Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường nước và không khí khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (732.49 KB, 83 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


DƢƠNG THỊ HƢƠNG LY



ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC
VÀ KHÔNG KHÍ KHU CÔNG NGHIỆP GANG THÉP
THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành : Khoa học Môi trƣờng
Mã số : 60 85 02



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng




Thái Nguyên, năm 2012

i
LỜI CAM ĐOAN


- Tôi xin cam đoan rằng những số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả



Dương Thị Hương Ly





















ii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bản luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và gia đình.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu trong quá
trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Tài Nguyên và Môi trường,
Khoa Sau đại học - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã có sự giúp đỡ tận
tình trong quá trình tôi học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn Chi cục bảo vệ Môi trường tỉnh Thái Nguyên, Công ty cổ
phần Gang Thép Thái Nguyên, UBND phường Cam Giá, phường nơi chúng tôi
thực hiện đề tài đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi được học tập và thực hiện đề
tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã
luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bản luận văn này.
Tác giả



Dương Thị Hương Ly


iii
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU i
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục đích yêu cầu 2

3. Yêu cầu của đề tài 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
1.1.1 Cơ sở lý luận 3
1.1.2. Cơ sở thực tiễn 5
1.1.3. Cơ sở pháp lý. 6
1.2. Khái quát lịch sử ngành phôi thép Việt Nam 6
1.2.1. Quá trình phát triển của ngành phôi thép Việt Nam 6
1.2.2. Công nghệ và sản phẩm của ngành thép Việt Nam. 8
1.2.3. Mục tiêu phát triển và những thách thức về môi trường của ngành thép
Việt Nam 9
1.3. Một số nghiên cứu về đánh giá hiện trạng môi trường trên thế giới và Việt Nam 9
1.3.1. Một số nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường trên thế giới 9
1.3.2. Hiện trạng môi trường tại Việt Nam 12
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. ĐỐi tượng phạm vi nghiên cứu 20
2.1.1. Đối tượng 20
2.1.2 Phạm vi 20
2.2. Địa điểm, thời gian 20
2.3. Nội dung nghiên cứu 20
2.4. Phương pháp nghiên cứu 21
2.4.1. Phương pháp lấy mẫu. 21
2.4.2. Chỉ tiêu theo dõi 22
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23
3.1. Sơ lược về công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên 23

iv
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 23
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 25
3.2.2. Xã hội 26

3.2. Sơ lược về các nhà máy thuộc Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên 28
3.2.1. Nhà máy luyện thép Lưu Xá 28
3.2.2. Khái quát về quy mô, đặc điểm, hoạt động của nhà máy Cốc Hóa 30
3.2.3. Khái quát về quy mô, đặc điểm, các hoạt động chính của nhà máy luyện Gang
34
3.3. Công nghệ và thiết bị bảo vệ môi trường của các nhà máy 36
3.3.1. Các biện pháp xử lý chất thải của nhà máy luyện thép Lưu Xá 37
3.3.2. Các biện pháp xử lý chất thải của nhà máy Cốc Hóa 41
3.3.2. Đối với khí thải, bụi, tiếng ồn, độ rung 42
3.3.3. Các trang thiết bị và các phương pháp bảo vệ môi trường của nhà máy
luyện Gang 45
3.4. Chất lượng môi trường không khí và môi trường nước tại các nhà máy 50
3.4.1. Chất lượng môi trường không khí 50
3.4.2. Hiện trạng môi trường nước 55
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 71
1. Kết luận 71
2. Kiến nghị 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOD
: Nhu cầu oxy sinh học
CTNH
: Chất thải nguy hại
ĐCTV - ĐCCT
: Địa chất thủy văn – Địa chất công trình
NĐ-CP
: Nghị Định-Chính phủ

MPN
: Số vi khuẩn có thể lớn nhất (Most Probable Number)
PX
: Phân xưởng
QCVN
: Quy chuẩn Việt Nam
TCVN
: Tiêu chuẩn Việt Nam
TN&MT
: Tài nguyên và Môi trường
TSS
: Hàm lượng cặn lơ lửng



















vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Nhu cầu nguyên liệu hóa chất sử dụng của nhà máy luyện
thép Lưu xá 29
Bảng 3.2: Các máy móc và thiết bị chủ yếu của nhà máy Cốc Hóa 31
Bảng 3.3: Nguyên, nhiên liệu sử dụng cho luyện cốc và cán thép của
nhà máy Cốc Hóa 32
Bảng 3.4. Chỉ tiêu chất lượng than mỡ của nhà máy Cốc Hóa 32
Bảng 3.5: Kết quả phân tích khí độc hại, bụi, ồn trong khu vực sản xuất
của nhà máy Cán thép Lưu Xá 51
Bảng 3.6: Kết quả phân tích môi trường không khí trong khu vực sản
xuất của nhà máy Cốc Hóa 52
Bảng 3.7: Một số nguồn thải chính từ nhà máy luyện Gang 53
Bảng 3.8: Kết quả phân tích hai mẫu khí thải ống khói nhà máy Luyện
Gang 54
Bảng 3.9: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải
sinh hoạt của nhà máy luyện Thép Lưu Xá 56
Bảng 3.10: Kết quả phân tích các mẫu nước thải sản xuất của Nhà máy
luyện thép Lưu Xá 58
Bảng 3.11: Kết quả phân tích các mẫu nước thải sản xuất của Nhà
máy luyện thép Lưu Xá 59
Bảng 3.12: Kết quả phân tích nước thải sản xuất của nhà máy Cốc Hoá 63
Bảng 3.13: Kết quả đo, phân tích nước thải sinh hoạt nhà máy Cốc Hoá 64
Bảng 3.14: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước
thải sinh hoạt của nhà máy Cốc Hóa 66
Bảng 3.15: Kết quả đo, phân tích nước thải sản xuất nhà máy Luyện
Gang 67
Bảng 3.16: Kết quả đo, phân tích nước thải sinh hoạt nhà máy
Luyện Gang 68

Bảng 3.17: Kết quả đo, phân tích mẫu bùn thải của nhà máy Luyện
Gang 69



vii
DANH MỤC CÁC BIỂU HÌNH


Hình 3.1: Tổ chức bộ máy sản xuất của nhà máy Cốc Hóa 34
Hình 3.2: Sơ đồ tuần hoàn nước lò điện 38
Hình 3.3: Sơ đồ nước tuần hoàn làm mát bộ kết tinh 38
Hình 3.4: Sơ đồ nước tuần hoàn bộ làm lạnh lần 2 38
Hình 3.5: Sơ đồ tuần hoàn nước làm mát của lò cao 46
Hình 3.6: Hệ thống tuần hoàn nước lọc rửa khí than 47
Hình 3.7: Bể lắng cặn của nước làm xỉ hạt 47
Hình 3.8: Nguyên lý của quá trình làm sạch khí. 48
Hình 3.9: Sơ đồ nguyên lý của lọc bụi tĩnh điện 49
Hình 3.10: Sơ đồ buồng tĩnh điện 49


1
MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Môi trường cần thiết cho sự tồn tại sinh trưởng và phát triển của con người
cũng như tất cả các loài sinh vật trên trái đất, môi trường có nhiều chức năng quan
trọng khác nhau đối với sự sống trên trái đất.
Ngày nay cùng với sự phát triển của kinh tế, khoa học kỹ thuật thì vấn đề môi
trường ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Điều này rất cần thiết vì để đáp ứng

được sự phát triển bền vững mà hội nghi Rio – 92 đã đưa ra thì việc phát triển kinh
tế xã hội phải gắn liền với bảo vệ môi trường. Đối với Việt Nam chúng ta môi
trường được quan tâm nhiều hơn trong những năm gần đây, chúng ta đang tiến hành
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất để hòa nhập với thế giới, bên cạnh những thành
tựu đã đạt được về mặt kinh tế thì những vấn đề môi trường do hoạt động công
nghiệp hóa mang lại cũng rất đáng kể. Các loại chất thải do hoạt động công nghiệp
có tác động xấu đến môi trường : đất, nước, không khí. Do đó việc giám sát đánh
giá chất lượng môi trường tại các khu công nghiệp nói chung và các công ty sản
xuất kinh doanh nói riêng, phải được quan tâm và tiến hành đồng thời với hoạt động
sản xuất kinh doanh nói riêng, phải được quan tâm và tiến hành đồng thời với các
hoạt động sản xuất để phát hiện và khắc phục những ảnh hưởng xấu đến môi trường
do sự cố môi trường hoặc đổ thải bừa bãi ra môi trường. Trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế đồng hành với xây dựng đất nước và phát triển kinh tế xã hội chung
ta đang đứng trước thách thức về môi trường. Theo kinh nghiệm của nhiều nước, sự
tăng trưởng kinh tế thường mạnh mẽ dẫn đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên gây ra
những hậu quả nguy hại đến môi trường. Trong số những nguồn thải có nguy cơ
gây ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí phải kể đến nghành công nghiệp sản
xuất thép. Nước ta có ngành luyện kim đen trong đó có các đơn vị thuộc tổng công
ty thép Việt Nam và các cơ sở sản xuất kinh doanh khác của nhà nước đang hoạt
động, hàng ngày thải ra môi trường một lượng lớn các chất thải ở dạng rắn, lỏng,
khí ảnh hưởng đến môi trường. Bên cạnh đó nguyên liệu để sản xuất chủ yếu là phế
liệu, sắt thép vụn trong quá trình sản xuất thép đã tạo ra một lượng lớn các chất gây
ô nhiễm môi trường có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người mà trực tiếp là
các công nhân làm việc trong nhà máy. Do đó cần có biện pháp quản lý môi trường

2
từ các cơ quan, đơn vị chức năng cùng với ý thức doanh nghiệp nhằm hạn chế
những tác động tiêu cực đến môi trường.
Hòa cùng với xu thế phát triển chung của đất nước, Thái Nguyên là một tỉnh
có nganh công nghiệp phát trển mạnh mẽ với rất nhiều khu công nghiệp. Thái

Nguyên có khu công nghiệp Gang Thép sản xuất chủ yếu của khu công nghiệp này
cũng về phôi thép và các hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh thép. Sự
hoạt động của các nhà máy nằm trong khu công nghiệp này nói chung đã tạo được
nguồn ngân sách cho nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người dân. Tuy nhiên thực
tế cho thấy trong quá trình sản xuất của nhà máy, lượng chất thải thải ra môi trường
một lượng không nhỏ bao gồm các chất có thể gây ô nhiễm môi trường một lượng
không nhỏ bao gồm các chất có thể gây ô nhiễm môi trường của các nhà máy và
ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Để đánh giá hiện trạng môi trường của các nhà
máy, cần phải tiến hành lấy mẫu và phân tích so sánh với QCVN, TCVN để đưa ra
kết luận khách quan về hiện trạng môi trường thực tế đang diễn ra ở các nhà máy.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa và dưới sự
hướng đẫn của thấy giáo PGS.TS Nguyễn Thế Hùng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Đánh giá hiện trạng môi trường nước và không khí khu công nghiệp Gang thép
Thái Nguyên.‖
2. Mục đích yêu cầu
Đánh giá ảnh hưởng hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà máy nằm
trong khu công nghiệp Gang thép Thái Nguyên ( cụ thể là ba nhà máy: Nhà máy
luyện Gang, Nhà máy Cốc Hóa và nhà máy Luyện thép Lưu Xá) tới môi trường
nước, không khí góp phần làm cơ sở để cơ quan quản lý có kế hoạch xử lý, tuyên
truyền giáo dục bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất nhà máy.
3. Yêu cầu của đề tài
- Thực hiện: ―Đánh giá hiện trạng môi trường nước và không khí của khu công
nghiệp Gang Thép Thái Nguyên phải đáp ứng được ccác nhu cầu như sau:
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của khu vực các nhà máy.
- Khảo sát về tổ chức hoạt động của các nhà máy nằm trong khu công nghiệp
Gang Thép Thái Nguyên dựa trên cơ sở các số liệu thu thập được.
- Khảo sát hiện trạng môi trường, các chỉ tiêu ô nhiễm
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu.



3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1 Cơ sở lý luận
Thực tế cho thấy tất cả các dự án theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường
trước khi được tiến hành xây dựng cơ bản phải thông qua quá trình đánh giá tác
động môi trường . Bên cạnh đó đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh đã đi vào hoạt
động, ngoài báo cáo đánh giá tác động môi trường mà chủ công ty xây dựng trước
đây thì việc đánh giá hiện trạng môi trường định kỳ cần thiết phải được tiến hành
theo đúng cam kết bảo vệ môi trường mà chủ công ty đã lập. Thông qua việc đánh
giá tác động môi trường của dự án và cơ quan quản lý thấy được những tác động có
thể có với môi trường khi dự án đi vào hoạt động và thấy được việc sản xuất kinh
doanh đã và đang ảnh hưởng như thế nào đến môi trường. Từ đó các biện pháp
phòng ngừa hạn chế và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Đối
với công ty Luyện thép Lưu Xá - Công ty cổ phần Gang thép cũng vậy, từ khi xây
dựng cơ bản đến khi đi vào hoạt động sản xuất phải trải qua những giai đoạn đánh
giá hiện trạng môi trường, cam kết bảo vệ môi trường và đánh giá hiện trạng môi
trường định kỳ khi công ty đã đi vào hoạt động. Hiện nay khi Công ty đã đi vào
hoạt động một khoảng thời gian dài thì việc đánh giá hiện trạng môi trường là rất
cần thiết và cần phải có. Thông qua đó có thể đánh giá mức ảnh hưởng trong quá
trình công ty hoạt động đã và đang tích cực đến môi trường tự nhiên, xã hội , từ đó
giúp cơ quan quản lý cung như chủ công ty có những biện pháp đúng đắn hơn trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường tại khu vực.
Để việc đánh giá chất lượng môi trường được chính xác và cụ thể, Nhà máy
thực hiện chương trình giám sát môi trường [2 ] (Báo cáo quan trắc giám sát định
kỳ đợt III năm 2011)
Mục tiêu của việc giám sát hiện trạng môi trường nhà máy là thu thập một
cách liên tục các thông tin về sự biến đổi chất lượng môi trường, để kịp thời phát

hiện những tác động xấu đến môi trường của Nhà máy và đề xuất các biện pháp
ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm. Mặt khác giám sát chất lượng môi trường của

4
khu vực nhằm đảm bảo các hệ thống xử lý ô nhiễm khí, hệ thống xử lý nước thải và
các hệ thống khác trong khu vực sản xuất của nhà máy có hiệu quả, bảo đảm chất
lượng nước và khí thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả vào nguồn nước và vào môi
trường không khí theo quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn và Quy định của Bộ Y
Tế nơi làm việc.
- Đảm bảo phù hợp với các biện pháp giảm thiểu đã đề ra trong đề án bảo vệ
môi trường, đảm bảo chương trình quản lý đúng đắn và các chức năng quản lý chất
thải, đưa ra được cơ cấu phản ứng nhanh các vấn đề và sự cố môi trường bất thường
xảy ra và không lường trước được.
Các thông tin thu được trong quá trình giám sát môi trường phải đảm bảo
được các thuộc tính cơ bản sau đây:
- Độ chính xác của số liệu: độ chính xác của số liệu giám sát được đánh giá
bằng khả năng tương đồng giữa các số liệu và thực tế.
- Tính đặc trưng của số liệu: số liệu thu được tại một điểm quan trắc phải đại
diện cho một không gian nhất định.
- Tính đồng nhất của số liệu: các số liệu thu thập được tại các điểm khác nhau
vào những thời điểm khác nhau của khu vực nghiên cứu phải có khả năng so sánh
được với nhau, khả năng so sánh của các số liệu được gọi là tính đồng nhất của các
số liệu.
- Khả năng theo dõi liên tục theo thời gian.
- Tính đồng bộ của số liệu: số liệu phải bao gồm đủ lớn các thông tin về bản
thân yếu tố đó và các yếu tố có liên quan.
Nội dung của chương trình giám sát môi trường
Nội dung của chương trình giám sát chất lượng môi trường bao gồm:
- Quan trắc nguồn khí thải, tiếng ồn.
- Quan trắc chất lượng môi trường nước.

- Giám sát môi trường làm việc
Cơ sở quan trắc chất lượng môi trường
Chương trình giám sát chất lượng môi trường đề ra trong đề án này được lập
trên cơ sở của chương trình giám sát môi trường của Báo cáo đánh giá tác động môi
trường khu công nghiệp Lưu Xá Gang thép được lập năm 1999 đã được Bộ

5
KHCNMT phê duyệt theo quyết định số 2200/QĐ-BKHCNMT ngày 21/12/1999
(theo báo cáo này Nhà máy chưa có chương trình quan trắc cụ thể) và kết quả kiểm
soát ô nhiễm môi trường năm 2009 của Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên.
Chương trình quan trắc môi trường của Nhà máy Luyện thép sẽ là cơ sở cho việc
giám sát chất lượng môi trường do hoạt động sản xuất của Nhà máy.
Đồng thời căn cứ vào các quy định hiện hành của pháp luật về bảo vệ môi
trường và các điều kiện kỹ thuật:
- Luật bảo vệ môi trường và các văn bản có liên quan của Việt Nam.
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường, quy định của Bộ y tế về môi trường
lao động (2002).
- Dự báo ô nhiễm môi trường.
- Hiện trạng chất lượng môi trường khu vực.
Chương trình giám sát chất lượng môi trường
Kiểm soát ô nhiễm sẽ được nhà máy thực hiện kết hợp với cơ quan chuyên
môn có chức năng về quản lý môi trường ở địa phương.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay tất cả các dự án hoặc các cơ sở sản xuất kinh doanh đã và đang đi
vào hoạt động đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường, hoặc phải có cam kết
bảo vệ môi trường. Tuy nhiên do lợi ích kinh tế việc thực hiện theo đúng đánh giá
tác động môi trường và cam kết bẻo vệ môi trường chưa được đầy đủ, do đó việc vi
phạm trong lĩnh vực môi trường là rất dễ xảy ra đặc biệt là đối với các Khu công
nghiệp, Cụm công nghiêp. Đứng trước thực trạng ô nhiễm môi trường tại các khu
công nghiệp, cụm công nghiệp, cần phải thường phải được thường xuyên kiểm tra

đánh giá chất lượng môi trường. Để từ đó có những thay đổi về phương pháp, công
nghệ sản xuất giảm thiểu tác động xấu đến môi trường mà vẫn đảm bảo được hiệu
quả kinh tế. Tuy nhiên trên thực tế việc đánh giá hiện trạng môi trường vẫn thường
bị né tránh hoặc bỏ qua vì đây là vấn đề nhạy cảm nên thấy việc hoạt động sản xuất,
tác động xấu đến môi trường thì cơ sở đó phải thay đổi công nghệ sản xuất hoặc
đình chỉ hoạt động hoặc phải bồi thường thiệt hại do những tác động xấu đến môi
trường, điều này làm ảnh hưởng đến lợi ích của công ty . Do đó nhiệm vụ của các
nhà quản lý. Các cơ quan thảo luật và ban hành luật phải đưa ra những quy định rõ

6
ràng về công tác điều tra , đánh giá hiện trạng môi trường cho các khu công nghiệp,
cụm công nghiệp và các công ty để từ đó làm cơ sở cho các cơ quan thực hiện tốt
phù hợp với các hoạt động của ngành trên địa bàn.
1.1.3. Cơ sở pháp lý.
- Căn cứ vào Chương V Luật bảo vệ môi trường 29/11/2005, quy định về bảo
vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ.
- Căn cứ vào chương VIII Luật bảo vệ môi trường 29/11/2005, quy định về
quản lý chất thải.
- Căn cứ vào Chương III, mục 8 Nghị định 80CP/2006/NĐ-CP về bảo vệ môi
trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ.
- QCVN 05:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh.
- QCVN 08 : 2008/BTNMT : Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt
- QCVN 9 : 2008/BTNMT : Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ngầm
- QCVN 14 : 2008/BTNMT : Quy chuẩn quốc gia về nước thải sinh hoạt
- QCVN 24 : 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
thải công nghiệp.
- QCVN 07: 2009 /BTNMT Quy chuẩn quốc gia đối với chất thải nguy hại
- TCVN
3733/2002/BHYT-QĐ về giá trị giới hạn nồng độ các chất gây ô nhiễm trong môi

trường sản xuất.
1.2. Khái quát lịch sử ngành phôi thép Việt Nam
1.2.1. Quá trình phát triển của ngành phôi thép Việt Nam
Ngành phôi thép Việt Nam được xây dựng từ đầu những năm 60 của thế kỷ
20. Khu liên hợp gang thép Thái Nguyên (Trung Quốc) giúp cho ra lò mẻ gang đầu
tiên vào năm 1963. Song do chiến tranh và khó khăn nhiều mặt, 15 năm sau Khu
liên hiệp Gang thép Thái Nguyên mới có sản phẩm thép cán. Năm 1975 nhà máy
luyện cán thép Gia Sàng do Đức giúp dã đi vào sản phẩm Công xuất thiết kế cả sau
Khu liên hợp gang thép Thái Nguyên lên đến 10 vạn tấn/năm.
Năm 1976, công ty luyện kim đen miền Nam được thành lập trên cơ sở tiếp
quản các nhà máy luyện, cán thép mini của chế độ cũ để lại ở thành phố Hồ Chí

7
Minh và Biên Hoà, với tổng công xuất khoảng 80.000 tấn thép cán/năm. Từ 1976
đến 1989, ngành thép gặp rất nhiều khó khăn do kinh tế đất nước lâm vào khủng
hoảng. Mặt khác, nguồn thép nhập khẩu từ Liên Xô (trước đây) và các nước xã hội
chủ nghĩa vẫn còn dồi dào, vì vậy ngành thép không phát triển được và duy trì mức
sản lượng 40.000 - 85.000 tấn/năm.
Từ năm 1989 đến năm 1995, thực hiện chủ trương đổi mới, mở cửa của Đảng
và Nhà nước, ngành thép bắt đầu có tăng trưởng, sản lượng thép trong nước đã vượt
ngưỡng 100.000 tấn/năm. Năm 1999 Tổng công ty thép Việt Nam (thuộc Bộ công
nghiệp nặng - nay là Bộ công nghiệp) được thành lập, thống nhất quản lý ngành sản
xuất thép quốc doanh trong cả nước. Đây là thời phát triển sổi động, nhiều dự án
đầu tư chiều sâu vào liên doanh với nước ngoài được thực hiện… Các ngành cơ khí,
xây dựng, quốc phòng và các thành phần kinh tế khác đua nhau làm thép mini. Sản
lượng thép cán năm 1995 đã tăng lên gấp 4 lần so với năm 1990, đạt 450.000
tấn/năm và bằng mức Liên Xô cung cấp cho nước ta trước năm 1990.
Tháng 4 năm 1995 Tổng công ty Việt Nam được thành lập theo mô hình công
ty nhà nước trên cơ sở hợp nhất Tổng công ty thép Việt Nam và Tổng công ty kim
khí thuộc Bộ thương mại. Thời kỳ 1996 - 2000, ngành thép vẫn giữ được tốc độ

tăng trưởng khá cao, tiếp tục được đầu tư mới và đầu tư chiều sâu, đã xây dựng và
đưa vào hoạt động 13 dự án liên doanh, trong đó có 12 nhà máy liên doanh cán thép
và gia công chế biến sau cán. Sản lượng thép cán cả nước năm 2000 đã đạt 1,57
triệu tấn, gấp 3 lần năm 1995 và gấp 14 lần năm 1990. Đây là thời kỳ có tốc độ tăng
sản lượng mạnh nhất. Hiện nay, lực lượng tham gia sản xuất và gia công chế biến
thép trong nước rất đa dạng, bao gồm nhiều thành phần kinh tế, ngoài Tổng công ty
thép Việt Nam và các cơ sở quốc doanh thuộc các ngành địa phương khác có các
liên doanh, công ty cổ phần, công ty 100% vốn nước ngoài và công ty tư nhân. Tính
tới năm 2001, nước ta có khoảng 50 doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng (chỉ tính
doanh nghiệp có công suất > 5000 tấn/năm) trong đó có 12 dây chuyền cán có công
suất từ 100.000 đến 300.000 tấn/năm. Đến nay, sau 10 năm đổi mới và tăng trưởng,
ngành thép Việt Nam đã có công suất luyện thép lò điện 500.000 tấn/năm, công suất
cán thép các đơn vị ngoài Tổng công ty thép Việt Nam tới 2,6 triệu tấn/năm và gia
công sau cán trên 500.000 tấn/năm/ [8]

8
1.2.2. Công nghệ và sản phẩm của ngành thép Việt Nam.
* Công nghệ.
Ngành thép Việt Nam hiện nay có năng lực sản xuất thực tế khoảng 2,6 triệu
tấn thép cán/năm (thép xây dựng), khoảng 0,5 - 0,6 triệu tấn phôi thép bằng lò điện.
Về trình độ công nghệ, trang thiết bị có thể chia làm 4 mức sau:
- Loại tương đối hiện đại: Gồm các dây chuyền cán thép bán liên tục như công ty
Vinausteel, NatSteevina, Tây Đô, Biên Hoà, các công ty cổ phần, công ty tư nhân….
- Loại lạc hậu: Bao gồm các dây chuyền bán thủ công mini của nhà máy Thủ
Đức, Tân Thuận, Thép Đà Nẵng, Thép miền Trung và các cơ sở khác ngoài Tổng
công ty thép Việt Nam.
- Loại rất lạc hậu: Gồm các dây chuyền cán mini có công suất nhỏ < 20.000
tấn/năm và các loại máy cán của các hộ gia đình, làng nghề.
* Chất lượng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm thép cán xây dựng của Thép Việt Nam và khối liên

doanh nhìn chung thua kém nhập khẩu. Sản phẩm của cơ sở sản xuất nhỏ < 20.000
tấn/năm, đặc biệt là cơ sở khâu luyện cán thép thủ công chất lượng kém không đạt
yêu cầu.
* Cơ cấu sản phẩm của ngành thép hiện nay.
Hiện nay ngành thép Việt Nam mới chỉ sản xuất các loại thép tròn trơn, tròn
vằn, thép cỡ nhỏ phục vụ cho xây dựng và gia công, sản xuất ống hàn, cắt xẻ… từ
sản phẩm dẹp nhập khẩu. Các sản phẩm dài sản xuất trong nước cũng phần lớn
được cán từ phôi thép nhập khẩu, khả năng tự sản xuất phôi thép trong nước còn
nhỏ bé, chỉ đáp ứng được khoảng 28%, còn lại 72% nhu cầu phôi thép cho các nhà
máy cán các sản phẩm dẹt (tấm, cán nóng, cán nguội). Chưa có cơ sở tập trung
chuyên sản xuất thép đặc biệt phục vụ chế tạo cơ khí. Nhìn chung trong những năm
qua, do hạn chế vốn đầu tư và do thị trường tiêu thụ thép trong nước còn nhỏ bé,
ngành thép Việt Nam mới chỉ tập trung đầu tư vào sản phẩm thép dài để đáp ứng
nhu cầu trong nước, đây là các sản phẩm có lợi về mặt thị trường, vốn đầu tư ít, thời
gian xây dựng nhà máy ngắn, hiệu quả đầu tư tương đối cao… Đối với các sản
phẩm thép dẹt do nhu cầu thị trường còn thấp. Trong khi để đảm bảo hiệu quả thì
yêu cầu công xuất nhà máy phải đủ lớn, cần vốn đầu tư lớn, hiệu quả thì yêu cầu

9
công xuất nhà máy phải đủ lớn, cần vốn đầu tư lớn, hiệu quả đầu chưa cao…. Do đó
cơ cấu sản xuất của ngành thép hiện nay thiếu đồng bộ, mất cân đối giữa sản xuất
phôi với cán thép, giữa cơ cấu mặt hàng và cơ cấu chất lượng sản phẩm.
1.2.3. Mục tiêu phát triển và những thách thức về môi trường của ngành thép
Việt Nam
* Những mục tiêu chính trong những năm tới của ngành thép Việt Nam.
Sản xuất thép không thuộc loại ngành công nghiệp sinh lời cao, lại đòi hỏi vốn
đầu tư lớn, lâu thu hồi vốn nên kém hấp dẫn đối với các ngành đầu tư (cả trong
nước và ngoài nước). Song một đất nước đã quyết tâm trở thành nước Công nghiệp
thì không thể không phát triển nghề gang thép. Điều đó đòi hỏi Nhà nước phải có sự
quan tâm đặc biệt đối với ngành công nghiệp gang thép.

Những mục tiêu phấn đấu của ngành gang thép đã tính đến cả những khó
khăn, thách thức mà ngành thép sẽ gặp (về vốn đầu tư, về cạnh tranh…) Song đó là
những mục tiêu cần phải phấn đấu để đạt được, nếu khống sẽ khó mà đảm bảo được
những mục tiêu chiến lược lâu dài về công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
* Những thách thức về môi trương khi phát triển công nghiệp thép.
Hiện nay hầu hết các cụm Công nghiệp, các khu Công nghiệp có ngành sản
xuất phôi thép phát triển đều có tình trạng ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng,
do đặc thù của dây chuyền công nghệ và nguyên, nhiên vật liệu sử dụng do vậy
lượng chất thải phát sinh gây ô nhiễm môi trường là rất lớn. Khi đưa vào vận
hành đã thải vào môi trường các chất như bụi lơ lửng, S0
2
, N0
2
, các loại bụi oxit
kim loại luôn vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, nước thải, các loại chất thải
rán có kèm theo chất nguy hại cũng được phát thải vào môi trường, chúng ta
chưa có công nghệ hiện đại nên việc sản xuất song hành với ô nhiễm vẫn thường
xuyên xảy ra. Như vậy phát triển ngành công nghiệp thép là cần thiết song hệ luỵ
mà nó để lại cho môi trường cũng rất lớn do đó cán phải kết hợp hài hoà giữa
phát triển và bảo vệ môi trường.[9]
1.3. Một số nghiên cứu về đánh giá hiện trạng môi trƣờng trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Một số nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường trên thế giới
Có rất nhiều định nghĩa về môi trường. Theo "Luật bảo vệ Môi trường của
Việt Nam", thì: "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân

10
tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên" (Luật bảo vệ Môi
trường Việt Nam, 2005 [11]
Còn theo kinh tế học môi trường: "Môi trường là toàn bộ các vùng vật lý sinh

học, các điều kiện vật chất - tự nhiên với tư cách là sản phẩm lâu dài của tạo hoá, có
trước con người, có trước con người, có tương tác lẫn nhau và cùng tác đến sự hình
thành, sinh tồn và phát triển của con người, cùng các hoạt động xã hội của họ. Về
cơ cơ cấu, môi trường bao gồm sinh quyển (không khí, nước, đất đai, ánh sáng…)
và hệ sinh sống, mà giữa chúng có ảnh hưởng tương tác đến nhau và cùng ảnh
hưởng đến cuộc sống của con người"…. (Đề cương chi tiết Báo cáo tình hình
phát triển ngành Tài nguyên & Môi trường và xây dựng chiến lược phát triển
ngành Tài nguyên & Môi trường năm 2011 - 2020.) [14]
Vậy nhưng, theo nghiên cứu của UNEP (Chương trình môi trường Thế giới)
thì môi trường toàn cầu đang có chiều hướng ngày càng xấu đi và có ảnh hưởng
nhất định đến sự tồn vong của con người và con người đang đứng trước những
thách thức lớn về môi trường toàn cầu. [15]
- Thách thức thứ nhất ô nhiễm đất:
Trên toàn thế giới đang có xu hướng tăng hiện tượng đất đai bị ô nhiễm bởi:
Một là, do con người quá lạm dụng hoặc do tác động phụ của việc sử dụng phân
hoá học, thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ và các chất kích thích sinh trưởng khác. Mỗi
năm, trên thế giới có hàng nghìn hoá chất mới được đưa vào sử dụng trong khi con
người vấn chưa hiểu biết hết tác dụng phụ của chúng đối với hệ sinh vật. Hai là,
không xử lý đúng kỹ thuật các chất thải công nghiệp và sinh hoạt khác của người và
súc vật, hoặc các xác sinh vật chết gây ra… ô nhiễm đất làm giảm năng suất và chất
lượng cây trồng, huỷ diệt sự sống một số sinh vật trong những khu vực ô nhiễm
nặng, đồng thời còn đe doạ đến sức khoẻ con người thông qua vật nuôi, cây trồng,
thậm chí gây ra những biến dạng cho hệ sinh thái và di truyền cho thế hệ sau.
- Thách thức thứ hai, đó là vấn đề ô nhiễm nguồn nước.
Sự ô nhiễm các nguồn nước đang có nguy co gia tăng do thiếu biện phát xử lý
cần thiết các loại rác thải sinh hoạt và công nghiệp, do các hoá chất dùng trong nông

11
nghiệp và các nguồn nhiễm xạ, nhiễm bẩn từ các nguyên vật liệu khác dùng trong
sản xuất, ô nhiễm do các loại thực vật nổi trên mặt nước sinh sôi mạnh làm động vật

biển chất hàng loạt do thiếu ô xy. Một vài loài thực vật nổi còn có thể sinh ra độc tố
nguy hiểm cho hệ động vật và cả con người, ô nhiễm do khái thác chất thải trong
thiên nhiên (ước tính mỗi năm có hơn 60 vạn tấn chất thải từ không trung rơi xuống
nhất là chất hydro các bua từ khí quyển - gọi là mưa khí quyển).
Hiện nay, có từ 40 - 50% lưu lượng ổn định của các dòng sông trên quả đất bị ô
nhiễm. Độ ô nhiễm nguồn nước trên thế giới có thể tăng 10 lần trong vòng 25 năm tới.
Bên cạnh đó, theo ước tính của giới khoa học thì ước tính có khoảng 96,5% nước trên
quả đất là nước mặn nằm trong các đại dương. Chỉ có 2,53% tổng lượng nước là nước
ngọt có thể trồng trọt và sinh hoạt của con người. Thế nhưng nhu cầu tiêu dùng nước
sạch ngày càng tăng nhanh do sự gia tăng nhanh do sự gia tăng dân số và yêu cầu phát
triển sản xuất. Có thể nói, sau nguy co về dầu mỏ loài người đã, đang và sẽ phải đối
mặt với nguy co phổ biến là thiếu nguồn nước sạch cần thiết để duy trì và phát triển đời
sống sinh tế - xã hội của minh, ước tính có trên 1/2 quốc gia và khu vực trên thế giới
đang bị thiếu nước và các mức độ khác nhau, trong đó có khoảng 50 quốc gia thiếu
nước nghiêm trọng. Có tới 80% bệnh tật liên quan trực tiếp do nguồn nước bị nhiễm
bẩn, mỗi năm có 25 triệu trẻ em đã chết vì dùng nước không sạch.
- Thách thức thứ ba là vấn đề ô nhiễm không khí.
Sự phát triển công nghiệp và đời sống đô thị dựa trên "nền văn minh dầu mỏ"
đang làm không khí bị ô nhiễm bởi các chất thải kí SO
2
, NO
2
, CO hơi chì, mồ hóng,
tro và các chất bụi lơ lửng khác sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu hay các
chất cháy khác… theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, hiện có tới 50% dân số thành
thị trên thế giới sống trong môi trường không khí có mức khí SO
2
vượt quá tiêu
chuẩn và hơn 1 tỉ người đang sống trong môi trường có bụi than, bụi phấn vượt quá
tiêu chuẩn cho phép. Những năm gần đây, lượng khí thải ngày càng tăng lên (trong

vòng 20 năm tới sẽ tăng gắp 15 lần so với hiện nay). Sự ô nhiễm không khí có thể trực
tiếp giết chết hoặc hiểu hoại sự khoẻ các sinh vật sống, gay ra "Hiệu ứng nhà kính"và
các chậm mưa a xít không biên giới làm biến dạng và suy thoái môi trường, huỷ diệt hệ
sinh thái.

12
- Thách thức thư tư là tài nguyên biển đang bị khai thác bừa bãi, rừng bị thu
hẹp dần cùng với sự gia tăng đất bị sa mạc hoá:
Biển càng ngày càng trở thành cai thùng rác lớn nhất của quả đất nên ngày càng
bị ô nhiễm nặng. Thêm vào đó là sự khái thác bừa bãi, mù quáng quá mức cho phép
của con người. Hiện nay, trước sức ép của các vẫn đề kinh tế - xã hội, các nước đã và
đang đồng loạt tiến tiến quân ra Đại dương nên sự cạn kiệt tài nguyên biển và vẫn đề ô
nhiễm đang ngày càng trở nên trầm trọng.
+ Cùng với biển, rừng đang ngày càng bị thu hẹp dần. Tốc độ phá rừng ở nhiều
quốc gia trên thế giới đang ở mức độ chóng mặt. Rừng bị thu hẹp kéo theo những tai
hoạ khổng lồ mang tính chất toàn cầu như là biến dạng hệ sinh thái, tăng nguy cơ khan
hiếm nước, thay đổi khí hậu và tăng các tai hoạ thiên nhiên.
+ Tình trạng sa mạc hoá kéo theo chiều hẹ luỵ khó lương, ngoài ra, vấn đề ô
nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ, bức xạ, sự mất ổn định về khí hậu…. đề gây hại
trực tiếp và lâu dài đến sức khoẻ và di truyền của sinh vật, thực vật sống, trong đó có
con người, hậu quả sẽ thật khủng khiếp và khó lường, những tổn thất về con người và
vật chất do môi trường suy thoái gây ra đã và đang vượt quá tổn thất về người và của
do các biến động xã hội và từ chiến tranh.
Dự báo, Những năm đầu thế kỷ này, số nạn nhân của môi trường sẽ lên đến ít
nhất 50 triệu người. con người đang dứng trước sự cảnh báo mới, trừ chiến tranh hạt
nhân, thì sự biến đổi của khí hậu sẽ là mỗi đe dạo lớn nhất với sự tổn vong của loài
người và tương lai của đất. Đó là những lời cảnh báo để con người mau chóng có
những hành động tích cực với môi trường, vì môi trường và vì sự sống của chính mình.
Như vậy thế giới đứng trước một thách thức to lớn về vấn đề môi trường điều này
khiến cho mỗi cá nhân phải suy nghĩ cho những hành động của mình khi tiếp cận với

môi trường, nếu thế giới không có biện pháp cũng như những hành động cụ thể để
cứu lấy trái đất thì con người sẽ gánh chịu thảm hoạ về môi trường.
1.3.2. Hiện trạng môi trường tại Việt Nam
Việt Nam là một nước đang phát triển nên chịu áp lực của việc khai thác và sử
dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở mức độ cao nhất, để đáp ứng nhu cầu phát
triển. Trong nhiều năm qua do việc điều hành đúng đắn của nhà nước nên kinh tế
nước ta không ngừng lớn mạnh tạo nên một nền kinh tế đầy sôi động. Tuy nhiên

13
cũng giống như nhu cầu của nhiều nước đang phát triển khác, chúng ta cũng cần
phải khai thác tài nguyên để phục vụ cho quá trình phát triển, quá trình khai thác
này đã tác động rất mạnh vào môi trường tự nhiên. Bên cạnh đó cộng nghệ khai
thác và xử lý tài nguyên sau khai thác còn lạc hậu nên khả năng gây ô nhiễm môi
trường la rất lớn, vì vậy rất cần có một quy định cụ thể trong việc bảo vệ môi
trường. Ngày 27/12/1993 Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua luật bảo vệ môi trường đã tạo ra bước ngoặt trong trong việc bảo vệ môi
trường ở Việt Nam. Khi đất nước càng phát triển, nền kinh tế gặt hái được nhiều
thành công thì vấn đề môi trường thì ngày càng trở nên nghiêm trọng, một số quy
định trong luật bảo vệ môi trường 1993 không còn phù hợp do vậy ngày 29/11/2005
luật bảo vệ môi trường 2005 ra đời thay thế luật năm 1993 để phù hợp hơn với sự
phát triển. Từ đó việc quy định công tác đánh giá hiện trạng môi trường cũng như
việc đánh giá tác động môi trường rõ ràng hơn. Hiện nay đánh giá hiện trạng môi
trường là một công việc không thể thiếu từ cấp tỉnh đến quốc gia. Đặc biệt đối với
các cụm công nghiệp, các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên cả
nước. Việc lập báo cáo hiện trạng môi trường được tiến hành thường xuyên theo
quy định của luật Bảo vệ Môi trường, nó là cơ sở cho các cơ quan quản lý quy
hoạch, chiến lược có những chính sách, biện pháp phù hợp nhằm phòng ngừa, giảm
thiểu đến mức thấp nhất ô nhiễm môi trường. Trong những năm vừa qua Việt Nam
cũng đã lập báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia 2002 (Tổng hợp về Môi trường
Việt Nam, 2003) (Môi trường nước Việt Năm, 2004) (báo cáo về rác thải),

2005,2006…ngoài ra mỗi địa phương hàng năm phải gửi báo cáo hiện trạng môi
trường của tỉnh lên Bộ tài nguyên và Môi trường, đây là những kết quả to lớn mà
chúng ta đã đạt được trong việc bảo vệ môi trường ở cấp vĩ mô và cả cấp vi mô.
(Đặng Hồng Phương, 2006), [4]
* Tổng hợp báo cáo hiện trạng môi trường của một số tỉnh.
Nước ta thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá với tốc độ mạnh mẽ để thúc
đẩy nền kinh tế đất nước. Theo kinh nghiệm của nhiều nước, tình hình ô nhiễm
cũng gia tăng nhanh chóng. Nếu tốc độ tăng trưởng GDP trong vòng 10 năm tới
tăng bình quân khoảng 8,5% năm, trong đó GDP công nghiệp khoảng 8-9%/năm,
mức độ đô thị hoá từ 23% năm lên 33% năm 2000, thì đến năm 2010 lượng ô nhiễm

14
do công nghiệp có thể tăng gấp 2,4 lần so với bây giờ. Trong quá trình phát triển,
nhất là thập kỷ vừa qua, các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đã gặp
phải nhiều vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng, do các hoạt động sản xuất
công nghiệp, nông nghiệp, giao thông… Tại Thành Phố Hồ Chí Minh có 25 khu
Công nghiệp tập trung hoạt động với tổng số 611 nhà máy trên diện tích 2298 ha
đất. Theo kết quả tính toán hoạt động của các Khu công nghiệp này cùng với 195 cơ
sở trọng điểm bên ngoài khu công nghiệp, thì mỗi ngày thải vào hệ thống sông Sài
Gòn - Đồng Nai tổng cộng: 1.7400.000m
3
nước thải công nghiệp, trong đó có
khoảng 671 tấn cặn lơ lửng; 1,130 tấn BOD
5
, 1789 tấn COD, 104 tấn Nitơ, 15 tấn
phốt pho và kim loại nặng. Lượng chất thải này gây ô nhiễm cho môi trường nước
của các con sông vốn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho địa bàn dân cư rộng
lớn, làm ảnh hưởng đến các vi sinh vật và hệ sinh thái vốn là tác nhân thực hiện quá
trình phân giải và làm sạch các dòng sông. Về ô nhiễm không khí và tiếng ồn tại các
khu công nghiệp cũng rất nghiêm trọng ngoài ra còn do các phương tiện giao thông

đã thải vào không khí 1100 tấn bụi, 25 tấn chì, 4200 tấn NO
2
, 116000 tấn CO; 1,2
triệu tấn CO
2
… Tại Hà Nội vào những năm 1996 - 1997 đã ô nhiễm trầm trọng xảy
ra ở xung quanh các nhà máy thuộc khu công nghiệp Thượng Đình với đường kính
1700m và nồng độ bụi lớn hơn cho phép khoảng 2-4 lần, xung quanh nhà máy
thuộc Khu công nghiệp Minh Khai - Mai động, khu vực ô nhiễm có đường kính
2500, và nồng độ bụi cũng cao hơn tiêu chuẩn cho phép 2-3 lần tiêu chuẩn cho
phép…. Trước những điểm nóng về ô nhiễm môi trường, nhiều giải pháp tương đối
đồng bộ và cụ thể được kiến nghị nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường cả
trong hiện tại và dự báo về chính sách, chiến lược, quy hoạch, đến các giải pháp về
công nghệ, nhân lực, giải pháp xã hội, các công cụ kinh tế…Hiện tại Bình Dương
đã và đang tiến hành công nghiệp hoá từ rất lâu. Thời gian qua, các khu công
nghiệp của Bình Dương phát triển nhanh đã đem lại những thành tựu to lớn cho
tỉnh. Tuy nhiên sự phát triển đó đã làm phát sinh một số vấn đề bất cập giữa kinh tế
và bảo vệ môi trường. Chính vì vậy sự lựa chọn tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ
môi trường phải được quan tâm nhiều hơn. Thực tế cho thấy hiện nay Bình Dương
có 23 KCN được cấp phép thành lập, gần 900 doanh nghiệp đầu tư vào các khu

15
công nghiệp do vậy lượng chất thải do các khu công nghiệp là rất lớn. Thời gian qua
nước thải đầu ra của các nhà máy xử lý nước thải tập trung chưa đạt tiêu chuẩn cho
phép do quá trình vận hành chưa tốt hoặc chưa kiểm soát được nồng độ nước thải
đầu ra của các doanh nghiệp thành viên do vậy vần đề ô nhiễm không khí, ô nhiễm
đất cũng rất đáng lo ngại rác thải công nghiệp không được thu gom xử lý….Trước
những vấn đề trên để giải quyết hài hoà giữa phát triển kinh tế xã hội với yêu cầu
bảo vệ môi trường Bình Dương đã có nhiều giải pháp quan trọng như tăng cường
công tác giáo dục đối với các khu, cụm công nghiệp để các doanh nghiệp ý thức rõ

trách nhiệm tự giác thực hiện quy định về bảo vệ môi trường, đẩy mạnh nghiên cứu
khoa học và công nghệ trong bảo vệ môi trường đẩy mạnh hợp tác quốc tế về bảo
vệ môi trường…bên cạnh đó các khu, cum công nghiệp phải đảm bảo yêu cầu ngay
từ khâu xây dựng cơ sở hạ tầng và phê duyệt các quy hoạch dự án đầu tư, chủ đầu
tư phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, đầu tư xây dựng kết cấu kết cấu
hạ tầng về môi trường… Như vậy với những giải pháp kể trên đã mang lại hiệu quả
khả quan. Theo đánh giá từ ngành chức năng, nhìn chung công tác bảo vệ môi
trưởng trong các khu công nghiệp tập trung hiện nay được thực hiện khá tốt. Tất cả
các khu công nghiệp đi vào hoạt động đều có xây dựng cơ sở hạ tầng, có đánh giá
tác động môi trường cho toàn khu và có các khu xử lý chất thải tập trung, bên cạnh
đó các doanh nghiệp đều có đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi
trường và từng bước thực hiện giảm thiểu ô nhiễm môi trường theo cam kết, chú
trọng áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, hệ thống quản lý môi trường iso 14000. Cũng
với tình hình như trên tại địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 9 khu vực công nghiệp và
có 103/172 doanh nghiệp đang hoạt động trong đó có các doanh nghiệp như: sắt thép,
phân bón, hoá chất, cơ khí, đóng sửa tàu. mang lại lợi ích rất lớn về kinh tế cho tỉnh tuy
nhiên bên cạnh những lợi ích đạt được đó, trong những năm qua môi trường ở những
khu vực này bị tàn phá nặng nề. Theo khảo sát của cơ quan chức năng hiện trạng môi
trường nước môi trường không khí , đặc biệt là môi trường nước mặt tại sông Thị Vải
và môi trường nước trên biển vùng ven bò đã bị ô nhiễm trầm trọng. Tại hầu hết các
khu công nghiệp tình trạng khói, bụi và nguồn nước thải chưa qua xử lý được thải trực
tiếp ra môi trường. Trong tháng vừa qua, Đoàn thanh tra đã tiến hành thanh tra công tác

16
bảo vệ môi trường tại 11 Doanh nghiệp, trong các khu công nghiệp của tỉnh thì đã có
đến 10 doanh nghiệp bị xử phạt hành chính về bảo vệ môi trường với các lối chủ yếu là
chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải, chưa quản lý chất thải theo quy định ,
không thực hiện báo các giám sát môi trường… Không những vậy ngày 2 - 4 công lực
lượng Cảnh sát Môi trường công an tỉnh phát hiện tại nhà máy xử lý chất thải công
nghiệp của Công ty TNHH Sông Xanh (xử lý chất thải công nghiệp nguy hại) đã chôn

lấp 60 tấn cát nhiễm dầu được thu gom như sự có chìm tàu Đức Trí đã bị công ty này
chôn ngay trong khuôn viên nhà máy không qua xử lý…Qua một số vụ việc trên có thể
nói rằng, nhận thức bảo vệ môi trường nói chung và môi trường các khu công nghiệp
nói riêng chưa thực sự được coi trọng, các cấp chính quyền và một số cơ quan chức
năng chưa coi môi trường trong khu công nghiệp là một nhiệm vụ quản lý nhà nước,
chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của môi trường trong mối quan hệ bền vững giữa
hoạt động sản xuất và sinh hoạt trọng khu công nghiệp cũng như khu công nghiệp với
bên ngoài. Mặt khác, ý thức bảo vệ môi trường của không ít chủ đầu tư vào các khu
công nghiệp còn hạn chế. Sự mâu thuẫn lợi ích - chi phí xây dựng hệ thống xử lý chất
thải cùng với việc chưa có cơ chế hỗ chợ thoả đáng từ phía nhà nước đã khiến cho các
nhà đầu tư chậm triển khai việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải tập trung cho khu
công nghiệp. Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp chưa
hoàn chỉnh, chưa hoàn thành hệ thống quy định thống nhất về công tác quản lý về môi
trường trong khu công nghiệp theo các loại mô hình ô nhiễm (rắn, lỏng, khí). Quy định
về thẩm định môi trường đối với các dự án trong khu công nghiệp chậm được đổi mới
và chưa có chế tài mang tính ràng buộc cao…là nguyên nhân chính làm cho môi
trường ở các Khu công nghiệp ngày càng xấu đi, bên cạnh đó trên phạm vi toàn quốc
vẫn còn rất nhiều khu công nghiệp đang trong tình trạng gây ô nhiễm môi trường rất
lớn các nơi bị ô nhiễm nặng có thể nêu ra đó là khu dân cư gần nhà máy xi măng Hải
phòng, nhà máy Vicasa Biên Hoà, khu công nghiệp Tân Bình… các khu dân cư gần
các khu công nghiệp có nồng đọ khí Sulffure vượt chỉ tiêu chuẩn cho phép nhiều lần
(khu dân cư dần nhà máy xi măng Hải Phòng nồng độ khí Sulffure trung bình ngày là
0,407mg/m
3
gấp 1,4 lần tiêu chuẩn cho phép, cụm công nghiệp Tân Bình nồng độ
Sulffure trung bình là 0,338mg/m
3
gấn 1,1 lần tiêu chuậnco phép. Riêng tại Đà Nắng

17

qua kết quả đánh giá của Sở tài nguyên môi trường của Thành phố cho thấy môi
trường không khí tại các khu công nghiệp bắt đầu bị ô nhiễm cục bộ đặc biệt là ô
nhiễm khí thải của các nhà máy thép tại khu công nghiệp Khánh Hoà, theo kết quả do
đạc được tại 09 lò nung phôi thép trong Khu công nghiệp Khánh Hoà cho thấy, nồng
độ các chấp ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn nhiều lần so với tiêu chuẩn quy định của Bộ y
tế về nồng độ giới hạn cho phép các chất đọc hại trong không khí ở cơ sở sản xuất.
Trong đó khí CO vượt 67 - 100 lần, NO
x
vượt 2 -6 lần. đặc biệt là hơi chì vượt 40 -
65.500 lần. Kết quả phân tích các thông số bụi kim loại khác cũng rất cao: Kẽm
7,91mg/m3, đồng 0,03mg/m
3
, sát 0,05 mg/m
3
… Khí thải của hầu hết các lò luyện thép
đều không được xử lý nà thải trực tiếp vào môi trường. Bên cạnh đó các giải pháp để
thực hiện xử lý ô nhiễm tại các cơ sở này rất tốn kém cà hiệu quả thấp. Ngoài ra, các lò
này đều có công xuất nhỏ, từ 750kg - 1,5 tấn thép/mẻ, bố trí xa nhau nên rất khó thu
gom tập trung khi thải. Theo đánh giá thì tình trạng ô nghiễm môi trường của các lò
luyện thép trong Khu công nghiệp xung quanh. Với số lượng cơ sở sản xuất công
nghiệp hiện nay trên cả nước có trên 800.000 và hàng trăm khu công nghiệp thì vấn đề
ô nhiễm môi là không thể tránh khỏi, cho dù có áp dụng các biện pháp giảm thiểu và
biện pháp công nghệ. [9]
Đối với tỉnh Bắc Giang hiện nay số lượng các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh tăng
nhanh, giá trị sản xuất công nghiệp năm sau cao hơn năm trước là kết quả nổi bật trong
lĩnh vực thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp của Bắc Giang thời gia qua. Tuy nhiên,
trong hoạt động không ít doanh nghiệp còn chưa quan tâm đúng mức việc bảo vệ môi
trường, gây ô nhiễm nguồn nước, không khí…
Cụm công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng (Yên Dũng) hiện có gần 20 dự án đầu
tư. Mặc dù số doanh nghiệp đi vào sản xuất chưa nhiều (8 doanh nghiệp) nhưng đã gây

không ít bức xúc cho người dân địa phương về vấn đề môi trường. Qua điều tra thực
trạng môi trường tại khu vực Khu Công nghiệp và phỏng vấn một số đối tượng chịu
ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường như theo anh Nguyễn Văn Vệ thôn Nội, xã Nội
Hoàng phản ánh: "Trước đây nước giếng của gia đình tôi rất trong nhưng gần đây có
mùi tanh, hôi, pha chè nước chuyển sang màu đen. Lúc đầu tôi nghĩ rằng do chất lượng
chè, nhưng thử pha nhiều loại chè vẫn như vậy". Các gia đình sống cạnh cụm công

×