Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Đề và đáp án môn văn khối 10,11,12 kì I năm học 2018 2019 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI BA ĐÌNH HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI - BĐ

ĐỀ THI HỌC KÌ I (NĂM HỌC 2017 – 2018)
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10

Thời gian làm bài: 90 phút
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):
Đọc văn bản sau sau và thực hiện các yêu cầu từ 1- 4:
(...) Tôi thất bại rất nhiều lần, khi đi học, khi đi tìm việc, nhưng tôi nghĩ
đó là những trải nghiệm tuyệt vời nhất mà tôi có. Chính vì vấp ngã, tôi học được
từ những sai lầm. Dù hôm nay Alibaba rất lớn mạnh, nhưng chúng tôi vẫn sẽ
còn va vấp rất nhiều. Khi gặp thất bại, tôi không bao giờ lo lắng. Bởi tôi biết
cuộc sống đầy rẫy thất bại và sai lầm (...) Chúng ta nên từ những thất bại mà
người khác mắc phải, không cần thiết học từ những câu chuyện thành công của
họ... Chúng ta có nhiều lý do để thành công nhưng chỉ có một lý do thất bại (...)
Nếu bạn học hỏi được từ những sai lầm, bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, bạn sẽ
thực tế hơn. Khi nhìn thấy tất cả những thất bại, khi vẫn muốn chiến đấu cho
tương lai, bạn sẽ có cơ hội.
(Trích Bài phát biểu truyền cảm hứng của Jack-ma tại Việt Nam,
dẫn theo , ngày 06/11/2017)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích (0,5 điểm)
Câu 2: Tại sao bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn khi học hỏi được từ những sai lầm?
(0,5 điểm)
Câu 3: Chỉ rõ và nêu tác dụng của phép liên kết chính được sử dụng trong đoạn
văn bản? (1,0 điểm)
Câu 4: Anh/chị có đồng ý với ý kiến "Khi nhìn thấy tất cả những thất bại, khi
vẫn muốn chiến đấu cho tương lai, bạn sẽ có cơ hội." không? Vì sao? (1,0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm):
Viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn


đề được đặt ra ở văn bản đọc hiểu: Học hỏi từ những thất bại, sai lầm.
Câu 2 (5,0 điểm):
Cảm nhận bức tranh ngày hè trong bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi
để làm rõ vẻ đẹp tâm hồn thi nhân.
..................................Hết……………………

Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm.


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI - BĐ

HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KÌ I
(NĂM HỌC 2017 – 2018)
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10

(Hướng dẫn chấm gồm 03
trang)
Phần
Nội dung
I
PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Câu 2 Bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn khi học hỏi được từ những sai lầm bởi vì:
+ Từ những sai làm bạn sẽ rút ra được bài học cho bản thân và sẽ tránh
lập lại những sai lầm đó trong tương lai.
+ Kinh nghiệm sẽ mang lại cho bạn sự tự tin, bản lĩnh trong cuộc sống...
Câu 3 Phép liên kết chính được sử dụng trong đoạn văn bản:
Phép lặp: Thất bại, sai lầm, thành công…
Tác dụng: Tạo nên sự thống nhất và làm nổi bật chủ đề, nhấn mạnh ý

nghĩa của thất bại, sai lầm và thành công trong cuộc sống.
Câu 4 Học sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình miễn là lập luận hợp lí
và đưa ra lí do thuyết phục:
- Sau thất bại, bạn có quyết tâm thay đổi, bạn sẽ có cơ hội thành công...
- Thất bại có thể làm con người mất niềm tin và hi vọng...
II
PHẦN LÀM VĂN
Câu 1 Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ về vấn đề: Học hỏi từ
những thất bại, sai lầm.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận
* Giải thích ý nghĩa của văn bản: suy nghĩ của tỉ phú người Trung Quốc
về những sai lầm ông mắc phải và ý nghĩa của những sai lầm đó cho
thành công sau này khi ông biết học hỏi và rút ra kinh nghiệm cho bản
thân mình -> Học hỏi từ những thất bại, sai lầm nghĩa là tự rút ra bài học,
kinh nghiệm từ những sai lầm đó
* Phân tích, chứng minh: Vai trò của học hỏi từ những thất bại, sai lầm
- Trong cuộc sống, ai cũng có thể gặp phải những thất bại, sai lầm
- Sau thất bại, sai lầm cần nhìn nhận, xem xét lại, tìm hiểu kỹ để rút kinh
nghiệm thì sẽ trưởng thành hơn và sẽ thành công

Điểm
3,0 điể
0,5 điểm

0,25 đi

0,25 đi
0,5 điểm

0,5 điểm


0,5 điểm
0,5 điểm
7,0 điể
2,0 điể

0,25 đi
0,25 đi

0,25 đi

0,25 đi


(Lấy dẫn chứng trong đời sống và trong học tập)
* Bàn luận, mở rộng vấn đề.
- Trong cuộc sống, chúng ta có thể gặp sai lầm nhưng nhận ra nguyên
nhân sẽ giúp ta có kinh nghiệm và không mắc phải sai lầm đó nữa.
- Phê phán một bộ phận không nhỏ (nhất là thanh niên) sống không có
nghị lực, ý chí, nhanh chóng đầu hàng khi gặp thất bại.
* Liên hệ bản thân và rút ra bài học
* Kết đoạn: Chốt lại vấn đề

0,25 đi

0,25 đi

0,25 đi
0,25 đi



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI - BĐ

Phần
I
Câu 1
Câu 2

Câu 3

Câu 4

II
Câu 1

HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2017 – 2018
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10
(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)
Nội dung
Điểm
PHẦN ĐỌC HIỂU
3,0 điểm
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
0,5 điểm
Bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn khi học hỏi được từ những sai lầm bởi vì:
+ Từ những sai làm bạn sẽ rút ra được bài học cho bản thân và sẽ 0,25 điểm
tránh lập lại những sai lầm đó trong tương lai.
+ Kinh nghiệm sẽ mang lại cho bạn sự tự tin, bản lĩnh trong cuộc

0,25 điểm
sống...
Phép liên kết chính được sử dụng trong đoạn văn bản:
0,5 điểm
Phép lặp: Thất bại, sai lầm, thành công…
Tác dụng: Tạo nên sự thống nhất và làm nổi bật chủ đề, nhấn mạnh ý 0,5 điểm
nghĩa của thất bại, sai lầm và thành công trong cuộc sống.
Học sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình miễn là lập luận hợp lí
và đưa ra lí do thuyết phục:
- Sau thất bại, bạn có quyết tâm thay đổi , bạn sẽ có cơ hội thành 0,5 điểm
công...
0,5 điểm
- Thất bại có thể làm con người mất niềm tin và hi vọng...
PHẦN LÀM VĂN
7,0 điểm
Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ về vấn đề: Học hỏi từ 2,0 điểm
những thất bại, sai lầm.
Cần đạt được những yêu cầu sau:
- Yêu cầu về hình thức,kỹ năng
+ Viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 100 chữ)
+ Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ,
đặt câu, diễn đạt…
- Yêu cầu về nội dung: Bám sát trọng tâm đề, đảm bảo kiến thức đời
sống xã hội và có quan điểm rõ ràng.
Giới thiệu vấn đề nghị luận
0,25 điểm
* Giải thích ý nghĩa của văn bản: suy nghĩ của tỉ phú người Trung 0,25 điểm
Quốc về những sai lầm ông mắc phải và ý nghĩa của những sai lầm đó
trong thành công của ông khi ông biết học hỏi và rút ra kinh nghiệm
cho bản thân mình -> Học hỏi từ những thất bại, sai lầm nghĩa là tự rút

ra bài học, kinh nghiệm từ những sai lầm đó
* Phân tích, chứng minh: Vai trò của học hỏi từ những thất bại, sai
lầm
0,25 điểm
- Trong cuộc sống, ai cũng có thể gặp phải những thất bại, sai lầm
- Sau thất bại, sai lầm cần nhìn nhận, xem xét lại, tìm hiểu kỹ để rút
1


Câu 2

kinh nghiệm thì sẽ trưởng thành hơn và sẽ thành công
(Lấy dẫn chứng trong đời sống và trong học tập)
* Bàn luận, mở rộng vấn đề:
- Trong cuộc sống, chúng ta có thể gặp sai lầm nhưng nhận ra nguyên
nhân sẽ giúp ta có kinh nghiệm và không mắc phải sai lầm đó nữa.
- Phê phán một bộ phận không nhỏ (nhất là thanh niên) sống không có
nghị lực, ý chí, nhanh chóng đầu hàng khi vấp ngã, thất bại.
* Liên hệ bản thân và rút ra bài học
Kết đoạn: Chốt lại vấn đề
Cảm nhận bức tranh ngày hè trong bài thơ “Cảnh ngày hè” của
Nguyễn Trãi để làm rõ vẻ đẹp tâm hồn thi nhân.

0,25 điểm

0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25đ
5,0 điểm


Cần đạt được những yêu cầu sau:
- Yêu cầu về hình thức, kỹ năng:
+ Viết bài nghị luận văn học chuẩn kết cấu, bố cục.
+ Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ,
đặt câu, diễn đạt…
- Yêu cầu về nội dung: Bám sát trọng tâm đề, đảm bảo chuẩn kiến
thức.
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả tác phẩm, nội dung nghị
luận
- Vai trò, vị trí hoặc đặc điểm nổi bật của thơ văn Nguyễn Trãi.
- Xuất xứ, vị trí của bài thơ

0,25 điểm

- Dẫn đề: Tác phẩm đã thể hiện được bức tranh cảnh ngày hè sinh
động, đầy sức sống -> ánh lên vẻ đẹp tâm hồn thi nhân.
b. Thân bài: Làm rõ vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên, cuộc sống ngày 4,5 điểm
hè và vẻ đẹp tâm hồn thi nhân
*Cảm hứng sáng tác bài thơ được khơi gợi:
- Trong hoàn cảnh: Khi Nguyễn Trãi về ở ẩn tại Côn Sơn...

0,25 điểm

- Trong khoảnh khắc ông thả hồn với thiên nhiên trong trẻo, cuộc sống
bình yên...
*Vẻ đẹp rực rỡ của bức tranh thiên nhiên ngày hè
- Tâm thế của nhà thơ trước thiên nhiên cảnh vật (câu 1)
+ Nghệ thuật: Sự phá cách trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật (câu
lục ngôn) tạo ra sự dồn nén, cô đọng, hàm súc; nhịp thơ 1/2/3 chậm

rãi: tư thế ung dung tự tại.

0,25 điểm

2


+ Từ ngữ, hình ảnh: “Rồi”: nhàn nhã, ung dung, hòa mình với thiên
nhiên; “Hóng mát”: được nhàn nhã ngắm cảnh; “Ngày trường”: ngày
dài
⟹ Tâm thế: Thư thái, thanh nhàn hiếm hoi trong cuộc đời Nguyễn
Trãi
⟹ Cảm nhận tâm hồn thi nhân: Mở lòng đón nhận cảnh sắc thiên
nhiên, tạo vật.
- Bức tranh thiên nhiên ngày hè (câu 2,3,4,6)

1,5 điểm

+ Cảnh ngày hè hiện lên với bức tranh thiên nhiên rực rỡ:
. Cây hòe có sức sống mãnh liệt, tán lá xanh che phủ cả khoảng không
gian.
. Sắc đỏ của cây lựu tô đậm thêm khung cảnh ngày hè
. Hương sen tỏa ngát bay theo làn gió
. Âm thanh tiếng ve dắng dỏi - dấu hiệu đặc trưng của mùa hè
+ Hiệu quả của các động từ mạnh: “đùn đùn”, “giương”, “phun thức”,
“tiễn” –> sự trỗi dậy, phun trào, căng mở mãnh liệt; sự vận động trong
gân cốt của tạo vật => sức sống mãnh liệt của thiên nhiên ngày hè.
⟹ Cảnh vật tươi tắn, rực rỡ, căng tràn sức sống
=> Nhà thơ mở căng các giác quan để đón nhận cảnh sắc thiên nhiên
ngày hè.

⟹ Một tâm hồn thi sỹ: tinh tế, nhạy cảm.
*Bức tranh cuộc sống sinh động (câu 5,6)
- Âm thanh cuộc sống sinh hoạt đời thường: Tiếng người dân chài lao 1,0 điểm
xao trong phiên chợ cá; tiếng ve râm ran lúc chiều tà...
- “Chợ” – hình ảnh của niềm an yên; cuộc sống hạnh phúc ấm no.
- Nghệ thuật đảo ngữ kết hợp từ láy: “lao xao chợ cá/dắng dỏi cầm ve”
làm nổi bật không khí nhộn nhịp của chiều hè nơi làng quê -> khung
cảnh cuộc sống yên vui.
⟹ Một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống...
* Ước vọng, nỗi niềm thi nhân (câu 7,8):

0,5 điểm

- Từ cổ: “Dẽ”- có lẽ, nếu -> niềm ao ước khát khao của nhà thơ
- Điển tích: Tiếng đàn của Vua Nghiêu, Vua Thuấn ở Trung Quốc ->
3


mơ ước tấu lên khúc ca về cuộc sống thái bình, thịnh trị.
- Câu lục ngôn: thu dồn, chất chứa cảm xúc, tâm tư -> đau đáu một tấm
lòng vì nước vì dân.
- Giọng điệu thơ: lắng lại, thao thiết...
⟹ Ước vọng đáng quý, đáng trân trọng của một con người trọn đời vì
lý tưởng yêu nước, thương dân. Đó cũng là khát khao sâu kín và cháy
bỏng suốt cuộc đời Ức Trai.
* Vẻ đẹp tâm hồn của tác giả:
- Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, trái tim nghệ sỹ giàu rung cảm.
- Tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết.

0,5 điểm


- Tình yêu nước, thương dân sâu nặng.
⟹Thân nhàn nhưng tâm không nhàn.
* Đặc sắc về nghệ thuật:
- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cô đọng, hàm súc; sáng tạo câu
lục ngôn - phá cách của Đường thi.
- Nghệ thuật “thi trung hữu họa” – trong thơ có họa; tả cảnh đặc sắc.

0,5 điểm

+ Kết hợp nhuần nhuyễn giữa: nghệ thuật đảo ngữ; cách sử dụng động
từ mạnh; từ láy giàu sắc thái biểu đạt; lối ngắt nhịp linh hoạt...
=> Vẻ đẹp tươi mới, đầy sức sống của bức tranh thiên nhiên, cuộc sống
ngày hè và tấm lòng sâu nặng của thi nhân với cuộc đời, với đất nước.
c. Kết bài: Đánh giá, khẳng định, chốt lại vấn đề

0,25 điểm

Khẳng định tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của tác giả qua bài
thơ; ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của một bậc thi nhân dù đã cáo
quan nhưng vẫn một lòng “ưu quốc, ái dân”.
- Dựa và các mức điểm trên, giáo viên chấm thi cho các mức điểm còn lại lẻ đến 0,25
- Điểm toàn bài là điểm của các phần cộng lại, làm tròn đến 0,5 điểm.
- Học sinh có thể trình bày các cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được nội dung và kỹ năng làm văn

4


5



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI - BĐ

ĐỀ THI HỌC KÌ I (NĂM HỌC 2017 – 2018)
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 11

Thời gian làm bài: 90 phút
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ 1- 4:
Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường
Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom…
Đơn vị tôi hành quân qua con đường mòn
Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái
Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá
Tình yêu thương bồi đắp cao lên…
Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em
Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ
Đất nước mình nhân hậu
Có nước trời xoa dịu vết thương đau
(Trích Khoảng trời, hố bom – Lâm Thị Mỹ Dạ,
Văn chương một thời để nhớ, NXB Văn học 2006)
Câu 1: Xác định hai phương thức biểu đạt của đoạn văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2: Nêu ý nghĩa của từ nhân hậu trong câu thơ: Đất nước mình nhân hậu. (0,5 điểm)
Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về hai hình ảnh hố bom và khoảng trời ? (1,0 điểm)
Câu 4: Nêu cảm xúc chủ đạo và nội dung chính của đoạn thơ. (1,0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm):
Hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 10 câu) trình bày cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp
phẩm chất người nữ thanh niên xung phong thể hiện qua hai câu thơ ở phần đọc hiểu:
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom…
Câu 2 (5,0 điểm):
Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao) từ khi gặp thị Nở
cho đến khi bị thị Nở cự tuyệt để thấy được biệt tài diễn tả và phân tích tâm lí nhân vật của
Nam Cao.
……………………Hết………………….
Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm.


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI - BĐ

HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2017 – 2018
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 11

(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)

Phần
Phần đọc hiểu
I
Câu 1

Câu 2

Câu 3


Câu 4

II
Câu 1

Nội dung

Điểm
3,0 điểm

Hai phương thức biểu đạt:
- Tự sự
- Biểu cảm
Ý nghĩa của từ nhân hậu:
- Tính từ; chỉ phẩm chất con ngưới (hiền lành, giàu lòng vị tha…)
- Đất nước Việt Nam, con người Việt Nam yêu hòa bình, sống nhân ái…
- Hố bom: dưới lòng đất sâu thẳm; khoảng trời: ở trên cao mênh mông
- Hố bom: tượng trưng cho bom đạn, tội ác của giặc và tàn tích đau thương
của chiến tranh; khoảng trời: tượng trưng cho sự bình yên, hiền hòa, đôn
hậu của dân tộc Việt.
=>Khoảng trời – hố bom chính là sự sống – cái chết, hòa bình – chiến
tranh, bình yên – tàn khốc…
- Nguồn cảm hứng được khơi gợi:
+ Từ sự kiện lịch sử, từ những hố bom – chứng tích đau thương về cái chết
anh dũng của những người con gái thanh niên xung phong thời chống Mỹ.
+ Xúc động, ngưỡng mộ trước sự mưu trí, dũng cảm, tự nguyện hy sinh.
- Nội dung:
+ Hình ảnh người nữ TNXP mưu trí, dũng cảm, xả thân để cứu con đường
cho đoàn quân ra trận.

+ Ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn người Việt Nam thời chống Mỹ.

0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm

0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm

Phần làm văn
Viết đoạn văn nghị luận trình bày cảm nhận về vẻ đẹp phẩm chất 2,0 điểm
người nữ thanh niên xung phong thể hiện qua hai câu thơ:
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom…
Cần đạt được những yêu cầu sau:
- Yêu cầu về hình thức, kỹ năng:
+ Viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 10 câu).
+ Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi.
- Yêu cầu về nội dung: Bám sát trọng tâm đề yêu cầu, đảm bảo kiến lịch
sử, kiến thức đời sống xã hội và có quan điểm rõ ràng.
Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận
* Lí giải vẻ đẹp phẩm chất: Tình yêu Tổ quốc, sự tự nguyện hy sinh quên
mình, mưu trí, dũng cảm…
* Phân tích - chứng minh:
- Hành động đẹp -> gan dạ, quả cảm.

- Sự hy sinh cao cả -> Ý nghĩa thiêng liêng của tình yêu Tổ quốc.
=> Chân thực, xúc động lòng người.
(Lấy dẫn chứng trong lịch sử dân tộc, trong đời sống, trong văn học…)

0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm


* Bn lun, m rng vn :
Chớnh phm cht tt p ca nhng ngi n thanh niờn xung phong núi
riờng v nhng con ngi Vit Nam núi chung trong thi chng M ó
lm nờn chin thng v vang, em li hũa bỡnh, thng nht t nc.
* Liờn h bn thõn, rỳt ra bi hc:
-Tỡnh yờu T quc.
- Tm lũng bit n nhng ngi ó ngó xung trong s nghip gi nc.
(Quan tõm n nhng gia ỡnh cú cụng vi Cỏch mng gúp phn xoa
du ni au chin tranh;tớch cc hc tp, rốn luyn, cng hin sc lc, ti
nng, trớ tu a t nc Vit Nam ngy cng vng mnh hn trong
thi kỡ mi; v ni tip truyn thng khi T quc cn phi bit hi sinh)
* Kt on: Cht li vn
Cõu 2 Phõn tớch din bin tõm lớ ca nhõn vt Chớ Phốo (Chớ Phốo - Nam
Cao) t khi gp th N cho n khi b th N c tuyt thy c
bit ti din t v phõn tớch tõm lớ nhõn vt ca Nam Cao.

0,25 im
0,25 im
0,25 im


0,25 im
5,0 im

Cn t c nhng yờu cu sau:
- Yờu cu v hỡnh thc, k nng:
+ Vit bi vn ngh lun vn hc t chun kt cu v b cc.
+ Trỡnh by mch lc, rừ rng, khụng mc li.
- Yờu cu v ni dung: Bỏm sỏt trng tõm , m bo chun kin thc.
a. M bi:
0,25 im
- Gii thiu v tỏc gi Nam Cao v tỏc phm Chớ Phốo ( Hon cnh ra i,
cm hng ch o).
- Nờu rừ lun : Din bin tõm lớ ca Chớ Phốo t khi gp th N cho n
khi b th N c tuyt.
b. Thõn bi:
4,5 im
* Gii thớch khỏi nim:
- Tõm lớ l th gii ni tõm bờn trong con ngi vi nhng nhn thc, t 0,5 im
tng, suy ngh v cm xỳc ca chớnh con ngi ú.
- Ngh thut din t tõm lớ l vic s dng cỏc phng tin, bin phỏp ngh
thut tỏi hin th gii ni tõm phong phỳ, phc tp ca con ngi trong
tỏc phm vn chng.
=> Ngh s ln bao gi cng l bc thy trong vic din t tõm lớ nhõn vt.
* Phõn tớch chng minh:
- Din bin tõm lớ Chớ Phốo sau khi gp th N:
1,0 im
+ Cú cm giỏc ca con ngi: Những cảm nhận về không gian (căn lều,
ỏnh nng ban mai), về cuộc sống xung quanh (những âm thanh quen thuộc
của cuộc sống).
+ Cú suy ngh ca con ngi, cú cm xỳc, tõm trng: Bun, ngh v cuộc

đời mình (quá khứ: nh li c m xa; hiện tại: cô độc, ốm đau, đói rét)
Bun, nh, lo lng, suýt khúc
=> Nh vn Nam Cao ó dựng nhiu tớnh t, t lỏy, cõu cm thỏn
din t sõu sc din bin tõm lý phc tp, an xen ca nhõn vt Chớ 0,25 im
Phốo.
- Din bin tõm lớ Chớ Phốo khi c th N chm súc:
- Tỡnh yờu thng cựng s chm súc mc mc, chõn thnh ca th N
(thụng qua hỡnh nh bỏt chỏo hnh) Chớ Phốo ngc nhiờn (vỡ õy l ln

1,0 im


đầu tiên Chí được miếng ăn do người khác đem cho) -> bâng khuâng →
xúc động (hình như mắt hắn ươn ướt) → ăn năn → có những suy nghĩ
hướng thiện (khát khao làm người lương thiện và có hạnh phúc, gia đình)
=> Chí đã nhận ra tình yêu thương và biết yêu thương.
- Sự trở về của hành động Người: hầu như không uống rượu (uống rất ít)
không đập đầu, rạch mặt, ăn vạ, đâm chém người… được sống những
ngày lương thiện.
=> Nhà văn đã khai thác sâu những trạng thái, cảm xúc chân thành,
hợp quy luật tình cảm và logic với sự phát triển, sự thay đổi tính cách
nhân vật. Những câu văn theo mạch cảm xúc âm thầm mà mãnh liệt tha 0,25 điểm
thiết đã thể hiện biệt tài phân tích tâm lí nhân vật của Nam Cao.
- Diễn biến tâm lí Chí Phèo khi bị thị Nở cự tuyệt:
- Nguyên nhân bị cự tuyệt.
1,0 điểm
- Tâm lí Chí khi bị thị Nở cự tuyệt:
+ Ban đầu Chí tê liệt mọi phản ứng (ngẩn mặt ra không nói gì), khi „hít
thấy hơi cháo hành” Chí lại chứa chan hi vọng (sửng sốt, gọi lại, đuổi
theo, nắm lấy tay…).

+ Khi thị Nở tỏ rõ sự cắt đứt dứt khoát, Chí Phèo thất vọng, đau đớn
(định đập đầu → uống rượu → càng uống càng tỉnh --> buồn → thoang
thoảng hơi cháo hành → ôm mặt khóc rưng rức).
=> Nam Cao đã dùng nhiều từ ngữ, câu văn chỉ trạng thái cảm xúc theo
mức độ tăng dần, đau đớn dần để làm nổi bật diễn biến tâm lí của Chí
Phèo  Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.
0,25 điểm
* Đánh giá chung
- Tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao: Niềm tin bất diệt vào thiên
lương con người; phát hiện, khẳng định ánh sáng lương tri tiềm ẩn trong
0,25 điểm
đáy sâu tâm hồn Chí Phèo.
- Đặc sắc nghệ thuật: Tài năng trong việc diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật.
c.Kết bài: Chốt, khẳng định vấn đề:
0,25 điểm
- Giá trị của tác phẩm: Chí Phèo xứng đáng được coi là kiệt tác của văn
học Việt Nam hiện đại.
- Vị trí của nhà văn: Nhà văn hiện thực xuất sắc và nhà nhân đạo chủ nghĩa
lớn của văn học hiện thực Việt Nam trước năm 1945.
- Dựa vào các mức điểm trên, giáo viên chấm thi cho các mức điểm còn lại lẻ đến 0,25
- Điểm toàn bài là điểm của các phần cộng lại, làm tròn đến 0,5 điểm.
- Học sinh có thể trình bày các cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được nội dung và kỹ
năng làm văn


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI-BĐ

ĐỀ THI HỌC KỲ I (NĂM HỌC 2017 – 2018)
MÔN: NGỮ VĂN 12


Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề thi gồm 2 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1-4:
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
(Trích Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)
Câu 1: Đoạn văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,5 điểm)
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ. (0,5 điểm)
Câu 3: Trong đoạn thơ xuất hiện hình ảnh “em”, theo anh/chị, “em” ở đây chỉ đối
tượng nào? Tình yêu của “anh” dành cho “em” có ý nghĩa gì? (1,0 điểm)
Câu 4: Chỉ rõ và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.
(1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm):
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 100 chữ) trình bày những suy nghĩ của anh/chị
về thông điệp mà tác giả gửi gắm qua hai câu thơ:
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!
Câu 2 (5,0 điểm):
Bằng việc cảm nhận đoạn trích sau, hãy làm nổi bật ngòi bút tài hoa của
Hoàng Phủ Ngọc Tường:
“ … Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như

chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ
êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn,
mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn,
và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ
của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc
1


đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun
đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính
rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lý giải được về mặt khoa học, đã chế
ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương
nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của
một vùng văn hóa xứ sở. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó,
tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với
cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu
thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng
và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng.
Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái
đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại. Nhưng ngay từ đầu
vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa
khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm
kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó. Từ ngã ba Tuần, sông
Hương theo hướng nam bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng
sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một
hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế.
Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một
lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản, để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó
trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột
như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng

sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con
thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền
trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường
miêu tả. Giữa đám quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa
được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch, và niềm kiêu hãnh âm u của
những lăng tẩm đồ sộ tỏa lan khắp cả một vùng thượng lưu “Bốn bề núi phủ mây
phong - Mảnh trăng thiên cổ, bóng tùng Vạn Niên”. Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của
sông Hương, như triết lý, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của
nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng
trung du bát ngát tiếng gà...”
(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường,
SGK Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục 2013)
..................................Hết……………………

Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm.

2


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI-BĐ

HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2017 – 2018
MÔN: NGỮ VĂN 12
(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)

PHẦN NỘI DUNG
I
ĐỌC HIỂU

Câu 1 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Câu 2 Đoạn thơ là nỗi nhớ da diết của Chế Lan Viên về vùng đất và con
người Tây Bắc. Qua đó, nhà thơ cũng thể hiện những suy tư, chiêm
nghiệm của mình về cuộc sống.
Câu 3 - Hình ảnh “em” (đặt trong mạch cảm xúc của bài thơ): chỉ người
con gái- người yêu của “anh”
- Tình yêu của “anh” dành cho “em” có ý nghĩa:
+ Thể hiện được tình cảm, cảm xúc mãnh liệt trong đời sống tâm hồn
của con người, mà ở đây là tình yêu đôi lứa.
+ Qua cảm xúc tình yêu đôi lứa, nhà thơ thể hiện tình yêu quê hương
đất nước.
HS có thể hiểu theo cách 2 như sau:
- Em là người con gái đã để thương để nhớ nhiều trong lòng nhà thơ;
có thể là những người con gái vùng cao đã nuôi giấu cán bộ cách
mạng; có thể chỉ chung vùng đất và con người miền Tây Bắc.
- Tình yêu của anh dành cho em là tình yêu của người lính dành cho
con người và vùng đất đã gắn bó sâu sắc với anh suốt những năm
kháng chiến chống Pháp trường kì, gian khổ.
Câu 4 Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:
* Điệp từ: “Nhớ” => nhấn mạnh vào nỗi nhớ da diết của tác giả về
miền đất Tấy Bắc - nơi mình từng gắn bó.
* Nghệ thuật đối lập, tương phản: khi ta ở >< khi ta đi,
nơi đất ở >< đất đã hóa tâm hồn => thể hiện sự chuyển biến tự
nhiên mà tinh tế trong đời sống tâm hồn, tình cảm của con người.
* So sánh:
- Anh bỗng nhớ em - như - đông nhớ rét => nổi bật sự gắn bó
khăng khít và nỗi nhớ thiết tha trong tình yêu.
- Tình yêu ta:
+ như - cánh kiến hoa vàng => tình yêu mang đến những cảm xúc
thăng hoa, làm cho thế giới tâm hồn của con người trở nên đẹp đẽ và

nhiều sắc màu hơn.
+ như - xuân đến chim rừng lông trở biếc => mùa xuân đem đến
màu sắc mới, sức sống mới và sự hồi sinh cho muôn loài tạo vật.

ĐIỂM
3,0 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm

0,5 điểm

0,25 điểm
0,25 điểm
Hoặc là:
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Hoặc là:
0,5 điểm
0,5 điểm

1


II
Câu 1

LÀM VĂN
7,0 điểm

Cần đạt được những yêu cầu sau:
2,0 điểm
- Yêu cầu về hình thức
+ Viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 100 chữ)
+ Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ,
đặt câu, diễn đạt…
- Yêu cầu về nội dung: Bám sát trọng tâm đề, đảm bảo kiến thức đời
sống xã hội và có quan điểm rõ ràng.
* Mở đoạn: Giới thiệu khái quát vấn đề

0,25 điểm

*Thân đoạn:
- Giải thích:
0,25 điểm
+ Nơi đất ở: là mảnh đất ta sống, là không gian bình dị, quen thuộc
+ Đất đã hóa tâm hồn: nơi đó trở thành niềm thương, nỗi nhớ, là kỉ 0,25 điểm
niệm thiêng liêng, sâu nặng trong tâm hồn ta
- Bình luận:
+Mỗi miền đất khi con người sống và gắn bó sâu sắc đều sẽ trở
0,25 điểm
thành một phần máu thịt, thành mảnh đất tâm hồn, mảnh đất kỉ niệm,
thành quê hương thứ hai.
+ Đó là những chân lí mang tính phổ quát, rút ra từ đời sống, từ quy 0,25 điểm
luật tình cảm.
- Phân tích, chứng minh: Lấy dẫn chứng trong lịch sử, trong văn học 0,25 điểm
và trong đời sống xung quanh ta…
- Bài học và liên hệ bản thân: Phải yêu quí, trân trọng mảnh đất mình 0,25 điểm
đang sống như quê hương nơi mình được sinh ra.
* Kết đoạn: Chốt và khẳng định vấn đề

0,25 điểm
Câu 2

Cần đạt được những yêu cầu sau:
5,0 điểm
- Yêu cầu về hình thức, kỹ năng:
+ Viết bài nghị luận văn học chuẩn kết cấu, bố cục.
+ Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ,
đặt câu, diễn đạt…
- Yêu cầu về nội dung: Bám sát trọng tâm đề, đảm bảo chuẩn kiến
thức.
a. Mở bài:

0,25 điểm

- Giới thiệu Hoàng Phủ Ngọc Tường và bút kí Ai đã đặt tên cho
dòng sông.
2


- Đoạn trích ( … ) đã khắc họa vẻ đẹp của sông Hương khi chảy ở
thượng nguồn và sông Hương khi về đến đồng bằng, qua đó thấy
được ngòi bút tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
4,5 điểm
b. Thân bài:
* Luận điểm 1: Sông Hương nơi thượng nguồn

1,5 điểm

- Đặc điểm dòng chảy và vẻ đẹp sông Hương:

1,25 điểm
+ Sông Hương có mối quan hệ sâu sắc với dãy Trường Sơn: như một
“bản trường ca của rừng già” với nhiều tiết tấu trầm bổng:
+ Rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn - > hùng tráng
+ Mãnh liệt qua những ghềnh thác -> ào ạt, mạnh mẽ
+ Cuộn xoáy như những cơn lốc vào những đáy vực sâu > dữ dội.
+ Dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi của hoa đỗ
quyên rừng -> nên thơ, tình tứ, mê đắm.
- Nghệ thuật đặc sắc: Biện pháp nhân hoá, so sánh, liên tưởng
+ Sông Hương như “cô gái Di – gan phóng khoáng và man dại”, với
“bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng” -> vừa nữ tính,
dịu dàng vừa mãnh liệt, hoang sơ
+ Không chỉ ngắm nghía “khuôn mặt kinh thành”, nhà văn còn khơi
về nguồn cội để khám phá vẻ đẹp tâm hồn thăm thẳm mà chính
dòng sông cũng không muốn bộc lộ.
=>Ngòi bút tài hoa của tác giả thể hiện ở điểm nhìn trần thuật 0,25 điểm
phóng khoáng, linh hoạt ở cách sử dụng từ ngữ, sáng tạo hình
ảnh giàu chất thơ, gợi lên hình ảnh sông Hương ở vùng thượng
lưu mang vẻ đẹp hoang dại, mãnh liệt, cá tính và đầy sức sống
2,0 điểm
* Luận điểm 2: Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế
- Quan hệ giữa sông Hương và cố đô: “người tình mong đợi” ->hành 1,5 điểm
trình về cố đô được hình dung như “một cuộc tìm kiếm có ý thức”
một người tình trong mộng của người con gái.
- Hành trình về xuôi tìm “người tình mong đợi”
+ Giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại: là “cô gái đẹp ngủ mơ
màng” > vẻ đẹp lãng mạn của câu chuyện cổ.
+ Khi ra khỏi vùng núi: “chuyển dòng liên tục, vòng những khúc
quanh đột ngột’, “vẽ một hình cung thật tròn, ôm lấy chân đồi Thiên
Mụ -> linh hoạt, rạo rực sức trẻ và sự khao khát.

+ Qua Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo: “mềm như tấm lụa”
+ Qua những dãy đồi tây nam thành phố: ánh lên “những mảng phản
quang nhiều màu sắc” “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”
+ Qua lăng tẩm đền đài: “vẻ đẹp trầm mặc nhất” “như triết lí, như cổ
thi” -> so sánh độc đáo, giàu sức gợi; tả mặt nước phẳng lặng và
không gian bờ bãi u tịnh bằng liên tưởng tới triết học, thơ cổ →
3


thấp thoáng hình ảnh một “cái tôi” giàu suy tư.
+ Khi gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ, tiếng gà -> gợi lên cuộc
sống gần gũi, thân quen
=> Bút pháp kể - tả - cảm - liên tưởng… được kết hợp nhuần 0,5 điểm
nhuyễn, tài hoa trong đoạn văn đã làm nổi bật một sông Hương
đẹp bởi sự phối cảnh kì thú giữa dòng sông và thiên nhiên xứ
Huế phong phú mà hài hoà.
- > Niềm khao khát được khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên mảnh
đất cố đô.
* Luận điểm 3: Nhận xét về ngòi bút tài hoa của HPNT:
0,75 điểm
- Nét tài hoa thể hiện ở điểm nhìn trần thuật phóng khoáng, linh hoạt
- Nét tài hoa thể hiện ở cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh sáng tạo, độc
đáo, giàu chất thơ, câu văn súc tích.
- Nét tài hoa thể hiện ở trí tưởng tượng phong phú, lãng mạn, đa tình
-> Bộc lộ “cái tôi” của HPNT:
+ Cái tôi trữ tình: Say đắm thiên nhiên, yêu mến, gắn bó với sông
Hương, với xứ Huế
+ Cái tôi tài hoa, uyên bác: Am hiểu văn hóa, lịch sử, địa lý…
(Có thể mở rộng, so sánh với tùy bút Người lái đò sông Đà của
Nguyễn Tuân)

* Luận điểm 4: Bài học liên hệ bản thân:
0,25 điểm
- Đoạn văn nói riêng và tác phẩm nói chung giúp người đọc có thêm
hiểu biết và thêm yêu mến sông Hương, xứ Huế
- Bồi đắp và nuôi dưỡng tâm hồn cho mỗi con người về tình yêu
thiên nhiên, quê hương, đất nước.
0,25 điểm
c. Kết bài:
- Chốt lại vấn đề
- Cảm nhận sâu sắc nhất của bản thân.
- Dựa và các mức điểm trên, giáo viên chấm thi cho các mức điểm còn lại lẻ đến 0,25
- Điểm toàn bài là điểm của các phần cộng lại, làm tròn đến 0,5 điểm.
- Học sinh có thể trình bày các cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được nội dung và
kỹ năng làm văn
......................................Hết…………………………

4



×