Tải bản đầy đủ (.doc) (145 trang)

Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành phố thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 145 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN KIM HƯƠNG

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÒA NHẬP
CHO TRẺ TỰ KỶ TUỔI MẦM NON TẠI
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ĐHTN

/


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN KIM HƯƠNG

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÒA NHẬP
CHO TRẺ TỰ KỶ TUỔI MẦM NON TẠI
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Giáo dục học
Mã số: 60.14.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ MINH HUẾ



THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ĐHTN

/


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận của luận văn chưa
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Kim Hương


Số hóa bởi
Trung tâm
Học liệu ĐHTN i

http://www
.lrc.tnu.edu
.vn/


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất đến TS. Trần Thị
Minh Huế người đã tạo điều kiện thuận lợi cho em lựa chọn hướng đi đúng

đắn trong việc nghiên cứu đề tài này và cô luôn là người hướng dẫn tận tình về
mặt khoa học, khích lệ, động viên em về mặt tinh thần trong suốt tiến trình
nghiên cứu đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học, các thầy cô
trong khoa Tâm lý giáo dục trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã tạo
điều kiện thuận lợi, chỉ bảo, trợ giúp em trong thời gian học tập và thực hiện
luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các cô giáo mầm non
trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, đặc biệt là các cô giáo Trường Mầm non
19 - 5, Trường Mầm non Quang Trung, Trường Mầm non Sư Phạm, Trường
Mầm non Tân Long trong quá trình điều tra thực trạng, thu thập thông tin, số
liệu phục vụ luận văn.
Do còn hạn chế về thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu nên luận văn
này chắc hẳn không tránh khỏi thiếu sót. Với tinh thần cầu thị, em rất mong sẽ
nhận được sự chia sẻ, góp ý của các thầy cô, các độc giả và các bạn đồng
nghiệp để luận văn của em được hoàn thiện hơn
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Kim Hương


Số hóa bởi
Trung tâm
Học liệu ĐHTN ii

http://www.
lrc.tnu.edu.
vn/



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu................................................................. 2
4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3
6. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3
8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO
TRẺ TỰ KỶ TUỔI MẦM NON ...................................................................... 5
1.1. Khái quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................ 5
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................ 5
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước ............................................................ 7
1.2. Những khái niệm công cụ............................................................................. 9
1.2.1. Tự kỷ và hội chứng tự kỷ ....................................................................... 9
1.2.2. Giáo dục hòa nhập ................................................................................ 15
1.2.3. Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non ............................. 16
1.2.4. Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non............. 17
1.3. Một số vấn đề lý luận về hội chứng tự kỷ lứa tuổi mầm non.....................
17
1.3.1. Đặc điểm phát triển của trẻ mầm non và nhưng yêu câu cân đat

đôi vơi tưng đô tuôi ........................................................................................ 17


Số hóa bởi
Trung tâm Học
liệu - ĐHTN

iii

http://www.
lrc.tnu.edu.
vn/


1.3.2. Những biểu hiện của hội chứng tự kỷ và các trạng thái liên quan
đến hội chứng tự kỷ lứa tuổi mầm non........................................................... 21
1.4. Một số vấn đề lý luận về giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi
mầm non ............................................................................................................ 26
1.4.1. Mục tiêu giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non............... 26
1.4.2. Nhiệm vụ của giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non ...... 27
1.4.3. Nội dung giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non .............. 27
1.4.4. Phương pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non........ 31
1.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa
tuôi mâm non .................................................................................................. 36
Kết luận chương 1.............................................................................................. 40
Chương 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ TỰ KỶ
3-5 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ THÁI NGUYÊN ..................................................................... 42
2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng ................................................................ 42
2.1.1. Khái quát về công tác giáo dục trẻ mầm non tại thành phố Thái

Nguyên...... 42
2.1.2. Mục tiêu khảo sát ................................................................................. 45
2.1.3. Nội dung khảo sát ................................................................................. 45
2.1.4. Đối tượng khảo sát ............................................................................... 45
2.1.5. Phương pháp khảo sát và cách xử lý kết quả ....................................... 46
2.2. Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về giáo dục hòa nhập cho
trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố
Thái Nguyên ...................................................................................................... 47
2.2.1. Thực trạng nhận thức về các khái niệm liên quan đến giáo dục
hòa nhập cho trẻ tự kỷ ở lứa tuổi mầm non.................................................... 47
2.2.2. Thực trạng nhận thức về biểu hiện của trẻ tự kỷ.................................. 50
2.2.3. Thực trạng nhận thức về vai trò của giáo dục hòa nhập cho trẻ tự
kỉ lứa tuổi mầm non........................................................................................ 55
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ĐHTN

4

/


2.2.4. Thực trạng nhận thức về vai trò của GV trong giáo dục hòa nhập
cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non ...................................................................... 57
2.3. Thực trạng công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ 3-5 tuổi tại các
trường mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên...................................... 59
2.3.1. Thực trạng nội dung giáo dục kĩ năng và phương pháp giáo dục
cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non của GV các trường mầm non trên địa
bàn thành phố Thái Nguyên ........................................................................... 59
2.3.2. Thực trạng việc xây dựng và thực hiện các chương trình giáo dục
hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non tại các trường mầm non trên địa
bàn thành phố Thái Nguyên..............................................................................

61
2.3.3. Thực trạng sử dụng các biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ
3-5 tuổi tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên .............
63
2.4. Đánh giá chung về công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi
mầm non tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên .......... 67
2.4.1. Thuận lợi............................................................................................... 67
2.4.2. Hạn chế ................................................................................................. 67
2.4.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế.............................................................. 68
Kết luận chương 2.............................................................................................. 68
Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HOÀ NHẬP CHO
TRẺ TỰ KỶ TUỔI MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ..... 70
3.1. Những nguyên tắc chỉ đạo đề xuất biện pháp giáo dục hòa nhập cho
trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành phố Thái Nguyên .......................................... 70
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu của giáo dục mầm non......................... 70
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện ...................................................... 70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ĐHTN

5

/


3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm và mức độ tự kỷ
ở trẻ lứa tuổi mầm non ................................................................................... 71
3.1.4. Nguyên tắc tương tác giữa giáo viên mầm non và trẻ tự kỷ ................ 71
3.2. Một số biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại
thành phố Thái Nguyên ..................................................................................... 71
3.2.1. Bồi dưỡng năng lực sử dụng bộ công cụ chẩn đoán các mức dộ
biểu hiện tự kỷ ở trẻ lứa tuổi mầm non .......................................................... 71

3.2.2. Xây dựng nội dung, chương trình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự
kỷ lứa tuổi mầm non .......................................................................................
73
3.2.3. Tích hợp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ thông qua tổ chức hoạt
động trong chế độ sinh hoạt hàng ngày (hoạt động vui chơi, hoạt động
học có chủ đích, hoạt động tham quan đi lại, hoạt động sinh hoạt,
hoạt
động ngày lễ hội) .............................................................................................
74
3.2.4. Bồi dưỡng giáo viên về kiến thức và kỹ năng giáo dục hòa nhập
cho trẻ tự kỷ trong nhóm lớp ..........................................................................
77
3.2.5. Kếp hợp các phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục và
phương pháp giáo dục đặc biệt vào giáo dục hòa nhập cho TTK lứa
tuổi mầm non .................................................................................................. 79
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................. 82
3.4. Khảo sát tính cấn thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo dục
hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành phố Thái Nguyên .................... 83
3.4.1. Các bước khảo nghiệm ......................................................................... 83
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp .......................
84
3.4.3. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp.......................... 85
3.4.4. Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ......
87
Kết luận chương 3.............................................................................................. 90


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 95



Số hóa bởi
Trung tâm Học
liệu - ĐHTN

vi

http://www.
lrc.tnu.edu.
vn/


PHỤ LỤC ........................................................................................................... 1


Số hóa bởi
Trung tâm Học
liệu - ĐHTN vii

http://www.
lrc.tnu.edu.
vn/


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ABA

:


Phương pháp phân tích hành vi ứng dụng

ADHD

:

Chứng tăng động giảm chú ý

CBGV

:

Cán bộ giáo viên

CBQL

:

Cán bộ quản lý

EEG

:

electroencephalograms/ điện não đồ

GD&ĐT

:


Giáo dục và Đào tạo

GDMN

:

Giáo dục mầm non

GV

:

Giáo viên

PECS

:

Phương pháp giáo dục giao tiếp thông qua trao
đổi hình

RDI

:

Phương pháp can thiệp phát triển quan hệ xã hội

SL

:


Số lượng

TEACCH

:

Phương pháp trị liệu trẻ tự kỷ về giao tiếp

TTK

:

Trẻ tự kỷ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ĐHTN

4

/


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:

Thống kê khách thể khảo sát tại 4 trường mầm non trên địa
bàn thành phố Thái Nguyên.......................................................... 46

Bảng 2.2.


Thống kê số lượng trẻ khảo sát tại 4 trường mầm non trên
địa bàn thành phố Thái Nguyên .................................................... 46

2.2.1. Thực trạng nhận thức về các khái niệm liên quan đến giáo dục hòa
nhập cho trẻ tự kỷ ở lứa tuổi mầm non......................................... 47
Bảng 2.3:

Thực trạng nhận thức về các khái niệm liên quan đến giáo
dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ............................................................ 48

Bảng 2.4:

Thực trạng nhận thức về biểu hiện cơ bản và trạng thái liên
quan của trẻ tự kỷ.......................................................................... 50

Bảng 2.5:

Thực trạng nhận thức về vai trò của giáo dục hòa nhập cho
trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non ........................................................... 55

Bảng 2.6:

Thực trạng nhận thức về vai trò của GV trong giáo dục hòa
nhập cho trẻ tự kỷlứa tuổi mầm non ............................................. 57

Bảng 2.7:

Thực trạng nội dung giáo dục kĩ năng cho trẻ tự kỷ 3-5
tuổi của GV các trường mầm non trên địa bàn thành phố
Thái Nguyên ................................................................................ 59


Bảng 2.8:

Thực trạng việc xây dựng và thực hiện các chương trình
giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non tại các
trường mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên................. 62

Bảng 2.9:

Thực trạng về công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ 3-5 tuổi
tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ..........
63

Bảng 3.1:

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp ............... 84

Bảng 3.2:

Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp .................. 85

Bảng 3.3:

Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp ....................................................................................... 87

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ĐHTN

5


/


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Thực trạng về việc xây dựng các tiêu chí chuẩn đoán các
mức độ biểu hiện tự kỷ ở trẻ lứa tuổi mầm non tại các
trường mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên .............. 65
Biểu đồ 2.2: Thực trạng về việc tổ chức thực hiện tích hợp các biện
pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non
thông qua
tổ chức hoạt động trong chế độ sinh hoạt hàng ngày .....................
66
Biểu đồ 2.3: Thực trạng về công tác bồi dưỡng giáo viên về kiến thức
và kĩ năng giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ trong nhóm lớp
tại các trường mầm non ở thành phố Thái Nguyên.................... 67
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ biểu diễn tương quan giữa tính cần thiết và tính
khả thi của các biện pháp ........................................................... 89


Số hóa bởi
Trung tâm Học
liệu - ĐHTN

vi

http://www.
lrc.tnu.edu.
vn/



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giai đoạn đầu đời có ý nghĩa vô cùng quan trọng với sự phát triển của
mỗi con người. Do vậy, những phát hiện sớm về dấu hiệu hay bất thường trong
phát triển thực sự có giá trị và mang tính quyết định đến tương lai phát triển sau
này của trẻ nhỏ, đặc biệt là đối với trẻ khuyết tật.Trẻ khuyết tật với tư cách là
chủ nhân của xã hội rất cần được tôn trọng và được đảm bảo phát triển nhân
cách mang tính cá nhân.Tự kỷ là một trong những vấn đề đang rất được quan
tâm và là một trong những nguyên nhân gây tàn tật ở trẻ em.
Bệnh tự kỷ xuất hiện ở nước ta hơn chục năm về trước nhưng mới được
gọi tên trong những năm gần đây. Đây là một bệnh lý khá phổ biến xảy ra đối
với trẻ em trong xã hội hiện đại. Theo số liệu của ngành y tế, trẻ mắc bệnh tự
kỷ đang gia tăng từng ngày không chỉ ở thành phố mà cả ở các vùng quê và
thực sự trở thành nỗi lo sợ không chỉ đối với các bậc làm cha, làm mẹ, mà còn
cả xã hội. Đặc biệt trẻ tự kỷ với những đặc điểm khó nhận ra do không có
những khác thường về thể chất bên ngoài so với trẻ bình thường nên việc phát
hiện sớm những khiếm khuyết ở các em để có chương trình can thiệp và trị liệu
phù hợp càng có ý nghĩa quan trọng. Nếu được phát hiện sớm trẻ sẽ có khả
năng phát triển tốt hơn, sau khi khám và định bệnh, gia đình và trẻ sẽ được tư
vấn can thiệp. Nếu các cháu bị tự kỷ nhẹ có thể đi học mẫu giáo hòa nhập với
các trẻ bình thường khác với sự kết hợp tích cực trong việc dạy dỗ trẻ của gia
đình và giáo viên mầm non. Còn trẻ bị nặng thì nên được điều trị ở các trung
tâm để được can thiệp tích cực với những phương pháp đặc biệt hơn.
Sau hơn 20 năm thực hiện mô hình giáo dục hòa nhập, dưới sự chỉ đạo
của Đảng, Nhà nước và trực tiếp là của Bộ GD ĐT, Việt Nam đã thiết lập
được một hệ thống quản lý giáo dục hòa nhập trên toàn quốc hoạt động có
hiệu quả thể hiện ở việc: Số lượt và số lượng cán bộ quản lý, giáo viên được
bồi dưỡng tập huấn về giáo dục hòa nhập ngày càng tăng, nhiều địa phương
/
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 1

ĐHTN


đã chủ động tham mưu và sử dụng nguồn hỗ trợ của các dự án để tăng cường
cơ sở vật chất và nâng cao năng lực cho đội ngũ trong công tác giáo dục hòa
nhập. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng trẻ khuyết tật đặc biệt là trẻ tự kỷ tham
gia học hòa nhập vẫn còn nhiều hạn chế do chất lượng hòa nhập không hiệu
quả. Nhiều nguyên nhân được đặt ra, trong đó có một thực tế cho thấy nhiều
trẻ tự kỷ vẫn còn bị "xếp nhầm chỗ" so với khả năng thực sự của các em. Do
đó, các em cần có được những sự kiểm tra, đánh giá về khả năng phát triển
trước khi tham gia hòa nhập nhằm giúp các em được hưởng các chương trình
can thiệp và hòa nhập thực sự có hiệu quả.
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc nước ta, trong
những năm gần đây tỉ lệ bệnh tự kỷ có xu hướng gia tăng nhưng việc nhận
thức, phát hiện và can thiệp vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế.
Vì những lí do trên đây nên tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Biện pháp
giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành phố Thái Nguyên”
với mong muốn đề xuất một số biện pháp nhằm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập được với
cộng đồng.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại
thành phố Thái Nguyên
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi
mầm non tại thành phố Thái Nguyên
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi
mầm non tại thành phố Thái Nguyên
4. Giả thuyết khoa học
Việc đề xuất và thực thi các biện pháp giáo dục hòa nhập phù hợp với
mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và mục tiêu giáo dục trẻ tự kỷ nói riêng

tại các trường mầm non, phù hợp với đặc điểm của trẻ và điều kiện giáo dục sẽ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ĐHTN

2


/


góp phần thực hiện hiệu quả công tác giáo dục hòa nhập giúp trẻ tự kỷ có khả
năng hòa nhập cộng đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ĐHTN

2

/


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xác định cơ sở lý luận về giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tại trường
mầm non.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tại
một số trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
5.3. Đề xuất một số biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tại một số
trường mầm non tỉnh Thái Nguyên
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung - chọn lứa tuổi
Trẻ mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Tập trung nghiên cứu lý luận, thực trạng và biện pháp giáo dục hòa nhập

cho trẻ tự kỉ 3-5 tuổi tại trường mầm non.
6.2. Khách thể điều tra
Quá trình nghiên cứu thực tiễn tại 4 trường mầm non tại thành phốThái
Nguyên, gồm: Trường Mầm non 19 - 5, Trường Mầm non Quang Trung,
Trường Mầm non Sư Phạm, Trường Mầm non Tân Long với 12 cán bộ quản lý
giáo dục, 102 giáo viên.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp, hệ thống hoá, phân tích tài liệu;
phương pháp lịch sử để nghiên cứu tài liệu, xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục
hòa nhập cho trẻ tự kỉ ở trường mầm non.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Đề tài sử dụng phương pháp điều tra bằng ankét, phương pháp quan
sát, phương pháp trò chuyện, phương pháp chuyên gia, phương pháp khảo
nghiệm và phương pháp tổng kết kinh nghiệm để nghiên cứu, đánh giá thực
trạng giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỉ ở trường mầm non thành phố Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ĐHTN

3

/


7.3. Các phương pháp thống kê toán học
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê toán học để tính các số liệu nghiên
cứu thực trạng; xác định thông số định lượng và định tính về kết quả nghiên cứu.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài ra, luận văn còn có phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu
tham khảo và Phụ lục. Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận về giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non
Chương 2. Thực trạng giáo dục hòa nhập cho trẻ từ 3- 5 tuổi ở các
trường mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Chương 3. Một số biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm
non tại thành phố Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ĐHTN

4

/


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HÒA NHẬP
CHO TRẺ TỰ KỶ TUỔI MẦM NON
1.1. Khái quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Lịch sử giáo dục trẻ khuyết tật trên thế giới bắt đầu sớm từ năm 1760
trường quốc gia dạy người câm điếc được thành lập bởi một linh mục người
Pháp tên là Charles Micheal (1700 - 1789). Sau đó chương trình giáo dục trẻ
khuyết tật nói chung được mở rộng ở Châu Âu và Mỹ. Trong một thời kỳ kéo
dài sau đó, người khuyết tật vẫn là một sự tồn tại nặng nề trong mắt một bộ
phận lớn trong xã hội. Ngoài một số rất ít trẻ khuyết tật con nhà giàu được
chăm sóc dạy dỗ, một số ít khác được các nhà tổ chức từ thiện chăm nom thì
hầu như trẻ em khuyết tật vẫn không được nhìn nhận. Người luôn được nhắc
đến hàng đầu trong lịch sử phát triển giáo dục đặc biệt là nhà vật lý học kiêm
nhà giáo dục học Jean Mare Gaspard Itard (1774 - 1836) là người có vai trò
quan trọng trong việc thay đổi sự nhìn nhận mới mẻ về người khuyết tật.

Từ năm 1930, vấn đề tạo môi trường sống tốt đẹp hơn cho người khuyết
tật đã được coi trọng. Người ta quan tâm hơn về cuộc sống của người khuyết tật
nói chung và người chậm phát triển nói riêng. Quan điểm bình thường hóa ngày
càng được chú trọng trong đời sống của những người khuyết tật. Tháng 10 năm
1934, cơ quan giáo dục Hoa Kỳ đã tài trợ cho một Hội thảo 3 ngày về giáo dục
trẻ khuyết tật. Báo cáo tổng kết hội thảo đã khẳng định mục tiêu và chương
trình giáo dục đặc biệt nên dựa vào việc giáo dục từng trẻ: nắm bắt những khả
năng, hạn chế và sở thích của trẻ; để trẻ tự tiến bộ dựa trên năng lực của bản
thân. Cho đến năm 1972 “Chương trình phù hợp” đã được dựa vào luật giáo
dục của liên bang Pennsylvania. [25]
Năm 1975, Quốc hội nước Mỹ đã thông qua Luật giáo dục trẻ khuyết tật,
một trong những điểm mấu chốt của Luật này là: “Những người khuyết tật có
quyền được giáo dục phù hợp đế đáp ứng nhu cầu riêng biệt của họ”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ĐHTN

5

/


×