Tải bản đầy đủ (.docx) (155 trang)

DATN lap hs du thau xay lap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 155 trang )

Đồ án tốt nghiệp

1

Lập hồ sơ dự thầu

MỤC LỤC

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung

MSSV: 33907.58

Lớp: 58BDS


Đồ án tốt nghiệp

2

Lập hồ sơ dự thầu

MỞ ĐẦU
1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐẤU THẦU TRONG XÂY DỰNG

- Để mang lại hiệu quả cao, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh và hợp pháp trên thị
trường xây dựng, phương thức đấu thầu là phù hợp với quy luật phát triển. Đó là
một điều kiện thiết yếu để đảm bảo sự thành công cho chủ đầu tư thông qua tính
tích cực, hiệu quả mang lại là hạ giá thành công trình, tiết kiệm kinh phí đầu tư, sản
phẩm xây dựng được đảm bảo về chất lượng và thời hạn xây dựng. Đấu thầu đã
thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đẩy mạnh phát triển khoa học kỹ thuật trong
xây dựng, đổi mới công nghệ thi công từ đó góp phần tích cực thúc đẩy sự nghiệp


công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
- Trong quản lý đầu tư và xây dựng, đấu thầu là một phương thức phổ biến và có
hiệu quả kinh tế cao tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường xây dựng góp
phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Đấu thầu là một thể thức thực hiện hợp
đồng khoa học và có tính pháp lý, nó mang tính khách quan rất cao giúp cho chủ
đầu tư có thể tránh được những sơ hở và sai lầm có thể dẫn đến thiệt hại về vật chất
và uy tín. Đấu thầu nhằm thực hiện tính cạnh tranh giữa các nhà thầu, đảm bảo tính
công bằng, minh bạch để lựa chọn nhà thầu phù hợp với yêu cầu đặt ra của chủ đầu
tư, trong đó chủ yếu là tiết kiệm chi phí và lựa chọn được những nhà thầu có đủ
năng lực về kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật thi công để thực hiện dự án. Đấu thầu
ngày nay được xem như một điều kiện tất yếu để đảm bảo cho chủ đầu tư trong việc
lựa chọn các nhà thầu. Ngoài ra đấu thầu còn bảo đảm sự công bằng và thông qua
cạnh tranh kích thích các nhà thầu này nâng cao năng lực của mình về mọi mặt,
thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên nhằm mục đích đáp ứng tốt các yêu cầu về chất
lượng, tiến độ, kỹ thuật, tài chính, môi trường, lợi ích kinh tế xã hội của dự án, do
đó đảm bảo lợi ích chính đáng cho tất cả các chủ đầu tư lẫn các nhà thầu, góp phần
tiết kiệm các nguồn lực xã hội.
1.1. Đối với toàn bộ nền kinh tế
- Đấu thầu đem lại tính cạnh tranh, công bằng và minh bạch trong quá trình lựa
chọn nhà thầu phù hợp.
- Đấu thầu thi công xây dựng công trình đảm bảo hiệu quả kinh tế của dự án, hạn
chế được tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư và các hiện tượng tiêu cực khác
thường xảy ra trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
1.2. Đối với người mua - Chủ đầu tư
- Lựa chọn được nhà thầu có năng lực, đáp ứng được các yêu cầu của chủ đầu tư về
kinh nghiệm, kỹ thuật, tiến độ và giá cả hợp lý.
- Chống tình trạng độc quyền của nhà thầu.
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung

MSSV: 33907.58


Lớp: 58BDS


Đồ án tốt nghiệp

3

Lập hồ sơ dự thầu

- Kích thích cạnh tranh giữa các nhà thầu.
- Thúc đẩy khoa học công nghệ và lực lượng sản xuất phát triển.
1.3. Đối với người sản xuất - Nhà thầu
- Đảm bảo công bằng: do cạnh tranh mỗi nhà thầu phải cố gắng tìm tòi kỹ thuật
công nghệ, biện pháp thi công tốt nhất để có thể thắng thầu.
- Nhà thầu có trách nhiệm cao đối với công việc để giữ uy tín với khách hàng.
2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP DẠNG “LẬP HỒ SƠ DỰ THẦU GÓI
THẦU THI CÔNG XDCT”

- Với mục đích và ý nghĩa như trên, đấu thầu có vai trò quan trọng trong hoạt động
xây dựng. Trong đó lập hồ sơ dự thầu gói thầu thi công xây dựng công trình là công
việc giúp nhà thầu đấu thầu thành công, giúp chủ đầu tư chọn ra được nhà thầu thỏa
mãn đầy đủ các yêu cầu của gói thầu.
- Đối với nhà thầu việc lập hồ sơ dự thầu là công việc liên quan đến uy tín và sự
phát triển của doanh nghiệp. Lập hồ sơ dự thầu giúp cho người kỹ sư hiểu biết cả về
các biện pháp kỹ thuật trong thi công, tình hình giá cả trên thị trường, các văn bản
pháp lý liên quan.
- Nhận thức được tầm quan trọng của Đấu thầu trong giai đoạn phát triển kinh tế
hiện nay, em đã chọn đề tài về Lập hồ sơ dự thầu để làm đồ án tốt nghiệp.
3. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ TỐT NGHIỆP ĐƯỢC GIAO


Đề tài: “Lập hồ sơ dự thầu gói thầu thi công xây dựng công trình Sở chỉ huy
Quân sự Tỉnh Bắc Ninh”
- Địa điểm xây dựng: Phường Hạp Lĩnh - Tp. Bắc Ninh – Tỉnh Bắc Ninh.
- Kết cấu của đồ án: Ngoài mở đầu và kết luận, đồ án gồm 4 chương:
+ Chương 1: Nghiên cứu hồ sơ mời thầu, môi trường đấu thầu và gói thầu
+ Chương 2: Lập, lựa chọn giải pháp kỹ thuật công nghệ và tổ chức thi công
gói thầu.
+ Chương 3: Tính toán lập giá gói thầu và thể hiện giá dự thầu
+ Chương 4: Lập hồ sơ hành chính, pháp lý.

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung

MSSV: 33907.58

Lớp: 58BDS


Đồ án tốt nghiệp

4

Lập hồ sơ dự thầu

CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU HỒ SƠ MỜI THẦU, MÔI
TRƯỜNG ĐẤU THẦU VÀ GÓI THẦU
1.1. GIỚI THIỆU GÓI THẦU

- Tên gói thầu: “Thi công xây dựng công trình Sở chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc
Ninh”.

- Chủ đầu tư: Sở chỉ huy Quân sự Tỉnh Bắc Ninh.
- Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới.
1.1.1. Vị trí xây dựng
- Công trình xây dựng tại :Phường Hạp Lĩnh- Tp. Bắc Ninh – Tỉnh Bắc Ninh.
- Tổng tích khu đất xây dựng: 3625,2 m2
- Diện tích sàn tầng hầm: 832 m2
- Diện tích sàn tầng 1,2: 2536,9 m2
- Diện tích sàn tầng 3: 1926,7 m2
- Diện tích sàn tầng 4, 5, 6, 7: 1112 m2
- Tầng hầm cao: 4,5 m
- Tầng 1 cao: 3,3 m
- Tầng 2 cao: 4,8 m
- Tầng 3-7 cao: 3,6 m
- Tầng kỹ thuật: 3,1 m.
1.1.2. Phần kiến trúc xây dựng
Thi công xây dựng nhà ở cao tầng:
- Phần cọc bê tông bao gồm cọc thí nghiệm và cọc đại trà;
- Phần kết cấu móng, bể tự hoại và bể nước ngầm.
- Phần kết cấu thân nhà;
- Phần kiến trúc và các công tác khác.
1.1.3. Kết cấu công trình
- Kết cấu công trình cột, dầm, sàn bằng BTCT chịu lực, trên nền hệ móng cọc
BTCT ép trước.
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung

MSSV: 33907.58

Lớp: 58BDS



Đồ án tốt nghiệp

5

Lập hồ sơ dự thầu

- Bao che xung quanh nhà là hệ thống vách kính và tường xây.
- Hệ thống giao thông trong nhà gồm: 3 thang bộ và 2 thang máy.
1.1.4. Hoàn thiện công trình và các công tác khác
- Lát nền lát gạch ceramic 800x800.
- Khu vệ sinh láng vữa tạo dốc, lát nền khu vệ sinh bằng gạch chống trơn 600x600.
- Sơn tường ngoài nhà không bả bằng sơn Ici DuLux 1 nước lót, 2 nước phủ.
- Dầm, cột, tường trong nhà, khu vệ sinh không bả bằng sơn Ici DuLux 1 nước lót 2
nước phủ màu trắng.
- Trần thạch cao.
1.1.5. Cấp công trình
- Công trình dân dụng cấp II, trụ sở nhà làm việc và tòa nhà văn phòng.
1.1.6. Hình thức lựa chọn nhà thầu
- Hình thức: Đấu thầu rộng rãi

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung

MSSV: 33907.58

Lớp: 58BDS


Đồ án tốt nghiệp

6


Lập hồ sơ dự thầu

Hình 1.1. Mặt bằng tầng 2

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung

MSSV: 33907.58

Lớp: 58BDS


Đồ án tốt nghiệp

7

Lập hồ sơ dự thầu

Hình 1.2. Mặt bằng tầng điển hình

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung

MSSV: 33907.58

Lớp: 58BDS


Đồ án tốt nghiệp

8


Lập hồ sơ dự thầu

Hình 1.3. Mặt đứng công trình

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung

MSSV: 33907.58

Lớp: 58BDS


Đồ án tốt nghiệp

9

Lập hồ sơ dự thầu

Hình 1.4. Mặt cắt công trình

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung

MSSV: 33907.58

Lớp: 58BDS


Đồ án tốt nghiệp
thầu


10

Lập hồ sơ dự

1.2. GIỚI THIỆU NHÀ THẦU

-

1.2.1. Thông tin nhà thầu
Tên nhà thầu: Công ty Cổ Phần LICOGI 12
Địa điểm đặt trụ sở chính: Số 21, phố Đại Từ, Phường Đại Kim, Quận Hoàng
Mai, Hà Nội
- Điện thoại: +84 4 3869 1534
Fax: +84 4 3868 5014
- Website: www.licogi12.com
- Email:
Tài khoản nội tệ:- 2111 000000 1134 Tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển
thành phố Hà Nội.- 150 1201 023 482 Tại ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông
thôn HBT - Hà Nội.
Mã số thuế: 0100106433.
Vốn điều lệ: 50.000.000.000 đồng
Tổng công ty hoạt động kinh doanh trên 7 nhóm ngành nghề kinh doanh chủ
yếu sau:
-

Ngành nghề kinh doanh chính:

-

Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi,

thủy điện, hạ tầng kỹ thuật.

-

Xây dựng đường dây và trạm biến áp đến 110Kv.

-

Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

-

Tư vấn lập dự án công trình xây dựng

-

Tư vấn lập hồ sơ mời thầu.

- Thiết kế trang trí nội thất công trình.
1.2.2. Năng lực nhà thầu
- Công ty Cổ phần Locogi 12 là đơn vị chuyên nghành Xây dựng và dân dụng, có
đội ngũ cán bộ, kỹ sư chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và lực lượng công nhân
lành nghề, có cơ cấu tổ chức quản lý hoàn chỉnh, có công nghệ xây dựng tiên tiến
hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung

MSSV: 33907.58

Lớp: 58BDS



Đồ án tốt nghiệp
thầu

11

Lập hồ sơ dự

1.2.3. Thành tích của nhà thầu
- Công ty Cổ phần Locogi 12 có thế mạnh và tham gia thi công nhiều nhà cao tầng
của các dự án: Tòa nhà trung tâm giao dịch công nghệ thông tin thành phố Hà Nội,
Thi công tòa nhà hỗn hợp cao tầng và các dự án ở các tỉnh miền bắc.
- Công ty Cổ phần Locogi 12 cam kết cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tư
vấn chuyên nghiệp đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả trong đầu tư xây dựng.
1.3. NGHIÊN CỨU HỒ SƠ MỜI THẦU

1.3.1. Những yêu cầu cơ bản của hồ sơ mời thầu
1.3.1.1. Yêu cầu về tư cách của nhà thầu
- Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu thi công gói thầu này thực hiện
theo hình thức đấu thầu rộng rãi nhà thầu tham dự, nhưng phải chứng minh đạt yêu
cầu và các quy định dưới đây đối với HSDT: các tài liệu này phải có xác nhận của
cơ quan có thẩm quyền,bao gồm:
+ Thông tin chung (theo mẫu);
+ Tư cách pháp lý của Nhà thầu: Là doanh nghiệp được phép hoạt động hợp pháp
theo quy định của Luật Doanh nghiệp và phạm vi ngành nghề hoạt động ứng với gói
thầu này;
+ Nhà thầu phụ (nếu có).
- Nhà thầu chính chỉ được đăng ký và chịu trách nhiệm một nhà thầu phụ (nếu có)
trong HSDT, nhà thầu phụ cũng phải có đủ tư cách, năng lực với phần công việc

được giao, các công việc mà nhà thầu chính giao cho nhà thầu phụ được thống kê rõ
ràng theo danh mục bảng tiên lượng mời thầu song giá trị giao không quá 30% giá
trị hợp đồng.
1.3.1.2. Yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu
a. Kinh nghiệm
- Nêu rõ năm thành lập, bao nhiêu năm tham gia xây dựng các công trình tương tự.
Bảng kê số lượng hợp đồng có tính chất tương tự từ trước đến nay, số công trình
tương tự trong 5 năm: từ 2010-2016 (Chỉ kê những công trình đến thời điểm này đã
nghiệm thu bàn giao mà mình trực tiếp ký hợp đồng với chủ đầu tư và gửi kèm theo
các quyết định của cơ quan có thẩm quyền).
- Hồ sơ kinh nghiệm, kèm theo quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu và biên bản
nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng hoặc hợp đồng xây dựng và biên bản xác
nhận thi công của Chủ đầu tư (các tài liệu kèm theo nếu là bản sao phải được công
chứng).
b. Năng lực

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung

MSSV: 33907.58

Lớp: 58BDS


Đồ án tốt nghiệp
thầu

12

Lập hồ sơ dự


- Nhân lực: Số lượng, trình độ cán bộ, công nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện, phù
hợp tham gia thi công Gói thầu này. Bản kê khai bố trí nhân lực để thực hiện xây
dựng công trình nếu thắng thầu
- Xe máy thiết bị thi công và thí nghiệm: Chỉ nêu số lượng, chủng loại và khả năng
huy động thiết bị thi công sẵn có để tham gia thi công gói thầu này. Bản kê khai
thiết bị thi công, thiết bị kiểm tra, thí nghiệm dùng để thi công công trình nếu thắng
thầu.
Các bản kê khai về trang thiết bị thi công, thí nghiệm kiểm tra và nhân lực sẽ đảm
nhận nhiệm vụ thi công phải được đảm bảo tính khả thi. Nhà thầu trúng thầu khi thi
công mà bố trí khác đi phải được sự thống nhất của Chủ đầu tư, nếu không sẽ bị xử
lý như trường hợp vi phạm hợp đồng.
- Tài chính: Số liệu tài chính (theo mẫu) cùng các bảng cân đối kế toán trong 3 năm.
Phần năng lực tài chính phải thể hiện rõ ràng, các bản khai phải có xác nhận của cơ
quan có thẩm quyền bao gồm: Tổng tài sản, tổng nợ phải trả, vốn lưu động, doanh
thu, lợi nhuận và các chỉ tiêu khác. Trong điều kiện cấp phát vốn, nếu nhà thầu có
được giấy cam kết cung cấp tài chính của Ngân hàng(gọi là giấy bảo chứng) khi
trúng thầu thì càng tăng độ tin cậy và sức thuyết phục đối với Chủ đầu tư.
Tài liệu chứng minh sự đáp ứng của vật tư, thiết bị đưa vào xây dựng. Bảng liệt kê
chi tiết danh mục vật tư, thiết bị đưa vào xây dựng.
1.3.1.3. Yêu cầu về thời gian thực hiện gói thầu
- Thời gian thực hiện hợp đồng xây dựng là thời gian tối đa mà chủ đầu tư yêu cầu,
đối với gói thầu này là 450 ngày kể từ ngày bàn giao mặt bằng cho bên B (thời gian
trên không kể ngày lễ, tết theo quy định; khối lượng phát sinh được chủ đầu tư tính
thêm thời gian thi công).
1.3.1.4. Yêu cầu về chất lượng công trình
- Đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng vật tư nêu trong hồ sơ thiết kế. Các loại
vật liệu, vật tư đưa vào công trình phải có chứng chỉ chất lượng và kiểm định chất
lượng của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền kèm theo mẫu kiểm chứng thống
nhất.
- Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công: có

biểu đồ tiến độ thi công tổng thể và từng hạng mục chi tiết, sơ đồ tổ chức hiện
trường, có bố trí nhân sự, các giải pháp kỹ thuật.
- Nhà thầu phải có giải pháp để đảm bảo chất lượng các hạng mục công trình.
- Có biện pháp đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện khác như an
toàn lao động, phòng chống cháy nổ, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn xây dựng.
1.3.1.5. Đồng tiền dự thầu
- Các đơn giá chi tiết và giá sẽ do Nhà thầu đưa ra hoàn toàn bằng tiền Việt Nam
đồng.
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung

MSSV: 33907.58

Lớp: 58BDS


Đồ án tốt nghiệp
thầu

13

Lập hồ sơ dự

1.3.1.6. Loại hợp đồng và giá dự thầu
• Loại hợp đồng: Hợp đồng trọn gói.
• Giá dự thầu
- Giá dự thầu tính đủ theo quy định của Nhà nước cho loại Hợp đồng giao thầu xây
dựng, có đủ chi phí chung, thuế giá trị gia tăng áp dụng theo nghị định số
32/2015/NÐ-CP, sau đó nhà thầu cân nhắc và tự tính giá bỏ thầu cho công trình này.
1.3.1.7 Phương thức đấu thầu
- Hình thức đấu thầu: Đấu thầu rộng rãi.

- Phương thức đấu thầu: Một giai đoạn, Một túi hồ sơ.
1.3.1.8. Đồng tiền bỏ thầu và đồng tiền thanh toán
- Tiền bỏ thầu và thanh toán đều là tiền Việt Nam.
1.3.1.9 Bảo lãnh dự thầu
- Nhà thầu phải nộp bảo lãnh dự thầu cùng với hồ sơ dự thầu.
- Bảo lãnh dự thầu có giá trị là 3% giá gói thầu. Bảo lãnh dự thầu sẽ được trả lại cho
những nhà thầu không trúng thầu trong thời gian không quá 20 ngày kể từ ngày
thông báo kết quả đấu thầu (theo khoản 7 điều 11 luật đấu thầu 43/2013/QH13).
- Nhà thầu không được nhận lại bảo lãnh dự thầu trong các trường hợp được quy
định tại khoản 8 điều 11 luật đấu thầu số 43/2013/QH13.
+ Trúng thầu nhưng từ chối thực hiện hợp đồng.
+ Rút hồ sơ dự thầu sau khi đóng thầu.
+ Vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu.
1.3.2. Kiểm tra khối lượng gói thầu
- Sau khi nhận được hồ sơ mời thầu do chủ đầu tư cung cấp, nhà thầu đã tiến hành
kiểm tra lại tiên lượng mời thầu và giá gói thầu theo tiên lượng mời thầu. Sau khi
kiểm tra nhà thầu thấy mức độ chênh lệch khối lượng các công tác là rất ít, không
đáng kể. Đồng thời tiên lượng mời thầu mà chủ đầu tư đưa ra không có sự thiếu sót
công tác. Vì vậy nhà thầu quyết định lấy khối lượng trong tiên lượng mời thầu do
chủ đầu tư cung cấp để lập biện pháp thi công và tính giá dự thầu công trình của nhà
thầu.

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung

MSSV: 33907.58

Lớp: 58BDS


Đồ án tốt nghiệp

thầu

14

Lập hồ sơ dự

1.3.3. Phân tích môi trường đấu thầu
1.3.2.1. Phân tích các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến
gói thầu
a. Điều kiện tự nhiên:
- Vị trí địa lý: Công trình được xây dựng tại Phường Hạp Lĩnh – Thành Phố Cao
Bằng.
- Đặc điểm khí hậu địa hình:
+ Khu vực xây dựng công trình nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, tương
đối ổn định, mùa hè mát ẩm, mùa đông khô lạnh. Mùa hè có hướng gió chủ đạo là
Đông Nam,mùa đông gió Đông Bắc là hướng chính .
+ Địa hình khu vực xây dựng được san lấp tương đối bằng phẳng.
b. Hiện trạng mặt bằng thi công
- Hiện nay trên mặt bằng công trường là một khu bãi trống, bề mặt hiện trạng khu
đất tương đối bằng phẳng.
- Mặt bằng công trình khá rộng rãi, xung quanh ít nhà dân, công trình năm ngay
đường quốc lộ.
- Điều kiện thủy văn ổn định
c. Điện, nước thi công và thoát nước mặt bằng
- Hạ tầng kỹ thuật hiện có cho địa điểm: cấp nước, thoát nước, cấp điện, đường giao
thông hiện có đã được xây dựng, thuận lợi cho việc thi công công trình và vận
chuyển cung ứng vật tư, máy móc thi công..
d. Hiện trạng về giao thông
- Công trình nằm cạnh đường giao thông khu vực thuận tiện cho thi công.
- Trong mặt bằng công trình chưa bố trí các tuyến đường tạm. Các tuyến nhánh

đường thi công, mặt bằng khu phụ trợ thi công do nhà thầu tự thực hiện; nhưng phải
phù hợp với quy hoạch chung, không làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác và
giao thông chung của các nhà thầu thi công khác.
e. Điều kiện sống của địa phương
- Công trường ở khu vực Tp.Bắc Ninh điều kiện kinh tế xã hội khá ổn định. Công
trường nằm trong khu đô thị nên tất cả các điều kiện xã hội đều rất tốt để thi công
công trình thuận lợi và đảm bảo an toàn khi thi công công trình.
1.3.2.2. Phân tích điều kiện cung ứng vật tư, thiết bị, lao động
a. Điều kiện cung ứng vật tư
- Công trình nằm gần đường quốc lộ chính của thành phố, khoảng cách từ công
trình đến các khu vực cung ứng vật tư là không xa, bên cạnh đó các loại xe chở vật
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung

MSSV: 33907.58

Lớp: 58BDS


Đồ án tốt nghiệp
thầu

15

Lập hồ sơ dự

liệu đến công trình có thể tự do đi lại mà không bị cấm đường nên giúp cho nhà
thầu có thể chủ động trong việc cung ứng các loại vật tư phục vụ thi công.
b. Điều kiện về thiết bị, lao động
- Công ty có đầy đủ các loại máy móc thiết bị, lực lượng lao động phục vụ thi công.
1.3.2.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh

- Qua tìm hiểu chung về công trình, môi trường đấu thầu thì Nhà thầu xác định
được một số đối tượng cạnh tranh sau:
+ Công ty xây dựng Hồng Hà thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Hồng.
+ Công ty CPXD 203 - Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng;
+ Công ty phát triển kỹ thuật Xây dựng Hà Nội.
- Có thể nhận thấy những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn, chiến lược
cạnh tranh, biện pháp kỹ thuật công nghệ, chiến lược giá của các nhà thầu này như
sau:
a. Công ty xây dựng Hồng Hà thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Hồng
=>Điểm mạnh: Công ty xây dựng Hồng Hà là công ty rất mạnh về năng lực máy
móc thiết bị, tài chính là những đối thủ cạnh tranh chính của nhà thầu. Là công ty đã
có uy tín nhiều năm trên thị trường xây dựng ở nước ta, có nhiều kinh nghiệm về thi
công các công trình cao tầng. Chính sách của công ty là có lợi nhuận để tạo nguồn
vốn đầu tư phát triển
=>Điểm yếu: Do chính sách của công ty là lợi nhuận lớn nên đây có thể coi là một
điểm yếu của công ty này vì họ sẽ bỏ với giá cao. Công ty có bất lợi lớn nhất là
đang thi công hai công trình một công trình mới bắt đầu thi công, một công trình
đang thi công ở giai đoạn dầm dộ và có khối lượng rất lớn phải tập trung mọi nguồn
lực về máy móc thiết bị, nhân công, tài chính. Vì vậy khả năng tập trung máy móc
thiết bị, nhân lực, tài chính là rất hạn chế do đó khó có thể đáp ứng được về kỹ thuật
chất lượng, tiến độ của công trình.
b. Công ty CPXD 203- Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng
=> Điểm mạnh: Công ty CPXD 203 là công ty đang có uy tín tốt trong lĩnh vực xây
dựng công trình dân dụng. Gần đây đã liên tiếp trúng thầu các gói thầu tương tự.
Công ty sở trường thi công các loại nhà dân dụng.
=> Điểm yếu: Công ty đang thi công nhiều công trình cùng một lúc nên việc huy
động nhân lực, máy móc khó khăn. Hơn nữa, do chính sách của doanh nghiệp là lợi
nhuận cao nên có khả năng giá dự thầu của doanh nghiệp này sẽ khá cao so với các
doanh nghiệp khác.


SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung

MSSV: 33907.58

Lớp: 58BDS


Đồ án tốt nghiệp
thầu

16

Lập hồ sơ dự

c. Công ty phát triển kỹ thuật Xây dựng Hà Nội
=> Điểm mạnh: Đây là công ty chuyên xây dựng các công trình dân dung, cơ sở hạ
tầng kĩ thuật… Công ty này khá mạnh về tài chính và máy móc thiết bị, có khả năng
đáp ứng yêu cầu về tiến độ và công nghệ cao mà hồ sơ mời thầu đưa ra.
=> Điểm yếu: Qua tìm hiểu cho thấy hiện tại công ty này đang có nhiều dự án thực
hiện trong giai đoạn gấp rút vì vậy khả năng cạnh tranh không đáng lo ngại.
1.3.4. Kết luận
Sau khi nghiên cứu kỹ những đặc điểm về môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội liên
quan đến gói thầu, Nhà thầu nhận thấy những thuận lợi và khó khăn sau:
- Thuận lợi:
+ Nhà thầu đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công nhà cao tầng, đã
thi công các công trình có chất lượng tương tự nên nắm chắc các điều kiện thi công;
+ Năng lực về máy móc thiết bị, tài chính khá dồi dào so với đối thủ cạnh tranh;
+ Cán bộ, nhân viên của Nhà thầu có nhiều kinh nghiệm trong thi công nhà cao
tầng;
+ Sử dụng được nguồn điện và cấp thoát nước của khu vực nên thuận tiện cho việc

thi công;
+ Khu vực thi công có nhiều nguồn cung cấp vật tư, vật liệu dồi dào; ...
- Khó khăn:
+ Công trình xây dựng nằm trong địa bàn thành phố, phương tiện giao thông và
người qua lại đông đúc, do đó trong quá trình thi công cần đảm bảo an toàn và
không gây tắc nghẽn giao thông;
Xuất phát từ đặc điểm công trình (đặc điểm về môi trường tự nhiên và môi trường
xã hội) cùng với những thuận lợi và khó khăn trên, Nhà thầu đã chủ động đưa ra
những biện pháp tổ chức thi công hợp lý, nhằm đảm bảo thi công công trình với
chất lượng tốt nhất, thời gian thi công ngắn nhất cũng như đảm bảo các điều kiện an
ninh, an toàn lao động, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi
trường.
Như vậy, Nhà thầu nên tham gia tranh thầu và khả năng thắng thầu khá lớn.

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung

MSSV: 33907.58

Lớp: 58BDS


Đồ án tốt nghiệp

17

Lập hồ sơ dự thầu

CHƯƠNG 2: LẬP, LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG GÓI THẦU
2.1. LỰA CHỌN PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG NGHỆ THI CÔNG TỔNG QUÁT


2.1.1. Phương hướng thi công tổng quát
- Qua phân tích giải pháp kết cấu, kiến trúc, quy hoạch của công trình và điều kiện
tự nhiên, kinh tế- xã hội cũng như căn cứ vào năng lực sản xuất của công ty, đề ra
phương hướng thi công tổng quát là thi công cơ giới kết hợp với thủ công và sử
dụng phương pháp thi công theo dây chuyền để đẩy nhanh tiến độ thi công cũng
như tiết kiệm nguồn nhân lực.
- Công trình được chia ra các đợt thi công chính sau:
+ Thi công phần ngầm.
+ Thi công phần thân.
+ Thi công phần hoàn thiện và các công tác khác.
- Khi thi công sẽ tập trung vào một số công tác chủ yếu, các công tác khác có khối
lượng thi công nhỏ được thi công xen kẽ để tận dụng mặt trận công tác, rút ngắn
thời gian xây dựng.Việc tổ chức thi công gồm các công tác chính sau :
+ Công tác thi công ép cọc.
+ Công tác thi công đào đất.
+ Công tác thi công bê tông cốt thép móng.
+ Công tác thi công bê tông cốt thép phần thân.
+ Công tác xây.
+ Công tác hoàn thiện và các công tác khác.
2.1.2. Lựa chọn giải pháp thi công cho công tác chủ yếu:
2.1.2.1. Công tác ép cọc
- Sử dụng cọc bê tông cốt thép đúc sẵn vận chuyển bằng ôtô đến công trình được
bốc xếp bằng cần trục bánh lốp.
- Công tác ép cọc được Nhà thầu tiến hành bằng máy ép cọc thủy lực, theo phương
pháp ép trước, cọc được ép xuống độ sâu thiết kế.
2.1.2.2. Công tác đào đất
- Sử dụng máy đào gầu nghịch là chủ yếu kết hợp với thủ công làm công tác đào và
sửa hố móng, đất thừa được đưa ra khỏi công trường bằng ô tô tự đổ.


SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung

MSSV: 33907.58

Lớp: 58BDS


Đồ án tốt nghiệp

18

Lập hồ sơ dự thầu

2.1.2.3. Công tác đập đầu cọc
- Sau khi thi công xong công tác đất, tiến hành khoan phá bê tông, đập vỡ đầu cọc
một đoạn (theo thiết kế), để chừa râu thép đảm bảo chiều dài neo cọc vào đài cọc
sau này, liên kết với thép đài cọc bằng các đường hàn.
2.1.2.4. Công tác bê tông cốt thép móng
- Để rút ngắn quá trình thi công, tiến hành phân đoạn để tổ chức thi công dây
chuyền.
- Đổ bê tông móng bằng xe bơm ( dùng bê tông thương phẩm).
- Ván khuôn móng dùng ván khuôn thép định hình, lắp dựng bằng thủ công tại hiện
trường.
- Cốt thép dùng để thi công được gia công bằng thủ công kết hợp máy hàn, cắt, uốn
thép. Công tác lắp dựng, đặt buộc cốt thép được thực hiện bằng thủ công tại hiện
trường.
2.1.2.5. Công tác cốt thép phần thân
- Thi công theo hướng phát triển lên cao theo tầng nhà, mỗi tầng được phân đợt thi
công và thi công theo phương pháp dây chuyền.
- Ván khuôn và cốt thép dùng cần trục tháp vận chuyển.

- Bê tông sử dụng là bê tông thương phẩm.
- Đổ bê tông cột, vận chuyển lên cao bằng cần trục tháp.
- Bê tông dầm, sàn: đổ bằng xe bơm tự hành và máy bơm tĩnh.
- Đầm bê tông bằng máy đầm dùi và đầm bàn.
2.1.2.6. Công tác ván khuôn, giáo chống
- Ván khuôn đài cọc, cột, dầm, sàn theo thiết kế chi tiết (có bản vẽ kèm theo).
- Khi tháo ván khuôn phải chấp hành quy trình quy phạm. Khi bê tông đã đảm bảo
70% khả năng chịu lực (bê tông dầm, sàn, cầu thang bộ) và bề mặt tiếp xúc giữa
ván khuôn và bê tông đã có những dấu hiệu dễ bóc tách thì mới tháo dỡ ván khuôn.
2.1.2.7. Công tác gia công, bảo quản cốt thép
- Cốt thép dùng để thi công phải đúng chủng loại, kích cỡ đã được ghi trong thiết kế
kỹ thuật. Chất lượng thép phải đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn đã được quy định:
Đảm bảo tiêu chuẩn về cường độ, chủng loại, quy cách chất lượng, cốt thép được
gia công trực tiếp tại hiện trường. Tất cả các loại thép mang đến công trường phải
được gia công, nắn thẳng và vệ sinh sạch sẽ sau đó mới được tiến hành thi công.

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung

MSSV: 33907.58

Lớp: 58BDS


Đồ án tốt nghiệp

19

Lập hồ sơ dự thầu

2.1.2.8. Công tác xây tường

- Công tác xây tường được chia phân đoạn, phân đợt để tổ chức thi công dây
chuyền. Công tác xây còn phụ thuộc vào việc tháo dỡ ván khuôn dầm, sàn của các
tầng.
2.1.2.9. Công tác hoàn thiện và công tác khác
- Công tác hoàn thiện được tiến hành theo hai phương pháp chính là tổ chức thi
công từ dưới lên hoặc từ trên xuống. Kết hợp ưu điểm của cả hai phương pháp
để rút ngắn thời gian thi công và điều hoà nhân lực hợp lý trên công trường.
2.2. LẬP VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ - KỸ THUẬT THI CÔNG
CHO CÁC CÔNG TÁC CHỦ YẾU

2.2.1. Công tác thi công ép cọc
2.2.1.1. Yêu cầu thiết kế
- Sau khi có kết quả thí nghiệm sức chịu tải của cọc bằng nén tĩnh tại hiện trường,
thiết kế có thể điều chỉnh lại số lượng hoặc chiều dài cọc sau đó mới được ép cọc
đại trà. Cọc được mua tại nơi sản xuất và được vận chuyển bằng ô tô đến công
trường, sau đó được nghiệm thu theo đúng tiêu chuẩn thiết kế. Ở đây Nhà thầu dùng
phương pháp ép trước.
- Cọc BTCT đúc sẵn Mác M300, tiết diện 300x300 gồm có 3 đoạn: 1 đoạn cọc C-1
dài 6,5m; 1 đoạn C-2 dài 6,5m; 1 đoạn C-3 dài 4,15m.
- Tổng số lượng cọc: 488 cọc ( bao gồm cả cọc thí nghiệm ). Theo quy định ép cọc
thí nghiệm thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư. Do vậy, số lượng cọc ép đại trà nhà
thầu phải thực hiện ép và tính toán các chi phí liên quan là 483 cọc.
- Sức chịu tải : 65T/cọc.
Bảng 2.1. Thông số thiết kế cọc
Tiết diện

Đoạn cọc

Chiều dài
(m)


Số đoạn
cọc

Sức chịu tải
(T)

Mác bê
tông

300x300

C-1
C-2
C-3

6,5
6,5
4,15

483
483
231

65

300

2.2.1.2. Lựa chọn thiết bị thi công ép cọc
 Lựa chọn máy ép cọc

Để tiến hành ép cọc, Nhà thầu cần chuẩn bị các loại máy thi công như sau:
- Hệ thống máy ép kích thủy lực bao gồm:
+ Kích thủy lực;
+ Cần trục để cẩu lắp cọc vào vị trí;
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung

MSSV: 33907.58

Lớp: 58BDS


Đồ án tốt nghiệp

20

Lập hồ sơ dự thầu

+ Giá ép;
+ Đối trọng.
Máy ép cọc là 1 hệ thống bao gồm giá ép, đối trọng và kích thủy lực. Để chọn
được máy ép đạt yêu cầu Nhà thầu đã lựa chọn các thiết bị này dựa trên cơ sở sau:
a) Lực ép cọc
- Đối với kích thủy lực: Chọn kích thủy lực căn cứ vào:
+ Lực ép đầu cọc theo thiết kế: Pmin =120T, Pmax =160T
+ Để đảm bảo cọc được ép đến độ sâu thiết kế, lực ép của máy phải thỏa mãn
điều kiện: P

≥ 1,4xPmax = 1,4 x 160 = 224 T;

- Chọn bộ kích thuỷ lực : sử dụng 2 kích thuỷ lực ta có:

- Chọn máy ép loại ETC-03-94, có các thông số sau:
+ Lực ép: 320T
+ Tốc độ ép cọc trung bình : 1,2 m/ phút
+ Chu trình ép của xi lanh 1,8m
+ Công suất máy ép : 135 kW
b) Tính toán đối trọng
Theo quy phạm an toàn thi công thì đối trọng phải đảm bảo chống lật khi ép ở
vị trí nguy hiểm nhất. Trọng lượng của đối trọng phải đảm bảo níu toàn bộ đầu
cọc để làm cho cọc cắm vào đất, tổng trọng lượng hai đối trọng phải thỏa mãn
điều kiện:

� Pđt ≥ 1,1Pmax = 1,1 x 160 = 176T
Vậy ta chọn Pđt = 180T
- Kích thước đối trọng 1mx1mx3m
- Trọng lượng của 1 quả đối trọng là: 3m3 x 2,5T/m3 = 7,5T
- Số đối trọng cần thiết là: 180 / 7,5 = 24 ( đối trọng)
Vậy chọn 24 đối trọng xếp thành 2 phía của giá ép, mỗi bên xếp thành 12 đối
trọng 4 hàng.
c) Kích thước khung ép
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung

MSSV: 33907.58

Lớp: 58BDS


Đồ án tốt nghiệp

21


Lập hồ sơ dự thầu

Đối với khung ép cọc để chọn được khung ép tối ưu cần thiết kế một khung ép
sao cho mỗi lần ép được số cọc lớn nhất trong mỗi đài cọc.
- Các đoạn cọc có chiều dài là 6,5m nên chiều cao lồng ép ( chiều cao giá):
Hg = Hđoạn cọc max + 1,5m = 6,5 + 1,5 = 8m
- Chiều cao lồng ép: Hg = 8m
- Chiều rộng khung ép: b = 3m
- Chiều dài khung ép: L = 11m
Cấu tạo máy ép cọc:
1.
2.
3.

Khung dẫn di động
Kích thủy lực
Đối trọng
( 1mx1mx3m)
Đồng hồ đo áp lực
Máy bơm dầu
Khung dẫn cố định
Dây dẫn dầu
Bệ đỡ đối trọng
Dầm đế
Dầm gánh

4.
5.
6.
7.

8.
9.
10.



Lựa
chọn
cần trục tự hành phục
vụ công tác ép cọc
Cần trục phục vụ máy
ép sẽ làm nhiệm vụ cẩu cấu kiện lên giá ép ( bốc xếp cấu kiện từ phương tiện
chuyên chở đến công trường xuống bãi tập kết do bên cung ứng cấu kiện đảm
nhận). Khi chọn cần trục ta phải xác định các thông số sau:
- Chiều cao nâng : H
- Bán kính làm việc : R
- Tải trọng nâng : Q.
- Chiều dài tay cần yêu cầu : L
a) Xác định chiều cao nâng : H

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung

MSSV: 33907.58

Lớp: 58BDS


Đồ án tốt nghiệp

22


Lập hồ sơ dự thầu

Chiều cao nâng của cần trục phải đảm bảo cẩu được cấu kiện lớn nhất ở thời
điểm đưa cọc vào giá ép.
Chiều cao từ công trình máy đứng đến puli cầu cần trục là:
H = hb + Hgia + h1 + h2 + h3 + h4
Trong đó:
+ hb là chiều cao bệ máy (hb = 0,8m)
+ Hgia là chiều cao của giá (lồng ép) : Hgia = 8m
+ h1: khoảng cách an toàn, h1 = 0,5m
+ h2: Chiều cao cấu kiện cao nhất, h2 = 6,5m
+ h3: Chiều dài dây treo buộc, h3 = 1m
+ h4: đoạn puli, ròng rọc, móc cẩu đầu cần, h4 = 1,5m

H

Hm

Hck

Lm
in

Htb Hc¸p

H = 0,8 + 8 + 0,5 + 6,5 + 1 + 1,5 = 18,3m

a


hc

75

r

Rmin

S

b) Xác định tải trọng nâng : Q
Xác định tải trọng nâng của cần trục theo tải trọng nâng lớn nhất mà trục phải
nâng.
+ Trọng lượng một quả đối trọng : 7,5 tấn
+ Trọng lượng cọc lớn nhất : 0,3 x 0,3 x 6,5 x 2,5 = 1,5 tấn
Như vậy chọn tải trọng cấu kiện lớn nhất là: Qck = 7,5 tấn
Ta có: Q = Qck + Qtb
+ Trong đó: - Qck trọng lượng cấu kiện lắp ghép (tấn)

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung

MSSV: 33907.58

Lớp: 58BDS


Đồ án tốt nghiệp

23


Lập hồ sơ dự thầu

- Qtb: trọng lượng các thiết bị và dây treo buộc (tấn), Qtb = 0,5
tấn
Q = 7,5 + 0,5 = 8 tấn
c) Xác định chiều dài tay cầm :L

Trong đó:
hc: khoảng cách từ khớp tay quay đến cao trình của cẩu đứng, hc = 1,5m
α: góc nâng lớn nhất mà tay cần có thể thực hiện. Cần trục hoạt
động trong điều kiện không có vật cản nên góc mở của tay cần:
α = 75
Lmin = =17,5 m
d) Xác định bán kính của cần trục RL
Trong đó:
r: khoảng cách từ khớp quay của tay cần đến trục quay của cần trục, r = 1,5m.
R = 17,5 x cos (75) + 1,5 = 6 m
Như vậy cần thỏa mãn các thông số sau:
Bảng 2.2. Thông số tính toán của cần trục tự hành
Thông số tính toán
H
Q
R
L

Đơn vị
m
Tấn
m
m


Giá trị
18,3
8
6
17,5

Chọn cần trục lốp Soosan SCS1015LS do Hàn Quốc có các thông số sau:
Độ cao nâng: Hmax= 24,5m

Tải trọng nâng Q = 10 tấn

Chiều dài tay cần: L = 24 m

Tầm với Rmax = 20,7m

 Lựa chọn máy hàn phục vụ nối cọc
Chọn máy hàn có công suất 23KW/250A/380V của Việt Nam sản xuất, dùng
que hàn nối các đoạn cọc theo yêu cầu.

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung

MSSV: 33907.58

Lớp: 58BDS


Đồ án tốt nghiệp

24


Lập hồ sơ dự thầu

2.2.1.3. Lựa chọn phương án thi công ép cọc:

Hình 2.1 Sơ đồ di chuyển máy ép cọc phương án 1
 Thứ tự ép cọc trong đài

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung

MSSV: 33907.58

Lớp: 58BDS


Đồ án tốt nghiệp

25

Lập hồ sơ dự thầu

Hình 2.2. Thứ tự ép cọc trong đài
 Xét 2 phương án ép cọc :
• Phương án 1 : Dùng 2 máy ép cọc thi công 1 ca/ngày.


Phương án 2 : Dùng 1 máy ép cọc thi công 2 ca/ngày
Thời gian ép cho tát cả các cọc được tinh theo công thức : T = T1+ T2 +T3 +T4 +T5

a. Phương án 1:


Máy 1: 245 cọc ( 3 cọc ép thử )
Máy 2: 243 cọc ( 2 cọc ép thử )
T = T1+ T2 +T3 +T4 +T5
Trong đó :
+ T1 : Thời gian nạp cọc vào giá và căn chỉnh
T1 = n1 x t1 x m
n1: số đoạn cọc của cọc (bao gồm cả đoạn âm)
m: là tổng số cọc ép đại trà :483 cọc
t1 : thời gian cẩu, nạp cọc và căn chỉnh một đoạn cọc: 8 (phút)
Máy 1: (115x3 + 127x4)x8 = 6824 phút
Máy 2: (111x3 + 130x4)x8 = 6824 phút
+ T2 : Thời gian hàn nối các đoạn cọc và chụp đoạn cọc nối :
T2 = n2 x t2 x m
n2: số mối nối cho mỗi đoạn cọc
m: là tổng số cọc ép đại trà
t2 : thời gian hàn nối 1 mối hàn, t2 = 10 phút
Máy 1: (115x2 + 127x3)x10 = 6110 phút
Máy 2: (111x2 + 130x3)x10 = 6120 phút
+ T3 : Thời gian ép cọc:
T3 = L x m /V
L: Chiều dài đoạn cọc cần ép :
L = Chiều dài cọc cần ép + Chiều dài ép âm
Ta có chiều dài cọc cần ép là:
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung

MSSV: 33907.58

Lớp: 58BDS



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×