Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Tham vấn tâm lý đối với thanh niên nghiện ma túy từ thực tiễn huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.17 KB, 100 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÔ ANH TÚ

THAM VẤN TÂM LÝ ĐỐI VỚI THANH NIÊN
NGHIỆN MA TÚY TỪ THỰC TIỄN HUYỆN VĂN LÃNG,
TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI, 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÔ ANH TÚ

THAM VẤN TÂM LÝ ĐỐI VỚI THANH NIÊN
NGHIỆN MA TÚY TỪ THỰC TIỄN HUYỆN VĂN LÃNG,
TỈNH LẠNG SƠN

Ngành: Công tác xã hội
Mã số: 8.76.01.01

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. HÀ THỊ THƢ

HÀ NỘI, 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội

về “Tham vấn tâm lý đối với thanh niên nghiện ma túy từ thực tiễn huyện Văn
Lãng, tỉnh Lạng Sơn” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Hà Thị Thư. Những kết quả trong luận văn
này chưa được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Học viện Khoa học xã hội về sự
cam đoan này.

Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả

Lô Anh Tú

năm 2018


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THAM VẤN TÂM LÝ ĐỐI

VỚI THANH NIÊN NGHIỆN MA TÚY .................................................... 12

1.1. Khái niệm và đặc điểm thanh niên nghiện ma túy................................ 12
1.2. Lý luận về tham vấn tâm lý đối với thanh niên nghiện ma túy ............ 15
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG THAM VẤN TÂM LÝ ĐỐI VỚI THANH

NIÊN NGHIỆN MA TÚY Ở HUYỆN VĂN LÃNG, TỈNH LẠNG SƠN 26
2.1. Giới thiệu về địa bàn và khách thể nghiên cứu..................................... 26
2.2. Tình hình tham vấn tâm lý đối với thanh niên nghiện ma túy.............. 30
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tham vấn tâm lý đối với thanh
niên nghiện ma túy....................................................................................... 60
Chƣơng 3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN HIỆU QUẢ THAM VẤN TÂM LÝ
ĐỐI VỚI THANH NIÊN NGHIỆN MA TÚY Ở HUYỆN VĂN LÃNG,

TỈNH LẠNG SƠN ......................................................................................... 69
3.1. Tăng cường lồng ghép tham vấn tâm lý trong các mô hình điều trị

nghiện ma túy............................................................................................... 69
3.2. Giải pháp về đào tạo đội ngũ nhân viên xã hội có kiến thức, kỹ năng về
tham vấn tâm lý............................................................................................ 70
3.3. Tăng cường kết nối dịch vụ .................................................................. 72

3.4. Nâng cao nhận thức thân chủ, gia đình, cộng đồng.............................. 74
KẾT LUẬN .................................................................................................... 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 79
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 81


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTXH

CÔNG TÁC XÃ HỘI


NVCTXH

NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI

CTXH

CÔNG TÁC XÃ HỘI

NNMT

NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

TNNMT

THANH NIÊN NGHIỆN MA TÚY

TVTL

THAM VẤN TÂM LÝ

UBND

ỦY BAN NHÂN DÂN


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu qua các lát cắt (tỷ lệ %)............... 27
Bảng 2.2. Các hình thức tham vấn tâm lý trong việc nâng cao nhận thức về

nghiện ma túy .................................................................................................. 37
Bảng 2.3. Nội dung và mức độ tham vấn tâm lý về giảm tác hại của ma túy 42
Bảng 2.4. Các hình thức tham vấn về giảm tác hại của ma túy...................... 45
Bảng 2.5. Nội dung và mức độ tham vấn tâm lý trong giảm kỳ thị,............... 50
phân biệt đối xử ............................................................................................... 50
Bảng 2.6. Nội dung và mức độ tham vấn tâm lý trong việc thay đổi hành vi
theo hướng tích cực......................................................................................... 57

Bảng 2.7. Các hình thức tham vấn về thay đổi hành vi theo hướng tích cực . 59


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Kết quả tham gia tham vấn tâm lý của thanh niên nghiện ma túy (tỷ lệ
%)..............................................................................................................................31
Hình 2.2. Lý do chưa tham gia tham vấn tâm lý của thanh niên nghiện ma túy (tỷ

lệ %)..........................................................................................................................31
Hình 2.3. Nội dung và mức độ tham vấn trong việc nâng cao nhận thức về
nghiện ma túy (N=86)..............................................................................................32
Hình 2.4. Người tham vấn tâm lý đối với thanh niên nghiện ma túy trong nâng

cao nhận thức về nghiện ma túy (tỷ lệ %) ..............................................................35
Hình 2.5. Mức độ hài lòng của thanh niên nghiện ma túy đối với hoạt động tham
vấn tâm lý trong nâng cao nhận thức (tỷ lệ %) ......................................................40
Hình 2.6. Đánh giá việc tham gia nội dung tham vấn tâm lý về việc giảm tác hại

của ma túy.................................................................................................................41
Hình 2.7. Người tham vấn tâm lý trong giảm tác hại của ma túy.........................45

Hình 2.8. Mức độ hài lòng về tham vấn tâm lý trong giảm tác hại của ma túy (tỷ

lệ %)..........................................................................................................................48
Hình 2.9. Lý do thanh niên nghiện ma túy chưa tham gia hoạt động tham vấn
tâm lý trong giảm kỳ thị, phân biệt đối xử (tỷ lệ %)..............................................49
Hình 2.10. Tỷ lệ phần trăm người tham vấn tâm lý về giảm kỳ thị và phân biệt
đối xử cho thanh niên nghiện ma túy......................................................................51

Hình 2.11. Các hình thức tham vấn tâm lý trong giảm kỳ thị, phân biệt đối xử .52
Hình 2.12. Tỷ lệ phần trăm hài lòng của thanh niên nghiện ma túy đối với hoạt
động tham vấn tâm lý trong giảm kỳ thị và phân biệt đối xử ...............................54
Hình 2.13. Người tham vấn tâm lý cho thanh niên nghiện ma túy trong việc thay
đổi hành vi theo hướng tích cực (N=104) ..............................................................58

Hình 2.15. Cảm nhận của thanh niên nghiện ma túy về sự kỳ thị, phân biệt đối
xử của những người xung quanh (tỷ lệ %).............................................................62


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, số lượng người nghiện ma túy (NNMT) ở Việt
Nam ngày càng gia tăng. Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
(2017), cả nước có 210.751 NNMT có hồ sơ quản lý, tăng 10.617 người so với năm
2015. Đặc biệt, chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía bắc và các tỉnh biên giới [22].
Lạng Sơn là một trong những tỉnh thuộc vùng miền núi phía Bắc, giáp biên
giới Trung Quốc có tình trạng buôn bán, vận chuyển thuốc phiện và NNMT có xu
hướng tăng, tuy nhiên, số lượng NNMT trong một vài năm trở lại đây có xu hướng

giảm nhưng vẫn còn chậm. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lạng Sơn, năm
2015 toàn tỉnh còn 1.783 NNMT có hồ sơ quản lý. Năm 2017, trên 1.350 người
nghiện các các chất dạng thuốc phiện được điều trị thay thế bằng Methadone. Trong
đó, Văn Lãng là một trong những huyện biên giới của tỉnh có các cửa khẩu, đường

mòn, đường tắt sang Trung Quốc làm cho tình hình tội phạm lợi dụng địa bàn để

vận chuyển ma túy gia tăng mạnh, số lượng người nghiện ma túy cao nhất tỉnh, chủ
yếu là nhóm thanh niên trẻ tuổi [24]. Theo Báo cáo của Phòng Lao động – Thương
binh và Xã hội huyện Văn Lãng, năm 2017, trên địa bàn huyện Văn Lãng có
khoảng hơn 606 đối tượng nghiện có hồ sơ quản lý. Chính quyền và ban ngành
đoàn thể đã tổ chức tuyên truyền, vận động được 334 người nghiện ma túy, tham

gia cai nghiện tại gia đình, cộng đồng, đăng ký điều trị thay thế bằng methadone tại
Trung tâm Y tế huyện, số còn lại chủ yếu điều trị, cai nghiện ở trung tâm cai nghiện
của tỉnh [17].
Nghiện ma túy đã ảnh hưởng rất nặng nề đến bản thân người nghiện, gia
đình, cộng đồng và xã hội. NNMT gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống như hòa

nhập cộng đồng, tìm kiếm việc làm, vấn đề sức khỏe, mối quan hệ với bạn bè, gia
đình, cộng đồng, v.v. Vì vậy, NNMT nói chung và TNNMT nói riêng rất cần các

dịch vụ xã hội, dịch vụ công tác xã hội để giải quyết những khó khăn gặp phải, đáp
ứng nhu cầu chính đáng. Trong đó, hoạt động tham vấn tâm lý được xem như một

dịch vụ công tác xã hội quan trọng và đem lại hiệu quả cao trong quá trình trợ giúp

1


người nghiện điều trị nghiện, giải quyết các vấn đề và dự phòng tái nghiện, tiếp cận

các dịch vụ y tế, xã hội và dự phòng nhiễm HIV/AIDS.
Thực tế hiện nay, hoạt động tham vấn tâm lý đối với TNNMT trên địa bàn
huyện Văn Lãng như thế nào? TNNMT có những thay đổi gì khi được tham vấn

tâm lý? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động tham vấn tâm lý đối với
TNNMT? Cần có những giải pháp nào để hoạt động tham vấn tâm lý đạt hiệu quả
tốt nhất trong trợ giúp TNNMT? Trong bối cảnh đó, tôi quyết định tập trung nghiên
cứu đề tài: “Tham vấn tâm lý đối với thanh niên nghiện ma túy từ thực tiễn huyện
Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn”. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ và đánh giá

thực tế việc triển khai hoạt động tham vấn tâm lý đối với TNNMT, làm rõ nhu cầu
và sự thay đổi của TNNMT trong quá trình TVTL. Từ đó, có những giải pháp để
hoạt động tham vấn tâm lý đối với TNNMT đạt hiệu quả cao nhất.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về tham vấn tâm lý đối với TNNMT hiện nay đòi hỏi cần có một
đánh giá tổng quan, bao quát các vấn đề mà TNNMT đang gặp phải, từ đó các nhà

tham vấn/nhân viên CTXH sẽ có những cách thức tham vấn phù hợp đối với từng
vấn đề. Qua tổng quan tài liệu nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng cho đến nay, đã có
một số công trình nghiên cứu về hoạt động tham vấn nói chung và tham vấn tâm lý
nói riêng đối với NNMT cả về mặt lý luận và thực tiễn ở trong nước và nước ngoài.
Hầu hết các nghiên cứu cũng đều cho rằng, tham vấn là một trong những hoạt
động/dịch vụ cần thiết trong CTXH, trong đó có tham vấn tâm lý. Nhân viên CTXH

sẽ là người thực hiện trong quá trình trợ giúp thân chủ giải quyết vấn đề. Chính vì
vậy, ngoài các nghiên cứu chuyên biệt về tham vấn, các tác giả trong và ngoài nước
thường có những nghiên cứu lồng ghép hoạt động tham vấn trong những nghiên cứu

CTXH đối với NNMT.
Một số công trình nghiên cứu trên thế giới về CTXH đối với NNMT, hoạt
động tham vấn nói chung và tham vấn tâm lý đối với TNNMT nói riêng sau đây:

Nghiên cứu “Alcohol and other Drug Use: The Roles and Capabilities of
Social Workers” của Sarah Galvani năm 2015 đã nhấn mạnh đến vai trò và năng lực


2


của nhân viên xã hội trong quá trình trợ giúp người sử dụng chất gây nghiện nói

chung và ma túy nói riêng. Nhân viên xã hội sẽ tham gia vào chủ đề sử dụng chất
gây nghiện như một phần trong nhiệm vụ chăm sóc của mình để hỗ trợ người sử

dụng dịch vụ, gia đình và người thân của họ. Bên cạnh đó, nhân viên xã hội còn
động viên và hỗ trợ người nghiện, gia đình hoặc người chăm sóc xem xét việc thay
đổi hành vi về việc sử dụng chất gây nghiện từ nỗ lực của chính họ. Nghiên cứu
cũng nhấn mạnh đến vai trò của nhân viên CTXH có nhiều kinh nghiệm trong quá
trình tư vấn, tham vấn đối với người sử dụng chất gây nghiện. Đặc biệt, họ có thể
đảm nhiệm vai trò là người quản lý trong việc hỗ trợ và giám sát đối với đội ngũ

nhân viên xã hội ít kinh nghiệm hơn [19].
Nghiên cứu “Core Competencies for Social Workers in Addressing the Needs

of Children of Alcohol and Drug Dependent Parents” của Patricia Getty năm 2006
đã xác định nhân viên xã hội là một trong những nhóm quan trọng trong thực hiện

nhiệm vụ ngăn ngừa lạm dụng chất gây nghiện và xây dựng khả năng phục hồi ở trẻ
em. Các nhân viên xã hội hoạt động ở trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm
chăm sóc sức khoẻ ban đầu, gia đình, phúc lợi trẻ em, trường học, sức khoẻ tâm

thần, các cơ sở điều trị nghiện. Nhân viên xã hội thực hiện việc cung cấp các dịch
vụ trong nhiều hệ thống chăm sóc đối với những vấn đề liên quan đến rối loạn sử
dụng chất gây nghiện. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh, tất cả các nhân viên xã hội cần
có năng lực cơ bản trong việc sàng lọc, can thiệp ngắn đối với những người sử dụng


chất gây nghiện [18]. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào nhóm trẻ em
lạm dụng chất gây nghiện mà chưa đề cập đến nhóm thanh niên. Bên cạnh đó,
nghiên cứu cũng chưa đi sâu phân tích các hoạt động TVTL trong quá trình trợ giúp
thân chủ.
Cuốn “Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện ma túy” xuất bản năm 2013 của
tác giả Bùi Thị Xuân Mai và Nguyễn Tố Như là một trong những công trình lý luận
đầu tiên ở Việt Nam bàn về hoạt động tham vấn trong điều trị nghiện ma túy. Cuốn
giáo trình này đã cung cấp các vấn đề liên quan đến hoạt động điều trị nghiện ma

túy có sự tham gia trợ giúp của nhân viên xã hội/nhà tham vấn. Toàn bộ quá trình

3


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full

















×