Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức qua kênh hình trong môn địa lí cho học sinh lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.44 KB, 20 trang )

I.PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lí do chọn đề tài:
Từ xưa cha ông ta rất coi trọng sự nghiệp giáo dục, đương thời Bác
Hồ đã dạy cho mọi người dân Việt nam hãy chung tay góp sức để chống ba
loại “giặc”: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Thực hiện theo lời dạy của
Bác: “Có tài mà không có Đức là người vô dụng, có Đức mà không có Tài
làm việc gì cũng khó”.Đặc biệt trong thời đại ngày nay với sự phát triển rầm
rộ của nền công nghệ, khoa học kĩ thuật trên thế giới việc học lại càng được
coi trọng.
Cùng với sự lớn mạnh về kinh tế, khoa học kĩ thuật trên thế giới,
Đảng ta đã coi “ giáo dục là quốc sách hàng đầu” để nhằm nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển nguồn lực đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong định hướng của “ Cương lĩnh
xây dựng đất nước” Đảng ta cũng đã nêu rõ “ Trong thời kì quá độ lên
CNXH trong đó giáo dục và đào tạo phải gắn liền với sự phát triển knh tế,
sự phát triển của khoa học kĩ thuật để xây dựng một nền văn hóa mới, con
người mới”
Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế thế giới và sự phát triển kinh tế
của đất nước, ngành giáo dục cũng đã có định hướng: Phát triển nguồn nhân
lực có đủ về kiến thức kĩ năng, năng lực khám phá và làm chủ kho tàng kiến
thức của nhân loại, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất
nước. Như vậy nhiệm vụ của người giáo viên hiện nay không chỉ cung cấp
cho học sinh kiến thức mà còn có nhiệm vụ đào tạo nên những chủ nhân
tương lai của đất nước hoàn thiện về mặt trí tuệ, kĩ năng và nhân cách. Vì
vậy việc hướng dẫn cho học sinh sử dụng đồ dùng học tập để khai thác kiến
là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong bậc Trung học cơ sở mà đặc biệt
là ở khối lớp 6, vì đây là khối lớp đầu tiên khi các em được nghiên cứu từng
môn học cụ thể, cùng với các môn học khác thì môn địa lí 6 là một môn học
hết sức quan trọng trong việc hình thành kĩ năng khai thác kiến thức qua



kênh hình, vì các kiến thức trong kênh hình có tác dụng thay thế cho các sự
vật hiện tượng và các quá trình xảy ra trong thực tế mà giáo viên và học
sinh không thể tiếp cận được. Vì vậy việc sử dụng kênh hình có khả năng
hình thành hiệu quả những tri thức cơ bản và vận dụng để lĩnh hội kiến thức
mới, giáo viên có thể sử dụng các phương pháp dạy học và các hình thức
dạy học đa dạng để nâng cao hiệu quả, ý thức học tập và lĩnh hội kiến thức
mới của học sinh trong hoạt động dạy – học.
I.2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
- Nghiên cứu về phương pháp dạy học theo chuẩn kiến thức và kĩ
năng.
- Nghiên cứu về phương pháp dạy học trong môn Địa lí lớp 6 về việc
rèn luyện các kĩ năng cơ bản của môn Địa lí, phân tich điểm mạnh, điểm
yếu, thuận lợi, khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả dạy và học.
- Tìm ra một sô biện pháp nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh.
I.3:Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu trong phạm vi nhỏ của bậc trung học cơ sở thuộc chương trình
Địa lí lớp 6
I.4: Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài áp dụng cho việc giảng dạy môn Địa lí lớp 6. Trong quá trình công
tác đã gần hai mươi năm, bản thân tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm ít ỏi
của mình, nên tôi mạo muội đưa ra để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo.
I.5:Phương pháp nghiên cứu:
*Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu có liên quan đến nội dung chuyên đề:
- Một số chủ trương của Đảng về GD - ĐT.
- Một số sách bồi dưỡng giáo viên thường xuyên của Bộ giáo dục và đào
tạo.
- Các tài liệu hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học
- Các tài liệu khảo sát khác có liên quan.



- Sách giáo viên Địa lí 6
*Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Khảo sát điều tra (qua chuyên môn, giáo viên, phụ huynh, học sinh).
- Phân tích, xử lí số liệu.


II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lí luận:
Qua quá trình công tác, bản thân tôi nhận thấy rằng, đối với trường trung
học cơ sở Quang Trung là một trường trung tân thị trấn huyện Krông Năng,
nhưng trình độ nhận thức của học sinh rất thấp, vì đây là địa bàn cư trú của nhiều
đồng bào dân tộc thiểu số đến từ mọi miền đất nước, đặc biệt dân tộc tại chỗ
chiếm một tỉ lệ rất đông nên việc tự giác nghiên cứu và học tập ở nhà là rất ít,
thêm vào đó bố mẹ của các em đều là nông dân chăm lo việc đồng áng hơn việc
học tập của con em mình, vì vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên không đổi
mới phương pháp dạy học để phù hợp với đối tượng học sinh cũng như tình hình
của địa phương, thì việc học tập tiếp thu kiến thức mới gặp rất nhiều khó khăn.
Đặc biệt trong môn Địa Lí là một môn học khó nó mang tính chất không gian
giữa tự nhiên và xã hội, trong đó lớp 6 là lớp đầu cấp, đòi hỏi giáo viên phải lựa
chọn phương pháp để bước đầu rèn luyện kĩ năng bản đồ cho học sinh. Chính vì
lẽ đó nên hôm nay tôi mạo muội viết lên đề tài “ Rèn luyện kĩ năng khai thác
kiến thức qua kênh hình trong môn Địa Lí cho học sinh lớp 6”.
II.2. Thực trạng:
Kết quả học tập môn Địa Lí của học sinh tại trường mà mình đã và đang
công tác, qua một thời gian trăn trở tôi đã thu thập lại kết quả học tập của học
sinh như sau:
Tổng
Năm học


số học

sinh
2006-2007
410
2007-2008
400
2008- 2009
400
2009 - 2010
310
2010 - 2011
300
a. Thuận lơi –Khó khăn:
* Thuận lơi:

Loại

Loại

Trung

giỏi

khá

bình

05
05

10
15
15

30
40
70
40
45

265
259
270
223
230

Yếu

Kém

100
90
45
30
10

10
06
05
02

00


- Đối với kiến thức:Ở bậc tiểu học các em không được học riêng môn Địa
lí, khi lên lớp 6 các em được nghiên cứu một môn riêng biệt nên việc học tập sẽ
dễ dàng hơn. Đặc biệt khi các em được làm quen với các tranh, ảnh, bản đồ, lược
đồ… gây hứng thú hơn cho việc học tập.
- Đối với học sinh: Phần lớn các em đều cư trú trên địa bàn thị trấn ít
nhiều cũng tiếp thu được những gì văn minh nhất để giúp cho việc học ngày
càng tốt hơn.Các em đang còn ngây thơ nên việc hướng cho các em học bài
thuận lợi hơn.
Ngoài ra nhà trường là một trong những yêu tố quan trọng hàng đầu để
giáo viên phát huy hết khả năng của mình, trường nằm ở trung tâm thị trấn được
sự quan tâm của các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương, hiệu trưởng là một
cán bộ nữ trẻ, đầy nhiệt huyết với công việc nên mặc dù trường mới được thành
lập song thiết bị phục vụ cho việc dạy và học khá đầy đủ, đã tạo điều kiện cho
giáo viên giảng dạy và học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
* Khó khăn:
- Một bộ phận không nhỏ học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số, phần còn
lại là con em thuần nông nghiệp nên việc chăm lo học tập cũng như sự quan tâm
của gia đình còn nhiều hạn chế.
- Kiến thức Địa Lí 6 tuy ngắn nhưng rất trìu tượng đó là những khái niệm
mơ hồ mà học sinh khó hình dung được.
- Một số giáo viên chưa mạnh dạn thay đổi phương pháp để thực sự phù
hợp với tình hình thực tế của địa phương nên việc hướng dẫn cho học sinh khai
thác kiến thức qua kênh hình còn nhiều bỡ ngỡ.
b. Thành công và hạn chế:
* Thành công:
Sau một thời gian trăn trở bản thân đã đúc rút được rằng nếu dạy học Địa
lí mà không hình thành kĩ năng bản đồ cho học sinh khi bắt đầu bước vào lớp 6

thì đây là một thất bại lớn nhất trong cuộc đời nhà giáo. Nên bản thân đã hình
thành cho học sinh những kĩ năng bản đồ ngay từ tiết học đầu tiên, đây chính là


nguyên nhân gây hứng thú học tập và là điều kiện tốt nhất để học sinh khai thác
kiến thức.Làm được điều này là đã góp phần thắng lợi trong việc đổi mơi
phương pháp dạy học theo chủ trương của đảng về giáo dục hiện nay
Đặc biệt khi đã hình thành cho học sinh một phương pháp học tối ưu đã
giúp cho các em từ bỏ thói quen sống thụ động, dựa dẫm vào người khác, có ý
thức tự giác trong học tập cũng như công việc khác
* Hạn chế:
- Một số ít học sinh chưa thật sự đam me học tập nên việc hình thành kĩ
năng cho các em gặp nhiều khó khăn.
- Một số thiết bị còn thiếu hoặc chất lượng kém ảnh hưởng không nhỏ đến
việc dạy và học.
- Mặt khác một số giáo viên hoăc một số bộ môn khác họ còn xem nhẹ
việc hướng dẫn học sinh biết cách tìm tòi kiến thức qua kênh hình, nên việc hình
thành tính tích cực tự gíac trong học tập của cac em đồng loạt cho học inh gặp
nhiều khó khăn.
c. Mặt mạnh – Mặt yếu:
*Mặt mạnh:
Hình thành kĩ năng khai thác kiến thức qua kênh hình cho học sinh ngay
từ đầu lớp 6, khi lên lớp 9 các em đã có thói quen tìm tòi kiến thức qua kênh
hình nên việc coi môn Địa Lí là môn học học thuộc không còn tồn tại nhiều ở
các em, đây là tiền đề gây hứng thú cho các em học tập môn Địa lí, không chỉ
thế mà còn phát triển tư duy cho học sinh.
*Mặt yếu:
Nếu chỉ hình thành cho học sinh kĩ năng khai thác kênh hình mà không
chú ý tới đối tượng học sinh thì làm cho những em học chưa chăm sẽ không hiểu
gì về nội dung bài học, vì em không chịu tìm tòi, vì vậy đòi hỏi giáo viên phải

biết kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp dạy học để phù hợp với từng đôi tượng
học sinh cũng như của địa phương.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:


* Nguyên nhân thành công:
Nhờ có tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ nên gây sự chú ý của các em, hạn chế
được hiểu theo kiểu máy móc, rập khuôn, ở trên lớp đòi hỏi các em phải tư duy
nên các em đã nắm được một phần nội dung kiến thức đó khi về nhà các em chỉ
cần dựa vào các kênh hình đó để học nên việc coi môn Địa Lí là môn học thuộc
ngày càng được đẩy lùi .
* Nguyên nhân hạn chế:
Một số kiến thức lớp 6 là khái niệm mơ hồ, học sinh dựa vào kênh hình để
khai thác kiến thức nhưng rất khó hiểu nên ít nhiều ảnh hưởng đến tư duy của
các em.
* Nguyên nhân chủ quan:
Đa số học sinh về nhà không chịu học bài và làm bài tập vì lí do không
hiểu bài, kiến thức mơ hồ, học vẹt không thuộc nên các em đã lãng quên và cho
đây là môn phụ, môn học thuộc không quan trọng vì không áp dụng trong thực tế
nhiều, một nguyên nhân quan trọng ở các em là chỉ nhìn thấy chữ đọc mãi không
hiểu mà không biết cách khai thác kiến thức đó từ kênh hình trong sách giáo
khoa, trong bản đồ, lược đồ, tranh ảnh…và kể cả các sự vật hiện tượng xảy ra
xung quanh các em hàng ngày nên dẫn đến kết quả học tập rất thấp.
* Nguyên nhân khách quan:
Phần lớn phụ huynh đều làm nông nghiệp nên việc nhắc nhở con em mình
học bài chưa thực sự đựơc quan tâm, một số giáo viên chậm đổi mới phương
pháp, năng lực còn hạn chế nên không biết lựa chọn phương pháp dạy học phù
hợp với từng đối tượng học sinh, với tình hình của địa phương, làm cho việc học
của các em còn mang tính thụ động, không phát huy được tính tích cực trong học
tập của các em.

Đặc biệt hiện nay mặc dù đang thực hiện rầm rộ việc đổi mới phương
pháp dạy học nhưng thiết bị phục vụ cho việc dạy và học còn hạn chế, hơn nữa
một số thiết bị không đảm bảo chất lượng nên phần nào có ảnh hưởng đến việc
dạy và học .


e. Phân tích đánh giá các vấn đề mà thực trạng đưa ra:
- Hiệu quả của việc dạy học Địa Lí là phụ thuộc rất nhiều vào học sinh
biết cách làm việc với phương tiện Địa Lí nói chung, các kênh hình trong sách
giáo khoa nói riêng. Vì vậy tổ chức cho học sinh khai thác kiến thức Địa Lí qua
kênh hình là rất cần thiết, trên cơ sở đó phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động
và sáng tạo, nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Để có thể sử dụng kênh
hình một cách có hiệu quả cao, giáo viên cần năm vững một số nguyên tắc, yêu
cầu trong việc sử dụng kênh hình, biết cách hướng dẫn học sinh khai thác của
học sinh.kênh hình theo hưởng đề cao chủ thể nhận thức.
- Kênh hình là trợ thủ đắc lực cho giáo viên thực hiện tốt nguyên tắc thống
nhất giữa tính tìu tượng và tính cụ thể trong quá trình dạy học, kênh hình tạo khả
năng cung cấp thông tin đầy đủ hơn, chính xác hơn. Việc khai thác tri thức Địa
Lí thông qua kênh hình làm cho học sinh dễ tiếp thu trong quá trình nhận thức,
sau đó là giáo dục tính cẩn thận, thẩm mỹ cho các em.
Trong dạy học Địa lí kênh hình có chức năng vừa là phương tiện trực
quan, vừa là nguồn tri thức Địa lí quan trọng đối với học sinh. Vì vậy việc sử
dụng và khai thác kênh hình trong dạy học Địa lí có ý nghĩa rất lớn trong quá
trình hình thành kiến thức và kĩ năng Địa lí cho học sinh, đặc biệt là học sinh lớp
6.
Các hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa là nguồn tri thức hết sức
quan trọng mà đòi hỏi học sinh phải biết khai thác chúng, qua các kênh hình này
học sinh dễ dàng nắm bắt, nắm chắc kiến thức qua quan sát, nghiên cứu, đồng
thời qua đó học sinh bước đầu rèn luyện được các kĩ năng của môn học và có
được phương pháp nhận thức, tạo hứng thú học tập cho học sinh và phát huy tính

thích cực, tự giác trong học tập của học sinh. Hiệu quả của việc dạy học Địa lí
phụ thuộc rất nhiều vào việc học sinh biết cách làm việc với các phương tiện dạy
học Địa lí nói chung, kênh hình trong sách giáo khoa nói riêng.


Vì vậy việc hướng dẫn cho học sinh lớp 6 khai thác kiến thức qua
kênh hình là rất cần thiết, trên cơ sở đó phát huy tính tích cực, chủ động và sáng
tạo, nâng cao chất lượng học tập của học sinh
Ngoài việc thể hiện tính cụ thể, các kênh hình còn góp phần mạnh mẽ vào
việc cải tiến phương pháp dạy học cổ truyền thông qua sử dụng chúng đúng lúc,
đúng cách.
II.3.Giải pháp - biện pháp:
3.a.Mục tiêu của giải pháp – Biện pháp:
- Hướng dẫn cho học sinh biết làm việc với kênh hinh trong môn Địa lí 6
là bước đầu đã hình thành cho học sinh tư duy, sáng tạo trong học tập.
- Gây hứng thú trong quá trình nghiên cứu kiến thức mới cũng như tái
hiện kiến thức.
- Bỏ thói quen học theo kiểu thụ động, học vẹt.
- Kiến thức không bị nhồi nhét một lúc nặng nề.
3.b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp – giải pháp
b.1. Một số nguyên tắc khai thác kênh hình trong môn Địa lí 6:
a. Sử dụng đúng lúc:
- Sử dụng kênh hình vào lúc cần thiết, lúc học sinh mong muốn được quan
sát, trong trạng thái tâm lí thuận lợi nhất.
- Kênh hình xuất hiện đúng lúc nội dung và phương pháp dạy học cần đến
nó.
- Tránh đưa một lúc nhiều loại kênh hình.
b. Sử dụng đúng chỗ:
- Tìm vị trí giới thiệu kênh hình hợp lí nhất, giúp học sinh có thể sử dụng
nhiều giác quan nhất.

- Đảm bảo không làm phân tán tư tưởng của học sinh khi tiến hành các
hoạt động học tập tiếp theo.
c. Sử dụng đủ cường độ:


- Mỗi loại kênh hình có mức độ sử dụng khác nhau, nếu kéo dài thời gian
hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần hiệu quả sẽ bị giảm sút.
b.2. Một số phương pháp hình thành và rèn luyện kĩ năng Địa lí cho học
sinh lớp 6:
a. Hình thành và rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ:
Để khai thác được tri thức Địa lí trên bản đồ , trước hết học sinh phải hiểu
bản đồ, đọc được bản đồ, nghĩa là phải nắm được những kiến thức lí thuyết về
bản đồ. Để đọc được bản đồ giáo viên cần làm cho học sinh nắm được các bước
sau:
+ Nhận biết các kí hiệu.
+ Hiểu rõ bản chất của mỗi sự vật và hiện tượng Địa lí.
+ Biết so sánh, phân tích các đối tượng Địa lí thể hiện trên bản đồ.
Đối với học sinh lớp 6 đọc bản đồ chỉ yêu cầu ở mức sơ đẳng, đó là:
+ Nắm được mục đích của hoạt động.
+ Đọc bản chú giải để biết được các kí hiệu quy ước chỉ các đối tượng
cần tìm.
+ Tái hiện các biểu tượng Địa lia dựa vào các kí hiệu.
+ Căn cứ vào kí hiệu tìm vị trí của chúng trên bản đồ.
b. Hình thành và rèn luyện kĩ năng làm việc với tranh ảnh Địa lí:
Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung của tranh ảnh, giáo viên chú ý
rèn luyện cho học sinh những kĩ năng:
+ Kĩ năng quan sát, nhận xét.
+ Kĩ năng mô tả, tường thuật.
+Kĩ năng phân tích nhận định, đánh giá.
c. Hình thành và rèn luyện kĩ năng làm việc với biểu đồ:

Ở lớp 6 thông thường biểu đồ là hình cột nên giáo viên cần hình thành cho
học sinh kĩ năng nhận dạng biểu đồ, phân tích các đối tượng Địa lí theo cột dọc,
hàng ngang, rồi so sánh giữa các đối tượng Địa lí với nhau.
d. Hình thành và rèn luyện kĩ năng làm việc với bảng số liệu:


Khi hướng dẫn học sinh phân tích bảng số liệu, giáo viên cần hình thành
và rèn luyện cho học sinh:
+ Nắm được mục đích làm việc với bảng số liệu.
+ Đọc tiêu đề của bảng số liệu để nắm được chủ đề của bảng số liệu đó.
+Hiểu được các đặc trưng không gian, thời gian của các đại lượng được
trình bày trong bảng.
+ Tìm các giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình.
+ Xử lí số liệu đã cho theo yêu cầu của bài tập.
+Xác lập mối quan hệ giữa các số liệu, so sánh đối chiếu giữa các số liệu
theo cột, hàng để rút ra nhận xét.
+ Đặt ra các câu hỏi để giải đáp trong khi phân tích, tổng hợp các số liệu
nhằm tìm ra kiến thức mới.
Lưu ý: Khi hình thành và rèn luyện kĩ năng làm việc với bảng số liệu cần
lưu ý:
- Không bỏ sót số liệu nào.
- Phân tích các số liệu tổng quát trước khi đi vào cụ thể.
3. Một số phương pháp khai thác kênh hình trong môn Địa lí 6:
a. Khai thác kiến thức trên bản đồ:
- Muốn khai thác kiến thức trên bản đồ, trước hết học sinh phải có kiến
thức và kĩ năng bản đồ. Kĩ năng xuất phát từ tri thức bản đồ, nên muốn dạy cho
học sinh các kĩ năng đọc và vận dụng bản đồ, thì việc dạy các tri thức tối thiểu
về bản đồ là hết sức cần thiết.học sinh đọc bản đồ cần phảo theo các bước của kĩ
năng độc bản đồ đã đề cập ở bài trước.
- Khi làm việc với bản đồ, lược đồ sách giáo khoa, học sinh cần đối chiếu,

kết hợp với bản đồ trong at lat và bản đồ giáo khoa treo tường để quan sát, phân
tích và rút ra nhận xét về các đối tượng, sự vật và hiện tượng Địa lí.
b. Khai thác kiến thức từ tranh ảnh Địa lí:


- Thông thường giáo viên có thể cho học sinh quan sát và nêu tên bức
tranh,ảnh nhằm xác định xem bức tranh, ảnh đó thể hiện cái gì, đặt một số câu
hỏi cho học sinh quan sát trước để chỉ ra những đặc điểm thuộc tính của đối
tượng Địa lí được thể hiện trên bức tranh, ảnh đó, rồi sau đó nêu biểu tượng và
khái niệm Địa lí trên cơ sở những đặc điểm và thuộc tính của đối tượng.
- Trong khi sử dụng tranh ảnh, giáo viên nên dùng phương pháp đàm thoại
hướng dẫn học sinh quan sát, tập trung chú ý những chi tiết quan trọng.
- Trong quá trình dạy học giáo viên cần phải chú ý: Tranh ảnh phải sử dụng
đúng chỗ, đúng lúc thì mới phát huy được hết tác dụng.
- Ngoài tranh ảnh Địa lí giáo khoa, người ta còn sử dụng tranh ảnh nhỏ
trong các tạp chí, họa báo…hoặc là một số tranh, ảnh mà giáo viên tự vẽ trên
bảng.
c. Khai thác kiến từ các biểu đồ:
- Hiện nay có nhiều loại biểu đồ khác nhau nhưng ở chương trình Địa lí 6
chỉ phổ biến biểu đồ cột trước hết giáo viên hướng dẫn cho học sinh nắm được
mục đích làm việc với biểu đồ:
- Đọc tên biểu đồ xem biểu đồ thể hiện đối tượng gì
- Quan sát toàn bộ biểu đồ để biết đại lượng thể hiện trên biểu đồ, trên
lãnh thổ nào, vào thời gian nào, trị số của các đại lượng được tính bằng gì.
- Đối chiếu, so sánh chiều cao của cột, kết hợp các số liệu rút ra nhận xét
về các đối tượng Địa lí được thể hiện trên biểu đồ.
- Kết hợp với kiến thức đã học, bước đầu hình thành kĩ năng xác lập mối
quan hệ để giải thích
3. Một số giải pháp khai thác kênh hình trong môn Địa lí 6:
- Kênh hình phải được sử dụng có hiệu quả cao, đáp ứng các yêu cầu về

nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục.
- Tập trung vào việc sử dụng kênh hình như một nguồn tri thức , tránh
dùng chúng trong việc minh họa cho kiến thức.


- Giáo viên phải có kế hoạch sử dụng kênh hình, nghiên cứu kĩ các kênh
hình để hiểu rõ nội dung, tác dụng của từng loại kênh hình trước khi lên lớp.
- Cần lựa chọn nội dung thiết thực, sử dụng tối đa các nội dung đã được
thể hiện trên mọi kênh hình.
- Khi soạn bài cần xây dựng được hệ thống câu hỏi, bài tập tươnbg đối
chuẩn xác, rõ ràng để học sinh dễ dàng làm việc với các loại kênh hình nhằm
lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng Địa lí.
- Giáo viên cần giúp học sinh nắm được trình tự các bước để tìm kiến
thức, rèn luyện kĩ năng, phát triển tư duy.
3.c.Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp:
Những giải pháp, biện pháp trên đây có thể áp dụng được ở tất cả các
trường trong ngành giáo dục, trong mọi điều kiện. Tuy nhiên để có kết quả cao
nhất trong quá trình dạy học thì đòi hỏi người thầy phải biết vận dụng mọi
phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học thích hợp, nhằm giúp học
sinh vừa có kiến thức, vừa rèn luyện được kĩ năng và năng lực hoạt động.
-

Giáo viên phải biết tổ chức cho học sinh hoạt động, hướng dẫn học

sinh thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, tạo điều kiện cho học sinh
nắm được và vận dụng các phương pháp học tập.
-

Trong quá trình dạy học Địa lí hạn chế thuyết trình, diễn giảng


mang tính nhồi nhét kiến thức.
-

Tăng cường các hình thức học tập cá nhân, học theo nhóm.

-

Hướng dẫn cho học sinh tận dụng tối đa và sử dụng có hiệu quả các

thiết bị dạy học của bộ môn.
3.d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
Giữa các giải pháp, biện pháp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho
nhau, không thể thiếu bất cứ biện pháp và giải pháp nào trong quá trình dạy học
bởi vì:Các kênh hình là điều kiện, phương tiện không thể thiếu được trong quá
trình nghiên cứu kiến thức.Đặc biệt trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, các kênh hình lại có


vai trò hết sức quan trọng, bởi chúng là cơ sở vật chất để học sinh tìm tòi kiến
thức, dạy học Địa lí hình thành cho các em kĩ năng khai thác kiến thức qua kênh
hình mà đây còn giúp cho học sinh dễ dàng áp dụng vào thực tiễn.
Kiến thức mới có cả ở hai kênh: Kênh hình và kênh chữ, nên trong quá trình
dạy học
Giáo viên phải biết kết hợp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ cả ở hai kênh
này, đặc biệt khi sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở dựa vào kênh hình để
tìm kiến thức, giáo viên cần chú ý hơn nguồn khiến thức của chúng đồng thời tạo
điều kiện cho học sinh làm việc với phương tiện này, cần dùng lời nói để hướng
dẫn học sinh quan sát, tìm ra kiến thức từ các kênh hình đó.Tuy vậy giáo viên
cũng không thể làm dụng kênh hình mà yêu cầu học sinh làm việc quá nhiều dẫn
đến làm loãng kiến thức, không trọng tâm , mà phải dựa theo nguyên tắc của một

tiết dạy đó là: Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ và đúng cường độ.Sau khi giáo viên
xá định được nguyên tắc rồi lúc đó mới bắt hình thành kĩ năng cuối cùng mới rèn
luyện kĩ năng.
II.4. Kết quả thu được qua quá trình khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề
nghiên cứu:
a.Kết quả thu được qua quá trình nghiên cứu:
Qua quá trình nghiên cứu , tìm tòi ra phương pháp tối ưu nhất để giảng
dạy theo các giải pháp trên nhằm đáp ứng với thực tế và trình độ học sinh tại địa
phương, bản thân nhận thấy rằng tỉ lệ học sinh không thích học môn Địa lí ngày
càng ít đi, trong tiết học các em sôi nổi hơn, giờ học sinh động hơn nhất là các
em dân tộc thiểu số.Đăc biệt tỉ lệ học sinh yếu, kém được đẩy lùi đáng kể. cụ thể:

Năm học
2011-2012

Tổng số học

Loại

Loại

Trung

sinh
300

giỏi
15

khá

50

bình
235

b.Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:

Yếu

Kém

00

00


Để đạt được kết quả cao trong quá trình dạy học, đòi hỏi người giáo viên
phải biết áp dụng phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh, với từng
bài, từng chương, phải nắm vững ý nghĩa, mục tiêu của việc hình thành kĩ năng
khai thác kiến kiến thức qua kênh hình cho học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 6
đang còn bỡ ngỡ nên người thầy cần biết lựa chọn một số kĩ nawngt cơ bản nào
cần hình thành cho học sinh trong bài học để học sinh học tập đạt kết quả cao.
III.KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ:
III.1.Kết luận:
Công việc quan trọng nhất của người thầy hiện nay là đào tạo con người
đủ đức, đủ tài để thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, tiến tới thực hiện thành
công con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Muốn làm được điều
này đòi hỏi người thầy phải biết lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp nhằm
phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh, học sinh cần thực sự hoạt động để
đạt được không chỉ những tri thức và kĩ năng của bộ môn mà quan trọng hơn là

tiếp thu được cách học, cách tự học. Do đó người thầy phải là người chỉ đạo,
điều khiển các hoạt động học tập tự giác của học sinh. Vì vậy trong quá trình
hình thành kĩ năng khai thác kiến kiến thức cho học sinh lớp 6 người thầy phải
khéo léo, để rèn luyện những kĩ năng sơ đẳng nhất .
III.2.Kiến nghị:
-

Đối với bộ giáo dục:

+ Bộ giáo dục cần biên soạn các thiết bị dạy học đảm bảo chất lượng.
+ Nhà xuất bản bản đồ tranh ảnh nên gọn hơn.
+ Biên soạn nhiều sách tham khảo.
-

Đối với phòng giáo dục:

Thường xuyên mở các lớp tập huấn về chuyên môn
-

Đối với nhà trường: Mua sắm thiết bị đầy đủ hơn.

Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân đã thực hiện tại trường
THCS Quang Trung và đã thu được một số kết quả đáng kể trong công giảng


dạy nhằm đưa chất lượng giáo dục nhà trường đi lên, giảm tỷ lệ học sinh yếu
kém. Làm học sinh tự giác, hứng thú trong học tập, góp phần đào tạo, bồi dưỡng
nhân tố con người phục vụ cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Mặc dù bản thân cũng đã cố gắng nhưng cũng không khỏi những thiếu
sót, kính mong ban giám khảo cùng các bạn đồng nghiệp cùng góp ý. Xin chân

thành cảm ơn ./
Krông Năng, ngày 20 tháng 02 năm 2013
Người viết

Nguyễn Thị Hiên


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1,Sách giáo khoa Địa lí lớp 6.
2,Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên các chu kì.( nhà xuất bản giáo dục)
3,Tài liệu một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trung học cơ sở
( Nhà xuất bản giáo dục)
4,Tài liệu tập huấn tập I,II và III về định hướng đổi mới phương pháp dạy
học.


PHỤ LỤC
Trang
I.Lí do chọn đề tài

1

II.Nội dung

3

III. Kết luận

15


Danh mục tài liệu tham khảo

17


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………





×