và kiếm lời sau khi giải thoát con người
khởi con mê lạc thú.
Con người là đối tượng sâu xa nhất mà văn học hướng đến. Cho dù nội dung tác
phẩm viết về một vùng núi xa xôi hẻo lánh không dấu chân người hay một thế giới
huyền ảo xa lạ nào đó, nhân vật trong tác phẩm chỉ là cây cỏ, là con vật hay bất cứ gì
khác không phải con người, thì chắc chắn, mục đích cuối cùng tác phẩm hướng đến
vẫn là cuộc sống của chính chúng ta. Mỗi tác phẩm đều thể hiện suy nghĩ, thái độ,
quan điểm của nhà văn trước cuộc đời, có thể người đọc đồng cảm hoặc phản đối,
nhưng họ sẽ nhận ra điều nhà văn muốn nói, theo cách riêng và tùy thuộc vào tầm đón
đợi của mỗi người. Octavio Paz, một nhà văn lớn của Mexico đã cho rằng cái cô đơn

là đặc trưng cuối cùng của thân phận con người, con người là sinh vật duy nhất cảm
thấy mình đơn côi và cũng là sinh vật duy nhất biết tìm đến người khác. Bản chất của
con người là “sống với”, con người không tồn tại biệt lập mà có những mối liên hệ
chằng chịt bên trong lẫn bên ngoài. Karx Marx khẳng định: bản chất con người là


tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Bên cạnh những nhu cầu vật chất cơ bản, con người
luôn có nhu cầu được trò chuyện, chia sẻ với người khác. Cô đơn là trạng thái biểu
hiện nỗi đau ở mức độ cao, bơ vơ, trống trải tột cùng, vì con người không được thỏa
mãn nhu cầu giao tiếp. Và tình dục là sự lựa chọn của con người trong truyện ngắn
này nhằm cố tìm cho mình một lối thoát . Nhưng cô đơn vẫn hoàn cô đơn. Bế tắc,
buồn chán, nhân vật tìm đến cái chết, đến rượu, đến sự hành xác và lang thang vô
hướng, đến sự phá phách và thây kệ rất mù quáng, đến thái độ bất cần, bất hợp tác, li
thân với ngoại giới; đến tiểu thuyết, âm nhạc, và cả phim ảnh. Nhưng cô đơn chỉ vợi
đi chứ không biến mất. Nó như một thứ tội tổ tông cứ bám riết lấy các nhân vật, thành
một khối đặc quánh bao vây họ, như một bầu khí quyển.

KẾT LUẬN

Văn học là bộ phận của văn hóa. Tiếp nhận phân tâm học trong nghiên cứu văn
hóa, tất yếu văn học đã tự làm đầy trong nó các yếu tố của phân tâm học. Trong chuỗi
hành trình, trải nghiệm và tiếp nhận phân tâm học từ 1975 đến nay trên các mặt khác
nhau của đời sống văn hóa, văn học là bộ phận tiếp nhận đầy đủ hơn cả. Các nhà văn
tiếp nhận và không ngừng sáng tạo dựa trên lý thuyết về Phân tâm học phù hợp với
tình hình đất nước qua các giai đoạn. Đã có lúc, họ tưởng như ngã quỵ (giai đoạn
đầu), một phần là do tình hình chính trị- xã hội của đất nước chưa cho phép, phần
khác là do công chúng tiếp nhận những sáng tác được xem là có ý thức cách tân về
bút pháp này, chưa thực sự cởi mở; ở họ vẫn còn quen với lối viết cũ đã thành rãnh
sâu trong ý thức tiếp nhận. Tuy nhiên, với những gì đã đạt được, Phân tâm học chứng
minh thuyết phục với độc giả về sự tồn tại hợp lý và có giá trị của nó. Điều đó, một

mặt khẳng định đất nước đã đổi thay theo đúng tinh thần nhân loại, mặt khác cũng
khẳng định ý thức tiếp nhận của công chúng Việt Nam là đúng đắn, là tiến bộ, là hợp
quy luật của tri thức loài người. Điều đáng nói là muốn tiếp nhận một quan niệm mới,
người tiếp nhận phải có một số những điều kiện. Phải là người có tầm nhìn xa thế nào,
phải có tâm hồn cởi mở phóng khoáng thế nào, phải có sự nhạy cảm với cái mới như
thế nào thì mới thấy ngay được cái hay, cái đặc sắc của luận thuyết phân tâm học.
Ở đây, tôi chỉ nói riêng về sự miêu tả cái tính dục trong truyện ngắn “vũ điệu của
cái bô” của Nguyễn Quang Thân như một minh chứng cho việc phân tâm học hiện
nay đã có tầm ảnh hưởng nhất định đối với văn học Việt Nam. Thông qua yếu tố bản


năng tính dục trong con người tác giả muốn lên án thói dâm ô và hành vi sống buông
thả của những người có tiền và có quyền; đồng thời, nói lên bi kịch của người trí
thức trong thời bao cấp rất đáng cảm thông và chia xẻ. Tác phẩm như một bức tranh
xã hội Việt Nam lúc bấy giờ với những con người cô đơn trong trò chơi xác thịt, nơi
tình yêu không thể thăng hoa. Tình yêu hoàn thiện nhất là ở đấy thân xác con người
cũng được thỏa mãn và tinh thần cũng được bình an và thăng hoa. Tình yêu đích thực
có cả sự tầm thường và sự cao đẹp. Thông thường, người ta mô tả tình dục, nhưng
đằng sau nó phải có một ý nghĩa xã hội, triết học hay ít nhất là để miêu tả một tính
cách nào đó hay là biểu hiện sự khát sống. Nhưng ở đây chỉ là những nổi đau,những
bi kịch và sự khát thèm tình dục đơn thuần. Có thể nói phân tâm học đã mang lại cho
tác phẩm một hương vị và màu sắc mới, gần hơn với hiền thực cuộc sống của mỗi
con người chúng ta. Vì mọi cách tiếp cận văn học trên thế giới, bất luận mới hay cũ,
hình thức hay nội dung đều đáng được lưu ý, miễn là góp phần làm sáng tỏ được các
hiện tượng của văn học Việt Nam, phát hiện được ít nhiều các khía cạnh mới đều là có
giá trị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Thế Hà,(2014), “tiếp nhận cấu trúc văn chương”,NXB văn học,
2. Đỗ Lai Thúy,(2003), “phân tâm học và tình yêu” NXB văn hóa thông tin Hà Nội





×