Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN lỗi dùng từ của học sinh dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.11 KB, 11 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
I. 1. Lí do chọn đề tài :
Tiếng Việt của chúng ta rất phong phú và đa dạng. Mỗi từ khi ở trong một văn cảnh
khác nhau lại mang một nghĩa khác nhau. Do đó, việc dạy từ cho học sinh là quá trình
giúp học sinh nắm vững ba phương diện: Nghĩa của từ - mở rộng vốn từ - tích cực hóa
vốn từ. Nghĩa của từ là việc hiểu nghĩa của từ đã học, giáo viên giúp học sinh liên
tưởng đến những từ khác có cùng trường nghĩa cuối cùng giáo viên phải yêu cầu học
sinh đưa từ vào các loại giao tiếp.
Lâu nay, trong giờ dạy Tập làm văn cho học sinh tiểu học, các thầy cô giáo không chỉ
hướng dẫn học sinh xác định đúng thể loại, kiểu bài cách làm và trình bày bài văn…
mà còn hướng dẫn, rèn luyện cho học sinh cách dùng từ khi viết văn, chữa lỗi dùng từ
khi chấm bài và trả bài viết cho các em. Song ta thường gặp các lời phê của thầy cô
giáo trong bài làm của học sinh chưa rõ ràng, chưa cụ thể như: Dùng từ chưa chính
xác, dùng từ chưa hay, dùng từ trùng lập, dùng từ sai nghĩa ….
Qua quá trình học tập và giảng dạy ở trường Tiểu học tôi nhận thấy học sinh nói
chung và đặc biệt là học sinh dân tộc Ê đê trên địa bàn xã ... nói riêng. Đa số học sinh
ở đây sử dụng sai từ khá phổ biến. Bởi vậy việc khảo sát và phân loại lỗi dùng từ của
học sinh dân tộc là vấn đề cấp thiết. Đây chính là lí do tôi lựa chọn đề tài: “ Lỗi dùng
từ của học sinh dân tộc.” Trên cở sở các loại lỗi đã khảo sát đó, tôi sẽ tìm ra nguyên
nhân và biện pháp khắc phục, Điều đó càng quan trọng hơn đối với tôi một giáo viên
dạy Tiểu học đã có 15 năm kinh nghiệm giảng dạy ở vùng đồng bào dân tộc tiểu số.
Với mong muốn tìm ra nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc dùng sai từ của các em.
I. 2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài:
- Nhằm nâng cao khả năng hiểu nghĩa của từ cho học sinh dân tộc
- Giúp học sinh dân tộc hình thành và phát triển kĩ năng hiểu nghĩa của từ để làm được
một bài văn, và học tốt môn Tiếng Việt nói chung và phân môn luyện từ và câu nói
riêng.
- Thông qua dạy tìm hiểu nghĩa của từ, giáo dục lòng yêu sách, làm giàu ngôn ngữ, tư
duy cho học sinh, giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh.
I.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 4, 5 và giáo viên dạy lớp 4, 5 của trường Tiểu học ...


I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu, yêu cầu của sáng kiến đặt ra phải giải quyết những
nhiệm vụ sau:
1. Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn của “Lỗi dùng từ của học sinh dân
tộc nguyên nhân và biện pháp khắc phục ”
2. Đề xuất biện pháp để tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục: “Lỗi dùng từ của
học sinh dân tộc nguyên nhân và biện pháp khắc phục ”
1


3. Dạy thực nghiệm tại lớp 5B, trường Tiểu học ....
I. 5. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
a. Nghiên cứu lý luận:
- Đọc tài liệu có liên quan đến sáng kiến
- Tìm hiểu sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Nghiên cứu một số sách tham khảo, sách bồi dưỡng thường xuyên.
b. Nghiên cứu thực tế qua điều tra khảo sát:
- Phương pháp thống kê phân loại.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp quan sát, trò chuyện, điều tra phỏng vấn, qua dự giờ, trao đổi ý kiến
với giáo viên lớp 5.
- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy, dạy thực nghiệm tại
lớp 5B.

II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lý luận:
Trong lời nói sinh động hàng ngày, tùy theo những nhu cầu diễn đạt khác nhau do lí
tác động của các nhân tố giao tiếp mà có từ phải vận động để thục hiện chức năng giao
tiếp vốn có của ngôn ngữ.Việc lựa chọn đơn vị từ xác đáng nhất để đua vào câu nói

thường diễn ra nhanh chóng đối với người có vốn từ rộng hoặc nhiều kinh nghiệm
ngôn ngữ và hoàn khác với những người nghèo vốn từ. Nhưng người ta có thể xuất
phát từ những hành động cố định để kiểm tra lại và tự thẩm định và việc dùng từ của
mình. Hiệu quả cũng như mức độ hay, dở, đúng, sai của việc dùng từ luôn đặt trên hai
cơ sở: Thứ nhất là nghĩa tự than vốn có của từ, hai là sự thích hợp của từ được lựa
chọn với văn cảnh cũng như nội dung cụ thể của câu nói. Hơn nữa nó vốn đặt trong
quan hệ với các từ ngữ khác trong toàn bộ hệ thống đoạn văn hay văn bản.Thực tiễn
sử dụng từ trong giao tiếp mang nhiều biểu hiện đa dạng, trong đó có cả trường hợp
lệch chuẩn không chính xác. Để nhận ra những trường hợp này cần kết hợp đồng thời
các tiêu chí:
Nghĩa từ vựng ( các thành phần nghĩa, cấu trúc biểu niệm, săc biểu cảm…)
Sự phân bố, khả năng kết hợp trong ngữ cảnh( Lí thuyết về từ đồng nghĩa, trái
nghĩa…)
Chức năng và vai trò của từ.
Màu sắc phong cách học.
Theo đó thường có nhiều mẫu từ sai cơ bản, thường xuất hiện ở mọi đối tượng mà tập
trung nhiều nhất là học sinh đồng bào dân tộc thiểu số. Các lỗi mà học sinh thường
mắc phải là:
Dùng từ không chính xác về mặt cấu tạo.
Dùng từ sai nghĩa.
Dùng từ sai chỉ quan hệ.
2


Dùng từ dư thừa lặp lại.
II. 2 .Thực trạng:
a. Thuận lợi – khó khăn:
*Thuận lợi:
- Các em học sinh lớp 4 & 5 phần lớn các em đã có ý thức học tập nên các em
thường xuyên đi học đúng giờ, và chuyên cần. Trong lớp các em đều chú ý lắng

nghe cô giáo giảng bài, thường xuyên sử dụng Tiếng Việt trong giờ học. Vì vậy
việc sửa lỗi cho các em rất thuận lợi.
- Nhìn chung trong trường Tiểu ... hiện nay đa số các giáo viên đều có trình độ đạt
chuẩn và trên chuẩn. Vì vậy việc dạy cho học sinh cách dùng từ khi viết một bài văn
có nhiều thuận lợi. Đa số giáo viên được phân công dạy lớp 4 & 5 là những giáo viên
nhiệt tình có tâm với học sinh và yêu nghề, đã có thời gian công tác lâu năm.
* Khó Khăn:
- Thực trạng hiện nay ở trường TH ... việc dạy học các môn luyện từ và câu, Tập làm
văn đa số còn áp dụng các phương pháp dạy học truyền thống. Chưa vận dụng các
phương pháp mới lấy học sinh là trung tâm. Chính vì điều đó học sinh thường mắc lỗi
khi dùng từ đặt câu. Các em dùng từ không chính xác về mặt cấu tạo, dùng từ sai
nghĩa, dùng từ lặp lại…
b. Thành công – hạn chế:
*Thành công:
- Trong các giờ học môn Tiếng Việt nói chung và môn Luyện từ và câu nói riêng tôi
đã thường xuyên vận dụng phương pháp học nhóm, phương pháp đàm thoại, trao đổi
nhóm, giúp các em trao đổi với nhau bằng tiếng Việt. Qua lắng nghe các ý kiến của
các em tôi đã tìm ra được các từ các học sinh sử dụng sai để sửa chữa cho các em kịp
thời. Chính điều đó giúp cho việc dạy các em dùng từ khi viết một bài văn hoặc một
đoạn văn đã có nhiều tiến bộ. Trong năm học vừa qua đa số học sinh trong lớp do tôi
chủ nhiệm nhiều em đã biết sử dụng từ để viết văn, hay làm bài tập luyện từ và câu.
- Học sinh lớp 4 & 5 là đối tượng học sinh cuối cấp nên nhận thức của các em đã có
nhiều tiến bộ so với các học sinh ở các lớp dưới.Vì vậy khi chữa lỗi dùng từ sai các
em đã biết rút kinh nghiệm, nhiều em đã khắc phục được lỗi dùng từ sai.
* Hạn chế:
Qua tìm hiểu thực tế ở trường Tiểu học ... tôi thấy:
- Phần lớn học sinh ở trường Tiểu học ... là con em đồng bào dân tộc Ê đê nên các
em tiếp thu bài một cách thụ động,. Nhiều học sinh còn đọc chưa đúng, sai từ, tiếng,
các dấu thanh đọc đang còn nhầm lẫn, khả năng nắm tri thức hạn chế. Vì vậy việc
dùng từ sai khi viết bài là lỗi phổ biến và chủ yếu của học sinh lớp tôi trực tiếp giảng

dạy. Phần lớn các em viết bài theo lời nói của các em nên nhiều câu không có nghĩa.
Chính vì lẽ đó các bài tập làm văn của các em viết còn lủng củng, còn dùng nhiều từ
lặp lại.

3


Nhiều giáo viên vẫn còn áp dụng các phương pháp truyền thống để dạy các phân môn
luyện từ và câu, phân môn tập làm văn. Nên học sinh thường làm bài rập khuôn theo
bài mẫu mà giáo viên đã cho làm.
c/ Mặt mạnh, mặt yếu:
Mặt mạnh: Lỗi dùng từ cho học sinh dân tộc đạt hiệu quả cao, chính là được sự quan
tâm của ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn các đồng chí giáo viên dạy khối
4,5 đã dự giờ góp ý và đưa ra các phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học
sinh của lớp mình giảng dạy, cũng như học sinh khối 4, 5 trong nhà trường.
Mặt yếu:
- Phần lớn học sinh ở trường TH ... đều là con những gia đình có hoàn cảnh khó khăn,
các em không có thời gian học tập ở nhà. Mặt khác nhiều phụ huynh không biết chữ
nên không có khả năng hướng dẫn con em họ học tập. Chính điều đó đã ảnh hưởng rất
nhiều đến khả năng sử dụng từ ngữ của các em.
d/ Các nguyên nhân, yếu tố tác động.
Các nguyên nhân dẫn đến học sinh thường mắc mắc lỗi dùng từ sai là do vốn từ của
các em còn hạn chế. Trong cuộc sống hàng ngày các em thường xuyên giao tiếp bằng
tiếng mẹ đẻ với nhau. Nhất là trong gia đình các em thường chung sống nhiều thế hệ ,
có những người già chưa được biết về Tiếng Việt. Mặt khác giữa tiếng mẹ đẻ và Tiếng
Việt có nhiều từ khác nhau về nghĩa mà hệ thống từ ngữ tiếng Việt rất phong phú và
đa dạng, mỗi từ thường có nhiều nghĩa và cách sử dụng khác nhau trong nói và viết.
Tùy từng nghĩa cảnh mà ta dùng từ theo nghĩa đen hoặc nghĩa bóng . Học sinh dân tộc
không có khả năng lựa chọn nghĩa và dùng từ phù hợp và chính xác. Nên khi các em
giao tiếp với nhau hoặc khi các em viết văn bản thì các em thường xuyên sử dụng sai.

Ngoài các nguyên nhân trên thì yếu tố bất đồng về ngôn ngữ giữa giáo viên và học
sinh cũng ảnh hưởng đến lỗi dùng từ sai của học sinh dân tộc.
e/ Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
Từ những vấn đề mà thực trạng đưa ra chúng ta cần xác định được những thuận lợi
và khó khăn của việc sửa lỗi cho học sinh. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh xác
định lỗi dùng từ sai trong bài viết . Phân tích các từ dùng sai trong trong ngữ cảnh câu
văn để học sinh nhận biết. Giáo viên cần phải thường xuyên hướng dẫn học sinh cách
sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày, chỉ có sử dụng tiếng Việt thành thạo và
hiểu được nghĩa của các từ thì học sinh mới có thể dùng từ một cách chính xác khi
viết văn. Khi hướng dẫn các em làm bài tập thì giáo viên cần gúp các em hiểu được
các từ ngữ bài học yêu cầu. Giáo viên cần ghi các từ ngữ lên bảng yêu cầu các em cho
biết nghĩa của các từ ngữ mà giáo viên đưa ra nếu học sinh nói sai hoặc không đúng
thì giáo viên cần giải thích cho các em hiểu.
-Trong các giờ học giáo viên cần tổ chức cho các em tham gia vào các hoạt động học
như hoạt động nhóm, trò chơi đóng vai, đóng kịch … tập tạo hứng thú cho các em
giao tiếp, xây dựng cho các em phương pháp biết cách dùng từ phù hợp với từng hoàn

4


cảnh giao tiếp( khi nói hoặc viết).Từ đó hình thành cho các em thói quen sử dụng
tiếng Việt khi đến trường.
-Thực tế qua quá trình quan sát và tìm hiểu một số giờ dạy bộ môn Tiếng Việt nói
chung mà đặc biệt là phân môn Tập đọc và phân môn Luyện từ và câu, tôi nhận thấy
quá trình giáo viên lên lớp chỉ chú ý đến rèn đọc ( ở phân môn tập đọc) chứ chưa chú
đến việc giúp các em hiểu nghĩa tường tận một số từ …còn đối với môn Luyện từ và
câu giáo viên lên lớp một tiết thường chỉ thực hiện theo 3 bước:
+ Bước 1: Giáo viên nêu đề bài một cách rõ ràng.
+ Bước 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
+ Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Quy trình này sẽ giúp giáo viên giải quyết được một số lượng bài tập có trong sách
giáo khoa, đảm bảo nội dung bài học.
Như vậy trong giờ các giờ dạy Tiếng việt cho học sinh dân tộc, giáo viên vẫn chưa
có ý thức làm giàu vốn từ cho học sinh. Ngoài số lượng từ có trong sách giáo khoa
hầu như giáo không mở rộng vốn từ cho học sinh, chưa chú trọng đến việc rèn kĩ năng
sử dụng từ .Do đó, kết quả là khi đưa từ vào trong giao tiếp học sinh mắc lỗi quá
nhiều. Chính vì điều đó khi dạy phân môn luyện từ và câu và tập đọc giáo viên cần
giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ mới giúp các nắm vững phần nghĩa của từ. Từ đó
hình thành cho học sinh thói quen sử dụng đúng từ khi nói và viết.
II.3: Giải pháp và biện pháp
a/ Mục tiêu tiêu của giải pháp và biện pháp
Nhằm giúp học sinh lớp 4, 5 ở trường TH ... nói chung và học sinh lớp 5B do tôi trực
tiếp giảng dạy biết sử dụng từ ngữ khi viết một đoạn văn hay, hoặc một bài Tập làm
văn đúng theo yêu cầu của bài.
b/ Nội dung và cách thực hiện giải pháp và biện pháp:
Như chúng ta đã biết từ là đơn vị nhỏ nhất, có ý nghĩa hoàn chỉnh về cấu tạo ổn
định, được người nói, người viết dùng để đặt câu, Vì vậy khi nói đến đặc điểm rèn kĩ
năng nói và viết cho học sinh, giáo viên cần tìm hiểu kĩ nghệ dùng từ đúng và hay để
làm căn cứ sửa lỗi cho học sinh một cách chính xác.
Lứa tuổi học sinh Tiểu học là con em đồng bào dân tộc thiểu số là lứa tuổi mới bắt
dầu đến trường, kinh nghiệm sống còn ít ỏi, trình độ hiểu biết còn non kém. Vốn từ và
khả năng sử dụng từ ngữ còn rất nhiều hạn chế. Do vậy khi sử dụng từ trong giao tiếp(
nói và viết) các em thường sử dụng sai từ dẫn đến sai mục đích diễn đạt hoặc mục
đích giao tiếp không rõ ràng. Việc khảo sát lỗi dùng từ của học sinh là vấn đề bức
thiết nhằm phát hiện kịp thời và có biện pháp điều chỉnh cho học sinh trong quá trình
dạy học của giáo viên và học tập của học sinh.
Vậy để hiểu cách dùng từ và sữa lỗi dùng từ trong dạy phân môn Tập làm văn nói
riêng và trong giao tiếp nói chung như thế nào? Để giải quyết được điều này, tôi đã
mạnh dạn tiến hành khảo sát lỗi dùng từ của học sinh lớp 4,5 là học sinh dân tộc Ê-đê
nơi tôi đang giảng dạy. Trên cơ sở đó tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi và đề ra biện pháp

giúp học sinh khắc phục các loại lỗi này.
5


Xã ... là một xã có đến 99% là đồng bào dân tộc Ê-đê sinh sống. Vì vậy, học sinh là
người dân tộc khi đi học mới được làm quen với tiếng Việt do vậy trong học tập ngôn
ngữ giao tiếp có những điểm đang còn hạn chế. Đặc biệt đối với các em là người dân
tộc thiểu số, trong quá trình giao tiếp cũng như làm văn (sáng tạo văn bản) bằng tiếng
Việt lại thường gặp nhiều khó khăn hơn so với người kinh. Do trình độ tiếng Việt thấp,
vốn từ ngữ hạn chế (nhiều khi không đủ từ để diễn đạt những nội dung cần trình bày),
một số cách cấu tạo từ và câu trong tiếng Việt khác với ngôn ngữ mẹ đẻ và do ảnh
hưởng của cách tư duy bằng tiếng mẹ đẻ nên học sinh dân tộc khi viết văn bản thường
mắc nhiều loại lỗi khác nhau như lỗi chính tả, lỗi dùng từ, viết câu,… Đặc biệt là các
em lại hay nghỉ thế nào viết thế ấy nên bố cục bài viết thiếu mạch lạc lô-gíc, cách diễn
đạt ý và lời thường chịu ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ.
Tìm ra các loại lỗi dùng từ cụ thể của học sinh nhất là các em học sinh người Ê-đê sẽ
giúp tôi có định hướng khắc phục lỗi dùng từ tiếng Việt cho các em một cách tốt hơn.
Các lỗi dùng từ tôi đem ra xem xét được lấy việc quan sát cách dùng từ của học sinh
trong giao tiếp và đặc biệt là các bài làm văn học sinh làm tôi đã thu thập được.
*Dùng từ không chính xác về cấu tạo:
Khi tiến hành khảo sát việc dùng từ theo đặc điểm cấu tạo, tôi nhận thấy khi dùng
từ các em học sinh tiểu học thường dùng từ không chính xác về cấu tạo. Bởi lẽ các em
thường liên tưởng đến từ đồng âm, gần âm với các từ vốn có mà thực chất những từ
đồng âm, gần âm này lại có nghĩa hoàn toàng trái ngược hay khác hẵn với từ cần biểu
đạt:
VD: - Em rất cảm phục lòng cứu nước của Hai Bà Trưng.
Câu này nên sữa đúng bằng cách thay từ “cứu nước” bằng từ “yêu nước”.
Mẹ em làm ăn rất ngon.
Câu này nên sữa đúng bằng cách thay từ “làm ăn” bằng từ “nấu ăn”.
Lỗi phổ biến ở các em học sinh dân tộc Ê-đê.

Hình ảnh ngôi trường mãi mãi in đập trong tâm trí em.
Câu này nên sữa đúng bằng cách thay từ “in đập” bằng từ “in đậm”.
Chúng em khuyên góp tiền để ủng hộ đồng bào bị bão lụt, thiên tai.
Ở đây các em đã nhầm lẫn giữa “khuyên” với “quyên” cũng có thể là lỗi do phát âm
sai. “qu” thành “kh”.
* Lỗi dùng sai từ
Ngôn ngữ tiếng Việt có số lượng từ rất phong phú về ngữ nghĩa, vì thế trong khi
nói hoặc viết chúng ta phải dùng từ cho chính xác tức là cách dùng từ có lựa chọn, để
tìm ra từ đúng nhất, có giá trị nghệ thuật nhất, phù hợp với từ, dụng ý cần diễn đạt.
Nhưng trong quá trình giảng dạy, quan sát và khảo sát lỗi dùng từ của học sinh lớp 4,5
và đặc biệt là học sinh dân tộc, ở lớp tôi giảng dạy tôi nhận thấy các em dùng từ sai
nghĩa rất phổ biến. Cụ thể là các em thường dùng từ sai về nghĩa biểu vận, hay về
nghĩa biểu cảm.
+ Sai về nghĩa biểu vật:
VD:
6


Mẹ em có dáng người đậm đà, nước da đen láy vì dãi dầu mưa nắng. (thay đen láy
bằng đen sạm hoặc ngâm đen vì đen láy không dùng để chỉ nước da mà chỉ dùng để
chỉ đôi mắt).
Gió thổi râm ran. (thay từ râm ran bằng tù rì rào).
Bác em có thân hình khổng lồ. (thay từ khổng lồ bằng từ vạm vỡ).
Một từ thường gắn liền với việc miêu tả với một hoặc một số sự vật nhất định.
Bởi vậy nếu không có lí do sắc đáng mà di chuyển từ sang chỉ một sự vật mới thì có
thể làm nãy sinh lỗi. Mặt khác học sinh tiểu học thường chưa nắm chắc nghĩa biểu vật
của từ nên khi đưa vào sử dụng thường rất hay mắc lỗi. Để sữa chữa lỗi này cho học
sinh tiểu học, giáo viên nên đưa ra các từ đồng nghĩa nhằm giúp các em phân tích có
cơ sở lựa chọn đơn vị từ mang nghĩa biểu vật thích hợp.
VD: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:

Đạp phải gai Dũng kêu lên với vẽ mặt………….vì đau.
A: nhăn nhó
B: méo mó
C: cau có
D: nhăn nhúm
+ Sai về nghĩa biểu cảm:
Đơn vị từ không chỉ gọi tên và phản ánh sự vật mà còn thể hiện thái độ tình cảm
của người nói, người viết trước đối tượng và nội dung đề cập trong câu một từ sẽ thể
hiện một trong ba sắc thái đánh giá là tích cực, trung hòa, và tiêu cực. Sai về nghĩa
biểu cảm tức là đơn vị từ được đưa ra sử dụng đã thể hiện không chính xác về thái độ,
tình cảm của người nói với người nghe và với chính nội dung đề cập. Học sinh tiểu
học thường mắc lỗi biểu cảm khi các em dùng từ như sau:
VD:
Nhìn từ xa ngôi trường như một tòa tháp cổ lộng lẫy, nguy nga. (sự so sánh không hợp
nghĩa)
Mẹ em ăn nói rất nhỏ nhen nên dễ gây thiện cảm với mọi người. (thay nhỏ nhen bằng
nhỏ nhẹ vì nhỏ nhen biểu lộ tính xấu có ý chê).
Gia đình em là một gia đình có tai tiếng nên mọi người mến phục.
Lỗi sai ở đây là các em không phân biệt được nghĩa của hai từ “tai tiếng” với “tiếng
tăm”.
+ Lỗi dùng sai từ chỉ quan hệ ngữ pháp
Ở dạng lỗi này thường bộc lộ quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ. Biểu hiện trong
trường hợp tư duy không rõ ràng hoặc bị trồng chéo, dẫn đến việc dùng từ chỉ quan hệ
không đúng. Qua khảo sát, học sinh tiểu học mắc lỗi này cũng khá phổ biến.
VD:
Tuy nhà xa trường nhưng hôm nào Lan cũng đi học muộn.
Ở đây các em đã không dùng đúng cặp từ chỉ quan hệ để biểu thị nội dung muốn
trình bày trong câu văn trên chỉ quan hệ: nguyên nhân- kết quả. Ta thay cặp từ “ Tuy-

7



nhưng”chỉ quan hệ nhượng bộ bằng cặp từ: “ Vì – nên” chỉ quan hệ nguyên nhân – kết
quả.
- Tuy vườn nhà em nhỏ bé và không có cây ăn quả.
Học sinh dùng chưa đủ cặp từ chỉ quan hệ “ Tuy – nhưng” Có thể chữa lại câu trên
theo hai cách:
Cách 1: Thêm một vế câu và từ chỉ quan hệ đúng cặp.
Cách 2: Nhận xét, câu dùng từ chỉ quan hệ; có thể bỏ từ Tuy để trở thành câu đơn sau:
Vườn nhà em nhỏ bé và không có cây ăn quả.
Nếu xe hỏng nhưng em vẫn đến lớp đúng giờ.
Câu trên ta có thể chữa lại theo hai cách:
Cách 1: Chỉnh lại cặp quan hệ từ Tuy …. Nhưng.( Tuy xe hỏng nhưng em vẫn đến
lớp đúng giờ.)
Cách 2: thay từ nhưng bằng từ thì, thay từ vẫn bằng từ bằng từ không. ( Nếu xe hỏng
thì em không đến lớp.)
Khắc phục lỗi này rất phúc tạp, bởi nó liên quan đến nhận thức đến dòng suy nghĩ
của người viết. Muốn nhận diện được lỗi là phải nắm bắt đúng tư tưởng của người viết
muốn diễn đạt. Theo đó, chữa về từ ngữ đồng thời cũng là uốn nắn về tư duy. Ở dạng
lỗi này ta có thể rèn luyện cho học sinh sử dụng đúng các cặp từ bằng các bài tập,
chẳng hạn:
1/ Điền vế câu vào chỗ chấm để có câu ghép đúng:
Vì……………………….nên………………..
Tuy……………………..nhưng……………..
Nếu …………………….thì…………………
Chẳng những………….mà còn……………..
…………….càng………càng………………
+ Lỗi dùng từ dư thừa, lặp lại:
Biểu hiện của lỗi dạng này là sự lặp lại nhiều lần một số từ ngữ nào đómà chúng
hoàn toàn không tham dự vào thông tin câu. Học sinh hay mắc lỗi này bởi vốn từ cảu

các em còn ít ỏi, không biết sử dụng từ đồng nghĩa, gần nghĩa, hay cách diễn đạt khác
để thay thế cho những đơn vị từ xuất hiện trước đó. Dẫn đến việc dùng từ dư thừa, lặp
lại khá phổ biến làm cho câu văn gây cảm giác đơn điệu , lủng củng, nhàm chán.
VD: - Gia đình em đặt cho chú chó là chú Mi- sa vì gia đình em ai cũng thích cái tên
đó.
( Ta sửa câu trên bằng bỏ bớt một số từ dư thừa, lặp lại như sau: Gia đình em ai cũng
thích cái tên Mi- sa và đã thống nhất lấy tên này đặt cho chú chó.)
Lúa không chăm sóc kịp thời, lúa sẽ giảm năng suất.
Từ lúa được lặp lại hai lần nên làm cho câu văn lủng củng. Ta nên sửa lại: (Không
được chăm sóc kịp thời, lúa sẽ giảm năng suất.)
Mùa hè nào cũng vậy, cứ hè đến là em lại về quê ngoại nghỉ hè.
Ở câu này ta nên loại bỏ bớt một số dư thừa và rườm rà. Câu trên nên sửa như sau:
( Cứ đến hè là em lại về quê ngoại.)
8


c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp.
- Để thực hiện tốt giải pháp, biện pháp sửa lỗi cho học sinh đạt hiệu quả đòi hỏi
người giáo viên phải nhiệt tình, tận tâm với học sinh, không phải chỉ chữa lỗi một hai
ngày mà chúng ta cần phải thường xuyên liên tục, năm này qua năm khác. Có như vậy
thì khi chúng ta thực hiện các giải pháp mới có hiệu quả.
- Ngoài ra trong các giờ học Tiếng việt giáo viên cần dùng nhiều câu hỏi để luyện nói
cho học sinh từ đó giúp các em trau dồi ngôn ngữ hình thành cho các em cách sử dụng
từ, câu khi giao tiếp bằng lời nói. Khi các em đã biết sử dụng từ, câu trong lời nói thì
việc sử dụng từ, câu trong khi viết sẽ không bị sai và mắc lỗi.
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.
Giáo viên khi đưa ra các giải pháp pháp thực hiện cần phải phù hợp với các biện pháp
đề ra đó là: Đối với học sinh là người dân tộc thiểu số thường xuyên không biết cách
dùng từ trong giao tiếp hàng ngày, cũng như viết văn bản vì vậy: Giải pháp phải luôn
có quan hệ mật thiết với nhau, nếu người giáo viên chỉ đưa ra giải pháp mà không có

biện pháp thực hiện thì dù giải pháp tối ưu đến bao nhiêu thì cũng không bao giờ đem
lại hiệu quả cao. Vì vậy người giáo viên khi đưa ra pháp bắt buộc phải có biện pháp
thực hiện.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Qua thực tế nghiên cứu, thực hành giảng dạy và cùng trao đổi với đồng nghiệp,
tôi đã rút một số kinh nghiệm để sửa lỗi dùng từ cho học sinh lớp tôi chủ nhiệm và đã
thu được kết quả cao. Đa số học sinh trong lớp đã biết cách dùng từ khi viết một câu
văn, hoặc viết một đoạn văn. Một số học sinh trong lớp trước đây thường xuyên sử
dụng sai từ khi viêt đến nay đã sửa được lỗi dùng từ sai. Vì vậy sáng kiến kinh
nghiệm: “ Lỗi dùng từ cho học sinh dân tộc nguyên nhân và biện pháp khắc phục”
chủ yếu áp dụng cho học sinh lớp 4,5. Sáng kiến này sẽ áp dụng vào việc dạy phân
môn luyện từ và câu và phân môn Tập làm văn trong năm học sau tại trường Tiểu học
....
II. 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Không chỉ dừng lại phạm vi nghiên cứu trong lớp, tôi đã áp dụng đổi mới này
vào các lớp cùng khối và cũng đã thu được kết quả rất khả quan. Đa số học sinh đều
rất hứng thú học theo phương pháp của tôi.Vì thế sau nhiều lần áp dụng phương pháp
này trong quá trình giảng dạy đã hình thành cho các em được thói quen sử dụng từ
ngữ vào đúng ngữ cảnh, không còn lỗi dùng từ lặp lại, hoặc nói thế nào viết thế ấy.
Với kết quả thu được ở lớp tôi chủ nhiệm và các lớp khác cùng khối tôi càng vững
vàng tự tin khi lựa chọn đúng phương pháp giảng dạy giúp học biết cách dùng từ.
Kết quả thu được khi tôi dạy thực nghiệm trên lớp tôi chủ nhiệm.
Tổng số học sinh trong lớp 30 trong đó:
Đầu năm
Cuối học kì 1
Cuối năm
Ts

%


Ts

%

Ts

%

9


Dùng từ sai

20

66.6

Dùng từ đúng

10

33.4

13

43.3
17

56.7


7
23

23.3
76.7

Điều quan trọng là sau một năm học, tôi đã xây dựng cho các em sự tự tin vào
năng lực của bản thân, sự say mê hứng thú trong học tập môn tiếng Việt nói chung và
phân môn luyện từ và câu, phân môn Tập làm văn. Tạo điều kiện để các em học tốt ở
những lớp học cao hơn nữa.

III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
III. 1. Kết luận:
Ngôn ngữ tiếng Việt có số lượng rất phong phú và đa dạng về ngữ nghĩa. Vì thế khi
nói đến việc rèn kĩ năng dùng từ đúng và dùng từ hay cho học sinh giáo viên cần tìm
hiểu kĩ nghệ dùng từ để có căn cứ sữa lỗi dùng từ cho cho học sinh một cách chính
xác. Theo đó khi hướng dẫn cho học sinh dùng từ đúng âm giáo viên cần phải hướng
dẫn cho học sinh cách phát âm chuẩn. Biện pháp tốt nhất là giúp học sinh viết đúng
chính tả và khi giảng dạy nên giảng cho các em hiểu nghĩa của từ các em sẽ phần nào
hạn chế được lỗi dùng từ không đúng âm. Ngoài dùng từ không đúng âm, giáo viên
còn giúp học sinh biết cách dùng từ đúng nghĩa.
Trên thực tế, nguyên nhân mắc lỗi dùng từ của học sinh dân tộc còn rất nhiều. Song
với điều kiện và thời gian có hạn chế, trong bài nghiên cứu này tôi chưa thể đưa ra
một cách nghiêm ngặt và mô tả đầy đủ, chi tiết các lỗi dùng từ của học sinh cũng như
thống kê đầy đủ tỉ lệ các loại lỗi mắc phải. Tuy nhiên với bài viết này tôi hi vọng sẽ
đóng góp một phần nhỏ công sức của mình giúp đồng nghiệp nắm thêm một số dạng
lỗi dùng từ phổ biến của học sinh Tiểu học và biện pháp khắc phục với mục đích cuối
cùng là giúp các em biết dùng từ làm sao cho mỗi câu văn, đoạn văn, bài văn các em
viết ra chứa đựng nhiều nội dung tình cảm mà các em muốn gửi gắm, các em biết cách
dùng từ chắc, súc tích, giàu hình ảnh.

III. 2. Kiến nghị:
Dạy các em biết cách dùng từ đúng khi viết một đoạn văn, bài văn hay . Để đạt được
điều đó cần:
*Đối với học sinh: Các em cần thường xuyên trau dồi ngôn ngữ của mình. Là người
dân tộc thiểu số càng phải thường xuyên sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày,
có như vậy vốn từ của các em mới phong phú. Đọc sách báo hằng ngày, tìm tòi các
dạng bài tập về sử dụng vốn từ và mở rộng vốn từ để làm.Rèn kĩ năng tự học cho bản
thân.
*Đối với giáo viên: Không ngừng học hỏi tích lũy kinh nghiệm từ đồng nghiệp, từ
thông tin sách vở, và từ chính học sinh

10


Nắm chắc nội dung chương trình, dạy sát đối tượng học sinh, lựa chọn phương pháp
hình thức tổ chức phù hợp với mỗi dạng bài.
Đặc biệt phải tâm huyết với nghề, luôn đặt học sinh là trung tâm, có trách nhiệm với
việc học của học sinhvaf bài dạy của mình
*Đối với nhà trường và các cấp quản lí:
Thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao vai trò của tổ chuyên môn
trong việc tổ chức và triển khai các hoạt động chuyên môn
Nhà trường cần tạo điều kiện cơ sở vật chất để giáo viên và học sinh có thể học tập và
nâng cao kiến thức.
Tạo điều kiện để giáo viên nâng cao tay nghề qua việc cung cấp sách báo tham khảo,
trang thiết phục vụ chuyên môn.

11




×