Tải bản đầy đủ (.ppt) (15 trang)

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NỀN VĂN HÓA TRONG GIAO TIẾP KINH DOANH CỦA NGƯỜI ẤN ĐỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 15 trang )

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NỀN VĂN HÓA
TRONG GIAO TIẾP KINH DOANH CỦA
NGƯỜI ẤN ĐỘ



Nhóm 1:
Mai Thị Hồng Nhung



Nguyễn Thị Thanh Xuân



Nguyễn Thị Kim Ngân



Nguyễn Đặng Thu Trang



Lớp: 43K08.3


I. Sơ lược về Ấn Độ:

01

ốv


s
n


iệ
d
à

n

tích

02
03



óa
h
n

04

Nằm ở Nam Á, chiếm hầu hết bán
đảo Ấn Độ, có ranh giới với Pakistan,
Trung Quốc, Myanma, Bangladesh,
Nepal, Bhutan và Afghanistan.
Ấn Độ là nước đông dân thứ nhì
trên thế giới, với trên 1,33 tỉ người,
và đồng thời lớn thứ bảy về diện

tích là 3,280,483 km.
-Gồm nhiều loại địa hình khác
nhau như : núi cao ,sa mạc,đồng
bằng ,rừng mưa nhiệt đới, đồi và
cao nguyên.
Ấn Độ có một di sản văn hóa phong phú
và đặc trưng.


- Tôn Giáo: Khoảng 80% người Ấn Độ theo đạo Hindu, 13% người Hồi giáo, Sikh,
Thiên chúa giáo, Jain, Parsi và Phật giáo dân tộc thiểu số.Người dân Ấn Độ rất
thích được vẽ hính xăm lên cơ thể.
- Ngôn ngữ:
+Tiếng Hin-ddi là ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ, và được sử dụng khoảng
40% dân số Ấn Độ .
+Tiếng Anh cũng được ghi nhận trong hiến pháp cho một loạt các mục đích
chính thức.
+ Ngoài ra, còn một số ngôn ngữ khác.


Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của
Ấn Độ.
Trong văn hóa giao tiếp người Ấn Độ, họ thường
chỉ bắt tay nhau khi chào hỏi nhưng không quá
chặt. Ngoài ra người Ấn Độ còn có một nghi thức
chào hỏi truyền thống là bạn chắp hai tay, để dưới
cằm, mỉm cười, đầu hơi cúi nhẹ và nói “Namaste”
(thân mật) hoặc “Namaskar”.
Về giới thiệu bản thân:
+ Người Hindu truyền thống không có họ.

+ Tên của những người Hồi giáo
thường có nguồn gốc từ A-Rập. Thông thường,
tên của phụ nữ Hồi giáo thường bắt đầu bằng tên
+ "binti" ("daughter of") + tên của cha.
+ Trước tên của người Sikh Ấn Độ
thường thêm "Singh"đối với nam giới, "Kaur" đối
với nữ giới. Không được giới thiệu bản thân với
một phụ nữ đang đi trên đường một mình.

Về xã hội:
Xã hội Ấn Độ không hoàn toàn
đồng nhất.
Xã hội Ấn Độ được phân làm 4
đẳng cấp chính.
Nền kinh tế hơi hướng công
nghiệp, dịch vụ.
Về chính trị:
Ấn Độ được xem là nền dân chủ
đông dân nhất thế giới. Đây là một
nước Cộng hòa nghị viện với một
hệ thống đa đảng.
Chính trị của Ấn Độ diễn ra trong
khuôn khổ hiến pháp của nó
Ấn Độ tuân theo hệ thống chính trị
kéo, tức là một chính phủ kép bao
gồm cơ quan trung ương ở trung
tâm và các tiêu bang ở ngoại vi.


2. Văn hóa giao tiếp hằng

ngày:

Trang phục:

Trang phục dân dã gồm Sari truyền thống cho
phụ nữ và Dhoti truyền thống cho nam giới.
Ẩm thực:
+ Đối với người Ấn, gia vị được xem là
yếu tố cực kì quan trọng để tạo ra món ăn ngon.
+ Gà, dê, cừu và các loại thuỷ hải sản là
loại thức ăn thông dụng nhất.
+ Cơm là món ăn chính trong bữa ăn của
người Ấn. Tuy nhiên, khác với cách nấu của
người Việt, người Ấn lấy gạo xào với dầu hay bơ
trước, sau đó mới cho nước vào nấu. Khi cơm
gần chín, cho nhiều hương liệu khác như tiêu, hạt
cumin, quế… Bên cạnh món cơm chiên còn có
cơm nấu với cá, thịt gà, rau củ.
+ Nước sữa và nghệ tây là một trong
những thức uống phổ biến nhất.


2. Văn hóa giao tiếp hằng
Cách
ăn uống, mời:
ngày:
+ Người Ấn Độ thường ăn bằng tay khi ở trong gia đình.
Khi đi ăn tiệc với bạn bè, họ thường dùng dao, thìa, dĩa để ăn.
+ Người Ấn Độ rất thân thiện và trong việc mời nhau đi dự
tiệc riêng tư thường được coi là biểu hiện của mối quan hệ đối

tác tốt đẹp và không đươc từ chối những lời mời như vậy.
+ Bữa ăn thường rất muộn, sau các thủ tục và nghi lễ đón
tiếp cầu kỳ và kéo dài, vì thế không nên để bụng đói đến dự
tiệc. Đồ uống rất được ưa chuộng ở Ấn Độ, đặc biệt là bia, gin
tonic và whisky. Trong bữa ăn không dùng đồ có rượu. Sau món
tráng miệng là thời điểm phải cáo từ ra về, ở lại lâu hơn bị coi
là thiếu lịch sự.
Trả lời: Không phải cứ trả lời “Vâng” có nghĩa là đồng ý.
“Vâng” cũng có thể có nghĩa là “Tôi không biết”. Thậm chí nếu
nói “vâng, nhưng nó có thể có chút khó khăn” - biểu hiện ngần
ngại thì còn có thể bao hàm ý “Không”. Để tránh hiểu nhầm,
bạn không nên đặt những câu hỏi để có thể trả lời hoặc phải trả
lời với “Có” hoặc “Không”.


2. Văn hóa giao tiếp hằng ngày:
Quà tặng:
Khi bạn muốn tặng quà cho đối tác của mình, thì giấy gói quà không được là màu trắng hay màu
đen vì người Ấn Độ tin rằng những màu này hay mang lại điều không may. Những màu theo họ sẽ
mang lại may mắn là màu đỏ, xanh lá, và màu vàng.
Bạn không nên mở quà trước sự có mặt của người tặng.
Người Ấn Độ thích nhận được các món quà như hoa, sôcôla, nước hoa hay những đồ điện nhỏ,
tránh những quà tặng có liên quan đên các quan niệm tôn giáo hay đạo đức của họ.


2. Văn hóa giao tiếp hằng
ngày:

Thời gian:


+ Người Ấn rất xem trọng sự đúng giờ trong các cuộc hẹn. Tuy nhiên, hiện nay điều này vẫn có thể được điều
chỉnh linh hoạt - việc hẹn lại lịch là một việc cũng khá phổ biến ở đây. Những cuộc hẹn vào giữa trưa khá phổ
biến ở Ấn Độ.
+ Giờ làm việc bắt đầu vào lúc 9h30 sáng và kết thúc lúc 5h chiều, từ thứ Hai đến thứ Sáu. Nhiều nơi còn bắt đầu
làm việc vào 10h30 và làm việc liên tục 8 giờ không nghỉ trưa. Nhưng khi đã đến giờ nghỉ, nhất định họ không
làm nữa, cho dù việc đó là nhẹ nhàng và thu nhập cao đi chăng nữa – câu trả lời của họ sẽ là – đã đến giờ nghỉ.
Cách ứng xử :
+ Không nên để ví ở túi sau.
+ Không nên chỉ tay vì điều này được xem là không được lịch sự.
+ Không nên huýt sáo nơi công cộng.
+

Không nên chỉ chân vào người khác bởi vì bàn chân được xem là không được sạch sẽ.

Phê phán:
Không phải người Ấn Độ không chấp nhận bị phê phán
mà họ chỉ không bao giờ phê phán trực diện thôi. Ai
không hài lòng thì tốt hơn là nên hỏi đối tác xem có cách
nào khác không. Từ chối hay bác bỏ thẳng thừng cũng bị
coi là thiếu lịch sự - tương xứng gần bằng một cái bạt tai.


3. Văn hóa giao tiếp trong kinh
Các
quy tắc giao tiếp trong kinh doanh ở Ấn Độ tương tự như hầu hết các nước ở Tây
doanh:
Âu.
Trang phục:
Các


lãnh đạo trong các công ty ở Ấn Độ thường mặc véc. Tuy nhiên, do điều kiện thời
tiết nên họ có thể mặc những trang phục đơn giản hơn.
Dù

người Ấn Độ nhiều khi xuất hiện với áo cộc tay và không thắt cravat, nhưng người
Ấn Độ lại mong chờ đối tác của họ ăn vận lịch sự.
Tránh

Ấn Độ.

mang những món hàng làm từ da thuộc vì bò được xem là con vật linh thiêng ở

Thời gian: Đúng giờ dự kiến. Tính linh hoạt là tối quan trọng. Trách nhiệm gia đình
được ưu tiên hơn kinh doanh nên đối tác có thể hủy bỏ phút cuối cùng khi làm kinh
doanh.
Ngôn ngữ:
Mỗi

tiểu bang khác nhau ở Ấn Độ đều có ngôn ngữ chính thức khác nhau. Chính
quyền trung ương chỉ công nhận tiếng Hindi là ngôn ngữ chính 9 thức của Ấn Độ.
Tuy

nhiên, khi kinh doanh tại Ấn Độ, tiếng Anh là ngôn ngữ của thương mại quốc tế.



3. Văn hóa giao tiếp trong kinh
doanh:
Hệ thống phân cấp:


Tất cả các ảnh hưởng văn hóa đều tác động đến hầu hết các nền văn hóa kinh doanh Ấn Độ, hệ thống
phân cấp đóng một vai trò quan trọng. Với nguồn gốc từ Ấn Độ giáo và hệ thống giai cấp, xã hội Ấn Độ
hoạt động trong khuôn khổ của hệ thống phân cấp chặt chẽ xác định vai trò của người dân, tình trạng và
trật tự xã hội.
Gặp gỡ và chúc mừng:
+ Có một sự khác biệt về văn hóa điểm hình trong các bộ ngành của chính phủ và các tổ chức thương
mại. . Tuy nhiên tại các phòng ban của chính phủ, thông thường bạn phải hẹn lại hoặc phải chờ trong
nhiều giờ đồng hồ trước khi gặp được người cần gặp. Và chuẩn bị sẵn sàng cho những sự thay đổi trong
phút chót về thời gian và địa điểm gặp, nên để lại thông tin liên lạc cho thư ký của người hẹn gặp để nếu
có sự cố thay đổi thì người ta sẽ thông báo cho bạn.
+ Mặc dù theo như phong tục ở Ấn Độ thì mọi người có thể bắt tay nam giới khi bắt đầu cuộc họp,
nhưng với phụ nữ thì nên tránh điều này, chỉ khi người phụ nữ chủ động mời bắt tay thì mới nên thực
hiện nghi thức này với họ
+ Vd: Trong cuộc họp, nên xưng hô với các đối tác Ấn Độ bằng các chức danh của họ như “ Professor
X”, “Mr X” hay “Ms.X” kèm theo họ chứ không phải tên riêng.
+ Danh thiếp nên được đưa ra ngay từ đầu cuộc họp, phải dùng tay phải để trao danh thiếp, tay trái sẽ
bị coi là “ không sạch sẽ”. Chức danh trên danh thiếp rất quan trọng, nếu trên đó không ghi ít nhất là “
Phó Chủ tịch” hay “Giám đốc” thì thường không được coi trọng.


3. Văn hóa giao tiếp
trong kinh doanh:
Các cuộc họp và đàm phán:
+ Các cuộc họp nên được sắp xếp từ trước và nên được thực hiện bằng văn bản và xác
nhận qua điện thoại. Tránh các cuộc họp gần hoặc ngày lễ quốc gia như ngày độc lập, lễ
hội Diwali, tránh cái nóng bằng cách lên lịch giữa tháng Mười và tháng Ba.
+ Các cuộc đàm phán thường bắt đầu những chuyện ngoài lề, uốn chè, café. Lòng mến
khách đóng một vai trò quan trọng trong công việc. Đây là 1 phần của quá trình tìm
hiểu dối tác, tránh nói về vấn đề các nhân. Khi đàm phán không được đối đầu hoặc mặc
mẽ, những lời chỉ trích và bất đồng phải được thể hiện chỉ với ngôn ngữ ngoại giao hay

nhất, lắng nghe cẩn thận và đưa ra câu trả lời phù hợp nhất.
+ Khi đàm phán, không nên sa vào các vấn đề về luật. Trong suốt quá trình đàm phán,
trao đổi với những người bạn là một phần quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ.
+ Khi được mời, người Ấn thường từ chối trong lần đầu tiên.
+ Tuy nhiên, sẽ đồng ý trong lần được mời thứ hai hoặc thứ ba.


II. Việt Nam với Ấn Độ về giao
tiếp trong kinh doanh:


Ấn Độ tuy là nước nghèo nhưng những doanh
nhân của họ thì lại rất giàu. Nếu tính những người
giàu nhất châu Á thì chắc đa phần là người Ấn Độ.



Về quan hệ kinh tế Việt Nam-Ấn Độ, Đại sứ
Nguyễn Thanh Tân cho biết kim ngạch thương
mại song phương năm ngoái đã lên tới 6,2 tỷ USD



Ấn Độ và Việt Nam cũng nhấn mạnh rằng tăng
cường sự tham gia kinh tế song phương là một
mục tiêu chiến lược



Hoan nghênh việc thực hiện có hiệu quả Hiệp định

Thương mại Hàng hóa Ấn Độ - ASEAN và kết
thúc Hiệp định Thương mại và Dịch vụ Ấn Độ ASEAN (AITGA). Họ cũng kêu gọi hợp tác chặt
chẽ để thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn
diện Khu vực (RCEP).



Thủ tướng Việt Nam cũng kêu gọi các nhà lãnh
đạo kinh doanh và công nghiệp khám phá những
cơ hội kinh doanh mới trong lĩnh vực hợp tác ưu
tiên: hydrocarbon, phát điện, năng lượng tái tạo,
cơ sở hạ tầng, du lịch, dệt may, giày dép, y tế và
dược phẩm, ICT, điện tử, nông nghiệp, nông
nghiệp sản phẩm, hóa chất, máy công cụ và các
ngành công nghiệp hỗ trợ khác.


Kết luận:


Ấn Độ có một di sản văn hóa phong phú và đặc trưng nhất, và họ luôn tìm cách giữ gìn những truyền thống
của minh trong suốt thời kì lịch sử.



Trong quá trình giao tiếp, nếu biết sử dụng hiệu quả nó sẽ trở thành một vũ khí sắc bén dẫn tới sự thành công.
Trong giao thương cũng vậy, khi giao thương với các quốc gia trong hay ngoài khu vực thì đòi hỏi người doanh
nhân phải tìm hiểu và hiểu rõ được văn hóa giao tiếp của tất cả những quốc gia đó để có thể đưa ra kế hoạch
cũng như chiến lược hiệu quả vì mỗi quốc gia đều có nền văn hóa riêng, văn hóa sẽ ảnh hưởng đến quá trình
giao tiếp cũng như giao thương Thiếu biết về văn hóa của đối tác sẽ dẫn đến hiểu nhầm, bối rối và lúng túng

trong cách cư xử



Trong quá trình hội nhập, mở ra nhiều cơ hội giao lưu hợp tác quốc tế, việc thông hiểu về văn hóa cũng như
đặc điểm về phương thức giao tiếp trong việc giao thương sẽ là nhân tố cho sự thành công của một đất nước
đang phát triển như Việt Nam.




×