Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Rèn luyện kỹ năng khai thác kiến thức địa lý kinh tế xã hội qua atlat địa lý việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.83 KB, 18 trang )

SKKN “ Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức Địa lí – kinh tế xã hội qua Atlat Địa
lí Việt Nam”
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Đổi mới phương pháp dạy học đang trở thành một trong những vấn đề cấp
thiết ở nước ta, việc đổi mới phương pháp dạy học sẽ có hiệu quả cao khi kết hợp
với việc sử dụng các phương tiện dạy học. Trong giảng dạy bộ môn Địa lí, việc sử
dụng phương tiện dạy học là yêu cầu cần thiết, đặc biệt là việc khai thác kênh hình.
Những năm gần đây, do sự phát triển của khoa học và công nghệ, ngành
Giáo dục đã được cung cấp nhiều phương tiện dạy học để nâng cao hiệu quả giảng
dạy như: máy vi tính, máy chiếu đa năng, băng đĩa…Tuy nhiên, đối với môn Địa lí,
một trong nhưng phương tiện được cả thầy và trò sử dụng rộng rãi chính là bản đồ.
Đối với môn Địa lí 12, phương tiện dạy và học quan trọng không kém quyển Sách
giáo khoa là Atlat địa lí Việt Nam do công ty bản đồ tranh ảnh giáo khoa thuộc
NXB Giáo dục biên soạn.
Trong chương trình Địa lí lớp 12, để nâng cao hiệu quả khai thác kiến thức
cần phải sử dụng Atlat trong mỗi tiết học. Atlat được coi là cuốn sách giáo khoa thứ
2 cho học sinh đào sâu kiến thức Địa lí. Qua việc sử dụng Atlat giúp học sinh cụ thể
hoá các kiến thức trừu tượng, nắm bắt kiến thức một cách hệ thống, vững chắc,
nâng cao khả năng quan sát, phân tích, giải thích, chứng minh các vấn đề Địa lí lớp
12. Đối với Giáo viên, Atlat là phương tiện hỗ trợ dạy học thường xuyên và hiệu
quả trong các tiết dạy Địa lí lớp 12. Giáo viên dễ dàng vận dụng đổi mới phương
pháp để tổ chức cho học sinh khai thác kiến thức Địa lí lớp 12.
Cuốn Atlat thật sự quen thuộc và cần thiết đối với học sinh lớp 12, nhưng
việc sử dụng Atlat trong các tiết học còn nhiều hạn chế. Đa số các em chưa trang bị
Atlat trong mỗi tiết học, các em chỉ cần nó khi vào phòng thi, coi việc có nó như
một phong trào. Đó chính là lí do chúng ta thường thấy những quyển Atlat còn
thơm mùi giấy mới khi đi coi thi tốt nghiệp THPT. Chính vì thế, việc sử dụng và
khai thác kiến thức Địa lí trong Atlat để làm bài thi nhìn chung còn yếu. Việc phân
tích, giải thích các mối quan hệ nhân quả, quy luật địa lí còn gặp nhiều khó khăn,
lúng túng. Atlat có mặt trong phòng thi nhưng thực sự chưa phát huy được hiệu


quả, các em cầm Atlat vào phòng thi như để có cảm giác yên tâm, nhiều em thực sự
chưa biết làm gì với nó.
Với tầm quan trọng và thực trạng sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam của học sinh
ở trường THPT trong quá trình học tập, khai thác kiến thức Địa lí kinh tế - xã hội,
tôi chọn vấn đề “ Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức Địa lí kinh tế - xã hội
qua Atlat Địa lí Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.
1


SKKN “ Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức Địa lí – kinh tế xã hội qua Atlat Địa
lí Việt Nam”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Đối với giáo viên: nghiên cứu đề tài nhằm nâng cao khả năng sử dụng các
thiết bị dạy học nói chung và Atlat Địa lí Việt Nam trong giảng dạy môn Địa lí góp
phần nâng cao hiệu quả dạy học.
Đối với học sinh: giúp học sinh có khă năng tiếp nhận kiến thức và tự hoàn
thiện kiến thức thông qua việc khai thác và sử dụng Atlat, từ đó các em xác định
được vai trò của của một cuốn sách giáo khoa là Atlat.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Đối tượng mà đề tài hướng tới nghiên cứu và áp dụng là học sinh lớp 12. Rèn
luyện cho các em kĩ năng khai thác kiến thức Địa lí kinh tế xã hội qua Atlat.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Phương pháp tổng hợp: Sưu tầm, đọc các tài liệu liên quan để phục vụ cho
việc xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.
Phương pháp điều tra, khảo sát: Tiến hành điều tra tình hình sử dụng Atlat
của học sinh.
Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành dạy lớp 12A1, hướng dẫn học sinh
khai thác Atlat.
- Đúc rút kinh nghiệm trong việc dạy học của bản thân thông qua phương
pháp thực nghiệm.

PHẦN HAI: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1.1. Khái niệm về Atlat.
Atlat ( tập bản đồ) là một tập hợp có hệ thống các bản đồ Địa lí được sắp xếp
một cách lô gic để phục vụ cho mục đích dạy và học. Atlat có tính thống nhất cao
về cơ sở toán học, nội dung và bố cục bản đồ. [5].
Atlat Việt Nam là một dạng thu nhỏ của bản đồ Việt Nam, gồm nhiều loại
bản đồ khác nhau, được sắp xếp một cách hệ thống từ bản đồ tự nhiên đến bản đồ
dân cư, bản đề kinh tế chung, bản đồ các ngành kinh tế, bản đồ các vùng kinh tế.
Các kí hiệu của đối tượng Địa lí được thống nhất cho tất cả các bản đồ và được thể
hiện ngay ở trang đầu của Atlat. Một số kí hiệu không thống nhất được hoặc các kí
hiệu có thể xếp được vào các trang thì thể hiện ở từng trang bản đồ. Nội dung từng
trang bản đồ thường khá chi tiết và có sự kết hợp chặt chẽ giữa bản đồ và biểu đồ
nhằm giúp cho người sử dụng thông qua đọc bản đồ nắm được tình hình phát triển,
sự phân bố các đối tượng địa lí. Bởi vậy, muốn sử dụng Atlat trong học tập, ngoài
2


SKKN “ Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức Địa lí – kinh tế xã hội qua Atlat Địa
lí Việt Nam”
kĩ năng xác định vị trí, tìm đặc điểm của các đối tượng trên bản đồ cần dựa vào kí
hiệu, màu sắc, người học phải biết cách nhận xét, phân tích các loại biểu đồ. [2].
1.2. Vai trò và chức năng của Atlat Địa lí Việt Nam.
Atlat có tầm quan trọng trong việc giúp học sinh rèn luyện, phát triển kĩ
năng, nắm bắt, tái hiện kiến thức, tìm hiểu khái niệm, quy luật, phân tích mối quan
hệ nhân quả, khai thác các đối tượng Địa lí dàn trải trong không gian, nằm sâu
trong lòng đất.
Ở một góc độ nhất định trong hoạt động dạy học, Atlat có chức năng minh
hoạ, và là nguồn tri thức như một cuốn sách giáo khoa thứ 2. Thông qua Atlat, giáo
viên có thể giải thích, minh hoạ các vấn đề một cách dễ dàng.

Với học sinh, Atlat có chức năng là nguồn tri thức vì trong mỗi trang Atlat
đều chứa đựng những kiến thức Địa lí khác nhau, ẩn chứa trong hệ thống các kí
hiệu, màu sắc… là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho học sinh trong quá trình học tập
Địa lí lớp 12. Chính vì vậy, trong quá trình học và ôn tập Địa lí, người học nên
thường xuyên sử dụng Atlat để có những hiểu biết sâu sắc, cụ thể về Địa lí Tổ quốc,
phát triển kĩ năng sử dụng bản đồ, lòng say mê nghiên cứu Địa lí và tình yêu quê
hương đất nước. [2].
1.3. Cấu trúc của Atlat Địa lí Việt Nam.
Bố cục của Atlat Địa lí Việt Nam do nhà xuất bản Giáo dục phát hành năm
2015 có thể khái quát như sau: [3].
- Kí hiệu chung: Được thể hiện ở trang đầu ngay sau trang bìa. Hệ thống kí
hiệu chính là ngôn ngữ của bản đồ. [3].
- Bản đồ chung bao gồm các bản đồ: Hành chính, hình thể, địa chất khoáng
sản, khí hậu, các hệ thống sông, các nhóm và các loại đất chính, thức vật và động
vật, các miền tự nhiên, dân số, dân tộc. [3].
- Bản đồ dùng cho các ngành kinh tế bao gồm các bản đồ: Nông nghiệp
chung, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, công nghiệp chung, công nghiệp, giao
thông, thương mại, du lịch.[3].
- Bản đồ cho các vùng kinh tế bao gồm các bản đồ: Trung du và miền núi
Bắc Bộ, Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long, các vùng kinh tế trọng điểm.
[3].
- Cơ sở toán học của các trang bản đồ đều được thiết kế có tính thống nhất.
Tỉ lệ chung cho các trang bản đồ chính là 1:6 000 000, tỉ lệ 1:9 000 000 dùng cho
các bản đồ ngành, tỉ lệ 1:18 000 000 dùng cho các bản đồ phụ và tỉ lệ 1:3 000 000
dùng cho bản đồ các miền và các vùng kinh tế. [4].
3


SKKN “ Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức Địa lí – kinh tế xã hội qua Atlat Địa

lí Việt Nam”
Trong mỗi vùng đều có các bản đồ tự nhiên, bản đồ kinh tế và biểu đồ GDP
so với cả nước.
Trong một trang của bản đồ thường thể hiện nhiều yếu tố: Địa lí tự nhiên, địa
lí kinh tế xã hội, một số hình ảnh quan trọng của các địa phương về sản xuất, hoạt
động văn hoá…
1.4. Những kiến thức Địa lí kinh tế - xã hội trong SGK địa lí 12 ( ban cơ bản)
có sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.
Bảng: Bài học trong SGK có sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. [3,4].
Bài
Các mục của Nội dung Atlat Trang Mục tiêu sử dụng Atlat
bài học có sử được khai thác
trong mục bài học
dụng Atlat
Bài 16: 1. Đông dân, Bản đồ dân tộc 16
- Học sinh chứng minh Việt
Vị trí địa có
nhiều
Nam có nhiều dân tộc

và thành phần
- Sự phân bố điển hình của
phạm vi dân tộc.
các dân tộc ở Trung du miền
lãnh thổ
núi Bắc Bộ, Tây Nguyên,
Đồng bằng sông Cửu
long…
Bài 18: 2. Mạng lưới Bản đồ dân số 15
Kể tên và xác định được vị

Đô
thị đô thị
trí các đô thị lớn , các đô thị
hoá
vừa và nhỏ
Bài 20: 1.
Chuyển Bản đồ kinh tế 17
- Học sinh nhận xét sự
Chuyển
dịch cơ cấu chung
chuyển dịch cơ cấu GDP
dịch cơ ngành kinh
theo khu vực kinh tế ( qua
cấu kinh tế.
biểu đồ trong Atlat)
tế
- Sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế giữa các vùng ( qua
biêu đồ trong Atlat)
Bài 22: 1.
Ngành - Bản đồ hình 6,7
- Xác định các đồng bằng
Vấn
đề trồng trọt
thể
lớn: Đồng bằng sông Hồng,
phát triển 2. ngành chăn - Bản đồ nông
đồng bằng sông Cửu Long,
nông
nuôi

nghiệp chung. 18
đồng bằng Duyên hải miền
nghiệp
- Bản đồ lúa,
Trung
cây
công
- Nhận xét tình hình sản
nghiệp, chăn
xuất, phân bố lương thực,
nuôi
19
thực phẩm, cây công
4


SKKN “ Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức Địa lí – kinh tế xã hội qua Atlat Địa
lí Việt Nam”

Bài 24:
Vấn
đề
phát triển
ngành
thuỷ sản.

1.
Ngành Bản đồ thuỷ
thuỷ sản
sản và lâm

nghiệp
20
2. Bản đồ lâm
nghiệp

Bài 25:
Tổ chức
lãnh thổ
nông
nghiệp
Bài 26:

cấu
ngành
công
nghiệp

2. Các vùng Bản đồ nông
nông nghiệp nghiệp chung
18
ở nước ta

Bài 27:
Vấn
đề
phát triển
một
số
ngành


1. Cơ cấu
công nghiệp
theo ngành
2. Cơ cấu
công nghiệp
theo
thành
phần kinh tế.
3. Cơ cấu
công nghiệp
theo lãnh thổ
1.
Công
nghiệp năng
lượng
2.
Công
nghiệp
chế

Bản đồ công
nghiệp chung
21

- Bản đồ địa
chất
khoáng 8
sản
- Bản đồ công
nghiệp

năng

nghiệp, ngành chăn nuôi
- Xác định được các cây
công nghiệp chính, cây
lương thực chhính ở nước
ta.
- Xác định 4 ngư trường
trọng điểm và nhận định
ngư trường lớn nhất của
nước ta.
- Nhận xét tình hình phát
triển và phân bố ngành thuỷ
sản. Xác định các vùng nuôi
trồng thuỷ sản lớn của nước
ta. Kể tên một số tỉnh điển
hình về nuôi trồng thuỷ sản.
- Nhận xét tình hình phát
triển, phân bố Lâm nghiệp.
- Xác định 7 vùng nông
nghiệp nước ta.
- Kể tên các sản phẩm
chuyên môn hoá của từng
vùng
- Trình bày cơ cấu và xu
hướng chuyển dịch cơ cấu
ngành công nghiệp, cơ cấu
công nghiệp theo thành
phần kinh tế.
- Trình bày sự phân hoá

lãnh thổ công nghiệp, kể tên
các trung tâm công nghiệp
lớn, các sản phẩm chính của
trung tâm.
- Học sinh xác tiềm năng
phát triển các ngành công
nghiệp thông qua nguồn
nguyên liệu: bản đồ khoáng
sản (than, dầu khí)…
5


SKKN “ Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức Địa lí – kinh tế xã hội qua Atlat Địa
lí Việt Nam”
công
nghiệp
trọng
điểm

biến
lương lượng
22
thực,
thực - Bản đồ công
phẩm.
nghiệp
chế
biến
lương
thực,

thực
phẩm
22

Bài 28:
Vấn đề tổ
chức lãnh
thổ công
nghiệp.

3. Các hình Bản đồ công
thức chủ yếu nghiệp chung
21
về tổ chức
lãnh thổ công
nghiệp.

Bài 29: 1. Bài tập 3
Thực
hành

Bản đồ công
nghiệp chung
21
Bản đồ giao
thông
23

Bài 30: 1. Giao thông Bản đồ giao
Vấn

đề vận tải
thông vận tải
23
phát triển
ngành
giao
thông vận

- Trình bày cơ cấu, sự phát
triển và phân bố ngành
năng lượng và giải thích vì
sao lại có sự phân bố như
vậy.
- Trình bày sự phát triển,
phân bố của công nghiệp
chế biến lương thực, thực
phẩm và giải thích vì sao lại
có sự phân bố như vậy.
- Học sinh xác định các
điểm công nghiệp, khu công
nghiệp các trung tâm công
nghiệp ( quy mô rất lớn,
trung tâm công nghiệp quy
mô lớn, quy mô vừa, quy
mô nhỏ), vùng công nghiệp.
- Cơ cấu ngành trong các
trung tâm công nghiệp, các
ngành công nghiệp then
chốt của khu công nghiệp,
vùng công nghiệp

- Xác định được vị trí của
Đông Nam Bộ trong phát
triển công nghiệp cả nước.
- Giải thích tại sao Đông
Nam Bộ là vùng có tỉ trọng
giá trị sản xuất công nghiệp
lớn nhất cả nước.
- Các ngành công nghiệp
chủ đạo ở Đông Nam Bộ.
- Kể tên các tuyến đường bộ
quan trọng theo hướng Bắc
Nam, Đông Tây
- Vai trò của Quốc lộ 1A.
- Kể tên các tuyến đường
biển, đường hàng không
6


SKKN “ Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức Địa lí – kinh tế xã hội qua Atlat Địa
lí Việt Nam”
tải

thông tin
liên lạc
Bài 31: 1.
Thương Bản đồ ngoại
Vấn
đề mại
thương
24

phát triển
thương
mại
2. Du lịch
Bản đồ du lịch 25

Bài 32:
Vấn
đề
khai thác
thế mạnh
ở Trung
du

miền núi
Bắc Bộ

1. Khái quát Bản đồ hành
chung.
chính
Việt 4,5
Nam
2. Khai thác, Bản đồ tự
Chế
biến nhiên và kinh
khoáng sản tế của vùng
26
và thuỷ điện

Bài 33:

Vấn
đề
chuyển
dịch cơ
caúu kinh
tế
theo
ngành ở
Đồng
bằng sông
Hồng
Bài 35:
Vấnn đề
phát triển
kinh tế xã

1. Các thế
mạnh chủ yếu
của vùng
2. Các hạn
chế chủ yếu
của vùng

- Bản đồ tự
nhiên và kinh
tế của vùng
26
- Bản đồ hành
chính
Việt

Nam
4,5

1. Khái quát
chung.
2. Hình thành
cơ cấu nông

- Bản đồ kinh
tế và tự nhiên 27
của vùng.
- Bản đồ hành

quốc tế, cảng biển và cụm
cảng quan trọng ở nước ta.
- Học sinh xác định được thị
trường chính của nước ta
được mở rộng ra thế giới,
đặc biệt là thị trường Châu
Á và Châu Âu
- Học sinh trình bày tài
nguyên du lịch nước ta ( tài
nguyên tự nhiên và tài
nguyên nhân văn) và các
trung tâm du lịch lớn, các
vùng du lịch.
Xác định vị trí địa lí, tên các
tỉnh, thành phố
- Xác định thế mạnh về
khoáng sản, thuỷ điện.

- Học sinh chứng minh được
đây là vùng trồng, chế biến
cây công nghiệp, cây dược
liệu, rau quả cận nhiệt và ôn
đới.
- Học sinh xác định vị trí địa
lí, kể tên các tỉnh, thành phố
- Trình bày các thế mạnh
của vùng

- Học sinh xác định vị trí địa
lí, phạm vi lãnh thổ, tên các
tỉnh thành phố
- Trình bày cơ sở hình thành
7


SKKN “ Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức Địa lí – kinh tế xã hội qua Atlat Địa
lí Việt Nam”
hội ở Bắc lâm
Trung Bộ nghiệp

Bài 36:
Vấn
đề
phát triển
kinh tế xã
hội

Duyên

hải Nam
Trung Bộ

Bài 37:
vấn
đề
khai thác
thế mạnh

Tây
Nguyên

Bài 42:
Vấn
đề
phát triển
kinh tế,
an ninh
quốc
phòng ở

ngư chính
Nam

Việt 4,5

1. Khái quát - Bản đồ tự
chung
nhiên và kinh
tế của vùng

2. Phát triển - Bản đồ hành
tổng hợp kinh chính
tế biển
- Bản đồ lâm
nghiệp và thuỷ
sản
- Bản đồ du
lịch

1. Khái quát - Bản đồ tự
chung.
nhiên và kinh
2. Phát triển tế của vùng
cây
công - Bản đồ hành
nghiệp
lâu chính
năm
-Bản đồ nông
nghiệp chung
- Bản đồ cây
công nghiệp

1. Vùng biển
và thềm lục
địa nước ta
giàu
tài
nguyên
2. Các đảo và

quần đảo.

27
4,5
20

25

28
4,5
18
19

- Bản đồ hành
chính
4,5
- Bản đồ lâm
nghiệp và thuỷ
sản
20
- Bản đồ du
lịch
25

cơ cấu nông lâm ngư nghiệp
- Xác định các trung tâm
công nghiệp, các nông sản,
vùng trồng rừng…
- Học sinh xác định vị trí địa
lí, phạm vi lãnh thổ, kể tên

các tỉnh, thành phố
- Học sinh chứng minh sự
phát triển tổng hợp kinh tế
biển của vùng:
+ Nghề cá: Tiềm năng và
hiện trạng
+ Du lịch biển: Tiềm năng
và hiện trạng
+ Dịch vụ hàng hải: Tiềm
năng và hiện trạng
+ Khai thác khoáng sản:
Tiềm năng và hiện trạng
- Học sinh xác định vị trí địa
lí, phạm vi lãnh thổ, kể tên
các tỉnh, thành phố
- Tìm hiểu điều kiện và tình
hình phát triển cây công
nghiệp lâu năm
+ Cây công nghiệp lâu năm:
diện tích, sản lượng, phân
bố
+ Cây công nghiệp hàng
năm: diện tích, sản lượng,
phân bố
- Xác định vùng Biển Đông,
các đảo, quần đảo.
- Kể tên các ngư trường
trọng điểm
- Kể tên các điểm du lịch


8


SKKN “ Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức Địa lí – kinh tế xã hội qua Atlat Địa
lí Việt Nam”
Biển
Đông, các
đảo

quần đảo.
Bài 43:
Các vùng
kinh
tế
trọng
điểm

Bản
đồ
khoáng sản
8

1. Qúa trình Bản đồ các
hình thành và vùng kinh tế
thực
trạng trọng điểm
30
phát triển
3. Ba vùng
kinh tế trọng

điểm

- Học sinh xác định vị trí địa
lí, kể tên các tỉnh, thành phố
thuộc các vùng kinh tế trọng
điểm
- Nhận xét tình hình phát
triển kinh tế của 3 vùng
kinh tế trọng điểm.

II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
2.1. Thực trạng sử dụng Atlat của Giáo viên.
Trong chương trình Địa lí lớp 12, Atlat có thể coi là cuốn sách giáo khoa thứ
2, nhưng trên thực tế chưa được sử dụng và khai thác có hiệu quả. Giáo viên chưa
dành thời gian hướng dẫn cách đọc và sử dụng Atlat nên học sinh sử dụng Atlat và
khai thác kiến thức từ Atlat còn lúng túng, vì vậy các em không thích sử dụng Atlat.
Việc sử dụng Atlat trong các tiết học còn rất hạn chế. Atlat chỉ được sử dụng khi có
bài thực hành hoặc làm những bài tập liên quan. Nguyên nhân của tình trạng trên là
do giáo viên chưa tạo được hứng thú, say mê cuốn Atlat cho học sinh nên hầu hết
các em chưa trang bị cho mình như một cuốn sách. Mặt khác, để khai thác kiến
thức trong Atlat cần có nhiều thời gian, trong 45 phút học không thể khai thác được
hết kiến thức sách giáo khoa và Atlat.
2.2. Thực trạng đối với học sinh.
Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy khả năng sử dụng Atlat của học sinh
còn nhiều hạn chế. Các em chưa biết khai thác các thông tin từ bản đồ, lược đồ,
biểu đồ trong Atlat vào các bài học để phát hiện kiến thức cũng như củng cố kiến
thức. Vì vậy, kết quả học tập chưa cao, trong quá trình học việc sử dụng Atlat còn
lúng túng, chưa có hứng thú. Hầu hết các em trang bị Atlat theo phong trào, nhiều
em đến lúc đi thi mới chuẩn bị Atlat. Những em có ý thức trang bị Atlat mới chỉ sử
dụng khi làm bài kiểm tra, bài thực hành, bài tập và trả lời câu hỏi liên quan. Chính

vì vậy, khi đi thi học sinh không thể khai thác có hiệu quả cuốn Atlat. Khi được hỏi
tại sao không sử dụng Atlat trong quá trình học tập, đa số các em cho rằng: việc học
trên Atlat phức tạp hơn nhiều so với học thuộc lòng, vì vậy các em xem Atlat chỉ là
phương tiện minh hoạ. Một số em lại cho rằng: Mua Atlat làm gì cô, học trong sách
9


SKKN “ Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức Địa lí – kinh tế xã hội qua Atlat Địa
lí Việt Nam”
giáo khoa còn chưa hết. Thực sự các em chưa nhận thấy vai trò quan trọng của
Atlat trong khai thác kiến thức địa lí.
III. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
3.1. Mục tiêu cần đạt được để rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức Địa lí kinh
tế xã hội cho học sinh qua Atlat Địa lí Việt Nam.
* Khi hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat khi khai thác kiến thức Địa lí kinh tế xã
hội, Giáo viên cần đạt được mục tiêu:[1,2,5,6].
- Giúp học sinh nắm vũng kiến thức Địa lí kinh tế xã hội lớp 12
- Vận dụng kiến thức trong sách giáo khoa vào khai thác kiến thức trong
Atlat
- Học sinh sử dụng Atlat để mô tả, trình bày sự phân bố các đối tượng địa lí
kinh tế xã hội
- Học sinh mô tả, phân tích mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí kinh tế xã
hội thông qua Atlat.
-Thông qua sử dụng Atlat, học sinh có thể tự làm các bài tập, kiểm tra đánh
giá kiến thức của mình sau khi học xong bài học.
* Để sử dụng Atlat có hiệu quả, giáo viên cần giúp học sinh: [1,2,5,6].
- Hiểu được cấu trúc của Atlat ( gồm các trang, mục nào, sắp xếp ra sao)
- Đọc hệ thống kí hiệu, chú giải ở trang đầu để biết các kí hiệu thể hiện trên
bản đồ và cố gắng ghi nhớ càng nhiều kí hiệu càng tốt.
- Đọc tên, mô tả một số đối tượng Địa lí, chú ý đến việc phân tích các biểu

đồ, số liệu… trong các trang Atlat.
- Xác định phương hướng, vị trí của các đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Xác định mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Phối hợp các trang bản đồ liên quan.
* Đối với giáo viên: Sử dụng Atlat cần tiến hành theo các bước sau:[1,2,5,6].
Bước 1: Nghiên cứu nội dung bài học có liên quan đến hoạt động trong Atlat.
Khi soạn một tiết dạy, giáo viên nghiên cứu xem bài có cần sử dụng Atlat không?
Sử dụng có phát huy được tính tích cực của học sinh không? thời gian tiết học có
đảm bảo không?
Bước 2: Xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với nội dung bài học và Atlat
tạo cơ hội cho học sinh tích cực, chủ động tái hiện kiến thức và rút ra kết luận.
Bước 3: Giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức Atlat liên
quan đến bài học.
Bước 4: Cho học sinh trao đổi và trình bày kết quả nghiên cứu.

10


SKKN “ Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức Địa lí – kinh tế xã hội qua Atlat Địa
lí Việt Nam”
3.2. Cách thức, biện pháp hướng dẫn học sinh rèn luyện kĩ năng khai thác kiến
thức Địa lí kinh tế xã hội qua Atlat Địa lí Việt Nam.
3.2.1. Rèn luyên kĩ năng tìm hiểu kiến thức Địa lí dân cư qua khai thác bản đồ,
biểu đồ trong Atlat.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh cách phân tích bản đồ dân số ( trang 15), bản
đồ dân tộc ( trang 16): Nội dung chính của 2 trang này là thể hiện mật độ dân số,
các điểm dân cư thành thị, sự phân bố các dân tộc theo ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ.
Bên cạnh đó là các biểu đồ thể hiện tình hình dân số Việt Nam qua các năm, kết cấu
dân số theo giới, theo độ tuổi, cơ cấu dân số hoạt động theo ngành.
- Hướng dẫn học sinh xác định phương pháp kí hiệu trên bản đồ dân số ( nền

chất lượng), mật độ dân số các vùng được thể hiện bằng các gam màu. Từ đó, học
sinh nhận định vị trí tập trung các điểm dân cư, nhận xét và so sánh sự phân bố dân
cư, giải thích nguyên nhân. Ví dụ so sánh sự phân bố dân cư ở Đồng bằng sông
Hồng với Trung du và miền núi Bắc Bộ, vì sao lại có sự khác biệt về phân bố dân
cư như vậy.
Các điểm dân cư đô thị được thể hiện theo quy mô dân số và cấp đô thị. Quy
mô dân số của các đô thị được thể hiện thông qua kích thước và hình dạng kí hiệu
với các bậc khác nhau ( đô thị loại dặc biệt, đô thị loại 1,2,3,4,5). Từ đó, học sinh
xác định được sự phân bố của các đô thị theo vùng, quy mô các đô thị, các đô thị có
dân số đông nhất nước ta, kể tên được các đô thị đặc biệt.
- Hướng dẫn học sinh giải thích mối liên hệ giữa bản đồ dân số với các bản
đồ khác. Ví dụ mối liên hệ giữa bản đồ dân cư và bản đồ công nghiệp, học sinh sẽ
nhận thấy, nơi tập trung đông dân cũng chính là nơi có nền công nghiệp phát triển.
- Hướng dẫn học sinh nắm được màu sắc của các ngữ hệ và các ngôn ngữ để
dễ dàng đọc và hiêu bản đồ. Nhận xét các ngữ hệ và ngôn ngữ trên toàn lãnh thổ.
Ví dụ nhóm ngữ hệ Nam Á bao gồm nhóm ngôn ngữ nào? phân bố ở vùng nào?
- Phân tích ảnh hưởng của sự phân bố dân tộc đến sự phát triển kinh tế xã hội
và an ninh quốc phòng, đặc biệt là Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.
* Phân tích bản đồ, biểu đồ trang 15 của Atlat để dạy bài 16, 17 sách giáo khoa Địa
lí 12 ban cơ bản để rút ra đặc điểm dân cư và nguồn nhân lực nước ta.
- Dựa vào màu sắc của bản đồ, phân tích mật độ dân số: Vùng nào có mật độ
dân số cao, vùng nào có mật độ dân số thấp, tại sao lại có sự phân bố như vậy, tác
động của sự phân bố đó đến phát triển kinh tế xã hội nước ta.
- Phân tích biểu đồ dân số qua các năm, học sinh nhận thức được: Dân số
nước ta đông, gia tăng nhanh từ đầu thế kỉ XX đến nay.

11


SKKN “ Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức Địa lí – kinh tế xã hội qua Atlat Địa

lí Việt Nam”
- Phân tích tháp tuổi, rút ra kết luận: Nước ta có kết cấu dân số trẻ, giải thích
xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi, so sánh được giới tính nam và nữ.
- Phân tích biểu đồ sử dụng lao động theo ngành: Nước ta có nguồn lao động
dồi dào, tỉ lệ lao động trong lĩnh vực nông lâm thuỷ sản chiếm tỉ trọng cao.
3.2.2. Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức các ngành kinh tế thông qua Atlat.
* Tìm hiểu tình hình sản xuất nông nghiệp nước ta qua bản đồ ở trang 18,19 trong
Atlat để dạy bài 21, 22, 23 sách giáo khoa Địa lí 12, ban cơ bản.
Bản đồ nông nghiệp chung thể hiện: Hiện trạng sử dụng đất, các vùng nông
nghiệp, các cây trồng vật nuôi chính và các bản đồ phụ thể hiện giá trị sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. [5].
- Hướng dẫn học sinh dựa vào hệ thống kí hiệu để xác định các vùng nông
nghiệp, các loại cây trồng, vật nuôi đặc trưng của từng vùng nông nghiệp. Ví dụ:
cho học sinh xác định vị trí của 2 vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm ( Đồng
bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long) và kể tên các loại cây trồng, vật nuôi
chủ yếu của vùng. Xác định các vùng chyên canh cây công nghiệp ( Đông Nam Bộ,
Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ) và kể tên các loại cây công nghiệp
chính của vùng.
- Về chăn nuôi: Hai vùng có đàn trâu lớn nhất là Đông bắc và Bắc Trung Bộ,
trong đó 3 tỉnh đứng đầu là nghệ An, Thanh Hoá, Lạng Sơn.[5]. Bắc Trung Bộ,
Duyên hải Nam Trung Bộ có đàn bò lớn nhất, đứng đầu là các tỉnh nghệ An, Thanh
Hoá.
Trang bản đồ nông nghiệp ngành: có 3 bản đồ: bản đồ lúa, bản đồ cây công
nghiệp, bản đồ chăn nuôi.
+ Bản đồ lúa: Thể hiện diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương
thực, diện tích và sản lượng lúa của các tỉnh. Học sinh khai thác các kiến thức đó
thông qua màu sắc, biểu đồ. Giải thích vì sao có sự chênh lệch về diện tích và sản
lượng lúa giữa các địa phương.
+ Bản đồ cây công nghiệp: Thể hiện diện tích trồng cây công nghiệp của các
tỉnh, diện tích cây công nghiệp so với diện tích gieo trồng, sự phân bố một số cây

công nghiệp. Giải thích sự khác nhau giữa các vùng.
+ Bản đồ chăn nuôi: Thể hiện số lượng gia súc, gia cầm các tỉnh, sản lượng
thịt hơi xuất chuồng theo đầu người thông qua màu sắc, biểu đồ. Giải thích vì sao
lại có sự khác biệt về chăn nuôi gia súc, gia cầm giữa các vùng.
* Tìm hiểu tình hình sản xuất công nghiệp nước ta qua bản đồ ở trang 21,22 trong
Atlat để dạy bài 26 , 27, 28 sách giáo khoa Địa lí 12, ban cơ bản.

12


SKKN “ Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức Địa lí – kinh tế xã hội qua Atlat Địa
lí Việt Nam”
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bản đồ công nghiệp chung để tìm hiểu sự
phân bố công nghiệp? Xác định khu vực có mức độ tập trung công nhiệp cao, khu
vực có mức độ tập trung công nghiệp thấp? Gỉai thích tại sao lại có sự phân bố như
vậy? Xác định các trung tâm công nghiệp có quy mô rất lớn, quy mô lớn, quy mô
vừa và quy mô nhỏ? Căn cứ vào biểu đồ để tìm hiểu sự gia tăng giá trị sản xuất
công nghiệp, giá trị sản xuất phân theo nhóm ngành, phân theo thành phần kinh tế.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bản đồ các ngành công nghiệp trọng điểm ở
trang 22 Atlat để tìm hiểu sự phát triển, phân bố các ngành công nghiệp năng
lượng, chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tranh ảnh trong các trang Atlat để ghi nhớ,
khắc sâu kiến thức về sự phát triển và phân bố các ngành công nghiệp chủ chốt ở
nước ta.
* Tương tự như vậy, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các bản đồ giao thông,
thương mại, du lịch.
3.2.3. Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức địa lí kinh tế - xã hội của các vùng
kinh tế.
Để mang lại hiệu quả kinh tế cao khi khai thác kiến thức địa lí các vùng kinh
tế, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đạt được những yêu cầu sau:

- Xác định vị trí địa lí, vị trí tiếp giáp, ranh giới các vùng.
- Lựa chọn các trang bản đồ liên quan như: Hành chính, địa hình, đất đai, khí
hậu, khoáng sản, lâm sản, thuỷ sản, công nghiệp….
- Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, đặc điểm dân cư.
- Phát hiện tiềm năng, thế mạnh, hạn chế của vùng.
Ví dụ: Tìm hiểu vùng kinh tế Đồng bằng sông Hồng, giáo viên hướng dẫn học sinh
khai thác bản đồ trang 26 với các nội dung sau:
- Xác định quy mô, ranh giới của vùng: Phía Bắc và Tây bắc giáp Trung du
và Miền núi Bắc Bộ, phía Nam giáp Bắc trung bộ, phía Đông là Vịnh Bắc Bộ.
- Học sinh nhận định ý nghĩa của vị trí địa lí đối với việc phát triển kinh tế xã
hội của vùng và cả nước:
+ Hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ dân số trang 15 để tìm hiểu quy mô
dân số, từ đó đánh giá nguồn lao động và nhận định chất lượng nguồn lao động của
vùng.
+ Hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ kinh tế chung trang 17 để nhận định
về sự phát triển kinh tế của vùng so với cả nước. Từ đó khẳng định đây là vùng
kinh tế trọng điểm của cả nước, là vùng có mức độ tập trung công nghiệp cao ở
nước ta.
13


SKKN “ Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức Địa lí – kinh tế xã hội qua Atlat Địa
lí Việt Nam”
+ Hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ trang 26 để xác định các trung tâm
công nghiệp của vùng, cơ cấu ngành công nghiệp trong vùng. Nhận định về sự phát
triển nông nghiệp với các nông sản chính, vai trò của ngành nông nghiệp Đồng
bằng sông Hồng so với cả nước.
Tương tự như vậy, giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức Địa lí
kinh tế Xã hội ở các vùng khác.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

Qua quá trình hướng dẫn cho học sinh lớp 12A1 sử dụng Atlat để khai thác
kiến thức Địa lí kinh tế xã hội, tôi nhận thấy:
- Số lượng học sinh trang bị Atlat tăng nhanh, đa số các em đã có ý thức
trang bị Atlat cho mình giống như cuốn sách giáo khoa thứ 2.
- Bước đầu học sinh đã có thói quen sử dụng Atlat trong các bài học, các em
đang dần dần tạo cho mình sự đam mê cuốn Atlat. Phần lớn các em hào hứng khi
được trả lời các câu hỏi liên quan đến Atlat và thường đạt kết quả cao khi làm các
bài tập liên quan đến sử dụng Atlat.
- Trong quá trình sử dụng Atlat, đa số học sinh đã tạo được hứng thú khi
khai thác, đào sâu kiến thức, đánh giá được mối liên hệ giữa các yếu tố địa lí.
- Qua khảo sát, có đến 70% học sinh trong lớp cho rằng: các em không phải
học thuộc lòng như trước đây mà vẫn ghi nhớ, khắc sâu kiến thức của bài học một
cách sâu sắc, sinh động.
PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Nếu như bản đồ là phương tiện không thể thiếu trong việc khảo sát, nghiên
cứu địa lí thì trong việc giảng dạy, học tập Địa lí ở nhà trường phổ thông, nó cũng
có vai trò không kém phần quan trọng.Việc rèn luyên kĩ năng bản đồ giúp học sinh
lĩnh hội được kiến thức Địa lí một cách nhẹ nhàng, nhanh chóngvà ghi nhớ lâu bền.
Rèn luyện kĩ năng bản đồ còn là một phương tiện đặc biệt để phát triển năng lực tư
duy nói chung và năng lực tư duy Địa lí nói riêng. Trong khi sử dụng bản đồ, học
sinh phải luôn luôn quan sát, tưởng tượng, phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp,
khái quát hoá, tư duy của các em luôn luôn hoạt động và phát triển. 1
Làm việc với Atlat thì việc học và ôn tập Địa lí 12 sẽ thuận lợi hơn rất
nhiều, Atlat giúp học sinh hình dung được tình hình phát triển và phân bố của các
đối tượng địa lí trong không gian, giam tính trừu tượng của nội dung bài học, hạn
chế việc ghi nhớ máy móc. Trên cơ sở sử dụng Atlat, học sinh sẽ có nhiều khả năng
đạt kết quả cao ở các kì thi, trong đó có kì thi THPTQG.
14



SKKN “ Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức Địa lí – kinh tế xã hội qua Atlat Địa
lí Việt Nam”
Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức địa lí qua bản đồ, Atlat là kĩ năng
không thể thiếu khi học tập bộ môn Địa lí. trong quá trình nghiên cứu và vận dụng
sáng kiến, tôi đã có được những kết quả đáng mừng. Đó chính là động lực để tôi có
thể thực hiện rộng ở các năm học sau.
II. KIẾN NGHỊ.
Đối với giáo viên: Trong quá trình giảng dạy 1 tiết học, cần dành thời gian
hợp lí để hướng dẫn học sinh các kĩ năng cần thiết khi khai thác kiến thức trong
Atlat. Động viên 100% học sinh lớp 12 trang bị Atlat và sử dụng Atlat trong các tiết
học như một cuốn sách giáo khoa.
Đối với nhà trường: Trang bị Atlat ở phòng thư viện để khi cần học sinh có
thể mượn. Đặc biệt, tạo điều kiên cho những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
được mượn Atlat trong thời gian dài.
Với mong muốn hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức Địa lí kinh tế xã hội
qua Atlat Địa lí Việt Nam, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài trên. Trong quá trình
nghiên cứu, tôi đã cố gắng hết mình, vận dụng những kinh nghiệm tích luỹ trong
nhiều năm và tham khảo khá nhiều tài liệu. Tuy nhiên, đề tài không thể tránh khỏi
những thiếu sót, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo trong
và ngoài bộ môn để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Tôi hy vọng, đề tài sẽ được sử
dụng rộng rãi khi giảng dạy Địa lí lớp 12
Tôi xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG.

Thanh hoá, ngày 15 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết


Đỗ Thị Hảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
15


SKKN “ Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức Địa lí – kinh tế xã hội qua Atlat Địa
lí Việt Nam”
[1]. Rèn luyện kĩ năng địa lí: Mai Xuân Sơn, Nhà xuất bản giáo dục 1998.
[2]. Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT: Phạm Thị Sen ( chủ biên), Nhà xuất
bản giáo dục 2011.
[3]. Atlat Địa lí Việt Nam: Ngô Đạt Tam - Nguyễn Quý Thao, Nhà xuất bản giáo
dục 2015.
[4]. Sách giáo khoa, sách giáo viên Địa lí 12: Lê Thông ( tổng chủ biên), Nhà xuất
bản giáo dục 2010.
[5].Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kỳ 3 ( 2004 – 2007):
Đặng Văn Đức - Lê Huỳnh - Đỗ Minh Đức, năm 2005.
[6]. Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet

16


SKKN “ Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức Địa lí – kinh tế xã hội qua Atlat Địa
lí Việt Nam”
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………...1
I. Lí do chọn đề tài………………………………………………………………….1
II. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………….2
III. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………...…...........2

IV. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………...………..2
NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI…………………………………………...……………2
I. Cơ sở lí luận của SKKN …………………………………………………………2
1.1. Khái niệm về Atlat………………………………………..… …… ……2
1.2. Vai trò và chức năng của Atlat Địa lí Việt Nam…………………...........3
1.3. Cấu trúc của Atlat Địa lí Việt Nam ……………………………… …….3
1.4. Những kiến thức Địa lí kinh tế xã hội trong SGK Địa lí 12 có sử dụng
Atlat địa lí 12………………………………………………………………… …….4
II. Thực trạng của vấn đề …………………………………………………………. 9
2.1. Thực trạng sử dụng Atlat của giáo viên giáo viên………………..
9
2.2 Thực trạng sử dụng Atlat đối với học sinh ……………………… …...9
III. Giải pháp tổ chức thực hiện…………………………………………………...10
3.1. Mục tiêu cần đạt được để rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức địa lí
kinh tế - xã hội cho học sinh qua Atlat địa lí Việt Nam. ………………………….10
3.2. Cách thức, biện pháp hướng dẫn học sinh rèn luyện kĩ năng khai thác
kiến thức Địa lí kinh tế - xã hội qua Atlat địa lí Việt Nam………………………..11
3.2.1. Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức Địa lí dân cư qua khai thác bản
đồ, biểu đồ trong Atlat…………………………………………………... ……… 11
3.2.2. Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức các ngành kinh tế……………12
3.2.3. Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức địa lí kinh tế - xã hội của các
vùng kinh tế. ………………………………………………………………………13
IV. Hiệu quả của SKKN……………… …………………………… ..…………..14
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………… …..…………14
I. Kết luận……………… ……………………………………………..
14
II. Kiến nghị …………………………………………………………… 15

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ


TRƯỜNG THPT LÊ HOÀN
17


SKKN “ Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức Địa lí – kinh tế xã hội qua Atlat Địa
lí Việt Nam”

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG KHAI THÁC KIẾN THỨC ĐỊA
LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI QUA ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM

Người thực hiện: Đỗ Thị Hảo
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Địa lí

THANH HOÁ NĂM 2017

18



×