Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Danh gia hien trang moi truong nuoc va tinh ben vung cua khu vuc nuoi ngao xa dong minh, huyen tien hai, tinh thai binh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 117 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM

BÙI XUÂN KHOA

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ
TÍNH BỀN VỮNG CỦA KHU VỰC NUÔI NGAO
XÃ ĐÔNG MINH, HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH

Chuyên ngành:

Khoa học Môi trường

Mã số:

60 44 03 01

Người hướng dẫn:

PGS.TS. Ngô Thế Ân

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa
từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2016


Tác giả luận văn

Bùi Xuân Khoa

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn tới thầy Ngô Thế Ân đã tận tình
hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, thầy đã
dành rất nhiều thời gian, công sức giúp tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp của
mình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý Đào
tạo, Bộ môn Sinh Thái Nông Nghiệp, Khoa Môi Trường - Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm
Quan trắc Môi trường và bênh thuỷ sản Miền Bắc – Viện Ngiên cứu Nuôi trồng
Thuỷ sản I đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề
tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi
hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2016
Tác giả luận văn

Bùi Xuân Khoa

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ......................................................................................................................
i

Lời

cảm

ơn

.........................................................................................................................ii Mục lục
............................................................................................................................iii

Danh

mục bảng biểu .......................................................................................................... v
Danh mục hình ..................................................................................................................
vi

Danh

mục

chữ

viết

tắt


......................................................................................................vii Trích yếu luận văn
..........................................................................................................viii

Phần

1.

Mở

đầu ................................................................................................................ 1
1.1
1

Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................

1.2
2

Mục đích nghiên cứu ............................................................................................

1.3
2

Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................

1.4

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.............................................................................. 2

Phần

2.
Tổng
quan
.............................................................................................. 3

tài

liệu

2.1
3

Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngao ở trên thế giới và việt nam ..........................

2.1.1
3

Tình hình sản xuất ngao trên thế giới ...................................................................

2.1.2

Tình hình nuôi ngao ở Việt Nam.......................................................................... 4

2.2
7

Đặc điểm sinh học và kỹ thuật trong nuôi ngao ...................................................

2.2.1
7


Giới thiệu chung vế họ ngao ................................................................................

2.2.2
7

Đặc điểm sinh học của ngao .................................................................................

2.2.3
8

Các yếu tố kỹ thuật nuôi Ngao .............................................................................

2.2.4
11

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi ...........................................................

3


2.2.5
13

Các nghiên cứu về bệnh ngao.............................................................................

2.3
16

Chất lượng môi trường nước trong nuôi trồng thuỷ sản.....................................


2.3.1
16

Chất lượng môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản.....................................

2.3.2
19

Tiêu chuẩn chất lượng nước nuôi trồng thủy sản ven bờ ...................................

2.4
Phát triển bền vững và đánh giá tính bền vững trong nuôi trồng thuỷ
sản................ 24
2.4.1
24

Khái niệm ...........................................................................................................

2.4.2
24

Phương pháp đánh giá tính bền vững hệ sinh thái .............................................

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................................
29
3.1
29

Địa điểm nghiên cứu ..........................................................................................


3.2

Thời gian nghiên cứu: ........................................................................................ 29

4


3.3

Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 29

3.4

Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 29

3.5
29

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................

3.5.1
29

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................................

3.5.2
30

Phương pháp phỏng vấn .....................................................................................


3.5.3
30

Phương pháp thu mẫu, bảo quản và phân tích mẫu nước...................................

3.5.4
32

Phương pháp phân tích mẫu nước: .....................................................................

3.5.5
33

Phương pháp so sánh và đánh giá ......................................................................

3.5.6
33

Phương pháp đánh giá tính bền vững của khu nuôi ngao ..................................

3.5.7

Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 35

Phần 4. Kết quả và thảo luận........................................................................................
36
4.1

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã đông minh ...................................... 36


4.1.1

Vị trí địa lý ......................................................................................................... 36

4.1.2

Thời tiết, khí hậu, môi trường ............................................................................ 37

4.1.3

Đặc điểm địa hình .............................................................................................. 39

4.1.4

Chế độ sinh vật ................................................................................................... 39

4.1.5

Kinh tế - xã hội ................................................................................................... 40

4.2

Tình hình nuôi ngao tại xã đông minh ............................................................... 42

4.2.1

Diện tích nuôi tại xã Đông Minh........................................................................ 42

4.2.2


Đặc điểm khu vực nuôi ...................................................................................... 43

4.3

Chất lượng môi trường khu nuôi ngao tại xã đông minh ................................... 44

4.3.1

Các thông số nhiệt độ, pH và độ mặn ................................................................ 44

4.3.2

Các thông số DO, NO2-N, NH3-N,H2, tảo độc hại, và Vibrio tổng số ............. 48

4.3

Tính bền vững ngư trại khu nuôi ngao tại xã đông minh ................................... 54

4.4

Các giải pháp quản lý môi trường nước phục vụ nuôi ngao .............................. 59

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .......................................................................................
61
5.1

Kết luận .............................................................................................................. 61
4



5.2

Kiến nghị ............................................................................................................ 62

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 63

5


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Nhập khẩu ngao của Mỹ trong 8 tháng đầu năm 2015....................................... 6
Bảng 2.2: Phân loại nước theo độ mặn ............................................................................
18
Bảng 2.3 Tiêu chuẩn chất lượng nước nuôi trồng thuỷ sản ven bờ ................................
20
Bảng 3.1 Tần xuất thu mẫu ..............................................................................................
31
Bảng 3.2 Thông số và phương pháp phân tích mẫu ....................................................... 32
Bảng 4.1 Giá trị sản xuất xã Đông Minh từ năm 2013 đến năm 2015 ............................ 40
Bảng 4.2 Biến động nhiệt độ, pH, độ mặn khu vực nuôi ngao năm 2015 ....................... 44
Bảng 4.3 : Các thông số DO, NO2-N, NH3-N và H2S,Vibrio tổng số tại Đông
Minh năm 2015 ............................................................................................... 48
Bảng 4.4. Mật độ tảo độc hại tại Đông Minh 2015 ......................................................... 51
Bảng 4.5 Kim loại nặng và dư lượng thuốc BVTV tại Đông Minh năm 2015............... 53
Bảng 4.6. Kết quả tính toán ASI-E các ngư trại NTTS nước lợ xã Đông Minh
năm 2015 .........................................................................................................
54
Bảng 4.7 Kết quả tính toán ASI-H các ngư trại NTTS nước lợ xã Đông Minh
năm 2015 .........................................................................................................

55
Bảng 4.8. Phân nhóm các đầm nuôi theo giá trị phúc lợi sinh thái và xã hội –
nhân văn ..........................................................................................................
57

6


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Phân chia giai đoạn phát triển của bệnh BRD bằng mắt thường và
bằng kính hiển vi theo đề nghị của Paillard and Maes (1994). .....................
14
Hình 2.2:
...... 24

Sơ đồ: Quan điểm về hệ thống nuôi thủy sản kết hợp phát triển bền vững

Hình 2.3: Mô hình quả trứng bền vững 2 lớp và 3 lớp của IUCN ................................ 25
Hình 2.4: Thước đo BS ................................................................................................. 26
Hình 2.5: Hệ thống cấp chủ đề và chỉ thị đơn của chỉ số thịnh vượng trong mô
hình quả trứng bền vững 2 lớp......................................................................
27
Hình 2.6: Biểu đồ BS về độ bền vững các ngư trại ở Nghĩa Hưng năm 2002.............. 27
Hình 3.1: Vị trí các điểm lấy mẫu................................................................................. 30
Hình 4.1: Giống ngao Meretrix lyrata .......................................................................... 43
Hình 4.2: Biến động nhiệt độ khu 3 từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2015 ........................
45
Hình 4.3: Biến động nhiệt độ tại cửa Lân năm 2015 .................................................... 46
Hình 4.4: Biến động pH tại khu 3 năm 2015 ................................................................ 46
Hình 4.5: Biến động pH tại cửa Lân năm 2015 ............................................................ 47

Hình 4.6: Biến động độ mặn tại bãi nuôi năm 2015 ..................................................... 47
Hình 4.7: Biến động DO tại Đông Minh năm 2015...................................................... 49
Hình 4.8: Biến động NH3 tại Đông Minh năm 2015 .................................................... 49
Hình 4.9: Biến động NO2-N tại Đông Minh năm 2015 ................................................ 50
Hình 4.10: Biến động hàm lượng H2S tại Đông Minh năm 2015................................... 51
Hình 4.11: Biến động mật độ Vibrio tổng số tại Đông Minh 2015 ................................ 52
Hình 4.12. Phân nhóm các trại NTTS nước lợ tại xã Đông Minh trên thước đo
bền vững của IUCN ...................................................................................... 57
Hình 4.13. Phân nhóm các trại NTTS nước lợ trên thước đo bền vững của
IUCN, 1996................................................................................................... 58

7


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
UBND

Nghĩa tếng Việt
Ủy ban nhân dân

XK

Xuất Khẩu

NK

Nhập Khẩu

VASEP


Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam

QCVN 1

Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ

BS IUCN

Thước đo Bền vững

XH-NV

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

NTTS

Xã hội – Nhân văn

UBMTTQ

Nuôi trồng Thuỷ sản

XDNTM

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc

HTX

Mô hình Nông thôn Mới


HTXDV

Hợp tác xã

RIA1

Hợp tác xã Dịch vụ

NXB

Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I

ASI

Nhà xuất bản

ASIE

Chỉ số ngư trại bền vững

ASIH

Giá trị của mảng phúc lợi sinh thái
Giá trị của mảng phúc lợi xã hội và nhân văn

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Đông Minh là xã ven biển thuộc khu Đông huyện Tiền Hải, Tỉnh Thái Bình
điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi ngao, nhờ nuôi ngao mà
nhiều hộ nông dân trong xã đã giàu lên nhanh chóng, nhưng những năm gần
đây, ngao chiết hàng loạt khiển người dân xã Đông Minh phải điêu đứng, nhiều
hộ dân đã bỏ nghề vì rủi ro cao. Nghiên cứu này được tiến hành để đánh giá
chất lượng nước và tính bền vững tại khu vực nuôi ngao xã Đông Minh. Phương
pháp chính được sử dụng trong đề tài bao gồm các phương pháp lấy mẫu và
phân tích nước từ 6 điểm quan trắc trong khu nuôi ngao và tại các cửa cống
thoát nước. Tính bền vững được đánh giá theo phương pháp chỉ số ngư trại
bền vững của IUCN (1996). Kết quả phân tích cho thấy Ngao chết tại khu vực
chủ yếu là do nhiệt độ và độ mặn biến đổi kết hợp với một số thành phần môi
trường (NO2-N, H2S, Tảo Độc hại, Vibrio tổng số…) vượt quá ngưỡng cho phép.
Theo kết quả tính chỉ số ngư trại bền vững (ASI ) ở 23 ngư trại thì hầu hết các
đầm đều có giá trị phúc lợi XH-NV cao (trọng số từ 76 – 100), trong khi đó giá trị
phúc lợi sinh thái chỉ ở mức thấp (15 - 32). Những giá trị này khi đưa vào sơ đồ
thước đo bền vững cho kết quả 65% số ngư trại thuộc nhóm không bền vững,
35% thuộc nhóm kém bền vững. Vì vậy, cần phải có các biện pháp quản lý
chất lượng nước và các giải pháp ứng phó nâng cao hiệu quả nuôi, đảm bảo
sự phát triển bền vững cho địa bàn nghiên cứu.

8


Thesis Abstract
Dong Minh is a coastal commune in the East of Tien Hai district, Thai
Binh province where was a favorable conditions for the development of clam
farming and thanks to clam culture, many farmers in this commune has become
rich quickly. However in recent years, there are many clams were died
frequently that makes people in there to be aflicted and many households have
give up their recent work because of high risks. This research was conducted to

assess water quality and sustainability in region of Dong Minh Commune. The
main method are used in this topic including sampling methods and water
analysis from six monitoring points in the clam areas and sewer manhole.
Sustainability is evaluated through Aquaculture Sustainable Index of IUCN
(1996). The analytical results showed that deaths of clamin this region mainly
due to temperature and changein the level of salinity combining with certain
environmental components (NO2-N, H2S, Harmful Algae, amount of Vibrio...)
exceeds the allowed threshold and then lead to death of clam. According to the
results calculating from Aquaculture Sustainable Index (ASI) in 23 “ngư trại” (in
Vietnamese) in Dong Minh province,most of the ponds havehigh socialwelfare
(reach weights from 76 to
100)while ecological welfare is quite low (15-32). Moreover, when putng these
values into sustainable Barometer of Sustainability diagrams, the results are 65%
“ngư trại” in unsustainable group and 35% inless sustainable ones.
Therefore, we should have some measures to manage water quality and
response solutions to improve the eficiency of clam culture and ensure
sustainable development for research area.

9


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
2.1 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là một trong những nước có lợi thế về biển với đường bờ kéo dài
tới 3.260 km và 1 triệu km2 vùng biển kinh tế đặc quyền. Nhận thức được tầm
quan trọng và lợi thế của mình, nước ta đang đẩy mạnh phát triển kinh tế biển.
Cùng với sức ép của tốc độ gia tăng dân số ngày càng nhanh, nhu cầu phát triển
kinh tế ngày càng cao trong bối cảnh các nguồn tài nguyên đất liền ngày càng
cạn kiệt, khuynh hướng tiến ra biển, khai thác biển và làm giàu từ biển đang rất
được chú trọng.

Thời gian gần đây người dân ở các tỉnh ven biển đang đẩy mạnh nuôi trồng
thủy hải sản trong đó nghề nuôi ngao ven biển nước ta đã có những bước phát
triển mạnh mẽ về diện tích, sản lượng nuôi cũng như mức độ thâm canh trong
những năm qua. Mặc dù nuôi ngao đã mang lại nguồn thu lớn, không chỉ góp
phần cải thiện sinh kế cho cộng đồng cư dân nghèo và thúc đẩy phát triển kinh
tế cho các địa phương vùng ven biển, nghề nuôi ngao đang gặp phải những
khó khăn trong một vài năm gần đây từ việc ngao nuôi bị chết hàng loạt, dịch
bệnh tăng và môi trường nuôi ngày càng xấu đi, tại một số địa phương như Thái
Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh… Nhiều nông hộ gặp khó khăn về nguồn
vốn để tiếp tục đầu tư vào nuôi ngao sau nhiều lần nuôi bị thất bại, thị trường
tiêu thụ ngao thương phẩm không ổn định. Các vấn đề này đã và đang làm ảnh
hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nghề nuôi ngao ở nước ta.
Thái Bình là tỉnh đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng cận nhiệt đới ẩm,
có 5 cửa sông lớn đổ ra biển, tạo ra một vùng bãi triều rộng khoảng 25.000 ha
rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản mặn, lợ, trong đó có nuôi
ngao. Nhiều năm qua, nông dân vùng ven biển các huyện Tiền Hải, Thái Thụy
đã đầu tư nuôi ngao cho giá trị kinh tế hàng trăm tỷ đồng, góp phần xóa đói
giảm nghèo, làm giàu cho ngư dân vùng biển như ở xã Đông Minh thuộc huyện
Tiền Hải.
Đông Minh là xã ven biển thuộc khu Đông huyện Tiền Hải, được thành lập
từ khoảng sau năm 1955 – 1956, có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề
nuôi ngao với 446 ha diện tích bãi triều nuôi ngao, điều kiện tự nhiên phù hợp
với đặc điểm sinh học của ngao. Nuôi ngao là một nghề cho thu nhập cao. Nhờ
1


nuôi ngao mà nhiều hộ nông dân trong xã đã giàu lên nhanh chóng, nhưng
những

2



năm gần đây, ngao chiết hàng loạt khiển người dân xã Đông Minh phải điêu
đứng. Theo báo cáo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của xã (2014)
do khí hậu khắc nghiệt, môi trường nuôi ngao xấu đi dẫn đến hiện tượng ngao
chết, nguyên nhân chính dẫn đến việc ngao chết vẫn chưa được làm rõ. UBND
xã đã thống kê được thiệt hại và báo cáo với các ngành trức năng cần làm rõ
nguyên nhân và đề xuất các giải pháp thao gỡ khó khăn cho các hộ nuôi ngao.
Theo tác giả Đức Văn (2014) điều tra đầu tháng 8 năm 2014 tại xã Đông Minh
ngao chết hàng loạt thiệt hại từ 20 đến 30%, nơi cao thiệt hại từ 70 đến 90%,
tổng sản lượng thiệt hại lên đến 9.497,6 tấn, thiệt hại ước tính lên đến 108,1 tỷ
đồng.
Để thấy được thực trạng phát triển của hoạt động sản xuất ngao tại xã
Đông Minh, tạo cơ sở xây dựng các giải pháp phát triển nghề nuôi ngao tốt hơn,
góp phần nâng cao sản lượng và chất lượng thủy sản, phục vụ sự phát triển ổn
định của nền kinh tế quốc dân tôi tiến hành đề tài “Đánh giá hiện trạng môi
trường nước và tính bền vững của khu vực nuôi ngao xã Đông Minh, huyện
Tiền Hải, tỉnh Thái Bình”.
2.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài này được tiến hành với các mục đích sau:
Đánh giá được chất lượng môi trường nước tại vùng nuôi ngao xã Đông
Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình và đánh giá được tính bền vững tại khu
vực xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình thông qua chỉ số ngư trại bền
vững; Từ đó đề xuất được giải pháp giảm thiểu tác động xấu tới môi trường
nước, khắc phục và nâng cao hiệu quả kinh tế trong nuôi ngao.
1.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Khu vực nuôi ngao bãi triều xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
2.3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Đề tài có ý nghĩa khoa học là xây dựng được cơ sở dữ liệu tổng hợp về
môi trường nước phục vụ công tác đánh giá tác động môi trường cho địa bàn

nghiên cứu. Ngoài ra, đề tài cũng góp phần minh chứng thêm khả năng áp dụng
chỉ số ngư trại bền vững một cách linh hoạt trong đánh giá các đầm nuôi ngao
vùng nước lợ.

3


- Về mặt thực tiễn, đề tài này góp phần đề xuất các giải pháp quản lý môi
trường khu nuôi ngao, tạo cơ sở xây dựng kế hoạch chiến lược trong giảm thiểu
rủi ro, ổn định sinh kế người dân hướng tới phát triển bền vững cho địa phương.

4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.4 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NGAO Ở TRÊN THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM
2.4.1 Tình hình sản xuất ngao trên thế giới
Tình hình sản xuất và tiêu thụ năm 2014
Trần Xuân Điểm (2014) tổng hợp nhanh mặt hàng nhuyễn thể hai mảnh vỏ
tại một số nước như Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia… có sự
tăng trưởng khá về sản lượng, giá trị nhập khẩu cũng như xuất khẩu các mặt
hàng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ (ngao, nghêu, sò, điệp…). Tuy nhiên tại một số nước
khác là Nhật Bản, Hàn Quốc, Chile… lại giảm số lượng và giá trị nhập khẩu các
mặt hàng này.
Trung Quốc : với 7,62 triệu ha nuôi trồng thủy sản đáp ứng nhu cầu của thị
trường thì Trung Quốc đã tập trung nuôi những loài có giá trị kinh tế cao như
hà, sò, ngao,… tính đến hết tháng 12/2013, Trong top 10 thị trường nhập khẩu
nghêu sò sống, tươi và ướp lạnh của thế giới giai đoạn này, Trung Quốc là thị
trường nổi bật nhất với tốc độ tăng trưởng nhâp khẩu lên đến 70,5% tương ứng

giá trị nhập khẩu đạt trên 12 triệu USD, nhập khẩu mặt hàng này vào Trung Quốc
trong năm 2013 đã tăng lên rõ rệt so với năm 2012. Giá trị nhập khẩu trong từng
quý từ đầu năm đều tăng trưởng khá cao, trong đó quý I tăng mạnh nhất 528%,
tiếp đến quý II tăng 398% và quý III tăng 35%, quý IV tăng 5% so với cùng kỳ năm
2012. Xuất khẩu nghêu sò sống tươi và ướp lạnh của Trung Quốc giảm 3,9% về
sản lượng so với cùng kỳ 2012, đạt 94.418 tấn. Tuy nhiên giá trị xuất khẩu mặt
hàng này lại tăng nhẹ 3,03% so năm với 2012 và đạt 151 triệu USD.
Indonesia: Với diện tích 7,7 triệu km2 trong đó có 5,8 triệu km2 là biển,
Năm 2014, Indonesia đặt mục tiêu đạt sản lượng 20,95 triệu tấn thủy sản với
giá trị xuất khẩu ước tính 5,65 tỷ USD so với 4,9 tỷ USD năm 2013 theo Kim Thu
(2014). Trong đó, thủy sản khai thác chiếm 6,08 triệu tấn và thủy sản nuôi là
13,97 triệu tấn. Để phát triển thì Indonesia đã thành lập các trung tâm phát
triển nuôi trồng ở các tỉnh và địa phương. Ngoài ra Indonesia còn có các viện
nghiên cứu quốc gia và nhiều trạm nghiên cứu khác về nuôi trồng thủy sản
5


trong đó có con ngao. Các trung tâm nghiên cứu và phát triển của Indonesia đã
xây dựng và

6


phổ biến rộng rãi công nghệ kỹ thuật tới tận người nuôi thông qua việc đào tạo,
thông tin, trình diễn và giám sát. Nhờ các trung tâm, viện nghiên cứu chuyển
giao các kinh nghiệm và khoa học kỹ thuật, người dân nắm bắt và áp dụng vào
quá trình nuôi thả, nên nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi ngao nói riêng ở
Indonesia phát triển một cách bền vững, tránh được nhiều rủi ro do bệnh tật
gây nên và bảo vệ môi trường.
Chile : Tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng tính đến tháng 5/2015 đạt

358.200 tấn, Sản lượng thủy sản có vỏ đạt 156.600 tấn. Đầu năm 2016 Bộ Quốc
phòng Chile thông báo thủy triều đỏ đã làm hàng tấn ngao chết tại vùng biển
Grande de Cucao, thuộc quần đảo Chiloé Huyền Anh (2016). Các nhà khoa học
đưa ra do nguyên nhân cho mô hình thời tiết El Nino mạnh bất thường và
nhiệt độ mặt biển ấm lên do nước ấm kéo theo lượng tảo sinh ra lớn hơn. Với
đường bờ biển dài 4.000 km, Chile đặc biệt dễ chịu nhiều tổn hại từ tác động
của các hiện tượng trên.
2.1.2 Tình hình nuôi ngao ở Việt Nam
2.1.2.1 Tình hình sản xuất
Tại miền Bắc và Bắc Trung Bộ theo Bùi Đắc Thuyết và cs. (2013), Thái Bình
có diện tích và sản lượng ngao nuôi lớn nhất miền Bắc và Bắc Trung Bộ (1984ha,
30130 tấn), tiếp theo là các tỉnh Nam Định (1708ha, 20015 tấn), Thanh Hóa
(960ha, 7700 tấn), Quảng Ninh (1271ha, 5123 tấn) và thấp nhất là Hà Tĩnh
(200ha, 2800 tấn).
Hiện nay phần lớn các địa phương đều nuôi ngao Trắng hay ngao Bến Tre
(Meretrix lyrata). Một số hộ còn thả nuôi loài ngao Dầu (Meretrix meretrix), đặc
biệt là ở tỉnh Quảng Ninh với hầu hết các hộ nuôi hiện nay thả nuôi ngao Dầu.
Hiện nay, trạm khuyến nông huyện Vân Đồn, Quảng Ninh còn thả nuôi thử
nghiệm thêm loài ngao Hoa (Paphia undulate). Đây là đối tượng nuôi mới, có giá
trị kinh tế cao, thời gian nuôi ngắn và có khả năng thích ứng tốt với môi trường
vùng nuôi.Tuy nhiên, đối tượng này vẫn đang còn nuôi thử nghiệm và chưa
được nuôi đại trà tại các địa phương.
Do đặc điểm của nghề nuôi ngao ở miền Bắc và Bắc Trung bộ chủ yếu do
các nông hộ quản lý nên diện tích của các bãi nuôi ngao thường nhỏ. Trung bình
diện tích nuôi ngao của các hộ là 3,5ha. Các địa phương có số hộ nuôi ngao
7


nhiều như Nam Định, Thái Bình thì diện tích nuôi ngao rất bé. Diện tích nuôi
ngao ít thay đổi.

Theo Bùi Đắc Thuyết và cộng sự (2013), đa số các hộ nuôi ngao chỉ nuôi
tại 1 điểm nuôi, một số hộ đặc biệt nuôi tại 2 đến 3 điểm nuôi. Phần lớn các vây
nuôi ngao (67,5%) nằm ở vùng trung triều, 17,6% số vây nuôi nằm ở vùng cao
triều, 10,6% số vây nuôi nằm ở vùng hạ triều và 4,3% số vây nuôi nằm ở vùng
triều giới, luôn ngập nước. Hai tỉnh Thái Bình và Hà Tĩnh có số vây nuôi thuộc
vùng cao triều nhiều nhất (46% tại Thái Bình và 44% tại Hà Tĩnh).
Thời gian phơi bãi tại các vây nuôi thuộc vùng cao triều có thể kéo dài đến
14-15 tiếng/ngày. Như vậy, các vây nuôi ở vùng cao triều sẽ gặp khó khăn, đặc
biệt là vào mùa hè, thời gian phơi bãi quá dài, nắng nóng sẽ làm ảnh hưởng tới
ngao nuôi.
Một số tỉnh ở miền Nam như Cà Mau dù lượng ngao giống giảm hơn năm
trước nhưng vụ ngao giống vừa rồi, nhiều xã viên Hợp tác xã kiếm được hơn 20
triệu đồng từ việc cào và ương ngao, Hợp tác xã nuôi ngao Đất Mũi chịu trách
nhiệm quản lý, khai thác có hiệu quả bãi ngao rộng 3.000ha (từ kinh Ô Rô đến
Rạch Mũi, xã Đất Mũi). Trong đó, khoảng 600ha là vùng nuôi ngao thương
phẩm, diện tích còn lại để khai thác ngao giống, ngoài ra, hợp tác xã còn tổ chức
ương, bán ngao giống và bao tiêu nuôi ngao thương phẩm.
2.1.2.2 Tình hình xuất khẩu
Theo số liệu Ngọc Thuỷ (2016) tổng hợp, xuất khẩu (XK) nhuyễn thể hai
mảnh vỏ trong 11 tháng đầu năm 2015 đạt giá trị 74,75 triệu USD, giảm 0,5% so
với cùng kỳ năm 2014
EU là thị trường nhập khẩu (NK) nhuyễn thể hai mảnh vỏ hàng đầu từ
Việt Nam. 11 tháng đầu năm 2015, XK nhuyễn thể hai mảnh vỏ sang EU đạt
giá trị 47,95 triệu USD, giảm 6,9% so với cùng kỳ năm 2014. XK nhuyễn thể hai
mảnh vỏ sang EU có dấu hiệu giảm từ những tháng cuối năm 2014, trong đó
giảm chủ yếu ở nước NK nhiều nhất nhuyễn thể hai mảnh vỏ trong khối EU
là Bồ Đào Nha,
Nhật Bản là thị trường NK nhuyễn thể hai mảnh vỏ lớn thứ 2 sau EU,
chiếm 12,1% tỷ trọng. Tuy nhiên, Nhật Bản là thị trường có mức tăng trưởng NK
nhuyễn thể hai mảnh vỏ cao nhất trong 3 thị trường NK nhuyễn thể hai mảnh

8


vỏ hàng đầu của Việt Nam. Trong 11 tháng đầu năm 2015, Nhật Bản NK
nhuyễn

9


thể hai mảnh vỏ từ Việt Nam đạt giá trị 9,06 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ
năm 2014.
Theo tổng hợp Ngọc Thuỷ (2015) Mỹ là thị trường NK nhuyễn thể hai
mảnh vỏ lớn thứ 3 của Việt Nam
Bảng 2.1 Nhập khẩu ngao của Mỹ trong 8 tháng đầu năm 2015
KL 2014

GT 2014

KL 2015

GT 2015

(kg)

(USD)

(kg)

(USD)


Canada

1.773.134

13.630.385

2.268.652

16.085.286

Trung Quốc

9.564.121

20.257.318

10.464.959

21.175.348

Việt Nam

1.309.986

3.502.288

1.212.593

3.070.301


450.878

1.793.175

533.798

2.139.512

0

0

375

8.063

Đài Loan

129.575

362.773

70.283

196.782

Ecuador

6.326


23.630

0

0

695.179

2.168.398

554.841

1.890.708

Italy

2.420

19.646

1.474

11.880

JAPAN

7.106

84.763


9.420

127.541

Mexico

408.366

1.515.751

213.236

735.531

Hà Lan

119.166

311.979

202.530

438.516

New Zealand

305.192

1.281.335


278.941

846.537

Panama

6.095

7.523

7.789

9.540

Peru

33.296

104.184

4.837

32.509

Philippines

19.710

98.956


0

0

Bồ Đào Nha

1.670

9.837

2.563

7.081

Hàn Quốc

2.050

11.872

3.214

35.504

Tây Ban Nha

3.472

37.533


2.279

31.002

948.202

2.848.736

484.288

1.756.654

15.785.944

48.070.082

16.316.072

48.598.295

Nước

Chile
Hong Kong

Indonesia

Thái Lan
Tổng cộng


Nguồn: Vasep (2015)

10


Mặc dù xuất khẩu ngao của Việt Nam sang Mỹ giảm cả về khối lượng lẫn
giá trị nhưng giá trung bình xuất khẩu ngao của Việt Nam sang thị trường Mỹ lại
có xu hướng tăng.
Trong 9 thị trường NK hàng đầu nhuyễn thể hai mảnh vỏ, đáng chú ý nhất
là thị trường Trung Quốc và Hồng Kông. XK nhuyễn thể hai mảnh vỏ sang thị
trường này trong 11 tháng đầu năm 2015 đạt giá trị 1,35 triệu USD, tăng 97,1%
so với cùng kỳ năm 2014. XK sang thị trường này tăng trưởng mạnh từ đầu năm
đến khoảng gần cuối quý 3, sang đến quý 4 XK lại có xu hướng sụt giảm.
2.5 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT TRONG NUÔI NGAO
2.5.1 Giới thiệu chung vế họ ngao
Ngao là tên gọi dùng để chỉ các loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ
(nhuyễn thể) thuộc họVeneridae chuyên sống ở vùng nước ven biển có độ mặn
cao, nhiều đất cát sỏi, phân bố khá phổ biến ở vùng biển nhiệt đới hoặc cận
nhiệt đới. Cao Thị Nga (2012) họ ngao có 40 loài thuộc 7 nhóm giống phân bố
dọc bờ biển từ Bắc vào Nam.Vùng ven biển phía Bắc có ngao dầu, ngao mật,
vùng ven biển phía Nam có Nghêu. Ngao và Nghêu là nhóm nhuyễn thể có tiềm
năng lớn ở vùng triều nước ta, kỹ thuật nuôi không phức tạp, chu kỳ nuôi ngắn,
đầu tư ít lại có giá trị xuất khẩu. Nuôi Ngao, Nghêu (sau đây gọi tắt là ngao) còn
là biện pháp tích cực bảo vệ nguồn lợi này và làm sạch môi trường đáy vùng
triều.
Ngao phân bố trên các bãi triều, trong các eo vịnh có đáy là cát pha bùn
(cát chiếm 70-80%), sóng gió nhẹ, có lượng nước ngọt nhất định chảy vào. Nếu
đáy nhiều bùn, ngao dễ bị chết ngạt, nếu đáy cát (100%) ngao bị khô nóng.
Ngao là loài nhuyễn thể sống rộng nhiệt, thích nghi được nhiệt độ từ 5 đến
350C, ở khoảng 18-300C ngao sinh trưởng tốt nhất. Giới hạn chịu nhiệt của ngao

là 430C, ngao chết 50% ở nhiệt độ 440C và chết toàn bộ ở nhiệt độ 450C, ở nhiệt
độ -2 đến -30C, ngao chỉ chết khoảng 10% trong 3 tuần.
2.5.2 Đặc điểm sinh học của ngao
Ngô Trọng Lư (1996) Ngao là loài sống đáy, chân phát triển để đào cát vùi
mình xuống dưới, để hô hấp và kiếm mồi, ngao thò vòi nước lên mặt bãi
tạo thành một lỗ hình bầu dục (từ lỗ này biết được chỗ ở của ngao), tuy nhiên

11


do vòi rất ngắn nên ngao không thể chui sâu vào cát mà thước nằm sâu dưới
mặt cát vài cm, khi trời lạnh, ngao chui xuống sâu hơn, song không quá 10 cm.

12


Trong quá trình sinh trưởng khi gặp môi trường không thích hợp, ngao
thường di chuyển đến vùng bãi khác bằng cách tiết ra một túi nhầy hoặc một
giải chất nhầy làm giảm nhẹ tỷ trọng cơ thể và nổi lên trong nước theo dòng
triều di chuyển đi nơi khác.
Ngao là loài ăn lọc, phương thức bắt mồi bị động, khi triều lên ngao thò
vòi lên mặt cát hút nước để lọc mồi ăn, thức ăn của ngao chủ yếu là các loại Tảo,
các mảnh vụn và chất vẩn cặn hữu cơ trong nước. Ngao ăn mạnh vào khoảng từ
tháng 2 đến tháng 5, các tháng mùa lũ và sau lũ, ngao ngậm vỏ không ăn trong
một thời gian dài, ngao có độ béo cao nhất vào tháng 4-6, thấp nhất vào
tháng
10-12.
Ngao là loài phân tính đực, cái riêng, mùa đẻ của ngao là hè - thu, ngao 1
năm tuổi đã sinh sản tốt, ngao đẻ từng đợt cách nhau nửa tháng, có khi
một tháng, mỗi đợt kéo dài khoảng 1 giờ.

Trong điều kiện thuận lợi, từ trứng đến ngao “cám” (25.000 con/kg) là 2
tháng, từ ngao “cám” đến ngao “tấm” (loại 10.000 con/kg) 2 tháng, từ
ngao “tấm” đến ngao “cúc” (loại 800-1.000con/kg) là 3 - 5 tháng trở thành ngao
giống đạt tiêu chuẩn chuyển sang nuôi thương phẩm, từ ngao giống đến ngao
thịt (cỡ
50 con/kg) qua 10-11 tháng nữa, ngao lớn nhanh vào tháng 4 - 9 và thời gian
đầu, sau đó chậm dần.
2.5.3 Các yếu tố kỹ thuật nuôi Ngao
Trong nuôi ngao các yếu tố kỹ thuật lựa chọn giống đóng vai trò quan trọng
quết định thắng lợi vụ nuôi. Trong tài liệu tập huấn kỹ thuật nuôi ngao (2015)
Trung tâm khuyến nông khuyến ngư quốc gia hướng dẫn khai thác giống ngao :
Khai thác giống tự nhiên
Ngao giống sau khi hình thành vỏ rơi xuống đáy phân bố ở các triền sông
và bị dòng triều cuốn ra phân bố trên dải cát thấp dọc bờ biển, ngao sinh sản
vào đầu mùa mưa (khoảng tháng 4) đến tháng 5 sẽ thành ngao “ cám” nhỏ
bằng nửa hạt gạo (1mm), có thể khai thác giống đưa vào bãi ương. Thời gian
khai thác trong các tháng 5, 6, 7.

13


×