NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
TÁC ĐỘNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀI
ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
TÁC ĐỘNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀI
ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 9.34.02.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS., TS. LÊ PHAN THỊ DIỆU THẢO
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
i
TÓM TẮT
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nên cần nguồn vốn lớn để xây dựng
cơ sở hạ tầng, đầu tư cho phát triển. Tuy nhiên, Việt Nam có thâm hụt ngân sách cao,
tỷ lệ thu nhập, tỷ lệ tiết kiệm và dự trữ ngoại hối thấp dẫn đến không đủ nguồn lực
đầu tư cho phát triển. Vì vậy, nguồn vốn vay bên ngoài là một trong những nguồn lực
quan trọng để bù đắp thiếu hụt để phát triển đất nước, góp phần bắt kịp với các nước
trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, vay nước ngoài càng nhiều có giúp nền kinh tế
Việt Nam tăng trưởng cao bởi vì hàng năm Chính phủ phải dành gần 25% ngân sách
để trả nợ? Dòng vốn nước ngoài tác động như thế nào đến đầu tư, tiêu dùng và thương
mại cũng như tăng trưởng kinh tế của các nước đi vay? Nghiên cứu tác động của nợ
nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2000-2016 nhằm tìm
ra câu trả lời cho những câu hỏi nêu trên.
Nghiên cứu đã xem xét tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế
Việt Nam bằng phương pháp định lượng trên cơ sở sử dụng ước lượng MIDAS. Kết
quả nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh
tế trong giai đoạn nghiên cứu. Ngoài ra, các biến số về độ mở nền kinh tế, tỷ giá cũng
như lạm phát cũng tác động đến tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã sử dụng phương pháp định lượngVECM để
xem xét, đánh giá tác động của ngưỡng nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế. Kết
quả đã cho thấy tồn tại ngưỡng nợ nước ngoài trong giai đoạn nghiên cứu. Đây là cơ
sở quan trọng để đưa ra các khuyến nghị chính sách trong công tác quản lý, sử dụng
nợ nước ngoài của Việt Nam trong tương lai.
Tóm lại, nghiên cứu là một bằng chứng thực nghiệm để minh chứng về tác
động tích cực của nợ nước ngoài trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam trong
giai đoạn đổi mới. Bằng chứng thực nghiệm là cơ sở để đưa ra các khuyến nghị chính
sách cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách về vấn đề này để sử dụng hiệu quả
nguồn vốn nợ nước ngoài trong đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội quốc gia trong tương
lai.
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Xuân Trường, nghiên cứu sinh khóa 18 Trường Đại học Ngân
hàng TP.HCM, sinh ngày 11/03/1977 tại Phú Yên, quê quán Bình Định, hiện đang
công tác tại khoa Kinh tế Quốc tế Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.
Tôi xin cam đoan luận án Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế
Việt Nam, chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng, mã số 9.34.02.01, người hướng dẫn
khoa học PGS., TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo, là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
không sao chép bất kỳ tài liệu nào. Các số liệu, nguồn trích dẫn trong luận án được
chú thích nguồn gốc rõ ràng.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan nêu trên.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 24/12/2018
Tác giả
Nguyễn Xuân Trường
iii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Ngân hàng
TP.HCM, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô trường Đại học
Ngân hàng TP.HCM đã tận tình truyền đạt kiến thức để tôi hoàn thành các chuyên đề
và luận án này.
Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến người hướng dẫn khoa học,
PGS.TS Lê Phan Thị Diệu Thảo. Cô đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, động viên tôi
trong suốt thời gian thực hiện luận án.
Cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè khoa Kinh tế quốc tế và trường Đại học Ngân
hàng TP.HCM đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này, đặc biệt là cô Phạm
Thị Tuyết Trinh và Hạ Thị Thiều Dao đã có nhiều góp ý để hoàn thiện luận án.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn
động viên, khích lệ tôi trong những lúc khó khăn nhất để hoàn thành luận án.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 24/12/2018
Nguyễn Xuân Trường
iv
MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT ................................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................ vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................x
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ...............................................................1
1.1.
Lý do nghiên cứu ................................................................................................. 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 5
1.3.
Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 6
1.4.
Phạm vi, đối tượng nghiên cứu............................................................................ 6
1.5.
Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 7
1.6.
Điểm mới của luận án .......................................................................................... 8
1.7.
Ý nghĩa của luận án ............................................................................................. 9
1.8.
Kết cấu nghiên cứu ............................................................................................ 10
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VÀ .....................................................12
THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ ...................................................................................................................12
2.1.
Lý thuyết nợ nước ngoài .................................................................................... 12
2.1.1.
Khái niệm .......................................................................................................... 12
2.1.2.
Phân loại nợ nước ngoài .................................................................................... 13
2.1.3.
Các chỉ số đo lường về nợ nước ngoài .............................................................. 14
2.1.4.
Khung nợ bền vững của IMF và WB ................................................................ 17
2.1.5.
Ngưỡng nợ nước ngoài ...................................................................................... 19
v
2.2.
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế ............................................................................ 21
2.2.1.
Khái niệm .......................................................................................................... 21
2.2.2.
Các mô hình tăng trưởng kinh tế ....................................................................... 22
2.3.
Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ....................................... 28
2.4.
Nghiên cứu thực nghiệm về tác động nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế . 35
2.4.1.
Các nghiên cứu thực nghiệm về quan hệ tuyến tính.......................................... 35
2.4.2.
Các nghiên cứu thực nghiệm về quan hệ phi tuyến tính ................................... 43
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................51
3.1.
Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 51
3.1.1.
Phương pháp phân tích dựa trên mô hình MIDAS ............................................. 51
3.1.2.
Phương pháp phân tích dựa trên mô hình VECM .............................................. 54
3.2.
Mô hình nghiên cứu ............................................................................................ 56
3.2.1. Mô hình tổng quát tác động nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo
dạng tuyến tính ................................................................................................................ 56
3.2.2. Mô hình tổng quát tác động nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo
dạng phi tuyến ................................................................................................................. 58
3.3.
Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................... 59
3.4.
Dữ liệu nghiên cứu .............................................................................................. 60
3.5.
Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 61
3.5.1. Mô hình MIDAS.................................................................................................. 61
3.5.2. Mô hình VECM ................................................................................................... 62
CHƯƠNG 4. MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀI ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM ................................................................66
4.1.
Khái quát thực trạng nợ nước ngoài của Việt Nam ............................................. 66
4.1.1. Phân tích khái quát nợ nước ngoài ...................................................................... 66
4.1.2. Phân tích theo nguồn tài trợ ................................................................................. 70
4.1.3. Phân tích theo hiệu quả sử dụng nợ vay .............................................................. 74
4.1.4. Phân tích theo khả năng trả nợ ............................................................................ 76
4.2.
Thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam ............................................................ 78
vi
4.3. Phân tích thực nghiệm tác động tuyến tính của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh
tế Việt Nam...................................................................................................................... 85
4.3.1. Thống kê mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu ........................................ 85
4.3.2. Phân tích hồi quy mô hình tuyến tính ................................................................... 87
4.3.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu............................................................................... 91
4.4. Phân tích thực nghiệm tác động phi tuyến của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh
tế Việt Nam...................................................................................................................... 92
4.4.1. Thống kê mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu ........................................ 92
4.4.2. Phân tích hồi quy mô hình nghiên cứu ................................................................ 94
4.4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu............................................................................. 106
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH .........................108
5.1.
Kết luận .............................................................................................................. 108
5.2.
Khuyến nghị chính sách về nợ nước ngoài ........................................................ 109
5.3.
Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài ............................................. 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Thuật ngữ tiếng Anh
Diễn giải
ADB
Asian Development Bank
Ngân hàng Phát triển châu Á
Asean
The Associatin of Southeast Asian Nation
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
Consultant Group
Nhóm tư vấn các nhà tài trợ
DAC
Development Assistance Committee
Ủy ban Hỗ trợ Phát triển
DSF
Debt Sustainability Framework
Khung nợ bền vững chung
FDI
Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Incremental Capital Output Ratio
Hệ số đầu tư tăng trưởng (hệ số
sử dụng vốn)
IMF
International Monetary Fund
Quỹ Tiền tệ Quốc tế
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
GSO
General Statistics Office
Tổng cục Thống kê Việt Nam
HIPCs
Heavily Indebted Poor Countries
Các quốc gia nghèo có gánh
nặng nợ cao
ODA
Official Development Assistance
Viện trợ phát triển chính thức
Organization for Economic Cooperation
Tổ chức Hợp tác và Phát triển
& Development
Kinh tế
Not available
Không có dữ liệu
NHNN
The State Bank of Vietnam
Ngân hàng Nhà nước
NSNN
Council of Mutual Economic Assistance
Ngân sách Nhà nước
NPV
Net Present Value
Giá trị hiện tại ròng
SEV
Council of Mutual Economic Assistance
Hội đồng Tương trợ Kinh tế
Vector Error Correction Model
Mô hình vectơ hiệu chỉnh sai số
World Bank
Ngân hàng Thế giới
CG
ICOR
OECD
NA
VECM
WB
viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1. Ngưỡng gánh nặng nợ theo khung nợ bền vững chung ...................................... 17
Bảng 2.2. Ngưỡng tới hạn của nợ nghiêm trọng theo sáng kiến HIPC ............................... 18
Bảng 2.3. Phân loại quốc gia theo mức độ nợ nước ngoài .................................................. 18
Bảng 2.4. Mức ngưỡng nợ dựa theo tiêu chuẩn của HIPCs ................................................ 19
Bảng 2.5. Tóm tắt các nghiên cứu về tác động nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ..... 47
Bảng 3.6. Kỳ vọng của các biến số trong mô hình nghiên cứu ........................................... 60
Bảng 4.1. Cam kết của các nhà tài trợ cho Việt Nam giai đoạn 1993-2014 ........................ 67
Bảng 4.2 Nợ nước ngoài của các quốc gia khu vực Đông Nam Á ...................................... 69
Bảng 4.3. Chủ nợ song phương và đa phương của Việt Nam ............................................. 70
Bảng 4.4. Qui mô các dự án vay ưu đãi ODA ..................................................................... 71
Bảng 4.5. Phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam ......................................................... 72
Bảng 4.6. Hệ số ICOR của Việt Nam .................................................................................. 74
Bảng 4.7. Hệ số ICOR của các quốc gia châu Á ................................................................. 75
Bảng 4.8. Các ngưỡng nợ nước ngoài của Việt Nam theo chuẩn WB & IMF .................... 76
Bảng 4.9. Ngưỡng nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2011-2016 .............................. 78
Bảng 4.10. Kiều hối giai đoạn 1993-1997 ........................................................................... 80
Bảng 4.11. Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1988-1996............................. 81
Bảng 4.12. Tỷ lệ đầu tư/GDP của các nước châu Á giai đoạn 2006-2008 .......................... 83
Bảng 4.13. Lạm phát và tăng trưởng GDP bình quân.......................................................... 84
Bảng 4.14. Thống kê mô tả chuỗi dữ liệu nghiên cứu ......................................................... 86
Bảng 4.15. Kiểm định nghiệm đơn vị bằng phương pháp ADF .......................................... 88
Bảng 4.16. Phương trình MIDAS ........................................................................................ 89
Bảng 4.17. Thống kê mô tả chuỗi dữ liệu nghiên cứu ......................................................... 92
Bảng 4.18. Kiểm định nghiệm đơn vị bằng phương pháp ADF .......................................... 95
Bảng 4.19. Bậc trễ tối ưu của mô hình VECM .................................................................... 96
Bảng 4.20. Kiểm định mô hình đồng liên kết ...................................................................... 97
Bảng 4.21. Lựa chọn số đồng liên kết cho mô hình ............................................................ 97
Bảng 4.22. Kết quả mô hình VECM trong dài hạn.............................................................. 98
Bảng 4.23. Kết quả mô hình VECM trong ngắn hạn ........................................................... 98
ix
Bảng 4.24. Kiểm định nhân quả Granger .......................................................................... 100
Bảng 4.25. Phân rã phương sai .......................................................................................... 104
Bảng 4.26. Kiểm định Portmanteau và nhân tử Lagrange ................................................. 106
Bảng 4.27. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư ........................................................ 106
x
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ..................................... 29
Hình 2.2. Cơ chế truyền dẫn tác động nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ................... 31
Hình 2.3. Đường cong Laffer nợ ......................................................................................... 34
Hình 3.4. Trình tự nghiên cứu của mô hình MIDAS ........................................................... 61
Hình 3.5. Trình tự nghiên cứu mô hình VECM ................................................................... 64
Hình 4.1. Nợ nước ngoài và GDP của Việt Nam giai đoạn 1986-2016 .............................. 68
Hình 4.2. Tỷ lệ bội chi ngân sách của một số quốc gia Đông Nam Á ................................. 69
Hình 4.3. ODA giải ngân và vốn đầu tư phát triển xã hội từ NSNN ................................... 71
Hình 4.4. Các khoản vay thương mại của Việt Nam ........................................................... 74
Hình 4.5. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo khu vực giai đoạn 1986-1990 ..................... 79
Hình 4.6. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1991-1997 ........................................................... 80
Hình 4.7. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký giai đoạn 1997-2000 .......................... 82
Hình 4.8. Tăng trưởng kinh tế theo khu vực giai đoạn 1998-2007...................................... 82
Hình 4.9. Tăng trưởng kinh tế theo khu vực giai đoạn 2008-2016...................................... 85
Hình 4.10. Đồ thị các biến trong mô hình nghiên cứu ......................................................... 87
Hình 4.11. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư mô hình MIDAS .............................. 90
Hình 4.12. Kiểm định tự tương quan của phần dư trong mô hình MIDAS ......................... 90
Hình 4.13. Đồ thị các biến trong mô hình nghiên cứu ......................................................... 93
Hình 4.14. Đường cong Laffer nợ của Việt Nam ................................................................ 95
Hình 4.15. Mối quan hệ giữa các biến trong mô hình VECM ........................................... 101
Hình 4.16. Phân tích phản ứng đẩy .................................................................................... 102
Hình 4.17. Phân tích phản ứng đẩy tích lũy....................................................................... 103
Hình 4.18. Kiểm định AR .................................................................................................. 105
Hình 5.1. Cơ cấu tổ chức Hội đồng quản lý nợ nước ngoài thuộc Chính phủ ................... 110
Hình 5.2. Công bố thông tin về nợ nước ngoài của Bộ tài chính ...................................... 113
1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do nghiên cứu
Theo thống kê của IDS 2018, tổng nợ nước ngoài của thế giới năm 2016 là 6.9
triệu nghìn tỷ USD, tăng 248 tỷ USD, tương ứng 4.1 % so với năm 2015. Tuy nhiên,
nếu tính theo tỷ lệ nợ trên GNI lại có xu hướng giảm, từ 26% xuống 25%. Các khoản
vay tăng thêm tập trung vào các khoản vay dài hạn. Trong đó, các khoản vay mới
song phương tăng 84 tỷ USD, gấp đôi so với năm 2015. Nợ nước ngoài khu vực tư
nhân tăng 6. 8 % so với 5% của khu vực công. Nợ nước ngoài trong năm 2016 của
các nước có thu nhập thấp và trung bình (không tính Trung Quốc) tăng nhẹ 3.2 % so
với năm 2015, trong đó khu vực công tăng nhanh với tỷ lệ 4.5% so với khu vực tư
nhân chỉ 2.8 %. Tỷ lệ nợ nước ngoài/GNI trên 60% chiếm khoảng 25% trong tổng số
các nước thu nhập thấp và trung bình, trong đó 10 nước có tỷ lệ này trên 100%. Các
con số nêu trên cho thấy vai trò quan trọng của nợ nước ngoài đối với các quốc gia
trong quá trình phát triển đều phải huy động mọi nguồn lực tài chính để hỗ trợ đầu tư
tăng trưởng kinh tế do tỷ lệ tiết kiệm thấp mà như cầu đầu tư cao. Vì vậy, bên cạnh
nguồn lực tài chính trong nước, nguồn lực bên ngoài là một kênh cần thiết và quan
trọng để bổ sung nguồn vốn thiếu hụt. Mặt khác, các quốc gia có xu hướng vay mượn
bên ngoài do được lãi suất ưu đãi với lãi suất thấp từ các nước phát triển. Do đó, các
chính phủ có thể có ngân sách dồi dào từ vay nước ngoài nếu đầu tư hiệu quả các
khoản vay này (Ajisafe và Gidado 2006). Ngoài ra, nếu vay nội địa nhiều sẽ lấn át
đầu tư của khu vực tư nhân cũng như ảnh hưởng đến chính sách tài khóa và hiệu quả
đầu tư trong nền kinh tế (Mutasa 2003). Do đó, việc các quốc gia đang phát triển gia
tăng vay nước ngoài là một kết quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế (Diallo
2010).
Tuy nhiên, có nhiều vấn đề mà các nước vay nước ngoài quan tâm khi các cuộc
khủng hoảng tài chính châu Á (1997) và khủng hoảng nợ công châu Âu diễn ra mà
nguyên nhân chủ yếu là do tác động của nợ nước ngoài. Các thách thức và rủi ro đặt
2
ra cho các nước đi vay như biến động tỷ giá làm nghĩa vụ nợ tăng cao so với nguồn
lực có được từ đi vay để đầu tư phát triển nền kinh tế, giành nhiều nguồn lực để trả
nợ thay vì đầu tư vào nền kinh tế…Một ví dụ điển hình khác về tác động của nợ nước
ngoài đến tăng trưởng kinh tế được đề cập hiện nay là Thổ Nhĩ Kỳ. Các ngân hàng
thương mại của Thổ Nhĩ Kỳ đã vay nước ngoài với lãi suất thấp rồi cho các doanh
nghiệp trong nước vay lại. Tính đến 03/2018, tổng nợ nước ngoài của Thổ Nhĩ Kỳ là
437.7 tỷ USD, tương đương 50% GDP ứng với tỷ giá 3.96 Lira/USD. Tuy nhiên, khi
đồng nội tệ mất giá 70% vào tháng 07/2018 thì tỷ lệ nợ nước ngoài là 88% GDP
(Haver 2018). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề trả nợ do tỷ
giá tăng dẫn đến hệ thống ngân hàng bị lung lay và các bất ổn vĩ mô xuất hiện trong
nền kinh tế.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của
chiến tranh kéo dài trong hơn 30 năm qua đã không ngừng đầu tư phát triển nhằm
thoát khỏi đói nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân. Một trong những vấn đề mà
Việt Nam đương đầu là nguồn vốn để đầu tư để phát triển đất nước. Trong ba thập
niên gần đây, Việt Nam đã huy động mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế với
mục tiêu cơ bản xóa đói, giảm nghèo, gia nhập nhóm nước có mức thu nhập trung
bình. Một trong những nguồn lực tài chính Việt Nam sử dụng là vay nước ngoài. Nợ
nước ngoài trở thành kênh tài chính để đầu tư phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng, bù
đắp thâm hụt ngân sách. Sau khi gia nhập WTO (2007), nợ nước ngoài có sự gia tăng
mạnh mẽ, đặc biệt là giai đoạn từ sau năm 2010. Nếu nợ nước ngoài năm 2007 là
23.2 tỷ USD thì đến năm 2016 đã là 86.95 tỷ USD, tăng 274% trong vòng 10 năm,
tương đương 42.36% GDP (WB 2018). Trong bảng xếp hạng nợ nước ngoài của CIA
năm 2017, Việt Nam đứng vị trí 52 trên 208 nước và vùng lãnh thổ về nợ nước ngoài.
Nợ nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế để
xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình trọng điểm quốc gia, phát triển các vùng kinh
tế, tạo tiền đề quan trọng trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, một vấn đề
đặt ra là vay nước ngoài càng nhiều có giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng kinh
tế cao. Dòng vốn nước ngoài tác động như thế nào đến hoạt động đầu tư, tiết kiệm và
3
thương mại cũng như tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Điều này có thể tạo ra vòng
luẩn quẩn trong phát triển kinh tế của các nước đang triển khi tích tụ nợ nước ngoài
gây ra những rủi ro cho nền kinh tế (Soludo 2003). Nakatani và Herara (2007) đã chỉ
ra hiệu ứng chèn lấn trong đầu tư công tại các quốc gia vay nợ nước ngoài nhiều và
không tạo ra nguồn trả nợ bền vững, hiệu quả trong tương lai, tạo tác động bất lợi đến
đầu tư, tăng trưởng kinh tế.
Xét dưới góc độ lý thuyết, mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh
tế là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Các lý thuyết về nợ nước ngoài và
tăng trưởng kinh tế tập trung giải thích mối quan hệ này dựa trên các mô hình kinh tế
động trong các nền kinh tế mở với một bên là vay nợ nước ngoài để phát triển kinh
tế, qua đó sử dụng nguồn lực tiết kiệm bên ngoài để đầu tư vào nền kinh tế. Điều này
càng trở nên đúng với các nước đang phát triển khi sử dụng nguồn lực bên ngoài dồi
dào, công nghệ hiện đại để rút ngắn thời gian phát triển với hy vọng thoát nghèo, đuổi
kịp các nước phát triển, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, bên còn lại là vấn
đề hiệu quả sử dụng vốn vay và gia tăng nghĩa vụ nợ trong tương lai khi gia tăng vay
nước ngoài để đầu tư. Điều này mang lại nhiều rủi ro cho các nước đi vay trong qua
trình phát triển kinh tế khi các quốc gia vay mượn nhiều từ bên ngoài sẽ dẫn đến sự
tích tụ các khoản lãi phải trả ngày càng gia tăng dẫn đến giảm đầu tư, giảm phúc lợi
xã hội. Một câu hỏi đặt ra là việc gia tăng nợ nước ngoài có làm gia tăng tăng trưởng
kinh tế hay ngược lại vì các nghĩa vụ nợ mang lại ngày càng tăng. Hay nói một cách
khác, nợ nước ngoài có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế do sự tích tụ các
nghĩa vụ nợ mang lại, làm cho các quốc gia mất khả năng trả nợ. Các cuộc tranh luận
xoay quanh vấn đề về tác động tích cực hay tiêu cực của nợ nước ngoài đến tăng
trưởng kinh tế của các quốc gia hay gia tăng nợ nước ngoài có làm tăng trưởng kinh
tế giảm. Chawdhury (2001) cho thấy các nước có tỷ lệ nợ nước ngoài cao phải giành
phần lớn các nguồn lực thu được từ xuất khẩu để trả nợ thay vì giành nguồn lực để
đầu tư cho nền kinh tế, tác động trực tiếp đến hiệu quả đầu tư của các quốc gia. Vì
vậy, vấn đề quản lý nợ nước ngoài trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà
hoạch định chính sách. Các quốc gia cần xây dựng chính sách tự chủ về quản lý nợ
4
phù hợp hoàn cảnh của mỗi nước (Amassoma 2011). Các nghiên cứu của Cohen
(1993), Deshpande (1997), Krugman (1998), Sachs (1989), Chowdhury (2001),
Pattillo (2004)… đã ủng hộ lý thuyết này thông qua một số nghiên cứu thực nghiệm
cho thấy tỷ lệ nợ nước ngoài cao mang lại những bất ổn cho nền kinh tế do phân bổ
vốn không hiệu quả, tập trung vào các dự án ngắn hạn, rủi ro cao.
Tuy nhiên, cũng có lập luận cho rằng so với các nước phát triển, các nước đang
phát triển có dung lượng vốn nhỏ nhưng tỷ suất hoàn vốn cao trở thành tâm điểm thu
hút các dòng vốn từ bên ngoài vào để đầu tư. Nếu các quốc gia vay nợ sử dụng hiệu
quả vốn vay nước ngoài sẽ tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế cũng như tạo dòng
tiền tốt để thanh toán nợ vay trong tương lai. Vì vậy, các quốc gia nhỏ có tỷ lệ nợ
nước ngoài cao đã trở thành đối tượng nghiên cứu về tác động tích cực của nợ nước
ngoài đến tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu của Frimpong và Abayi (2006), Daud
và cộng sự (2013), Korkmaz (2016) cho thấy tác động tích cực của nợ nước ngoài
đến tăng trưởng kinh tế đã củng cố thêm cơ sở cho những lập luận nêu trên. Ngoài
các nghiên cứu nêu trên, luận án đã phân tích nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực
nghiệm về tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế để minh chứng cho
sự tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế (xem thêm mục 2.4 của
Chương 2). Các nghiên cứu định lượng chủ yếu sử dụng các mô hình VECM, ARDL,
GMM… với các biến số có cùng tần suất (Winston và Chrystol 2010). Đối với các
nghiên cứu thực nghiệm về tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt
Nam, Nguyễn Hoàng Bảo và Đoàn Kim Thành (2009), Nguyễn Hữu Tuấn (2012) và
Nguyễn Ngọc Thạch và Trần Thị Kim Oanh (2016) sử dụng các mô hình VECM,
GMM đều cho kết quả phù hợp với các nghiên cứu trước đó về nợ nước ngoài. Tuy
nhiên, các nghiên cứu về Việt Nam có số quan sát nhỏ (dưới 30 mẫu quan sát) hoặc
giai đoạn nghiên cứu có nhiều biến động. Để giải quyết vấn đề này và tăng độ tin cậy,
Ghysels và cộng sự (2002, 2006, 2009) đã giới thiệu phương pháp MIDAS trên cơ sở
kết hợp các biến số có tần suất khác nhau trong mô hình nghiên cứu.
Dựa trên những phân tích từ thực tiến và lý thuyết nêu trên, luận án nhận thấy
chưa có nghiên cứu nào về đánh giá tác động của nợ nước ngoài cũng như một số
5
biến vĩ mô khác (độ mở, tỷ giá, lạm phát) đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trên cơ
sở kết hợp các dữ liệu có tần suất khác nhau trong mô hình nghiên cứu. Các mô hình
nghiên cứu trước đó chủ yếu sử dụng mô hình ARDL, VECM cho các biến số có
cùng tần suất. Vì vậy, nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh
tế của Việt Nam trên cơ sở kết hợp các biến nghiên cứu có tần suất khác nhau bằng
phương pháp MIDAS chính là khoảng trống nghiên cứu của luận án. Thông qua
phương pháp MIDAS, nghiên cứu định lượng xem xét liệu nợ nước ngoài tăng nhanh
có làm cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam tăng nhanh tương ứng? Kết quả nghiên cứu
là một bằng chứng thực nghiệm quan trọng để đưa ra các khuyến nghị về nợ nước
ngoài cho Việt Nam trong tương lai. Bên cạnh đó, luận án cũng đã chọn giai đoạn từ
năm 2000 đến năm 2016 để nghiên cứu trên cơ sở Việt Nam đã ký thỏa thuận xử lý
nợ với Liên bang Nga về các khoản nợ của Liên Xô trước đây, nhằm tránh những
biến động mạnh về nợ nước ngoài liên quan đến việc chuyển đổi giữa đồng rúp và
đồng USD. Mặt khác, luận án nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng
kinh tế Việt Nam dưới góc độ phi tuyến tính nhằm xem xét có tồn tại ngưỡng nợ tối
ưu cho Việt Nam? Luận án sẽ xem xét ngưỡng nợ theo quý trong khi các ngưỡng nợ
được xác định trong các nghiên cứu trước đây cho Việt Nam chủ yếu là theo năm
(Nguyễn Hữu Tuấn 2012). Dựa trên cơ sở ngưỡng nợ này sẽ đưa ra các khuyến nghị
chính sách trong công tác quản lý nợ nước ngoài cho Việt Nam trong thời gian tới.
Để trả lời các câu hỏi nêu trên, luận án “Tác động của nợ nước ngoài đến tăng
trưởng kinh tế Việt Nam” đã được lựa chọn để phân tích, đánh giá và nghiên cứu
thực nghiệm, làm cơ sở đưa ra các khuyến nghị chính sách về vấn đề nợ nước ngoài.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận án là đánh giá tác động của nợ nước ngoài đến tăng
trưởng kinh tế Việt Nam bằng mô hình nghiên cứu định lượng. Để đạt được mục tiêu
nêu trên, luận án sẽ hướng đến các mục tiêu cụ thể sau:
(i)
Nghiên cứu tác động và đo lường mức độ tác động của nợ nước ngoài đến tăng
trưởng kinh tế Việt Nam.
6
Nghiên cứu tác động của ngưỡng nợ nước ngoài và đo lường mức độ tác động
(ii)
của nó đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài
(iii)
để phát triển kinh tế Việt Nam.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Thông qua mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận án đưa ra hai câu hỏi nghiên cứu
nhằm xem xét tác động tuyến tính và phi tuyến tính của nợ nước ngoài đến tăng
trưởng kinh tế như sau:
(i)
Nợ nước ngoài có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hay
(ii)
không? Nếu có, mức độ tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế
như thế nào?.
Có tồn tại ngưỡng nợ nước ngoài của Việt Nam hay không? Nếu có, ngưỡng
nợ nước ngoài tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam?
1.4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng
kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2016, dữ liệu được thu thập theo quý, từ quý I/2000
– quý IV/2016.
Luận án nghiên cứu trong giai đoạn 2000-2016 vì một số lý do sau: (i) Đảm bảo
tính khách quan và nhất quán về nợ nước ngoài sau khi Việt Nam đã xử lý xong các
khoản nợ trước đây với Liên Xô và bây giờ là Liên bang Nga trên cơ sở thỏa thuận
vấn đề chuyển đổi giữa đồng rúp và đồng USD cũng như chuyển một phần nghĩa vụ
nợ bằng hàng hóa (Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng 2009). Liên bang Nga
đồng ý xóa 85% khoản nợ 11 tỷ USD và phần còn lại tương ứng 1.65 tỷ USD trả
trong vòng 23 năm, trong đó chấp nhận trả nợ bằng hàng hóa (ii) Đây là giai đoạn
Việt Nam hội nhập, mở cửa sâu, rộng với nền kinh tế thế giới; (iii) Dữ liệu vĩ mô
trong giai đoạn này được thu thập, cập nhật tương đối thống nhất, công khai theo
chuẩn mực quốc tế.
7
Các nguồn dữ liệu được sử dụng trong luận án được thu thập chủ yếu từ Quỹ tiền
tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng thế giới (WB) và
Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO).
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Để đánh giá tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế dưới góc độ định
lượng theo hai câu hỏi nghiên cứu nói trên, luận án sử dụng hai mô hình nghiên cứu
sau:
(i) Phương pháp ước lượng sử dụng mô hình MIDAS (Mixed-Data Sampling) của
Ghysels và cộng sự (2002, 2006) được sử dụng để đánh giá tác động tuyến
tính nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế. Mô hình này có ưu điểm là đánh
giá các dữ liệu chuỗi thời gian đầu vào với các tần suất khác nhau thông qua
phương trình hồi qui tuyến tính. Dữ liệu vĩ mô chuỗi thời gian trong thực tế
cho thấy sự tiến thoái lưỡng nan của các nhà nghiên cứu khi một số biến có
tần suất cao chứa đựng các thông tin có giá trị nhưng không thể kết hợp với
các biến có tần suất thấp hơn, chẳng hạn như dữ liệu GDP được công bố theo
quý nhưng dữ liệu nợ nước ngoài lại công bố theo năm. Các giải pháp phổ biến
trong quá khứ là lọc bộ dữ liệu cho đồng nhất cùng một tần suất để nghiên cứu.
Tuy nhiên, khi dữ liệu được đồng nhất sẽ loại bỏ nhiều thông tin hữu ích. Vì
vậy, mô hình MIDAS đưa ra cách thức xử lý đơn giản, linh hoạt của dữ liệu
chuỗi thời gian cho phép kết hợp các biến độc lập và phụ thuộc với nhiều tần
suất khác nhau (Ghysels 2002).
(ii) Phương pháp ước lượng sử dụng mô hình VECM (Vector Error Correction
Model) theo phương pháp Johansen (1991) được sử dụng trong luận án để
đánh giá tác động của ngưỡng nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế. Mô hình
VECM được phát triển từ mô hình VAR (Vector Autoregressive Model) trên
cơ sở đưa thêm thành phần hiệu chỉnh sai số vào mô hình nghiên cứu. Vì được
phát triển từ mô hình VAR nên mô hình VECM được xem là hệ các phương
trình hồi quy theo OLS giữa giá trị hiện tại của biến này (t) với giá trị quá khứ
của chính nó (t-1) và các biến khác trong mô hình kết hợp với phần hiệu chỉnh
8
sai số có được từ mối quan hệ đồng liên kết. Mô hình VECM đánh giá mối
quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn
thông qua hai kiểm định là Trace và Maximum Eigenvalue (Max- Eigen) cũng
như phân tích tác động của cú sốc nợ nước ngoài vào các biến trong mô hình
bằng phương pháp phân rã Cholesky. Ưu điểm của mô hình này là cho phép
đo lường hiện tượng đồng liên kết giữa nhiều biến trong mô hình nghiên cứu,
đồng thời cho phép đo lường mức độ điều chỉnh từ sự mất cân bằng của thời
kỳ trước.
Ngoài ra, luận án cũng sử dụng một số phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh
cũng như thống kê mô tả hỗ trợ cho phân tích tổng quan về nợ nước ngoài, tăng
trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu làm cơ sở xây dựng mô hình
định lượng và lý giải các kết quả ước lượng trong mô hình nghiên cứu.
1.6.
Điểm mới của luận án
Luận án nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt
Nam có những điểm mới như sau:
Thứ nhất, luận án đã xem xét tác động tuyến tính của nợ nước ngoài đến tăng
trưởng kinh tế Việt Nam dựa trên mô hình MIDAS. Các nghiên cứu trước đây về vấn
đề này chủ yếu phân tích bằng mô hình OLS, VAR và VECM (More và Thomas
2010). Nghiên cứu thực nghiệm bằng mô hình MIDAS cho phép kết hợp dữ liệu với
các tần suất khác nhau mà không bỏ sót các thông tin quan trọng như các mô hình
khác khi quy các biến số về cùng một tần suất, góp phần cập nhật được dữ liệu nghiên
cứu do một số năm nợ nước ngoài không được cập nhật dữ liệu theo quý. Kết quả
nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt
Nam trong giai đoạn 2000-2016, so với nghiên cứu trước đây về vấn đề này của
Nguyễn Hoàng Bảo và Đoàn Kim Thanh (2009) lại cho kết quả tiêu cực.
Thứ hai, luận án đã đánh giá tác động của ngưỡng nợ nước ngoài đến tăng
trưởng kinh tế Việt Nam trên cơ sở chỉ ra sự tồn tại ngưỡng nợ này dựa trên mô hình
VECM với biến giả ngưỡng nợ là biến ngoại sinh. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm
9
cho thấy ngưỡng nợ có tác động đến tăng trưởng và có ý nghĩa thống kê trong ngắn
hạn cũng như tác động tích cực của nợ nước ngoài đến tăng trưởng trong dài hạn. So
với các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ phi tuyến giữa nợ nước ngoài và tăng
trưởng kinh tế Việt Nam của Nguyễn Hữu Tuấn (2012), Nguyễn Ngọc Thạch và Trần
Thị Kim Oanh (2016), mô hình phi tuyến của luận án đã sử dụng dữ liệu theo tần suất
quý để tăng số quan sát của mẫu nghiên cứu cũng như tăng độ tin cậy cho kết quả
nghiên cứu.
Thứ ba, luận án đã đồng thời xem xét tác động của nợ nước ngoài đến tăng
trưởng kinh tế Việt Nam dưới hai góc độ tuyến tính và phi tuyến. Các nghiên cứu
trước đây về nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủ yếu nghiên cứu
dưới góc độ tuyến tính để phân tích thực nghiệm. Kết quả nghiên cứu ở hai góc độ
này đều có ý nghĩa thống kê để củng cố thêm bằng chứng về vai trò quan trọng của
nợ nước ngoài như là một kênh huy động vốn đầu tư cho đất nước để phát triển kinh
tế - xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập quốc dân.
Thứ tư, dựa trên các thông số kết quả của mô hình hồi quy, luận án đã đưa ra
một số khuyến nghị nhằm sử dụng và quản lý hiệu quả nguồn lực nợ nước ngoài trong
đầu tư công, tạo nguồn thu trả nợ trong tương lai cũng như đề cao vai trò công tác
thống kê dữ liệu kinh tế vĩ mô theo chuẩn mực quốc tế, trong đó có dữ liệu nợ nước
ngoài, để phục vụ các nghiên cứu, dự báo về vấn đề nợ nước ngoài trong ngắn hạn và
dài hạn, tránh bị động trước những cú sốc từ bên trong và bên ngoài nền kinh tế khi
có biến động.
1.7. Ý nghĩa của luận án
Phân tích thực nghiệm bằng mô hình tuyến tính và phi tuyến trong luận án cho
thấy nợ nước ngoài có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Đối
với biến nợ nước ngoài, nợ nước ngoài/GDP tăng 1% sẽ làm GDP tăng 0.99%. Đồng
thời, độ mở nền kinh tế cũng tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế theo tỷ lệ cứ
độ mở tăng 1% làm GDP tăng 0.01%. Phân tích thực nghiệm cho thấy việc tăng cung
tiền M2 tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế theo hướng tỷ lệ thay đổi cung tiền
tăng 1% làm GDP tăng 0.037%. Các kết quả này là cơ sở cho các nhà hoạch định
10
chính sách xem xét tập trung xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ các ngành
công nghiệp, công nghiệp phụ trợ hướng về xuất khẩu dựa vào các nguồn vốn từ bên
ngoài.
Luận án cũng cho thấy có tồn tại ngưỡng nợ nước ngoài là 21.5% GDP quý và
nợ nước ngoài có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Đối với
biến nợ nước ngoài, khi tỷ lệ nợ nước ngoài/GDP tăng 1% sẽ làm GDP tăng 1.29%.
Đồng thời, nợ nước ngoài tác động tiêu cực đến độ mở nền kinh tế theo tỷ lệ cứ tăng
1% nợ nước ngoài/GDP sẽ làm giảm độ mở 95%. Kết quả này củng cố thêm lập luận
về quản lý nợ nước ngoài hiệu quả để tránh giành nguồn lực đầu tư để trả nợ, làm
giảm nguồn lực để hỗ trợ cho các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu ở các nước
đang phát triển như Việt Nam, giảm động lực tăng trưởng.
Dựa trên các kết quả nêu trên, nghiên cứu đưa ra các gợi ý chính sách cho Chính
phủ Việt Nam trong quản lý, sử dụng nợ nước ngoài để góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế trên cơ sở quản lý, đầu tư hiệu quả các công trình trọng điểm sử dụng vốn vay
nước ngoài cũng như công tác thống kê nợ nước ngoài để thu thập dữ liệu phục vụ
công tác nghiên cứu, dự báo về vấn đề này, tránh bị động trước các cú sốc từ bên
ngoài tác động đến nợ nước ngoài lẫn tăng trưởng kinh tế.
1.8. Kết cấu nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nêu trên với yêu cầu tính gắn kết cao,
chuyên đề sẽ được kết cấu thành 5 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu
hỏi nghiên cứu cững như phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
Chương 2: Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm. Chương này sẽ cung cấp cơ sở
lý thuyết về nợ nước ngoài, ngưỡng nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế cũng như
các thông tin nghiên cứu thực nghiệm về tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam và trên thế giới.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3 đề cập lý thuyết mô hình MIDAS
và VECM làm nền tảng cho xây dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm về tác động
11
động nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án cũng đề
ra giả thuyết nghiên cứu để kiểm định các câu hỏi nghiên cứu đề ra trong Chương 1
cũng như thiết kế trình tự nghiên cứu cho từng mô hình cụ thể.
Chương 4: Kiểm định tác động nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam
cũng như xác định ngưỡng nợ nước ngoài có tồn tại trong trường hợp Việt Nam. Nội
dung chủ yếu của chương này là giới thiệu khái quát về nợ nước ngoài, tăng trưởng
kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986-2016 và tiến hành ước lượng hồi quy các mô hình
MIDAS, VECM cũng như thực hiện các kiểm định thống kê để đánh giá tác động của
nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn nhằm
tránh hồi quy giả mạo.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị chính sách. Luận án đưa ra các kết luận về
vai trò của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn nghiên
cứu dựa trên các kết quả kiểm định từ Chương 4 và đưa ra các khuyến nghị chính
sách cũng như các hạn chế, định hướng nghiên cứu tiếp theo về vấn đề này.
12
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VÀ
THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀI
ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
2.1. Lý thuyết nợ nước ngoài
2.1.1. Khái niệm
Theo Qũy tiền tệ quốc tế (IMF 2013), nợ nước ngoài tại một thời điểm là tổng dư
nợ thực tế hiện có yêu cầu thanh toán các khoản gốc và/hoặc lãi của người đi vay tại
một thời điểm trong tương lai (không bao gồm các khoản nợ dự phòng). Đây là khoản
nợ của người không cư trú vay người cư trú. Theo đó, các khoản nợ được thiết lập
thông qua việc cung cấp các giá trị kinh tế như tài sản (tài chính hoặc phi tài chính),
dịch vụ và/hoặc thu nhập bởi chủ nợ dành cho con nợ dưới hình thức hợp đồng, bao
gồm các điều khoản và điều kiện thanh toán. Các cam kết cung cấp các giá trị kinh tế
trong tương lai không thể thiết lập các nghĩa vụ nợ cho đến khi có sự thay đổi quyền
sở hữu, ví dụ số tiền chưa được giải ngân theo cam kết cho vay hoặc các cam kết về
tín dụng xuất khẩu sẽ không được tính trong tổng nợ nước ngoài. Ngoài ra, người đi
vay có thể là các pháp nhân hoặc thể nhân trong nền kinh tế. Khái niệm này được sử
dụng thống nhất giữa WB, IMF, OECD và BIS trong đánh giá mức độ nợ của quốc
gia.
Theo Luật quản lý nợ công năm 2009 của Việt Nam, nợ nước ngoài là tổng các
khoản nợ nước ngoài của chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh
nghiệp và tổ chức khác được vay theo phương thức tự vay, tự trả theo qui định của
pháp luật Việt Nam (Khoản 5 Điều 3). Theo đó, chủ thể đi vay là các pháp nhân, chưa
đề cập đến thể nhân. Tuy nhiên, theo điều 17 được sửa đổi, bổ sung của Pháp lệnh
sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11, có hiệu lực thi
hành từ 01/01/2014, đã cho phép các thể nhân được vay nợ nước ngoài. Như vậy, số
liệu nợ nước ngoài của Việt Nam trước năm 2014 không bao gồm nợ nước ngoài của
13
cá nhân và các tổ chức hợp tác xã. Qua đó cho thấy sự bất cập trong định nghĩa nợ
nước ngoài giữa Việt Nam và thế giới.
Tóm lại, nợ nước ngoài của một quốc gia được hiểu là các khoản nợ của người
không cư trú vay người cư trú của một nền kinh tế, không phân biệt pháp nhân hay
thể nhân, nhưng phải chịu trách nhiệm trả nợ đối với các khoản vay nợ của mình, phù
hợp với các qui định của pháp luật hiện hành.
2.1.2. Phân loại nợ nước ngoài
Có nhiều tiêu chí để phân loại nợ nước ngoài dựa trên chủ thể cho vay, đi vay
hoặc căn cứ vào điều kiện cho vay. Sau đây, luận án sẽ đi phân loại cụ thể theo từng
tiêu chí như sau:
Căn cứ vào chủ thể cho vay
Nếu căn cứ vào chủ thể cho vay thì nợ nước ngoài chia thành nợ của các chủ
nợ chính thức và nợ của các chủ nợ tư nhân. Nợ của các chủ nợ chính thức được hiểu
là các chủ nợ của khu vực công như Chính phủ các nước và các tổ chức thuộc Chính
phủ, bao gồm cả các chủ nợ đa phương như IMF, WB, ADB… và liên Chính phủ.
Nợ của các chủ nợ tư nhân là các chủ nợ không phải là Chính phủ và các tổ chức
thuộc khu vực công như các tổ chức tài chính tư nhân, các nhà xuất khẩu, các nhà sản
xuất… có khả năng cung cấp tài chính.
Căn cứ vào chủ thể vay nợ
Căn cứ vào tiêu chí này thì nợ nước ngoài được phân chia thành nợ nước ngoài
của khu vực công và khu vực tư nhân. Nợ nước ngoài của khu vực công là các khoản
nợ nước ngoài của chính phủ, chính quyền địa phương và các khoản nợ nước ngoài
được chính phủ bảo lãnh. Nợ nước ngoài của khu vực tư nhân là các khoản nợ nước
ngoài do các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế thuộc khu vực tư nhân thực hiện trên
nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm.
Căn cứ theo thời hạn vay
Căn cứ theo thời hạn vay thì nợ nước ngoài được phân chia thành nợ ngắn hạn
và nợ dài hạn (WB 2013). Nợ nước ngoài ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn dưới
12 tháng. Đối với các khoản vay trên 12 tháng được gọi là nợ nước ngoài dài hạn.