TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG
ĐỀ CƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
NƯỚC MẶT TỈNH HÀ NAM NĂM 2010
Hà Nội - 2010
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG
ĐỀ CƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
NƯỚC MẶT TỈNH HÀ NAM NĂM 2010
Người thực hiện: PHẠM THANH NGA
Lớp: MTC – K52
Khoá: 52
Ngành: MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn: TS. NGÔ THẾ ÂN
Bộ môn: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG – KHOA TÀI NGUYÊN MÔI
TRƯỜNG
Địa điểm thực hiện: CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT & PHÂN TÍCH
MÔI TRƯỜNG
Hà Nội – 2010
Phần I
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Môi trường đã trở thành vấn đề chung của nhân loại, được toàn Thế giới
quan tâm. Nằm trong khung cảnh chung của Thế giới, môi trường Việt Nam đang
xuống cấp cục bộ, có nơi bị hủy hoại nghiêm trọng gây nên nguy cơ mất cân bằng
sinh thái, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống và phát triển bền vững của đất nước. Trong đó chất lượng môi trường tại các
vùng kinh tế lớn phía Bắc đang là một trong những vấn đề được quan tâm.
Tỉnh Hà Nam là cửa ngõ phía nam của thủ đô, nằm trên trục giao thông quan
trọng xuyên Bắc-Nam. Trên địa bàn tỉnh có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc-Nam
chạy qua với chiều dài gần 50km cùng các tuyến đường giao thông quan trọng khác
như quốc lộ 21, quốc lộ 21B, quốc lộ 38 Hà Nam có diện tích tự nhiên 851 km
2
nằm trong vùng trũng của đồng bằng sông Hồng, giáp với vùng núi của tỉnh Hòa
Bình và vùng Tây Bắc. Phía tây của tỉnh là vùng đồi núi bán sơn địa với các dãy
núi đá vôi, núi đất và đồi rừng. Đất đai ở vùng này rất thích hợp với các loại cây
lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả. Vùng đồng bằng phía đông của tỉnh
được tạo nên bởi phù sa của các sông lớn như sông Đáy, sông Châu, sông Hồng.
Đất đai màu mỡ, thích hợp cho canh tác lúa nước, hoa màu, rau, đậu, thực phẩm.
Những dải đất bồi ven sông đặc biệt thích hợp với các loại cây công nghiệp ngắn
ngày như mía, dâu, lạc, đỗ tương và cây ăn quả. Ngoài ra đây cũng là vùng thuận
3
lợi cho việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và phát triển nghề chăn nuôi gia cầm
dưới nước.
Trong những năm trở lại đây hòa nhịp cùng với quá trình phát triển chung
của đất nước, sự phát triển kinh tế của tỉnh diễn ra khá nhanh. Cùng với sự tăng dân
số ở tỉnh này là những tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội đồng thời
cũng gây ra những áp lực rất lớn đến môi trường, điều này có thể lại là rào cản cho
sự phát triển kinh tế - xã hội đi ngược lại với mục tiêu “phát triển bền vững”.
Trong các vấn đề môi trường hiện nay tại tỉnh, ô nhiễm nước đang là một
vấn đề thu hút rất nhiều sự quan tâm của các cơ quan quản lý và người dân. Hiện
nay tỉnh đang đứng trước một thực trạng là gia tăng dân số, đô thị hóa và công
nghiệp hóa dấn đến sự ra tăng nhu cầu sử dụng nước. Trong khi đó diện tích đất
nông nghiệp, diện tích đất hồ ao đầm lại bị thu hẹp.
Xuất phát từ hiện trạng môi trường trên và yêu cầu thực tế về đánh giá hiện
trạng môi trường nước mặt của tỉnh, từ đó đưa ra các giải pháp góp phần giảm
thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường nước mặt của tỉnh trong thời gian
tới. Vì thế tôi làm đề tài nghiên cứu:
“ Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt tỉnh Hà Nam năm 2010”
1.2. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
• Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt tỉnh Hà Nam
• Xác định các thách thức tới môi trường nước mặt tỉnh Hà Nam
4
• Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện
môi trường nước mặt của tỉnh trong thời gian tới.
1.2.2. Yêu cầu
- Tìm hiểu được đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam
- Đánh giá chất lượng nước mặt tại tỉnh Hà Nam năm 2010
- Đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt của tỉnh trong thời gian gần
đây
- Xác định các tác động đến môi trường nước mặt của tỉnh
- Xác định các tồn tại trong quản lý môi trường nước mặt của tỉnh
- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm và cải
thiện môi trường nước mạt của tỉnh trong thời gian tới.
5
Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ – LÝ LUẬN
2.1.1. Cơ sở lý luận
Bảo vệ môi trường hiện nay đang là vấn đề nóng của toàn cầu, không chỉ là
sự quan tâm của các nhà khoa học mà còn của tất cả người dân. Nguồn nước bị ô
nhiễm là vertor lan truyền ô nhiễm và là một trong các nguyên nhân gây ra nhiều
bệnh tật cho con người. Cuộc sống con người trở nên khó khăn khi môi trường
nước bị suy giảm về số lượng và chất lượng.
Đánh giá hiện trạng môi trường nước cung cấp bức tranh tổng thể về 2
phương diện: Phương diện vật lý, hoá học thể hiện chất lượng môi trường và
phương diện kinh tế xã hội, đó chính là những thông báo về tác động từ các tác
động của con người tới chất lượng môi trường cũng như tới sức khoẻ con người,
kinh tế và phúc lợi xã hội. Bản đánh giá hiện trạng môi trường có vai rò như một
bản “thông điệp” về tình trạng môi trường, tài nguyên thiên nhiên và con người,
thông qua việc cung cấp thông tin tin cậy về môi trường để hỗ trợ quá trình ra
quyết định bảo vệ phát triển bền vững. Một trong những mục tiêu quan trọng của
việc xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường là cung cấp thông tin nhằm nâng cao
nhận thức và hiểu biết của cộng đồng về tình hình môi trường; khuyến khích và
thúc đẩy việc xây dựng, triển khai và nhân rộng các mô hình cộng đồng tham ra
6
bảo vệ môi trường, nhằm thực hiện mục tiêu xã hội hoá công tác bảo vệ môi
trường.
Công tác đánh giá hiện trạng môi trường bắt đầu vào những năm cuối thập
kỷ 70. Nó thể hiện bằng việc lập báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm nhằm
đáp ứng mối quan tâm của xã hội về chất lượng môi trường và việc sử dụng tài
nguyên thiên nhiên. Ở Việt Nam, công tác đánh giá hiện trạng môi trường được bắt
đầu thực hiện từ năm 1994, cho đến nay hầu hết các địa phương đều phải thực hiện
công tác này. Trong đó, đánh giá hiện trạng tài nguyên nước là quá trình hoạt động
nhằm xác định trữ lượng và chất lượng, tình hình khai thác sử dụng, bảo vệ tài
nguyên nước, tìm ra các nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng và trữ
lượng nước Quốc gia. Trên cơ sở các số liệu đánh giá hiện trạng tài nguyên nước,
cơ quan quản lý Nhà nước sẽ đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm định hướng cho các
hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên nước, dự báo cho các hoạt động xấu gây
ảnh hưởng nghiêm trọng cho nguồn nước.
Để hiểu rõ hơn về đánh giá hiện trạng tài nguyên nước ta cần tìm hiểu một số
khái niệm về ÔNMT, ÔNMT nước, nguyên nhân và các dạng ô nhiễm môi trường
nước mặt chủ yếu:
ÔNMT là sự thay đổi tính chất môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường.
Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại.
TCMT là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung
quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quy định dùng làm căn cứ để kiểm soát ô nhiễm môi trường nước.
7
ÔNMT nước là sự thay đổi thành phần, tính chất của nước gây ảnh hưởng
đến hoạt động sống bình thường của con người và vi sinh vật. Khi sự thay đổi
thành phần và tính chất của nước vượt quá một ngưỡng chi phép thì sự ô nhiễm
nước đã một mức nguy hiểm gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.
Vấn đề ô nhiễm nước là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của sự
huỷ hoại môi trường tự nhiên do nền văn minh đương thời gây nên. Môi trường
nước rất dễ bị ô nhiễm, các ô nhiễm từ đất, không khí đều có thể làm ô nhiễm nước,
ảnh hưởng lớn tới co người và các sinh vật khác.
Môi trường nước mặt bao gồm nước hồ, ao, đồng ruộng, nước các sông suối,
kênh rạch. Nguồn nước các sông, kênh tải nước thải, các hồ khu vực đô thị, KCN
và đồng ruộng lúa nước là những nơi thường có mức độ ô nhiễm cao. Nguồn gây ra
ô nhiễm nước mặt là các khu dân cư tập trung, các hoạt động công nghiệp, giao
thông thuỷ và sản xuất nông nghiệp.
Nguồn nước bị ô nhiễm có các dấu hiêu đặc trưng sau:
Có xuất hiện các chất nổi trên bề mặt nước và các cặn lắng chìm xuống đáy
nguồn.
• Thay đổi tính chất lý học (độ trong, màu, mùi, nhiệt độ,…)
• Thay đổi thành phần hoá học (pH, hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ,
xuất hiện các chất độc hại,…)
• Lượng oxy hoà tan (DO) trong nước giảm do các quá trình sinh hoá để
oxy hoá các chất bẩn hữu cơ vừa mới thải vào.
8
• Các vi sinh vật thay đổi về loài và số lượng. Có xuất hiện các vi trùng gây
bệnh.
Các dạng ô nhiễm nước mặt thường gặp là:
Ô nhiễm chất hữu cơ: đó là sự có mặt của các chất tiêu thụ ôxy trong nước.
Các chỉ tiêu để đánh giá ô nhiễm chất hữu cơ là: DO, BOD, COD
Ô nhiễm các chất vô cơ: là có nhiều chất vô cơ gây ô nhiễm nước, tuy nhiên
có một số nhóm điển hình như: các loại phân bón chất vô cơ (là các hợp chất vô cơ
mà thành phần chủ yếu là cacbon, hydro và oxy, ngoài ra chúng còn chứa các
nguyên tố như N, P, K cùng các nguyên tố vi lượng khác), các khoáng axit, cặn,
các nguyên tố vết.
Ô nhiễm các chất phú dưỡng: phú dưỡng là sự gia tăng hàm lượng Nito,
Photpho trong nước nhập vào các thuỷ vực dẫn đến sự tăng trưởng của các thực vật
bậc thấp (rong, tảo,…). Nó tạo ra những biến đổi lớn trong hệ sinh thái nước, làm
giảm oxy trong nước. Do đó làm chất lượng nước bị suy giảm và ô nhiễm.
Ô nhiễm do kim loại nặng và các hoá chất khác: thường gặp trong các thuỷ
vực gần khu công nghiệp, khu vực khai khoáng, các thành phố lớn. Ô nhiễm kim
loại nặng và các chất nguy hại khác có tác động rất trầm trọng tới hoạt động sống
của con người và sinh vật. Chúng chậm phân huỷ và sẽ tích luỹ theo chuỗi thức ăn
vào cơ thể động vật và con người.
Ô nhiễm vi sinh vật: thường gặp ở các thuỷ vực nhận nước thải sinh hoạt,
đặc biệt là nước thải bệnh viện. Các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, sinh vật gây bệnh
sẽ theo nguồn nước lan truyền bệnh cho người và động vật.
9
Ô nhiễm nguồn nước mặt bởi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón
hoá học: trong quá trình sử dụng, một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật và phân bón
hóa học bị đẩy vào vực nước ruộng, ao, hồ, đầm,… Chúng sẽ lan truyền và tích luỹ
trong môi trường đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp thâm nhập vào cơ thể
người và động vật theo chuỗi thức ăn.
2.1.2. Cơ sở pháp lý
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống
và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước, mặt khác
nước cũng có thể gây ra những tai hoạ cho con người và môi trường. Do vậy việc
quản lý tài nguyên nước đòi hỏi một hệ thống các văn bản trong bảo vệ và khai thác
nguồn nước nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công tác này. Các biện pháp mang tính
chất pháp lý, thiết chế và hành chính này được áp dụng cho việc sử dụng và phân
phối tài nguyên nước, đảm bảo phát triển bền vững tài nguyên nước.
Hiện nay, việc phân cấp quản lý nhà nước về tài nguyên nước nằm ở 2 bộ là
bộ TN & MT và bộ NN & PTNT. Các văn bản mang tính pháp lý trong quản lý tài
ngyên nước đang có hiệu lực:
• Các văn bản mang tính Quốc gia:
Luật bảo vệ môi trường nước CHXHCN Việt Nam do Quốc hội thông qua
ngày 29/11/2005 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/07/2006. Luật tài ngyên nước
do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 20/05/1998.
Hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam-các tiêu chuẩn chất lượng nước sông, hồ
(ban hành 1995, sửa đổi năm 2001 và 2005).
10