Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Lồng ghép kỹ năng giải bài toán tính theo phương trình hoá học cho học sinh lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.4 KB, 19 trang )

A PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Lý do chọn đề tài
Giáo dục Việt Nam trong thập niên đầu tiên của thế kỉ 21 chứng kiến sự bứt
phá ngoạn mục từ nội tại và cả sự tác động từ phía xã hội. Lộ trình đổi mới chương
trình, đổi mới phương pháp, thay sách giáo khoa như là một bước đột phá sống còn
của giáo dục nhằm nâng cấp sản phẩm bắt kịp xu thế toàn cầu hóa của thời đại và
bước đầu đã cho thấy những kết quả rất đáng ghi nhận. Trong đó, vai trò của thầy, cô
giáo được xác định như là yếu tố mấu chốt để giải quyết kịp thời những bức bách,
mâu thuẫn đang hiện hữu trong nền giáo dục chúng ta. Vì vậy, sự trăn trở cho mỗi
giờ dạy, mỗi môn học là điều mà mỗi giáo viên như chúng tôi không thể không quan
tâm.
Qua nghiên cứu các tài liệu, tìm hiểu từ các phương tiện truyền thông và thông
tin đại chúng và đặc biệt từ thực tế việc dạy, việc học tại Trường THCS…., bản thân
tôi nhận thấy vẫn còn nhiều vấn đề không thể không trăn trở. Cho dù lộ trình đổi
mới phương pháp đã có một thời gian dài thực hiện và những ưu thế của nó là điều
không thể phủ nhận, song chưa có ai dám khẳng đinh rằng ở mọi nhà trường đã thực
hiện một cách hoàn hảo nhất các tiêu chí của dạy học hiện đại. Một bộ phận không ít
giáo viên vẫn tỏ ra chần chừ, không thật mặn mà với phương pháp mới và thiếu sự
quyết liệt trong quá trình thực hiện đổi mới. Một bộ phận học sinh tiếp cận với
phương pháp mới một cách hờ hửng, thiếu sẳn sàng và thiếu tính chủ động, sáng tạo,
linh hoạt trong xử lí thông tin còn hạn chế.Trường THCS… nơi tôi đang công tác
cũng không thể tránh khỏi những khiếm khuyết chung của nền giáo dục nước nhà.
Trước thực tế đó, bản thân đã dành một thời gian đáng kể đầu tư cho việc đổi mới
phương pháp, đặc biệt là đối với môn toán, sau nhiều lần thử nghiệm, bước đầu
chúng tôi đã tìm được một số biện pháp hữu hiệu giúp học sinh tiếp cận nhanh với
phương pháp dạy học hiện đại. Chính vì vậy bằng kinh nghiệm của bản thân mình
qua nhiều năm giảng dạy, tôi viết chuyên đề “Lồng ghép kỹ năng giải bài toán tính
theo phương trình hoá học cho học sinh lớp 8” hi vọng sẽ giúp các em học sinh học
tốt dạng bài tập này ở THCS hơn cũng như tạo tiền đề để học sinh có thể lĩnh hội
kiến thức ở các lớp học, bậc học cao hơn.
III/ Đối tượng nghiên cứu:


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các em học sinh lớp 8 trường THCS…
IV/Phạm vi đề tài:
Đề tài “Lồng ghép kỹ năng giải bài toán theo phương trình hoá học”
đwọc tập trung nghiên cứu cách hướng dẫn học sinh giải một số dạng bài tập cơ bản
liên quan đến tính theo phương trình hoá học đơn giản, dễ hiểu ở chương trình hoá
học 8 để học sinh có kiến thức cơ bản nhất về loại bài toán này từ đó tự hình thành


dần các kĩ năng giải các dạng toán nâng cao hơn, phức tạp hơn. Ở đề tài này các
dạng toán nâng cao, chuyên sâu tôi không đề cập tới.
V/ Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình ghiên cứu đề tài, tôi đã tiến hành sử dụng một số phương pháp sau:
a. Phương pháp điều tra.
Tiến hành điều tra tìm hiểu và thu thập kỹ năng giải toán của học sinh lớp 8C
trường THCS ............... Trong quá trình nghiên cứu đó chúng tôi có tiến hành sử
dụng phương pháp điều tra tìm hiểu tình hình.
b. Phương pháp đọc sách và tài liệu.
Nắm bắt được vấn đề qua phương pháp đọc sách và tài liệu để nghiên cứu cách
giải bài toán bằng phương trình hóa học.
c. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm :
Căn cứ vào những tư liệu đã thu thập được tại trường THCS .............., kết hợp
với những hướng dẫn đã được tham khảo qua sách, tài liệu tham khảo, đồng thời kết
hợp với những kinh nghiệm của bản thân trong thời gian giảng dạy vừa qua. Tôi tiến
hành phân tích và tổng hợp về yếu tố cơ bản và tìm ra phương pháp giải quyết
hướng dẫn giải bài toán bằng phương trình hóa học cho các em học sinh ở THCS nói
chung và lớp 8 nói riêng.


B/ PHẦN NỘI DUNG
I/ Cơ sở lí luận

Từ đầu thập kỷ bảy mươi của thế kỷ trước sự ra đời của máy tính điện tử đã
tạo ra một bước ngoặt mới cho việc áp dụng toán học vào xã hội, và ở chừng mực
nào có thể nói từ đây toán học cũng đã trở thành một ngành khoa học thực nghiệm
giống như vật lí, hóa học, sinh học và một số ngành khác. Nghĩa là ban đầu các quá
trình xã hội được mô hình hóa dưới dạng ngôn ngữ toán học (gọi là mô hình toán
học-hệ thống các tương quan toán học mô tả dưới dạng thu gọn quá trình xã hội), sau
đó chúng được chạy trên máy tính điện tử và có thể được thử đi thử lại nhiều lần.
Trên cơ sở đó, người ta đã thu được nhiều kết quả quan trọng.
Các nhà toán học còn tiến xa hơn, họ đã không dừng lại ở việc mô phỏng các
quá trình xã hội ở qui mô nhỏ, vừa, mà thậm chí còn mô phỏng cả những vấn đề ở
tầm hành tinh. Từ đây đã ra đời một lĩnh vực liên ngành rộng lớn: mô hình hóa toàn
cầu (global modeling) và nhiều hướng mới trong khoa học: lí thuyết toán học về phát
triển, lí thuyết các hệ sinh thái, lí thuyết quyết định v.v. Qua đó con người đã thu
được rất nhiều thành tựu cho phép phát hiện ra bản chất của các quá trình chính trịxã hội.
Toán học không chỉ góp phần vào phân tích và khám phá những bí mật của
các quá trình xã hội, toán học còn là bộ phận cấu thành không thể thiếu của những
sản phẩm phục vụ đời sống hằng ngày: các hàm băm toán học (hash functions) trong
các cấu trúc an ninh của hệ điều hành máy tính, các thuật toán bảo vệ dữ liệu cá
nhân và xác thực danh tính trong các thẻ giao dịch tài chính, ngân hàng, các thuật
toán tạo chữ kí điện tử thay thế chữ kí tay, tổ hợp các thuật toán trong chứng thư
điện tử được sử dụng trong giao dịch điện tử, công nghệ toán học mờ (Fuzzy
Mathematics) trong các thiết bị điều khiển và các thiết bị gia dụng. Có vô vàn những
ví dụ khác mà người ta có thể kể ra.
2/ Khái niệm về kĩ năng
Theo M.A.Đanilôp: “kĩ năng là khả năng của con người biết sử dụng có mục
đích và sáng tạo những kiến thức và kĩ xảo của mình trong hoạt động lí thuyết cũng
như trong thực tiễn” . Kĩ năng bao giờ cũng xuất phát từ kiến thức, dựa trên kiến
thức, kĩ năng chính là kiến thức trong hành động.
3/ Các giai đoạn hình thành kĩ năng
Việc hình thành kĩ năng giải bài toán tính theo hoá học cũng giống như việc

hình thành các kĩ năng giải bài tập hoá học định lượng là một quá trình diễn ra trong
suốt thời gian học tập hoá học của học sinh và được dựa trên các kĩ năng cơ bản nhất
là :


- Kĩ năng tính phân tử khối , tính khối lượng mol , tỉ lệ số phân tử và nguyên
tử, tỉ lệ số mol, tỉ lệ thể tích trong phương trình phản ứng, kĩ năng viết công thức hoá
học, lập phương trình hoá học.
- Kĩ năng chuyển đổi giữa các đại lượng khối lượng(m), thể tích(v), mol(n),
số phân tử và nguyên tử,các tính toán hoá học.
Việc hình thành kĩ năng gồm các giai đoạn sau:
+Giai đoạn 1: HS giải bài tập mẫu để biết được algorit thao tác giải một loại
bài tập.Việc giải bài tập mẫu có thể giáo viên giải hết hoặc gợi ý để học sinh độc lập
thực hiện tuỳ theo trình độ của học sinh và phương pháp của giáo viên.
+Giai đoạn 2:Luyện tập theo mẫu . HS làm bài tập nhiều lần trong việc giải
một số bài tập tương tự bài mẫu => Học sinh nắm được algorit giải.
+Giai đoạn 3: Rèn luyện không theo mẫu để củng cố và phát triển. Học sinh
sẽ làm các bài tập ngày một phức tạp, tổng hợp đa dạng hơn, biến đổi so với bài tập
mẫu.
4 / Phương pháp hình thành kĩ năng :
Để hình thành và rèn luyện kĩ năng giải bài tập hoá học nhằm nâng cao chất
lượng nắm vững kiến thức hoá học một trong những biện pháp là dạy học sinh
phương pháp tìm kiếm lời giải muốn vậy cần hướng dẫn học sinh nắm vững được
phương hướng chung của giải bài tập hoá học là gì? Điều này thể hiện ở sơ đồ định
hướng giải bài tập. Khi giải bài tập, học sinh cần thực hiện giải một hệ thống bài tập
theo sơ đồ định hướng dưới đây:
+ Nghiên cứu đầu bài ,xác định những số liệu về mặt hoá học đã cho và yêu
cầu hoá học cần xác định.
+Xác dịnh hướng giải.
+Trình bày lời giải

+Kiểm tra lời giải
Việc giải bài tập hoá học theo sơ đồ định hướng là rất quan trọng giúp học
sinh giải quyết vấn đề một cách khoa học.Tuy nhiên việc hướng dẫn học sinh giải
bài tập tính theo phương trình hoá học theo sơ đồ định hướng là bước đầu tiên hình
thành kĩ năng giải bài tập cơ bản nói chung để dần chuyển sang giải bài tập phân hoá
đa dạng hơn, phức tạp hơn (không theo mẫu)


II/ Thực trạng
1/ Thuận lợi – khó khăn chung
* Thuận lợi :
Học sinh trường THCS .................. phần lớn là con em của dân tộc kinh, học
sinh thuộc dân tộc thiểu số chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Do đó có thể nói đây là một
thuận lợi rất lớn trong việc dạy học môn Toán nói chung và hoạc văn hóa nói riêng,
bởi môn Toán yêu cầu người học phải hiểu và tính chính xác các phương pháp giải.
Bên cạnh đó việc quan tâm đúng mức của ban lãnh đạo nhà trường, các bộ phận, tổ
khối về việc nâng cao chất lượng đại trà cũng đã được chú trọng và đầu tư từ bấy lâu
nay. Đặc biệt hơn, do điều kiện kinh tế của nhân dân trên địa bàn xã ..................
trong những năm gần đây phát triển mạnh nên việc đầu tư về học tập, quan tâm con
cái của các bậc cha mẹ học sinh đã được cải thiện đáng kể. Tất cả những điều kiện
trên là một thuận lợi rất lớn trong quá trình dạy học nói chung, việc nâng cao chất
lượng môn Toán cho học sinh nói riêng.
* Khó khăn:
Xã .................. có địa bàn rất rộng, nhân dân trên địa bàn xã nằm rải rác, một số
thôn ở xa địa bàn trung tâm, đường sá đi lại khó khăn, nhất là mùa mưa lũ đã gây
ảnh hưởng đến quá trình học tập của các em học sinh. Một số học sinh lớp 8 chưa có
ý thức tự giác học tập, học chỉ mang tính đối phó, không chịu khó tìm tòi, rèn luyện.
Bên một số gia đình phụ huynh học sinh làm nông nghiệp còn nghèo, thu nhập kinh
tế thấp dẫn đến chỉ lo làm lăn, không chăm lo đến việc học tập cho con em. Đây là
một trong những điểm yếu nhất tại trường THCS .................. trong những năm học

qua, dẫn đến chất lượng học tập chưa thật sự ngang tầm với sự phát triển của xã hội.
2. Nguyên nhân:
- Các em không thể khái quát các kiến thức liên quan dẫn đến bài toán trở nên trừu
tượng, khó hiểu.
- Chưa có sự cần cù, tích cực trong học tập, học mang tính chất đối phó.
- Khả năng tư duy thấp
- Một số học sinh ham chơi, nghiện điện tử, ham xem phim,…chểch mảng lơ là việc
học hành.
- Đa số học sinh là con em nông dân, thời gian dành cho việc học không nhiều chủ
yếu dành thời gian phụ giúp bố mẹ làm kinh tế
- Việc học tập của HS chủ yếu ở giờ học chính khoá nên thời gian ôn tập , củng cố
cũng như hướng dẫn thêm các dạng bài tập cho học sinh là không có.


- Đây là dạng bài toán mới, học sinh còn nhiều bỡ ngỡ, thời gian dành cho loại bài
toán này ít (2 tiết) chính thức và (1 tiết) luyện tập mà học sinh có ít thời gian tự học
ở nhà, một số học sinh không học bài do đó ảnh hưởng đến kết quả học tập.
III / GIẢI PHÁP , BIỆN PHÁP
2/ Nội dung thực hiện giải pháp:
2.1/Những kiến thức, kĩ năng cơ bản học sinh cần nắm và vận dụng thành thạo
Khi giải bài toán tính theo PTHH
a/Nguyên tử khối
Học sinh biết cách tra bảng 42 – SGK hoá 8 hay bảng tuần hoàn các nguyên tố
hoá học tìm nguyên tử khối của nguyên tố .
Vd: H = 1; O = 16; Ba = 137
b/ Phân tử khối
-Khi biết công thức hoá học, học sinh tính được phân tử khối của chất.
-Cách tính: Phân tử khối của một chất bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên
tử có trong một phân tử chất đó.
Vd: PTK: CaCO3 = Ca + C + 3O = 40 +12 + 48 = 100

H2SO4 = 2H + S + 4O = 2 + 32 + 64 = 98
O2

= 2O = 32

c/ Lập PTHH – ý nghiã của PTHH
HS thành thạo các bước lập PTHH và xác định được tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử
của các chất cũng như của từng cặp chất
a, Các bước lập PTHH
B1: Viết sơ đồ phản ứng.
B2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố: Bằng cách tìm hệ số thích hợp đặt
trước các CTHH sao cho số nguyên tử mỗi nguyên tố bằng nhau ở 2 bên.
B3: Viết PTHH:
( Học sinh phân biệt sơ đồ phản ứng với PTHH:
Giống nhau: Sơ đồ phản ứng, PTHH gồm công thức hoá học của các chất trong
phản ứng
Khác nhau:


+ Sơ đồ phản ứng: số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 bên chưa bằng nhau; không
có các hệ số, mũi tên nét đứt.
+ Phương trình hoá học: số nguyên tử của mỗi nguyên tố bằng nhau 2 bên, mũi tên
nét liền.)
b, Ý nghĩa của Phương trình hoá học:
- Cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử của các chất cũng như từng cặp chất
trong phản ứng.
GV cần cho đọc, hiểu PTHH
Vd: 2H2 + O2 = 2H2O
Học sinh đọc, hiểu được phương trình hoá học: Cứ 2 phân tử H 2 tác dụng hết với 1
phân tử O2 tạo thành 2 phân tử H2O.

Học sinh đọc, hiểu được tỉ lệ đó thì sau này chuyển về tỉ lệ mol, học sinh dễ dàng
hiểu hơn.
d/ Mol:
Mol là lượng chất chứa 6.1023 nguyên tử hay phân tử chất đó.
Số mol của một chất được kí hiệu: n
Số nguyên tử hoặc phân tử = n . 6 .1023
Số phân tử(nguyên tử)
=>

n

=
6.1023

Vd 1: - Tính số phân tử H2O có trong 0,25 mol nước
Số phân tử H2O = 0,25 x 6.1023 = 1,5.1023(ptử)
Vd 2- Tính số mol H2O chứa 9.1023 phân tử nước?
9.1023
n =

= 1,5 (mol)
6.1023

e/ Khối lượng mol
- Khái niệm: Khối lượng mol (kí hiệu là M) của một chất là khối lượng tính bằng
gam của 6. 1023 nguyên tử hoặc phân tử chất đó.


- Cách tính: Khối lượng mol nguyên tử hay phân tử của một chất có cùng số trị với
nguyên tử hay phân tử khối của chất đó.

Vd:

PTK : H2 = 2 đvC

MH2 = 2 (g/mol)

PTK: O2 = 32 đvC

MO2 = 32(g/mol)

NTK: Cu = 64 đvC

MCu = 64(g/mol)

Công thức chuyển đổi giữa khối lượng(m) và số mol(n)
m = n.M (g)
m
=>

n=

(mol)
M
m

M=

(g/ mol)
n


Trong đó: m là khối lượng chất
M là khối lượng mol chất
n là số mol chất
Vd: Hãy tính số mol đồng có trong 12,8 gam đồng(Cu)
Tóm tắt:
Biết m = 12,8 g
Tìm n = ? (mol)
--------------------Công thức liên quan: n = m / M
Giải
MCu = 64 g/ mol
Số mol của Cu có trong 12,8 gam Cu là:
n Cu = m /M = 12,8 / 64 = 0,2 mol
Đ/S nCu = 0,2 mol
g/Thể tích mol chất khí


-Ở điều kiện tiêu chuẩn ( 00, 1atm) , 1 mol chất khí bất kì có thể tích là 22,4 lít
*Công thức chuyển đổi giữa thể tích(V) và số mol (n) ở đktc:
V = n. 22,4 (lít)
=> n = V/ 22,4 (mol)
-Ở điều kiện thường (200c, 1atm) , 1 mol chất khí bất kì có thể tích là 22,4 lít
*Công thức chuyển đổi giữa thể tích(V) và số mol (n) ở thường:
V = n. 24 (lít)
=> n = V/ 24 (mol)
VD Tính thể tích ở đktc của 0,2 mol O2
Tóm tắt: Biết n = 0,2 mol
Tìm V = ? (lít) (đktc)
Công thức liên quan : V = n . 22,4.
Giải
Thể tích của 0,2 mol O2 là:

VO2 = 0,2 .22,4 = 4,48 (lít)
Đ/S VO2 = 4,48 (lít)

Đối với chất khí : n = m/M = V/ 22,4 (mol)
h/ Tỉ khối của chất khí
- Công thức tỉ khối của :
*Khí A đối với khí B : dA/B= MA /MB
Nếu : MA > MB hay dA/B >1 => Khí A nặng hơn khí B.
MA < MB hay dA/B <1 => Khí A nhẹ hơn khí B.
MA = MB hay dA/B = 1 => Khí A bằng hơn khí B.


*Khí A đối với không khí: dA/KK= MA /29
Nếu : MA > MKKhay dA/KK >1 => Khí A nặng hơn không khí.
MA < MKK hay dA/KK <1 => Khí A nhẹ hơn không khí.
MA = MKK hay dA/KK = 1 => Khí A bằng hơn không khí.
Trên đây là các kiến thức cơ bản mà mỗi học sinh lớp 8 cần nắm được và phải vận
dụng thành thạo, linh hoạt khi giải bài toán tính theo phương trình hoá học .
2.2/ Phương pháp hình thành kĩ năng giải bài toán tính theo phương trình hoá
học
a/Đối với HS cần thực hiện giải bài tập theo sơ đồ định hướng sau đây:
+Nghiên cứu đầu bài ,xác định những số liệu về mặt hoá học đã cho và yêu cầu
hoá học cần xác định.
+ Xác định hướng giải.
+Trình bày lời giải
+ Kiểm tra lời giải.
Cách 1. Dựa vào tỉ lệ số mol
B1. Đổi ra số mol ( từ khối lượng hoặc thể tích đề bài đã cho)
B2: Viết PTHH
Tìm tỉ lệ số mol giữa chất cho và chất tìm.

B3: Lập quan hệ tỉ lệ giữa chất cho và chất tìm. Tính số mol chất tìm.
B4: Tính ra đơn vị mà đề bài yêu cầu.
m = n.M.
V = n.22,4 (đktc)
………………..
Cách 2. Dựa vào tỉ lệ giữa các đại lượng giữa chất cho và chất tìm
B1: Viết PTHH xác định tỉ lệ giữa chất cho và tìm theo PTHH.
B2: Lập quan hệ tỉ lệ giữa các đại lượng theo đơn vị đầu bài cho. Tìm đại lượng
chưa biết (x).


B3: Trả lời
*Việc giải bài tập hoá học theo sơ đồ định hướng là rất quan trọng ,giúp học
sinh giải quyết vấn đề một cách khoa học.
b/ Đối với GV cần lựa chọn và xây dựng những bài tập có nhiều cách giải, có cách
giải ngắn gọn , có cách giải thông minh, hướng dẫn học sinh giải bài toán theo sơ đồ
định hướng và phải thường xuyên luyện tập, củng cố cho học sinh dạng bài toán này.
c/ Những điều cần lưu ý khi giải bài tập tính theo PTHH:
-Sử dụng thành thạo công thức liên hệ giữa số mol , khối lượng , khối lượng mol, thể
tích , thể tích mol ở điều kiện tiêu chuẩn.
-Viết đúng PTHH.
-Từ PTHH phải rút ra được tỉ lệ số mol của các chất , tỉ lệ khối lượng, tỉ lệ về thể
tích ( đối với chất khí) và đọc , hiểu tỉ lệ đó.Trong PTHH Tỉ lệ số mol, tỉ lệ thể tích
( của các chất khí) giữa các chất bằng tỉ lệ số nguyên tử hoặc phân tử các chất trong
phản ứng.
- Từ PTHH nhất thiết phải rút ra tỉ lệ số mol của chất cho biết và số mol chất cần
tìm
2.3/ Những dạng toán cụ thể
Dạng 1 . Dựa vào PTHH nêu ý nghĩa định lượng của các chất .
(Trước khi tìm khối lượng các chất, giáo viên cần cho học sinh thực hiện thành thục

dạnh toán này)
Bài toán 1: Hãy nêu ý nghĩa định lượng của PTHH sau:
2H2 +

O2

2 H2O

Xác định hướng giải

Trình bày lời giải
2 H2

+

O2

2 H2O

Bước 1: Xác định tỉ lệ mol

2 mol

1 mol

2 mol

Bước 2: Xác định tỉ lệ khối lượng

4(g)


32(g)

36(g)

DẠNG 2. Tìm khối lượng,thể tích, số mol của chất tham gia hay tạo thành
( các chất tham gia tác dụng hết với nhau. Phản ứng xảy ra hoàn toàn.)
Bài toán 2: Tính số mol oxi cần dùng để đốt cháy hết 0,1 mol P.
Tóm tắt: Biết: nP = 0,1mol.
Tìm: -PTHH


-mO2 = ? gam
Công thức liên quan: m = n. M
Xác định hướng giải
Bước 1: Viết PTHH

Trình bày lời giải
PTHH:

Bước 2: Xác định tỉ lệ số mol giữa chất P PTHH:
(chất đã biết) và chât O2 (chất cần tìm)

5 O2 +

4P

5 mol

4 mol


Bước 3: Thiết lập quan hệ bằng cách đưa Đề bài: 0,125(mol)
điều kiện đầu bài để tính số mol cần tìm
Bước 4: Trả lời

2 P2O5

0,1(mol)

Cần 0,125(mol) O2 tham gia phản ứng

Bài toán 3: Biết S cháy trong oxi theo PTHH
S + O2
SO2
Hãy tính khối lượng lưu huỳnh cần dùng để tạo thành 2,24 (lit) khí SO2 ở đktc.
Tóm tắt: Biết PTHH:……….
VSO2 = 2,24 (lit)
Tìm ms = ? (g);
Công thức liên quan: n = V/ 22,4
m = n. M
Cách giải 1:
Xđ hướng giải
Trình bày lời giải
B1: Đổi VSO2
nSO2
B1 Số mol SO2 có trong 2,24 lít
n =V/ 22,4 = 2,24/ 22,4 = 0,1 (mol)
B2 PTHH S +
O2
SO2

B2: Dựa vào PTHH xác định tỉ lệ số mol
1 mol
1 mol
chất SO2 (chất đã biết) và chất S(cần tìm)
B3: đưa đk đầu bài tính số mol chất phải B3 Đề bài 0,1 mol
tìm
B4: Đổi mol ra m (m = n.M)

B4 Khối lượng lưu huỳnh cần dùng
m = 0,1 x 32 = 3,2 (g)
Đs: m =3,2(g)

Cách 2
Xác định hướng giải

0,1 mol

Trình bày lời giải


B1 . Viết PTHH
B1 PTHH:
B2 . Xác định đại lượng cho và tìm ghi B2
trên công thức theo PTHH
B3 Thiết lập quan hệ bằng cách đưa điều
B3 Đề bài
kiện đầu bài

S + O2
32g


SO2
22,4 lít

xg

2,24 lit

B4 Tính x
32.2, 24

B4 x = 22, 4  3, 2 ( g)

Trả lời

Vậy khối lượng lưu huỳnh cần dùng là:
32 (g)
Bài toán 4: Tính thể tích hiđro tạo thành ở đktc khi cho 2,8 gam Fe tác dụng với
HCl dư. Biết Fe + HCl --- Fe Cl2 + H2
Tóm tắt.
Biết : Từ mFe = 2,8 gam
Sơ đồ phản ứng: Fe + HCl --- Fe Cl2 + H2
Tìm : VH2 = ? (lít)
Công thức liên quan: V = n 22,4
Cách giải.
Xác định hướng giải
B1: Đổi ra số mol Fe

Trình bày lời giải
MFe = 56 g

Số mol Fe = 2,8/ 56= 0,05 (mol)

B2- Viết PTHH

Fe + 2HCl

Xác định tỉ lệ số mol Fe và H 2 theo 1mol
PTHH
B3 Đưa điều kiện đề bài tìm số mol H2
0,05 mol
theo số mol sắt

Fe Cl2 + H2
1 mol
0,05 mol

B4: Đổi n vừa tìm được ra V
V = n . 22,4

VH2 = 0,05 x 22,4 = 1,12 (lít)


Trả lời

Có 1,12 lít hiđro tạo thành sau phản ứng

Cách 2
Xác định hướng giải
B1 Viết PTHH


Trình bày lời giải
B1 PTHH:
Fe + 2HCl

B2 Xác định đại lượng cho và tìm ghi
dưới CTHH theo PTHH
B3 Thiết lập quan hệ bằng cách đưa diều
kiện đề bài.

Fe Cl2 + H2

1mol

1 mol

56g

22,4 lít

2,8g

x lít

B4 Tính x và trả lời
=> x = 2,8.22,4 / 56 = 1,12 lít
Vậy thể tích hidro thu được là 1,12 lít
Bài toán 5: Tính thể tích khi hiđro và khi oxi tham gia phản ứng biết rằng người ta
thu được 5,6 lít hơi nước. các khí được đo ở cùng nhiệt độ và áp suất, coi các chất
khí tác dụng với nhau vừa đủ.
Nghiên cứu đề bài:

Mấu chốt để giải là: Ở cùng nhiệt độ và áp suất, tỉ lệ thể tích giữa các chất khí bằng
tỉ lệ số mol của chúng trong PTHH.
Xác định hướng giải

Trình bày lời giải

B1: Viết PTHH

2H2 + O2

B2: Xác định tỉ lệ thể tích theo PTHH
(bằng tỉ lệ mol)

2(l)

1(l)

5,6(l)

2,8(l)

B3: Tính thể tích chưa biết theo đầu bài
B4: Trả lời

=

2H2O
2(l)
5,6(l)


Có 5,6 lít khí hiđro và 2,8 lít khí oxi đã
tham gia phản ứng.

Dạng 3: Xác định khối lượng, thể tích Chất tham gia hay tạo thành trong phản
ứng có chất còn dư


Cơ sở để giải toán: (Theo phương pháp tính theo số mol .)
-Lập tỉ số, Vd phương trình phản ứng:
A + B

C +D

Số mol ( hoặc khối lưọng) chât A (theo đề bài)
Số mol ( hoặc khối lượng) chất A (theo phương trình)
Số mol ( hoặc khối lượng ) chất B ( theo đề bài)
Số mol ( hoặc khối lượng ) chất B (theo phương trình)
-So sánh 2 tỉ số, nếu
+ 2 tỉ số bằng nhau thì không có chất nào dư
+ Nếu tỉ số nào lớn hơn thì chất đó dư chất kia phản ứng hết. Tính lượng các chất
cần tìm theo chất phản ứng hết.
( HS có thể giải theo cách khác)
Bài toán 6: Cho 50g NaOH tác dụng với 36,5g HCl. Tính khối lượng muối tạo
thành sau phản ứng.
Xác định hướng giải
B1. Đổi m ra n

Trình bày lời giải
B1: nNaOH =


n= m/M
B2. Viết PTHH, xác định tỉ
lệ số mol NaOH với số mol
NaCl

36,5
50
 1 mol
 1, 25 mol; nHCl =
36,5
40

B2: PTHH
NaOH + HCl
Theo PT:

1mol

NaCl + H2O

1mol

B3. Đưa dữ kiện đã cho
B3: Theo đ/bài 1,25mol
vào PTHH

1mol

B4. Lập và so sánh tỉ lệ =>
Chất phản ứng dư


B4:Lập tỉ số:

1, 25 1
  nNaOH dư
1
1

B5 Tính số mol chất cần B5: Phản ứng : 1mol
1mol
1mol
tìm theo chất phản ứng hết.
(Số mol NaOH dư nên tính số mol muối theo số mol
Đổi n ra các đại lượng đề
HCl)
bài yêu cầu
Khối lượng muối tạo thành là:
mNaCl = 1x 58,5 = 58,5 (g)


Bài 7: Cho a gam kim loại Fe tác dụng với 12,25g H 2SO4 tạo ra 15,2g sắt (II) sunfat
và khí hiđro(đktc). Hãy tính khối lượng a gam.

Xác định hướng giải
B1 Đổi m

n

Trình bày lời giải
B1 nH2SO4 =


B2- Viết PTHH, Xác định
số mol của các chất cho và
chất cần tìm

12, 25
 0,125 mol; nFeSO4 = 15,2
152  0,1 mol
98

B2 Phương trình phản ứng
Fe

+ H2SO4

1mol

B3 Đưa dữ kiện đầu bài đã B3 Theo đề bài:
cho biết vào PTHH
B4 Lập và so sánh tỉ số =>
chất dư trong phản ứg
B4 Lập tỉ số:

1mol
0,125mol

FeSO4 + H2↑
1mol
0,1mol


0,125 0,1

 Lượng H2SO4 dư.
1
1

B5 Tính số mol cần tìm
B5 Phản ứng:
0,1mol 0,1mol
0,1mol
theo chất phản ứng hết
Đổi n về các đại lượng ( nH2SO4 dư nên tính nFe theo nFeSO4 nghĩa là tính mFe theo
khối lượng FeSO4).
theo đề bài yêu cầu
Khối lượng sắt cần dùng là:
mFe = 0,1x 56 = 5,6(g)
IV/ Kết quả thu được qua khảo nghiệm , giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Trong quá trình giảng dạy môn hoá học tại trường THCS … tôi cũng gặp
không ít khó khăn trong việc giúp các em hình thành kĩ năng giải các dạng bài tập
hoá học nhưng với lòng yêu nghề, sự tận tâm trong công việc cùng với một số kinh
nghiệm tích luỹ được của bản thân ,sự giúp đỡ của đồng nghiệp và sự cố gắng, vươn
lên của các em học sinh nên kết quả học tập bộ môn hoá ngày một được cải thiện.
Việc vận dụng đề tài này trong quá trình dạy của tôi thu được kết quả học sinh giải
được bài toán tính theo PTHH ngày càng được nâng cao. Kết quả một số bài kiểm
tra của học sinh lớp 8 sau khi áp dụng đề tài năm học 2013- 2014 như sau:

Ts

Điểm 5trở lên


Điểm dưới 5

Số bài

Số bài

%

%


Lần 1

60

36

60

24

40

Lần 2

60

40

66,7


20

33,3


C/ KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
1 Tóm lược giải pháp
Việc hình thành và giúp học sinh nắm vững , vận dụng thành thục các kiến thức, kĩ
năng cơ bản và Phương pháp giải bài tập tính theo PTHH bằng cách xây dựng sơ đồ
định hướng và điền trực tiếp các dữ liệu đã biết, dữ liệu cần tìm vào phương trình
hoá học giúp học sinh liên kết được các dữ liệu đã biết và cần tìm, hình dung được
bản chất của bài toán tìm ra phương pháp giải đúng, nhanh, phù hợp không còn giải
bài toán theo hình thức sao chép mà không biết tại sao lại có kết quả như thế đồng
thời thường xuyên cho học sinh rèn luyện dạng bài toán này sẽ giúp hình thành ở các
em kĩ năng giải bài toán tính theo phương trình hoá học góp phần nâng cao chất
lượng học tập bộ môn hoá học
2 Phạm vi áp dụng
Đề tài này tôi áp dụng trong quá trình dạy học tại trường THCS Hoàng Văn Thụ đối
với các đối tượng học sinh mới tiếp cân bộ môn hoá học và những học sinh yếu ,kém
3 Kiến nghị
- Đối với cấp trường: Hoá học là bộ môn khoa học thực nghiệm, thực hành hoá học
luôn song song với lí thuyết nên kính mong Ban giám hiệu trường xây dựng phòng
thí nghiệm riêng, cập nhập các dụng cụ thí nghiệm có chất lượng cao, cung cấp đầy
đủ các loại hoá chất để đảm bảo sự thành công của thí nghiệm góp phần nâng cao
chất lượng bộ môn.
- Đối với cấp Phòng giáo dục:
+Ngoài kì thi học sinh giỏi cấp huyện nên có sân chơi khác về bộ môn hoá học để
học sinh trong toàn huyện có thể cọ sát, giao lưu, học hỏi lẫn nhau từ đó giúp học
sinh yêu thích môn học hơn góp phần nâng cao chất lượng bộ môn hoá học trong

toàn huyện.
+Tổ chức các tiết dạy mẫu của giáo viên dạy giỏi ,lâu năm để các giáo viên khác
trong toàn huyện tham gia, tham khảo, học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn.


DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa hoá học 8
2. Sách giáo viên hoá 8
3. 108 bài tập nâng cao hoá học lớp 8

- Hoàng Vũ

4. Hoá học cơ bản và nâng cao hoá 8- 9 - Võ Tường Huy
5. 400 bài tập hoá học 8 - Ngô Ngọc An
6. Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức kĩ năng môn hoá họctrung học cơ sở- Bộ
giáo dục và đào tạo.
7. Hoá học cơ bản và nâng cao 8 - Ngô ngọc An



×