Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

ĐÊ THI OLYMPIC cấp TINH NGU VAN 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.34 KB, 10 trang )

KỲ THI OLYMPIC 23/3 LẦN V

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI OLYMPIC LẦN THỨ V
MÔN THI:NGỮ VĂN 10
Thời gian làm bài:180 phút (không kể giao đề)
(Đề thi có 01 trang, trong đề có 02 câu)

Câu 1 (8.0 điểm)
Suy nghĩ của anh chị về ý kiến sau: Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời, bỏ cuộc
mới là sự thất bại vĩnh viễn. (Marilin Vos Savan)
Câu 2 (12.0 điểm)
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta
sẵn có. Cuộc đời phù phiếm, chật hẹp của cá nhân nhờ văn chương trở nên thâm trầm rộng
rãi gấp trăm ngàn lần.
(Hoài Thanh, trích Ý nghĩa văn chương trong Bình luận văn chương, Nxb Giáo dục,
1998)
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào ? Hãy làm sáng tỏ ý kiến qua bài thơ Tỏ lòng (Thuật
hoài) của Phạm Ngũ Lão và Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.

……………HẾT……………

Họ và tên thí sinh:…………………………………Số báo danh…………………………..
Chữ ký giám thị 1:………………………...Chữ ký giám thị 2:……………………………


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK NÔNG
KỲ THI OLYMPIC 23/3 LẦN V



HƯỚNG DẪN CHẤM
BỘ MÔN: NGỮ VĂN 10

ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu 1 (8.0 điểm)
Suy nghĩ của anh chị về ý kiến sau: Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời, bỏ cuộc
mới là sự thất bại vĩnh viễn. (Marilin Vos Savan)
a. Về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác lập luận.
- Biết cách chọn và phân tích dẫn chứng một cách xác đáng để làm sáng tỏ vấn đề nghị
luận.
- Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
CÂU 1

NỘI DUNG
1. Giải thích

ĐIỂM
1.5

- Bị đánh bại: là sự thất bại của con người.
- Tình trạng nhất thời: là tạm thời, có thể thay đổi.
- Bỏ cuộc: tức là không theo đuổi mục đích nữa mà đầu hàng, buông xuôi, chấp
nhận sự thất bại nhất thời. Đây là sự thất bại mãi mãi, vĩnh viễn.
=> Câu nói thể hiện thái độ của con người trước sự thất bại, qua đó khẳng định
con người sống cần nghị lực, quyết tâm vượt qua thất bại để có được thành công
trong cuộc sống.

2. Bàn luận
- Vì sao bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời?
+ Trong hành trình đi đến mục đích, con người không chỉ có thắng mà còn có
bại.
+ Đứng trước thất bại, con người không thể không đau buồn nhưng cần phải biết
đứng lên sau thất bại. Chỉ có đứng lên và tiếp tục thực hiện mục đích, chúng ta
mới có cơ hội giành chiến thắng.
+ Có nhiều lí do cho sự thất bại của con người: có thể đối thủ đó mạnh hơn ta,

5.0


công việc đó chỉ có giá trị tức thời... Nhưng con người có thể rút kinh nghiệm để
thay đổi và sẽ có kết quả tốt hơn.
- Tại sao bỏ cuộc mới là thất bại vĩnh viễn?
+ Khi gặp phải thất bại hoặc thất bại nhiều lần, nhiều người nảy sinh tâm lí chán
nản, tuyệt vọng, bi quan…từ đó dẫn đến buông xuôi, từ bỏ mục đích mà mình
theo đuổi.
+ Khi từ bỏ mục đích thì đó chính là chấp nhận sự thất bại vĩnh viễn. Vì vậy
muốn chiến thắng phải theo đuổi mục đích đến cùng.
- Phê phán những người đã buông xuôi lí tưởng và mục tiêu của mình sau lần
vấp ngã, bị đánh bại.
(Học sinh cần đưa ra những dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu, thuyết phục.)
3. Bài học nhận thức và hành động
- Câu nói khẳng định ý chí, nghị lực và sự quyết tâm. Nó giúp chúng ta khẳng
định được mình trong cuộc sống.
- Chúng ta cần phải biết tự vực dậy mình và tiếp tục theo đuổi lí tưởng, mục tiêu
của cuộc đời.
- Mỗi người cần chăm lo tu dưỡng đạo đức, trau dồi tri thức, biết vượt qua hoàn
cảnh khó khăn, biết nỗ lực vươn lên để đạt được thành tích cao.


Câu 2 (12.0 điểm)

1.5


Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta
sẵn có. Cuộc đời phù phiếm, chật hẹp của cá nhân nhờ văn chương trở nên thâm trầm rộng
rãi gấp trăm ngàn lần.
(Hoài Thanh, trích Ý nghĩa văn chương trong Bình luận văn chương, Nxb Giáo dục,
1998)
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào ? Hãy làm sáng tỏ ý kiến qua bài thơ Tỏ lòng
(Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão và Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.
a. Về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề lí luận văn học, bố cục rõ ràng, vận dụng
tốt các thao tác lập luận.
- Biết cách chọn và phân tích dẫn chứng một cách xác đáng để làm sáng tỏ vấn đề nghị
luận.
- Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
CÂU 2

NỘI DUNG
1. Giải thích
- Văn chương: loại hình nghệ thuật lấy ngôn từ làm phương tiện, lấy
hình tượng làm phương thức, lấy con người và đời sống làm nội dung,
mục đích phản ánh nhằm thể hiện tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ
trước cuộc đời.
- Gây cho ta những tình cảm ta không có: khả năng mang lại những tình

cảm, cảm xúc làm phong phú thêm đời sống tinh thần độc giả.
- Luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có: khả năng tác động làm sâu sắc
thêm thế giới tinh thần con người.
=> Ý kiến khẳng định chức năng cao quý của văn học đối với đời sống
con người. Văn học giúp thanh lọc tâm hồn con người, giúp con người
biết sống nhân ái, bao dung và có những khát vọng cao đẹp.

ĐIỂM
2.0


2. Bàn luận

2.0

- Tác phẩm văn chương là sự phản ánh hiện thực khách quan thông qua
lăng kính chủ quan của nhà văn, bằng hệ thống ngôn từ và hình tượng
giàu hình ảnh và cảm xúc. Chính vì vậy mà tác phẩm văn học bao giờ
cũng thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà văn trước con người và cuộc
đời, hoặc là sự thể hiện về một chân lí đời sống về Chân - Thiện - Mĩ mà
tác giả muốn bày tỏ, gửi gắm đến bạn đọc.
- Chức năng quan trọng nhất của văn chương đó là nhận thức, giáo dục
và thẩm mĩ. Vì thế tác phẩm văn học phải góp phần bồi đắp, nuôi dưỡng
tâm hồn con người phong phú, giàu có hơn. Đồng thời giúp con người tự
khám phá, hiểu biết, nâng cao niềm tin về bản thân và có khát vọng
hướng tới chân lí, hướng tới cái đẹp của cuộc đời.
- Độc giả luôn mong đợi những trang viết chứa đựng tình cảm chân
thành của nhà văn, bởi đặc trưng của văn học là tiếp nhận bằng con
đường tình cảm, cảm xúc. Chỉ khi người đọc thực sự trải qua những tình
cảm chưa có và tình cảm sẵn có thì khi đó giá trị của tác phẩm mới tìm

đến người đọc và có sức sống lâu dài.

3. Chứng minh
HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các
ý sau:
* Tỏ lòng ( Thuật hoài) – Phạm Ngũ Lão
- Qua hình tượng người tráng sĩ mang tầm vóc vũ trụ với khát vọng lập
công và nỗi thẹn mang vẻ đẹp nhân cách, người đọc sẽ bồi đắp tình yêu
đất nước, ý thức trách nhiệm và định hướng lí tưởng...

6.0


- Nghệ thuật đặc sắc: thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu, …
* Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi
- Từ vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên ngày hè sinh động, đầy sức sống và
bức tranh cuộc sống tươi vui cùng khát vọng cao đẹp của nhà thơ, người
tiếp nhận trân trọng vẻ đẹp tài năng, tâm hồn của nhà thơ và nuôi dưỡng
tình yêu thiên nhiên, đất nước...
- Nghệ thuật: ngôn từ điêu luyện, thể thơ thất ngôn xen lục ngôn đầy
sáng tạo, hình ảnh, từ ngữ sống động...
4. Đánh giá, mở rộng

2.0

- Đây là một nhận định đúng đắn đã khái quát một cách sâu sắc chức
năng của văn học đối với con người. Văn chương giúp thanh lọc tâm hồn
con người, giúp con người sống nhân ái, bao dung và có những khát
vọng cao đẹp.
- Nhận định còn đặt ra yêu cầu quan trọng trong quá trình sáng tạo và

tiếp nhận văn chương:
+ Để sáng tạo người nghệ sĩ phải có ý thức trách nhiệm với ngòi bút. Có
tâm hồn nhạy cảm tinh tế, khả năng quan sát, nghiền ngẫm phát hiện và
lí giải đời sống. Công phu trong việc lựa chọn những phương tiện và
hình thức biểu đạt.
+ Đặt ra yêu cầu đối với người tiếp nhận: bạn đọc cần phải có tình cảm
chân thành, biết nâng niu, trân trọng, đồng điệu với tâm hồn của nhà
văn.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK NÔNG
KỲ THI OLYMPIC 23/3 LẦN V

ĐỀ THI OLYMPIC LẦN THỨ V
MÔN THI: NGỮ VĂN 10




Thời gian làm bài:180 phút (không kể giao
đề)
(Đề thi có 01 trang, trong đề có 02 câu)

ĐỀ DỰ BỊ

Câu 1 (8.0 điểm)
Nếu một ngày cuộc sống của bạn bị nhuốm màu đen, hãy cầm bút và vẽ cho nó những
vì sao lấp lánh.
Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên.
Câu 2 (12.0 điểm)
Bàn về văn học dân gian, nhà văn Gorki nói: Rất cần nêu lên rằng, trong văn học dân

gian hoàn toàn không có bóng dáng của chủ nghĩa bi quan mặc dầu những người sáng tác
văn học dân gian sống trong nhọc nhằn, cực khổ. Tập thể dường như vẫn có ý thức về tính
bất diệt của mình và tin rằng mình sẽ chiến thắng tất cả những lực lượng thù địch.
Bằng những hiểu biết về văn học dân gian Việt Nam, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận xét
trên.
……………HẾT……………

Họ và tên thí sinh:…………………………………Số báo danh…………………………..
Chữ ký giám thị 1:……………………….Chữ ký giám thị 2:……………………………..
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK NÔNG
KỲ THI OLYMPIC 23/3 LẦN V

HƯỚNG DẪN CHẤM
BỘ MÔN: NGỮ VĂN 10



ĐỀ DỰ BỊ

Câu 1 (8.0 điểm)
Nếu một ngày cuộc sống của bạn bị nhuốm màu đen, hãy cầm bút và vẽ cho nó những
vì sao lấp lánh.
Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên.
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội với bố cục rõ ràng, mạch lạc, hành văn trôi
chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận:
giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận...dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ những yêu cầu
cơ bản sau:

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1. Giải thích
1.5
- Cuộc sống bị nhuốm màu đen: Chỉ cuộc sống tối tăm, gặp nhiều sóng gió,
khổ đau, bất hạnh, không hy vọng.
- Cầm bút và vẽ cho nó những vì sao lấp lánh (tạo nên một bầu trời đêm
thật đẹp): chủ động, tìm hướng khắc phục với tinh thần lạc quan biến
những đau khổ thành niềm vui, thành công và hạnh phúc.
=> Dẫu cuộc sống có tối tăm, đau khổ, bất hạnh đến đâu, mỗi con người
cần chủ động thay đổi, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
2. Phân tích, chứng minh
3.5
- Cuộc sống luôn có nhiều chông gai, thử thách, bất trắc do yếu tố khách
quan, chủ quan mang đến với những tác động rủi ro, khiến con người cảm
thấy đau khổ, tuyệt vọng.
- Dù cuộc sống có đen tối, khổ đau nhưng con người không được bi quan,
buông xuôi, đầu hàng số phận. Trong khó khăn, thử thách, con người nhận
thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình, có điều kiện tôi luyện bản lĩnh, rút
ra được nhiều bài học kinh nghiệm,... làm tiền đề cho những thành công,
hạnh phúc sau này.
- Con người cần tin tưởng vào khả năng của bản thân, tự quyết định cuộc
sống của mình. Bằng sự nỗ lực cố gắng, dũng cảm vượt qua thử thách, khổ
đau, với ước mơ, hoài bão và những suy nghĩ, hành động tích cực, mỗi con
người phải luôn hướng về phía trước để làm thay đổi cuộc đời ngày càng
tốt đẹp hơn.

- Nếu không dám đương đầu và vượt qua những thất bại, khổ đau thì con
người sẽ bị nhấn chìm, gục ngã, mãi sống trong bất hạnh và sự tăm tối.
(Học sinh chọn dẫn chứng tiêu biểu minh họa cho các ý trên)
3. Đánh giá, mở rộng vấn đề
1.5


- Khẳng định ý kiến trên là đúng đắn, sâu sắc, như một lời gợi mở, nhắc
nhở về một phương châm sống tích cực khi đứng trước những khó khăn,
thử thách trong cuộc sống.
- Phê phán những người không có ý chí, tinh thần vượt khó, sống yếu đuối,
cam chịu...hoặc có những hành động việc làm nhằm thoát khỏi hoàn cảnh
sống đen tối theo theo hướng tiêu cực.
4. Bài học nhận thức và hành động
1.5
Câu 2 (12.0 điểm)
Bàn về văn học dân gian, nhà văn Gorki nói: Rất cần nêu lên rằng, trong văn học dân
gian hoàn toàn không có bóng dáng của chủ nghĩa bi quan mặc dầu những người sáng tác
văn học dân gian sống trong nhọc nhằn, cực khổ. Tập thể dường như vẫn có ý thức về tính
bất diệt của mình và tin rằng mình sẽ chiến thắng tất cả những lực lượng thù địch.
Bằng những hiểu biết về văn học dân gian Việt Nam, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận xét
trên.
a. Yêu cầu về kĩ năng
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, sắc sảo; lí lẽ thuyết phục. Hành văn lưu loát,
trong sáng, chuẩn xác, giàu cảm xúc.
- Biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận, làm sáng tỏ vấn đề qua một số tác phẩm văn
học dân gian Việt Nam đã học.
- Trình bày bài sạch, đẹp, khoa học.
b. Yêu cầu về kiến thức

CÂU 2

NỘI DUNG

ĐIỂM

1. Giải thích
- Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.
- Không có bóng dáng của chủ nghĩa bi quan: cách nghĩ của họ trong tác
phẩm thì luôn ánh lên niềm tin, niềm lạc quan mãnh liệt về sự chiến thắng
của cái đẹp, điều thiện đối với cái xấu, cái ác.
=> Câu nói khẳng định đặc điểm của văn học dân gian và thể hiện vẻ đẹp
tâm hồn của người bình dân xưa.
2. Bàn luận
- Tác giả của văn học dân gian là nhân dân lao động, những con người luôn
sống trong nhọc nhằn, cực khổ, luôn thua thiệt và chịu nhiều bất công.
- Trong tác phẩm, họ kể lại câu chuyện để nói về cuộc đời của mình, của tầng
lớp mình và bộc lộ ước mơ, khát vọng, niềm tin vào cái thiện...
3. Chứng minh
- Hoàn cảnh sống của nhân dân: quá độ từ chế độ công xã nguyên thuỷ sang
chế độ phong kiến và phát triển mạnh trong xã hội phong kiến. Đó là chế độ
xã hội nảy sinh nhiều mâu thuẫn, nhiều mối quan hệ phức tạp, trong đó nổi
lên là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa giai cấp thống thống trị và bị trị.
- Tác giả dân gian nói về cuộc sống cực khổ, nhọc nhằn, luôn chịu cảnh bất
công của giai cấp mình.
- Không hề có bóng dáng của chủ nghĩa bi quan, mà luôn tin vào tập thể, tin

2.0

2.0


6.0


vào sự chiến thắng của lẽ phải, điều thiện.
+ Trong đói nghèo, thiếu ăn, họ mơ về sự no ấm, đủ đầy.
+ Trong cảnh sống bất công, họ mơ về sự công bằng, dân chủ.
- Họ tin vào sức mạnh của tình yêu có thể vượt qua những hố sâu ngăn cách
về địa vị.
- Họ tin vào sức sống bất diệt của mình.
- Họ tin vào khả năng của mình sẽ chiến thắng cái ác, cái xấu.
- Sự xuất hiện của Tiên, Bụt...cũng là ước mơ, niềm tin của nhân dân lao
động về sức mạnh của lẽ phải, công lí và điều thiện.
4. Đánh giá
- Ra đời trong hoàn cảnh xã hội có nhiều bất công, tác giả dân gian không
ngần ngại khi phơi bày thực trạng khốn cùng trong cuộc sống của mình.
Song không hề gây cảm giác bi thương, bi luỵ bởi tinh thần lạc quan thấm
đẫm trong các tác phẩm.
- Tinh thần lạc quan chính là sức mạnh tinh thần to lớn giúp họ vượt lên hoàn
cảnh sống bất công, ngặt nghèo. Đây là giá trị nhân văn sâu sắc của văn học
dân gian.

2.0



×