Tải bản đầy đủ (.doc) (321 trang)

Cơ sở dự báo lượng nước thải phục vụ đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp trong điều kiện việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 321 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
=====o0o=====

Phạm Thanh Tuấn

CƠ SỞ DỰ BÁO LƯỢNG NƯỚC THẢI PHỤC VỤ
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP
TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Hà Nội, 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
=====o0o=====

Phạm Thanh Tuấn

CƠ SỞ DỰ BÁO LƯỢNG NƯỚC THẢI PHỤC VỤ
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP
TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số:

62 44 03 01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khải
2. TS. Mai Thanh Dung

Hà Nội, 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi, có sự hỗ trợ của
đề tài khoa học cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường “Nghiên cứu phương pháp dự
báo lượng nước thải khu công nghiệp phục vụ đánh giá tác động môi trường dự án
xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp trong điều kiện Việt Nam”, mã số
TNMT.2016.04.04, do tôi làm chủ nhiệm. Các kết quả trong luận án là trung thực
và chính xác. Các số liệu, tài liệu tham khảo đã được chỉ dẫn rõ ràng và đầy đủ.
Hà Nội, tháng 04 năm 2018

NCS. Phạm Thanh Tuấn

i


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khải, Chủ nhiệm Khoa Môi
trường, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và TS. Mai
Thanh Dung, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài nguyên và Môi
trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện

luận án.
Xin cảm ơn TS. Phạm Thị Thúy, Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học
tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; TS. Nguyễn Như Dũng, Viện Nhiệt đới môi
trường thành phố Hồ Chí Minh và các thành viên chính, thành viên thuộc đề tài
TNMT.2016.04.04 đã hỗ trợ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và thực hiện
luận án.
Xin cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, Ban quản lý các khu
công nghiệp tỉnh Đồng Nai, Ban quản lý khu công nghiệp Việt Nam - Singapore
tỉnh Bình Dương, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương, Ban quản lý các
khu chế xuất và công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Tín Nghĩa,
Tổng Công ty phát triển khu công nghiệp Sonadezi, các doanh nghiệp phát triển hạ
tầng khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và các tổ chức, cá nhân phối hợp
công tác đã tạo mọi điều kiện cần thiết để tôi hoàn thành luận án.
Xin cảm ơn Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tạo điều kiện cho tôi làm chủ
nhiệm đề tài cấp Bộ mang mã số TNMT.2016.04.04. Kết quả của đề tài có giá trị
lớn trong việc hỗ trợ tôi hoàn thành luận án.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các thày cô và đồng nghiệp tại Khoa Môi trường,
Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; các đồng nghiệp tại
Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài
nguyên và Môi trường cũng như các chuyên gia đã trợ giúp, tư vấn, động viên tôi
trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện luận án.

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan................................................................................................................................ i
Lời cảm ơn .................................................................................................................................. ii
Mục


lục.........................................................................................................................................1

Danh mục bảng biểu ....................................................................................................................5
Danh mục hình vẽ ........................................................................................................................7
Danh mục từ viết tắt ....................................................................................................................8
Mở đầu .........................................................................................................................................9

1. Đặt vấn đề................................................................................................................ . 9
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án ............................................................................ . 11
3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. . 11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... . 11
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ . 12
6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và điểm mới của luận án .............................................. 12
6.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................ . 12
6.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................. . 12
6.3. Điểm mới của luận án...................................................................................... . 12
Chương 1.

1.1.

Tổng quan............................................................................................................13

KCN và nước thải KCN ở Việt Nam ................................................................ 13

1.1.1.

Thực trạng đầu tư và phát triển các KCN ở Việt Nam............................. 13

1.1.2.


Thoát nước và xử lý nước thải KCN ....................................................... 16

1.2.

ĐTM dự án xây dựng cơ sở hạ tầng KCN ở Việt Nam ..................................... 23

1


1.2.1.

Nguyên tắc ĐTM dự án xây dựng cơ sở hạ tầng KCN ở Việt Nam ......... 23

1.2.2.

Thông tin cơ sở phục vụ dự báo lượng nước thải KCN ........................... 23

1.3.
1.3.1.

Phương pháp dự báo nước thải của các ngành công nghiệp ........................... 25
Phương pháp dự báo nước thải của các ngành công nghiệp trên thế giới .

26
1.3.2.

Hệ số tiêu thụ nước và phát sinh nước thải của một số ngành công nghiệp

tại Việt Nam........................................................................................................... . 27


2


1.4.

Phương pháp dự báo nước thải KCN .............................................................. 33

1.5.

Tổng quan về phương pháp xây dựng hệ số phát thải...................................... 37

1.5.1.

Phương pháp đo đạc nguồn thải.............................................................. 38

1.5.2.

Phương pháp khảo sát/phỏng vấn gián tiếp ............................................. 39

1.5.3.

Phương pháp tính toán cân bằng vật chất ................................................ 39

1.5.4.

Các tiêu chí đánh giá hệ số phát thải ....................................................... 41

1.6.


Phương pháp xử lý số liệu thống kê ................................................................ 44

1.6.1.

Đại lượng trung bình ............................................................................. . 44

1.6.2.

Phương sai ............................................................................................ . 44

1.6.3.

Phương pháp sai số toàn phương trung bình quân phương ...................... 45

1.6.4.

Phân tích hồi quy tương quan ................................................................. 46

1.6.5.

Phân tích thành phần chính..................................................................... 48

Chương 2.

2.1.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ..............................................................50

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... . 50


2.1.1.

Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. . 50

2.1.2.

Đối tượng nghiên cứu............................................................................ . 50

2.1.3.

KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ............................................................ 50

2.1.4.

KCN Long Thành.................................................................................. . 55

2.1.5.

KCN Nhơn Trạch III GĐ2...................................................................... 55

2.2.
2.2.1.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... . 56
Phương pháp tổng quan, nghiên cứu và thu thập tài liệu ......................... 56

3


2.2.2.


Phương pháp điều tra, khảo sát, phỏng vấn thực địa................................ 57

2.2.3.

Phương pháp khảo sát và đo đạc lượng nước thải phát sinh tại từng nhà

máy trong KCN...................................................................................................... . 59
2.2.4.

Phương pháp tính toán cân bằng nước .................................................... 62

2.2.5.

Phương pháp xử lý số liệu thống kê ........................................................ 66

2.2.6.

Tính toán kiểm chứng kết quả nghiên cứu .............................................. 67

2.2.7.

Sơ đồ nghiên cứu................................................................................... . 67

2.2.8.

Xác định một số nguyên tắc trong quá trình nghiên cứu.......................... 68

Chương 3.


Kết quả nghiên cứu và thảo luận ........................................................................69

4


3.1.

Đánh giá các phương pháp dự báo lượng nước thải KCN đang được áp dụng

trong các báo cáo ĐTM ở Việt Nam ........................................................................... . 69
3.1.1.

Thực trạng áp dụng các phương pháp ước tính lượng nước thải KCN trong

các báo cáo ĐTM ................................................................................................... . 69
3.1.2.

So sánh lượng nước thải thực tế và lượng nước thải dự báo theo các

phương pháp dự báo............................................................................................... . 71
3.2.

Đánh giá cơ sở hạ tầng và quản lý thu gom nước thải KCN tại Đồng Nai .......

78
3.2.1.

Đánh giá cơ sở hạ tầng và quản lý thu gom nước thải ............................. 79

3.2.2.


Đánh giá đặc điểm lượng phát sinh nước thải ......................................... 81

3.3.

Nghiên cứu cân bằng nước tại KCN Long Thành và Nhơn Trạch III GĐ2...........

84
3.3.1.

Đặc điểm của KCN Long Thành và Nhơn Trạch III GĐ2 ....................... 84

3.3.2.

Thực trạng nước thải của các ngành nghề trong KCN Long Thành và Nhơn

Trạch III GĐ2 ........................................................................................................ . 86
3.3.3.

Cân bằng nước của KCN Long Thành và Nhơn Trạch III GĐ2 .............

114
3.4.
3.4.1.

Xây dựng hệ số phát sinh nước thải qua phân tích số liệu thống kê ............... 122
Hệ số phát sinh nước thải của các ngành công nghiệp ...........................

122
3.4.2.

3.5.
3.5.1.

Hệ số phát sinh nước thải của KCN ...................................................... 131
Xây dựng công thức tính toán lượng nước thải qua phân tích hồi quy ........... 133
Phân tích tương quan hồi quy cho 06 ngành công nghiệp của 11 KCN

thuộc tỉnh Đồng Nai ............................................................................................. . 133

5


3.5.2.

Phân cụm số liệu và phân tích hồi quy theo nhóm ngành ...................... 137

3.6.

Xây dựng công thức dự báo lượng nước thải KCN ........................................ 144

3.7.

Kiểm chứng kết quả dự báo lượng nước thải KCN ........................................ 145

Kết luận và kiến nghị ...............................................................................................................149

1. Kết luận................................................................................................................ . 149
2. Kiến nghị.............................................................................................................. . 151
Danh mục các công trình đã công bố của tác giả có liên quan đến luận án ...........................152
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................................153

Phụ

lục......................................................................................................................................159

Phụ lục 1. Danh sách 114 KCN nghiên cứu............................................................... 160
Phụ lục 2. Biểu mẫu đề nghị cung cấp thông tin ........................................................ 164

6


Phụ lục 3. Tổng hợp kết quả cung cấp thông tin ........................................................ 165
Phụ lục 4. Phiếu điều tra thông tin doanh nghiệp KCN ............................................. 178
Phụ lục 5. RMSE của các KCN dự báo theo TCXDVN 7957:2008 ............................. 182
Phụ lục 6. Tỷ lệ nước thải dự báo/thực tế tại các KCN dự báo lượng nước thải theo
TCXDVN 7957:2008 ................................................................................................ . 182
Phụ lục 7. RMSE của các KCN dự báo theo TCXDVN 33:2006................................. 183
Phụ lục 8. Tỷ lệ nước thải dự báo/thực tế tại các KCN dự báo lượng nước thải theo
TCXDVN 33:2006 .................................................................................................... . 184
Phụ lục 9. RMSE của các KCN dự báo không chỉ rõ căn cứ ...................................... 185
Phụ lục 10. Tỷ lệ nước thải dự báo/thực tế tại các KCN dự báo lượng nước thải không
chỉ rõ căn cứ ............................................................................................................ . 186
Phụ lục 11. Tình hình đấu nối và xử lý nước thải trong các KCN tỉnh Đồng Nai........ 187

7


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Bảng nước cấp, nước thải tháng 5-7/2016 tại KCN Đức Hòa 1, tỉnh Long
An ........................................................................................................................ . 20

Bảng 1.2. Lượng nước tiêu thụ trong ngành dệt nhuộm ......................................... 30
Bảng 1.3. Tiêu thụ nước tại một nhà máy bia điển hình ......................................... 31
Bảng 1.4. Tiêu thụ nước tính theo diện tích bề mặt mạ .......................................... 31
Bảng 1.5. Hệ số phát sinh nước thải của một số cơ sở chế biến mủ cao su ............. 32
Bảng 1.6. Số liệu thu thập trong vòng 5 năm của một số ngành công nghiệp ......... 43
Bảng 2.1. Danh mục các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai .................................... 53
Bảng 2.2. Thông tin chung về 11 KCN nghiên cứu tại Đồng Nai........................... 59
Bảng 3.1. Tình hình đấu nối và xử lý nước thải của 11 KCN nghiên cứu thuộc tỉnh
Đồng Nai .............................................................................................................. . 83
Bảng 3.2. Bảng tính toán cân bằng nước và hệ số phát sinh nước thải của ngành hóa
chất trong KCN Long Thành và Nhơn Trạch III GĐ2............................................ 89
Bảng 3.3. Bảng tính toán cân bằng nước và hệ số phát sinh nước thải của ngành
dược phẩm trong KCN Long Thành và Nhơn Trạch III GĐ2 ................................. 91
Bảng 3.4. Bảng tính toán cân bằng nước và hệ số phát sinh nước thải của ngành
nhựa, cao su trong KCN Long Thành và Nhơn Trạch III GĐ2............................... 94
Bảng 3.5. Bảng tính toán cân bằng nước và hệ số phát sinh nước thải của ngành SP
đồ gỗ trong KCN Long Thành ............................................................................... 96
Bảng 3.6. Bảng tính toán cân bằng nước và hệ số phát sinh nước thải của ngành
may trong KCN Long Thành và Nhơn Trạch III GĐ2 ........................................... 97
Bảng 3.7. Bảng tính toán cân bằng nước và hệ số phát sinh nước thải của ngành SP
da giày trong KCN Long Thành .......................................................................... 100

8


Bảng 3.8. Bảng tính toán cân bằng nước và hệ số phát sinh nước thải của ngành dệt
trong KCN Long Thành và Nhơn Trạch III GĐ2 ................................................. 101
Bảng 3.9. Bảng tính toán cân bằng nước và hệ số phát sinh nước thải của ngành
nhuộm trong KCN Long Thành ........................................................................... 103
Bảng 3.10. Bảng tính toán cân bằng nước và hệ số phát sinh nước thải của ngành cơ

khí trong KCN Long Thành và Nhơn Trạch III GĐ2 ........................................... 105
Bảng 3.11. Bảng tính toán cân bằng nước và hệ số phát sinh nước thải của ngành
bao bì trong KCN Nhơn Trạch III GĐ2 ............................................................... 109
Bảng 3.12. Bảng tính toán cân bằng nước và hệ số phát sinh nước thải của ngành
điện tử trong KCN Long Thành và Nhơn Trạch III GĐ2 ..................................... 110

9


Bảng 3.13. Bảng tính toán cân bằng nước và hệ số phát sinh nước thải của ngành
thực phẩm trong KCN Long Thành ..................................................................... 112
Bảng 3.14. Bảng tính toán cân bằng nước và hệ số phát sinh nước thải của ngành
VLXD trong KCN Long Thành và Nhơn Trạch III GĐ2 ..................................... 113
Bảng 3.15. Hệ số phát sinh nước thải theo các ngành nghề ở KCN Long Thành và
KCN Nhơn Trạch III GĐ2 ................................................................................... 120
Bảng 3.16. Số liệu phát sinh nước thải của các ngành công nghiệp trong 11 KCN tại
tỉnh Đồng Nai năm 2016 ..................................................................................... 123
Bảng 3.17. Hệ số phát sinh nước thải qua phân tích số liệu thống kê 11 KCN của
tỉnh Đồng Nai năm 2012 - 2016........................................................................... 130
Bảng 3.18. Hệ số phát sinh nước thải của 11 KCN thuộc tỉnh Đồng Nai.............. 132
Bảng 3.19. Phương pháp dự báo nước thải bằng hệ số và hồi quy ngành ............. 137
Bảng 3.20. Tổng hợp phương pháp dự báo nước thải được thiết lập theo ngành .. 143
Bảng 3.21. Kết quả tính toán thử nghiệm tại 02 KCN thuộc tỉnh Bình Dương ..... 146

10


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Tình hình phát triển KCN trong giai đoạn 1991 - 2016 .......................... 15

Hình 1.2. Tỷ lệ phân bố KCN trên địa bàn cả nước năm 2016 ............................... 16
Hình 1.3. Sơ đồ nguyên tắc thoát nước KCN ......................................................... 18
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai .......................................................... 52
Hình 2.2. Bản đồ vị trí các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ................................. 54
Hình 2.3. Quy hoạch KCN Long Thành................................................................. 55
Hình 2.4. Vị trí KCN Nhơn Trạch III GĐ2 ............................................................ 56
Hình 2.5. Phương pháp đo lưu lượng Manning ...................................................... 61
Hình 2.6. Đường biên nghiên cứu cân bằng nước KCN ......................................... 62
Hình 2.7. Sơ đồ hóa mô hình luân chuyển các dòng nước trong KCN.................... 65
Hình 2.8. Sơ đồ nghiên cứu ................................................................................... 67
Hình 3.1. RMSE của các phương pháp dự báo nước thải KCN .............................. 71
Hình 3.2. Lượng nước thải thực tế và dự báo của các KCN dự báo theo TCXDVN
7957:2008 ............................................................................................................ . 73
Hình 3.3. Lượng nước thải thực tế và dự báo của các KCN dự báo theo TCXDVN
33:2006 ................................................................................................................ . 75
Hình 3.4. Lượng nước thải thực tế và dự báo của các KCN không rõ căn cứ dự báo
nước thải ............................................................................................................... 77
Hình 3.5. Cơ cấu ngành công nghiệp theo diện tích của 11 KCN tỉnh Đồng Nai.... 84
Hình 3.6. Tỷ lệ ngành nghề theo diện tích của KCN Long Thành .......................... 87
Hình 3.7. Tỷ lệ ngành nghề theo diện tích trong KCN Nhơn Trạch III GĐ2 .......... 87
Hình 3.8. Cân bằng nước trong KCN Long Thành............................................... 115
Hình 3.9. Cân bằng nước của KCN Nhơn Trạch III GĐ2..................................... 118
Hình 3.10. Tỷ lệ nước thải/ nước cấp của 8 ngành trong KCN Long Thành và Nhơn
Trạch III GĐ2..................................................................................................... . 119

11


Hình 3.11. Hệ số phát sinh nước thải của các ngành công nghiệp và KCN qua phân
tích số liệu thống kê 11 KCN của tỉnh Đồng Nai ................................................. 131

Hình 3.12. Biểu đồ độ dốc % yếu tố ảo................................................................ 138
Hình 3.13. Phân cụm ngành nghề tương đồng trong phát sinh nước thải.............. 139
Hình 3.14. Lượng nước thải thực tế và tính toán của KCN VSIP II...................... 148
Hình 3.15. Lượng nước thải thực tế và tính toán của VSIP IIA ............................ 148

12


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Tiếng Việt:
BVMT

Bảo vệ môi trường

CCN

Cụm công nghiệp

CN

Công nhân

CP

Cổ phần

Cty

Công ty


DN

Doanh nghiệp

ĐMC

Đánh giá môi trường chiến lược

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường



Giai đoạn

KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

KTS

Kỹ thuật số

Ngđ


Ngày đêm

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

SP

Sản phẩm

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

VLXD

Vật liệu xây dựng

XLNTTT


Xử lý nước thải tập trung

Tiếng Anh:
FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

MSE

Sai số bình phương trung bình

PCA

Phân tích thành phần chính

RMSE

Sai số bình phương trung bình quân phương
13


US-EPA

Cục Bảo vệ môi trường Liên bang Mỹ

USD

Đô la Mỹ

14



MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Kể từ khi Khu công nghiệp (KCN) đầu tiên ở Việt Nam là Khu chế xuất
(KCX) Tân Thuận1 được hình thành năm 1991, gần 3 thập kỷ qua, Việt Nam đã dần
hình thành và phát triển các KCN trên địa bàn hầu hết các tỉnh trong cả nước. Tính
đến tháng 8 năm 2016, đã có 318 KCN được hình thành, trong đó có 216 KCN đã đi
vào hoạt động [26, 44]. Cho đến nay, có đến trên 50% giá trị công nghiệp, 53% giá
trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam được hình thành từ các KCN và sẽ còn tiếp
tục tăng trong các năm tiếp theo [43]. Trong tương lai gần, số lượng KCN vẫn sẽ
tiếp tục tăng nhanh theo quy hoạch phát triển đã được phê duyệt.
Hiệu quả về kinh tế - xã hội của các KCN là không thể phủ nhận. Nhưng bên
cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải phát sinh từ KCN, đặc biệt là nước
thải KCN, cũng nhận được sự quan tâm của không chỉ cơ quan nhà nước về bảo vệ
môi trường mà còn của đông đảo tầng lớp nhân dân trong xã hội [55, 42].
Pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam có quy định cụ thể đối với bảo
vệ môi trường KCN như sau:
(1) Nước thải KCN phải được xử lý 02 cấp. Sau khi được xử lý cục bộ tại trạm
xử lý của từng nhà máy, nước thải sẽ được đấu nối vào mạng lưới thu gom chung
của KCN và được tiếp tục xử lý tại trạm xử lý nước thải tập trung (XLNTTT) trước
khi thải ra môi trường [5, 12].
(2) KCN phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM2) được phê
duyệt trước khi triển khai thực hiện [13, 21].
Pháp luật về bảo vệ môi trường cũng yêu cầu trong nội dung báo cáo ĐTM
phải có dự kiến/dự báo quy mô, công suất của trạm XLNTTT và quy mô, công suất
này có tính pháp lý, bắt buộc chủ dự án phải thực hiện khi triển khai xây dựng
KCN. Chủ đầu tư KCN sẽ bị xử phạt nếu không xây dựng đúng quy mô, công suất

15



1

Khu chế xuất về bản chất là khu công nghiệp, chỉ khác là 100% sản phẩm được xuất

khẩu.
2

ĐTM là công cụ dự báo. Theo định nghĩa tại Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 thì ĐTM là “việc

phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi
trường khi triển khai dự án đó”.

16


trạm XLNTTT đã được phê duyệt.
Như vậy, quy mô, công suất trạm XLNTTT được dự báo trong báo cáo ĐTM
là căn cứ pháp lý để triển khai thực tế của KCN.
Kết quả dự báo lượng nước thải trong báo cáo ĐTM có ảnh hưởng lớn đến
việc lựa chọn công suất và diện tích xây dựng của trạm XLNTTT của KCN. Nếu dự
báo không chính xác sẽ dẫn đến gây hậu quả như sau:
- Nếu khối lượng nước thải dự báo thấp hơn thực tế sẽ vượt quá công suất xử
lý của trạm XLNTTT, không đảm bảo cho quá trình xử lý nước thải, gây ô nhiễm
môi trường;
- Nếu khối lượng nước thải dự báo cao hơn thực tế sẽ lãng phí trong đầu tư
xây dựng, quản lý và vận hành trạm XLNTTT. Trong trường hợp trạm xử lý nước
thải có công suất quá lớn so với nước thải đầu vào thực tế, trạm xử lý cũng không
thể vận hành hiệu quả vì lý do kỹ thuật.

Trên thực tế, trong thời gian khoảng 05 năm trở lại đây, tình trạng KCN đã
xây dựng xong hệ thống XLNTTT nhưng lại không có đủ nước thải để vận hành ổn
định diễn ra khá phổ biến. Nguyên nhân của vấn đề này liệu có thể được xác định là
do phương pháp dự báo lượng nước thải KCN được áp dụng trong các báo cáo
ĐTM dự án xây dựng cơ sở hạ tầng KCN ở Việt Nam còn thiếu chính xác và không
phù hợp với thực tế?
Theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong các năm tới
đây, việc hình thành và phát triển các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung,
trong đó có loại hình KCN vẫn là xu hướng chủ đạo. Do đó, việc nghiên cứu, đề
xuất phương pháp dự báo nước thải KCN có tính chính xác cao là yêu cầu cấp thiết
để bảo vệ môi trường. Vì vậy, đề tài luận án “Cơ sở dự báo lượng nước thải phục
vụ đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công
nghiệp trong điều kiện Việt Nam” được thực hiện sẽ góp phần dự báo khối lượng
nước thải KCN phát sinh trong tương lai, giúp tiết kiệm chi phí xây dựng và vận
hành trạm XLNTTT.


2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
- Xác định hiệu quả của các phương pháp dự báo lượng nước thải đang được
áp dụng trong các báo cáo ĐTM dự án xây dựng cơ sở hạ tầng KCN tại Việt Nam.
- Xác định cơ sở khoa học dự báo lượng nước thải KCN phục vụ công tác
đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN phù hợp
với điều kiện Việt Nam.
3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá các phương pháp dự báo lượng nước thải KCN đang được áp dụng
trong các báo cáo ĐTM ở Việt Nam, so sánh kết quả nước thải KCN dự báo và thực
tế để kiểm chứng sai số khi dự báo lượng nước thải KCN trong báo cáo ĐTM;
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát sinh nước thải để xác định cơ
sở dự báo lượng nước thải KCN;
- Xây dựng phương pháp dự báo lượng nước thải KCN phục vụ công tác đánh

giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN phù hợp với
điều kiện Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Phương pháp dự báo lượng nước thải KCN đã và đang được áp dụng trong
các báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN của Việt Nam.
- 195 KCN đang hoạt động trên phạm vi cả nước đã được phê duyệt báo cáo
ĐTM để phân tích số liệu về phát sinh nước thải của toàn KCN.
- 114 KCN (trên tổng số 195 KCN đã hoạt động trên phạm vi cả nước nói
trên) có tỷ lệ lấp đầy từ 80% trở lên để nghiên cứu và đánh giá tính chính xác của
các phương pháp dự báo lượng nước thải đã được áp dụng trong ĐTM dự án đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng KCN;
- 11 KCN thuộc tỉnh Đồng Nai có đầy đủ số liệu trong khoảng thời gian 05
năm (2012 - 2016) để xây dựng phương pháp dự báo lượng nước thải KCN;


- 02 KCN Long Thành và Nhơn Trạch III GĐ2 thuộc tỉnh Đồng Nai được lựa
chọn là 02 KCN để khảo sát, đo đạc lượng nước thải phát sinh thực tế của từng nhà
máy để tính toán cân bằng nước và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát


sinh nước thải KCN.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng quan và thu thập số liệu;
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn;
- Phương pháp khảo sát và đo đạc thực tế;
- Phương pháp tính toán cân bằng nước;
- Phương pháp xử lý số liệu thống kê với sự hỗ trợ của phần mềm máy tính.
6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và điểm mới của luận án
6.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả luận án sẽ cung cấp cơ sở và công cụ khoa học cho việc dự báo lượng

nước thải KCN trong ĐTM dự án xây dựng cơ sở hạ tầng KCN nói riêng và cho
khoa học ĐTM nói chung.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần dự báo chính xác khối lượng
nước thải phát sinh trong KCN ngay từ giai đoạn phê duyệt đầu tư dự án. Điều này
một mặt sẽ tránh lãng phí trong đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống XLNTTT
của KCN, mặt khác nâng cao hiệu quả hoạt động và xử lý của các trạm XLNTTT
của KCN, qua đó làm giảm khả năng gây ô nhiễm môi trường do nước thải KCN.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần giúp cho các cơ quan
quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM và
điều chỉnh chính sách liên quan đến quản lý nước thải KCN.
6.3. Điểm mới của luận án


- Tổng hợp các phương pháp dự báo lượng nước thải phát sinh tại KCN đang
được áp dụng trong các báo cáo ĐTM dự án xây dựng cơ sở hạ tầng KCN tại Việt
Nam.
- Xây dựng và kiểm chứng các phương pháp và hệ số dự báo lượng nước thải
phát sinh tại KCN cho các ngành công nghiệp chủ yếu để định hướng phục vụ cho
ĐTM dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN trong điều kiện Việt Nam.


×