Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Một số biện pháp sửa lỗi tập đọc cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141 KB, 16 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1) Lý do chọn đề tài :
Bậc tiểu học là “ Bậc học nền tảng trong hệ thống
giáo dục của nền giáo dục Việt Nam”. Những gì các em
học được, hình thành được ở bậc tiểu học được tích tụ lại,
trở thành phẩm chất và những phương tiện làm hành
trang theo suốt cuộc đời của mỗi con người.
Nội dung giáo dục ở bậc tiểu học là một nội dung
giáo dục toàn diện, phần lớn là những nội dung có
phần ổn đònh bền vững (như Tiếng Việt, Toán, khoa học
.v.v… và một bộ phận thuộc nội dung giáo dục có tính
thời đại. Trong đó môn học Tiếng Việt được coi là môn
học quan trọng nhất, môn học công cụ để học tập các
môn học khác và qua đó giáo dục học sinh về mọi mặt.
Việc dạy môn tiếng Việt phải nhằm hình thành cho
học sinh những cơ sở ban đầu về cách nắm bắt tiếng
Việt một cách cơ bản nhất. Bởi vì nó rất quan trọng cho
sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Chuẩn
bò cho các em về các mặt đạo đức, trí tuệ, phẩm chất
để tiếp tục học lên các bậc học cao hơn.
Từ những mục đích giáo dục trên, việc rèn luyện kỹ
năng đọc, tạo hứng thú học tập cho tiết học Tiếng Việt
là một trong những nhiệm vụ cơ bản của người giáo
viên chủ nhiệm.Vì thế không thể xem nhẹ hoặc bỏ qua.
Vì giáo dục của bậc tiểu học là nền tảng của hệ thống
giáo dục, đặt nền móng cho kiến thức Tiếng Việt hoá.
Sự phát triển của học sinh, có ý nghóa rất lớn đối với
chất lượng và hiệu quả đào tạo của các bậc học tiếp
theo.
Bậc học ở tiểu học là bậc học độc lập và khá
hoàn chỉnh. Từ lớp 1 đến lớp 5 đều được xây dựng


chương trình học một cách tách rời về quá trình đào tạo,
nhưng lại có mối quan hệ khăng khít với nhau về kiến
thức. Đặc biệt là lớp 4 các em đã phải tiếp thu một
lượng kiến thức khá cao nên trong quá trình giảng dạy
giáo viên cần lưu ý. Môn tiếng Việt lớp 4 gồm có 5
phân môn : Tập Đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể
chuyện, Tập làm văn. Tập đọc được coi là phân môn
đặc biệt quan trọng vì qua phân môn này rèn cho các em
các kỹ năng đọc, nghe và nói. Cũng như ở các lớp
dưới, phân môn tập đọc lớp 4 còn cung cấp thêm cho
học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con
Trang
1
người, cung cấp vốn từ, tăng cường khả năng diễn
đạt,


trang bò một số hiểu biết ban đầu về tác phẩm văn học
và góp phần rèn luyện nhân cách con người cho học
sinh. Chính vì thế khắc phục lỗi trong tập đọc cho học sinh
tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng là nhiệm
vụ thiết yếu nhất của người giáo viên chủ nhiệm, đòi
hỏi người giáo viên trực tiếp giảng dạy phải luôn quan
tâm và dành nhiều thời gian cho phân môn tập đọc.
Từ những yếu tố nói trên đã khiến tôi quan tâm
và lựa chọn đề tài nghiên cứu : “Cách sửa lỗi tập
đọc cho học sinh lớp 4”
2/ Phạm vi nghiên cứu :
Đối với học sinh lớp 4 là giai đoạn tiếp thu kiến thức
khá cao, yêu cầu của môn tiếng Việt hết sức quan

trọng, trong đó phân môn tập đọc đóng vai trò chủ chốt
nên giáo viên cần chú ý quan tâm đến việc rèn luyện
các kỹ năng cơ bản, khắc phục các lỗi trong tập đọc để
từ đó tiếp tục bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt
và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp
của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con
người Việt Nam xã hội chủ nghóa. Do đó phạm vi nghiên
cứu của đề tài tôi chọn trên mặt bằng giờ tập đọc
của học sinh lớp 4B7 trường tiểu học .................để khảo
sát về tỉ lệ học sinh đọc đúng, đọc sai :sai những lỗi gì?
Tốc độ đọc ra sao: nhanh, chậm, ngắt nghỉ nhòp đạt được
bao nhiêu em. Sắc thái giọng đọc như thế nào về đọc
diễn cảm.
Tìm hiểu nguyên nhân của việc mắc lỗi này để từ
đó rút ra kết luận cho vấn đề nghiên cứu.

Trang 2


PHẦN THỨ NHẤT : THỰC TRẠNG
1/ NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT :
Hiện nay trong trường tiểu học nói chung, trường tiểu
học .................nói riêng, tình trạng học sinh mắc lỗi trong
môn tập đọc rất phổ biến. Ở xã .................là mảnh
đất màu mỡ nên thu hút nhiều đòa phương trên mọi
miền tổ quốc về đây lập nghiệp. Với đặc thù ấy nên
học sinh ở đây cũng rất đa dạng. Bởi vậy, việt phát âm
tiếng đòa phương có ảnh hưởng rất lớn đến việc mắc
lỗi trong khi đọc ở các cấp học. Đặc biệt là ở học sinh
tiểu học .................nơi tập trung dân số chủ yếu là người

miền Bắc, Nghệ An, Hà Tónh, Quảng Bình, TT Huế,..
Từ lý thuyết của vấn đề nghiên cứu và khi được
phân công giảng dạy lớp 4B7. Tôi đã tổng hợp việc
mắc lộc của đa số học sinh trong lớp như sau (tôi cho các
em đọc bài : “Văn hay chữ tốt” (sách tập đọc lớp 4, tập
1 NXB GD - trang 129 ):
* Sai phụ âm đầu:
Trong đó lỗi sai chủ yếu của các em về phụ âm đầu
là do đặc thù đòa phương
Ví dụ : Đọc đến câu : “Cao Bá Quát viết chữ rất xấu”
thì một số em người Thái Bình đọc là “chữ Sấu”. Đọc câu
: “bà cụ hàng xóm” thì các em đọc là “bà cụ hàng
sóm”…
- Khi đọc câu : “Kiên trì luyện tập” thì một số em
người Hà Bắc đọc là “Kiên chì nuyện tập”. Đọc câu “ lá
đơn viết lí lẽ rõ ràng” thì các em lại đọc là “ná đơn viết
ní nẽ dõ dàng”v.v… số còn lại mắc lỗi là do ít luyện đọc
nên mới sai ở phụ âm đầu.
* Sai về vần:
Trong đó lỗi sai chủ yếu của các em về về vần cũng
xuất phát lỗi sai từ cách phát âm theo tiếng đòa phương.
Ví dụ : Đọc đến câu : “Có bà cụ hàng xóm sang khẩn
khoản” thì một số em người miền Trung đặc biệt là các
em người Quảng Trò, Thừa Thiên – Huế đọc là “Có bà cụ
hàn xóm sang khẩng khoảng” . Đọc câu : “xét nỗi oan cho
bà cụ” thì các em đọc là “xéc nỗi oang cho bà cụ”. Đọc
câu : “ông cầm que vạch lên cột nhà” thì các em đọc là
“ông cầm que vặt lên cộc nhà” ….
* Sai về dấu thanh :
Trong đó lỗi sai chủ yếu của các em về dấu thanh,

một phần là do đặc thù đòa phương như các em ở miền
3
Trung các tỉnh thuộc Nghệ An, Hà Tónh thì đọc saiTrang
dấu


“hỏi” sang dấu “sắc” và ngược lại. Còn các em đồng
bào dân tộc thiểu số thì thường đọc không có dấu
thanh.
Ví dụ : Khi đọc đến câu : “bò thầy cho điểm kém” thì
một số em người Nghệ An, Hà Tónh đọc là “bò thầy cho
điếm kém” . Đọc câu : “mỗi buổi tối” thì các em đọc là
“mối buối tối”. Đọc câu : “mới chòu đi ngủ” thì các em
đọc là “mới chòu đi ngú” …
- Khi đọc câu : “thû đi học” thì một số em người đồng
bào dân tộc thiểu số đọc là “th đi hoc”. Đọc câu “ mới
chòu đi ngủ” thì các em lại đọc là “ mới chòu đi ngu” v.v…
số còn lại mắc lỗi là do ít luyện đọc hoặc nói ngọng.
* Trường hợp Sai cả tiếng và sai các dấu câu
(dấu chấm và dấu phẩy) khi ngắt nghỉ :
Khi cho các em đọc câu : “Gia đình già có một việc oan
uổng muốn kêu quan,..” thì một số em lại đọc là : “danh
đình bà có mộc việc oang uổn muốn kêu can,..”
Trong trường hợp này, lỗi sai chủ yếu của các em
thường xuất phát từ một số nguyên nhân sau :
+ Một số em do nói ngọng không phát âm chuẩn.
+ Thái độ ý thức luyện đọc của các em chưa đầy đủ,
ở nhà gia đình còn thiếu quan tâm đến việc luyện đọc
của các em.
+ Do khả năng bao quát lớp của giáo viên còn hạn

chế (có thể có khách quan và chủ quan) nên chưa nắm
bắt kòp thời đến những em đọc sai đó để có biện pháp
giúp đỡ khắc phục kòp thời.
+ Một số em có khả năng tiếp thu tri thức còn yếu
(có trường hợp bò thiểu năng trí tuệ) nên không hiểu
cách đọc.
* Sai về ngắt nghỉ (các dấu câu, nghỉ hơi) :
Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yêu trí quan
sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá,
quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện
đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện
khiến Cao Bá
Quát vô cùng ân hận. Ông biết dù văn hay đến đâu
mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc
sức luyện viết chữ sao cho đẹp.
Một số em lại đọc không có dấu ngắt nghỉ, các em
tự nghỉ theo ý của mình (dấu phẩy trong đoạn là chỗ
các em tự nghỉ) :”Lá đơn viết lí lẽ, rõ ràng Cao Bá Quát
yêu trí quan, sẽ xét nỗi oan cho bà cụ nào ngờ chữ ông
xấu, quá quan đọc, không được nên thét, lính đuổi bà ra
khỏi huyện đường. Về nhà bà kể, lại câu chuyện Trang
khiến
4


Cao, Bá Quát vô cùng ân hận ông, biết dù văn hay
đến đâu mà, chữ không ra chữ cũng chẳng, ích gì từ
đó, ông dốc sức luyện viết chữ sao, cho đẹp.
Nguyên nhân của việc mắc lỗi này cũng từ nhiều
phía : thứ nhất do các em không chú ý khi giáo viên

hướng dẫn thành ra khi đọc các em chỉ đọc theo ý mình.
Thứ hai là do giáo viên chưa chú trọng hướng dẫn kỹ
đối với từng em. Thứ ba do ở các em lớp dưới học phần
luyện đọc chưa đạt yêu cầu.
* Sai về đọc diễn cảm (đọc thơ) :
Sau khi khảo sát về những lỗi về âm, vần cũng như
dấu câu… chúng tôi lại tiến hành khảo sát cách đọc
diễn cảm của các em qua hình thức cho các em đọc 2 khổ
thơ đầu của bài thơ : “Mẹ ốm” của nhà thơ Trần Đăng
khoa (trang 9, Tiếng Việt tập 1)
Mọi hôm mẹ thích vui chơi
Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay.
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.
Đây là thể loại thơ lục bát, cách đọc dễ hơn so với
các thể loại thơ tự do khác. Cách ngắt nghỉ nhòp của
thể loại này được tuân thủ theo một cách đọc chung
không thay đổi. Nhưng khi cho các em đọc xong thì thấy có
hai kiểu mắc lỗi trong đọc thơ :
- Một là đọc sai nhòp ngắt nghỉ của câu thơ, khổ thơ lục
bát đọc đúng là:
Mọi hôm / mẹ thích / vui chơi
Hôm nay mẹ chẳng / nói cười được đâu
Lá trầu / khô giữa / cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại / trên đầu bấy nay.
Thì một số em lại đọc ngắt nghỉ sai :

Mọi hôm mẹ / thích vui chơi
Hôm nay mẹ / chẳng nói / cười được đâu
Lá trầu khô /giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp / lại trên đầu / bấy nay
Hai là các em đọc luôn một thể, không nghỉ ở chỗ
nào, như hai khổ thơ trên các em đọc một lượt.
2. NHẬN XÉT KẾT QUẢ - XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN.

Trang 5


1.1
Nhận xét:
Thông qua số liệu khảo sát thấy rằng, việc mắc lỗi
của học sinh lớp 4B7 trường tiểu học .................còn khá
nhiều. Tuy mức độ phạm lỗi của các em khác nhau.
Nhưng nhìn chung có những điểm sai giống nhau như lẫn
lộn giữa thanh hỏi và thanh ngã.
- Qua số liệu khảo sát việc học sinh đọc sai tiếng rất
nhiều. Với các tiếng sai âm đầu thì lẫn lộn: ch/ tr, tr/ ch,
tr/ gi, d/ gi, d/gi, g/ gh, s/x, x/s, d/ đ… có tần số tương đối cao,
chẳng hạn tr/ch chiếm tỷ lệ nhiều
- Với thanh điệu thì có rất nhiều kiểu lẫn lộn nhưng
tập trung cao nhất là giữa thanh ngã với thanh hỏi và
đọc không có dấu thanh.
1.2
Nguyên nhân:
Nguyên nhân dẫn đến học sinh đọc sai trong môn tập
đọc lớp 4C trường tiểu học . Ở đây chúng tôi chỉ trình
bày những nguyên nhân cơ bản theo nhận thức của cá

nhân qua kết quả nghiên cứu và khảo sát :
Thứ nhất: Do học sinh còn mang nặng tiếng đòa phương,
không hình thành được một cách rõ ràng, biểu tượng
của âm thanh, chưa nắm vững quy tắc khi đọc.
_ Thứ hai là: Do học sinh đọc ẩu thiếu tính cẩn thận
dẫn đến lẫn lộn giữa các từ có âm tiết gần giống
nhau khó đọc
_ Thứ ba là:
Do điều kiện gia đình thiếu đầu tư, quan
tâm đến việc học tập của con em. Một số gia đình chỉ
phó thác việc học tập của con em thầy cô giáo, không
đầu tư, rèn luyện cho học sinh ở nhà. Đây cũng là
nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc đọc sai của một
số em.
_ Thứ tư là:
Do giọng đọc của giáo viên, vì điều
kiện ở Đăk Lăk đại đa số giáo viên đều là người miền
trung, trung bộ, miền Bắc giảng dạy nên học sinh nghe cô
đọc thế nào thì đọc theo như thế. Giáo viên dạy phát âm
chưa chuẩn.
Thực tế cho thấy rằng có thể tồn tại nhiều nguyên
nhân dẫn đến đọc sai khác của học sinh. Hiện tại có
những học sinh có thể đọc được nhưng không đánh vần
được. Kỹ năng nghe và đọc của học sinh còn kém, chưa
tập trung. Chính vì vậy những từ sai do các em đọc cần
được giáo viên quan tâm và khắc phục đúng mức.
Tuy nhiên việc học sinh lớp 4 mắc lỗi tập đọc, điều đó
không thể tránh khỏi. Nhưng làm thế nào để giảm bớt
lỗi mà học sinh mắc phải. Mặt khác giáo viên không
Trang 6



thể đổ trách nhiệm tất cả do học sinh, mà trước tiên
người giáo viên cần xem xét lại mình. Cụ thể: ở lớp 4 A
có tới 18/30 em đọc sai. Điều này chứng tỏ rằng trong khi
giáo viên đọc đã phát âm sai. Qua đó ta thấy được có
một số tồn tại mà giáo viên còn mắc phải
Trên đây là những nguyên nhân mà chúng tôi đã
nêu lên, có thể chưa lý giải xác thực được tất cả các
vấn đề, có thể nhiều luận điểm chưa chính xác. Nhưng
phần nào làm căn cứ nhằm góp phần khắc phục việc
sai lỗi tập đọc của học sinh bậc tiểu học nói chung và
học sinh lớp 4 nói riêng.

Trang 7


PHẦN THỨ HAI : CÁC GIẢI PHÁP
1. Trình bày một giải pháp:
Qua kết quả khảo sát thống kê lỗi tập đọc của
học sinh lớp 4. Bản thân nắm bắt được một số lỗi sai
trong khi đọc của học sinh, trên cơ sở đó, đồng thời dựa
vào nhiệm vụ, yêu cầu nội dung và phương pháp dạy
học phân môn tập đọc cho học sinh tiểu học, tình hình dạy
tập đọc ở trường tiểu học để góp phần làm giảm lỗi
trong khi đọc cho học sinh.
Tôi đã tiến hành áp dụng một số biện pháp như sau:
 Tăng cường phần luyện đọc trong mỗi tiết học cho
các em được tập đọc nhiều hơn.
 Sau mỗi giờ giải lao, hoặc trước mỗi buổi vào học

chính thức, tôi thường đến sớm hơn và giành ít thơiø gian
giúp cho những em đọc yếu luyện đọc thêm.
 Trong mỗi tiết học, tôi kết hợp mối quan hệ giữa
luyện đọc và phát âm, tạo cho học sinh có ý thức trong
việc tập đọc.
 Đối với phần luyện đọc, tôi thường cho học sinh
luyện đọc từ khó trước, sau đó mới tập đọc nội dung.
 Khi đọc mẫu, tôi chú trọng vào đọc rõ ràng, tiếng
chuẩn tránh trường hợp học sinh nghe lệch lạc, không rõ
ràng, không lặp, tốc độ đọc vừa phải để học sinh đọc
theo yêu cầu quy đònh, đọc mẫu nhiều lần những từ
khó, phân tích và phát âm.
 Tôi vận dụng một số giải pháp để giải quyết lỗi
trong tập đọc cho HS.
+ Phát âm đúng.
+ Nắm mối quan hệ giữa âm và chữ.
+ Năm chắc quy tắc dấu thanh.
 Thường xuyên tăng cường hướng dẫn tiếng khó,
kiểm tra bài tập đọc về nhà thường xuyên, kỹ càng, cho
học sinh đọc lại nhiều lần các tiếng mắc lỗi.
 Kiểm tra, khảo sát cách đọc của học sinh qua nhiều
bài học để rút ra điểm trọng tâm sai lỗi cần điều chỉnh.
 Tôi đã vận dụng nhiều phương pháp giảng dạy phù
hợp với từng đối tượng học sinh.
 Ngoài việc ở lớp tôi còn hướng dẫn học sinh luyện
đọc ở nhà. Cần tổ chức các cuộc thi nói, kể chuyện
về các cặp chữ: s / x, tr / ch, n / l…để giúp các em tránh
lẫn lộn khi nói và viết.
Trang 8



 Về cách đọc, tôi thường dùng phối hợp các cách
sau:
a. Đọc phân vai: chú ý lựa chọn học sinh có giọng đọc
phù hợp với từng nhân vật. Mỗi nhân vật mà các em
sắm vai phải thể hiện rõ về tính cách nhân vật đó.
b. Đọc luân phiên:
Trong một bài, tôi có thể gọi nhiều học sinh để so
sánh cách đọc, từ đó lựa chọn cách đọc cho phù hợp,
giáo viên nhận xét cách đọc cho học sinh , rồi gọi học
sinh đọc lại.
c. Tóm tắt lại truyện, đoạn trích một cách diễn cảm:
d. gọi một số học sinh tóm tắt truyện một cách diễn
cảm để từng bước nâng cao kể tóm tắt một cách khái
quát, sao cho đầy đủ, cho đúng rồi kể sao cho hay, cho
diễn cảm.
e. Đọc và kể trong bước củng cố bài:
Giáo viên gọi vài học sinh khá nhất đọc lại, kể lại…
Đôi lúc kể chuyện giáo viên còn phải khuyến khích các
em bằng cách cho điểm các em đọc hay nhất.
* Trong quá trình luyện đọc, tôi còn phát hiện và sửa
sai kòp thời cho các em qua giọng đọc, cách phát âm…
 Ví dụ học sinh miền bắc thường phát âm sai phụ âm
đầu như : l,n; cộng hòa, tr. Chẳng hạn khi đọc câu “Long
lanh đáy nước in trời” thì lại đọc”nong nanh đáy nước in
chời” ; miền Trung thường phát âm sai dấu ? với dấu ~,
như các em người Huế thường sai các vần như vần “ăn”
với vần “ăng” ; các em người Hà Tónh, Nghệ An thường
phát âm sai dấu như “đi ngủ” thì các em phát âm là “đi
ngú” ... Do vậy giáo viên cần phải sữa lại cách phát

âm cho học sinh để học sinh phát âm cho chuẩn xác. Đặc
biệt đối với một số em do đặc thù của những đại
phương thì các em thường sai về cách đọc, hoặc đọc chưa
rõ cả câu, ngắt nghỉ chưa đúng nhòp và dấu câu. Nên
khi học tập đọc thường bò thiếu dấu thanh hoặc sai dấu
thanh hay sau cả câu dẫn đến các em lại hiểu sau về
nghóa của nội dung bài.
 Đối với đọc diễn cảm yêu cầu trước tiên là giọng
đọc của GV phải chuẩn, giọng đọc tình cảm, âm lượng
vừa phải. GV gợi ý cho học sinh để học sinh nắm được nội
dung ý nghóa của bài đọc, để hiểu được những cảm xúc
mà tác giả gửi gắm trong bài. Giúp HS biết nhấn giọng
ngừng nghỉ hơi đúng lúc, đúng chỗ. Cần có sự chuẩn bò
kỹ về văn bản, bài văn, bài thơ sắp đọc. Chính vì thế
Trang 9


mà tôi rất quan tâm đến những phần này trong mỗi
tiết tập đọc

Trang 10


PHẦN THỨ BA: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯC
I. Kết quả đạt được :
Luyện đọc và sửa lỗi trong khi đọc là một hình thức
dạy học mang lại nhiều ưu điểm trong quá trình học tập
của học sinh. Thứ nhất giúp học sinh điều chỉnh kòp thời
những lỗi phát âm trong khi đọc. Thứ hai tạo cơ hội cho
học sinh phát huy tính tích cực trong học tập, đoàn kết với

nhau trong lớp, phát triển tính độc lập, sáng tạo, khả
năng tự tin trước đám đông khii đọc. Như vậy học sinh vừa
được rèn luyện kỹ năng đọc, vừa tăng thêm tính hiểu
biết, cảm nhận giá trò của bài đọc . Điều đặc biệt hơn
là sau bài học các em sẽ hứng khởi, phấn chấn, tích cực
hơn trong những tiết học khác.
Qua áp dụng nội dung trên vào thực tế, tôi thấy
rằng chất lượng của tiết học đã thay đổi hẳn :
- Tinh thần học tập của học sinh nâng lên rõ rệt, các
em rất vui khi được cô giáo khen trước lớp, biểu dương tinh
thần phấn đấu
- Sau mỗi tiết học thủ công đa số các em rất hứng
khởi khi học môn khác, các em thoải mái hơn, năng nổ
phát biểu hơn so với trước đây.
- Tinh thần đoàn kết trong lớp được củng cố, các em
cùng nhau trao đổi trò chuyện, rút kinh nghiệm sau những
lần học xong tiết học.
- Những bài tập về nhà của các môn học như Toán
hay Tiếng việt đều được các em chăm chỉ làm đầy đủ.
Nhiều em còn mạnh dạn lên hỏi cô giáo về những bài
tập chưa hiểu vào những buổi sinh hoạt đầu giờ. Tinh
thần học tập của các em mạnh mẽ hơn và tự tin hơn do
có sự động viên của bạn bè, sự khích lệ, tuyên dương
của cô giáo.
Tuy đây chỉ là những biểu hiện ban đầu khi tôi tiến
hành tổ chức. Nhưng đó cũng là những kết quả rất
đáng mừng vì tôi cho rằng những việc tôi vừa làm được
qua các tiết học vừa nêu là một bước đi đúng hướng,
phù hợp với thực tế học sinh của lớp tôi đảm nhận
công tác chủ nhiệm và giảng dạy.

Vì thế tôi cho rằng việc tổ chức sửa lỗi trong khi đọc
cho học sinh là một phương pháp dạy học rất bổ ích. Nếu
giáo viên quan tâm đến những học sinh còn non yếu về
khả năng đọc và biết tạo ra những hình thức giúp đỡ
khác giúp các em thì việc nâng cao chất lượng đại trà

Trang 11


trong dạy học ở trường tiểu học .................không phải là
việc khó làm.

Trang 12


KẾT LUẬN:
1) Kết luận của đề tài:
Qua kết quả khảo sát thống kê, tôi nhận thấy vấn
đề dạy tập đọc trong nhà trường tiểu học là một điều
cấp bách đòi hỏi phải thực hiện nghiêm khắc và triệt
để đối với việc dạy học của giáo viên, cũng như việc
học của học sinh.Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả
trong dạy học tập đọc ở tiểu học. Thực tế điều tra lỗi
tập đọc ở trường tiểu học Nguyễn Văn Bé thuộc xã
Đức Xuyên, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông. Tôi đã
nắm bắt các loại lỗi của học sinh trong đó là loại lỗi sai
nhiều, nguyên nhân dẫn đến việc đọc sai của học sinh
và đưa ra một vài ý kiến cá nhân về cách khắc phục
khi bước chân vào ngưỡng cửa bậc tiểu học các em đã
có một ít vốn liếng của Tiếng Việt, các em bắt đầu học

chữ, học viết và tập phát âm đúng, chuẩn Tiếng Việt.
Song rất hay quên vì những biểu trưng thò giác, âm thanh
chưa phong phú và vững chắc. Biểu trưng về chữ viết
chưa được xác lập rõ ràng và bền vững. Vì vậy âm tiết
này sẽ lẫn lộn song âm tiết khác gần về cấu trúc
gần về biểu tượng thò giác (chữ viết). Chính vì vậy đến
cuối cấp học sinh vẫn còn sai lỗi chính tả nhiều, vì lẽ đó
khi dạy tập đọc cho học sinh giáo viên cần lưu ý:
 Coi trọng việc luyện đọc, luyện phát âm đúng. Vì đọc
đúng mới viết đúng.
 Việc luyện đọc cho học sinh nhất là tiếng khó trong
bài giảng của một tiết tập đọc. Luyện đọc trừ khó là
một phần không thể thiếu được.
- Đối với tiết tập đọc giáo viên cần đọc rõ ràng,
phát âm chuẩn, cùng với việc đọc rõ ràng rành mạch,
đọc vừa phải vừa tốc độ để học sinh đọc theo yêu cầu
của bộ.
- Qua kết quả khảo sát sát lần này tôi cũng cần
đề xuất, kiến nghò với sở và ngành giáo dục, bộ phận
chuyên môn của từng trường nên tổ chức chuyên đề
về tập đọc cho các trường và từng khối lớp. Từ đó có
thể giúp bộ phận chuyên môn các trường đi sâu vào
việc chỉ đạo dạy học môn tập đọc cho học sinh có kết
quả cao hơn.
- Nói tóm lại, trong dạy học phân môn tập đọc, người
giáo viên nên vận dụng những biện pháp và phương
pháp thích hợp, phù hợp với học sinh mình để nâng cao
13
hiệu quả tiết tập đọc cho học sinh. Mặt khác giáoTrang
viên



cần được trang bò đầy đủ về các kiến thức về ngôn
ngữ học, cố gắng tìm tòi nghiên cứu các tài liệu có
liên quan đến ngôn ngữ từ vựng, ngữ pháp Tiếng Việt,
để từng bước nâng cao tay nghề của mình.
Công việc của tôi dừng lại ở đây, đối với bản
thân chỉ nghiên cứu về lỗi tập đọc ở một góc độ hạn
hẹp. Song việc nghiên cứu này cũng giúp tôi tích luỹ
thêm một số hiểu biết về vấn đề lỗi tập đọc ở cấp
tiểu học. Vấn đề dạy tập đọc cho học sinh là hết sức
khó khăn nhưng cũng không kém phần quan trọng. Chính
vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải thật kiên trì nhẫn
nại chứ không nóng vội, rèn cách đọc cho học sinh là
một quá trình lâu dài, bởi việc dạy học không phải là
một ngày, hai ngày mà tốt được. Môn tập đọc phải có
thời gian rèn luyện kỹ năng. Còn về phần giáo viên
phải thường xuyên uốn nắn, sửa chữa những lệch lạc,
hướng dẫn cho các em có thể hiểu và viết đúng tiếng
mẹ đẻ, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt./.
2) Phạm vi áp dụng :
Hướng dẫn sửa lỗi trong tập đọc là một phương pháp
dạy tuy không mới nhưng rất cần thiết đòi hỏi có tính
hiệu quả cao. Phương pháp này không chỉ tổ chức ở
lớp 4 mà có thể áp dụng được với các lớp 3 và lớp 5
trong trường tiểu học.
Việc lựa chọn phương pháp dạy học hay hình thức dạy
học cho phù hợp với đặc thù riêng của học sinh trong
một lớp học không phải là việc đơn giản. Quá trình này
phụ thuộc vào sự cố gắng của người giáo viên đang

trực tiếp giảng dạy. Chính vì vậy đòi hỏi người giáo viên
phải nghiên cứu kỹ lưỡng nội dung bài dạy, biết tìm tòi,
học hỏi để rút ra những hình thức tổ chức hữu hiệu,
đặc biệt giáo viên phải kiên trì nhẫn nại chứ không
nóng vội, từng bước nâng cao trình độ nghiệp vụ, trực
tiếp gần gũi với học sinh để hiểu biết khả năng của
từng em mà lựa chọn những biện pháp dạy học có hiệu
quả. Cung cấp kiến thức cho học sinh là một quá trình
lâu dài, bởi việc dạy học không phải là ngày một,
ngày hai mà thành công được. Môn Thủ công phải có
thời gian nghiên cứu và đầu tư một cách nghiêm túc thì
mới đem lại hiệu quả cao.

Trang 14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS-PTS Bùi Văn Huệ : Tâm lý học. Nhà xuất bản
đại học quốc gia Hà Nội, 1996.
2. V. Lê A – Thành Thò Yến MỸ – Lê Phương Nga …Phương
pháp dạy học tiếng Việt – giáo trình dùng trong các
trường sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học.
3. Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cho GVTH chu kỳ
(2003 – 2007) nhà xuất bản giáo dục
4. Sách giáo viên , sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp
4 – Nhà xuất bản giáo dục.
5. Lê Phương Nga – Dạy môn tập đọc ở tiểu học NXBGD
6. Vũ Nho nghệ thuật đọc diễn cảm - NXBGD


Trang 15


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................Trang 1
1) Lý do chọn đề tài :.....................................................Trang 1
2) Phạm vi nghiên cứu : ...................................................Trang 2
PHẦN THỨ NHẤT : THỰC TRẠNG..................................Trang 3
1/ Nghiên cứu lý thuyết ................................................Trang 3
1/ Nhận xét kết quả - xác đònh nguyên nhân................Trang 5
PHẦN THỨ HAI : CÁC GIẢI PHÁP.................................Trang 7
1. Trình bày một giải pháp.............................................Trang 7
PHẦN THỨ BA: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯC ........................Trang 9
1. Kết quả đạt được ........................................................Trang 9
KẾT LUẬN........................................................................Trang 10
1) Kết luận của đề tài................................................Trang 10
2) Phạm vi áp dụng ........................................................Trang 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................Trang 12
MỤC LỤC............................................................................Trang 13

Trang 16



×